Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 8

CHƯƠNG II: ĐIỆN TỪ HỌC

1.Dòng điện xoay chiều:


- Dòng điện cảm ứng trong cuộn dây dẫn kín đổi chiều khi số đường sức từ xuyên qua tiết
diện S của cuộn dây đang tăng mà chuyển sang giảm goặc ngược lại đang giảm chuyển
sang tăng. Dòng điện luân phiên đổi chiều gọi là dòng điện xoay chiều.
- Cách tạo ra dòng điện xoay chiều:
+ Cho cuộn dây dẫn kín quay trong từ trường của nam châm
+ Cho nam châm quay trước cuộn dây dẫn kín thì trong cuộn dây xuất hiện dòng điện cảm
ứng xoay chiều.
2. Máy phát điện xoay chiều:
- Cấu tạo: Máy phát điện xoay chiều có hai bộ phận chính là nam châm và cuộn dây dẫn.
Bộ phận đứng yên gọi là stato, bộ phận còn lại quay gọi là rôto.
- Phân loại: Có hai loại máy phát điện xoay chiều:
+ Máy phát điện xoay chiều có cuộn dây quay.
+ Máy phát điện xoay chiều có nam châm quay.
- Hoạt động: Khi cho nam châm hoặc cuộn dây của máy phát điện quay thì số đường sức
từ xuyên qua tiết diện S của cuộn dây luân phiên tăng giảm , tạo ra dòng điện xoay chiều.
VD: nêu nguyên tắc hoạt động của MPĐXC có cuộn dây quay?
3. Các tác dụng của dòng điện xoay chiều – đo cường độ dòng điện và hiệu điện thế
xoay chiều.
* Các tác dụng của dòng điện xoay chiều:
- Tác dụng nhiệt . VD: dòng điện chạy qua đèn dây tóc lamf dây tóc nóng đến hiệt độ cao
và phát sáng.
- Tác dụng phát sáng. VD: dòng điện qua đèn Led làm đèn phát sáng.
- Tác dụng từ. VD: dòng điện đi qua cuộn dây quấn quanh lõi sắt làm nó hút sắt.
- Tác dụng sinh lí. VD: dòng điện qua cơ thể người làm cơ co giật.
TRONG ĐÓ : tác dụng từ phụ thuộc chiều dòng điện: Lực từ đổi chiều khi dòng điện đổi
chiều.
* Đo cường độ dòng điện và hiệu điện thế xoay chiều:
Dùng ampe kế và vôn kế xoay chiều có kí hiệu AC (hay ~) để đo giá trị hiệu dụng của
CĐDĐ và HĐT xoay chiều.
Khi mắc ampe kế và vôn kế xoay chiều vào mạch điện xoay chiều không cần phân biệt
chốt (+) hay (-)..
- Các công thức của dòng điện một chiều có thể áp dụng cho các giá trị hiệu dụng của
cường độ và HĐT của dòng điện xoay chiều
4. Truyền tải điện năng đi xa.
- Khi truyền tải điện năng đi xa bằng đường dây dẫn sẽ có một phần điện năng hao phí do
hiện tượng tỏa nhiệt trên đường dây.
- Công suất hao phí do tỏa nhiệt trtên đường dây dẫn tỉ lệ nghịch với bình phương hiệu
điện thế đặt vào hai đầu dây dẫn:
2

℘hp = R. 2 -
U
- Để giảm hao phí trên đường dây truyền tải điện năng đi xa ta có các phương án sau:
+ Giảm điện trở R ( ko có lợi)

Qua công thức , ta thấy muốn giảm điện trở thì phải tăng S, tức là dùng dây dẫn
có tiết diện lớn. Khi đó thì dây có khối lượng lớn, đắt tiền, nặng, dễ gãy, phải có hệ thống
cột điện lớn.
Giảm công suất hao phí bằng cách giảm diện trở dây tải điện thì có bất lợi: Tổn phí để
tăng tiết diện S của dây còn lớn hơn giá trị điện năng bị hao phí.
+ Tăng hiệu điện thế( có lợi):
Tăng hiệu điện thế thì công suất hao phí sẽ giảm rất nhiều
2

vì ℘hp = R. 2 - công suất hao phí tỉ lệ nghịch với bình phương hiệu điện thế đặt vào hai
U
đầu dây, tăng hđt lên n lần thì ℘hp giảm n2 lần.

VD: Theo chiều xuôi: U tăng 6 lần thì ℘hp giảm bn lần?
2

vì ℘hp = R. 2 nên công suất hao phí tỉ lệ nghịch với bình phương hiệu điện thế đặt
U
vào hai đầu dây, do đó khi tăng hđt lên 6 lần thì ℘hp giảm 62 = 36 lần.

Theo chiều ngược: ℘hp giảm 100 lần thì U tăng bn lần?
2

vì ℘hp = R. 2 - nên công suất hao phí tỉ lệ nghịch với bình phương hiệu điện thế đặt vào
U
hai đầu dây, do đó khi ℘hp giảm 100 lần thì U tăng √ 100 = 10 lần.

-Khi truyền tải điện năng đi xa phương án làm giảm hao phí hữu hiệu nhất là tăng hiệu điện
thế đặt vào hai đầu dây dẫn bằng các máy biến thế.

4. Máy biến thế.


* Công dụng: Máy biến thế dùng để tăng, giảm hiệu điện thế
* Cấu tạo:
- Hai cuộn dây (cuộn sơ cấp và cuộn thứ cấp ) có số vòng khác nhau, đặt cách điện với
nhau.
- Một lõi sắt (hay thép) có pha Silic, chung cho cả hai cuộn dây.
* Hoạt động: Khi đặt một hiệu điện thế xoay chiều vào hai đầu cuộn dây sơ cấp của một
máy biến thế thì ở hai đầu của cuộn dây thứ cấp xuất hiện một hiệu điện thế xoay chiều.
* Lưu ý:
- Không thể dùng dòng điện một chiều không đổi để chạy máy biến thế được.
- Hiệu điện thế ở hai đầu mỗi cuộn dây của máy biến thế tỉ lệ với số vòng dây của mỗi
U1 n1
cuộn: U = n
2 2

Trong đó: U1: Hiệu điện thế ở hai đầu cuộn sơ cấp (V)
U2: Hiệu điện thế ở hai đầu cuộn thứ cấp (V)
n1 : Số vòng dây ở cuộn sơ cấp (vòng)
n2 : Số vòng dây ở cuộn thứ cấp (vòng
- Phân loại: + Nếu U2 > U1 : máy tăng thế.
+ Nếu U2 < U1 : máy hạ thế.
- Ở hai đầu đường dây tải điện về phía nhà máy điện đặt máy tăng thế để giảm hao phí về
nhiệt trên đường dây tải, ở nơi tiêu thụ đặt máy hạ thế xuống bằng hiệu điện thế định mức
của các dụng cụ tiêu thụ điện.

CHƯƠNG III: QUANG HỌC


1. Hiện tượng khúc xạ ánh sáng.
* Hiện tượng khúc xạ ánh sáng là hiện tượng tia sáng truyền từ môi trường trong suốt này
sang môi trường trong suốt khác bị gãy khúc tại mặt phân cách giữa hai môi trường.
Trong hình vẽ:
- SI là tia tới
- IK là tia khúc xạ
- PQ là mặt phân cách
- NN’ là pháp tuyến
- i = SIN là góc tới
- r = KIN ' là góc khúc xạ
* Lưu ý :
+ Khi tia sáng truyền từ không khí sang các môi trường trong suốt rắn, lỏng khác nhau
thì góc khúc xạ nhỏ hơn góc tới ( r < i )
+ Khi tia sáng truyền từ các môi trường trong suốt khác sang không khí thì góc khúc xạ
lớn hơn góc tới ( r > i )
- Khi tăng (hoặc giảm) góc tới thì góc khúc xạ cũng tăng (hoặc giảm).
- Góc tới 00 thì góc khúc xạ bằng 00: tia sáng không bị gãy khúc mà truyền thẳng qua môi
trường thứ hai.
* Phân biệt hiện tượng khúc xạ và hiện tượng phản xạ:

Hiện tượng phản xạ Hiện tượng khúc xạ


-Tia tới gặp mặt phân cách giữa 2 -Tia tới gặp mặt phân cách giữa 2
môi trường trong suốt bị hắt trở môi trường trong suốt bị gãy khúc
lại môi trường trong suốt cũ. tại mặt phân cách và tiếp tục đi
vào môi trường trong suốt thứ 2.
-Góc phản xạ bằng góc tới. -Góc khúc xạ không bằng góc tới.

2. Thấu kính hội tụ.


a, Đặc điểm của thấu kính hội tụ:
- Thấu kính hội tụ có phần rìa mỏng hơn phần giữa.
- Một chùm tia tới song song với trục chính của thấu kính hội tụ cho chùm tia ló hội tụ tại
tiêu điểm của thấu kính.
- Dùng thấu kính hội tụ quan sát dòng chữ thấy lớn hơn nhìn bình thường.
b, Đường truyền của ba tia sáng đặc biệt qua thấu
kính hội tụ.
- Tia tới đi qua quang tâm thì tia ló tiếp tục truyền thẳng
(không khúc xạ) theo phương của tia tới.
- Tia tới song song với trục chính thì tia ló đi qua tiêu
điểm.
- Tia tới đi qua tiêu điểm thì tia ló song song với trục

chính.

c, Ảnh của vật tạo bởi thấu


kính hội tụ.
d. Cách tính:
* Nếu A trên trục chính:
A' B' OA '
∆OA’B’  ∆OAB (g – g) → AB = OA (1)
A' B' A' F ' A' B' A' F '
∆F’A’B’  ∆F’OI (g – g) → OI = OF ' mà OI = AB vì ABIO là hcn → AB = OF '
(2)
OA ' A' F '
Từ (1) và (2) : OA = OF ' (3)
'
OA ' O A −OF '
+ Ảnh thật thì A’F’ = OA’ – OF’ thay vào (3): OA =
OF '

OA ' O A ' +OF '


+ Ảnh ảo thì A’F’ = OA’ + OF’ thay vào (3): OA =
OF '

Từ đó thay số tính.

* Nếu B trên trục chính:


A' B' OB '
∆OA’B’  ∆OAB (g – g) → AB = OB (1)
A' B' B' F' A' B' B' F'
∆F’A’B’  ∆F’IO (g – g) → IO = OF ' mà IO = AB vì ABOI là hcn → AB = OF '
(2)
OB ' B' F'
Từ (1) và (2) : OB = OF ' (3)
'
OB ' O B −OF '
+ Ảnh thật thì B’F’ = OB’ – OF’ thay vào (3): OB =
OF '

'
OB ' O B +OF '
+ Ảnh ảo thì B’F’ = OB’ + OF’ thay vào (3): OB =
OF '
Từ đó thay số tính.

3. Thấu kính phân kì.


a, Đặc điểm của thấu kính phân kì:
- Thấu kính phân kì có phần rìa dày hơn phần giữa.
- Chùm tia tới song song với trục chính của thấu kính phân kì cho chùm tia ló phân kì.
- Dùng thấu kính phân kì quan sát dòng chữ thấy nhỏ hơn nhìn bình thường.
b, Đường truyền của ba tia sáng đặc biệt qua thấu kính phân kì.
- Tia tới song song với trục chính thì
tia ló kéo dài đi qua tiêu điểm.
- Tia tới đến quang tâm thì thì tia ló
tiếp tục truyền thẳng theo phương
của tia tới.

c, Ảnh của vật tạo bởi thấu kính phân kì.


- Vật sáng đặt ở mọi vị trí trước thấu kính phân kì luôn cho ảnh ảo, cùng chiều, nhỏ hơn
vật và luôn nằm trong khoảng tiêu cự của thấu kính.
- Vật đặt rất xa thấu kính, ảnh ảo của vật có vị trí cách thấu kính một khoảng bằng tiêu cự.
- Nếu đưa vật ra xa thấu kính nhưng theo phương song song với trục chính thì ảnh nhỏ dần
và xa thấu kính dần.
- Vật đặt sát thấu kính cho ảnh ảo bằng vật.

d. Cách tính:
* Nếu A trên trục chính:
A' B' OA '
∆OA’B’  ∆OAB (g – g) → AB = OA (1)
A' B' A' F A' B' A' F
∆FA’B’  ∆FOI (g – g) → OI = OF mà OI = AB vì ABIO là hcn → AB = OF (2)
OA ' A' F
Từ (1) và (2) : OA = OF (3)
OA ' OF−OA '
Mà A’F = OF – OA’ thay vào (3): OA = OF

Từ đó thay số tính.
* Nếu B trên trục chính:
A' B' OB '
∆OA’B’  ∆OAB (g – g) → AB = OB (1)
A' B' B' F A' B' B' F
∆FA’B’  ∆FIO (g – g) → IO = OF mà IO = AB vì ABOI là hcn → AB = OF (2)
OB ' B' F
Từ (1) và (2) : OB = OF (3)
OB ' OF−OB '
Mà B’F = OF – OB’ thay vào (3): OB = OF
Từ đó thay số tính.

VD:
Vật cách Thấu kính hội tụ 15cm, TK có tiêu cự 18cm. ảnh thu được có đặc điểm gì?
d= 15cm, f = 18cm thì d<f : ảnh ảo cùng chiều lớn hơn vật.
Vật cách Thấu kính hội tụ 15cm, TK có tiêu cự 6cm. ảnh thu được có đặc điểm gì?
d= 15cm, f = 6cm thì d >2f: ảnh thật ngược chiều nhỏ hơn vật
Cho TKHT có tiêu cự 10cm, đặt vật ở vị trí nào để thu được ảnh thật ngược chiều
nhỏ hơn vật?
f = 10cm để thu được ảnh thật ngược chiều nhỏ hơn vật thì d>2f túc là d>20cm
Cho TKHT có tiêu cự 10cm, đặt vật ở vị trí nào để thu được ảnh ảo cùng chiều lớn
hơn vật?
f = 10cm để thu được ảnh ảo cùng chiều lớn hơn vật thì d<f tức là d<10cm
4. Mắt.
* Cấu tạo:
- Hai bộ phận quan trọng nhất của mắt là: thể thủy tinh và màng lưới (còn gọi là võng
mạc).
+ Thể thủy tinh: là một thấu kính hội tụ bằng một chất trong suốt và mềm.
+ Màng lưới: là một màng ở đáy mắt, tại đó ảnh của vật mà ta nhìn thấy sẽ hiện lên rõ nét.
* Sự tạo ảnh trên màng lưới:
- Để nhìn rõ các vật ở các vị trí xa, gần khác nhau thì mắt phải điều tiết để ảnh hiện rõ trên
màng lưới bằng cách co giãn thể thủy tinh (thay đổi tiêu cự của thể thủy tinh).
- Ảnh của vật mà ta nhìn hiện trên màng lưới có đặc điểm là ảnh thật, ngược chiều và nhỏ
hơn vật.
- Điểm xa nhất mà mắt có thể nhìn rõ khi không điều tiết gọi là điểm cực viễn (kí hiệu C V).
Khoảng cách từ điểm CV đến mắt là khoảng cực viễn OCv.
Khi nhìn vật ở điểm cực viễn thì tiêu cự của thể thủy tinh nằm trên màng lưới, lúc này thể
thủy tinh có tiêu cự dài nhất.
- Điểm gần nhất mà mắt có thể nhìn thấy được gọi là điểm cực cận (kí hiệu C C )
Khoảng cách từ điểm CC đến mắt là khoảng cực cận OCc.
Khi nhìn vật ở điểm cực cận mắt phải điều tiết lớn nhất.
- Mắt nhìn rõ vật nếu vật nằm trong khoảng từ điểm CC đến điểm CV .
* Mắt cận thị:
- Mắt cận thị là mắt có thể nhìn rõ những vật ở gần, nhưng không nhìn rõ những vật ở xa.
Ví dụ:+ Khi đọc sách, phải đặt sách gần mắt hơn bình thường.
+ Ngồi dưới lớp, nhìn chữ viết trên bảng thấy mờ.
+ Ngồi trong lớp, nhìn không rõ các vật ngoài sân trường.
- Kính cận là thấu kính phân kì.
Mắt cận phải đeo kính phân kì để nhìn rõ những vật ở xa.
Kính cận thị thích hợp có tiêu điểm F trùng với điểm cực viễn (C V ) của mắt: OF =
OCv
- Mắt bị cận khi không phải điều tiết tiêu điểm của thể thủy tinh nằm trước màng lưới,
điểm cực cận và điểm cực viễn của mắt cận gần hơn điểm cực cận và điểm cực viễn của
mắt người bình thường.
* Mắt lão:
- Mắt lão nhìn rõ những vật ở xa nhưng không nhìn rõ những vật ở gần.
- Kính lão là thấu kính hội tụ.
Mắt lão phải đeo kính hội tụ để nhìn rõ những vật ở gần.
- Mắt lão khi không điều tiết tiêu điểm của thể thủy tinh nằm trên màng lưới, điểm cực
viễn của mắt lão như người bình thường.
* Lưu ý: tính điểm cực cận ( Cc)
- Mắt bình thường : 25cm trở ra
- Mắt cận: nhỏ hơn 25cm
- Mắt lão ( viễn thị) : 50cm trở ra
- Khoảng cực cận của mắt lão > Khoảng cực cận mắt bình thường > Khoảng cực cận mắt
cận

5. Kính lúp:
- Kính lúp là thấu kính hội tụ có tiêu cự ngắn dùng để quan sát các vật nhỏ.
25
- Công thức tính độ bội giác: G = f
Trong đó: f : tiêu cự (cm)
- Cách sử dụng kính lúp: Khi quan sát một vật nhỏ qua kính lúp, ta phải đặt vật trong
khoảng tiêu cự của kính sao cho thu được một ảnh ảo, cùng chiều và lớn hơn vật.

You might also like