DeCuongOnTapCuoiHK1MonDiaLiNH2022 2023Lop9KimYen

You might also like

Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 14

TRƯỜNG THCS&THPT ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ I

NGUYỄN KHUYẾN NĂM HỌC 2022-2023


MÔN: ĐỊA LÍ. LỚP: 9
I. Nội dung:
- Do Sở giáo dục ra đề thi cuối HK1 nên nội dung kiểm tra từ: Bài 1 đến bài 23 trong chương trình
Địa lí lớp 9
1. Bảng số liệu: Các dạng bảng số liệu thường gặp:
Câu 1:

Nhận xét:
-Từ năm 1954 đến 1960 Tỉ lệ gia tăng tự nhiên nước ta tăng từ 1,10% lên 3,93%. Tăng 3,5 lần
-Từ năm 1960 đến 1979 Tỉ lệ gia tăng tự nhiên nước ta giảm từ 1,5 % xuống còn 2,53%. Giảm 1,6
lần
-Từ năm 1979 đến 2017 Tỉ lệ gia tăng tự nhiên nước ta giảm từ 2,53% xuống còn 0,81 %. Giảm
3,1 lần
-Từ năm 1954 đến 2017 dân số nước ta tăng 69,9 triệu người. Tăng 3,9 lần
Kết luận :
-Từ năm 1954 đến 1960 Tỉ lệ gia tăng tự nhiên nước ta tăng
-Từ năm 1960 đến 1979 Tỉ lệ gia tăng tự nhiên nước ta giảm nhưng còn biến động
-Từ năm 1979 đến 2017 Tỉ lệ gia tăng tự nhiên nước ta giảm liên tục
-Từ năm 1954 đến 2017 dân số nước ta tăng đều qua các năm.
- Tỉ lệ gia tăng tự nhiên nước ta giảm nhưng dân số vẫn tăng
Câu 2:
Nhận xét:
Tỉ lệ hai nhóm dân số nam, nữ thời kì 1979 – 1999:
+ Tỉ lệ nhóm dân số nam tăng lên từ 48,5% (1979) lên 49,8% (2019).
+ Tỉ lệ nhóm dân số nữ giảm từ 51,5% (1979) xuống 50,2% (2019).
- Cơ cấu dân số theo nhóm tuổi của nước ta thời kì 1979 – 2019:
+ Nhóm 0 - 14 tuổi: ngày càng giảm dần trong cơ cấu theo nhóm tuổi (năm 1979 là 42,5%, đến
năm 2019 là 24,3%).
+ Nhóm 15 -59 tuổi tăng lên, từ 50,4% (1979) lên 63,8% (2019).
+ Nhóm trên 60 tăng nhẹ từ 7,1 % (1979) lên 11,9% (2019).
⟹ Nước ta có cơ cấu dân số trẻ và đang có xu hướng già hóa.
Câu 3:
Dựa vào bảng số liệu sau:
SỐ DÂN THÀNH THỊ VÀ TỈ LỆ DÂN THÀNH THỊ NƯỚC TA GIAI ĐOẠN 1995-2017
Năm 1995 2000 2010 2017
Số dân thành thị (nghìn người) 14938,1 18771,9 26515,9 32823,1
Tỉ lệ dân thành thị (%) 20,75 24,18 30,50 35,04
(Nguồn: Tài liệu cập nhật số liệu trong sách giáo khoa địa lí)
a. Hãy nhận xét về số dân thành thị và tỉ lệ dân thành thị của nước ta giai đoạn 1995-2017?
b. Cho biết sự thay đổi tỉ lệ dân thành thị đã phản ánh quá trình đô thị hoá nước ta như thế nào?
Trả lời:
Nhận xét: từ năm 1995 đến năm 2017:
- Số dân thành thị tăng từ 14938,1 nghìn người tăng lên 32823,1 nghìn người, tăng 2,2 lần
- Tỉ lệ dân thành thị tăng từ 20,75% lên 35,04%, tăng 1,7 lần
-Kết luận: Số dân thành thị và tỉ lệ dân thành thị của nước ta tăng liên tục qua các năm
-Giải thích: Sự thay đổi tỉ lệ dân thành thị đã phản ánh quá trình đô thị hoá nước ta:
- Tốc độ đô thị hóa nước ta nhanh
- Trình độ đô thị hoá còn thấp.
Câu 4:
Cho bảng số liệu sau:
CƠ CẤU LAO ĐỘNG PHÂN THEO KHU VỰC KINH TẾ Ở NƯỚC TA, NĂM 2005 VÀ 2017
(Đơn vị %)
Năm 2005 2017

Khu vực
Nông – lâm – ngư nghiệp 57,3 40,2
Công nghiệp – xây dựng 18,2 25,8
Dịch vụ 24,5 34,0
(Nguồn: Tài liệu cập nhật số liệu trong sách giáo khoa địa lí)
Nhận xét: Từ năn 2005 đến năm 2017:
- Nông-lâm-ngư nghiệp từ 57,3%giảm 40,2%, giảm 1,4 lần Nông-lâm-ngư nghiệp giảm
- Công nghiệp- xây dựng từ 18,2%tăng 25,8%, tăng 1,4 lần Công nghiệp- xây dựng tăng
- Dịch vụ từ 25,45 tăng 34,0%, tăng 1,4 lần Dịch vụ tăng
- Cơ cấu sử dụng lao động theo ngành ở nước ta thay đổi theo hướng tích cực nhưng còn chậm
Câu 5:
Dựa vào bảng số liệu sau:
SẢN LƯỢNG THUỶ SẢN NƯỚC TA
(Đơn vị: nghìn tấn)
Năm Tổng số Chia ra
Khai thác Nuôi trồng
2010 5142,7 2414,4 2728,3
2015 6582,1 3049,9 3532,2
2017 7313,4 3420,5 3892,9
(Nguồn: Tài liệu cập nhật số liệu trong sách giáo khoa địa lí)
Hãy nhận xét về sự phát triển của ngành thuỷ sản nước ta thời kì 2010-2017?
Nhận xét cơ cấu sử dụng lao động theo ngành ở nước ta:
Từ năn 2005 đến năm 2017:
- Nông-lâm-ngư nghiệp từ 57,3%giảm 40,2%, giảm 1,4 lần Nông-lâm-ngư nghiệp giảm
- Công nghiệp- xây dựng từ 18,2%tăng 25,8%, tăng 1,4 lần Công nghiệp- xây dựng tăng
- Dịch vụ từ 25,45 tăng 34,0%, tăng 1,4 lần Dịch vụ tăng
- Cơ cấu sử dụng lao động theo ngành ở nước ta thay đổi theo hướng tích cực nhưng còn chậm
Câu 6:
Dựa vào bảng số liệu dưới đây:
CƠ CẤU SỬ DỤNG LAO ĐỘNG THEO THÀNH PHẦN KINH TẾ (%)
Năm 2000 2005 2010 2015

Thành phần
Khu vực nhà nước 9,3 9,5 10,4 9,8
Các khu vực kinh tế khác 90,7 90,4 89,6 90,2
(Nguồn: Tài liệu cập nhật số liệu trong sách giáo khoa địa lí)
Hãy nhận xét sự thay đổi trong sử dụng lao động theo các thành phần kinh tế ở nước ta và ý nghĩa
của sự thay đổi đó?
*Nhận xét: từ năm 2000 đến năm 2015:
- Khu vực nhà nước: từ 9,3% tăng lên 9,8%, tăng 1 lần
- Các khu vực kinh tế khác: từ 90,7% giảm còn 90,2%, giảm 1 lần
- Cơ cấu sử dụng lao động ở các thành phần kinh tế có sự thay đổi theo hướng tích cực.
- Khu vực nhà nước tăng nhẹ, các khu vực kinh tế khác giảm nhẹ, nhưng vẫn chiếm tỉ trọng cao
* Ý nghĩa:
- Phản ánh sự phát triển của quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa nền kinh tế ở nước ta, đa
dạng hóa các thành phần kinh tế và mở rộng hợp tác, thu hút vốn đầu tư trong và ngoài nước.

Câu 7: Bảng số liệu diện tích gieo trồng, phân theo nhóm cây (nghìn ha)
Năm 2000 2017

Các nhóm cây


Tổng số 12644,3 14902,0

Cây lương thực 8399,1 8806,8

Cây công nghiệp 2229,4 2831,6

Cây thực phẩm, cây ăn quả, các cây khác 2015,8 3263,6

- Xử lý số liệu: Bảng số liệu diện tích gieo trồng, phân theo nhóm cây (%)

Năm 2000 2017

Các nhóm cây


Tổng số 100,0 100,0

Cây lương thực 66,4 59

Cây công nghiệp 17,6 19

Cây thực phẩm, cây ăn quả, các cây khác 16 22

Nhận xét:Từ năm 2000 đến 2017


- Cây lương thực từ 66,4% giảm còn 59%, giảm
- Cây công nghiệp: từ 17,6% tăng lên 19%, tăng
- Cây thực phẩm, cây ăn quả, các cây khác: từ 16% tăng lên 22%,
Kết luận và giải thích
- Cây lương thực giảm tỉ trọngnước ta đang thoát khỏi tình trạng độc canh cây lúa, phát triển đa
dạng cây trồng
- Cây công nghiệp tăng tỉ trọng nước ta đang phát huy thế mạnh của nền nông nghiệp nhiệt đới,
chuyển mạnh sang trồng cây công nghiệp hàng hóa, làm nguyên liệu cho công nghiệp chế biến và
xuất khẩu.
Câu 8:

Dựa vào bảng số liệu và biểu đồ đã vẽ, hãy nhận xét và giải thích tại sao đàn gia cầm và lợn tăng.
Tại sao đàn trâu không tăng.
Trả lời:
Nhận xét: Từ năm 1990 đến năm 2017
- Đàn trâu giảm còn 87,3% giảm 1,1 lần
- Đàn bò tăng 181,4% tăng 1,8 lần
- Đàn lợn tăng 223,5% tăng 2,2 lần
- Gia cầm tăn 358,9% tăng 3,6 lần
Kết luận:
-Đàn trâu giảm, đàn bò tăng nhẹ. Lợn và gia cầm tăng nhanh nhất
Giải thích:
- Lợn và gia cầm tăng nhanh nhất: đây là nguồn cung cấp thịt và trứng chủ yếu do:
+ Nhu cầu về thịt trứng tăng nhanh.
+ Giải quyết tốt nguồn thức ăn cho chăn nuôi.
+ Hình thức chăn nuôi đa dạng, nuôi theo hình thức công nghiệp gia đình.
- Đàn bò tăng nhẹ, trâu không tăng do nhu cầu sức kéo trâu bò trong nông nghiệp giảm (nhờ cơ
giới hoá)
Câu 9:
-Nhận xét:
Nông, lâm, ngư nghiệp: giảm từ 40.5% xuống còn 17,1%, giảm 2,4 lần
Công ngiệp-xây dựng: từ 23,8% tăng lên 37,1%, tăng 1,6 lần
Dịch vụ: từ 35,7% tăng lên 45,8%, tăng 1,3 lần
Kết luận:
Nông, lâm, ngư nghiệp giảm mạnh, công ngiệp-xây dựng và dịch vụ tăng
Giải thích:
Tỉ trọng khu vực công nghiệp – xây dựng tăng nhanh. Thực tế này phản ánh quá trình công
nghiệp hóa, hiện đại hóa của nước ta đang tiến triển.
Câu 10:

Nhận xét: Từ năm 2002 đến năm 2014:


- ĐB sông Hồng: từ 56,4 tạ tăng lên 60,2 tạ, tăng 1,1 lần
- ĐB sông Cửu Long: từ 46,2 tạ tăng lên 59,4 tạ, tăng 1,3 lần
- Cả nước: từ 45,9 tạ tăng lên 57,5 tạ, tăng 1,3 lần
- Năm 2014: ĐB sông Hồng hơn ĐB sông Cửu Long 0,8 tạ, hơn cả nước 2,7 tạ
Kết luận:
- Năng suất lúa của ĐB sông Hồng, ĐB sông Cửu Long và cả nước tăng liên tục qua các năm
- Năng suất lúa của ĐB sông Hồng dẫn đầu cả nước. Trình độ thâm canh cao
Câu 11:
Nhận xét: từ năm 1995 đến năm 2017:
+ Dân số từ 100% tăng lên 123,7%, tăng 1,2 lần
+ Sản lượng lươngthực từ 100% tăng lên 118,8%, tăng 1,2 lần
+ Bình quân lương thực theo đầu người từ 100% giảm còn 96,5%, giảm 1 lần
Kết luận:
+Dân số, Sản lượng lương thực tăng đều qua các năm, Bình quân lương thực theo đầu người giảm
+Dân số tăng tăng nhanh, sản lượng lương thực tăng nhẹ nên bình quân lương thực giảm
Câu 12:

Nhận xét: Từ năm 2000 đến năm 2013:


- Đông Bắc: từ 10 657,7 tỉ đồng tăng lên 243244,5 tỉ đồng, tăng 22,8 lần
- Tây Bắc: từ 541,1 tỉ đồng tăng lên 16625,8 tỉ đồng, tăng 30,7 lần
- Năm 2013: Đông Bắc hơn Tây Bắc 226618,7 tỉ đồng, hơn 14,6 lần
Kết luận:
- Giá trị sản xuất công nghiệp của tiểu vùng Đông Bắc và Tây Bắc tăng liên tục qua các năm
- Giá trị sản xuất công nghiệp của tiểu vùng Đông Bắc cao hơn Tây Bắc
Câu 13: Tính năng suất lúa của ĐB sông Hồng qua các năm?

Lưu ý: Năm 2002 của cả nước: ta lấy số liệu diện tích chia cho số dân rồi chia cho 1000
Năm 2002: 9406,8 : 79,7 : 1000 = 0,118 (ha/người)
Tương tự tinh các năm của cả nước và ĐBSH
2. Các loại biểu đồ thường gặp: Tròn, Đường, Miền, Cột (chồng, đơn…)
Biểu đồ tròn đôi

Biểu đồ miền
0

Biểu đồ thể hiện tốc độ tăng trưởng đàn gia súc gia cầm qua các năm 1990 đến 2002
Biểu đồ đường

Biểu đồ cột chồng %


Biểu đồ cột chồng tăng trưởng

Biểu đồ cột đơn


II. Các câu hỏi tham khảo:
1. Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam (trang 22) phần công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng:
a. Hãy xác định các trung tâm dệt may lớn nhất ở nước ta?
- TP Hồ Chí Minh, Hà Nội, Đà Nẵng, Nam Định
b. Tại sao các thành phố trên là những trung tâm dệt may lớn nhất nước ta?
- Nguồn lao động dồi dào
- Cơ sở vật chất khá phát triển,
- Là đầu mối giao thông quan trọng, thuận lợi cho việc xuất khẩu
- Thị trường tiêu thụ lớn
2. Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam (trang 9,10 hoặc 11):
Hãy phân tích thuận lợi và khó khăn của tài nguyên đất, nước và khí hậu ở nước ta? (Có trong
bảng tổng hợp)
3. Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam (trang 19):
a. Xác định các vùng trồng lúa, chăn nuôi lợn chính của nước ta?
- Vùng trồng lúa: ĐB sông Hổng, ĐB sông Cửu Long và ĐB DH Miền trung
- Chăn nuôi lợn: ĐB sông Hồng, ĐB sông Cửu Long
b. Vì sao ĐB Sông Hồng và ĐB Sông Cửu long là 2 vùng trọng điểm lúa lớn nhất nước ta?
- Đất phù sa màu mỡ, diện tích đồng bằng lớn
- Khí hậu mưa nhiều, nguồn nước tưới dồi dào
- Hệ thống thủy lợi phát triển, cơ giới hoá trong nông nghiệp
- Dân đông, nguồn lao động dồi dào, có nhiều kinh nghiệm thâm canh lúa nước
- Thị trường tiêu thụ lớn
c. Vì sao lợn được nuôi nhiều nhất ở ĐB sông Hồng?
- Gần nguồn cung cấp thức ăn
- Đông dân, thị trường tiêu thụ lớn
- Cung cấp nguồn thực phẩm lớn cho vùng
- Tạo việc làm, tăng thu nhập
4. Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam (trang 15):
a. Hãy nhận xét phân bố dân cư nước ta?
*Dân cư nước ta phân bố không đồng đều:
- Tập trung đông ở các đô thị, đồng bằng, ven biển. Thưa thớt ở miền núi và cao nguyên
- Dân cư nước ta phân bố không đồng đều giữa các vùng, tập trung chủ yếu ở nông thôn, còn thấp
ở thành thị.
b. Vì sao dân cư nước ta phân bố không đồng đều?
- Đồng bằng có địa hình bằng phẳng, đất đai màu mỡ  thuận lợi phát triển nông nghiệp…
- Đồi núi là nơi địa hình hiểm trở, đi lại khó khăn, hoạt động giao lưu kinh tế gặp nhiều trở ngại.
5. Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam (trang 20) phần thuỷ sản:
Hãy phân tích thuận lợi và khó khăn của điều kiện tự nhiên đối với ngành thuỷ sản ở nước ta?
(Có trong bảng tổng hợp)
6. Vì sao mô hình nông lâm kết hợp lại phát triển rộng rãi nước ta?
- Do nước ta có ¾ diện tích là đồi núi
- Tận dụng tài nguyên đất, nước, rừng
- Tạo việc làm, năng cao đời sống nhân dân
- Bảo vệ môi trương, chống xói mòn
7. Việc đầu tư trồng rừng đem lại lợi ích gì? Tại sao vừa khai thác vừa bảo vệ rừng?
*Lợi ích của việc trồng rừng:
- Bảo vệ môi trường sinh thái
- Hạn chế gió bão, lũ lụt, hạn hán, nhiễm mặn
- Hình thành và bảo vệ đất, chống xói mòn, bảo vệ nguồn gen quý giá
- Cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp chế biến
*Vừa khai thác vừa bảo vệ rừng:
- Tái tạo nguồn gen quý giá, bảo vệ môi trường
- Tạo việc làm, nâng cao đời sống nhân dân
8. Tại sao việc làm đang là vấn đề xã hội gay gắt ở nước ta?
- Nguồn lao động nước ta dồi dào và tăng nhanh.
- Nền kinh tế có nhiều chuyển biến tích cực nhưng khả năng tạo việc làm còn hạn chế, chưa đáp
ứng việc làm cho số lao động tăng thêm hằng năm
- Tỉ lệ thất nghiệp ở thành thị và thiếu việc làm ở nông thôn còn cao
- Do đặc điểm mùa vụ của sản xuất nông nghiệp
9. Tại sao thuỷ lợi là biện pháp hàng đầu trong thâm canh nông nghiệp ở nước ta?
- Chống úng, lụt trong mùa mưa bão
- Đảm bảo nước tưới trong mùa khô
- Cải tạo đất chua, đất mặn, đất phèn. Mở rộng diện tích đất canh tác
- Tăng vụ, thay đổi cơ cấu mùa vụ, cơ cấu cây trồng
10. Phát triển và phân bố công nghiệp chế biến ảnh hưởng thế nào đến phát triển và phân
bố nông nghiệp?
- Tăng giá trị và khả năng cạnh tranh của hàng nông sản
- Thúc đẩy sự phát triển các vùng chuyên canh
- Nâng cao hiệu quả sản xuất công nghiệp
- Tạo nhiều việc làm, giải quyết đầu ra cho sản phẩm
10. Vì sao nước ta buôn bán nhiều nhất với thị trường Châu Á- Thái Bình Dương?
-Vị trí địa lí thuận lợi
-Thị hiếu tiêu dùng nhiều điểm tương đồng, có quan hệ lâu đời
-Đông dân, thị trường tiêu thụ lớn
-Tiêu chuẩn hàng hoá không cao
11. Vì sao khai thác khoáng sản là thế mạnh của tiểu vùng ĐB? Phát triển thủy điện là thế
mạnh của tiểu vùng TB?
-Đông Bắc: có nhiều mỏ khoáng sản tập trung với trữ lượng lớn, điều kiện khai thác tương đối
thuận lợi …
-Tây Bắc: có nguồn thủy năng lớn với nhiều sông suối, lượngnước dồi dào …
12. Nhờ những điều kiện thuận lợi nào mà chè chiếm tỉ trọng lớn về số lượng và sản lượng so với
cả nước?
-Đất feralit trên đá vôi, địa hình đồi bát úp
-Khí hậu nhiệt đới ẩm, mùa đông lạnh, nguồn nước tưới dồi dào
-Nguồn lao động dồi dào, có nhiều kinh nghiệm trong việc trồng và chế biến chè
-Thị trường tiêu thụ lớn, nhiều cơ sở sản xuất chè
13. Việc trồng rừng theo hướng nông – lâm kết hợp ở trung du và miền núi Bắc Bộ có ý nghĩa
như thế nào?
- Khai thác hợp lí hơn diện tích đất rừng.
- Bảo vệ rừng đầu nguồn, tăng độ che phủ rừng.
- Hạn chế xói mòn đất. Cải thiện điều kiện sinh thuỷ cho các dòng sông, điều tiết nguồn nước cho
các hồ thuỷ điện, thuỷ lợi
- Sử dụng lao động nhàn rỗi trong NN, tăng thu nhập cải thiện đời sống người dân
14. Nêu lợi ích kinh tế của việc đưa vụ đông thành vụ sản xuất chính?
- Cây vụ đông phù hợp với rét đậm, rét hại, chịu h: cây ngô đông, khoai tây, rau quả ôn đới…
- Cơ câu cây trồng đa dạng
- Đem lại lợi ích kinh tế, tạo việc làm, tăng thu nhập.
15. Ảnh hưởng của việc giảm tỉ lệ gia tăng dân số tới đảm bảo lương thực của ĐB sông
Hồng?
- Tỉ lệ gia tăng dân số giảm, sản lượng lương thực tăng, nên bình quân lương thực theo đầu người
tăng
- Đảm bảo an ninh lương thực cho vùng, dự trữ và xuất khẩu lương thực
- Cung cấp thức ăn cho chăn nuôi
- Chính sách dân số kế hoach hoá gia đình triển khai có hiệu quả.

Đà nẵng, ngày 1 tháng 12 năm 2022


Tổ phó, đã duyệt

Nguyễn Thị Kim Yến

You might also like