Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 7

Tại sao ta lại quên mất mình mơ thấy gì sau khi tỉnh dậy?

Nếu sáng bạn tỉnh dậy mà cảm thấy thất vọng vì lại một lần nữa không thể nhớ ra đêm qua mình
đã mơ thấy gì, bạn sẽ tự hỏi: Tại sao mình không thể nhớ được mình mơ gì nhỉ? Hãy cùng tìm
hiểu về bản chất của giấc mơ, sự liên đới giữa những giấc mơ sống động và giấc ngủ mắt
chuyển động nhanh (REM), các dạng giấc ngủ và giấc mơ thường gặp, những yếu tố cản trở bạn
nhớ lại giấc mơ như bệnh ngưng thở lúc ngủ chưa được chữa trị, và học cách nhớ lại giấc mơ tốt
hơn.

If you wake in the morning feeling disappointed that you again don’t recall any dreams that you
had overnight, you might question: Why can’t I remember my dreams? Learn about the nature
of dreams, the association of vivid dreams with rapid eye movement (REM) sleep, normal sleep
patterns and the pattern of dreaming, triggers of dream recall like untreated sleep apnea, and
how you might learn to better remember your dreams.

Giấc mơ là gì? What Is a Dream?


Hầu hết trong đời, mọi người đều từng
mơ; thậm chí người mù cũng mơ. Tần
suất nhớ lại được giấc mơ có thể khác
nhau tùy người hoặc thậm chí phai mờ
dần theo từng thời điểm khác nhau trong đời. Giấc mơ là một chuỗi các suy nghĩ, hình ảnh, hoặc
cảm giác xuất hiện trong tâm trí khi ngủ. Đây là một chức năng của não bộ. Mơ xuất hiện khi
một số khu vực nhất định của não được kích hoạt qua các chuỗi xung điện và hoạt động của các
chất hóa học.

Nearly everyone has had a dream at some point in life; even blind people are known to dream.
The frequency of dream recall may vary or even fade at points in one’s life. A dream is a series
of thoughts, images, or sensations that occur in the mind during sleep. It is a function of the
brain. Dreaming may occur as specific regions of the brain are activated through sequenced
electrical patterns and chemical activity.
Giấc mơ sống động – như kiểu một bộ phim mà trong đó bạn là diễn viên chính vậy – có liên
quan đến giấc ngủ REM. Giai đoạn này của giấc ngủ được phát hiện ra lần đầu tiên bởi TS. BS.
William Dement, ông được coi là cha đẻ của ngành y khoa chuyên về giấc ngủ. Chuyển động
mắt nhanh (REM) gây ra bởi hoạt động cao độ trong não bộ. Trong thực tế, năng lượng (và
lượng glucose) não bộ sử dụng trong trạng thái REM cũng nhiều như lúc tỉnh. Các cơ kiểm soát
chuyển động mắt hoạt động, tương tự, cơ hoành chịu trách nhiệm duy trì hơi thở.

Vivid dreams—like a movie that occurs with you as the actor—are associated with rapid eye
movement (REM) sleep. This state of sleep was first discovered by William Dement, MD, PhD,
considered the father of sleep medicine. REM is associated with intense activity within the
brain. In fact, the brain uses as much energy (and glucose) in REM as it does during
wakefulness. The muscles controlling the eyes are active, as is the diaphragm that is responsible
for preserving breathing.

Toàn bộ các cơ xương lớn của cơ thể bị làm tê liệt trong trạng thái này. Điều này giúp ngăn
ngừa giấc mơ bộc phát ra bên ngoài (và những điều bất thường xảy ra trong quy trình này chính
là nguyên nhân gây ra chứng bóng đè và Rối loạn hành vi giấc ngủ REM). The rest of the
body’s major skeletal muscles are paralyzed during this state. This prevents the acting out of
dreams from occurring (and abnormalities of its regulation account for both sleep paralysis and
REM sleep behavior disorder).

Lý do chính xác của giấc mơ vẫn đang được tìm hiểu. Dường như giấc mơ đóng một vai trò
quan trọng trong quá trình củng cố trí nhớ, giúp xóa bỏ những trải nghiệm không mấy liên quan
đã xảy ra trong ngày. The exact purpose of dreaming is still being examined. It seems to have an
important role in memory consolidation, including the elimination of irrelevant daytime
experiences.

Nó cũng đóng vai trò quan trọng đối với quá trình học tập và giải quyết vấn đề. It also is
important to learning and problem solving.

Có một điều gây tò mò ở đây là người ta có thể trải nghiệm những giấc mơ rời rạc trong giấc
ngủ mắt không chuyển động nhanh (non-REM). Bao gồm các giai đoạn ngủ nông hơn (gọi là
Giai đoạn 1 và Giai đoạn 2) và giấc ngủ có sóng não chậm (gọi là Giai đoạn 3). Người ta tin
rằng nội dung của giấc mơ non-REM đơn điệu hơn rất nhiều. Nó có thể chỉ là một hình ảnh, một
ý tưởng hay một khái niệm tĩnh hơn. Nếu những giấc mơ trong giai đoạn REM là một cuốn
phim thì giấc mơ non-REM có thể chỉ là một bức hình.

Curiously, it is possible to experience fragmentary dreams in non-REM sleep. This includes the
lighter stages of sleep (called stage 1 and stage 2) and slow-wave sleep (called stage 3). It is
believed that the dream content of non-REM is more simplistic. It may be the dream of an
image, an idea, or concept that is more static. If REM-related dreams are a movie, non-REM
dreams may be likened to a photograph.
Bản chất của giấc mơ và ý nghĩa cụ thể của chúng đã là một chủ đề thu hút sự quan tâm trong
suốt cả thiên niên kỷ nay. Nhà thần kinh học nổi tiếng cũng là cha đẻ của phân tâm học, BS.
Sigmund Freud là người khám phá chủ đề này trong công trình mang tính tầm cỡ năm 1900 có
tên Giải mã giấc mơ. Không có bằng chứng đồng thuận chung nào về khoa học cho việc giải
mã nội dung giấc mơ; vậy nên nhận xét hay tiếp thu ý nghĩa giấc mơ có thể chỉ phù hợp nhất khi
từng cá nhân tự luyện tập.

The nature of dreams, and their specific meaning, has been a subject of interest for millennia.
The famous neurologist and founder of psychoanalysis, Sigmund Freud, MD, famously explored
the topic in his seminal work from 1900 called The Interpretation of Dreams. There is no
consensus on the scientific basis for the interpretation of dream content; reflection and
derivation of meaning may be best reserved as a personal exercise.
Dạng thức giấc mơ bình thường trong khi ngủ. The Normal Patterns of Dreaming in Sleep
Mơ là bình thường, mà không thể nhớ ra giấc mơ mình mơ cũng không có gì lạ. Trạng thái
trong mơ có thể được xác định bằng những thông số đo lường theo chẩn đoán bằng đa ký giấc
ngủ, là việc ghi lại điện não đồ (EEG), điện nhãn đồ (EOG), và điện cơ đồ (EMG).

It is normal to dream, but it is common to not recall the dreams that occur. The dreaming state
can be identified by measurements made as part of a diagnostic polysomnogram, including
recording of the electroencephalogram (EEG), the electrooculogram (EOG), and the
electromyogram (EMG).
Các dấu hiệu chỉ báo giấc ngủ REM bao gồm: một não bộ trong trạng thái hoạt động, chuyển
động mắt nhanh, và tạm thời mất trương lực cơ.

The tell-tale signs of REM sleep include an active brain, rapid eye movements, and a transient
loss of muscle tone.
Giấc ngủ REM xuất hiện vào nhiều khoảng thời gian trong suốt đêm. Giai đoạn đầu của REM
có thể từ 90 đến 120 phút lúc nửa đêm. Nếu xuất hiện sớm, ngắn hơn 15 phút, thì nó có thể là
dấu hiệu của chứng ngủ rũ. Các giai đoạn REM sẽ kéo dài hơn lúc về sáng. Kết quả là, 1/3 thời
gian cuối của đêm có thể chủ yếu là giấc ngủ REM. Thường thì con người ta thường thức dậy
vào buổi sáng sau khi kết thúc giai đoạn cuối cùng của REM.
REM sleep occurs at intervals throughout the night. The first period of REM may be noted 90 to
120 minutes into the night. If it occurs early, in less than 15 minutes, this may be a sign of
narcolepsy. REM periods become more prolonged towards morning. As a result, the last third
of the night may include mostly REM sleep. It is common to wake in the morning out of the last
period of REM.
Vì con người ta không nhớ lại được nên giấc mơ trong giấc ngủ REM có khả năng cao là chũng
sẽ vẫn xuất hiện trở lại. Just because they are not recalled, the dreams associated with REM
sleep are likely still occurring.

Sẽ có thể có sự biến thiên nhất định theo từng đêm. Vậy cái gì sẽ chịu trách nhiệm cho việc ta
không thể nhớ ra mình đã mơ gì? There may be variability night to night and across the
lifespan. What accounts for the lack of dream recall?

Tại sao ta lại quên đi giấc mơ. Why Dreams May Be Forgotten

Có một số cách giải thích cho việc không nhớ


ra mình mơ gì. Đầu tiên, có thể là giấc ngủ
REM không xuất hiện (hoặc ít nhất là không
xuất hiện nhiều như lúc thường). Một số thuốc
điều trị có thể làm hạn chế xuất hiện giấc ngủ
REM. Đặc biệt là thuốc chống trầm cảm dường
như có ảnh hưởng mạnh mẽ lên việc trì hoãn xuất hiện hoặc giảm thiểu lượng giấc ngủ REM.
Chất có cồn cũng có thể làm cản trở giấc ngủ REM, ít nhất là trong thời gian thuốc còn tác
dụng.

There are a few possible explanations for dreams that cannot be remembered. First, it is
possible that REM sleep is not occurring (or at least not occurring as much as normal).
Medications may suppress REM sleep. In particular, antidepressants seem to have a powerful
influence by delaying the onset or reducing the amount of REM sleep. Alcohol may also act as a
REM sleep suppressant, at least until it wears off.
Nếu giấc ngủ REM xuất hiện thì ta có thể sẽ không thể nhớ lại những giấc mơ sống động gắn
liền với giấc ngủ này. Nếu xuất hiện sự chuyển tiếp từ giấc ngủ REM sang giai đoạn khác của
giấc ngủ (thường gặp nhất là giai đoạn 1 hoặc 2), trước khi lấy lại ý thức đầy đủ, thì giấc mơ có
thể bị quên đi.
If REM sleep is occurring, the vivid dreams that are associated with it may not be recalled. If
there is a transition from REM sleep to another state of sleep (most often stage 1 or stage 2),
prior to recovering consciousness, the dreams may be forgotten.
Theo lẽ thường, giấc mơ sẽ phai mờ nhanh chóng sau khi tỉnh dậy. Các sóng điện và những chất
hóa học hình thành trải nghiệm về giấc mơ có thể biến mất khi ta tỉnh dậy, như kiểu một tin
nhắn được viết trên một tấm gương phủ sương biến mất dần khi hơi sương bay đi. Ta vẫn có thể
nhớ lại một số chi tiết của giấc mơ vào ngày hôm sau nhưng có lẽ chỉ khi nó bị khơi dậy bởi
một trải nghiệm nào đó làm kích hoạt trở lại vùng nhất định nào đó trong não bộ mà đêm qua đã
tạo ra giấc mơ này.

As a general rule, dreams fade quickly after waking. The electrical signals and chemical
signatures that constitute the experience of the dream may disappear as wakefulness ensues,
like a message written on a fogged mirror that vanishes as the steam evaporates. It is possible
for elements of the dream to be recalled later in the day, perhaps triggered by an experience
that reactivates the same area of the brain that created the dream overnight.
Những giấc mơ đặc biệt đáng nhớ có thể tạo ra một ấn tượng kéo dài đến nhiều thập kỷ. Kể lại
giấc mơ với người khác có thể giúp ổn định trí nhớ. Giấc mơ (hay ác mộng) có liên quan đến
những cảm xúc sâu đậm như nỗi sợ hãi có thể cũng sẽ kẹt lại trong tâm trí. Hạch hạnh nhân là
một khu vực trong não có thể giúp khơi dậy những giấc mơ chất đầy cảm xúc này.

Particularly memorable dreams may create an impression that persists for decades. Recounting
the dream to another person may help to stabilize the memory. Dreams (or nightmares) that are
associated with intense emotions, including fear, may also stick in the mind. The amygdala is an
area of the brain that may help to elicit these emotion-laden dreams.
Hạch hạnh nhân.
Khả năng là ta sẽ nhớ được nhiều hơn những giấc
mơ nếu trạng thái ngủ REM bị phá vỡ. Đồng hồ
báo thức luôn “khét tiếng” là cái làm gián đoạn
giấc ngủ REM vào buổi sáng. Ta vẫn có thể ngủ
lại và đi vào lại nhiều lần cùng một trải nghiệm
giấc mơ lặp đi lặp lại.

It is more likely that dreams will be remembered if


the state of REM sleep is fragmented. Alarm clocks
notoriously interrupt REM sleep towards
morning. It is possible to fall back asleep and to re-enter the same dream experience
repeatedly.

Các rối loạn giấc ngủ có thể gây ảnh hưởng lên khả năng nhớ lại giấc mơ. Chứng ngưng thở lúc
ngủ không được điều trị có thể góp phần gây phá vỡ giấc ngủ REM khi việc thở khó xuất hiện
do cơ đường dẫn khí không được thư giãn. Đối với một số người, điều này có thể làm tăng khả
năng nhớ lại giấc mơ (bao gồm những giấc mơ mình bị đuối nước hay ngạt thở). Chứng ngưng
thở lúc ngủ có thể cũng dẫn đến thiếu hụt giấc ngủ REM và điều trị bằng máy CPAP (Máy áp
lực dương liên tục) có thể gây ra phản ứng giấc ngủ REM dội ngược. Người mắc chứng ngủ rũ
cũng trải qua những tình trạng chuyển tiếp giấc ngủ bất chợt, góp phần tác động vào khả năng
nhớ lại giấc mơ, ảo giác liên quan đến giấc ngủ, và bóng đè. Thói quen ngủ không tốt, căng
thẳng, và các bệnh lý tâm thần có thể cũng làm phá vỡ giấc ngủ và làm tăng hiện tượng mơ và
nhớ lại giấc mơ.

Sleep disorders may impact dream recall. Untreated obstructive sleep apnea may also
contribute to fragmented REM sleep as disturbed breathing occurs due to relaxation of the
airway muscles. For some, this may lead to increased dream recall (including dreams of
drowning or suffocation). Sleep apnea may likewise lead to REM sleep deprivation and effective
CPAP therapy may cause a profound rebound of REM sleep. People with narcolepsy also
experience sudden sleep transitions that contribute to dream recall, sleep-related
hallucinations, and sleep paralysis. Poor sleep habits, stress, and psychiatric conditions may
also fragment sleep and increase dreaming and recall.

Cách giúp nhớ được giấc mơ tốt hơn. Ways


to Better Remember Dreams
Nếu bạn quan tâm đến cải thiện khả năng nhớ
lại giấc mơ thì hãy cân nhắc thực hiện một thay
đổi nhỏ: ghi chép lại giấc mơ. Bằng cách để
một mảnh giấy và cây bút (hoặc có thể là sổ ghi
chép hoặc sổ tay trắng) trên bàn đầu giường,
bạn sẽ dễ dàng ghi lại giấc mơ ngay khi tỉnh, trước khi chúng có cơ hội phai nhòa. Cách này có
thể giúp hỗ trợ bạn nhớ lại giấc mơ. Nếu buổi sáng hôm sau bạn có thể hiểu được những đoạn
ghi chú vội đó thì bạn có thể nghiệm ra ý nghĩa của những giấc mơ của mình.
If you are interested in improving your dream recall, consider a simple change: keep a dream
journal. By keeping a pen and a piece of paper (or perhaps a legal pad or blank notebook) on
the nightstand next to the bed, it becomes easy to quickly record dreams immediately upon
awakening, before they have had a chance to fade. This may encourage improvements in dream
recall. If the scribbled notes can be interpreted later in the morning, it may be possible to reflect
on the meaning of the dreams.

Kết luận. A Word From Verywell


Giấc mơ là một phần thú vị của giấc ngủ và đời
sống sẽ luôn được mở rộng bởi trải nghiệm phong
phú từ những hiện tượng này. Mặc dù bạn có thể
cảm thấy bực bội vì không thể nhớ ra giấc mơ của
mình nhưng đảm bảo rằng trạng thái này của giấc
ngủ vẫn sẽ luôn xuất hiện. Những lợi ích thu được
từ quá trình xử lý ký ức để học tập và giải quyết vấn đề có khả năng cao là xuất hiện ngay dưới
bề mặt của nhận thức. Trước khi ngủ, hãy tưởng tượng một thế giới bạn muốn, và có thể nõ sẽ
đến với bạn khi màn đêm buông xuống.

Dreams are a fascinating part of sleep and life is enhanced by an enriched experience of these
phenomena. Though you may feel distressed by not remembering dreams, rest assured that this
state of sleep is likely still occurring. The benefits yielded, from memory processing to learning
and problem solving, are likely just below the surface of awareness. As you fall asleep, imagine
a world that might be, and it may come to you in the night.
Tham khảo. Sources:
Dement, W and Kleitman, N. “The relation of eye movements during sleep to dream activity: An
objective method for the study of dreaming.” Journal of Experimental Psychology. 1957 May;
53(5):339-346.
Freud, S. The Interpretation of Dreams. Translated by James Strachey. Basic Books, Inc., 1955.
Nguồn: https://www.verywellmind.com/why-cant-i-remember-my-dreams-4144687

You might also like