Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 16

LÝ THUYẾT QUÁ TRÌNH VÀ THIẾT BỊ TRUYỀN CHẤT

CHƯƠNG 4: QUÁ TRÌNH CHƯNG


Câu 1: Quá trình chưng là gì? Hãy cho biết sự giống nhau và khác nhau giữa quá
trình chưng và quá trình cô đặc
- Quá trình chưng là quá trình tách hỗn hợp chất lỏng (cũng như hỗn hợp chất khí hóa
lỏng) thành những cấu tử riêng biệt, dựa trên độ bay hơi khác nhau của các cấu tử trong
hỗn hợp.
- Chưng giống cô đặc: là quá trình tách chất bằng cách sử dụng nhiệt ( đun sôi).
- Chưng khác cô đặc: trong quá trình chưng, các cấu tử đều bay hơi, còn trong cô dặc chỉ
có dung môi bay hơi, chất tan không bay hơi. Do vậy, khi chưng ta thu được nhiều sản
phẩm khác nhau, có bao nhiêu cấu tử thì thu được bấy nhiêu sản phẩm.
Câu 2: Từ định luật Raoult và Dalton hãy chứng minh rằng trong quá trình chưng
khi tăng thành phần của cấu tử dễ bay hơi trong pha lỏng thì thành phần của nó
trong pha hơi tăng và thành phần của cấu tử dễ bay hơi trong pha hơi luôn lớn hơn
thành phần của nó pha lỏng.

Câu 3: Nêu các phương pháp chưng, phạm vi sử dụng và ưu nhược điểm của các
phương pháp chưng đó
Phương pháp Phạm vi sử dụng Ưu điểm Nhược điểm
Chưng đơn giản -Khi nhiệt độ sôi - Đây là phương - Sản phẩm thu
của 2 cấu tử khác pháp đơn giản, dễ được không có độ
xa nhau. vận hành tinh khiết cao
-Khi không đòi hỏi - Năng suất không
sản phẩm có độ cao
tinh khiết cao.
- Làm việc giản
-Tách hốn hợp đoạn
lỏng ra khỏi tạp
chất không bay
hơi.
-Tách sơ bộ hỗn
hợp nhiều cấu tử.
Chưng bằng hơi - Tách cấu tử - Giảm nhiệt độ Phân huỷ chất
nước trực tiếp không tan trong sôi của hỗn hợp lỏng, tiêu tốn hơi
nước nước
-Có thể tiến hành
- Tách cấu tử khó tại nhiệt độ nhỏ
bay hơi ra khỏi hơn nhiệt độ sôi
cấu tử dễ bay hơi của từng cấu tử
- Cấu tử cần chưng
có nhiệt độ sôi
cao, dễ bị phân
huỷ ở nhiệt độ
cao.
Chưng luyện liên - Đòi hỏi sản Chỉ cần cấp nhiệt Lãng phí năng
tục phẩm có độ tinh cho quá trình lượng, tách không
khiết cao chưng ở nồi cuối triệt để, cồng
cùng, nhiệt độ của kềnh.
các nồi chưng tiếp
theo giảm dần.

Câu 4: Tỷ số hồi lưu là gì? Tỷ số hồi lưu ảnh hưởng như thế nào đến kích thước của
tháp chưng luyện liên tục.
- Tỷ số hồi lưu là lượng lỏng hồi lưu tính trên một đơn vị sản phẩm đỉnh R=Gx/P
- R -> Rmin (hồi lưu cực tiểu), lượng sản phẩm đỉnh P thu được lớn nhất, nhưng
chiều cao tháp rất cao. Điều này không kinh tế vì tăng chi phí chế tạo tháp mặc dù
có giảm chi phí làm việc
- R -> ꝏ ( hồi lưu hoàn toàn), lượng sản phẩm đỉnh P thu được nhỏ nhất. Điều này
không kinh tế ( mặc dù chiều cao H là nhỏ nhất). Mặc khác chỉ số hồi lưu càng lớn
thì lượng nhiệt tiêu thụ ở đáy tháp càng nhiều vì cần phải làm bay hơi lượng hồi
lưu này và làm tăng chi phí đến thiết bị đun sôi lại sản phẩm đáy
Câu 5: Hãy trình bày quá trình chưng luyện liên tục một hỗn hợp hai cấu tử gồm:
vẽ đầy đủ hệ thống tháp chưng luyện liên tục và trình bày nguyên lý làm việc của hệ
thống.
Nguyên lí làm việc của tháp chưng luyện như sau: hơi đi từ dưới lên, lỏng đi từ
trên xuống. Nồng độ các cấu tử thay đổi theo chiều cao của tháp, nhiệt độ sôi cũng
thay đổi tương ứng với sự thay đổi nồng độ của chúng. Cụ thể, trên đĩa 1 chất lỏng
có nồng độ của cấu tử dễ bay hơi là x1, hơi bốc lên có nồng độ y1 (y1 > x1). Hơi
này qua lỗ đĩa đi lên đĩa 2 tiếp xúc với lỏng ở đó. Nhiệt độ của chất lỏng ở đĩa 2
thấp hơn đĩa 1, nên một phần hơi được ngưng tụ lại, do đó nồng độ cấu tử dễ bay
hơi trên đĩa 2 là x2 > x1. Hơi bốc lên từ đĩa 2 có nồng độ cấu tử dễ bay hơi là y2
(y2 > x2) đi lên đĩa thứ 3. Nhiệt độ của chất lỏng trên đĩa 3 thấp hơi ở đĩa 2, nên
hơi được ngưng tụ một phần và chất lỏng trên đĩa 3 có nồng độ là x3 > x2, ... Như
vậy, trên mỗi đĩa xảy ra quá trình truyền chất giữa hai pha lỏng và pha hơi. Một
phần cấu tử dễ bay hơi chuyển từ pha lỏng sang pha hơi và một phần khác chuyển
từ hơi sang lỏng. Quá trình bốc hơi và ngưng tụ lặp đi lặp lại nhiều lần, cuối cùng
trên đỉnh tháp thu được sản phẩm đỉnh có nồng độ của cấu tử dễ bay hơi cao và
dưới đáy tháp thu được sản phẩm đáy có nồng độ cấu tử khó bay hơi cao.
Câu 6: Điểm đẳng phí
Hỗn hợp thực là hỗn hợp bao gồm các cấu tử:
- Chúng hoàn toàn tan lẫn vào nhau nưng tồn tại điểm đẳng phí. Tại đó áp suất hơi
đạt giá trị cực tiểu. VD etylic- nước
- Chúng hoàn toàn tan lẫn vào nhau nưng tồn tại điểm đẳng phí. Tại đó áp suất hơi
đạt giá trị cực tiểu. VD ax nitric- nước
Câu 7: Hỗn hợp đẳng phí là gì ?
Một loại hỗn hợp dung dịch gồm hai hoặc nhiều chất lỏng tan lẫn với nhau, nhưng
không thể tách riêng được thành các cấu tử riêng biệt bằng các phương pháp chưng cất
thông thường.
Điểm quan trọng của hỗn hợp đẳng phí là tại một điểm xác định trong quá trình chưng
cất, pha lỏng và pha hơi của hỗn hợp có cùng thành phần cấu tử.
Khi hỗn hợp đẳng phí được đun sôi, pha hơi sau khi ngưng tụ sẽ có thành phần giống như
pha lỏng ban đầu. Điều này đảm bảo rằng các cấu tử trong hỗn hợp đẳng phí không thể
được tách riêng lẻ bằng phương pháp chưng cất thông thường
Câu 8: Trường hợp hh tồn tại điểm đẳng phí ở áp suất cực đại tương ứng vs nhiệt
độ cực tiểu or ngược lại thì khả năng chưng luyện sẽ xảy ra ntn ?
Câu 9: Điều kiện và khả năng tách các cấu tử trong quá trình chưng cất phụ thuộc vào
các yếu tố:
- Bản chất của hỗn hợp đem chưng
- Nhiệt độ
- Áp suất
- Lưu lượng nguyên liệu
- Số đĩa lý thuyết
- Qúa trình tiếp xúc lỏng hơi trong tháp
- Khả năng tách phụ thuộc vị trí đĩa tiếp liệu.

Câu 10 : So sánh phạm vi sử dụng của pp trích ly lỏng lỏng và chưng luyện
Trích ly lỏng lỏng Chưng luyện
Giống nhau: Đều nhằm tách các cấu tử ra khỏi nhau từ trạng thái hỗn hợp hoặc dung dịch
Khác nhau:
Phương pháp dùng để tách hỗn hợp các chất lỏng,
khí khác nhau thành các chất riêng biệt dựa vào độ
bay hơi khác nhau. Khi chưng cất sẽ thu được khá
nhiều thành phẩm và nóphụ thuộc vào cấu tử.
Do đó, chưng cất dùng để:
1. Các chất ổn định hóa học ở nhiệt độ sôi của
chúng.
2. Dung dịch có các cấu tử có độ bay hơi khác
xa nhau.
3. Có thể dùng để tách các chất khí
4. Chưng luyện nhiều lần để thu được dung
dịch nồng độ cao hơn
5. Với các dung dịch có độ bay hơi giống nhau
như hỗn hợp đẳng phí cần kĩ thuật đặc biệt là
chưng đẳng phí…

CHƯƠNG 5: QUÁ TRÌNH TRÍCH LY


Câu 1: Khái niệm quá trình trích li: định nghĩa, ứng dụng, chọn dung môi
- Định nghĩa: Trích li là quá trình tách hoàn toàn hay một phần chất hòa tan trong
hỗn hợp chất lỏng hay chất rắn đồng nhất bằng một chất lỏng khác - gọi là dung
môi.
- Ứng dụng: Quá trình trích li được ứng dụng rộng rãi trong nhiều ngành công
nghiệp, đặc biệt công nghiệp hóa chất và thực phẩm. Mục đích:
+ Tách cấu tử quí. Ví dụ tách penixilin từ các hỗn hợp lên men, chiết
uranylnitrat từ dung dịch axit nitric bằng trialkylphotphat.
+ Thu được dung dịch có nồng độ đậm đặc. Ví dụ tách axit acetic bằng
etylacetat từ dung dịch loãng, làm sạch dầu động, thực vật.
+ Phân tách một hỗn hợp đồng nhất thành các cấu tử riêng biệt. Ví dụ tách
phenol từ nước thải bằng butylacetat (hay bằng benzen, hoặc bằng
izopropylen)
- Chọn dung môi thứ cấp có:
+ Hệ số khuyếch tán lớn, để tăng vận tốc của quá trình truyền chất.
+ Nhiệt dung riêng và nhiệt hóa hơi nhỏ, để tiết kiệm nhiệt lượng khi chưng.
+ Áp suất hơi bão hòa lớn, để tăng ñộ bay hơi.
+ Không độc, không gây ăn mòn thiết bị.
+ Không tác dụng hóa học với các cấu tử của dung dịch.
+ Rẻ tiền, dễ kiếm.
Câu 2: Trình bày nguyên tắc trích ly dưới dạng sơ đồ khối. Các yếu tố ảnh hưởng
đến quá trình trích ly

- Các yếu tố ảnh hưởng:


+ Kích thước của nguyên liệu: Kích thước nhỏ thì diện tích bề mặt tiếp xúc lớn nên quá
trình trích ly thuận lợi
+ Tỷ lệ giữa nguyên liệu và dung môi: Khi tăng lượng dung môi thì hiệu suất trích ly tăng
do nồng độ tăng
+ Nhiệt độ trích ly: nhiệt độ tăng thì sự hòa tan và khuếch tán tăng. Nhiệt độ tăng làm độ
nhớt dung môi giảm nên dung môi dễ dàng xuyên qua lớp nguyên liệu
+ Thời gian trích ly: Tăng thời gian trích ly thì hiệu suất thu hồi tăng
+ Tốc độ chuyển động của dung môi: Tốc độ dòng dung môi vào thiết bị cao thì tốc độ
trích ly tăng
+ Áp suất làm việc: Khi trích ly bằng môi chất siêu tới hạn thì tăng áp suất và nhiệt độ
làm tăng hiệu suất trích ly và giảm thời gian
Câu 3: Trình bày các phương pháp trích ly lỏng – lỏng: sơ đồ, ưu nhược điểm và
phạm vi áp dụng

* Trích ly 1 bậc:

- Ưu điểm: là phương pháp trích ly đơn giản nhất


- Nhược điểm: tốn nhiều dung môi nhưng thu được cấu tử cần tách có độ tinh khiết thấp
- Phạm vi áp dụng: sản xuất nước uống từ thảo mộc, trà hòa tan, cà phê hòa tan và dầu
béo ở quy mô nhỏ
* Trích ly nhiều bậc chéo dòng ( trích ly nhiều bậc xuôi chiều):
- Ưu điểm: có thể tách được triệt để cấu tử cần tách trong Raphinat
- Nhược điểm: tốn nhiều dung môi và nồng độ cấu tử pha phân bố trong dung dịch trích
ly loãng
- Phạm vi áp dụng: Quy mô công nghiệp sản xuất trà hòa tan, cà phê hòa tan và đường
saccharose từ củ cải đường
* Trích ly nhiều bậc ngược chiều:

- Ưu điểm: có thể tách được triệt để cấu tử cần tách trong Raphinat, tốn ít dung môi và
nồng độ cấu tử pha phân bố trong dung dịch trích ly cao
- Nhược điểm:
- Phạm vi áp dụng: được dử dụng phổ biến trong công nghiệp
Câu 4: Trình bày các phương pháp trích ly trong công nghiệp gồm: trích ly một bậc
và trích ly nhiều bậc chéo dòng (chỉ trình bày sơ đồ hệ thống, và cách biểu diễn các
phương pháp đó trên đồ thị Y-X và trên đồ thị tam giác đều)
* Trích ly 1 bậc:
Theo sơ đồ gián đoạn, người ta cho dung dịch đầu F có nồng độ cấu
tử cần tách xF vào thùng với một lượng cần thiết, sau đó cho dung
môi thứ S có nồng độ cấu tử cần tách yS, rồi khuấy đến trạng thái cân
bằng thì ngừng khuấy, để yên cho chất lỏng phân lớp ngay trong thiết
bị này. Sau đó rót hết pha nặng, rồi lớp pha nhẹ.
Còn theo sơ đồ làm việc liên tục thì hỗn hợp đầu F, dung môi thứ S
được rót liên tục vào thùng khuấy 1 , ở đó dung dịch được khuấy
liên tục và tháo liên tục vào thiết bị phân li 2, ở đây được phân li liên
tục thành pha nặng và pha nhẹ và được tháo ra liên tục.

- Cách biểu diễn phương pháp đó trên sơ đồ Y-X:


- Cách biểu diễn phương pháp đó trên đồ thị tam giác đều:
* Trích ly nhiều bậc chéo dòng:

Quá trình trích li nhiều bậc chéo dòng chính là lặp lại nhiều lần của quá trình trích một
bậc. Lượng dung dịch trích thu được ở mỗi bậc E1, E2, E3... chứa lượng cấu tử cần tách
giảm dần. Lượng dung môi tiêu tốn chung bằng tổng dung môi tiêu tốn mỗi bậc. Quá
trình này được tiến hành gián đoạn trong cùng một thiết bị có cánh khuấy. Nghĩa là với
một lượng hỗn hợp đầu F, người ta đổ nhiều lần dung môi S, mỗi lần đổ một lượng dung
môi S cần thiết vào thiết bị rồi khuấy đến trạng thái cân bằng, rồi để lắng lớp raphinat và
dung dịch trích. Sau đó tách lớp dung dịch trích ra, còn Raphinat được giữ lại trong thiết
bị và tiếp tục rót một lượng dung môi S vào rồi tiến hành quá trình tương tự như trên cho
đến khi Raphinat có nồng độ yêu cầu.
- Cách biểu diễn phương pháp đó trên sơ đồ Y-X:
- Cách biểu diễn phương pháp đó trên đồ thị tam giác đều:

CHƯƠNG 7: QUÁ TRÌNH SẤY


Câu 1: Định nghĩa sấy?
- Sấy là quá trình dùng nhiệt năng để làm bay hơi nước ra khỏi vật liệu rắn hay lỏng với
mục đích làm giảm khối lượng vật liệu, tăng độ bền, bảo quản tốt trong thời gian dài.
Câu 2: Phân loại ?
* Sấy tự nhiên: tiến hành bay hơi bằng năng lượng tự nhiên ( mặt trời, gió,…). PP này đỡ
tốn nhiệt năng nhưng ko điều chỉnh đc điều kiện
* Sấy nhân tạo:
- Sấy đối lưu: là pp cho tiếp xúc trực tiếp vật liệu sấy vs tác nhân sấy : kk nóng, khói lò
- Sấy tiếp xúc: là pp sấy ko cho tác nhân sấy tiếp xúc trực tiếp với vật liệu sấy, mà tác
nhân sấy truyền nhiệt cho vl sấy gián tiếp qua 1 vách ngăn
- Sấy bằng tia hồng ngoại: là pp dùng năng lượng của tia hồng ngoại do nguồn nhiệt phát
ra tryền cho vật liệu sấy.
- Sấy bằng dòng điện cao tần: là pp dùng năng lượng điện trường
- Sấy thăng hoa: là pp sấy trong mt có độ chân ko rất cao, nhiệt độ thấp nển ẩm tự do
trong vật liệu đóng bang và bay hơi từ trạng thái rắn thành hơi thông qua trạng thái lỏng
Câu 3: Trình bày quá trình bay hơi ẩm khỏi vật liệu trong quá trình sấy. Các yếu tố
bên trong và bên ngoài ảnh hưởng đến quá trình bay hơi ẩm khỏi vật liệu
Qúa trình bay hơi ẩm từ vật liệu gồm hai giai đoạn xảy ra đồng thời:
- Khuyếch tán ẩm từ bề mặt vật liệu vào môi trường gọi là khuyếch tán ngoài. Khuyếch
tán ngoài có thể di chuyển được 90% lượng ẩm. động lực của quá trình khuyếch tán này
là sự chênh lệch nồng độ hay áp suất hơi riêng phần trên bề mặt vật liệu và trong môi
trường không khí chung quanh. Tốc độ của giai đoạn khuyếch tán này phụ thuộc vào pvl,
ph, nhiệt độ và tốc độ chuyển động của môi trường.
- Khuyếch tán ẩm từ trong lòng vật liệu lên bề mặt vật liệu gọi là khuyếch tán trong. Tốc
độ của giai đoạn này phụ thuộc vào nhiệt độ, tính chất của vật liệu và dạng liên kết ẩm
với vật liệu.
Câu 4: Trình bày nội dung nghiên cứu của tĩnh lực học và động lực học về sấy
• Mặt tĩnh lực học: tức dựa vào cân bằng vật liệu và cân nhiệt lượng ta sẽ tìm được mối
quan hệ giữa các thông số đầu và cuối của vật liệu sấy và của tác nhân sấy để từ đó xác
định được thành phần vật liệu, lượng tác nhân sấy và lượng nhiệt cần thiết cho quá trình
sấy.
• Mặt động lực học: tức là nghiên cứu mối quan hệ giữa sự biến thiên của độ ẩm vật liệu
với thời gian sấy và các thông số của quá trình như: tính chất, cấu trúc, kích thước của vật
liệu sấy và các điều kiện thủy động lực học của tác nhân sấy để từ đó xác định được chế
độ sấy, tốc độ sấy và thời gian sấy thích hợp.
Câu 5: Khái niệm độ ẩm tuyệt đối của kk:
Độ ẩm tuyệt đối của kk là lượng hơi nước cứa trong 1 m3 kk ẩm, về trị số thì bằng khối
lượng riêng của hơi nước trong hhk ẩm, kí hiệu ρh ( kg/m3)
Câu 6: Khái niệm độ ẩm tương đối của kk
Độ ẩm tương đối của kk hay còn gọi là mức độ bão hoà hơi nước là tỷ số giưa lượng hơi
nước chứa trong 1 m3 kk ẩm với lượng ơi nước trong 1 m3kk ẩm đó đã bão hoà hơi nước ở
ρh
cùng một đk nhiệt độ, áp suất, kí hiệu là ᵩ -
ρbh

Câu 7: Khái niệm hàm ẩm:


Để đánh giá chính xác sự thay đổi độ ẩm của không khí, người ta đưa ra khái niệm hàm
ẩm x. Đó chính là lượng hơi nước chứa trong 1 kg không khí khố tuyệt đối
ph ᵩ . p bh
X=- . 0,622 hay x = 0,622.
p kkk P−ᵩ . p bh

Câu 8: Nhiệt độ điểm sương của không khí ẩm là gì ? Ý nghĩa của nhiệt độ điểm
sương trong quá trình sấy. Cách xác định nhiệt độ điểm sương (bằng công thức tính
và bằng đồ thị I-x)
- Nhiệt độ điểm sương là nhiệt độ khí bão hòa với hơi nước khiến hơi nước hóa lỏng. Nói
cách khác nhiệt độ điểm sương là nhiệt độ mà độ ẩm tương đối của khối không khí đạt
đến 100%
- Ý nghĩa:
Biết được nhiệt độ điểm sương để chọn nhiệt độ cuối của quá trình sấy phải lớn hơn
nhiệt độ ñiểm sương để tránh ngưng tụ ẩm trên bề mặt vật liệu sấy. ‘;
- Cách xác định ts bằng công thức tính:
- Cách xác định bằng đồ thị I-x:
Câu 8: nhiệt độ (tư) bầu ướt của không khí ẩm là gì? Cách xác định ts và tư trên đồ
thị I-x
*Nhiệt độ bầu ướt:

- Ý nghĩa:

- Cách xác định trên đồ thị I-x:


Câu 9: Phương thức sấy có tuần hoàn một phần khí thải được thực hiện như thế
nào? Mục đích của việc sử dụng phương thức sấy này?
Mục đích:
 Tiết kiệm năng lượng mà còn cho hiệu suất nhiệt cao.
 Máy làm khô sản phẩm thông qua việc lưu thông cưỡng bức và phân phối luồng
không khí ở bên trong buồng sấy, nhờ vậy các sản phẩm có thể được sấy khô đồng
đều
 Tiếng ồn thấp, hoạt động trơn tru, dễ dàng cài đặt và bảo trì, có thể kiểm soát nhiệt
độ tự động.
 Chi phí đầu tư cũng như sửa chữa rẻ hơn so với một số loại máy khác.
 Thiết kế máy sấy đơn giản nên rất dễ dàng vận hành và bảo quản.
 Sản phẩm sau khi sấy vẫn giữ nguyên được hương vị, màu sắc tự nhiên và đặc biệt
là hàm lượng chất dinh dưỡng không bị suy giảm.
Thực hiện:
- Làm khô nguyên liệu bằng cách tăng nhiệt độ khiến hơi nước bốc hơi nhanh. Thiết bị sử
dụng luồng khí nóng tỏa nhiệt ra bên ngoài bởi vì luồng khí nóng này có thể chứa nhiều
độ ẩm.
Khi nhiệt lên cao sẽ khiến cho các phân tử nước chuyển từ thể lỏng sang thể khí.
Máy sấy tuần hoàn khí nóng sử dụng một chiếc quạt nhỏ như tuabin để tạo ra năng lượng.
Bên trong cánh quạt được đặt một chiếc motor nhỏ, khi chuyển động cánh quạt sẽ hút
không khí thông qua lỗ nhỏ ở phía vỏ của máy.
Các lỗ này sẽ được phủ một tấm chắn để ngăn chặn các vật thể khác. Sau đó, luồng khí
nóng sẽ được thổi vào thân của máy sấy.
Các loại tủ sấy tuần hoàn khí nóng trên thị trường hiện nay đều có 2 chế độ là luồng khí
mạnh và luồng không khí yếu. Nhờ vậy, người dùng có thể dễ dàng điều chỉnh tốc độ
trong quá trình sử dụng. Để điều chỉnh luồng không khí này thì bạn chỉ cần điều chỉnh
tốc độ quay của motor.
Khi cánh quạt và motor quay chậm thì không khí sẽ đi vào ít hơn. Nếu như nhiều năng
lượng hơn thì motor và quạt sẽ quay với tốc độ nhanh hơn, hút được nhiều không khí và
tăng lượng không khí đi vào máy sấy.
Luồng khí nóng được tạo ra nhờ quạt mini và được hút qua sợi đốt thông qua các lỗ nhỏ ở
trên vỏ máy sấy. Khi không khí đi vào thân máy, chúng sẽ mát hơn nhiệt độ của hợp kim
vì vậy nhiệt sẽ được chuyển từ dây ra ngoài không khí. Không khí sẽ bị đẩy theo cánh
quạt rồi khuếch tán ra ngoài để thế chỗ và vòng tuần hoàn này sẽ lặp lại

You might also like