PLDC 01 03

You might also like

Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 13

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU..............................................................................................................2
NỘI DUNG...........................................................................................................3
1. Phân loại đất nông nghiệp theo Luật Đất đai 2013...........................................3
2. Cơ sở pháp lý về chế độ sử dụng đất nông nghiệp...........................................3
3. Nội dung chế độ sử dụng đất nông nghiệp theo quy định pháp luật hiện hành3
3.1. Chế độ sử dụng đất nông nghiệp hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư sử
dụng......................................................................................................................4
3.1.1 Hình thức sử dụng đất nông nghiệp của hộ gia đình, cá nhân.....................4
3.1.2 Chế độ sử dụng đất nông nghiệp của hộ gia đình, cá nhân.........................4
3.1.3 Chế độ sử dụng đất nông nghiệp của cộng đồng dân cư.............................5
3.2 Chế độ sử dụng đất nông nghiệp vào mục đích công ích...............................5
3.2.1 Quỹ đất nông nghiệp sử dụng vào mục đích công ích.................................5
3.2.2 Mục đích sử dụng quỹ đất nông nghiệp sử dụng vào mục đích công ích....6
3.3 Chế độ sử dụng đất nông nghiệp do tổ chức, người Việt Nam định cư ở nước
ngoài, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài sử dụng......................................7
4. Thực trạng sử dụng đất nông nghiệp của Việt Nam hiện nay...........................9
KẾT LUẬN........................................................................................................12
TÀI LIỆU THAM KHẢO..................................................................................13
MỞ ĐẦU
Đất đai là một loại tư liệu sản xuất chủ yếu của mọi hình thái kinh tế - xã
hội. Nói đến đất đai là nói đến không gian sống và là đối tượng khai thác (các
khoáng sản), sản xuất vật chất cơ bản con người. Từ khi xã hội loài người biết ý
thức đến vấn đề sản xuất ra của cải vật chất để tự nuôi sống mình, tiến tới trao
đổi hàng hóa và phát triển đến nền kinh tế hiện đại ngày nay, thì đất đai vẫn
luôn là tư liệu sản xuất chủ yếu nhất. Đất đai luôn hiện hữu và đóng vai trò quan
trọng trong mọi lĩnh vực kinh tế, nhưng quan trọng nhất, cơ bản nhất là lĩnh vực
nông nghiệp - lĩnh vực kinh tế đầu tiên của con người và là lĩnh vực sản xuất vật
chất cơ bản để nuôi sống xã hội loài người. Qua đó, chúng ta thấy đất đai có vai
trò to lớn đến mọi lĩnh vực kinh tế, mà trực tiếp nhất là lĩnh vực sản xuất nông
nghiệp. Bởi vậy, đất nông nghiệp là tài sản quý giá nhất, nguồn lực quyết định
để người nông dân tồn tại và phát triển trong nền kinh tế thị trường hiện nay.
Trong nhiều năm, Đảng và Nhà nước Việt Nam ta đã có những nỗ lực hỗ trợ
nông dân tiếp cận quyền sử dụng đất đai. Tuy nhiên, cho đến nay, chế độ sử
dụng đất nông nghiệp và vấn đề bảo hộ nông dân giữ quyền sử dụng đất cả với
tư cách tư liệu sản xuất, lẫn tư cách tài sản đang tồn đọng nhiều vấn đề. Xuất
phát từ thực trạng nêu trên, là cơ sở để em chọn đề tài: “Tìm hiểu về chế độ sử
dụng đất nông nghiệp theo quy định pháp luật hiện hành”.
NỘI DUNG
1. Phân loại đất nông nghiệp theo Luật Đất đai 2013
Theo khoản 1 Điều 10 Luật Đất đai 2013, đất nông nghiệp bao gồm các
loại đất sau:
- Đất trồng cây hàng năm gồm đất trồng lúa và đất trồng cây hàng năm
khác;
- Đất trồng cây lâu năm;
- Đất rừng sản xuất;
- Đất rừng phòng hộ;
- Đất rừng đặc dụng;
- Đất nuôi trồng thủy sản;
- Đất làm muối;
- Đất nông nghiệp khác gồm:
+ Đất sử dụng để xây dựng nhà kính và các loại nhà khác phục vụ mục
đích trồng trọt, kể cả các hình thức trồng trọt không trực tiếp trên đất;
+ Đất xây dựng chuồng trại chăn nuôi gia súc, gia cầm và các loại động
vật khác được pháp luật cho phép;
+ Đất trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản cho mục đích học tập,
nghiên cứu thí nghiệm;
+ Đất ươm tạo cây giống, con giống và đất trồng hoa, cây cảnh.
2. Cơ sở pháp lý về chế độ sử dụng đất nông nghiệp
Luật đất đai 2013;
Nghị định 43/2014/NĐ-CP hướng dẫn thi hành Luật đất đai;
3. Nội dung chế độ sử dụng đất nông nghiệp theo quy định pháp luật
hiện hành
Theo quy định của pháp luật về đất đai thì đất nông nghiệp là một nhóm
bao gồm các loại đất được sử dụng vào các mục đích như: đất trồng cây hàng
năm, đất trồng cây lâu năm, đất nuôi trồng thủy sản, đất rừng sản xuất, đất rừng
đặc dụng, đất rừng phòng hộ và đất nông nghiệp khác.
Với mỗi loại đất trong nhóm đất nông nghiệp lại có một chế độ sử dụng
đất khác nhau.
3.1. Chế độ sử dụng đất nông nghiệp hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng
dân cư sử dụng
Điều 131 Luật đất đai 2013 quy định chế độ sử dụng đất nông nghiệp hộ
gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư sử dụng, cụ thể như sau:
3.1.1 Hình thức sử dụng đất nông nghiệp của hộ gia đình, cá nhân
Theo Khoản 1 Điều 131 hộ gia đình, cá nhân sử dụng sử dụng đất nông
nghiệp qua các hình thức:
 Nhà nước giao, cho thuê, công nhận quyền sử dụng đất nông
nghiệp;
 Thuê quyền sử dụng đất của tổ chức, hộ gia đình, cá nhân khác;
 Nhận chuyển đổi, nhận chuyển nhượng, nhận thừa kế, được tặng
cho quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật.
3.1.2 Chế độ sử dụng đất nông nghiệp của hộ gia đình, cá nhân
Theo Khoản 2 Điều 131, việc sử dụng đất nông nghiệp do Nhà nước
giao cho hộ gia đình, cá nhân được quy định như sau:
a) Hộ gia đình, cá nhân đã được Nhà nước giao đất trước ngày Luật này
có hiệu lực thi hành thì được tiếp tục sử dụng theo quy định của Luật này;
b) Đối với những địa phương chưa thực hiện việc giao đất cho hộ gia
đình, cá nhân theo quy định của pháp luật về đất đai thì Ủy ban nhân dân cấp xã
nơi có đất lập phương án giao đất và đề nghị Ủy ban nhân dân cấp huyện quyết
định giao đất;
c) Đối với những địa phương mà Ủy ban nhân dân các cấp đã hướng dẫn
hộ gia đình, cá nhân thương lượng điều chỉnh đất cho nhau trong quá trình thực
hiện các chính sách, pháp luật về đất đai trước ngày 15 tháng 10 năm 1993 và
đang sử dụng ổn định thì được tiếp tục sử dụng.
3.1.3 Chế độ sử dụng đất nông nghiệp của cộng đồng dân cư
Theo Khoản 3 Điều 131, đất nông nghiệp do cộng đồng dân cư sử dụng
được quy định như sau:
a) Cộng đồng dân cư được Nhà nước giao đất, công nhận quyền sử dụng
đất để bảo tồn bản sắc dân tộc gắn với phong tục, tập quán của các dân tộc;
b) Cộng đồng dân cư được Nhà nước giao đất, công nhận quyền sử dụng
đất có trách nhiệm bảo vệ đất được giao, được sử dụng đất kết hợp với mục đích
sản xuất nông nghiệp và nuôi trồng thủy sản, không được chuyển sang sử dụng
vào mục đích khác.
3.2 Chế độ sử dụng đất nông nghiệp vào mục đích công ích
Chế độ sử dụng đất nông nghiệp vào mục đích công ích được quy định tại
Điều 132 Luật đất đai 2013:
3.2.1 Quỹ đất nông nghiệp sử dụng vào mục đích công ích
Khoản 1 Điều 132 quy định:
1. Căn cứ vào quỹ đất, đặc điểm và nhu cầu của địa phương, mỗi xã,
phường, thị trấn được lập quỹ đất nông nghiệp sử dụng vào mục đích công ích
không quá 5% tổng diện tích đất trồng cây hàng năm, đất trồng cây lâu năm, đất
nuôi trồng thủy sản để phục vụ cho các nhu cầu công ích của địa phương.
Đất nông nghiệp do tổ chức, hộ gia đình, cá nhân trả lại hoặc tặng cho
quyền sử dụng cho Nhà nước, đất khai hoang, đất nông nghiệp thu hồi là nguồn
để hình thành hoặc bổ sung cho quỹ đất nông nghiệp sử dụng vào mục đích
công ích của xã, phường, thị trấn.
Đối với những nơi đã để lại quỹ đất nông nghiệp sử dụng vào mục đích
công ích vượt quá 5% thì diện tích ngoài mức 5% được sử dụng để xây dựng
hoặc bồi thường khi sử dụng đất khác để xây dựng các công trình công cộng của
địa phương; giao cho hộ gia đình, cá nhân trực tiếp sản xuất nông nghiệp, nuôi
trồng thủy sản tại địa phương chưa được giao đất hoặc thiếu đất sản xuất.
Theo đó, quỹ đất công ích hay thường được gọi là quỹ đất 5% là đất
nông nghiệp do tổ chức, hộ gia đình, cá nhân trả lại hoặc tặng cho quyền sử
dụng cho Nhà nước, đất khai hoang, đất nông nghiệp thu hồi là nguồn để hình
thành hoặc bổ sung cho quỹ đất nông nghiệp sử dụng vào mục đích công ích
của xã, phường, thị trấn.
3.2.2 Mục đích sử dụng quỹ đất nông nghiệp sử dụng vào mục đích
công ích
Quỹ đất nông nghiệp sử dụng vào mục đích công ích của xã, phường,
thị trấn để sử dụng vào các mục đích sau đây:
 Xây dựng các công trình công cộng của xã, phường, thị trấn bao
gồm công trình văn hóa, thể dục thể thao, vui chơi, giải trí công cộng, y tế, giáo
dục, chợ, nghĩa trang, nghĩa địa và các công trình công cộng khác theo quy định
của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh;
 Bồi thường cho người có đất được sử dụng để xây dựng các công
trình công cộng quy định tại điểm a khoản này;
 Xây dựng nhà tình nghĩa, nhà tình thương.
 Đối với diện tích đất chưa sử dụng vào các mục đích trên thì Ủy
ban nhân dân cấp xã cho hộ gia đình, cá nhân tại địa phương thuê để sản xuất
nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản theo hình thức đấu giá để cho thuê. Thời hạn
sử dụng đất đối với mỗi lần thuê không quá 05 năm.
 Tiền thu được từ việc cho thuê đất thuộc quỹ đất nông nghiệp sử
dụng vào mục đích công ích phải nộp vào ngân sách nhà nước do Ủy ban nhân
dân cấp xã quản lý và chỉ được dùng cho nhu cầu công ích của xã, phường, thị
trấn theo quy định của pháp luật.
 Quỹ đất nông nghiệp sử dụng vào mục đích công ích của xã,
phường, thị trấn do Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có đất quản lý, sử dụng theo
quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê
duyệt.
3.3 Chế độ sử dụng đất nông nghiệp do tổ chức, người Việt Nam định
cư ở nước ngoài, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài sử dụng
Điều 133 Luật đất đai 2013 quy định chế độ sử dụng đất nông nghiệp
do tổ chức, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, doanh nghiệp có vốn đầu tư
nước ngoài sử dụng như sau:
Điều 133. Đất nông nghiệp do tổ chức, người Việt Nam định cư ở
nước ngoài, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài sử dụng
1. Tổ chức kinh tế, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, doanh nghiệp
có vốn đầu tư nước ngoài có nhu cầu sử dụng đất để sản xuất nông nghiệp, lâm
nghiệp, nuôi trồng thủy sản, làm muối thì được Nhà nước xem xét cho thuê đất
để thực hiện dự án đầu tư.
2. Tổ chức kinh tế, tổ chức sự nghiệp công lập đã được Nhà nước giao
đất, cho thuê đất trước ngày Luật này có hiệu lực thi hành để sử dụng vào mục
đích sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp thì phải rà soát hiện trạng sử dụng đất,
lập phương án sử dụng đất. Nội dung phương án sử dụng đất phải xác định rõ
diện tích, ranh giới sử dụng, diện tích từng loại đất được giữ lại sử dụng, thời
hạn sử dụng đất, diện tích đất bàn giao cho địa phương. Ủy ban nhân dân cấp
tỉnh có trách nhiệm chỉ đạo việc rà soát, phê duyệt phương án sử dụng đất; giao
đất, cho thuê đất theo phương án sử dụng đất được phê duyệt; thu hồi diện tích
đất không sử dụng, sử dụng không đúng mục đích, giao khoán, cho thuê, cho
mượn trái pháp luật, bị lấn, bị chiếm để tạo quỹ đất giao, cho thuê đối với tổ
chức, hộ gia đình, cá nhân. Việc giao đất, cho thuê đất phải ưu tiên hộ gia đình,
cá nhân là dân tộc thiểu số không có đất hoặc thiếu đất sản xuất ở địa phương.
3. Tổ chức kinh tế đã được Nhà nước giao đất không thu tiền sử dụng đất
để sử dụng vào mục đích sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thủy
sản, làm muối trước ngày Luật này có hiệu lực thi hành phải chuyển sang thuê
đất.
Đối với các tổ chức kinh tế, tổ chức sự nghiệp công lập đã được giao
đất, cho thuê đất để sử dụng vào mục đích sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp thì
chế độ sử dụng đất được quy định tại Điều 46 Nghị định 43/2014/NĐ-CP như
sau:
Điều 46. Quản lý, sử dụng đất của các công ty nông, lâm nghiệp sau
khi được sắp xếp, đổi mới và phát triển, nâng cao hiệu quả hoạt động
1. Trong quá trình thực hiện sắp xếp, đổi mới và phát triển, nâng cao hiệu
quả hoạt động, các công ty nông, lâm nghiệp đang sử dụng đất có trách nhiệm:
a) Rà soát hiện trạng sử dụng đất về vị trí, ranh giới quản lý, sử dụng đất;
diện tích đất đang sử dụng đúng mục đích; diện tích đất sử dụng không đúng
mục đích; diện tích đất không sử dụng; diện tích đất đang giao khoán, cho thuê,
cho mượn, bị lấn, bị chiếm, liên doanh, liên kết, hợp tác đầu tư và đang có tranh
chấp;
b) Căn cứ phương án sắp xếp, đổi mới và phát triển công ty nông, lâm
nghiệp đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt; quy hoạch sử dụng đất của
địa phương và hiện trạng sử dụng đất để đề xuất phương án sử dụng đất.
Nội dung phương án sử dụng đất phải thể hiện vị trí, ranh giới sử dụng
đất; diện tích đất đề nghị giữ lại sử dụng theo từng loại đất, hình thức sử dụng
đất, thời hạn sử dụng đất; diện tích đất bàn giao cho địa phương;
c) Báo cáo cơ quan tài nguyên và môi trường thẩm định phương án sử
dụng đất trước khi trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt;
d) Tổ chức thực hiện phương án sử dụng đất đã được phê duyệt.
2. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xem xét, phê duyệt phương án sử dụng đất
của công ty nông, lâm nghiệp tại địa phương; chỉ đạo thực hiện việc xác định cụ
thể ranh giới, cắm mốc giới sử dụng đất theo phương án được duyệt, lập hồ sơ
giao đất, cho thuê đất, cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu
nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất cho công ty; quyết định thu hồi đất đối với
phần diện tích bàn giao cho địa phương theo phương án sử dụng đất đã được
phê duyệt.
3. Đối với diện tích đất công ty được giữ lại sử dụng theo phương án sử
dụng đất đã được phê duyệt mà đang cho thuê, cho mượn trái pháp luật; bị lấn,
chiếm; liên doanh, liên kết, hợp tác đầu tư không đúng quy định thì được xử lý
theo quy định sau đây:
a) Đối với diện tích đất công ty đang cho thuê, cho mượn, liên doanh, liên
kết, hợp tác đầu tư trái pháp luật thì công ty phải chấm dứt việc cho thuê, cho
mượn, liên doanh, liên kết, hợp tác đầu tư và đưa đất vào sử dụng theo đúng
mục đích;
b) Đối với diện tích đất đang bị lấn, chiếm sử dụng thì xử lý dứt điểm để
đưa đất vào sử dụng.
4. Đối với quỹ đất bàn giao cho địa phương thì Ủy ban nhân dân cấp tỉnh
lập phương án sử dụng theo thứ tự ưu tiên sau:
a) Xây dựng các công trình công cộng;
b) Giao đất, cho thuê đất cho hộ gia đình, cá nhân ở địa phương không có
đất hoặc thiếu đất sản xuất;
c) Giao đất, cho thuê đất cho người đang sử dụng đất nếu người sử dụng
đất có nhu cầu và việc sử dụng đất phù hợp với quy hoạch sử dụng đất của địa
phương.
4. Thực trạng sử dụng đất nông nghiệp của Việt Nam hiện nay
Tình trạng sử dụng đất nông nghiệp ở Việt Nam gặp phải một số thách
thức và biến đổi do nhiều yếu tố như đô thị hóa, biến đổi khí hậu, và thay đổi cơ
cấu kinh tế. Dưới đây là một số điểm nổi bật về tình hình này:
Một là, sự giảm diện tích đất nông nghiệp: Theo thời gian, diện tích đất
nông nghiệp ở nước ta đang giảm dần do quy hoạch đô thị mở rộ và phát triển
công nghiệp.
Hai là, biến đổi cơ cấu sử dụng đất: Có sự biến đổi cơ cấu sử dụng đất từ
nông nghiệp sang các mục đích khác như đô thị hóa, công nghiệp hoặc dân cư.
Điều này gây ra sự giảm thiểu diện tích đất nông nghiệp và tăng cường áp lực
lên các nguồn lực đất.
Ba là, phân mảnh đất nông nghiệp: Diện tích đất nông nghiệp ở mỗi hộ
gia đình thường nhỏ, dẫn đến tình trạng phân mảnh đất. Điều này ảnh hưởng
tiêu cực đến hiệu quả sản xuất và khả năng ứng phó với biến đổi khí hậu.

Bốn là, mất mát đất nông nghiệp do biến đổi khí hậu và thiên tai: Biến
đổi khí hậu và thiên tai có thể gây ra mất mát diện tích đất nông nghiệp do lũ
lụt, hạn hán, và sạt lở đất.
Năm là, sự hạn chế về nguồn nước và hạ tầng cơ sở: Một số vùng quê có
hạn chế về nguồn nước tưới tiêu, và cơ sở hạ tầng kỹ thuật nông nghiệp không
được đầu tư đầy đủ.
Sáu là, sự phụ thuộc vào nông nghiệp: Nông nghiệp vẫn đóng vai trò
quan trọng trong nền kinh tế Việt Nam, đặc biệt là đối với những người sống ở
nông thôn. Tuy nhiên, sự phát triển kinh tế đô thị đang tăng lên.
Bảy là, chính sách hỗ trợ nông nghiệp: Chính phủ Việt Nam đã triển khai
nhiều chính sách hỗ trợ nông nghiệp như tạo điều kiện cho vay vốn, hỗ trợ công
nghệ, và đầu tư vào cơ sở hạ tầng nông nghiệp.
Không chỉ vậy, công tác đo đạc, lập bản đồ địa chính, công tác đăng ký
quyền sử dụng đất, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất trong những năm
gần đây đã có những chuyển biến, tạo cơ sở bước đầu cho việc quản lý nhà
nước về đất đai và sử dụng đất đai có hiệu quả hơn, nhiều địa phương đã quan
tâm tới việc triển khai thực hiện công tác đánh giá, phân hạng đất nông nghiệp,
đăng ký quyền sử dụng đất; cơ bản đã hoàn thành việc cấp giấy chứng nhận
quyền sử dụng đất cho nông dân. Công tác quy hoạch sử dụng đất đã được thực
hiện ở địa phương với cả 3 cấp hành chính: cấp tỉnh, cấp huyện, cấp xã; đến nay
đã đạt được những kết quả quan trọng. Căn cứ vào điều kiện tự nhiên như khí
hậu, nguồn nước, độ phì nhiêu; đất đai nông nghiệp được quy hoạch thành các
vùng chuyên môn hóa như: vùng đồng bằng sông Hồng và đồng bằng sông Cửu
Long chủ yếu sản xuất lúa; vùng Tây Nguyên và các tỉnh miền núi phía Bắc chủ
yếu trồng cây công nghiệp ngắn ngày như cà phê, chè , hạt tiêu, cao su. Ngoài
ra, quy hoạch một số vùng cây nguyên liệu cho công nghiệp chế biến. Nhìn
chung, công tác quy hoạch sử dụng đất có nhiều tiến bộ, song việc xây dựng các
hồ sơ tài liệu để phục vụ cho việc quản lý nhà nước về đất đai còn chưa đầy đủ,
đồng bộ về các loại và chất lượng cũng còn rất hạn chế. Cụ thể là:
- Quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất được lập và xét duyệt chủ yếu vẫn
mang tính hành chính, nhiều vùng, nhiều nơi còn chung chung, chưa thực sự
gắn với quy hoạch phát triển kinh tế-xã hội của từng cấp và từng ngành.
- Quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất chủ yếu vẫn là sự tổng hợp chung về
nhu cầu sử dụng đất của các ngành, chưa gắn với thực tế và thiếu tính khả thi.
- Các biện pháp thực hiện quy hoạch, kế hoạch được duyệt chưa đồng bộ
và chưa đủ mạnh để quy hoạch đó đi vào thực tế.
Trong nhiều năm qua Đảng và Nhà nước Việt Nam ta đã ban hành nhiều
văn bản để quản lý và sử dụng đất đai trong nông nghiệp. Các văn bản được ban
hành đã có những thay đổi căn bản và đang từng bước nâng cao hiệu quả sử
dụng đất đai trong nông nghiệp.
KẾT LUẬN
Đảng và Nhà nước luôn coi đất đai là vấn đề hệ trọng của đất nước; đã
không ngừng đổi mới chính sách, pháp luật về chế độ sử dụng đất đai để phù
hợp với thực tiễn, làm cho giá trị tạo ra ngày một tăng lên, thúc đẩy phát triển
nông nghiệp. Chính sách, pháp luật về sử dụng đất đai nhìn chung có được
những điều chỉnh phù hợp với nguyện vọng của nhân dân, được nông dân đồng
tình, hưởng ứng, ủng hộ. Cấp ủy, chính quyền các cấp có nhiều sáng tạo, vận
dụng cụ thể chính sách, pháp uật về đất đai vào thực tiễn địa phương, có đóng
góp tích cực cho quá trình đổi mới hoàn thiện chính sách, pháp luật về chế độ sử
dụng đất đai. Trước những thay đổi nhanh chóng của nền kinh tế thị trường và
hội nhập kinh tế quốc tế, một số nội dung quản lý nhà nước về đất đai đã bộc lộ
những hạn chế, bất cập. Sử dụng đất nông nghiệp còn nhiều lãng phí. Diện tích
đất chưa sử dụng còn lớn. Đất nông nghiệp mới quan tâm về mặt số lượng, chưa
chú trọng đúng mức đến việc giữ gìn, nâng cao độ phì nhiêu của đất đai; nhiều
đất tốt trồng lúa bị chuyển đổi mục đích sử dụng tùy tiện, tự phát, lãng phí; đặc
biệt là các vùng ven đô thị lớn. Diện tích mặt nước, nhất là mặt nước biển rất
lớn, nhưng hầu như chưa được đầu tư khai thác, đất đai bị phân chia quá nhỏ lẻ,
phân tán, manh mún gây cản trở khó khăn cho các hộ kinh doanh nông nghiệp..
Việt Nam là nước nông nghiệp, tỷ lệ người tập trung ở nông thôn làm nông
nghiệp còn cao. Do vậy, Đảng và nhà nước ta cần có các chính sách tạo điều
kiện cho người trực tiếp sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thuỷ sản,
làm muối có đất để sản xuất, đồng thời có chính sách ưu đãi đầu tư, đào tạo
nghề, phát triển ngành nghề, tạo việc làm cho lao dộng ở nông thôn phù hợp với
quá trình chuyển đổi cơ cấu sử dụng đất và chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông thôn
theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá cùng với việc đổi mới, hoàn thiện nội
dung về chế độ sử dụng đất nông nghiệp để góp phần thực thi pháp luật một
cách hiệu quả, hợp lý đối với mọi trường hợp, các vấn đề về sử dụng đất nông
nghiệp hiện nay.

TÀI LIỆU THAM KHẢO


1. Luật Đất đai 2013, số 45/2013/QH13
TS. Trần Thành Thọ (Chủ biên), Giáo trình Pháp luật đại cương, Nhà
xuất bản Hà Nội, 2021.

You might also like