Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 124

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

KIỂM SOÁT Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG TẠI CÔNG TY CỔ


PHẦN TONG HONG TANNERY VIỆT NAM

Họ và tên sinh viên: NGUYỄN THỊ OANH


Ngành: QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG
Niên khóa: 2009–2013

Tháng 12/2012
KIỂM SOÁT Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG TẠI
CÔNG TY CỔ PHẦN TONG HONG TANNERY VIỆT NAM

Tác giả

NGUYỄN THỊ OANH

Khóa luận được đệ trình để đáp ứng yêu cầu

cấp bằng Kỹ sư ngành


Quản lý môi trường

Giáo viên hướng dẫn:


KS. Bùi Thị Cẩm Nhi

Tháng 12 năm 2012

i
LỜI CẢM ƠN

Trong suốt quá trình học tập, thực tập và làm khóa luận tốt nghiệp em đã nhận
được rất nhiều sự động viên, quan tâm giúp đỡ của Thầy Cô, gia đình, bạn bè và từ
phía Công ty cổ phần Tong Hong Tannery Việt Nam. Với lòng biết ơn sâu sắc, em xin
gửi lời cảm ơn chân thành đến:
Quý thầy cô Khoa Môi Trường và Tài Nguyên, Trường ĐH Nông Lâm TP. HCM
- những người đã tận tình truyền đạt kiến thức, kinh nghiệm quý báu cho em trong suốt
bốn năm trên giảng đường đại học.
Giáo viên hướng dẫn: cô Bùi Thị Cẩm Nhi - người đã đã dành thời gian tận tâm
giảng dạy, chỉ bảo, hướng dẫn em trong suốt quá trình thực tập và hoàn thành khóa
luận tốt nghiệp.
Ban giám đốc, các cô chú, anh chị trong phòng iso cũng như các anh chị dưới
xưởng của Công ty cổ phần Tong Hong Tannery Việt Nam đã tạo điều kiện cho em
thực tập, tận tình giúp đỡ, cung cấp số liệu bổ ích để em hoàn thành bài báo cáo này.
Tất cả những người bạn đã luôn bên cạnh, chia sẻ, giúp đỡ em trong thời gian
vừa qua.
Cuối cùng, em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến ba mẹ, anh chị trong gia đình đã
luôn là nguồn động viên, khích lệ, là điểm tựa vững chắc tiếp sức cho em để em vượt
qua khó khăn và hoàn thành nhiệm vụ của mình.
Tuy đã cố gắng hết mình nhưng do thời gian thực tập và trình độ chuyên môn
còn hạn chế nên không tránh khỏi thiếu sót. Rất mong nhận được sự thông cảm, đóng
góp ý kiến của các thầy cô và các bạn để bài báo cáo của em được hoàn thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn!

Sinh viên thực hiện

Nguyễn Thị Oanh

ii
TÓM TẮT KHÓA LUẬN

Đề tài “Kiểm soát ô nhiễm môi trường tại Công ty cổ phần Tong Hong Tannery
Việt Nam” được tiến hành tại Công ty cổ phần Tong Hong Tannery Việt Nam, từ
tháng 10 năm 2012 đến tháng 12 năm 2012.
Công ty sản xuất da từ da đã thuộc thành da thành phẩm đáp ứng nhu cầu sử dụng
của người dân hiện nay, đồng thời giải quyết công ăn việc làm cho hơn 1000 công
nhân. Tuy nhiên, hoạt động này cũng gây ảnh hưởng đến môi trường do những chất
thải phát sinh trong quá trình sản xuất. Do đó, việc kiểm soát các vấn đề môi trường tại
công ty là một vấn đề cần thiết.
Khóa luận gồm các nội dung chính sau:
 Sự tiếp cận với đề tài thông qua phần giới thiệu nội dung, mục tiêu, giới hạn và
phương pháp nghiên cứu đề tài.
 Tổng quan Lý thuyết kiểm soát ô nhiễm công nghiệp.
 Tổng quan về Công ty:
 Diện tích là 11,2 ha và hiện có 1200 công nhân viên đang làm việc tại công ty.
 Công ty có thực hiện giám sát môi trường định kỳ 2 lần/năm.
 Công ty đã xây dựng khu xử lý nước thải với công suất thực 2500 m 3/ngày đêm.
Công ty cũng trang bị các thiết bị xử lý bụi tại các công đoạn phát sinh nhiều bụi, hệ
thống hút hơi dung môi tại máy phủ PU và 1 hệ thống xử lý khí thải tại lò hơi đốt than.
 Công ty đã tiến hành phân loại tại nguồn chất thải rắn và hợp đồng với các đơn
vị có chức năng để thu gom, vận chuyển, xử lý theo đúng quy định.
 Các công tác PCCC và an toàn tai nạn cũng được công ty quan tâm, thực hiện
theo đúng quy định.
 Các vấn đề môi trường còn tồn đọng cần được quan tâm như:
 Ô nhiễm không khí do bụi tại các khu vực đánh mềm, khí thải tại lò hơi.
 Tiếng ồn, độ rung do các thiết bị máy trong phân xưởng sản xuất, đặc biệt là
các khu phân phối điện, máy nén khí, khu vực phủ PU, đánh mềm.
 Môi trường nước đặc biệt chú trọng đến việc sử dụng tiết kiệm tài nguyên nước,
tránh các hiện tượng rò rỉ nước tại các vòi nước.

iii
 Công tác phân loại chất thải rắn thông thường và chất thải nguy hại cần phải
triệt để hơn.
 Công tác an toàn lao động và phòng chống cháy nổ cần được triển khai thực
hiện nghiêm túc hơn.
 Dựa trên cơ sở hiện trạng và các vấn đề môi trường còn tồn đọng, đề xuất các
giải pháp kiểm soát ô nhiễm như:
 Bổ sung thêm hệ thống thu khí thải của lò hơi đốt dầu FO về hệ thống xử lý khí
tại lò hơi đốt than để xử lý.
 Xây dựng thêm mô hình đất ngập nước để tiết kiệm lượng nước sạch sử dụng.
 Giám sát đo đạc tiếng ồn, độ rung tại phân xưởng định kỳ.
 Lắp đặt hệ thống thu gom bụi túi vải mới cho khu vực đánh mềm.
 Tăng cường kiểm tra, bảo dưỡng các loại thiết bị máy móc định kỳ hằng tuần để
đảm bảo điều kiện hoạt động tốt nhất và một số biện pháp quản lý khác.
Tuy Công ty đã có sự quan tâm đến vấn đề môi trường nhưng vẫn còn một số tồn
tại cần được kiểm soát. Tôi hy vọng những kết quả của đề tài sẽ góp phần vào công tác
bảo vệ môi trường của công ty và đảm bảo công nhân có một môi trường làm việc lành
mạnh, không độc hại.

iv
MỤC LỤC

LỜI CẢM ƠN.................................................................................................................ii


TÓM TẮT KHÓA LUẬN.............................................................................................iii
MỤC LỤC.......................................................................................................................v
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT...................................................................................viii
DANH MỤC BẢNG......................................................................................................ix
DANH MỤC HÌNH........................................................................................................x
Chương 1: MỞ ĐẦU.......................................................................................................1
1.1. Đặt vấn đề.............................................................................................................1
1.2. Mục tiêu đề tài......................................................................................................2
1.3. Nội dung nghiên cứu............................................................................................2
1.4. Phương pháp thực hiện.........................................................................................2
1.4.1. Phương pháp thu thập thông tin.....................................................................2
1.4.2. Phương pháp phỏng vấn trực tiếp..................................................................3
1.4.3. Phương pháp khảo sát thực địa......................................................................3
1.4.4. Phân tích, tổng hợp tài liệu............................................................................4
1.5. Phạm vi và giới hạn của đề tài..............................................................................4
Chương 2: TỔNG QUAN TÀI LIỆU..............................................................................6
2.1. Khái niệm.............................................................................................................6
2.2. Mục tiêu kiểm soát ô nhiễm.................................................................................6
2.3. Các công cụ thực hiện kiểm soát ô nhiễm..........................................................12
2.3.1. Công cụ chỉ huy – kiểm soát........................................................................12
2.3.2. Công cụ kinh tế............................................................................................12
2.3.3. Công cụ kĩ thuật...........................................................................................12
2.3.4. Công cụ thông tin.........................................................................................13
2.4. Lợi ích của việc áp dụng các giải pháp kiểm soát ô nhiễm................................13
2.4.1. Lợi ích về môi trường..................................................................................13
2.4.2. Lợi ích về kinh tế.........................................................................................13
Chương 3: TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN TONG HONG TANNERY
VIỆT NAM....................................................................................................................14
3.1. Giới thiệu chung về Công ty Cổ phần Tong Hong Tannery Việt Nam..............14
3.2. Vị trí địa lý – Điều kiện tự nhiên........................................................................15
3.3. Hệ thống giao thông và thông tin liên lạc...........................................................15

v
3.4. Lịch sử thành lập và phát triển của Công ty Cổ Phần Tong Hong Tannery Việt
Nam............................................................................................................................16
3.4.1. Lịch sử hình thành công ty...........................................................................16
3.4.2. Quá trình phát triển của công ty...................................................................16
3.5. Sơ đồ tổ chức và bố trí nhân sự..........................................................................17
3.6. Lĩnh vực sản xuất, kinh doanh............................................................................19
3.7. Sản phẩm, thị trường tiêu thụ.............................................................................19
3.8. Hiện trạng cơ sở hạ tầng tại công ty...................................................................20
3.8.1. Các thiết bị máy móc chính phục vụ cho sản xuất của công ty...................20
3.8.2. Mặt bằng nhà xưởng....................................................................................21
3.8.3. Hệ thống giao thông.....................................................................................21
3.8.4. Hệ thống cấp điện........................................................................................21
3.8.5. Hệ thống cấp nước.......................................................................................22
3.8.6. Hệ thống thoát nước mưa.............................................................................22
3.8.7. Hệ thống thu gom và xử lý nước thải...........................................................22
3.9. Hiện trạng sản xuất kinh doanh..........................................................................22
3.9.1. Quy trình sản xuất........................................................................................22
3.9.2. Loại, lượng nguyên nhiên vật liệu, năng lượng tiêu thụ..............................27
Chương 4: HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜNG, CÁC BIỆN PHÁP QUẢN LÝ MÔI
TRƯỜNG ĐÃ ÁP DỤNG.............................................................................................29
4.1. Môi trường không khí.........................................................................................29
4.1.1. Mùi...............................................................................................................29
4.1.2. Bụi................................................................................................................31
4.1.3. Khí thải.........................................................................................................34
4.1.4. Tiếng ồn, rung..............................................................................................38
4.1.5. Nhiệt độ........................................................................................................40
4.2. Môi trường nước.................................................................................................40
4.3. Chất thải rắn........................................................................................................47
4.4. Chất thải nguy hại...............................................................................................48
4.5. An toàn lao động và phòng cháy chữa cháy.......................................................50
4.5.1. An toàn lao động..........................................................................................50
4.5.2. Phòng cháy chữa cháy..................................................................................51
Chương 5: CÁC VẤN ĐỀ MÔI TRƯỜNG CÒN TỒN TẠI VÀ ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI
PHÁP.............................................................................................................................53
5.1. Môi trường không khí........................................................................................53
5.1.1. Mùi...............................................................................................................53

vi
5.1.1.1. Vấn đề tồn tại:....................................................................................53
5.1.1.2. Đề xuất các giải pháp:........................................................................53
5.1.2. Bụi................................................................................................................54
5.1.2.1. Vấn đề tồn tại:....................................................................................54
5.1.2.2. Đề xuất các giải pháp:........................................................................54
5.1.3. Khí thải.........................................................................................................55
5.1.3.1. Vấn đề tồn tại:....................................................................................55
5.1.3.2. Đề xuất các giải pháp:......................................................................566
5.1.4. Tiếng ồn, rung..............................................................................................57
5.1.4.1. Vấn đề tồn tại:....................................................................................57
5.1.4.2. Đề xuất giải pháp:..............................................................................57
5.1.5. Nhiệt độ........................................................................................................58
5.1.5.1. Vấn đề tồn tại:....................................................................................58
5.1.5.2. Đề xuất các giải pháp:........................................................................58
5.2. Môi trường nước.................................................................................................58
5.2.1. Vấn đề tồn tại:..............................................................................................58
5.2.2. Đề xuất các giải pháp:..................................................................................59
5.3. Chất thải rắn........................................................................................................61
5.3.1. Vấn đề tồn tại:..............................................................................................61
5.3.2. Đề xuất các giải pháp:..................................................................................61
5.4. Chất thải nguy hại...............................................................................................61
5.4.1. Vấn đề tồn tại:..............................................................................................61
5.4.2. Đề xuất các giải pháp:..................................................................................62
5.5. An toàn lao động và phòng cháy chữa cháy......................................................63
5.5.1. Vấn đề tồn tại:..............................................................................................63
5.5.2. Đề xuất các giải pháp:..................................................................................64
Chương 6: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ.....................................................................66
6.1. Kết luận...............................................................................................................66
6.2. Kiến nghị............................................................................................................67
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC

vii
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

BOD : Nhu cầu oxy sinh hóa (Biochemical Oxygen Demand)


BTNMT : Bộ Tài nguyên và môi trường
BYT : Bộ y tế
COD : Nhu cầu oxy hóa học (Chemical Oxygen Demand)
CTNH : Chất thải nguy hại
KCN : Khu công nghiệp
OHSAS : Hệ thống quản lý an toàn và sức khỏe nghề nghiệp
(Occupational Health And Safety Assessment Series)
PCCC : Phòng cháy chữa cháy
pH : Chỉ tiêu dùng đánh giá tính axít hay bazơ
QCVN : Quy chuẩn Việt Nam
QĐ : Quyết định
TCVN : Tiêu chuẩn Việt Nam
TCVS : Tiêu chuẩn vệ sinh
TTLT : Thông tư liên tịch
TNHH : Trách nhiệm hữu hạn
TSS : Tổng chất rắn lơ lửng (Total Suspended Solids)
VOC : Nồng độ hợp chất hữu cơ bay hơi trong không khí
(Volatile Organic)

viii
DANH MỤC BẢNG

Bảng 3.1: Sản phẩm và sản lượng trung bình...............................................................19


Bảng 3.2: Các thiết bị máy móc chính phục vụ cho sản xuất của công ty....................20
Bảng 3.3: Diện tích sử dụng của nhà máy....................................................................21
Bảng 3.4: Nguyên nhiên vật liệu chính phục vụ cho sản xuất:.....................................27
Bảng 3.5: Nhu cầu sử dụng nước của công ty trong một ngày.....................................28
Bảng 4.1: Kết quả phân tích chất lượng không khí tại khu vực PU (mg/m3) đo đạc
ngày 19/06/2012............................................................................................................29
Bảng 4.2: Kết quả phân tích nồng độ bụi tại các phân xưởng sản xuất (đo đạc ngày
17/08/2012)...................................................................................................................31
Bảng 4.3: Kết quả phân tích chất lượng khí thải lò hơi đốt than (mg/Nm3) đo đạc ngày
19/06/2012.....................................................................................................................34
Bảng 4.4: Chất lượng không khí trong khu vực công ty (mg/m3) đo đạc ngày
19/06/2012.....................................................................................................................35
Bảng 4.5: Chất lượng không khí xung quanh (mg/m3) đo đạc ngày 19/06/2012.........36
Bảng 4.6: Kết quả đo tiếng ồn tại các phân xưởng sản xuất (đo đạc ngày 17/08/2012)
....................................................................................................................................... 38
Bảng 4.7: Kết quả phân tích nước thải đầu vào của hệ thống xử lý nước thải.............41
Bảng 4.8: Kết quả phân tích các thông số ô nhiễm trong nước thải của công ty (mg/l)
ngày 19/06/2012............................................................................................................45
Bảng 4.9: Số lượng chất thải rắn phát sinh tại công ty 6 tháng đầu năm 2012:...........47
Bảng 4.10: Kết quả phân tích chỉ tiêu Crom có trong bùn thải của nhà máy ngày
19/06/2012.....................................................................................................................48
Bảng 4.11: Số lượng chất thải nguy hại phát sinh 6 tháng đầu năm 2012:...................48

ix
DANH MỤC HÌNH

Hình 3.1: Tổng quan Công ty Cổ phần Tong Hong Tannery Việt Nam......................14
Hình 3.2: Sơ đồ tổ chức bộ máy công ty......................................................................17
Hình 3.3: Sơ đồ quy trình công nghệ của công ty........................................................23
Hình 4.1: Sơ đồ xử lý bụi bằng thiết bị lọc túi vải.......................................................33
Hình 4.2: Sơ đồ xử lý khí thải lò hơi đốt than tại công ty............................................37
Hình 4.3: Sơ đồ lưu trình công nghệ xử lý nước thải...................................................43
Hình 5.1: Hệ thống xử lý lò hơi đốt than và lò hơi đốt dầu FO...................................56
Hình 5.2: Mô hình đất ngập nước.................................................................................60

x
Kiểm soát ô nhiễm môi trường tại Công ty Cổ phần Tong Hong Tannery Việt Nam

Chương 1
MỞ ĐẦU
1.1. Đặt vấn đề

Hiện nay, Việt Nam đã bước vào giai đoạn hội nhập quốc tế sâu sắc và toàn diện
hơn bao giờ hết. Trong xu thế đổi mới và hội nhập, những năm qua đất nước ta đã tạo
dựng được những xung lực mới cho quá trình phát triển, đã đạt được nhiều thành tựu
về kinh tế - xã hội quan trọng. Hàng ngàn công ty, xí nghiệp mọc lên với đủ các lĩnh
vực, ngành nghề. Kinh tế, đời sống của nhân dân được cải thiện, cơ sở hạ tầng được
nâng cao. Bên cạnh những thuận lợi, cơ hội mở ra còn rất nhiều thách thức và khó
khăn mà nước ta đã, đang và sẽ đối mặt. Đặc biệt là nỗi lo về suy thoái môi trường và
nhiều hậu quả của biến đổi khí hậu khôn lường. Ô nhiễm môi trường ở các đô thị, khu
công nghiệp, làng nghề, các lưu vực sông, các vấn đề môi trường bức xúc khác đã trở
thành những vấn đề nóng và đáng quan tâm của toàn xã hội. Vì thế, để bảo vệ môi
trường sạch đẹp hơn mỗi người phải có ý thức, cùng nhau hành động vì môi trường.
Kinh tế xã hội phát triển kéo theo nhu cầu của người dân tăng cao. Vì vậy, các sản
phẩm chế biến từ thuộc da ngày càng được ưa chuộng trong thị trường như giày da,
cặp, túi xách da,… . Nhận thấy tiềm năng của thị trường này, Công ty Cổ Phần Tong
Hong Tannery Việt Nam đã hình thành và phát triển góp phần đáp ứng nhu cầu của
người dân. Công ty chuyên sản xuất da đã thuộc thành da thuộc thành phẩm với
nguyên liệu đầu vào chủ yếu là da bò tươi đã thuộc nhập từ các nước khác trên thế giới
như: Urugway, Brazil,.... Cùng với mặt lợi nhuận về kinh tế, công ty luôn đặt vấn đề
môi trường ở vị trí quan trọng và hướng đến phát triển hài hòa cả về ba mặt kinh tế -
xã hội - môi trường. Với suy nghĩ “hành động nhỏ thay đổi lớn”, tôi quyết định thực
hiện đề tài: ‘‘Kiểm soát ô nhiễm môi trường tại Công ty cổ phần Tong Hong
Tannery Việt Nam” để cùng chung tay với công ty thực hiện công cuộc bảo vệ môi
trường từ những kiến thức quý báu mà tôi đã tích lũy được trên giảng đường đại học.

GVHD: Bùi Thị Cẩm Nhi 1 SVTH: Nguyễn Thị Oanh


Kiểm soát ô nhiễm môi trường tại Công ty Cổ phần Tong Hong Tannery Việt Nam

1.2. Mục tiêu đề tài


Nắm được hiện trạng môi trường của công ty, từ đó nhận diện đầy đủ các khía
cạnh môi trường còn tồn đọng và đề ra các biện pháp để ngăn ngừa ô nhiễm, giảm việc
thất thoát nguyên vật liệu và năng lượng sử dụng. Đồng thời khắc phục, hạn chế các
tác động bất lợi tới môi trường nhằm hướng đến mục tiêu phát triển toàn diện về chất
lượng và môi trường của công ty.
1.3. Nội dung nghiên cứu
Tổng quan về Công ty Cổ phần Tong Hong Tannery Việt Nam.
Tìm hiểu về lý thuyết về kiểm soát ô nhiễm.

Tìm hiểu quy trình sản xuất, hiện trạng môi trường và công tác quản lý môi trường
tại công ty.
Nhận diện các vấn đề môi trường tồn đọng của công ty, đề xuất các biện pháp
khắc phục, giảm thiểu ô nhiễm và bảo vệ môi trường tại công ty.
1.4. Phương pháp thực hiện
1.4.1. Phương pháp thu thập thông tin
 Mục đích:
Thu thập các thông tin cần thiết liên quan đến công ty và các vấn đề môi trường
của công ty để làm nguồn tài liệu thứ cấp cho đề tài. Từ đó đánh giá hiện trạng môi
trường và năng lực quản lý môi trường tại công ty, làm cơ sở để đề xuất các biện pháp
kiểm soát nhằm giảm thiểu ô nhiễm, bảo vệ môi trường.
 Một số tài liệu cần nghiên cứu:
- Nghiên cứu tài liệu về kiểm soát ô nhiễm.
- Các văn bản pháp luật về môi trường có liên quan.
- Tài liệu của công ty về cơ cấu tổ chức, quy trình sản xuất, sản phẩm, trang thiết
bị máy móc và nhu cầu nguyên vật liệu của công ty.
- Các báo cáo giám sát môi trường và bản đăng ký đạt tiêu chuẩn môi trường của
công ty.
- Các tài liệu về hệ thống xử lý nước thải, khí thải và các thủ tục quản lý chất thải
rắn, chất thải nguy hại, kế hoạch bảo trì máy móc,…của công ty.

GVHD: Bùi Thị Cẩm Nhi 2 SVTH: Nguyễn Thị Oanh


Kiểm soát ô nhiễm môi trường tại Công ty Cổ phần Tong Hong Tannery Việt Nam

1.4.2. Phương pháp phỏng vấn trực tiếp


 Mục đích:
- Tìm hiểu thêm các thông tin về tình hình sản xuất đồng thời nắm bắt được
những ý kiến của công nhân, cán bộ quản lý tại công ty về môi trường làm việc cũng
như các quy định của công ty.
- Tìm hiểu kỹ hơn về các công tác quản lý môi trường và cơ chế hoạt động, vận
hành của một số thiết bị xử lý về môi trường ở công ty.
- Xác định các nguồn thải, nguyên nhân phát sinh các chất thải.
 Cách thực hiện:
Thu thập thông tin trực tiếp thông qua nói chuyện, trao đổi trực tiếp với công nhân
làm việc trực tiếp tại xưởng, cán bộ quản lý của công ty,...kết hợp việc ghi nhận, ghi
chép thông tin.
Tiến hành phỏng vấn các đối tượng cụ thể như sau: 4 xưởng trưởng ở 4 phân
xưởng, 1 nhân viên phòng iso, 1 công nhân tại lò đốt than, 1 nhân viên hệ thống xử lý
nước thải và một số công nhân tại các phân xưởng sản xuất với những nội dung về:
- Hoạt động sản xuất tại các phân xưởng.
- Các chế độ trợ cấp, công tác an toàn lao động, điều kiện sinh hoạt tại công ty
đối với công nhân viên.
- Tình hình hoạt động của các máy móc thiết bị.
- Các chính sách quản lý môi trường và các mục tiêu, phương hướng mà công ty
muốn hướng đến.
- Công tác phòng cháy chữa cháy và an toàn lao động.
1.4.3. Phương pháp khảo sát thực địa
 Mục đích:
- Quan sát trực tiếp và ghi nhận một cách khách quan hơn các hoạt động sản xuất
và hoạt động bảo vệ môi trường của công ty.
- Thu thập trực tiếp số liệu, thông tin ban đầu với độ tin cậy, chính xác cao thông
qua việc quan sát các sự vật, sự việc, yếu tố…hiện trạng môi trường tại công ty.
- Kết hợp với các nguồn số liệu thu thập được, tiến hành tổng hợp đánh giá và
đưa ra kết luận về hiện trạng môi trường tại công ty, xác định các nguồn thải và các
vấn đề môi trường tại công ty.

GVHD: Bùi Thị Cẩm Nhi 3 SVTH: Nguyễn Thị Oanh


Kiểm soát ô nhiễm môi trường tại Công ty Cổ phần Tong Hong Tannery Việt Nam

 Cách thực hiện:


Tiến hành quan sát thực tế các hoạt động trong quy trình sản xuất tại các xưởng
sản xuất, các hệ thống xử lý nước thải, khí thải, việc phân loại rác thải, sân phơi bùn,
nơi chứa chất thải rắn và chất thải nguy hại, kho hóa chất, khu vực nhà ăn... của công
ty. Đồng thời ghi nhận lại các vấn đề tồn đọng, điều kiện làm việc trong phân xưởng
thông qua việc chụp hình.
1.4.4. Phân tích, tổng hợp tài liệu
 Mục đích:
Dựa trên nguồn thông tin sơ cấp và thứ cấp thu thập được từ các tài liệu đã nghiên
cứu, từ quá trình khảo sát thực địa và phỏng vấn trực tiếp, sau đó lựa chọn những
thông tin chính xác và đặc trưng của công ty. Qua đó đánh giá chất lượng môi trường
xung quanh, chất lượng môi trường lao động, hiện trạng môi trường về: nước thải,
không khí, quản lý chất thải rắn, chất thải nguy hại, nhu cầu sử dụng nguyên, nhiên
liệu…
Nhận diện được các vấn đề môi trường còn tồn tại, từ đó làm cơ sở để đưa ra các
biện pháp có hiệu quả nhằm giảm bớt ô nhiễm, khắc phục các tình trạng xấu đang diễn
ra.
 Cách thực hiện:
Xem xét, tổng hợp tất cả các số liệu, thông tin thu thập được như: số lượng bảo hộ
lao động cho công nhân được cấp phát, số liệu thực tế chất thải nguy hại, số lần vệ
sinh các phân xưởng, các số liệu thứ cấp từ bản đăng ký đạt tiêu chuẩn môi trường,
báo cáo giám sát môi trường (các kết quả phân tích các chỉ tiêu môi trường, lượng chất
thải, nhu cầu sử dụng nguyên- nhiên liệu),...
Tiến hành rà soát, chọn lọc, phân tích xử lý thông tin dựa trên các thuật toán, công
cụ tin học. Từ đó lập bảng thống kê làm cơ sở để đánh giá.
1.5. Phạm vi và giới hạn của đề tài.
 Phạm vi nghiên cứu:
Địa điểm: Công ty Cổ Phần Tong Hong Tannery Việt Nam.
Khu Công Nghiệp Mỹ Xuân A2 - Tân Thành – BRVT.
ĐT: (064) 3899396 Fax: (064) 3899394.
Thời gian thực hiện: 01/10/2012 – 31/12/2012.

GVHD: Bùi Thị Cẩm Nhi 4 SVTH: Nguyễn Thị Oanh


Kiểm soát ô nhiễm môi trường tại Công ty Cổ phần Tong Hong Tannery Việt Nam

Đối tượng nghiên cứu: Các hoạt động, quá trình sản xuất và sản phẩm, các phòng
ban, phân xưởng sản xuất, bộ phận có liên quan đến môi trường.
 Giới hạn của đề tài:
Nội dung của các giải pháp đề xuất còn mang tính lý thuyết, chưa đánh giá được
tính hiệu quả khi đưa vào áp dụng thực tế tại công ty.

GVHD: Bùi Thị Cẩm Nhi 5 SVTH: Nguyễn Thị Oanh


Kiểm soát ô nhiễm môi trường tại Công ty Cổ phần Tong Hong Tannery Việt Nam

Chương 2
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1. Khái niệm
Kiểm soát ô nhiễm môi trường là tổng hợp các hoạt động, biện pháp và công cụ
nhằm phòng ngừa, khống chế không cho ô nhiễm xảy ra hoặc khi có ô nhiễm xảy ra thì
chủ động xử lý làm giảm thiểu hay loại trừ ô nhiễm.
2.2. Mục tiêu kiểm soát ô nhiễm
Mục tiêu của công tác kiểm soát ô nhiễm bao gồm ngăn ngừa ô nhiễm, làm giảm
hoặc loại bỏ chất thải từ nguồn hay còn gọi là kiểm soát ô nhiễm đầu vào và làm sạch
ô nhiễm, thu gom, sử dụng lại, xử lý chất thải để phục hồi chất lượng môi trường do ô
nhiễm gây ra.
Theo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ số 328/2005/QĐ – TTg ngày 12 tháng
12 năm 2005, “Kiểm soát ô nhiễm môi trường phải lấy phòng ngừa làm chủ đạo, khắc
phục ô nhiễm, cải thiện chất lượng môi trường là trọng tâm, coi khoa học và công nghệ
là công cụ quan trọng, lấy tiêu chuẩn môi trường làm căn cứ”.
Hiện nay, ở nhiều nước trên thế giới, cách tiếp cận cuối đường ống cũng như tái
sinh đang được thay thế dần bằng cách tiếp cận chủ động bậc cao và được ưa chuộng
hơn, đó là ngăn ngừa ô nhiễm.
 Ngăn ngừa ô nhiễm
 Khái niệm:
- Theo chương trình Môi trường của Liên Hiệp Quốc (UNEP): Ngăn ngừa ô
nhiễm công nghiệp là việc áp dụng một cách liên tục chiến lược ngăn ngừa tổng hợp
về mặt môi trường đối với các quá trình sản xuất, các sản phẩm và các dịch vụ nhằm
nâng cao hiệu quả kinh tế và giảm thiểu các rủi ro đối với con người và môi trường.
- Theo Cục Bảo vệ Môi trường Hoa Kỳ (USEPA): Ngăn ngừa ô nhiễm công
nghiệp là việc sử dụng các vật liệu, các quá trình hoặc các thao tác vận hành sao cho
giảm bớt hoặc loại trừ sự tạo ra các chất ô nhiễm hoặc các chất thải ngay tại nguồn. Nó
bao gồm các hành động làm giảm việc sử dụng các vật liệu độc hại, năng lượng, nước

GVHD: Bùi Thị Cẩm Nhi 6 SVTH: Nguyễn Thị Oanh


Kiểm soát ô nhiễm môi trường tại Công ty Cổ phần Tong Hong Tannery Việt Nam

hoặc các tài nguyên khác và các hành động bảo vệ tài nguyên thiên nhiên thông qua
việc bảo tồn hoặc sử dụng có hiệu quả hơn.
 Nội dung:
 Giảm thiểu ô nhiễm tại nguồn.
 Giảm các rủi ro cho con người và môi trường.
 Kết quả mà doanh nghiệp đạt được:
 Không nhất thiết phải đầu tư lớn.
 Giảm bớt các chi phí vận hành.
 Tăng lợi nhuận.
 Tăng cổ phần trên thị trường.
 Tính khả thi cao.
Các yếu tố cốt lõi của cách tiếp cận về ngăn ngừa ô nhiễm môi trường công nghiệp
được tổng hợp lại trong sơ đồ sau:

Liên tục
Chiến lược đối với: Con người
Con người Giảm rủi
Ngăn ngừa Sản phẩm ro

Môi trường
Thống nhất

Hình 2.1: Sơ đồ biểu thị các yếu tố cốt lõi của ngăn ngừa ô nhiễm công nghiệp.
(Nguồn: Các chính sách của chính phủ về IPP, UNEP, 1995)
 Các bước thực hiện:
Một chương trình ngăn ngừa ô nhiễm công nghiệp đòi hỏi thực hiện một cách liên
tục và khép kín, gồm các bước sau:
1. Giành được sự đồng tình và ủng hộ của Ban lãnh đạo.
2. Khởi động chương trình bằng cách thành lập nhóm ngăn ngừa ô nhiễm công
nghiệp.
3. Xem xét lại và mô tả một cách chi tiết các quá trình sản xuất cùng với các máy
móc thiết bị để xác định các nguồn phát sinh chất thải, đánh giá các trở ngại tiềm ẩn về
mặt tổ chức đối với việc thực hiện chương trình ngăn ngừa ô nhiễm công nghiệp.

GVHD: Bùi Thị Cẩm Nhi 7 SVTH: Nguyễn Thị Oanh


Kiểm soát ô nhiễm môi trường tại Công ty Cổ phần Tong Hong Tannery Việt Nam

4. Xác định tất cả các khả năng ngăn ngừa ô nhiễm có thể được.
5. Ưu tiên trước cho một số dòng thải và thực hiện đánh giá chi tiết tính khả thi về
mặt kỹ thuật, kinh tế và môi trường đối với các khả năng ngăn ngừa ô nhiễm đã được
tập hợp.
6. Tập hợp lại các khả năng ngăn ngừa ô nhiễm tốt nhất đối với công ty và thực thi
những khả năng lựa chọn đó.
7. Đánh giá những tiến bộ của chương trình ngăn ngừa ô nhiễm trên cơ sở một
công ty điển hình để đánh giá các dự án ngăn ngừa ô nhiễm cụ thể.
8. Duy trì ngăn ngừa ô nhiễm cho những sự phát triển liên tục và những lợi ích
liên tục của công ty.

Giành được sự đồng tình


của cấp quản lý cấp cao

Thiết lập
Duy trì
Chương trình IPP
chương trình IPP

Duy trì và phát triển


Đánh giá chương trình chương trình ngăn ngừa ô Xem
nhiễmxét các quá trình
và các dự án IPP và xác định các trở ngại

Xác định và thực thi các Đánh giá chất thải và xác
giải pháp định các cơ hội IPP

Phân tích khả thi của các


cơ hội IPP

Hình 2.2: Chu trình ngăn ngừa ô nhiễm khép kín liên tục.
(Nguồn: HWRIC,1993)

GVHD: Bùi Thị Cẩm Nhi 8 SVTH: Nguyễn Thị Oanh


Kiểm soát ô nhiễm môi trường tại Công ty Cổ phần Tong Hong Tannery Việt Nam

 Các giải pháp thực hiện:


 Giảm thiểu tại nguồn:
Giảm thiểu tại nguồn bao gồm các thủ thuật làm giảm về lượng hoặc độc tính của
bất kỳ một chất thải, chất độc hại, chất ô nhiễm hoặc chất gây ô nhiễm nào đi vào các
dòng thải trước khi tái sinh, xử lý hoặc thải bỏ ở bên ngoài.
Nội dung bao gồm:
- Cải tiến việc quản lý nội tại và vận hành sản xuất:
 Cải tiến các thao tác vận hành.
 Bảo dưỡng thiết bị máy móc.
 Cải tiến thói quen quản lý không phù hợp.
 Cải tiến về lập kế hoạch sản xuất.
 Ngăn ngừa việc thất thoát, chảy tràn.
 Tách riêng các dòng thải.
 Cải tiến về điều khiển vật liệu.
 Đào tạo nâng cao nhận thức.
 Phân loại chất thải.
 Tiết kiệm năng lượng.
- Bảo toàn năng lượng:
 Ngăn ngừa thất thoát.
 Phục hồi và tái sử dụng.
- Thay đổi quá trình:
 Thay đổi công nghệ: Thay đổi về quy trình.
Tăng cường tính năng tự động hóa.
Cải tiến các điều kiện vận hành.
Cải tiến các thiết bị.
Sử dụng công nghệ mới.
 Thay đổi sản phẩm: Tăng vòng đời sản phẩm.
Thiết kế sản phẩm sao cho tác động đến môi trường là
nhỏ nhất.

GVHD: Bùi Thị Cẩm Nhi 9 SVTH: Nguyễn Thị Oanh


Kiểm soát ô nhiễm môi trường tại Công ty Cổ phần Tong Hong Tannery Việt Nam

 Thay đổi nguyên vật liệu đầu vào: Làm sạch vật liệu trước khi sử dụng.
Thay đổi các vật liệu độc hại bằng các vật
liệu ít độc hơn.
 Tái chế và tái sử dụng:
- Tái chế hay tái sử dụng trong nhà máy.
- Các cách tái sinh khác tại nhà máy.
- Tái sinh bên ngoài nhà máy.
- Bán cho mục đích tái sử dụng.
- Tái sinh năng lượng.
 Biện pháp xử lý cuối đường ống:
Xử lý cuối đường ống cũng là phương pháp ứng dụng khá phổ biến vì với tình
hình như nước ta hiện nay không thể không phát sinh chất thải trong quá trình sản xuất
nên phải kết hợp biện pháp ngăn ngừa ô nhiễm với biện pháp xử lý cuối đường ống thì
mới có thể cải thiện được tình trạng ô nhiễm môi trường.
 Biện pháp kỹ thuật xử lý nước thải:
Phương pháp cơ học: Dùng để tách các chất không hòa tan và một phần chất
dạng keo ra khỏi nước thải. Những công trình xử lý cơ học bao gồm: Song chắn rác.
Bể lắng cát, bể tự hoại, bể lắng, bể tách dầu mỡ, bể lọc.
Phương pháp xử lý hóa lý: Phương pháp xử lý hóa lý là đưa vào nước thải chất
phản ứng nào đó để gây tác động đối với các tạp chất bẩn. Biến đổi hóa học thành các
chất khác dưới dạng cặn hoặc chất hòa tan nhưng không gây độc hại hay gây ô nhiễm
môi trường. Các phương pháp thường ứng dụng để xử lý nước thải là: trung hòa, keo
tụ, hấp phụ, bay hơi, tuyển nổi,...
Phương pháp xử lý sinh học: Xử lý nước thải bằng phương pháp sinh học dựa
trên hoạt động sống của vi sinh vật có trong nước thải. Quá trình hoạt động của chúng
cho kết quả là các chất hữu cơ gây nhiễm bẩn được khoáng hóa và trở thành những
chất vô cơ, các chất khí đơn giản,...
Các quá trình xử lý được thực hiện trong điều kiện tự nhiên như: cánh đồng tưới,
bãi lọc, hồ sinh học,...
Các quá trình xử lý được thực hiện trong điều kiện nhân tạo như: bể lọc sinh học,
bể aerotank, bể UASB,...

GVHD: Bùi Thị Cẩm Nhi 10 SVTH: Nguyễn Thị Oanh


Kiểm soát ô nhiễm môi trường tại Công ty Cổ phần Tong Hong Tannery Việt Nam

 Biện pháp kỹ thuật xử lý bụi và khí thải:


Bụi:
Dựa trên nồng độ bụi, tính chất hóa học, tính chất vật lý,.. Phương pháp xử lý bụi
chia làm ba cấp:
- Làm sạch: Chỉ giữ các hạt bụi có kích thước > 100 µm, cấp lọc này thường
để lọc sơ bộ.
- Làm sạch trung bình: Không chỉ giữ được các hạt bụi to mà còn giữ được
các hạt bụi nhỏ. Nồng độ bụi sau khi lọc còn khoảng 30-50 mg/m3.
- Làm sạch tinh: Có thể lọc được các hạt bụi < 10 µm với hiệu suất cao.
Nồng độ bụi sau khi lọc còn khoảng 1-3 mg/m3.
Các thiết bị lọc bụi:
- Thiết bị thu bụi khô kiểu cơ học: Buồng lắng bụi, Cylon (Cylon đơn, Cylon
chùm,..).
- Các thiết bị thu bụi theo phương pháp ẩm: Thiết bị rửa khí rỗng, thiết bị rửa
khí có vật liệu đệm, cylon ướt,...
- Thiết bị lọc bụi dùng màng lọc: thiết bị lọc bụi túi vải, thiết bị lọc bằng vật
liệu sợi,...
- Thiết bị lọc bụi tĩnh điện.
Khí thải: Các biện pháp xử lý khí thải:
- Phương pháp hấp thụ: tháp điện, tháp đĩa, tháp phun, thiết bị rửa khí.
- Phương pháp đốt.
- Phương pháp hấp phụ: tháp hấp phụ.
- Phương pháp xúc tác: thiết bị phản ứng
- Phương pháp xử lý tạp chất hơi.
- Phương pháp ngưng tụ: Thiết bị ngưng tụ.
 Biện pháp kỹ thuật xử lý chất thải rắn:
Thu gom chất thải: Chất thải từ nguồn phát sinh được tập trung về một điểm
bằng phương tiện chuyên chở thô sơ hay cơ giới. Việc thu gom có thể được tiến hành
sau khi đã qua công đoạn phân loại sơ bộ hay chưa được phân loại. Sau khi thu gom,
rác có thể được vận chuyển trực tiếp đến nơi xử lý hay qua các trạm trung chuyển.

GVHD: Bùi Thị Cẩm Nhi 11 SVTH: Nguyễn Thị Oanh


Kiểm soát ô nhiễm môi trường tại Công ty Cổ phần Tong Hong Tannery Việt Nam

Tái sử dụng và tái sinh chất thải: Công đoạn này có thể được tiến hành ngay tại
nơi phát sinh hoặc sau quá trình phân loại, tuyển lựa. Tái sử dụng là sử dụng lại
nguyên dạng chất thải, không qua tái chế. Tái sinh là sử dụng chất thải làm nguyên liệu
để sản xuất ra sản phẩm khác.
Xử lý chất thải: Phần chất thải còn lại sau khi được tuyển lựa để tái sử dụng hoặc
tái sinh sẽ qua công đoạn xử lý cuối cùng bằng đốt hay chôn lấp.
2.3. Các công cụ thực hiện kiểm soát ô nhiễm
2.3.1. Công cụ chỉ huy – kiểm soát
Là những biện pháp thể chế nhằm tác động tới hành vi của người gây ô nhiễm môi
trường, bằng cách:
 Cấm đoán hay giới hạn việc thải ra môi trường một số chất thải.
 Hoặc giới hạn hoạt động trong một khoảng thời gian (hay khu vực) nhất
định thông qua các biện pháp cấp giấy phép, đặt ra tiêu chuẩn hoặc
khoanh vùng.
Với công cụ này, chính phủ có vai trò tập trung và giám sát thông qua việc áp
dụng hai công cụ chủ yếu: Bộ luật và các thanh tra – các nhà quản lý nhà nước. Các
công cụ này được áp dụng nhằm quy định và cưỡng chế thi hành các quy định về môi
trường.
2.3.2. Công cụ kinh tế
Công cụ kinh tế là những biện pháp kinh tế tác động tới việc ra quyết định trước
hành vi của những pháp nhân gây ô nhiễm bằng cách khuyến khích họ lựa chọn những
phương án hoạt động có lợi cho bảo vệ môi trường. Đó là những biện pháp như thuế ô
nhiễm, lệ phí môi trường.
2.3.3. Công cụ kĩ thuật
Ứng dụng các giải pháp khoa học – kỹ thuật vào trong quá trình sản xuất như thay
đổi công nghệ sản xuất, máy móc thiết bị; thay đổi nguyên nhiên liệu đầu vào; tái chế,
tái sử dụng chất thải sản xuất; nâng cao công nghệ xử lý cuối đường ống; tăng cường
quản lý nội vi…nhằm giảm thiểu tối đa sự phát sinh chất thải, loại trừ ô nhiễm và phục
hồi môi trường sau ô nhiễm.

GVHD: Bùi Thị Cẩm Nhi 12 SVTH: Nguyễn Thị Oanh


Kiểm soát ô nhiễm môi trường tại Công ty Cổ phần Tong Hong Tannery Việt Nam

2.3.4. Công cụ thông tin


Công cụ thông tin là những biện pháp nhằm giáo dục, tuyên truyền, phổ biến kiến
thức và trách nhiệm về môi trường cho cộng đồng dân cư, các cá nhân, pháp nhân sử
dụng môi trường, để qua đó tác động trực tiếp hoặc gián tiếp điều chỉnh hành vi của
họ.
2.4. Lợi ích của việc áp dụng các giải pháp kiểm soát ô nhiễm
2.4.1. Lợi ích về môi trường
Sử dụng năng lượng, nước, nguyên liệu có hiệu quả hơn.
Giảm mức sử dụng các nguồn tài nguyên.
Giảm thiểu chất thải thông qua kỹ thuật tái sinh, tái chế, tái sử dụng và phục hồi.
Giảm thiểu lượng nguyên vật liệu độc hại đưa vào sử dụng. Giảm thiểu các rủi ro
và nguy hiểm đối với công nhân, cộng đồng xung quanh, những người tiêu thụ sản
phẩm và các thế hệ mai sau.
Cải thiện được môi trường lao động bên trong công ty.
Cải thiện các mối quan hệ với cộng đồng xung quanh cũng như các cơ quan quản
lý môi trường.
2.4.2. Lợi ích về kinh tế
Tăng hiệu suất sản xuất thông qua việc sử dụng nguyên vật liệu và năng lượng có
hiệu quả hơn.
Tuân thủ các quy định môi trường tốt hơn, giảm bớt các chi phí cho việc quản lý
chất thải (có thể loại bỏ bớt một số giấy phép về môi trường, giảm chi phí cho việc
kiểm kê, giám sát và lập báo cáo môi trường hàng năm…).
Giảm bớt các chi phí cho việc xử lý chất thải cuối đường ống (do lưu lượng chất
thải được giảm thiểu, dòng chất thải được tách riêng tại nguồn…).
Chất lượng sản phẩm được cải thiện.
Có khả năng thu hồi vốn đầu tư với thời gian hoàn vốn ngắn, ngay cả khi vốn đầu
tư ban đầu cao. Tích lũy liên tục và dài hạn các khoản tiết kiệm tích lũy được, từ đó có
khả năng mở rộng sản xuất, kinh doanh.
Tăng lợi thế cạnh tranh trên thị trường, hình ảnh của công ty ngày càng tốt hơn.

GVHD: Bùi Thị Cẩm Nhi 13 SVTH: Nguyễn Thị Oanh


Kiểm soát ô nhiễm môi trường tại Công ty Cổ phần Tong Hong Tannery Việt Nam

Chương 3
TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN TONG HONG
TANNERY VIỆT NAM
3.1. Giới thiệu chung về Công ty Cổ phần Tong Hong Tannery Việt Nam
- Tên đầy đủ: Công ty Cổ phần Tong Hong Tannery Việt Nam.

- Tên giao dịch: tonghong tannery (Viet Nam) joint stock company.
- Địa chỉ: Lô II-1, KCN Mỹ Xuân A2, Huyện Tân Thành, Tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu.
- Điện thoại: 064.3899.399 Fax: 064.3899.394
- E-mail: tonghongvn@hcm.vnn.vn / tonghong@tonghongvn.com
- Mã số thuế: 3500613955.
- Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số: 18/GP-KCN BR do sở kế hoạch và đầu
tư tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu cấp ngày 15 tháng 05 năm 2004.
- Vốn đầu tư của công ty: 128.504.000.000.000 (một trăm hai mươi tám tỷ năm
trăm lẻ bốn triệu đồng).
- Ngành nghề kinh doanh: Sản xuất kinh doanh mặt hàng da bò thuộc.
- Thị trường tiêu thụ trong nước và nước ngoài như: Mỹ, Canada, Indonesia,
Hồng Kông, Trung Quốc, … Và số lượng tiêu thụ trong nước cũng khá mạnh.

Hình 3.1: Tổng quan Công ty Cổ phần Tong Hong Tannery Việt Nam.

GVHD: Bùi Thị Cẩm Nhi 14 SVTH: Nguyễn Thị Oanh


Kiểm soát ô nhiễm môi trường tại Công ty Cổ phần Tong Hong Tannery Việt Nam

3.2. Vị trí địa lý – Điều kiện tự nhiên


Vị trí địa lý:
Phía Bắc giáp: Công ty Bạch Mã.
Phía Nam giáp: Công ty Sang Fang Việt Nam.
Phía Đông giáp: Công ty Baw Heng Steel.
Phía Tây giáp: Công ty Tam Fang.
Điều kiện tự nhiên
Công ty nằm trong khu vực của Tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu, có đặc điểm về điều kiện
tự nhiên như sau:
Bà Rịa-Vũng Tàu thuộc vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa; một năm chia hai mùa rõ
rệt: Mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 10, thời gian này có gió mùa Tây Nam. Mùa khô
bắt đầu từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau, thời gian này có gió mùa Đông Bắc.
Nhiệt độ trung bình hàng năm là 27 oC, tháng thấp nhất khoảng 24,8oC, tháng cao
nhất khoảng 28,6oC. Số giờ nắng rất cao, trung bình hàng năm khoảng 2400 giờ.
Lượng mưa trung bình 1500 mm.
3.3. Hệ thống giao thông và thông tin liên lạc
Công ty tọa lạc tại Khu Công Nghiệp Mỹ Xuân A2, Huyện Tân Thành, Tỉnh Bà
Rịa-Vũng Tàu. Khu Công Nghiệp nằm cạnh Quốc lộ 51 là một trong những cửa ngõ
chính từ Thành Phố Vũng Tàu đi các tỉnh thành phố khác. Cách Thành phố Hồ Chí
Minh 55 km, cách Vũng Tàu 45 km. Như vậy, công ty nằm tại khu vực có hệ thống
giao thông hoàn chỉnh rất thuận lợi cho việc vận chuyển nguyên liệu và sản phẩm.
Ngoài ra, công ty cách Cảng Phú Mỹ khoảng 6 km và cách cảng Gò Dầu khoảng 2
km nên cũng rất thuận lợi cho việc vận chuyển hàng hóa của công ty bằng đường biển.
Thông tin liên lạc đã được Tỉnh đầu tư xây dựng, tạo sự phát triển nhanh chóng
trong thời gian qua, có thể liên lạc bằng máy telex, fax, điện thoại truyền dẫn số…tự
động hóa 2 chiều theo tiêu chuẩn Quốc tế.

GVHD: Bùi Thị Cẩm Nhi 15 SVTH: Nguyễn Thị Oanh


Kiểm soát ô nhiễm môi trường tại Công ty Cổ phần Tong Hong Tannery Việt Nam

3.4. Lịch sử thành lập và phát triển của Công ty Cổ Phần Tong Hong
Tannery Việt Nam.
3.4.1. Lịch sử hình thành công ty:
Công ty thuộc da Tong Hong do ông Shih Rong Chang - chủ tịch đương nhiệm
sáng lập vào năm 1989, các nhà máy tọa lạc ở Quảng Tây Trung Quốc và Bà Rịa -
Vũng Tàu, Việt Nam.
Nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía nam, Vũng Tàu là tỉnh có nhiều tiềm
năng và thuận lợi lớn trong công cuộc công nghiệp hoá, hiện đại hoá của đất nước, nhờ
vậy mà nguồn vốn từ bên ngoài đầu tư vào Vũng Tàu cũng tăng lên hàng năm. Nắm
bắt được ưu thế này, Công ty Cổ phần Tong Hong Tannery VN đã ra đời. Công ty
được xây dựng tại một trong các khu công nghiệp trọng điểm của quốc gia (KCN Mỹ
Xuân A2) nên giao thông đường bộ, đường biển rất thuận lợi, do đó rất thuận tiện cho
việc lưu thông hàng hoá.
Công ty được thành lập và hoạt động từ năm 2004 đến nay với 100% vốn đầu tư
nước ngoài.
3.4.2. Quá trình phát triển của công ty
Năm 2004, công ty thực hiện song song cùng lúc hai nhiệm vụ chính: kết thúc
công việc xây dựng cơ bản, đưa dây chuyền thiết bị nhà máy đi vào hoạt động sản xuất
chính thức và chuẩn bị công tác thị trường, tổ chức mạng lưới sản xuất kinh doanh.
Qua hơn 08 năm hoạt động kinh doanh công ty đang từng bước phát triển vững
mạnh. Sự năng động sáng tạo và định hướng đúng đắn của Ban giám đốc công ty đã
khẳng định được vị trí của công ty trên thị trường thuộc da, trong giai đoạn cạnh tranh
gay gắt giữa các doanh nghiệp trên thị trường hiện nay. Sản phẩm da thuộc của công ty
không những có mặt ở thị trường trong nước mà còn có mặt tại thị trường ngoài nước.
Hiện nay, đã trở thành một công ty vững mạnh có thể tồn tại và phát triển trong cơ chế
thị trường để có thể cùng đất nước hòa nhập vào nền kinh tế thế giới.

GVHD: Bùi Thị Cẩm Nhi 16 SVTH: Nguyễn Thị Oanh


Kiểm soát ô nhiễm môi trường tại Công ty Cổ phần Tong Hong Tannery Việt Nam

3.5. Sơ đồ tổ chức và bố trí nhân sự.

CHỦ TỊCH HỘI


ĐỒNG QUẢN
Hình 3.2: SơTRỊ
đồ tổ chức bộ máy công ty.
Chức trách của các đơn vị:
TỔNG GIÁM ĐỐC
o Chủ tịch hội đồng quản trị:
PHÓ
TỔNG GIÁM ĐỐC

Phòng KinhPhòng
doanhXuất nhân
Phòng nhậpPhòng
khẩu
sự tổngTài Phòng ISO PhòngPhân
vụ chính kế toán IT xưởng A, B, Kho
C, Dthành phẩm

Là người theo dõi gián tiếp thông qua các báo cáo tài chính, báo cáo kết quả họat
động sản xuất kinh doanh. Từ đó đưa ra các quyết định kịp thời về đầu tư vốn, ngoài ra
chủ tịch hội đồng quản trị cũng có nhiệm vụ ra chỉ thị điều hành cho tổng giám đốc
thực hiện các hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty.
o Tổng giám đốc công ty:
Là người đứng đầu công ty đại diện cho toàn thể cán bộ công nhân viên quản lý
công ty theo chế độ một thủ trưởng có quyền quyết định và điều hành mọi hoạt động
hàng ngày của công ty theo đúng kế hoạch, chính sách của pháp luật Việt Nam. Đồng
thời, triển khai thực hiện các chương trình kế hoạch sản xuất kinh doanh, chịu trách
nhiệm trực tiếp trước ban lãnh đạo của công ty về kết quả sản xuất kinh doanh của
công ty mình. Ngoài ra còn chịu trách nhiệm đại diện pháp lý của công ty trước pháp
luật về mọi vấn đề liên quan tới công ty.

GVHD: Bùi Thị Cẩm Nhi 17 SVTH: Nguyễn Thị Oanh


Kiểm soát ô nhiễm môi trường tại Công ty Cổ phần Tong Hong Tannery Việt Nam

o Phó tổng giám đốc:


Là người trợ giúp cho tổng giám đốc về việc quản lý, nhiệm vụ chính là quản lý
phòng nghiệp vụ và phòng xuất nhập khẩu.
o Phòng kinh doanh:
Tổ chức thực hiện và đảm bảo các hoạt động về xuất nhập khẩu của công ty luôn
ổn định và hiệu quả.
Phân tích thị trường và theo dõi các hợp đồng thương mại, xuất nhập khẩu.
Tổ chức đánh giá các đại lý cung cấp và nhà cung ứng.
Giám sát và bảo đảm chất lượng sản phẩm mua vào và thành phẩm trước khi xuất
khỏi công ty. Giải quyết khiếu nại của khách hàng.
Tổ chức xây dựng kế hoạch thành phẩm, căn cứ kết quả năm trước làm cơ sở xây
dựng kế hoạch mới.
o Phòng tài chính kế toán:
Tổ chức ghi chép, tính toán phản ánh chính xác, trung thực, kịp thời toàn bộ tài
sản và phân tích kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty.
Tính toán và trích nộp đầy đủ, kịp thời các khoản phải nộp theo pháp luật quy
định. Kiểm tra việc báo cáo thuế và chịu trách nhiệm về quyết toán thuế.
Lập đầy đủ và gửi đúng hạn các báo cáo kế toán- thống kê theo chế độ quy định.
o Phòng ISO: Có chức năng chủ yếu sau:
Quản lý và đánh giá chất lượng về da.
Quy định các định mức, kinh tế cho sản phẩm .
Kiểm tra các loại sản phẩm sản xuất ra.
o Phòng xuất nhập khẩu:
Có chức năng chịu trách nhiệm về thủ tục hải quan, cơ quan thuế về việc xuất
nhập khẩu hàng ra nước ngoài.
o Phòng nhân sự tổng vụ:
Có chức năng chịu sự trách nhiệm về bảo hiểm, ngày công, tiền lương, hợp đồng
công nhân viên và quản lý môi trường
o Phân xưởng A, B, C, D:
Thực hiện kế hoạch sản xuất được giao, đảm bảo số luợng và chất lượng ở các
khâu trực tiếp sản xuất.

GVHD: Bùi Thị Cẩm Nhi 18 SVTH: Nguyễn Thị Oanh


Kiểm soát ô nhiễm môi trường tại Công ty Cổ phần Tong Hong Tannery Việt Nam

Kiểm tra các yếu tố sản xuất, điều kiện sản xuất, theo dõi điều phối lao động ở các
khâu trực tiếp quản lý.
Khi phát hiện các sản phẩm không phù hợp phải báo cáo quản đốc để giải quyết,
khắc phục.
o Kho thành phẩm:
Giám sát chất lượng sản phẩm nhập kho và thành phẩm trước khi xuất kho.
Đưa ra các biện pháp nhận dạng sản phẩm và duy trì nguồn gốc giúp cho việc
phân tích, tìm ra nguyên nhân những sản phẩm không đạt chất lượng.
3.6. Lĩnh vực sản xuất, kinh doanh.
Theo giấy phép thành lập công ty được phép kinh doanh các nghề sau:
 Công ty chuyên kinh doanh, chế biến các loại da bò thuộc thành phẩm xuất
khẩu.
 Tong Hong chuyên sản xuất gia công da bò thuộc thành phẩm da nhám một
mặt, da PU đồng thời hợp tác với nhiểu công ty sản xuất giày thể thao lớn trên Thế
Giới như: Nike, Adidas,...
 Ép hoa văn, nhuộm màu cho da bò thuộc thành phẩm.
3.7. Sản phẩm, thị trường tiêu thụ.
Bảng 3.1: Sản phẩm và sản lượng trung bình.
TT Tên sản phẩm Sản lượng trung bình (tấn/năm)
1 Da thuộc thành phẩm phủ PU 36.900
2 Da thuộc thành phẩm nhám 1 mặt 30.000

(Nguồn: Công ty Cổ phần Tong Hong Tannery Việt Nam)

Thị trường tiêu thụ cả trong nước và nước ngoài như: Mỹ, Canada, Indonesia,
Hồng Kông, Trung Quốc … với tỷ lệ: Trong nước : 20%
Xuất khẩu : 80%

GVHD: Bùi Thị Cẩm Nhi 19 SVTH: Nguyễn Thị Oanh


Kiểm soát ô nhiễm môi trường tại Công ty Cổ phần Tong Hong Tannery Việt Nam

3.8. Hiện trạng cơ sở hạ tầng tại công ty.


3.8.1. Các thiết bị máy móc chính phục vụ cho sản xuất của công ty
Bảng 3.2: Các thiết bị máy móc chính phục vụ cho sản xuất của công ty:

STT Tên thiết bị Số lượng (cái)


1 Đài phun tay 6
2 Máy phun màu 6
3 Máy ép cuộn 4
4 Máy ép hoa 1
5 Máy khuấy 37
6 Máy phủ PU 3
7 Máy tách da 4
8 Máy tước vân 9
9 Máy đánh mềm 3
10 Máy ép cuộn 3
11 Máy đo da 8
12 Bồn nhuộm 65
13 Bồn làm mềm 13
14 Máy quét bột 5
15 Máy sấy chân không 2
16 Treo da 6
17 Máy sấy da 80
18 Máy mài da 18
19 Nồi hơi 3
20 Lò hơi 2
21 Máy nén khí 6
22 Máy sấy lạnh 3
23 Máy phát điện 2
24 Xe nâng 7
25 Bơm nước 21
26 Máy khuấy bùn 4
27 Máy lược rác 2
28 Máy bơm bùn 2
29 Máy loại nước 2

(Nguồn: Công ty Cổ phần Tong Hong Tannery Việt Nam)

GVHD: Bùi Thị Cẩm Nhi 20 SVTH: Nguyễn Thị Oanh


Kiểm soát ô nhiễm môi trường tại Công ty Cổ phần Tong Hong Tannery Việt Nam

3.8.2. Mặt bằng nhà xưởng


Bảng 3.3: Diện tích sử dụng của nhà máy:

Công trình Diện tích (m2)


Hành chính + Nhà nghỉ + Căn tin 3.672
Nhà kho 288
Nhà nồi hơi 336
Nhà máy phát điện 550
Nhà xe 288
Nhà xưởng A + C 13.324
Nhà xưởng B + D 14.592
Nhà phế liệu 401,2
Khu xử lý nước thải 10.300
Tổng 43851.2 m2

(Nguồn: Công ty Cổ phần Tong Hong Tannery Việt Nam)

Hiện tại, tổng diện tích của công ty là 11,2 ha. Trong đó, diện tích sử dụng của
công ty là gần 4,4 ha, phần diện tích còn trống là 6,8 ha.

3.8.3. Hệ thống giao thông


Hệ thống giao thông đối nội và đối ngoại đã được bê tông hóa, phương tiện giao
thông ra vào thuận lợi đảm bảo việc lưu thông trong nhà máy được thuận tiện.
Cây xanh được bố trí dọc theo bờ tường gần khu văn phòng để lấy bóng mát.
Ngoài ra, công ty còn xây dựng khu sinh thái tạo khoảng xanh cho công ty.
3.8.4. Hệ thống cấp điện
Nguồn điện cung cấp cho công ty là mạng lưới điện quốc gia thông qua đường dây
hạ thế của KCN Mỹ Xuân A2. Từ đường dây hạ thế của KCN Mỹ xuân A2, điện được
đưa vào tủ điện tổng của nhà máy và từ đây đường dây điện được phân phối tới các tủ
điện của từng dây chuyền sản xuất để cung cấp cho điện động lực và chiếu sáng.

GVHD: Bùi Thị Cẩm Nhi 21 SVTH: Nguyễn Thị Oanh


Kiểm soát ô nhiễm môi trường tại Công ty Cổ phần Tong Hong Tannery Việt Nam

3.8.5. Hệ thống cấp nước


Công ty nằm trong Khu công nghiệp Mỹ Xuân A2, ở đây đã có hệ thống cấp nước
chung cho toàn Khu công nghiệp. Do đó, để cung cấp nước cho sản xuất và sinh hoạt,
công ty đã sử dụng chủ yếu là nguồn nước cấp của Khu công nghiệp Mỹ Xuân A2.
3.8.6. Hệ thống thoát nước mưa
Nước mưa chảy tràn được quy ước là nước thải sạch. So với nước thải sinh hoạt
thì nước mưa là nguồn ít ô nhiễm hơn. Thành phần ô nhiễm của nước mưa chảy tràn
chủ yếu là đất cát, các loại rác thải, lá cây. Nước mưa sẽ được thu gom, dẫn bằng hệ
thống cống riêng có lắp đặt các song chắn rác và cho thải thẳng vào hệ thống thoát
nước chung của Khu công nghiệp Mỹ Xuân A2.
3.8.7. Hệ thống thu gom và xử lý nước thải
Nước thải được thu gom và xử lý cục bộ tại nhà máy xử lý nước thải của công ty
để đạt tiêu chuẩn qui định trước khi thải vào hệ thống xử lý nước thải tập trung chung
của khu công nghiệp Mỹ Xuân A2 do công ty TNHH Phát triển Quốc Tế Formosa
quản lý để xử lý (công ty đã hợp đồng với công ty TNHH Phát triển Quốc Tế Formosa
xử lý nước thải của công ty theo hợp đồng số 01/HĐ – NT – 2009 ký ngày 01/01/2012,
thời hạn hiệu lực đến hết ngày 31/12/2014) đảm bảo đạt tiêu chuẩn môi trường trước
khi xả thải vào sông Thị Vải (Cách khu đất của nhà máy khoảng 2 km).
3.9. Hiện trạng sản xuất kinh doanh.
3.9.1. Quy trình sản xuất:

GVHD: Bùi Thị Cẩm Nhi 22 SVTH: Nguyễn Thị Oanh


Kiểm soát ô nhiễm môi trường tại Công ty Cổ phần Tong Hong Tannery Việt Nam

Da Da đã thuộc Da phủ
nhám PU

Làm sạch Lót Chuẩn bị Kiểm


Cắt bề mặt giấy bề mặt tra

Ép Ép Xử lý Tách
Nhuộm màu
khô tinh phủ PU giấy

Sấy khô

Chuẩn Phối Hòa trộn chất


Đánh bóng bị màu màu kết dính

Tạo nhám Cắt tỉa

Hoàn chỉnh Hoàn thiện màu

Kiểm tra Kiểm tra chất


chất lượng lượng

Đo cắt Đo cắt

Nhập kho Nhập kho


thành phẩm thành phẩm

Hình 3.3: Sơ đồ quy trình công nghệ của công ty.

Thuyết minh quy trình sản xuất:


Da đã thuộc sau khi nhập về được cắt và làm sạch bề mặt. Tiếp theo, lượng da này
được đưa vào bồn gỗ để quay bồn cùng với màu và các hóa chất phụ gia khác. Tới
đây, quy trình được chia thành 2 công đoạn để sản xuất 2 loại sản phẩm khác nhau:

GVHD: Bùi Thị Cẩm Nhi 23 SVTH: Nguyễn Thị Oanh


Kiểm soát ô nhiễm môi trường tại Công ty Cổ phần Tong Hong Tannery Việt Nam

 Da nhám một mặt: Sau khi các màu, hóa chất bám vào da, da được chuyển tiếp
qua buồng sấy để làm khô da. Nhiên liệu sử dụng cho sấy da nhiệt là nhiệt hơi nước,
hơi nước được làm nóng bởi lò hơi ở công ty cung cấp. Tiếp đó, da được treo lên máy
treo da để phơi cho da khô. Da đã khô đem đi mài và tạo nhám.
 Da PU: Da sau khi đã nhuộm màu đem vào máy ép nước, lượng nước bị ép ra
được thu gom dẫn vào hệ thống mương dẫn để đi đến nơi xử lý. Sau đó, da được lót
một lớp giấy và đưa tới máy phủ PU. Khi đã được phủ PU, lượng da này được tách lớp
giấy đã lót ra. Tiếp đó được công nhân cắt tỉa và hoàn thiện tấm da.

Da gần thành phẩm sẽ được kiểm tra chất lượng, màu. Nếu chưa đạt yêu cầu thì
lượng da này sẽ được chuyển tới xưởng da thành phẩm, phủ PU để hoàn thiện lại.
Lượng da đã đạt yêu cầu được đưa tới khu vực cắt và đo da rồi đóng gói thành phẩm.
Các hoạt động sản xuất chính:

Mùi hôi
Da vật
Da vụn
tư Nilon
C Nilon phế
Dao cắt ắ
Dao phế

Nước Ép Da vụn
Da sau khi hồi ướt nước
Nước thải sau khi ép da

Mùi hôi

Da Tư Bột da
ớc Tiếng ồn

Mùi hôi
Da sau khi Mài Bột da
tước vân ướt
Tiếng ồn

GVHD: Bùi Thị Cẩm Nhi 24 SVTH: Nguyễn Thị Oanh


Kiểm soát ô nhiễm môi trường tại Công ty Cổ phần Tong Hong Tannery Việt Nam

Da vụn
Da sau khi quay bồn nhuộm
Mùi hôi
Nước S Nước thải
Bàn sấy ấ
Nhiệt thải
Máy sấy chân không
Tiếng ồn

Mùi
Hóa chất rơi vãi (Phenol
Hóa chất formandehyt, Chất kết dính
Bột màu PU nền nước, MEK, DMA,
Giấy R/P Màu…)
Pha
Xô chậu Hóa chất thải
hóa
Túi nilon Giấy R/P dính hóa chất phế
Nước Xô chậu phế
Thùng hóa chất Túi nilon thải
Nước thải xử lý hóa chất
Thùng hóa chất rỗng

Bồn gỗ Tiếng ồn
Keo hóa chất Hóa chất thải
Nước Nước thải
Màu hóa chất Quay Mùi hôi
Da sau khi mài bồn
Da vụn
ướt Túi nilon Túi nilon phế
Xô chậu Xô chậu phế

GVHD: Bùi Thị Cẩm Nhi 25 SVTH: Nguyễn Thị Oanh


Kiểm soát ô nhiễm môi trường tại Công ty Cổ phần Tong Hong Tannery Việt Nam

Mùi hóa chất (VOC)


Hóa chất thừa (Phenol formandehyt,
Chất kết dính PU nền nước, MEK,
DMA, Màu…)
Hóa chất
Giẻ lau hóa chất
Giẻ lau
Tiếng ồn
Máy phun Ph Thiết bị hỏng
Nước un
Nước thải xử lý hóa chất (Phenol
Màu
formandehyt, Chất kết dính PU nền
Thùng hóa chất
nước, MEK, DMA, Màu…)
Màu thải (UT Black, UW white,
silver JU-1030…)
Thùng hóa chất rỗng

Nước thải hóa


Da sau khi phơi
Ph chất
Hóa chất
un Hóa chất thải
Nước
Mùi hôi

Mùi (VOC)

Da sau khi hấp PU sau khi hấp phế

Giấy hoa văn Tá Giấy hoa văn phế

Máy tách da ch Tiếng ồn

Nilon Thiết bị hỏng


Nilon phế

GVHD: Bùi Thị Cẩm Nhi 26 SVTH: Nguyễn Thị Oanh


Kiểm soát ô nhiễm môi trường tại Công ty Cổ phần Tong Hong Tannery Việt Nam

3.9.2. Loại, lượng nguyên nhiên vật liệu, năng lượng tiêu thụ.
Nguyên nhiên vật liệu chính phục vụ cho sản xuất:
Bảng 3.4: Nguyên nhiên vật liệu chính phục vụ cho sản xuất:
Số lượng
Nguyên liệu thô/hóa
STT trung bình Nguồn gốc
chất
( kg/năm)
Brazil, Italia, Trung
1 Da thô (ướt) 90.940.000
Quốc, Châu Phi...
Công ty ChangYang
2 Giấy lót 540.000
Bình Tân - TP. HCM
3 Thuốc nhuộm 312.000 Trung Quốc – Tp. HCM
4 Chất tạo màu 258.000 Trung Quốc – Tp. HCM
Màng PE/PU các
5 3.199.613 Trung Quốc
loại (m)
Công ty Nghi Sơn
6 Dung môi 700.000
Bình Thạnh - Tp. HCM
7 Than đá 7.202.000 Bà Rịa Vũng Tàu
8 Gỗ pallet phế 720.000 Bà Rịa Vũng Tàu
9 Vỏ hạt điều 936.000 Bà Rịa Vũng Tàu
Xăng dầu Tín Nghĩa
10 Dầu DO (l) 51480
Long Thành – Đồng nai
Xăng dầu Tín Nghĩa
11 Xăng A92 (l) 2742
Long Thành – Đồng nai
Xăng dầu Tín Nghĩa
12 Dầu hỏa (l) 2000
Long Thành – Đồng nai
Xăng dầu Tín Nghĩa
13 Dầu FO (l) 4752
Long Thành – Đồng nai
(Nguồn: Báo cáo nguyên liệu, vật tư cho sản xuất - Công ty Cổ phần Tong
Hong Tannery Việt Nam)

Nhu cầu điện nước của công ty


Nguồn nước của Nhà máy được đấu nối với đường ống cung cấp nước sạch của
khu công nghiệp Mỹ Xuân A2 với lượng nước cho nhà máy khoảng 3000 m 3/ngày
đêm.

GVHD: Bùi Thị Cẩm Nhi 27 SVTH: Nguyễn Thị Oanh


Kiểm soát ô nhiễm môi trường tại Công ty Cổ phần Tong Hong Tannery Việt Nam

Bảng 3.5: Nhu cầu sử dụng nước của công ty trong một ngày

Lượng nước
STT Mục đích sử dụng
(m3/ngày đêm)
1 Nhà ăn và ký túc xá 61
2 Sinh hoạt của công nhân viên 180
3 Hồ bơi 76
4 Tưới cây 80
5 Khu xử lý nước thải 33
6 Hồ nước pha loãng 330
7 Bồn gỗ 1360
8 Khu vực mài da 18
9 Khu vực máy ép chân không 831
10 Nồi hơi 8
11 Khu vực máy phun 19
Tổng cộng 2996 m3

(Nguồn: Báo cáo sử dụng năng lượng điện, nước, dầu - Công ty Cổ
phần Tong Hong Tannery Việt Nam)

Điện năng tiêu thụ khi đi vào hoạt động ổn định khoảng 1.000.000 KWh/năm.

GVHD: Bùi Thị Cẩm Nhi 28 SVTH: Nguyễn Thị Oanh


Kiểm soát ô nhiễm môi trường tại Công ty Cổ phần Tong Hong Tannery Việt Nam

Chương 4
HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜNG, CÁC BIỆN PHÁP QUẢN LÝ
MÔI TRƯỜNG ĐÃ ÁP DỤNG
4.1. Môi trường không khí
4.1.1. Mùi
 Hiện trạng:
 Mùi phát sinh từ công đoạn pha chế hóa chất. Do hoạt động của nhà máy có sử
dụng các loại hóa chất như: Isopropanol, Metyl Etyl Keton vì vậy mùi phát sinh từ
hoạt động của nhà máy rất khó chịu đến công nhân làm việc tại đây.
 Công đoạn phun hóa chất là công đoạn quan trọng nhằm tăng tính thẩm mỹ độ
bền cho sản phẩm đáp ứng được yêu cầu khách hàng nên tại đây có các hợp chất hữu
cơ bay hơi ảnh hưởng đến môi trường làm việc của công nhân.
 Do hệ thống xử lý nước thải của công ty đặt gần với nhà xưởng sản xuất nên
mùi hôi từ các quá trình xử lý nước thải cũng ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe của
công nhân.
Để đánh giá nồng độ các hợp chất hữu cơ bay hơi, mùi hóa chất tại phân xưởng,
công ty đã tiến hành đo đạc mẫu khí thải tại khu vực PU với kết quả như bảng 4.1.
Bảng 4.1: Kết quả phân tích chất lượng không khí tại khu vực PU (mg/m 3) đo đạc
ngày 19/06/2012

Chỉ tiêu VOC Methyl Etyl Kenton


STT
Điểm đo (mg/m3) MEK (mg/m3)
1 Ống hút 1, máy phủ PU 85.8 48.5

2 Ống hút 2, máy phủ PU 90.6 46.8

3 Ống hút 3, máy phủ PU 98.2 42.6

4 Ống hút tập trung máy phủ PU 163.5 108.4

5 Khí thải sau khi qua hệ thống 39.7 32.5

GVHD: Bùi Thị Cẩm Nhi 29 SVTH: Nguyễn Thị Oanh


Kiểm soát ô nhiễm môi trường tại Công ty Cổ phần Tong Hong Tannery Việt Nam

bồn sơn nước

Khí thải sau khi qua hệ thống


6 15.2 8.76
lưới lọc than hoạt tính

TCVS 3733/2002/QĐ-BYT - 300

(Nguồn: Báo cáo giám sát môi trường công ty Cổ phần Tong Hong Tannery Việt Nam
đợt I năm 2012)
Ghi chú:
VOC ( Volatile Organic Compound – Nồng độ hợp chất hữu cơ bay hơi trong
không khí): Không có tiêu chuẩn so sánh.
TCVS 3733/2002/QĐ-BYT: Quyết định của Bộ trưởng Bộ Y tế về việc ban hành
21 tiêu chuẩn vệ sinh lao động, 05 nguyên tắc và 07 thông số vệ sinh lao động.
Nhận xét: Từ kết quả đo đạc, phân tích cho thấy các mẫu khí được lấy mẫu trong
lòng cột khí thải máy phủ PU và sau hệ thống xử lý VOC tập trung ngày 19/06/2012
có hàm lượng MEK đều đạt tiêu chuẩn vệ sinh Công Nghiệp theo Quyết định
3733/2002/QĐ-BYT ngày 10/10/2002.
 Biện pháp đã áp dụng tại công ty:
Mỗi một loại hóa chất có những mùi khác nhau tùy thuộc vào thành phần và tính
chất của chúng. Để kiểm soát mùi, công ty đã có những biện pháp sau:
- Tại khu phân xưởng sản xuất có trang bị các quạt công nghiệp nhằm quạt gió
tăng khả năng thông thoáng nhà xưởng.
- Trang bị các dụng cụ bảo hộ lao động cho các công nhân viên trực tiếp làm việc
tại đây như khẩu trang chống mùi có lớp lọc than hoạt tính, găng tay cao su…
- Công nghệ phun màu và buồng sấy da là những dây chuyền khép kín tự động,
trong quy trình của dây chuyền sản xuất tại công đoạn này công ty đã gắn kèm
theo các hệ thống hút hơi các chất bay hơi và xử lý bằng than hoạt tính.
- Có trang bị thiết bị đo đạc và kiểm tra, giám sát nồng độ của các hợp chất hữu
cơ trong không khí tại phân xưởng.

GVHD: Bùi Thị Cẩm Nhi 30 SVTH: Nguyễn Thị Oanh


Kiểm soát ô nhiễm môi trường tại Công ty Cổ phần Tong Hong Tannery Việt Nam

4.1.2. Bụi
 Hiện trạng:
Trong quá trình hoạt động của nhà máy, bụi phát sinh chủ yếu từ công đoạn bốc
dỡ da, cắt da, đánh mềm, mài da, phơi da và ở khu vực lò đốt than. Ngoài ra, bụi còn
phát sinh từ các phương tiện vận chuyển lưu thông trong công ty (lượng bụi này không
lớn, mang tính tức thời nên không ảnh hưởng nhiều tới công nhân).
Bảng 4.2: Kết quả phân tích nồng độ bụi tại các phân xưởng sản xuất (đo đạc ngày
17/08/2012).

Yếu tố đo Nồng độ bụi


Vị trí đo ( mg/m3)

I XƯỞNG A

1. Khu vực thành phẩm 2.32

2. Khu vực dán da 2.36

3. Khu vực pha chế màu 2.5

4. Khu vực phân loại 2.30

5. Khu vực phun sơn ( Ép hoa ) 2.36

II XƯỞNG B

1. Khu vực đánh mềm 2.85

2. Khu vực cân hóa chất lỏng 2.63

III XƯỞNG C

1. Khu vực máy tước vân 2.32

2. Khu vực cắt da 1.20

3. Khu vực máy cắt da MOSONI 2.63

4. Khu vực máy ép nước 1.261

5. Khu vực sấy da 2.5

IX XƯỞNG D

GVHD: Bùi Thị Cẩm Nhi 31 SVTH: Nguyễn Thị Oanh


Kiểm soát ô nhiễm môi trường tại Công ty Cổ phần Tong Hong Tannery Việt Nam

1. Khu vực mài da trắng 9.5

2. Khu vực mài da màu 9.36

TCVS 3733/2002/QĐ-BYT ≤ 8 mg/m3

(Nguồn: Kết quả kiểm tra định kỳ nồng độ bụi nhà xưởng của phòng iso - công ty Cổ
phần Tong Hong Tannery Việt Nam.)
Ghi chú: TCVS 3733/2002/QĐ-BYT: Quyết định của Bộ trưởng Bộ Y tế về việc
ban hành 21 tiêu chuẩn vệ sinh lao động, 05 nguyên tắc và 07 thông số vệ sinh lao
động.
Nhận xét: Nhìn chung, nồng độ bụi đo đạc của môi trường không khí các phân
xưởng sản xuất đều đạt tiêu chuẩn vệ sinh Công Nghiệp theo Quyết định
3733/2002/QĐ-BYT ngày 10/10/2002. Tuy nhiên, một số mẫu đo đạc tại xưởng D
(khu vực mài da) vượt tiêu chuẩn cho phép (gấp xấp xỉ 1,2 lần so với tiêu chuẩn (≤ 8
mg/m3)).
 Biện pháp đã áp dụng tại công ty
- Công ty đã trang bị khẩu trang than hoạt tính cho công nhân.
- Vệ sinh nhà xưởng sau mỗi ca làm việc.
- Bê tông hóa các tuyến đường vận chuyển nội bộ.
- Khi lắp đặt hệ thống phun màu tự động, công ty đã sử dụng hệ thống màng
nước đi theo các buồng phun màu để xử lý bụi: Trong quá trình phun màu các sản
phẩm được đưa vào hệ thống phun màu tự động. Khi phun thì bụi bay ra theo quán
tính được đưa vào màng nước. Tại đây, dưới tác dụng của tia nước, bụi bị giữ lại và
kết dính với nhau tạo thành màng nổi lên trên mặt nước, một phần nhỏ khuếch tán vào
trong tạo thành nhũ tương. Khi màng đủ lớn và lúc đó các chất ô nhiễm trong nước
thải khá cao nên nước sẽ được dẫn qua hệ thống xử lý nước thải của công ty.
- Trong khu vực sản xuất, công ty đã lắp đặt hệ thống thông gió tại hầu hết các bộ
phận. Những khu vực cần điều kiện làm việc như văn phòng, phòng thí nghiệm đều
được lắp đặt máy điều hòa nhiệt độ.
- Ở các khu vực phát sinh nhiều bụi như khu vực mài da,…. được trang bị hệ
thống lọc bụi túi vải.

GVHD: Bùi Thị Cẩm Nhi 32 SVTH: Nguyễn Thị Oanh


Kiểm soát ô nhiễm môi trường tại Công ty Cổ phần Tong Hong Tannery Việt Nam

Không khí chứa bụi

Chụp không khí

Hệ thống dẫn khí


chứa bụi

Thiết bị lọc bụi túi Bụi thu hồi


Thu gom về
kho CTNH

Quạt gió

Qua ống thải ra


ngoài môi trường

Hình 4.1: Sơ đồ xử lý bụi bằng thiết bị lọc túi vải.

(Nguồn: Công ty Cổ phần Tong Hong Tannery Việt Nam)

 Cơ chế hoạt động:


Không khí mang bụi phát sinh từ các sàng rung được quạt hút đưa vào thiết bị qua
chụp hút lắp ngay phía trên các sàng rung. Khi đưa vào từ phía dưới, xuyên qua thành
túi vải, đi vào bên trong túi và tập trung thoát ra ngoài. Lúc này, bụi đã được giữ lại
bên ngoài thành túi vải. Không khí sạch sau khi ra khỏi thiết bị từ phía trên sẽ theo
đường ống dẫn xả vào môi trường dưới tác động của quạt hút. Quạt hút được bố trí
ngay trên thiết bị lọc bụi túi vải, có tác dụng tạo lực hút trong toàn bộ hệ thống, tạo lực
đẩy khí đã được làm sạch qua ống thải ra môi trường ngoài.
 Cơ cấu giũ bụi:
Hệ thống lọc bụi túi vải có bố trí bộ phận rung đặt bên trong thiết bị nhằm phục vụ
cho công tác giũ bụi. Bộ phận này hoạt động đồng thời với quá trình lọc bụi. Nhờ vậy,
trong quá trình xử lý, bụi luôn được tách ra khỏi vải lọc, hạn chế được khả năng tắc
lọc.

GVHD: Bùi Thị Cẩm Nhi 33 SVTH: Nguyễn Thị Oanh


Kiểm soát ô nhiễm môi trường tại Công ty Cổ phần Tong Hong Tannery Việt Nam

4.1.3. Khí thải


 Hiện trạng:
Khí thải của nhà máy chủ yếu phát sinh từ hoạt động của lò hơi, của xe nâng.
Công ty có hai lò hơi: 1 lò hơi đốt dầu FO, 1 lò hơi đốt than. Tuy nhiên, hiện tại công
ty chủ yếu vận hành lò hơi đốt than (vừa hoàn thành vào tháng 2/2012) với công suất
thực 12 tấn hơi/ ngày. Lò hơi đốt bằng than và một số nhiên liệu khác với tỷ lệ than đá
từ 60~80%, vỏ hạt điều từ 11~15 %, gỗ pallet phế từ 17~37%. Lò hơi đốt dầu FO chỉ
vận hành khi ngưng lò hơi đốt than để vệ sinh hoặc khi lò hơi đốt than phát sinh sự cố.
Khí thải chủ yếu của lò hơi đốt than là NOx, SO2, CO và bụi, ngoài ra còn có CxHy,
phenol, hơi dầu (do lò đốt có sử dụng vỏ hạt điều).
Ngoài ra, khí thải còn phát sinh từ các phương tiện vận chuyển, nấu nướng tại nhà
ăn và từ quá trình vận hành máy phát điện dự phòng. Các phương tiện vận chuyển sử
dụng nhiên liệu chủ yếu là xăng, dầu diesel, chúng thải vào môi trường các khí thải
như: CO, SOx, NOx, hydrocacbon,…. Do máy phát điện dự phòng chỉ được vận hành
khi xảy ra sự cố mất điện hoặc bảo trì bảo dưỡng, phát thử,.. nên thời gian sử dụng
máy ít vì thế tác động môi trường ở đây tương đối thấp.
Để giám sát các chỉ tiêu môi trường không khí của công ty, việc lấy mẫu và phân
tích các chỉ tiêu về khí thải được tiến hành và có kết quả như bảng 4.3.
Bảng 4.3: Kết quả phân tích chất lượng khí thải lò hơi đốt than (mg/Nm 3) đo đạc ngày
19/06/2012
Chỉ tiêu phân tích
Vị trí đo đạc và lấy
STT NOx tính
mẫu Bụi CO SO2
theo NO2
(mg/Nm3) (mg/Nm3) (mg/Nm3)
(mg/Nm3)
Trong lòng cột khí thải
1 lò hơi đốt than (Sau hệ 160.5 213.8 61 93
thống xử lý tập trung)

QCVN 19:2009/BTNMT
200 850 1000 500
(Với Kp = 1;Kv = 1), Cột B

(Nguồn: Báo cáo giám sát môi trường công ty Cổ phần Tong Hong Tannery Việt Nam
đợt I năm 2012)

GVHD: Bùi Thị Cẩm Nhi 34 SVTH: Nguyễn Thị Oanh


Kiểm soát ô nhiễm môi trường tại Công ty Cổ phần Tong Hong Tannery Việt Nam

Ghi chú:
QCVN 19:2009/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về khí thải công nghiệp
đối với bụi và hóa chất vô cơ.
Nồng độ tối đa cho phép của bụi và các chất vô cơ trong khí thải công nghiệp được
tính theo công thức sau: Cmax = C x Kp x Kv
Trong đó:
Cmax là nồng độ tối đa cho phép của bụi và các chất vô cơ trong khí thải công
nghiệp, tính bằng miligam trên mét khối khí thải chuẩn (mg/Nm3).
C là nồng độ của bụi và các chất vô cơ quy định tại Bảng 1 mục 2.2 của QCVN
19:2009/BTNMT.
Kp là hệ số lưu lượng nguồn thải quy định tại Bảng 2 mục 2.3 của QCVN
19:2009/BTNMT. Áp dụng Kp = 1,0 (vì tổng lưu lượng khí thải của ống khói thải lò
hơi đốt than là 19.200 m3/h).
Kv là hệ số vùng, khu vực ứng với địa điểm đặt các nhà máy, cơ sở sản xuất, chế
biến, kinh doanh, dịch vụ công nghiệp phát sinh khí thải vào môi trường không khí,
được quy định tại Bảng 3 mục 2.4 của QCVN 19:2009/BTNMT. Áp dụng Kv = 1,0
(Vì công ty nằm trong KCN Mỹ Xuân A2).
Áp dụng cột B: Vì hạng mục lò hơi đốt than mới được xây dựng và đi vào vận
hành tháng 02 năm 2012 (Hoạt động sau ngày 16 tháng 01 năm 2007).
Nhận xét: Từ kết quả phân tích Khí thải trong lòng cột khí thải lò hơi đốt than
(sau hệ thống xử lý tập trung), ta thấy được tất cả các chỉ tiêu phân tích đều nằm trong
giới hạn cho phép của Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về khí thải công nghiệp đối với bụi
và hóa chất vô cơ QCVN 19:2009/BTNMT, Cột B. Tuy nhiên, nồng độ bụi còn cao,
dao động gần với tiêu chuẩn cho phép.
Bảng 4.4: Chất lượng không khí trong khu vực công ty (mg/m 3) đo đạc ngày
19/06/2012
Chỉ tiêu đo đạc và phân tích

STT Nhiệt Độ
hiệu NO2 SO2 CO NH3 H2S
độ ẩm
(mg/m ) (mg/m ) (mg/m3)
3 3
(mg/m3) (mg/m3)
(0C) (%)
1 K1 0.086 0.14 2.68 30.7 72 <0.01 0.045

GVHD: Bùi Thị Cẩm Nhi 35 SVTH: Nguyễn Thị Oanh


Kiểm soát ô nhiễm môi trường tại Công ty Cổ phần Tong Hong Tannery Việt Nam

2 K2 0.082 0.15 2.71 27.5 71.5 0.035 0.16

3 K3 0.16 0.18 2.69 28.6 71.8 <0.001 0.063

4 K4 0.17 0.19 2.53 29.8 65.5 0.034 0.067

TCCP1 5 5 20 <=34 <=80 17 10

(Nguồn: Báo cáo giám sát môi trường công ty Cổ phần Tong Hong Tannery Việt
Nam đợt I năm 2012)
Ghi chú: K1: Không khí tại xưởng A của Công ty.
K2: Không khí tại xưởng B của Công ty.
K3: Không khí tại xưởng C của Công ty.
K4: Không khí tại xưởng D của Công
ty.
TCCP1: Giới hạn tối đa cho phép không khí trong khu vực sản xuất (TCVS theo
quyết định 3733/2002/QĐ-BYT – trong 8h).
Nhận xét: Từ kết quả đo đạc phân tích mẫu, có thể kết luận rằng nồng độ các chất
ô nhiễm như: CO, SO2, NO2, NH3, H2S,… các thông số về điều kiện vi khí hậu (độ
ẩm, nhiệt độ) tại các thời điểm lấy mẫu đều đạt tiêu chuẩn vệ sinh Công Nghiệp theo
quyết định 3733/2002/QĐ- BYT ngày 10/10/2002.
Bảng 4.5: Chất lượng không khí xung quanh (mg/m3) đo đạc ngày 19/06/2012

Chỉ tiêu đo đạc và phân tích



STT Nhiệt Độ
hiệu NO2 SO2 CO NH3 H2S
độ ẩm
(mg/m ) (mg/m ) (mg/m3)
3 3
(mg/m ) (mg/m3)
3
(0C) (%)
1 K5 0.082 0.13 2.78 30.8 58.5 <0.01 0.037

2 K6 0.086 0.15 2.56 30.9 56.4 <0.01 0.045


3 K7 0.075 0.11 2.52 29.4 57.4 <0.01 0.026

TCCP2 0.2 0.35 30

TCCP3 0.2 0.042

(Nguồn: Báo cáo giám sát môi trường công ty Cổ phần Tong Hong Tannery Việt Nam

GVHD: Bùi Thị Cẩm Nhi 36 SVTH: Nguyễn Thị Oanh


Kiểm soát ô nhiễm môi trường tại Công ty Cổ phần Tong Hong Tannery Việt Nam

đợt I năm 2012)

GVHD: Bùi Thị Cẩm Nhi 37 SVTH: Nguyễn Thị Oanh


Kiểm soát ô nhiễm môi trường tại Công ty Cổ phần Tong Hong Tannery Việt Nam

Ghi chú:
K5: Không khí khu vực cổng bảo vệ.
K6: Không khí xung quanh khu vực lò hơi đốt than.
K7: Không khí khu vực gần căn tin.
TCCP2: Chất lượng không khí – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng
không khí xung quanh (QCVN 05:2009/BTNMT trung bình 1h).
TCCP3: Chất lượng không khí – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về một số chất độc
hại trong không khí xung quanh (QCVN 06:2009/BTNMT trung bình 1h).
Nhận xét: Từ kết quả đo đạc phân tích mẫu, có thể kết luận rằng nồng độ các chất
ô nhiễm như: CO, SO2, NO2, NH3, các thông số về điều kiện vi khí hậu (độ ẩm, nhiệt
độ) tại các thời điểm lấy mẫu đều đạt tiêu chuẩn vệ sinh Công Nghiệp theo quyết định
3733/2002/QĐ - BYT ngày 10/10/2002. Tuy nhiên, chỉ có nồng độ H 2S vượt so với
tiêu chuẩn cho phép (0,45/0,42 (mg/m3)).
 Biện pháp đã áp dụng tại công ty:
Công ty đã trang bị khẩu trang cho công nhân tham gia sản xuất, xây dựng nhà
xưởng thông thoáng, trồng cây xanh khu vực xung quanh nhà xưởng nhằm hạn chế
đến mức thấp nhất ảnh hưởng đến sức khỏe của người lao động.
Tại hệ thống lò hơi đốt than, công ty đã lắp đặt hệ thống xử lý khí thải:

Hệ thống dẫn khí Thiết bị hấp thụ ướt bằng NaOH loãng
Khí thải lò
hơi đốt NaOH
Tuần hoàn

Bộ phận khử mù Quạt hút li tâm Bể chứa dung dịch


Qua ống
khói thải ra

Bồn lọc cặn lắng


Hình 4.2: Sơ đồ xử lý khí thải lò hơi đốt than tại công ty

Xử lý chung với
nước thải của

GVHD: Bùi Thị Cẩm Nhi 38 SVTH: Nguyễn Thị Oanh


Kiểm soát ô nhiễm môi trường tại Công ty Cổ phần Tong Hong Tannery Việt Nam

Thuyết minh quy trình xử lý khí thải:


Trong quá trình đốt sẽ sinh ra khí thải, tại miệng ra của lò đốt ta dẫn khí trong ống
dẫn trực tiếp vào thiết bị hấp thụ bằng áp suất âm của quạt gió ly tâm để hấp thu các
khí ô nhiễm (CO, CO2, NOx, SO2, SO3… ) và làm giảm một phần bụi, mụn than…. Khi
đi vào thiết bị theo đường hướng tới dưới đi lên, qua các vật liệu đệm (các khuyên sứ)
tiếp xúc với dung dịch hấp thụ được phân phối từ trên xuống (dạng phun sương).
Trong quá trình tiếp xúc giữa hai pha khí-lỏng, các chất ô nhiễm, bụi có trong khí thải
sẽ được hòa tan vào dung dịch hấp thụ và rơi xuống dưới bồn chứa phía dưới.
Tại bồn chứa, phần lớn dung dịch hấp thụ hoàn toàn nhờ bơm đặt trong bể. Định
kỳ, dung dịch hấp thụ trong bồn chứa sẽ được tách nước bằng bồn lọc (phần cặn rắn
sau lọc sẽ được đưa trả lại nhà cung ứng cùng với tro xỉ than của lò hơi, nước sau lọc
sẽ được dẫn vào hệ thống xử lý nước thải của nhà máy để xử lý). Dung dịch hấp thụ
hao hụt sẽ được bổ sung định kỳ.
Khí thải sau khi được hấp thụ sẽ được dẫn qua bộ phận khử mù (nhằm loại bỏ
lượng hơi nước còn sót lại) và thải ra ngoài môi trường qua ống khói thải (20 m).
4.1.4. Tiếng ồn, rung
 Hiện trạng:
Ô nhiễm tiếng ồn rung phát sinh từ các máy móc thiết bị như: Máy phủ PU, máy
trộn, máy sấy, máy đánh bóng, nhà phân phối điện,…
Bảng 4.6: Kết quả đo tiếng ồn tại các phân xưởng sản xuất (đo đạc ngày 17/08/2012)

Yếu tố đo Tiếng Ồn
Vị trí đo ( dBA)

I XƯỞNG A

1. Khu vực thành phẩm 84

2. Khu vực dán da 84.6

3. Khu vực pha chế màu 84.8

4. Khu vực phân loại 84.6

5. Khu vực phun sơn ( Ép hoa ) 85

GVHD: Bùi Thị Cẩm Nhi 39 SVTH: Nguyễn Thị Oanh


Kiểm soát ô nhiễm môi trường tại Công ty Cổ phần Tong Hong Tannery Việt Nam

II XƯỞNG B

1. Khu vực đánh mềm 91

2. Khu vực cân hóa chất lỏng 75.5

III XƯỞNG C

1. Khu vực máy tước vân 82.5

2. Khu vực cắt da 84

3. Khu vực máy cắt da


85
MOSONI

4. Khu vực máy ép nước 85

5. Khu vực sấy da 83

IX XƯỞNG D

1. Khu vực mài da trắng 82.5

2. Khu vực mài da màu 84

Khối văn phòng, hành chính: ≤ 65


TC VỆ SINH LAO
dBA
ĐỘNG 3733/2002/QĐ-
Khối sản xuất: ≤ 85 dBA
BYT
(Nguồn: Kết quả kiểm tra định kỳ tiếng ồn nhà xưởng của phòng iso - Công ty Cổ
phần Tong Hong Tannery Việt Nam.)
Ghi chú: TCVS 3733/2002/QĐ-BYT: Quyết định của Bộ trưởng Bộ Y tế về việc
ban hành 21 tiêu chuẩn vệ sinh lao động, 05 nguyên tắc và 07 thông số vệ sinh lao
động.
Nhận xét: Nhìn chung, tiếng ồn trong các phân xưởng sản xuất đều đạt tiêu chuẩn
vệ sinh Công Nghiệp theo Quyết định 3733/2002/QĐ-BYT ngày 10/10/2002. Tuy
nhiên, các mẫu đo đạc tại các khâu pha chế, phun sơn, cắt da, ép nước,.. dao động xấp
xỉ 85 dBA và mẫu đo đạc tại xưởng B (khu vực đánh mềm) vượt tiêu chuẩn cho phép
(91 dBA so với tiêu chuẩn là ≤ 85 dBA).

GVHD: Bùi Thị Cẩm Nhi 40 SVTH: Nguyễn Thị Oanh


Kiểm soát ô nhiễm môi trường tại Công ty Cổ phần Tong Hong Tannery Việt Nam

 Biện pháp đã áp dụng tại công ty:


Tiếng ồn ảnh hưởng trực tiếp đến công nhân lao động trong phân xưởng và khu
vực lân cận, do đó công ty đã áp dụng các giải pháp tổng hợp như sau:
- Các máy móc trong dây chuyền sản xuất được bố trí một cách hợp lý nhằm
tránh các máy gây ồn cùng hoạt động một lúc gây cộng hưởng tiếng ồn.
- Thực hiện chế độ bảo trì bảo dưỡng các thiết bị máy móc.
- Xung quanh công ty được trồng cây xanh để hạn chế tiếng ồn lan truyền ra môi
trường xung quanh.
4.1.5. Nhiệt độ
 Hiện trạng:
Cũng như các cơ sở sản xuất công nghiệp khác, nhà xưởng của công ty xây dựng
có kết cấu kèo sắt, thép và lợp bằng tôn nên bức xạ mặt trời qua mái nhà xưởng dễ
dàng dẫn đến việc làm gia tăng nhiệt độ trong phân xưởng sản xuất đặc biệt là mùa
khô.
Ngoài ra, khu vực sấy da và các bồn chứa nước nóng, lò hơi, quá trình vận hành
của các loại thiết bị máy móc, hoạt động của xe nâng,.. cũng thải ra một lượng nhiệt
khá lớn.
 Biện pháp đã áp dụng tại công ty
Để làm giảm ảnh hưởng của nhiệt độ tới sức khỏe của công nhân, công ty đã khắc
phục bằng cách thực hiện các biện pháp sau:
- Nhà xưởng được xây dựng cao ráo và có diện tích cửa lớn hơn 50% diện tích
tường để tận dụng thông thoáng tự nhiên.
- Trang bị các quạt công nghiệp (quạt đứng) cục bộ và các quạt thông gió tại các
tường nhà xưởng nhằm tăng cường khả năng thông gió, giảm nhiệt độ và độ ẩm
trong phân xưởng sản xuất.
- Trồng cây xanh xung quanh công ty.
4.2. Môi trường nước
 Hiện trạng:
 Nước mưa chảy tràn:
Nước mưa chảy tràn trên toàn bộ mặt bằng xung quanh khu vực nhà xưởng, các
công trình phụ và trên bề mặt thuộc phạm vi của công ty. Sau mỗi cơn mưa, nước mưa

GVHD: Bùi Thị Cẩm Nhi 41 SVTH: Nguyễn Thị Oanh


Kiểm soát ô nhiễm môi trường tại Công ty Cổ phần Tong Hong Tannery Việt Nam

chảy tràn cuốn theo nhiều tạp chất. Thành phần và nồng độ các chất bẩn trong nước
mưa thay đổi nhiều phụ thuộc vào lượng mưa và các tạp chất trong khu vực công ty.
 Nước thải sinh hoạt
Nước thải sinh hoạt thải ra từ quá trình hoạt động sinh hoạt của cán bộ công nhân
viên, nhà ăn,… có chứa các thành phần cặn bã (TSS), các chất hữu cơ (BOD/COD),
chất chất dinh dưỡng (N,P), dầu mỡ và vi sinh gây bệnh.
Lưu lượng trung bình là 210 m3/ngày đêm.
 Nước thải sản xuất:
Nước thải sản xuất phát sinh từ quá trình xử lý khí thải ở công đoạn phun nước -
loại nước thải này chứa thành phần nhiều các chất rắn lơ lửng. Công đoạn quay bồn
gỗ, ép nước, máy sấy chân không,..cũng phát sinh một lượng nước thải không nhỏ -
nước thải này chứa nhiều hóa chất, màu, bột da. Ngoài ra, nước thải còn phát sinh từ
quá trình làm mát máy móc thiết bị,...
Lưu lượng nước thải sản xuất trung bình là 2260 m3/ngày đêm.
Bảng 4.7: Kết quả phân tích nước thải đầu vào của hệ thống xử lý nước thải

Nước thải trước


STT Chỉ tiêu xử lý
1 Màu (Pt/Co) 208

2 pH 3.7

3 SS (mg/l) 489

4 COD (mg/l) 1051

5 BOD5 (mg/l) 494

6 P tổng (mg/l) 1,96

7 N tổng (mg/l) 48.9

9 Tổng dầu mỡ khoáng (mg/l) 20.6

10 Sunfua (mg/l) 0.26

(Nguồn: Bộ phận xử lý nước thải Công ty Cổ phần Tong Hong


Tannery Việt Nam )

GVHD: Bùi Thị Cẩm Nhi 42 SVTH: Nguyễn Thị Oanh


Kiểm soát ô nhiễm môi trường tại Công ty Cổ phần Tong Hong Tannery Việt Nam

Nhận xét: Nước thải của công ty có độ pH thấp, hàm lượng chất hữu cơ cao thể
hiện qua hàm lượng SS, các chỉ số về nhu cầu oxy sinh học (BOD), nhu cầu oxy hóa
học (COD),...với nồng độ cao. Sự có mặt của các chất hữu cơ, chất lơ lửng trong nước
làm giảm, ức chế các loài thủy sinh, sự phát triển của hệ sinh thái nước và còn là
nguyên nhân gây ra mùi hôi thối trong môi trường. Vì vậy, cần phải xử lý toàn bộ
lượng nước thải của công ty đạt tiêu chuẩn cho phép để đảm bảo môi trường không bị
ô nhiễm.
 Biện pháp đã áp dụng tại công ty:
Nước mưa đã được công ty xây dựng hệ thống thu gom riêng biệt. Lượng nước
mưa này được thu gom tập trung vào hố thu gom rồi sau đó được dẫn về hệ thống thu
gom chung của khu công nghiệp Mỹ Xuân A2.
Tổng khối lượng nước thải của công ty khoảng 2.500 m 3/ngày đêm, bao gồm nước
thải sinh hoạt và nước thải sản xuất được thu gom, xử lý tại hệ thống xử lý nước thải
tập trung của công ty với công suất thực 2.500 m 3/ngày đêm, được đưa vào vận hành
vào tháng 07 năm 2004.
Từ tháng 11 năm 2010, công ty đã tiến hành nâng cấp, cải tạo hệ thống xử lý nước
thải và đã được Ban Quản lý các KCN tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu chấp thuận cho phép
xây dựng hệ thống hồ pha loãng gồm 3 ngăn. 30 - 40% lượng nước thải đã qua xử lý
được dẫn vào hệ thống hồ pha loãng cùng với nước sạch. Nước ở hồ này được cung
cấp cho nhà vệ sinh (vòi rửa tay sử dụng nước cấp) và một số công đoạn sản xuất như
quay bồn gỗ,... ; một phần nước thải còn lại sau hệ thống xử lý được đấu nối vào hệ
thống xử lý tập trung của KCN Mỹ Xuân A2.

GVHD: Bùi Thị Cẩm Nhi 43 SVTH: Nguyễn Thị Oanh


Kiểm soát ô nhiễm môi trườngKiểm soát ty
tại Công ô nhiễm môi
Cổ phần trường
Tong tại Tannery
Hong Công ty Việt
Cổ phần
NamTong Hong Tannery Việt Nam

Nước thải Song chắn rác Bể lắng đầu Bể điều hòa Bể trung hòa

Bùn

Bùn bị loại ra Bãi phơi bùn Máy loại nước Bể cô đặc bùn

Bùn

Bể tiếp xúc oxi Bể bùn hoạt tính Bể khuyết oxi Bể nông mật

Bể lắng Bể lọc Bể nước sạch Thoát nước ra

Hình 4.3: Sơ đồ lưu trình công nghệ xử lý nước thải.

GVHD: Ks. Bùi Thị Cẩm Nhi 44 SVTH: Nguyễn Thị Oanh
Kiểm soát ô nhiễm môi trường tại Công ty Cổ phần Tong Hong Tannery Việt Nam

Thuyết minh quy trình xử lý nước thải:


 Hố thu – Song chắn rác.
Nước thải sản xuất được dẫn theo đường thoát nước riêng ra hệ thống xử lý nước
thải. Nước thải thu gom đưa vào hố thu ngay phía dưới song chắn rác, tại đây nước
thải đi xuyên qua song chắn rác (SCR) nhằm loại bỏ các chất rắn có kích thước lớn
như: giấy, vụn da,… để bảo vệ các máy móc thiết bị ở các công đoạn xử lý nước tiếp
theo. Sau đó nước thải được bơm qua bể lắng đầu.
 Bể lắng đầu.
Do nước thải sau khi qua máy loại rác chỉ loại bỏ được những thành phần có kích
thước lớn nên nước thải cần phải được dẫn qua bể lắng đầu (bể lắng 1) nhằm loại bỏ
các tạp chất nhỏ hơn trong nước thải như mảnh da vụn, bột da và một phần rắn lơ lửng
và đảm bảo cho các công trình sau được vận hành ổn định. Lượng bùn lắng xuống đáy
bể được đưa lên máy loại nước, ép lượng nước trong bùn ra và đưa lượng bùn này dẫn
đến sân phơi bùn, sau một thời gian bùn đã giảm tỉ trọng thì được thu gom, đến một số
lượng đủ lớn thì sẽ được các đơn vị chức năng đến thu gom mang đi xử lý.
 Bể điều hòa – bể trung hòa
Nước thải từ bể lắng đầu vào bể điều hòa, sau khi được sục khí cho đều rồi chảy
vào bể trung hòa. Tại đây, hóa chất PAC và NaOH được cho vào. Máy đo độ axít xút
sẽ tự động kiểm soát độ pH (cài đặt phạm vi độ pH trước), lượng PAC bỏ vào tùy
thuộc vào tình hình mẫu nước cần xử lý. Dưới tác dụng của hóa chất này và hệ thống
motor cánh khuấy với tốc độ chậm, các bông cặn li ti từ bể phản ứng sẽ chuyển động,
GVHD:
va chạm, dínhKs.
kếtBùi Thị Cẩm
và hình thànhNhi
nên những bông cặn có kích thước và khối43 lượng lớn

gấp nhiều lần các bông cặn ban đầu.


 Bể nông mật
Nước thải từ bể trung hòa được bơm vào bể nông mật. Trong bể nông mật tiến
hành tách bùn, tại giai đoạn này hóa chất polymer được châm vào nhằm tăng hiệu quả
tách nước ra khỏi bùn. Bùn thải vào bể cô đặc bùn, nước thải thì chảy vào hệ thống xử
lý sinh học để xử lý tiếp.
 Bể khuyết oxy – bể bùn hoạt tính – Bể tiếp xúc oxy
Sau khi xử lý hóa lý, nước thải tiếp tục được dẫn qua bể khuyết oxy và bể bùn
hoạt tính (tại đây, nước thải sinh hoạt được bơm vào để xử lý chung). Tại hai bể này vi
Kiểm soát ô nhiễm môi trường tại Công ty Cổ phần Tong Hong Tannery Việt Nam

sinh vật (trên bùn hoạt tính) phân hủy các hữu cơ phức tạp có trong nước thải thành
các hợp chất vô cơ đơn giản. Và để đảm bảo cho quá trình xử lý được triệt để thì nước
thải được bơm qua bể tiếp xúc oxy nhằm tăng thời gian tiếp xúc giữa oxy và vi sinh
vật, giúp vi sinh vật sinh trưởng và xử lý hiệu quả hơn.
 Bể lắng cuối.
Tiếp đến, nước thải được dẫn sang bể lắng cuối và diễn ra quá trình lắng cặn hoạt
tính, bùn sẽ lắng xuống đáy bể còn phần nước sạch ở phía trên sẽ được dẫn qua bể lọc.
Ở đây một phần bùn hoạt tính sẽ được tuần hoàn lại bể khuyết oxy và bể bùn hoạt tính
nhằm duy trì lượng vi sinh vật có trong bể.
 Bể lọc.
Nước sau khi đi qua bể lắng được dẫn đến bể lọc. Tại bể lọc nước sạch có thể đi
theo 2 hướng. Nếu nước đã sạch và đạt tiêu chuẩn để thải ra thì nước được dẫn trực
tiếp ra nguồn thải (hệ thống xử lý nước thải tập trung của KCN). Còn nếu nước chưa
ổn định thì cần phải dẫn qua bể chứa nước sạch nhằm ổn định các tính chất của nước
thải trước khi xả ra nguồn tiếp nhận.
 Công trình xử lý bùn.
Một phần bùn cặn ở đáy bể lắng cuối cộng với lượng bùn sinh ra từ bể keo tụ sẽ
được chuyển vào bể cô đặc bùn. Tại bể cô đặc bùn, sau khi thoát nước ở máy thoát
nước, bùn sẽ được ép nước để loại bớt lượng nước còn trong bùn, tiếp đó đưa đến nơi
sân phơi bùn. Sau 3-5 ngày, bùn được đóng bao rồi đưa vào kho chất thải nguy hại và
chờ đơn vị thu gom đến vận chuyển đến nơi xử lý.
Để đánh giá chất lượng nước thải đầu ra của hệ thống xử lý nước thải, công ty đã
tiến hành lấy mẫu tại đầu ra hệ thống xử lý nước thải để phân tích. Kết quả như bảng
4.8.
Bảng 4.8: Kết quả phân tích các thông số ô nhiễm trong nước thải của công ty (mg/l)
ngày 19/06/2012
QCVN
Nước thải
STT Chỉ tiêu 40:2011/BTNMT
sau xử lý
Kp = 0.9; Kf = 1; Cột B
1 Màu (Pt/Co) 113 150

2 pH 7.8 5.5-9

GVHD: Ks. Bùi Thị Cẩm Nhi 45 SVTH: Nguyễn Thị Oanh
Kiểm soát ô nhiễm môi trường tại Công ty Cổ phần Tong Hong Tannery Việt Nam

3 SS (mg/l) 15 100

4 COD (mg/l) 80 150

5 BOD5 (mg/l) 21 50

6 P tổng (mg/l) 0.26 6

7 N tổng (mg/l) 35.6 40

8 Crom (VI) (mg/l) 0.08 0.1

9 Tổng dầu mỡ khoáng (mg/l) 2.58 10

10 Sunfua (mg/l) 0.16 0.5

11 Coliform (MPN/ 100ml) 4.3*103 5000

(Nguồn: Báo cáo giám sát môi trường công ty Cổ phần Tong Hong Tannery Việt Nam
đợt I năm 2012)
Ghi chú:
QCVN 40:2011/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải công nghiệp.
Giá trị nồng độ tối đa được tính theo công thức: Cmax = C x Kq x Kf
Trong đó:
C: Là giá trị nồng độ của thông số ô nhiễm trong nước thải công nghiệp quy định
tại Bảng 1 của QCVN 40:2011/BTNMT.
Kq: Là hệ số nguồn tiếp nhận nước thải quy định tại mục 2.3 của QCVN
40:2011/BTNMT ứng với lưu lượng dòng chảy của sông, suối, khe, rạch; kênh,
mương; dung tích của hồ, ao, đầm; mục đích sử dụng của vùng nước biển ven bờ. Áp
dụng Kp = 0,9 (Vì không có số liệu về lưu lượng dòng chảy của nguồn tiếp nhận).
Kf: Là hệ số lưu lượng nguồn thải quy định tại bảng 2.4 của QCVN
40:2011/BTNMT, áp dụng Kf = 1,0 (ứng với lưu lượng 2500 m3/ngày đêm).
Áp dụng cột B: Vì nguồn tiếp nhận nước thải là hệ thống thu gom nước thải tập
trung tại khu công nghiệp Mỹ Xuân A2 không dùng cho mục đích cấp nước sinh hoạt.
Nhận xét: Từ kết quả phân tích nước thải sau xử lý ngày 19/06/2012 nhận thấy
các chỉ tiêu phân tích đều đạt quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải công nghiệp
(QCVN 40:2011/BTNMT). Tuy nhiên, hàm lượng Nito tổng, colifrom và đặc biệt là
hàm lượng Cr (VI) vẫn cao, dao động xấp xỉ mức tiêu chuẩn.

GVHD: Ks. Bùi Thị Cẩm Nhi 46 SVTH: Nguyễn Thị Oanh
Kiểm soát ô nhiễm môi trường tại Công ty Cổ phần Tong Hong Tannery Việt Nam

4.3. Chất thải rắn


 Hiện trạng:
 Chất thải rắn sinh hoạt:
Nguồn phát sinh: Chất thải rắn sinh hoạt phát sinh từ quá trình sinh hoạt của cán
bộ công nhân viên và từ quá trình hoạt động nấu nướng tại nhà ăn của công ty. Thành
phần của chất thải rắn sinh hoạt là giấy, bọc nilon, vỏ trái cây, rau củ, thức ăn dư thừa,
vỏ đồ hộp,…
 Chất thải rắn sản xuất:
Chất thải rắn sản xuất chủ yếu phát sinh từ các công đoạn sau:
- Từ quá trình sử dụng nguyên liệu da đã thuộc nhập từ nước khác về như: các
bao bì nilon, thùng đựng nguyên liệu không dính hóa chất độc hại, gỗ pallet, dây
đai hàng, …
- Trong quá trình mài da: giấy nhám,..
- Trong quá trình đốt nhiên liệu ở lò hơi: xỉ, tro.
- Công đoạn cắt da: dao phế,...
Bảng 4.9: Số lượng chất thải rắn phát sinh tại công ty 6 tháng đầu năm 2012:

Trạng thái Số lượng trung


STT Tên chất thải
tồn tại bình

Chất thải công nghiệp: bao nilon, giấy


1 Rắn 65.700
vụn, dây đai nhựa,…
Chất thải rắn sinh hoạt: Vỏ trái cây, rau
2 Rắn 30.000
củ, thức ăn thừa, giấy vệ sinh…

Tổng số lượng 95.700 kg/6 tháng

(Nguồn: Báo cáo quản lý chất thải nguy hại của chủ nguồn thải chất thải nguy hại
Công ty Cổ phần Tong Hong Tannery Việt Nam đợt I - 2012.)

 Biện pháp đã áp dụng tại công ty:


Công ty đã trang bị các thùng rác để thực hiện phân loại chất thải rắn. Các loại chất
thải rắn được chứa trong các thùng nhựa có nắp đậy kín được bố trí ngay tại các nơi
phát sinh và đã được công ty hợp đồng có chức năng thu gom và xử lý chất thải rắn

GVHD: Ks. Bùi Thị Cẩm Nhi 47 SVTH: Nguyễn Thị Oanh
Kiểm soát ô nhiễm môi trường tại Công ty Cổ phần Tong Hong Tannery Việt Nam

trên địa bàn huyện Tân Thành (Công ty công trình đô thị Tân Thành) theo hợp đồng số
26/2012/HDDKT ngày 01/01/2012, thời hạn hợp đồng đến hết ngày 31/12/2012.
Gỗ pallet phế được công nhân thu gom tận dụng để sử dụng trong công đoạn đốt lò
hơi đốt than.
4.4. Chất thải nguy hại
 Hiện trạng:
Chất thải nguy hại phát sinh chủ yếu từ các quá trình phun sơn, lau dầu, hoạt động
bảo trì máy móc…
Ngoài ra, nhà máy còn phát sinh một lượng lớn bùn thải từ hệ thống xử lý nước
thải. Để xem xét mức độ nguy hại của bùn thải của hệ thống xử lý nước thải công
nghiệp của nhà máy đến môi trường. Công ty TNHH Môi trường Đông Nam đã lấy
mẫu bùn thải tại máy ép bùn trong nhà máy để phân tích. Kết quả như bảng 4.10.
Bảng 4.10: Kết quả phân tích chỉ tiêu Crom có trong bùn thải của công ty ngày
19/06/2012

Chỉ tiêu Kết quả QCVN 07:2009/BTNMT

Crom (VI) 12.5 mg/l 5 mg/l

(Nguồn: Báo cáo giám sát môi trường công ty Cổ phần Tong Hong Tannery
Việt Nam đợt I năm 2012)
Ghi chú: QCVN 07:2009/BTNMT – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về ngưỡng chất
thải nguy hại.
Nhận xét: Từ kết quả phân tích chỉ tiêu Crom (VI) trong các mẫu bùn thải, ta thấy
rằng: Trong bùn thải Nhà máy có Crom (VI) vượt ngưỡng CTNH 2,5 lần.
Bảng 4.11: Số lượng chất thải nguy hại phát sinh 6 tháng đầu năm 2012:

Tên chất thải Mã CTNH Số lượng (kg)


Tháng 1: 77.390
Tháng 2:173.045
Tháng 3: 231.085
Bùn thải 12 06 06
Tháng 4: 331.030
Tháng 5: 187.805
Tháng 6: 104.450

GVHD: Ks. Bùi Thị Cẩm Nhi 48 SVTH: Nguyễn Thị Oanh
Kiểm soát ô nhiễm môi trường tại Công ty Cổ phần Tong Hong Tannery Việt Nam

Tổng 6 tháng: 1.104.805 kg


Tháng 7: 43.360
Tháng 8: 72.370
Tháng 9: 55.210
Bột da 10 01 02 Tháng 10: 85.730
Tháng 11: 89.990
Tháng 12: 71.330
Tổng 6 tháng: 417.990 (kg)
Tháng 1: 1.152
Tháng 2: 1.840
Tháng 3: 3.420
Bao bì thải có dính
18 01 01 Tháng 4: 2.320
thành phần nguy hại
Tháng 5: 1.520
Tháng 6: 2.240
Tổng 6 tháng: 12.492 (kg)
Tháng 1: 4.706
Tháng 2: 6.980
Tháng 3: 13.430
Hóa chất thừa 19 05 04 Tháng 4: 10.080
Tháng 5: 6.940
Tháng 6: 10.386
Tổng 6 tháng: 52.576 (kg)
Rác thải y tế 13 01 05 5
Hộp mực in thải 08 02 04 164
Bóng đèn huỳnh quang
16 01 06 19
thải
Pin, ắc quy thải 16 01 12 15
Dầu FO thải 17 07 03 20
Giẻ lau dính chất thải
19 02 04 10
nguy hại

GVHD: Ks. Bùi Thị Cẩm Nhi 49 SVTH: Nguyễn Thị Oanh
Kiểm soát ô nhiễm môi trường tại Công ty Cổ phần Tong Hong Tannery Việt Nam

Tổng số lượng 1.588.096 kg/6 tháng

(Nguồn: Báo cáo quản lý chất thải nguy hại của chủ nguồn thải chất thải nguy hại
Công ty Cổ phần Tong Hong Tannery Việt Nam đợt I - 2012)
 Biện pháp đã áp dụng tại công ty:
Chất thải nguy hại phát sinh gồm bột da, bùn thải có chứa thành phần nguy hại từ
hệ thống xử lý nước thải, bóng đèn huỳnh quang thải, pin và ắc quy thải, rác thải y tế,
dầu FO thải, hóa chất thải. Công ty đã đăng ký và được Sở Tài nguyên và Môi Trường
tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu cấp sổ đăng kí chủ nguồn thải CTNH mã số 77.000051.T ngày
03 tháng 12 năm 2010. Đã có báo cáo quản lý chất thải nguy hại định kỳ 06 tháng/lần
gửi Sở Tài nguyên và môi trường theo đúng quy định.
Công ty cũng đã lắp đặt các thùng chứa chất thải phân loại tại nguồn, có kho chứa
chất thải nguy hại riêng biệt, dãn nhãn theo quy định.
Bùn thải từ quá trình xử lý nước thải sau khi loại nước được vận chuyển sân phơi
bùn để phơi rồi đóng bao đưa vào kho chứa chất thải nguy hại. Từ tháng 05/2012, công
ty đã có kế hoạch thay đổi phương án phơi bùn thải bằng năng lượng mặt trời chuyển
từ phơi theo khối (bùn ướt được đóng bao, đóng kiện ép nước và phơi khô, thời gian
phơi từ 3-4 tháng, hàm lượng nước giảm còn 70%, lượng tồn kho lớn) sang phương án
phơi dàn trải (bùn ướt được trải thành 1 lớp mỏng và đều trên sân phơi, thời gian phơi
từ 3-5 ngày, hàm lượng nước giảm còn 30%, giảm khối lượng tồn kho).
CTNH được thu gom và lưu trữ trong kho với khối lượng đủ lớn sẽ được Công ty
TNHH Thương mại – dịch vụ xử lý môi trường Tương Lai Xanh vận chuyển về nhà
máy đốt chất thải nguy hại thuộc Xí nghiệp xử lý Chất thải-Công ty TNHH Một thành
viên Cấp Thoát Nước-Môi trường Bình Dương theo hợp đồng số 102-RNH/HD-KT/12
ký ngày 01/03/2012, thời hạn hợp đồng 1 năm và Công ty TNHH Hà Lộc theo hợp
đồng số 01-09/HĐKT ký ngày 17/08/2012 để xử lý theo quy định của Nhà Nước.
4.5. An toàn lao động và phòng cháy chữa cháy
4.5.1. An toàn lao động
 Các nguyên nhân gây mất an toàn lao động trong công ty:
Công nhân viên chưa tuân thủ nghiêm ngặt các nội qui về an toàn lao động.
Sự bất cẩn trong quá trình vận hành máy móc.
Sự cố khi vận chuyển hành hóa,...

GVHD: Ks. Bùi Thị Cẩm Nhi 50 SVTH: Nguyễn Thị Oanh
Kiểm soát ô nhiễm môi trường tại Công ty Cổ phần Tong Hong Tannery Việt Nam

 Biện pháp đã áp dụng tại công ty:


Công ty có chương trình kiểm tra và theo dõi sức khoẻ định kỳ cho công nhân (1
lần/năm).
Trang bị bảo hộ lao động cho công nhân.
Treo biển báo thông tin tại những nơi sản xuất nguy hiểm.
Đào tạo kiến thức, kĩ năng về công tác an toàn lao động cho cán bộ, công nhân
mới (đặc biệt là những công nhân liên quan đến sử dụng hoá chất, vận hành máy)
trước khi vào làm việc.
Có phòng y tế nhằm chăm sóc sức khỏe cho công nhân khi có sự cố đột xuất: tai
nạn lao động, ngất xỉu, bệnh,…
Có kế hoạch bảo trì máy móc thiết bị định kỳ.
4.5.2. Phòng cháy chữa cháy
 Các nguồn dễ gây cháy tại công ty:
Do những vật liệu rắn dễ cháy bị bắt lửa như: bao bì, hóa chất, dung môi, bột da (ở
công đoạn tước vân, mài da…).
Vận chuyển nguyên vật liệu và các chất dễ cháy qua những nơi có nguồn phát sinh
nhiệt hay qua gần những tia lửa.
Tàng trữ các loại nhiên liệu dễ cháy như: xăng, dầu DO,…
Tàng trữ các loại bao bì giấy, nilon trong các khu vực sản xuất hay khu vực có lửa
hay nhiệt độ cao.
Vứt bừa tàn thuốc hay những nguồn lửa khác vào khu vực chứa nguyên vật liệu dễ
cháy.
Các thiết bị điện: dây trần, dây điện động cơ, quạt bị quá tải trong quá trình vận
hành, phát sinh nhiệt và dẫn đến cháy, hoặc do chập mạch khi mưa dông to.
Sự cố sét đánh dẫn đến cháy nổ…
Công nhân chưa chấp hành nghiêm chỉnh nội quy an toàn cháy nổ.
 Biện pháp đã áp dụng tại công ty:
Nhà xưởng thoáng, nhiều cửa sổ và lối thoát theo tiêu chuẩn quy định, có hệ thống
thông gió tự nhiên, cục bộ.
Bố trí các máy móc, thiết bị bảo đảm trật tự, gọn và khoảng cách an toàn.
Các máy móc đều có dây tiếp đất đảm bảo điện trở tiếp đất nhỏ hơn 2.

GVHD: Ks. Bùi Thị Cẩm Nhi 51 SVTH: Nguyễn Thị Oanh
Kiểm soát ô nhiễm môi trường tại Công ty Cổ phần Tong Hong Tannery Việt Nam

Trang bị các phương tiện chữa cháy cầm tay như: bình bột, bình CO2, phuy nước,
xô múc nước, …
Tổ chức ý thức phòng cháy, chống cháy tốt cho toàn thể công nhân viên. Thực
hiện diễn tập PCCC 4 lần/năm.
Cấm công nhân tuyệt đối không được hút thuốc trong khu vực nhà xưởng.

GVHD: Ks. Bùi Thị Cẩm Nhi 52 SVTH: Nguyễn Thị Oanh
Kiểm soát ô nhiễm môi trường tại Công ty Cổ phần Tong Hong Tannery Việt Nam

Chương 5
CÁC VẤN ĐỀ MÔI TRƯỜNG CÒN TỒN TẠI VÀ ĐỀ XUẤT
CÁC GIẢI PHÁP

5.1. Môi trường không khí


5.1.1. Mùi
5.1.1.1. Vấn đề tồn tại:
Mặc dù, tại các hệ thống máy phủ PU đều được trang bị thiết bị hút hơi và được xử
lý bằng than hoạt tính trước khi thải ra môi trường. Tuy nhiên, trong quá trình thực tập
và khảo sát thực tế cùng với việc phỏng vấn các công nhân trong xưởng, tôi nhận thấy:
nồng độ dung môi hữu cơ trong khu vực các phân xưởng còn cao, gây mùi khó chịu
đến công nhân viên trong xưởng.
Ngoài ra, công ty cũng trang bị thiết bị đo nồng độ hợp chất hữu cơ dễ bay hơi và
có quy định đo 4 lần/tháng để so sánh với tiêu chuẩn cho phép của Adidas (≤ 50 ppm).
Nếu không đạt tiêu chuẩn cho phép thì nhân viên phòng Iso phải tiến hành lập “Phiếu
xử lý khác thường về môi trường” và cải thiện. Nhưng trong quá trình thực tập và tìm
hiểu thì các hoạt động này không được thực hiện theo đúng quy định, chỉ thực hiện khi
có kiểm tra hoặc thực hiện đo đạc với tần suất rất ít.
Mùi hôi từ hệ thống xử lý nước thải cũng chưa được công ty quan tâm, xử lý.
Các thùng đựng hóa chất khi sử dụng xong nhưng vẫn còn hóa chất không được
đậy nắp. Ngoài ra, một số thùng đựng hóa chất tạm thời không có nắp đậy hoặc nắp đã
vỡ làm các hơi hóa chất, dung môi bay lên gây mùi khó chịu tại khu vực đó.
5.1.1.2. Đề xuất các giải pháp:
Thường xuyên kiểm tra thiết bị hút hơi tại khu vực máy phủ PU và máy phun màu
để đảm bảo khả năng làm việc của thiết bị trong trạng thái tốt nhất (1lần/tuần).
Tăng cường công tác quản lý, thực hiện đúng với quy định đã đề ra của công ty.
Thường xuyên kiểm tra nồng độ khí thải (4 lần/tháng) tại các khu vực như: khu vực

GVHD: Ks. Bùi Thị Cẩm Nhi 53 SVTH: Nguyễn Thị Oanh
Kiểm soát ô nhiễm môi trường tại Công ty Cổ phần Tong Hong Tannery Việt Nam

máy phủ PU, máy phun màu,… để có các biện pháp xử lý kịp thời khi nồng độ vượt
chuẩn, đảm bảo môi trường không ô nhiễm (Sơ đồ vị trí đo đạc xem phụ lục 4).
Lắp đặt thêm tại khu vực xưởng A (Đặc biệt là khu vực làm việc của công nhân tại
máy phủ PU và máy phun màu) các quạt đứng công nghiệp, quạt thông gió nhằm làm
thông thoáng tại phân xưởng sản xuất.
Do hệ thống xử lý nước thải đã được xây dựng cố định nên cần xây thêm các bồn
cây xung quanh hệ thống để trồng thêm cây xanh nhằm ngăn cản bớt mùi ảnh hưởng
đến công nhân làm việc trong xưởng. Ngoài ra, trong quá trình xử lý nước thải ta cho
kèm các hóa chất nhằm khử mùi hôi từ hệ thống xử lý như: chế phẩm vi sinh vật xử lý
môi trường BIO-EMS, hóa chất khử mùi Aquaclean OC, Esol xử lý mùi hôi,...
Các thùng đựng hóa chất khi sử dụng xong phải được đậy nắp để đảm bảo hơi hóa
chất không bị bay hơi, quản lý chặt chẽ các hóa chất dư thừa và các thiết bị chứa hóa
chất không hư hỏng.
Trang bị đầy đủ hơn nữa các dụng cụ bảo hộ lao động cho các công nhân viên trực
tiếp làm việc khu vực máy phủ PU, khu vực mài da, khu quay bồn đánh mềm,...như
khẩu trang chống mùi có lớp lọc than hoạt tính, ...
5.1.2. Bụi
5.1.2.1. Vấn đề tồn tại:
Mặc dù nhà máy đã trang bị các thiết bị lọc bụi túi vải ở khu vực đánh mềm và
khu vực mài da nhưng chưa đủ, một lượng lớn bụi vẫn còn tồn tại trong môi trường
làm việc của công nhân. Tại khu vực đánh mềm, một số thiết bị lọc bụi túi vải đã
không còn hoạt động.
Bột tước vân chưa được thu gom hợp lý cũng là nguyên nhân phát bụi vào không
khí.
Quá trình các phương tiện vận chuyển ra vào nhà máy, bốc xếp hàng hóa và một
số công đoạn sản xuất như: cắt da, phơi da,.. đã thải ra một lượng tương đối bụi nhưng
hiện nhà máy vẫn chưa có biện pháp xử lý triệt để lượng bụi này.
5.1.2.2. Đề xuất các giải pháp:
Cần xem xét, sửa chữa thiết bị lọc bụi đã hư đồng thời lắp đặt thêm thiết bị lọc bụi
túi vải cho khu vực đánh mềm. Qua đó, cần tăng cao hơn nữa công tác kiểm tra, khắc
phục ngay các sự cố hư hỏng máy móc đảm bảo các thiết bị luôn hoạt động trong trạng

GVHD: Ks. Bùi Thị Cẩm Nhi 54 SVTH: Nguyễn Thị Oanh
Kiểm soát ô nhiễm môi trường tại Công ty Cổ phần Tong Hong Tannery Việt Nam

thái tốt nhất. Ngoài ra, cần tăng cường công tác vệ sinh túi vải của hệ thống lọc bụi túi
vải (1 lần/tuần) nhằm giảm tình trạng tắc lọc và nâng cao năng suất lọc của thiết bị.
Tăng cường đo đạc nồng độ bụi (4 lần/năm) tại các vị trí trong khu vực đánh mềm
và khu vực mài da để có các giải pháp kịp thời và hợp lý khi nồng độ bụi vượt chuẩn.
Tại khu phân xưởng sản xuất cần trang bị thêm các quạt công nghiệp nhằm quạt
gió tăng khả năng thông thoáng nhà xưởng.
Trang bị đầy đủ các dụng cụ bảo hộ lao động cho các công nhân viên trực tiếp làm
việc tại các khu vực phát sinh nhiều bụi như: khu vực mài da, khu quay bồn đánh
mềm,...
Thường xuyên thu gom bột da tại khu vực tước vân (4 lần/ngày), tránh hiện tượng
dồn, ứ đọng quá nhiều bột da trong xưởng. Bột da sau khi thu gom được đóng bao tập
trung vào kho chất thải nguy hại với số lượng đủ lớn, công ty TNHH Hà Lộc sẽ đến
vận chuyển và xử lý theo quy định của Nhà Nước.
Tạo khuôn viên xung quanh nhà máy để trồng cây xanh nhằm giảm bớt nồng độ
bụi tồn tại trong không khí.
Thường xuyên làm ướt mặt đường nội bộ công ty để làm giảm bụi do phương tiện
vận chuyển nguyên vật liệu và sản phẩm gây ra.
5.1.3. Khí thải
5.1.3.1. Vấn đề tồn tại:
Lò đốt dầu FO được vận hành khi lò đốt than vệ sinh hay phát sinh sự cố. Tuy tần
suất hoạt động của lò đốt dầu ít nhưng khi được hoạt động thì không có hệ thống xử lý
khí thải. Vì vậy, khi lò đốt dầu vận hành, nó thải trực tiếp ra môi trường một lượng khí
thải như CO, SO2, NOx, bụi mà chưa được xử lý.
Lò đốt than có sử dụng vỏ hạt điều để làm nhiên liệu đốt nên trong khu vực quanh
lò đốt có mùi khét, hơi cay, phenol...ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của các công
nhân khu vực lò đốt than và khu vực xung quanh đặc biệt vào các ngày có gió. Tuy
vậy, chỉ tiêu phenol không được đề cập trong bảng đo đạc tại lò hơi đốt than (Bảng
4.3).
Khí thải từ các phương tiện giao thông lưu chuyển trong công ty, xe nâng, máy
phát điện chưa được quan tâm xử lý.

GVHD: Ks. Bùi Thị Cẩm Nhi 55 SVTH: Nguyễn Thị Oanh
Kiểm soát ô nhiễm môi trường tại Công ty Cổ phần Tong Hong Tannery Việt Nam

5.1.3.2. Đề xuất các giải pháp:


Bảo trì xe nâng và các xe vận chuyển hàng hóa định kỳ (2 lần/tháng).
Sử dụng nhiên liệu phù hợp với từng loại xe.
Không chở hàng hóa nặng quá tải trọng quy định.
Trong quá trình bốc dỡ nguyên, nhiên vật liệu, sản phẩm cần tắt máy động cơ các
loại xe nhằm giảm phát thải khí và tiết kiệm nhiên liệu.
Khí thải của vỏ hạt điều rất độc vì chất phenol có trong dầu vỏ hạt điều là một chất
độc trong môi trường nước và cả trong môi trường không khí, nó có mặt trong khói khi
đốt vỏ hạt điều. Lượng khí thải từ loại nguyên liệu này làm ô nhiễm đến môi trường và
ảnh hưởng trực tiếp đến sức khoẻ công nhân vì thế, lò đốt than chỉ nên sử dụng nhiên
liệu là than đá và củi pallet, không sử dụng vỏ hạt điều làm nhiên liệu đốt.
Tuy tần suất hoạt động của lò đốt dầu FO ít nhưng khi hoạt động thì lò đốt cũng
thải ra môi trường một lượng khí thải khá lớn, làm ảnh hưởng đến chất lượng của môi
trường không khí trong khu vực. Vì thế, cần phải thu gom toàn bộ khí thải của lò hơi
để xử lý trước khi thải ra ngoài môi trường nhằm đảm bảo cho môi trường không khí
không bị ô nhiễm.
Vì khoảng cách giữa hai lò đốt dầu và đốt than không lớn. Mặt khác, tần suất hoạt
động của lò hơi đốt dầu FO ít nên chọn phương án thu gom lượng khí thải của lò hơi
đốt dầu về xử lý chung vào hệ thống của lò hơi đốt than.
Chụp hút khí thải lò
hơi đốt dầu

Đường ống dẫn khí

Hệ thống dẫn khí Thiết bị hấp thụ ướt bằng NaOH loãng
Khí thải lò NaOH
hơi đốt Quạt hút li tâm
Tuần hoàn
Bể chứa dung dịch NaOH
Bồn lọc cặn lắng
Qua ống Bộ phận
khói thải ra khử
Xử lý chung với chất thải rắn của công ty

Hình 5.1: Hệ thống xử lý lò hơi đốt than và lò hơi đốt dầu FO

GVHD: Ks. Bùi Thị Cẩm Nhi 56 SVTH: Nguyễn Thị Oanh
Kiểm soát ô nhiễm môi trường tại Công ty Cổ phần Tong Hong Tannery Việt Nam

Thuyết minh quy trình công nghệ:


Khí thải của lò hơi đốt dầu FO được thu gom thông qua chụp hút. Chụp hút được
nối với hệ thống ống dẫn, dưới tác dụng của lực hút ly tâm khí thải theo hệ thống
đường ống dẫn đi vào thiết bị hấp thụ ướt bằng NaOH loãng. Khi đi vào thiết bị theo
đường hướng tới dưới đi lên, qua các vật liệu đệm (các khuyên sứ) tiếp xúc với dung
dịch hấp thụ được phân phối từ trên xuống (dạng phun sương). Trong quá trình tiếp
xúc giữa hai pha khí-lỏng, các chất ô nhiễm, bụi có trong khí thải sẽ được hòa tan vào
dung dịch hấp thụ và rơi xuống dưới bồn chứa phía dưới.
Tại bồn chứa, phần lớn dung dịch hấp thụ hoàn toàn nhờ bơm đặt trong bể. Định
kỳ, dung dịch hấp thụ trong bồn chứa sẽ được tách nước bằng bồn lọc (phần cặn rắn
sau lọc sẽ được đưa trả lại nhà cung ứng cùng với tro xỉ than của lò hơi, nước sau lọc
sẽ được dẫn vào hệ thống xử lý nước thải của nhà máy để xử lý). Dung dịch hấp thụ
hao hụt sẽ được bổ sung định kỳ.
Khí thải sau khi được hấp thụ sẽ được dẫn qua bộ phận khử mù (nhằm loại bỏ
lượng hơi nước còn sót lại) và thải ra ngoài môi trường qua ống khói thải (20 m).
5.1.4. Tiếng ồn, rung
5.1.4.1. Vấn đề tồn tại:
Tuy nhà máy đã trang bị nút chống ồn cho công nhân nhưng số lượng còn hạn chế
và công nhân vẫn chưa tuân thủ việc đeo nút chống ồn. Nếu làm việc trong thời gian
dài sẽ gây ảnh hưởng đến sức khỏe công nhân.
Hầu hết các tuyến đường nội bộ của nhà máy đều được trải nhựa nên xung quanh
các khu vực nhà phân phối điện và các xưởng không có cây xanh để giảm tiếng ồn.
5.1.4.2. Đề xuất giải pháp:
Thường xuyên kiểm tra độ mòn chi tiết và thường kỳ cho dầu bôi trơn hoặc thay
những chi tiết hỏng, bảo dưỡng các thiết bị trong xưởng sản xuất, giữ cho các loại máy
móc được hoạt động ở trạng thái tốt nhất.
Trang bị thêm các bộ phận giảm rung bằng lò xo, đệm cao su cho các thiết bị máy
móc trong phân xưởng.
Có kế hoạch kiểm tra và theo dõi chặt chẽ việc sử dụng các phương tiện bảo hộ lao
động thường xuyên của công nhân. Trang bị đầy đủ nút chống ồn cho công nhân đồng
thời nâng cao ý thức của công nhân về bảo vệ môi trường và bảo vệ sức khỏe của

GVHD: Ks. Bùi Thị Cẩm Nhi 57 SVTH: Nguyễn Thị Oanh
Kiểm soát ô nhiễm môi trường tại Công ty Cổ phần Tong Hong Tannery Việt Nam

chính mình thông qua việc bổ sung các buổi học tập huấn nội bộ, chấm điểm thi đua
giữa các bộ phận.
Có chế độ làm việc hợp lý: Những người tiếp xúc nhiều với tiếng ồn cần giảm bớt
giờ làm việc (theo QĐ 3733/2002/QĐ-BYT) hoặc bố trí xen kẽ công việc nhằm có
những quãng thời gian nghỉ thích hợp tránh ảnh hưởng tới sức khỏe của công nhân sau
này.
Tạo khuôn viên xung quanh nhà máy để trồng thêm cây xanh nhằm giảm bớt tiếng
ồn và bụi.
5.1.5. Nhiệt độ
5.1.5.1. Vấn đề tồn tại:
Mặc dù nhà máy đã có các biện pháp giảm thiểu ô nhiễm nhiệt nhưng nhiệt độ
trong một số các công đoạn: ép, sấy khô,.. còn cao.
Mái lợp của phân xưởng C, B bị xuống cấp, có nhiều chỗ thủng, ánh nắng chiếu
vào làm tăng nhiệt độ trong phân xưởng sản xuất, đặc biệt là vào các ngày nắng nóng.
5.1.5.2. Đề xuất các giải pháp:
Để làm giảm nhiệt độ trong phân xưởng, công ty cần thực hiện các biện pháp cụ
thể hơn như:
- Bảo ôn hệ thống lò sấy nhằm hạn chế tối đa tổn thất nhiệt vào môi trường.
- Tại khu phân xưởng sản xuất cần trang bị thêm các quạt công nghiệp nhằm quạt
gió tăng khả năng thông thoáng nhà xưởng.
- Bố trí các hệ thống quạt hút ngay trên mái của phân xưởng sản xuất.
- Sửa chữa thay thế các mái lợp hư hỏng của phân xưởng.
5.2. Môi trường nước
5.2.1. Vấn đề tồn tại:
 Nước mưa chảy tràn:
Công ty đã xây dựng hệ thống thu gom nước mưa riêng biệt với hệ thống thu gom
nước thải. Tuy nhiên, trong mương thoát nước mưa có miệng cống thoát nước vào hồ
nước pha loãng (cách bề mặt thành hồ 50 cm) để tận dụng tái sử dụng trong trường
hợp mưa lớn. Việc này tuy tiết kiệm năng lượng nước sử dụng cho hệ thống hồ pha
loãng nhưng trong trường hợp nước trong hồ chứa đầy thì nước trong hồ pha loãng
(nước thải và nước sạch) có khả năng tràn ngược lại cống nước mưa.

GVHD: Ks. Bùi Thị Cẩm Nhi 58 SVTH: Nguyễn Thị Oanh
Kiểm soát ô nhiễm môi trường tại Công ty Cổ phần Tong Hong Tannery Việt Nam

 Nước thải sản xuất:


Nước thải của công ty đã được thu gom và xử lý tại khu xử lý nước thải của nhà
máy. Tuy nhiên, tại các hệ thống vòi nước ở khu vực quay bồn đều bị rò rỉ nước, lượng
nước này cũng góp phần làm tăng lượng nước thải mà công ty phải xử lý.
Đường mương của hệ thống thu gom nước thải tuy đã được làm kín nhưng tại một
số chỗ đã bị vỡ. Ngoài ra, tại cống nước thải cuối các xưởng không có gờ vì vậy khi
trời mưa, nước mưa sẽ tràn vào hệ thống mương dẫn nước thải làm tăng lượng nước
thải hoặc các rác thải, chất thải rắn có thể rớt xuống gây ngẹt, tắc đường mương dẫn
nước thải.
5.2.2. Đề xuất các giải pháp:
 Nước mưa chảy tràn:
Cần bịt lại miệng cống dẫn mưa vào hồ để tránh hiện tượng nước trong hồ tràn vào
hệ thống thu gom nước mưa.
 Nước thải sản xuất:
Cần sửa chữa, khắc phục các hệ thống vòi bị rò rỉ nước ở khu vực quay bồn nhằm
giảm bớt lượng nước thải đi vào hệ thống xử lý và tiết kiệm tài nguyên nước.
Bố trí công nhân thường xuyên theo dõi hoạt động của trạm xử lý nước thải, vận hành
thường xuyên, liên tục nhằm đảm bảo xử lý toàn bộ nước thải của công ty.
Tu sửa tất cả những nơi bị hư hỏng hoặc vỡ nắp mương dẫn nước thải và xây gờ
cao tại các miệng cống nước thải cuối các xưởng để tránh hiện tượng nước mưa tràn
vào và các rác thải rớt xuống. Thường xuyên kiểm tra, nạo vét hệ thống mương dẫn
tránh tình trạng tắc, nghẽn đường mương làm nước thải có thể tràn ra ngoài làm ô
nhiễm môi trường.
 Để đảm bảo lượng nước thải đầu ra của công ty đạt chất lượng tốt hơn cho quá
trình tái sử dụng trong hồ pha loãng (30 - 40% lượng nước thải đầu ra) và giảm bớt
lượng nước sạch hòa lẫn vào hệ thống hồ pha loãng cũng như việc tái sử dụng để tưới
cây trong khuôn viên công ty, tạo cảnh quan thì công ty nên xây dựng thêm mô hình
đất ngập nước với kích thước: 20 x 40 x 2,5 (m) như hình 5.2.

GVHD: Ks. Bùi Thị Cẩm Nhi 59 SVTH: Nguyễn Thị Oanh
Kiểm soát ô nhiễm môi trường tại Công ty Cổ phần Tong Hong Tannery Việt Nam

Mô hình được đề xuất:

Nước thải

1 2
Nước thải

Nước ra

Hình 5.2: Mô hình đất ngập nước.

Nước thải sau khi được xử lý từ bể lắng (khoảng 30-40% lượng nước thải) được
bơm vào ống dẫn (có đục lỗ) phân phối đều tới thửa thứ 1. Nhằm ngăn lượng nước thải
ngấm xuống đất gây ô nhiễm nguồn nước ngầm, dưới đáy các thửa có một lớp đất sét
tự nhiên hay nhân tạo và trải một lớp vải nhựa chống thấm. Tiếp đó là lớp sỏi, đá, cát,
đất dễ thấm nước. Ở trên các thửa này có cấy trồng các loại thực vật có khả năng hấp
thụ các chất dinh dưỡng và chất ô nhiễm như rau muống, cỏ vetiver, lau sậy Tại đây,
rễ cây trồng được sử dụng làm nơi lưu giữ và phát triển của các loài vi sinh vật, đồng
thời luân chuyển ôxi từ không khí cung cấp cho vi sinh vật sử dụng trong quá trình
phân hủy các chất ô nhiễm có trong nước thải và một phần các chất dinh dưỡng như
nitơ, phốt pho,. cũng được thực vật hấp thụ.
Lượng nước được chảy qua thửa thứ 2 nhờ bờ ngăn bằng đá mi, sỏi. Nước sau
khi đã qua thửa thứ 2 được chảy qua lớp đá, sỏi nhỏ rồi đi vào mương thu gom dẫn đến
hệ thống hồ pha loãng. Thời gian lưu nước là 5 ngày.

GVHD: Ks. Bùi Thị Cẩm Nhi 60 SVTH: Nguyễn Thị Oanh
Kiểm soát ô nhiễm môi trường tại Công ty Cổ phần Tong Hong Tannery Việt Nam

5.3. Chất thải rắn


5.3.1. Vấn đề tồn tại:
Công nhân vẫn chưa có ý thức phân loại rác tại nguồn, một số thùng rác phát hiện
có lẫn các rác thải sinh hoạt với các loại chất thải khác.
Chất thải rắn trong phân xưởng sản xuất chưa được thu gom triệt để.
Các loại pallet phế chưa được tận dụng triệt để để phục vụ cho quá trình đốt lò hơi
đốt than, còn xuất hiện nhiều ở các khu vực chứa da bò nguyên liệu nhập về,...
Công ty chưa xây dựng nơi chứa gỗ pallet để phục vụ cho việc cung cấp nhiên liệu
cho quá trình vận hành lò đốt.
5.3.2. Đề xuất các giải pháp:
Các chất thải rắn trong phân xưởng phải được thu gom triệt để và vận động công
nhân có ý thức bỏ rác đúng loại vào thùng rác theo quy định bằng cách dán các bảng
đề nghị trong xưởng làm việc. Dán các hình ảnh minh họa các loại chất thải lên các
thùng rác để công nhân có thể dễ dàng nhận diện và phân loại.
Quét dọn khuôn viên công ty định kỳ. Thu gom triệt để lượng củi pallet phế còn
tồn đọng trong khu vực sản xuất tới nơi tập kết nhiên liệu lò đốt than. Công ty nên tiến
hành xây dựng khu vực chứa nhiên liệu đốt lò có mái che và tường bao quanh để đảm
bảo nhiên liệu đốt không bị ảnh hưởng bởi môi trường bên ngoài.
Tiếp tục tiến hành ký kết hợp đồng với đơn vị có chức năng thu gom và xử lý chất
thải rắn trên địa bàn huyện Tân Thành (Công ty công trình đô thị Tân Thành) sau khi
hết thời hạn hợp đồng (ngày 31/12/2012).
5.4. Chất thải nguy hại
5.4.1. Vấn đề tồn tại:
Xí nghiệp tuy đã có khu chứa chất thải nguy hại riêng và thực hiện việc phân loại
rác tại nguồn nhưng ở một số vị trí còn để lẫn lộn các loại chất thải lại với nhau.
Các giẻ lau dính dầu chưa được thu gom triệt để, còn vứt lung tung trong phân
xưởng sản xuất.
Sân phơi bùn được thiết kế có mái che. Tuy nhiên, nền phơi bằng đất cứng, xung
quanh không có tường bao, nếu gặp trời mưa lớn thì nước mưa sẽ tràn vào làm ô
nhiễm nguồn nước cũng như môi trường đất tại khu vực đó.

GVHD: Ks. Bùi Thị Cẩm Nhi 61 SVTH: Nguyễn Thị Oanh
Kiểm soát ô nhiễm môi trường tại Công ty Cổ phần Tong Hong Tannery Việt Nam

Trong sổ đăng ký chủ nguồn thải (mã số 77.000051.T ngày 03/12/2010):


- Số lượng hóa chất thừa đăng ký là 7.000kg/tháng. Tuy nhiên, số lượng hóa
chất thừa tháng 9 là: 13.500 kg/tháng, tháng 10 là: 10.214 kg/tháng.
- Số lượng bùn thải đăng ký: 110.000kg/tháng. Nhưng, riêng từ tháng 07/2012-
09/2012: Công ty đã chuyển giao cho Hà Lộc và Tương Lai xanh số lượng là
625.135 tấn/3 tháng (gấp gần 2 lần số lượng đăng ký).
Theo thông tư 12/2006/TTLT-BTNMT chỉ cho phép vượt không quá 15%. Như
vậy, số lượng hóa chất thừa thải và lượng bùn thải tăng lên, vượt quá lượng cho phép
đăng ký trong sổ đăng ký chủ nguồn thải.
5.4.2. Đề xuất các giải pháp:
Chất thải nguy hại phải được thu gom triệt để hơn, các giẻ lau dính dầu, dầu cặn
sau khi sử dụng cần được thu gom đựng trong các thùng có nắp đậy, dãn nhãn, tránh
không bị rò rỉ và chuyển vào kho chất thải nguy hại.
Tuy công ty cũng đã lắp đặt các thùng chứa chất thải phân loại tại nguồn, có kho
chứa chất thải nguy hại riêng biệt nhưng một số phần chất thải sản xuất có chứa lẫn
một ít giẻ lau dính dầu cần được phân loại triệt để hơn để đảm bảo an toàn với môi
trường.
Để việc phân loại rác được thực hiện tốt hơn, công ty cần dán các hình ảnh phân
loại cụ thể loại rác của từng thùng và tổ chức một buổi tập huấn cho công nhân về việc
phân loại rác tại nguồn.
Cẩn thận trong các thao tác lấy hóa chất để tránh rơi vãi ra môi trường xung
quanh.
Cần tiến hành tráng xi măng cho nền sân phơi bùn, đồng thời đào các rãnh thoát
nước xung quanh sân nhằm giúp cho lượng nước mưa khó tràn đổ vào khu vực phơi
bùn thải. Tuy nhiên, đây chỉ là phương án tạm thời. Để khắc phục tốt hơn tồn tại này,
công ty nên tiến hành xây tường bao quanh khu vực phơi bùn.
Vì khối lượng hóa chất thừa và bùn thải tăng cao hơn 15% so với khối lượng công
ty đã đăng ký trong sổ đăng ký chủ nguồn thải nên công ty cần gửi đơn đề nghị điều
chỉnh sổ đăng ký chủ nguồn thải CTNH theo thông tư 12/2006/TTLT-BTNMT.

GVHD: Ks. Bùi Thị Cẩm Nhi 62 SVTH: Nguyễn Thị Oanh
Kiểm soát ô nhiễm môi trường tại Công ty Cổ phần Tong Hong Tannery Việt Nam

5.5. An toàn lao động và phòng cháy chữa cháy


5.5.1. Vấn đề tồn tại:
Công ty đã thực hiện tương đối tốt công tác an toàn lao động và PCCC. Tuy nhiên,
do ý thức của công nhân cùng với sự bất cẩn, thiếu trách nhiệm và các yếu tố khách
quan khác là nguyên nhân của một số tai nạn lao động và PCCC tại công ty.
Trong phân xưởng sản xuất của công ty phát sinh nhiều mùi hôi, mùi hóa chất
cũng như lượng bụi nhưng một số công nhân còn thiếu ý thức về an toàn lao động,
không mang các thiết bị bảo hộ lao động như: khẩu trang than hoạt tính,.. Nước thải tại
công đoạn nhuộm màu có nhiều hóa chất gây nhiều tác hại ảnh hưởng trực tiếp lên sức
khỏe công nhân tại đây nhưng công nhân không đeo bao tay cao su, mặc quần áo bảo
hộ,.....
Một số khu chứa hóa chất của công ty vẫn chưa được xây rãnh hoặc các rãnh trong
phòng chứa hóa chất chứa nhiều đất cát, rác,… gây tắc nghẽn. Nếu sự cố xảy ra các
hóa chất dạng lỏng không được dẫn ra ngoài, bị ứ đọng trong phòng hóa chất có thể
phản ứng, tác dụng với các hóa chất khác thì dễ gây ra tai nạn cháy, nổ,….
Hệ thống phích cắm điện bị hư chưa được sửa chữa nhưng công nhân vẫn dùng
cắm điện dễ gây giật.
Một số thùng hóa chất được đặt ngay khu vực tủ điện và ổ cắm điện, dẫn đến nguy
cơ cháy nổ rất cao.
Một số tai nạn lao động tại công ty như: trợt chân do nền nhà quá trơn trong những
ngày vệ sinh, tai nạn mất bàn tay tại máy cắt da…
Mái lợp của phân xưởng B, C đã cũ, bị rỉ sét. Khi trời mưa gây ảnh hưởng đến
năng suất làm việc của công nhân (công nhân phải dời đến chỗ các máy không bị dột
để làm).
Các kho chứa hóa chất tạm thời và kho chứa hóa chất của công ty không có hệ
thống khay chứa phụ cho từng thùng chứa hóa chất lỏng. Mặc dù, các thùng hóa chất
đã được dán nhãn nhưng hầu hết đều bị mờ, không đọc được.
Khu vực máy mài da, tước vân phát sinh rất nhiều bụi nhưng lượng bụi phát sinh
không được kiểm soát và thu gom, do đó lượng bụi sẽ phát tán ra môi trường xung
quanh gây ô nhiễm môi trường và có nguy cơ phát sinh cháy cao tại khu vực này (Vào

GVHD: Ks. Bùi Thị Cẩm Nhi 63 SVTH: Nguyễn Thị Oanh
Kiểm soát ô nhiễm môi trường tại Công ty Cổ phần Tong Hong Tannery Việt Nam

04/2012 còn xảy ra vụ cháy nhỏ tại khu vực tước vân do tia lửa điện từ máy hàn của
công nhân làm việc gần đó).
Sơ đồ thoát hiểm của công tác PCCC ghi không rõ ràng và thiếu một số chỉ dẫn
như: khu vực tập trung, vị trí thiết bị sơ cấp cứu, vị trí thiết bị PCCC,…Đèn thoát hiểm
không hiển thị tiếng việt.
5.5.2. Đề xuất các giải pháp:
Ở mỗi phân xưởng công ty nên dán các bảng khẩu hiệu về tai nạn lao động, về
việc thực hiện đúng các an toàn về bảo hộ lao động để nhắc nhở công nhân. Đồng thời,
cần tăng cường sự giám sát, đốc thúc của các tổ trưởng của từng công đoạn tới việc
thực hiện an toàn lao động của công nhân.
Chú trọng hơn trong vấn đề đào tạo kiến thức, kĩ năng về công tác an toàn lao
động cho cán bộ công nhân viên, đặc biệt là các công nhân liên quan đến việc sử dụng
hóa chất hay vận hành các loại máy móc.
Tại khu vực sản xuất cũng cần trang bị các thiết bị chiếu sáng đảm bảo đủ ánh
sáng để an toàn khi công nhân làm việc.
Cần làm thêm các rãnh trong nơi để hóa chất. Ngoài ra, phải vệ sinh thường xuyên
khu vực để hóa chất, tránh hiện tượng tắc nghẽn rãnh do rãnh có nhiều đất cát, rác,…
Khắc phục, sửa chữa và thay thế các phích cắm điện bị hư hỏng, đảm bảo tránh
xảy ra điện giật tới mức thấp nhất có thể cho công nhân.
Cần sắp xếp vị trí để hóa chất phải thông thoáng và xa khu vực có nguy cơ phát
sinh nguồn nhiệt.
Để các biển báo nguy hiểm ở nơi dễ nhìn thấy, định kỳ tổ chức hướng dẫn công
nhân sử dụng đúng các quy trình vận hành máy móc và vấn đề an toàn lao động.
Công ty nên lắp đặt thiết bị che chắn lượng bụi phát sinh ở phía sau máy mài da,
tước vân bằng thiết bị cửa bán tự động, tránh trường hợp bụi phát tán ra môi trường
xung quanh. Đồng thời, đưa ra kế hoạch thu gom bụi thường xuyên (2 lần/buổi), tránh
trường hợp lượng bụi đọng lại quá nhiều phía sau máy, khi gặp trường hợp nguồn điện
phát sinh lửa có nguy cơ cháy nổ xảy ra rất cao.
Mái lợp của phân xưởng B, C đã cũ, bị rỉ sét vì vậy công ty cần phải sửa chữa kịp
thời tránh làm ảnh hưởng đến môi trường làm việc của công nhân.

GVHD: Ks. Bùi Thị Cẩm Nhi 64 SVTH: Nguyễn Thị Oanh
Kiểm soát ô nhiễm môi trường tại Công ty Cổ phần Tong Hong Tannery Việt Nam

Tăng cường đặt các biển cấm, biển báo chỉ dẫn về phòng cháy chữa cháy, thoát nạn
ở các kho, xưởng, văn phòng, nơi có nguy hiểm cháy nổ cao.
Cần trang bị đầy đủ các loại bình chữa cháy thích hợp, những nơi cần thiết phải lắp
đặt hệ thống chống sét, chống rò điện, tĩnh điện… theo quy định của Pháp luật.
Tiến hành xem xét và vẽ lại bổ sung đầy đủ những yếu tố còn thiếu trong sơ đồ
thoát hiểm. Các đèn thoát hiểm phải hiển thị cả hai thứ tiếng anh và tiếng việt cho công
nhân dễ nhận biết.
Thường xuyên tổ chức tuyên truyền nâng cao ý thức phòng cháy chữa cháy cho cán
bộ công chức và công nhân; củng cố và huấn luyện nghiệp vụ phòng cháy và chữa cháy
cho đội phòng cháy chữa cháy của công ty, đảm bảo đủ biên chế khả năng tham gia
chữa cháy nhỏ xảy ra.

GVHD: Ks. Bùi Thị Cẩm Nhi 65 SVTH: Nguyễn Thị Oanh
Kiểm soát ô nhiễm môi trường tại Công ty Cổ phần Tong Hong Tannery Việt Nam

Chương 6
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
6.1. Kết luận
Qua quá trình thực tập và tìm hiểu hiện trạng môi trường tại Công ty cổ phần Tong
Hong Tannery Việt Nam, tôi nhận thấy:
Công ty có quan tâm đến các vấn đề môi trường và thực hiện tương đối tốt các quy
định về công tác bảo vệ môi trường cũng như việc đảm bảo một số điều kiện làm việc
cho công nhân như:
- Đã xây dựng hệ thống quản lý môi trường theo tiêu chuẩn ISO 14001.
- Thực hiện Báo cáo Giám sát môi trường định kỳ (2 lần/năm).
- Đã đăng ký và được Sở Tài nguyên và Môi Trường tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu
cấp sổ đăng kí chủ nguồn thải CTNH mã số 77.000051.T ngày 03 tháng 12 năm
2010. Có báo cáo quản lý chất thải nguy hại định kỳ 06 tháng/lần gửi Sở Tài
nguyên và môi trường theo đúng quy định.
- Có hệ thống xử lý nước thải với quy mô công suất đáp ứng xử lý đầy đủ
lượng nước thải của công ty trước khi thải vào khu xử lý nước thải tập trung của
KCN. Có lắp đặt các hệ thống xử lý bụi, khí thải tại các công đoạn sản xuất có
phát sinh.
- Phân loại tại nguồn chất thải rắn và hợp đồng với các đơn vị có chức năng
để thu gom, vận chuyển, xử lý theo đúng quy định.
- Trang bị các thiết bị phòng cháy chữa cháy và thực hiện diễn tập định kỳ 4
lần/năm (nội bộ 3 lần/năm, phối hợp với cảnh sát PCCC 1 lần/năm).
- Tổ chức khám bệnh định kỳ cho công nhân (1 lần/năm).
- Tổ chức huấn luyện về an toàn lao động cho công nhân, trang bị bảo hộ lao
động cho công nhân.
Tuy nhiên, hiện nay thực trạng môi trường vẫn còn tồn tại một số vấn đề sau:
- Trong phân xưởng sản xuất vẫn tồn tại mùi hơi hóa chất rất khó chịu gây
ảnh hưởng đến sức khỏe của công nhân.

GVHD: Ks. Bùi Thị Cẩm Nhi 66 SVTH: Nguyễn Thị Oanh
Kiểm soát ô nhiễm môi trường tại Công ty Cổ phần Tong Hong Tannery Việt Nam

- Nhiệt thừa đặc biệt ở khu vực lò hơi đốt than, sấy, bồn nước nóng.
- Tiếng ồn từ cộng hưởng âm thanh của các máy móc hoạt động liên tục trong
công ty và từ các phương tiện giao thông lưu hành trong, ngoài công ty.
- Ý thức của công nhân vẫn chưa cao trong khâu vận hành máy móc, phân
loại rác gây mất an toàn lao động và nguy cơ cháy nổ cao.
6.2. Kiến nghị
Công ty cần phải khắc phục ngay các vấn đề về môi trường làm việc như: mái lợp
phân xưởng, đặt các biển cảnh báo tại các thiết bị dễ gây tai nạn lao động,.. để góp
phần đảm bảo sức khỏe cán bộ công nhân viên từ đó tăng năng suất công việc.
Lập kế hoạch cho việc xây dựng và áp dụng hệ thống quản lý an toàn và sức khỏe
nghề nghiệp theo tiêu chuẩn OHSAS 18001:2007 cho công ty để đảm bảo môi trường
làm việc của công nhân ngày một tốt hơn.
Tiếp tục cải tiến và hoàn thiện hệ thống quản lý môi trường theo tiêu chuẩn ISO
14001: 2004 của công ty. Đây là giải pháp tốt nhất để công ty có thể đảm bảo được các
yêu cầu của pháp luật, công ty, các bên hữu quan và của người tiêu dùng.

GVHD: Ks. Bùi Thị Cẩm Nhi 67 SVTH: Nguyễn Thị Oanh
Kiểm soát ô nhiễm môi trường tại Công ty Cổ phần Tong Hong Tannery Việt Nam

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Công ty Cổ Phần Tong Hong Tannery Việt Nam. Báo cáo giám sát chất lượng
môi trường đợt 1 năm 2012.

2. Công ty Cổ Phần Tong Hong Tannery Việt Nam. Bản đăng ký đạt tiêu chuẩn
môi trường năm 2003.

3. Công ty Cổ Phần Tong Hong Tannery Việt Nam. Bản cam kết đạt tiêu chuẩn
môi trường lò hơi đốt than năm 2012.

4. Công ty Cổ Phần Tong Hong Tannery Việt Nam. Sổ đăng ký chủ nguồn thải
chất thải nguy hại mã số 77.000051.T ngày 03 tháng 12 năm 2010.

5. Trần Hồng Côn – Đồng Kim Loan, 2009. Cơ sở công nghệ xử lý khí thải. Nhà
xuất bản khoa học và kỹ thuật, 132 trang.

6. Đinh Xuân Thắng, 2007. Giáo trình ô nhiễm không khí. Nhà xuất bản Đại học
quốc gia Tp. Hồ Chí Minh, từ trang 218 đến trang 244.

7. Trần Ngọc Trấn, 2004. Ô nhiễm không khí và xử lý khí thải tập II. Nhà xuất
bản khoa học và kỹ thuật Hà Nội, 275 trang.

8. Trịnh Lê Hùng, 2009. Kỹ thuật xử lý nước thải. Nhà xuất bản giáo dục Việt
Nam, 175 trang.

9. Trần Đức Hạ, 2006. Xử lý nước thải đô thị. Nhà xuất bản khoa học và kỹ thuật
Hà Nội, từ trang 144 đến trang 155.

10. Quốc hội. Luật Bảo Vệ Môi Trường, 2005.

11. Bộ Tài nguyên và Môi trường. QCVN 05:2009/BTNMT – Quy chuẩn kỹ thuật
quốc gia về chất lượng không khí xung quanh.

12. Bộ Tài nguyên và Môi trường. QCVN 06:2009/BTNMT – Quy chuẩn kỹ thuật
quốc gia về một số chất độc hại trong không khí xung quanh.

13. Bộ Tài nguyên và Môi trường. QCVN 19:2009/BTNMT – Quy chuẩn kỹ thuật
quốc gia về khí thải công nghiệp đối với bụi và các chất vô cơ.

14. Bộ Tài nguyên và Môi trường. QCVN 20:2009/BTNMT – Quy chuẩn kỹ thuật
quốc gia về khí thải công nghiệp đối với một số chất hữu cơ.

15. Bộ Tài nguyên và Môi trường. QCVN 40:2009/BTNMT – Quy chuẩn kỹ thuật
quốc gia về nước thải công nghiệp.

16. Bộ Tài nguyên và Môi trường. QCVN 26:2010/BTNMT – Quy chuẩn kỹ thuật
quốc gia về tiếng ồn.

GVHD: Ks. Bùi Thị Cẩm Nhi 68 SVTH: Nguyễn Thị Oanh
Kiểm soát ô nhiễm môi trường tại Công ty Cổ phần Tong Hong Tannery Việt Nam

17. Bộ Tài nguyên và Môi trường. QCVN 27:2010/BTNMT – Quy chuẩn kỹ thuật
quốc gia về độ rung.

18. Bộ Tài nguyên và Môi trường. QCVN 30:2010/BTNMT quy chuẩn kỹ thuật
quốc gia về khí thải lò đốt chất thải công nghiệp.

19. Bộ Tài nguyên và Môi trường. QCVN 07:2009/BTNMT – Quy chuẩn kỹ thuật
quốc gia về ngưỡng chất thải nguy hại.

20. Bộ Y tế. QĐ 3733/2002/QĐ-BYT- Quyết định của bộ trưởng Bộ Y tế về việc


ban hành 21 tiêu chuẩn vệ sinh lao động, 05 nguyên tắc và 07 thông số vệ sinh lao
động.

21. Bộ Tài nguyên và Môi trường. Thông tư số 12/2011/TT-BTNMT ngày


14/4/2011 về chất thải rắn nguy hại.

22. Vũ Yến, “Sáu chương trình quản lý CTNH đến năm 2025”. Ngày 10 tháng 12
năm 2010. Truy cập ngày 06 tháng 10 năm 2012.

<http://phapluattp.vn/20101209104915834p0c1018/sau–chuong–trinh–quan–
ly–ctnh–den–nam–2025.htm>

23. Công ty môi trường Ngọc Lân, “Xử lý khí thải lò hơi”. Truy cập ngày 15
tháng 11 năm 2012.

<http://xulymoitruong.com/xu-ly-khoi-thai-lo-hoi-2-918/>

24. Công ty môi trường Viettech, “Xử lý mùi”. Ngày 01 thang 08 năm 2012. Truy
cập ngày 18 tháng 11 năm 2012.

<http://viet-tech.net/chuyen-muc/xu-ly-khi-thai>

GVHD: Ks. Bùi Thị Cẩm Nhi 69 SVTH: Nguyễn Thị Oanh
PHỤ LỤC
MỤC LỤC PHỤ LỤC

PHỤ LỤC 1: Danh mục các văn bản pháp luật về môi trường áp dụng tại công ty......3
PHỤ LỤC 2: Khía cạnh môi trường tại công ty.............................................................5
PHỤ LỤC 3: Phân bố các loại bình chữa cháy trong công ty........................................9
PHỤ LỤC 4: Sơ đồ vị trí đo hợp chất hữu cơ dễ bay hơi (xưởng A)..........................11
PHỤ LỤC 5: Một số quy chuẩn áp dụng trong đề tài..................................................12
PHỤ LỤC 6: Một số hình ảnh tại công ty....................................................................39

2
PHỤ LỤC 1

DANH MỤC CÁC VĂN BẢN PHÁP LUẬT VỀ MÔI TRƯỜNG ÁP DỤNG TẠI
CÔNG TY

Cơ quan ban
STT Văn bản pháp luật
hành

QCVN 05:2009/BTNMT– Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về Bộ Tài nguyên


1
chất lượng không khí xung quanh. và Môi Trường

QĐ 3733/ 2002/QĐ– BYT– Quyết định của Bộ trưởng Bộ Y


2 tế về việc ban hành 21 tiêu chuẩn vệ sinh lao động, 05 Bộ Y tế
nguyên tắc và 07 thông số vệ sinh lao động.

QCVN 26:2010/BTNMT– Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về Bộ Tài nguyên


3
tiếng ồn. và Môi trường

QCVN 27:2010/BTNMT– Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về Bộ Tài nguyên


4
độ rung. và Môi trường

QCVN 08: 2008/ BTNMT– Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về Bộ Tài nguyên
5
nước mặt. và Môi trường

QCVN 09: 2008/ BTNMT– Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về Bộ Tài nguyên
6
nước ngầm. và Môi trường

QCVN 14:2008/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về Bộ Tài nguyên


7
nước thải sinh hoạt. và Môi trường

QCVN 19:2009/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về Bộ Tài nguyên


8
khí thải công nghiệp đối với bụi và các chất vô cơ. và Môi trường

QCVN 20:2009/BTNMT – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về Bộ Tài nguyên


9
khí thải công nghiệp đối với một số chất hữu cơ. và Môi trường

QCVN 30:2010/BTNMT quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về khí Bộ Tài nguyên
10
thải lò đốt chất thải công nghiệp. và Môi trường

QCVN 40:2011/BTNMT – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về Bộ Tài nguyên


11
nước thải công nghiệp. và Môi trường

3
Nghị định 59/2007/NĐ-CP ngày 09/4/2007 về quản lý chất
12 Chính Phủ
thải rắn.
Nghị định 117/2009/NĐ–CP ngày 31/12/2009 về việc xử
13 Chính Phủ
phạt vi phạm pháp luật trong lĩnh vực BVMT.

Thông tư 12/2011/TT–BTNMT ngày 14/04/2011 Quy định Bộ Tài nguyên


14
về quản lý chất thải nguy hại. và Môi trường

15 Luật Bảo Vệ Môi Trường (2005). Quốc hội

Bộ Lao động –
Thông tư 37/2005/TT–BLĐTBXH ngày 29/12/2005 Hướng
16 Thương binh và
dẫn công tác huấn luyện an toàn lao động, vệ sinh lao động
Xã hội

4
PHỤ LỤC 2

KHÍA CẠNH MÔI TRƯỜNG TẠI CÔNG TY


STT Khu vực Tên hoạt động KCMT
Hơi hóa chất
Tràn đổ hóa chất
Pha hóa chất Nguy cơ cháy nổ
Phun màu tự động Chất thải nguy hại
1 và phun màu bằng Nước thải
tay Tiếng ồn
Phun màu Chất thải nguy hại
Tiếng ồn
Bụi
2 Đánh mềm Quay bồn làm mềm
Tiếng ồn
Hơi hóa chất
Tràn đổ hóa chất
Khuấy hóa chất Chất thải nguy hại
3 Pha hóa chất Nguy cơ cháy nổ
Nước thải
Thử màu Hóa chất thải
Hơi hóa chất
Rò rỉ hóa chất
Kho chứa tạm thời Lưu giữ hóa chất Chất thải nguy hại
4
hóa chất Nguy cơ cháy nổ
Chiếu sáng Khí thải ( CO2)
Tiếng ồn
Vận chuyển hàng Khí thải
5 Xe nâng của xe nâng Bụi
Tai nạn lao động
Sửa chữa xe nâng Chất thải nguy hại
Hơi hóa chất
Hóa chất rò rỉ
Tiếng ồn
Vận hành sản xuất Nhiệt thải
6 Phủ PU Tiêu thụ điện
Chất thải rắn
Nước thải
Xử lý hóa chất
Chât thải nguy hại
7 Hấp da Hấp da Nhiệt thải
8 Dán da Dán da Hơi hóa chất
Hơi hóa chất
9 Tách da Vận hành sản xuất
Chất thải nguy hại

5
Tiếng ồn
Tiêu thụ điện
Kiểm phẩm Chất thải rắn
Mùi(VOC)
Kiểm phẩm Chất thải nguy hại
10 QC
Cắt da biên Chất thải rắn
Hộp phế
11 Đóng gói Đóng gói Chất thải rắn
Chất thải nguy hại
Nước thải
12 Phơi da Phơi da
Mùi hôi
Da vụn
Mùi hôi
Sấy da Nước thải
Nhiệt thải
13 Sấy da Tiếng ồn
Chất thải nguy hại
Sấy chân không Nước thải
Nhiệt thải
Tiêu thụ điện
Mùi hôi
Vận hành máy phun Màu rơi vãi
14 Phun hoa Nước thải hóa chất
hoa
Hóa chất thải
Tiếng ồn
Bột da
Vận hành máy tước Mùi hôi
15 Tước vân
vân Tai nạn lao động
Tiêu thụ điện
Tiếng ồn
Mài khô Bụi da
Chất thải nguy hại
16 Mài da Tiếng ồn
Mài ướt Bột da
Mùi hôi
Tiếng ồn
17 Mùi hôi
Tách da Tách da Chất thải nguy hại
Tiêu thụ điện năng
Tiêu thụ điện năng
18 Ép nước Vận hành máy ép Nước thải
Chất thải nguy hại
Vận hành thao tác Chất thải nguy hại
19 Cắt da
máy cắt da Mùi hôi

6
Tai nạn lao động
Chất thải rắn
Mở đèn Thải khí CO2
Mở máy lạnh Thải khí CO2
Chất thải nguy hại
Photo, in ấn
20 Văn phòng Chất thải rắn
Chất thải rắn
Hoạt động sinh hoạt Nước thải
của nhân viên Tiêu thụ điện
Các hoạt động của Chất thải nguy hại
21 Phòng y tế
phòng y tế Chất thải rắn
Mùi hóa chất
Hóa chất đổ rò rỉ
Bảo quản hóa chât Chất thải rắn
Chất thải nguy hại
22 Kho hóa chất Tiếng ồn
Khí thải
Vận chuyển hóa chất Hóa chất đổ tràn
Chất thải nguy hại
Chất thải rắn: pallet phế, hộp
Bảo quản da thành
23 Kho thành phẩm giấy phế, dây chằng phế,
phẩm
nilon,...
Mùi hôi
Bảo quản da nguyên Độ ẩm
24 Kho da nguyên liệu Chất thải nguy hại
liệu
Chất thải rắn
Thải khí CO2, bụi,..
Lái xe Tiếng ồn
Dầu nhớt rò rỉ
25 Cổng công ty Rửa xe Nước thải
Chất thải rắn
Xếp dỡ hàng Bụi
Tai nạn lao động
Chất thải nguy hại
26 Phòng khắc bản Khắc chữ, số Chất thải rắn
Nước axeton phế
Khí thải
Tiếng ồn
Nhiệt
27 Lò hơi Hoạt động lò hơi Nước thải
Mùi hóa chất
Xỉ, tro lò hơi
Chất thải nguy hại
28 Khu vực máy nén Hoạt động máy nén Tiếng ồn

7
khí và máy phát điện khí Bụi
Tiếng ồn
Hoạt động của máy Khí thải
phát điện Dầu thải
Mùi hôi
Hoạt động của hệ Nước thải
Khu vực hệ thống Bùn thải có chứa Crom (VI)
29 thống xử lý nước
nước thải Mùi hóa chất
thải
Chất thải nguy hại
Mùi hóa chất
Chất thải nguy hại
Thực hành thí Hóa chất rò rỉ
30 Phòng hóa chất
nghiệm hóa học Dụng cụ thí nghiệm phế
Nước thải

8
PHỤ LỤC 3

PHÂN BỐ CÁC LOẠI BÌNH CHỮA CHÁY TRONG CÔNG TY

Khu Tên bình


Bộ phận sử dụng Qui cách Đơn vị Số lượng
xưởng PCCC
Cắt biên BC 8 Kg Bình 2
Phân loại da CO2 5 Kg Bình 2
BC 8 Kg Bình 4
Máy dán da
BC 35 Kg Bình 1
Xưởng A BC 8 Kg Bình 4
BC 35 Kg Bình 5
Pha màu CO2 5 Kg Bình 4
CO2 5 Kg Bình 4
Phòng thí nghiệm CO2 3 Kg Bình 6
BC 8 Kg Bình 4
Đối màu BC 35 Kg Bình 1
CO2 5 Kg Bình 2
Xưởng B Hàng mẫu BC 8 Kg Bình 4
CO2 5 Kg Bình 2
Phơi da
BC 35 Kg Bình 1
Kho hóa chất BC 35 Kg Bình 2
BC 8 Kg Bình 1
Vật tư, cắt biên
CO2 5 Kg Bình 1
Xưởng C BC 35 Kg Bình 1
Cắt da
CO2 5 Kg Bình 2
Sấy da BC 8 Kg Bình 4
Bãi rác BC 8 Kg Bình 2
Kho tủ sấy CO2 5 Kg Bình 2
CO2 5 Kg Bình 2
Xưởng D Mài da
BC 8 Kg Bình 2
CO2 5 Kg Bình 4
Kho để phế liệu
BC 8 Kg Bình 2
CO2 5 Kg Bình 2
Kho BC 35 Kg Bình 1
Kho dung môi
dung môi BC 8 Kg Bình 2
BC 8 Kg Bình 3
Hồ xử lý BC 4 Kg Bình 1
Phòng cơ điện CO2 5 Kg Bình 3
nước thải
BC 35 Kg Bình 1
Lò hơi BC 8 Kg Bình 3
Tổ công BC 8 Kg Bình 2
trình Nhà điện
BC 35 Kg Bình 1

9
CO2 5 Kg Bình 2
BC 4 Kg Bình 1
Văn phòng lầu 1
BC 8 Kg Bình 1
Văn phòng lầu 2 CO2 5 Kg Bình 2
Ktx lầu 2 BC 8 Kg Bình 3
Văn Nhà ăn lầu 2 CO2 5 Kg Bình 1
phòng BC 8 Kg Bình 3
Ktx Trung Quốc lầu BC 4 Kg Bình 2
1 CO2 5 Kg Bình 1
CO2 5 Kg Bình 1
Nhà ăn lầu 1
BC 8 Kg Bình 2
Ktx Ktx CO2 5 Kg Bình 1
nhân viên nhân viên BC 4 Kg Bình 5
Việt Nam Việt Nam BC 8 Kg Bình 4
BC 8 Kg Bình 3
Phòng Cổng chính BC 8 Kg Bình 3
bảo vệ phòng bảo vệ BC 4 Kg Bình 3
BC 35 Kg Bình 1
CO2 5 Kg Bình 2
Kho thành phẩm BC 35 Kg Bình 1
BC 8 Kg Bình 2
CO2 5 Kg Bình 2
Xưởng Kho nguyên liệu
BC 8 Kg Bình 2
mới BC 35 Kg Bình 8
Kho hóa chất BC 8 Kg Bình 4
CO2 5 Kg Bình 2

Ghi chú:
BC: Bình chữa cháy dạng bột khô.
CO2: Bình chữa cháy bằng khí CO2.

10
PHỤ LỤC 4

SƠ ĐỒ VỊ TRÍ ĐO HỢP CHẤT HỮU CƠ DỄ BAY HƠI (XƯỞNG A)

6
5

1 2

3
4

Chú thích:

1. Đầu máy phủ PU.


2. Cuối máy phủ PU.
3. Đầu Máy phun màu A.
4. Cuối máy phun màu A.
5. Pha keo, khuấy sơn.
6. Máy tách kiểm giấy, QC.

11
PHỤ LỤC 5

MỘT SỐ QUY CHUẨN ÁP DỤNG TRONG ĐỀ TÀI

QCVN 40:2011/BTNMT - QUY CHUẨN KỸ THUẬT QUỐC GIA VỀ NƯỚC


THẢI CÔNG NGHIỆP

1. QUY ĐỊNH CHUNG


1.1. Phạm vi điều chỉnh
Quy chuẩn này quy định giá trị tối đa cho phép của các thông số ô nhiễm trong nước
thải công nghiệp khi xả ra nguồn tiếp nhận nước thải.
1.2. Đối tượng áp dụng
1.2.1. Quy chuẩn này áp dụng đối với tổ chức, cá nhân liên quan đến hoạt động
xả nước thải công nghiệp ra nguồn tiếp nhận nước thải.
1.2.2. Nước thải công nghiệp của một số ngành đặc thù được áp dụng theo quy
chuẩn kỹ thuật quốc gia riêng.
1.2.3. Nước thải công nghiệp xả vào hệ thống thu gom của nhà máy xử lý nước
thải tập trung tuân thủ theo quy định của đơn vị quản lý và vận hành nhà máy xử lý
nước thải tập trung.
1.3. Giải thích thuật ngữ
Trong Quy chuẩn này, các thuật ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1.3.1. Nước thải công nghiệp là nước thải phát sinh từ quá trình công nghệ của
cơ sở sản xuất, dịch vụ công nghiệp (sau đây gọi chung là cơ sở công nghiệp), từ nhà
máy xử lý nước thải tập trung có đấu nối nước thải của cơ sở công nghiệp.
1.3.2. Nguồn tiếp nhận nước thải là: hệ thống thoát nước đô thị, khu dân cư;
sông, suối, khe, rạch; kênh, mương; hồ, ao, đầm; vùng nước biển ven bờ có mục đích
sử dụng xác định.
2. QUY ĐỊNH KỸ THUẬT
2.1. Giá trị tối đa cho phép của các thông số ô nhiễm trong nước thải công
nghiệp khi xả vào nguồn tiếp nhận nước thải

12
2.1.1. Giá trị tối đa cho phép của các thông số ô nhiễm trong n ước thải công
nghiệp khi xả vào nguồn tiếp nhận nước thải được tính toán như sau:
Cmax = C x Kq x Kf
Trong đó:
- Cmax là giá trị tối đa cho phép của thông số ô nhiễm trong nước thải công nghiệp
khi xả vào nguồn tiếp nhận nước thải.
- C là giá trị của thông số ô nhiễm trong nước thải công nghiệp quy định tại Bảng 1.
- Kq là hệ số nguồn tiếp nhận nước thải quy định tại mục 2.3 ứng với lưu lượng
dòng chảy của sông, suối, khe, rạch; kênh, mương; dung tích của hồ, ao, đầm; mục
đích sử dụng của vùng nước biển ven bờ.
- Kf là hệ số lưu lượng nguồn thải quy định tại mục 2.4 ứng với tổng lưu lượng
nước thải của các cơ sở công nghiệp khi xả vào nguồn tiếp nhận nước thải.
2.1.2. Áp dụng giá trị tối đa cho phép Cmax= C (không áp dụng hệ số Kq và
Kf) đối với các thông số: nhiệt độ, màu, pH, coliform, Tổng hoạt độ phóng xạ α, Tổng
hoạt độ phóng xạ β.
2.1.3. Nước thải công nghiệp xả vào hệ thống thoát nước đô thị, khu dân cư
chưa có nhà máy xử lý nước thải tập trung thì áp dụng giá trị Cmax= C quy định tại
cột B Bảng 1.
2.2. Giá trị C của các thông số ô nhiễm trong nước thải công nghiệp được quy
định tại Bảng 1
Bảng 1: Giá trị C của các thông số ô nhiễm trong nước thải công nghiệp:
Giá trị C
TT Thông số Đơn vị
A B
1 Nhiệt độ oC 40 40
2 Màu Pt/Co 50 150
3 pH – 6 đến 9 5,5 đến 9
4 BOD5 (20oC) mg/l 30 50
5 COD mg/l 75 150
6 Chất rắn lơ lửng mg/l 50 100
7 Asen mg/l 0,05 0,1

13
Giá trị C
TT Thông số Đơn vị
A B
8 Thuỷ ngân mg/l 0,005 0,01
9 Chì mg/l 0,1 0,5
10 Cadimi mg/l 0,05 0,1
11 Crom (VI) mg/l 0,05 0,1
12 Crom (III) mg/l 0,2 1
13 Đồng mg/l 2 2
14 Kẽm mg/l 3 3
15 Niken mg/l 0,2 0,5
16 Mangan mg/l 0,5 1
17 Sắt mg/l 1 5
18 Tổng xianua mg/l 0,07 0,1
19 Tổng phenol mg/l 0,1 0,5
20 Tổng dầu mỡ khoáng mg/l 5 10
21 Sunfua mg/l 0,2 0,5
22 Florua mg/l 5 10
23 Amoni (tính theo N) mg/l 5 10
24 Tổng nitơ mg/l 20 40
25 Tổng phốt pho (tính theo P) mg/l 4 6
Clorua
(không áp dụng khi xả
26 mg/l 500 1000
vào nguồn nước mặn,
nước lợ)
27 Clo dư mg/l 1 2
Tổng hoá chất bảo vệ
28 mg/l 0,05 0,1
thực vật clo hữu cơ
Tổng hoá chất bảo vệ
29 mg/l 0,3 1
thực vật phốt pho hữu cơ

14
Giá trị C
TT Thông số Đơn vị
A B
30 Tổng PCB mg/l 0,003 0,01
31 Coliform vi khuẩn/100ml 3000 5000
32 Tổng hoạt độ phóng xạ α Bq/l 0,1 0,1
33 Tổng hoạt độ phóng xạ β Bq/l 1,0 1,0
Cột A Bảng 1 quy định giá trị C của các thông số ô nhiễm trong nước thải công
nghiệp khi xả vào nguồn nước được dùng cho mục đích cấp nước sinh hoạt;
Cột B Bảng 1 quy định giá trị C của các thông số ô nhiễm trong nước thải công
nghiệp khi xả vào nguồn nước không dùng cho mục đích cấp nước sinh hoạt;
Mục đích sử dụng của nguồn tiếp nhận nước thải được xác định tại khu vực tiếp
nhận nước thải.
2.3. Hệ số nguồn tiếp nhận n ước thải Kq
2.3.1.Hệ số Kq ứng với l ưu lượng dòng chảy của sông, suối, khe, rạch; kênh,
mương được quy định tại Bảng 2 dưới đây:
Bảng 2: Hệ số Kq ứng với lưu lượng dòng chảy của nguồn tiếp nhận nước thải
Lưu lượng dòng chảy của nguồn tiếp nhận nước
thải (Q) Hệ số Kq
Đơn vị tính: mét khối/giây (m3/s)
Q ≤ 50 0,9
50 < Q ≤ 200 1
200 < Q ≤ 500 1,1
Q > 500 1,2
Q được tính theo giá trị trung bình lưu lượng dòng chảy của nguồn tiếp nhận nước
thải 03 tháng khô kiệt nhất trong 03 năm liên tiếp (số liệu của cơ quan Khí tượng Thuỷ
văn).
2.3.2. Hệ số Kq ứng với dung tích của nguồn tiếp nhận nước thải là hồ, ao, đầm
được quy định tại Bảng 3.

15
Bảng 3: Hệ số Kq ứng với dung tích của nguồn tiếp nhận nước thải
Dung tích nguồn tiếp nhận nước thải (V)
Hệ số Kq
Đơn vị tính: mét khối (m3)
V ≤ 10 x 106 0,6
10 x 106 < V ≤ 100 x 106 0,8
V > 100 x 106 1,0
V được tính theo giá trị trung bình dung tích của hồ, ao, đầm tiếp nhận nước thải
03 tháng khô kiệt nhất trong 03 năm liên tiếp (số liệu của cơ quan Khí tượng Thuỷ
văn).
2.3.3. Khi nguồn tiếp nhận nước thải không có số liệu về lưu lượng dòng chảy
của sông, suối, khe, rạch, kênh, mương thì áp dụng Kq = 0,9; hồ, ao, đầm không có số
liệu về dung tích thì áp dụng Kq = 0,6.
2.3.4. Hệ số Kq đối với nguồn tiếp nhận nước thải là vùng nước biển ven bờ,
đầm phá nước mặn và nước lợ ven biển.
Vùng nước biển ven bờ dùng cho mục đích bảo vệ thuỷ sinh, thể thao v à giải trí
dưới nước, đầm phá nước mặn và nước lợ ven biển áp dụng Kq = 1.
Vùng nước biển ven bờ không dùng cho mục đích bảo vệ thuỷ sinh, thể thao hoặc
giải trí dưới nước áp dụng Kq = 1,3.
2.4. Hệ số lưu lượng nguồn thải Kf
Hệ số lưu lượng nguồn thải Kf được quy định tại Bảng 4 dưới đây:
Bảng 4: Hệ số lưu lượng nguồn thải Kf
Lưu lượng nguồn thải (F )
Hệ số Kf
Đơn vị tính: mét khối/ngày đêm (m3/24h)
F ≤ 50 1,2
50 < F ≤ 500 1,1
500 < F ≤ 5.000 1,0
F > 5.000 0,9
Lưu lượng nguồn thải F được tính theo lưu lượng thải lớn nhất nêu trong Báo cáo
đánh giá tác động môi trường, Cam kết bảo vệ môi trường hoặc Đề án bảo vệ môi
trường.

16
3. PHƯƠNG PHÁP XÁC ĐỊNH
3.1. Lấy mẫu để xác định chất lượng nước thải áp dụng theo hướng dẫn của
các tiêu chuẩn quốc gia sau đây :
- TCVN 6663–1:2011 (ISO 5667–1:2006)– Chất lượng nước – Phần 1: Hướng dẫn
lập chương trình lấy mẫu và kỹ thuật lấy mẫu;
- TCVN 6663–3:2008 (ISO 5667–3: 2003)– Chất lượng nước – Lấy mẫu. Hướng
dẫn bảo quản và xử lý mẫu;
- TCVN 5999:1995 (ISO 5667 –10: 1992)– Chất lượng nước – Lấy mẫu. Hướng
dẫn lấy mẫu nước thải.
3.2. Phương pháp xác định giá trị các thông số kiểm soát ô nhiễm trong nước
thải công nghiệp thực hiện theo các tiêu chuẩn quốc gia và quốc tế sau đây:
- TCVN 4557:1988 Chất lượng nước– Phương pháp xác định nhiệt độ;
- TCVN 6492:2011 (ISO 10523:2008) Chất lượng nước – Xác định pH ;
- TCVN 6185:2008 – Chất lượng nước– Kiểm tra và xác định màu sắc;
- TCVN 6001–1:2008 (ISO 5815–1:2003), Chất lượng nước – Xác định nhu cầu
oxy sinh hóa sau n ngày (BODn)– Phần 1: Phương pháp pha loãng và cấy có bổ sung
allylthiourea ;
- TCVN 6001–2:2008 (ISO 5815–2:2003), Chất lượng nước – Xác định nhu cầu
oxy sinh hóa sau n ngày (BODn) – Phần 2: Phương pháp dùng cho m ẫu không pha
loãng;
- TCVN 6491:1999 (ISO 6060:1989) Chất lượng nước – Xác định nhu cầu oxy hoá
học (COD) ;
- TCVN 6625:2000 (ISO 11923:1997) Chất lượng nước – Xác định chất rắn lơ lửng
bằng cách lọc qua cái lọc sợi thuỷ tinh;
- TCVN 6626:2000 Chất lượng nước – Xác định asen – Phương pháp đo ph ổ hấp
thụ nguyên tử (kỹ thuật hydro);
- TCVN 7877:2008 (ISO 5666:1999) Chất lượng nước – Xác định thuỷ ngân;
- TCVN 6193:1996 Chất lượng nước – Xác định coban, niken, đồng, kẽm, cadimi
và chì. Phương pháp trắc phổ hấp thụ nguyên tử ngọn lửa;
- TCVN 6222:2008 Chất lượng nước – Xác định crom – Phương pháp đo ph ổ hấp
thụ nguyên tử;
17
- TCVN 6658:2000 Chất lượng nước – Xác định crom hóa trị sáu – Phương pháp
trắc quang dùng 1,5 – diphenylcacbazid ;
- TCVN 6002:1995 Chất lượng nước – Xác định mangan – Phương pháp trắc quang
dùng formaldoxim
- TCVN 6177:1996 Chất lượng nước – Xác định sắt bằng phương pháp trắc phổ
dùng thuốc thử 1,10– phenantrolin;
- TCVN 6665:2011 (ISO 11885:2007) Chất lượng nước– Xác định nguyên tố chọn
lọc bằng phổ phát xạ quang Plasma cặp cảm ứng ( ICP–OES) ;
- TCVN 6181:1996 (ISO 6703 –1:1984) Chất lượng nước – Xác định xianua tổng;
- TCVN 6494–1:2011 (ISO 10304 –1:2007) Chất lượng nước – Xác định các anion
hòa tan bằng phương pháp sắc kí lỏng ion – Phần 1: Xác định bromua, clorua, florua,
nitrat, nitr it, phosphat và sunphat hòa tan;
- TCVN 6216:1996 (ISO 6439:1990) Chất lượng nước – Xác định chỉ số phenol –
Phương pháp trắc phổ dùng 4–aminoantipyrin sau khi chưng cất;
- TCVN 6199–1:1995 (ISO 8165/1:1992) Chất lượng nước– Xác định các phenol
đơn hoá trị lựa chọn. Phần 1: Phương pháp sắc ký khí sau khi làm giàu bằng chiết;
- TCVN 5070:1995 Chất lượng nước – Phương pháp khối lượng xác định dầu mỏ
và sản phẩm dầu mỏ;
- TCVN 7875:2008 Nước – Xác định dầu và mỡ – Phương pháp chiếu hồng ngoại;
- TCVN 6637:2000 (ISO 10530:1992) Chất lượng nước–Xác định sunfua hoà tan–
Phương pháp đo quang dùng metylen xanh ;
- TCVN 5988:1995 (ISO 5664:1984) Chất lượng nước – Xác định amoni – Phương
pháp chưng cất và chuẩn độ;
- TCVN 6620:2000 Chất lượng nước – Xác định amoni – Phương pháp điện thế;
- TCVN 6638:2000 Chất lượng nước – Xác định nitơ – Vô cơ hóa xúc tác sau khi
kh ử bằng hợp kim Devarda;
- TCVN 6202:2008 (ISO 6878:2004) Chất lượng nước – Xác định phôt pho –
Phương pháp đo ph ổ dùng amoni molipdat ;
- TCVN 8775:2011 Chất lượng nước – Xác định coliform tổng số – Kỹ thuật màng
lọc;

18
- TCVN 6187–1:2009 (ISO 9308–1: 2000) Chất lượng nước – Phát hiện và đếm
escherichia coli và vi khuẩn coliform. Phần 1: Phương pháp lọc màng;
- TCVN 6187–2:1996 (ISO 9308 –2:1990(E)) Chất lượng nước – Phát hiện và đếm
vi khuẩn coliform, vi khuẩn coliform chịu nhiệt và escherichia coli giả định. Phần 2:
Phương pháp nhiều ống (số có xác suất cao nhất);
- TCVN 6225–3:2011 (ISO 7393–3:1990) Chất lượng nước – Xác định clo tự do và
clo tổng số. Phần 3 – Phương pháp chuẩn độ iot xác định clo tổng số ;
- TCVN 7876:2008 Nước – Xác định hàm lượng thuốc trừ sâu clo hữu cơ – Phương
pháp sắc ký khí chiết lỏng–lỏng;
- TCVN 8062:2009 Xác định hợp chất phospho hữu cơ bằng sắc ký khí – Kỹ thuật
cột mao quản;
- TCVN 6053:2011 Chất lượng nước – Đo tổng hoạt độ phóng xạ anpha trong nước
không mặn – Phương pháp nguồn dày;
- TCVN 6219:2011 Chất lượng nước – Đo tổng hoạt độ phóng xạ beta trong nước
không mặn.
3.3. Chấp nhận các phương pháp phân tích hướng dẫn trong các tiêu chuẩn quốc
gia và quốc tế có độ chính xác tương đương hoặc cao hơn các tiêu chuẩn viện dẫn ở
mục 3.2. v à các tiêu chuẩn quốc gia, quốc tế mới ban hành nhưng chưa được viện dẫn
trong quy chuẩn này.
4. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
4.1. Quy chuẩn này áp dụng thay thế QCVN 24:2009/BTNMT – Quy chuẩn kỹ
thuật quốc gia về nước thải công nghiệp ban hành kèm theo Thông tư số 25/2009/TT–
BTNMT ngày 16 tháng 11 năm 2009 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường quy
định Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường.
4.2. UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương công bố mục đích sử
dụng nguồn nước và Hệ số Kq trong quy hoạch sử dụng nguồn nước và phân vùng tiếp
nhận nước thải.
4.3. Cơ quan quản lý nhà nước về môi trường căn cứ vào đặc điểm, tính chất
của nước thải công nghiệp và mục đích sử dụng của nguồn tiếp nhận để lựa chọn các
thông số ô nhiễm đặc trưng và giá trị cơ bản (giá trị C) quy định tại Bảng 1 trong việc
kiểm soát ô nhiễm môi trường.
19
4.4. Trường hợp các tiêu chuẩn quốc gia viện dẫn trong Quy chuẩn này sửa đổi,
bổ sung hoặc thay thế thì áp dụng theo tiêu chuẩn mới.

20
QCVN 19:2009/BTNMT - QUY CHUẨN KỸ THUẬT QUỐC GIA
VỀ KHÍ THẢI CÔNG NGHIỆP ĐỐI VỚI BỤI VÀ CÁC CHẤT VÔ CƠ

1. QUY ĐỊNH CHUNG


1.1. Phạm vi điều chỉnh
Quy chuẩn này quy định nồng độ tối đa cho phép của bụi và các chất vô cơ
trong khí thải công nghiệp khi phát thải vào môi trường không khí.
1.2. Đối tượng áp dụng
Quy chuẩn này áp dụng đối với tổ chức, cá nhân liên quan đến hoạt động
phát thải khí thải công nghiệp có chứa bụi và các chất vô cơ vào môi trường
không khí.
Khí thải của một số ngành công nghiệp và lĩnh vực hoạt động đặc thù được quy
định riêng.
1.3. Giải thích thuật ngữ
Trong Quy chuẩn này, các thuật ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1.3.1. Khí thải công nghiệp là hỗn hợp các thành phần vật chất phát thải ra môi
trường không khí từ ống khói, ống thải của các cơ sở sản xuất, chế biến, kinh doanh,
dịch vụ công nghiệp.
1.3.2. Bụi là những hạt chất rắn nhỏ, thông thường là những hạt có đường kính
nhỏ hơn 75 m, tự lắng xuống do trọng lượng của chúng nhưng vẫn có thể lơ lửng một
thời gian [theo TCVN 5966:2009 (ISO 4225-1994)].
1.3.3. Mét khối khí thải chuẩn (Nm3) là mét khối khí thải ở nhiệt độ 25 0C và áp
suất tuyệt đối 760 mm thủy ngân.
1.3.4. Kp là hệ số lưu lượng nguồn thải ứng với tổng lưu lượng khí thải của cơ
sở sản xuất, chế biến, kinh doanh, dịch vụ công nghiệp.
1.3.5. Kv là hệ số vùng, khu vực ứng với địa điểm đặt các nhà máy, cơ sở sản
xuất, chế biến, kinh doanh, dịch vụ công nghiệp phát sinh khí thải vào môi trường
không khí.
1.3.6. P (m3/h) là tổng lưu lượng khí thải của các ống khói, ống thải của cơ sở
sản xuất, chế biến, kinh doanh, dịch vụ công nghiệp.

21
2. QUY ĐỊNH KỸ THUẬT
2.1. Nồng độ tối đa cho phép của bụi và các chất vô cơ trong khí thải công
nghiệp được tính theo công thức sau:
Cmax = C x Kp x Kv
Trong đó:
- Cmax là nồng độ tối đa cho phép của bụi và các chất vô cơ trong khí thải công
nghiệp, tính bằng miligam trên mét khối khí thải chuẩn (mg/Nm3);
- C là nồng độ của bụi và các chất vô cơ quy định tại mục 2.2;
- Kp là hệ số lưu lượng nguồn thải quy định tại mục 2.3;
- Kv là hệ số vùng, khu vực quy định tại mục 2.4.
2.2. Nồng độ C của bụi và các chất vô cơ làm cơ sở tính nồng độ tối đa cho
phép trong khí thải công nghiệp được quy định tại Bảng 1 dưới đây:
Bảng 1 - Nồng độ C của bụi và các chất vô cơ làm cơ sở tính nồng độ tối đa cho
phép trong khí thải công nghiệp
Nồng độ C (mg/Nm3)
TT Thông số
A B
1 Bụi tổng 400 200
2 Bụi chứa silic 50 50
3 Amoniac và các hợp chất amoni 76 50
4 Antimon và hợp chất, tính theo Sb 20 10
5 Asen và các hợp chất, tính theo As 20 10
6 Cadmi và hợp chất, tính theo Cd 20 5
7 Chì và hợp chất, tính theo Pb 10 5
8 Cacbon oxit, CO 1000 1000
9 Clo 32 10
10 Đồng và hợp chất, tính theo Cu 20 10
11 Kẽm và hợp chất, tính theo Zn 30 30
12 Axit clohydric, HCl 200 50
13 Flo, HF, hoặc các hợp chất vô cơ của Flo, tính theo 50 20
HF

22
14 Hydro sunphua, H2S 7,5 7,5
15 Lưu huỳnh đioxit, SO2 1500 500
16 Nitơ oxit, NOx (tính theo NO2) 1000 850
17 Nitơ oxit, NOx (cơ sở sản xuất hóa chất), tính theo 2000 1000
NO2
18 Hơi H2SO4 hoặc SO3, tính theo SO3 100 50
19 Hơi HNO3 (các nguồn khác), tính theo NO2 1000 500
Trong đó:
- Cột A quy định nồng độ C của bụi và các chất vô cơ làm cơ sở tính nồng độ
tối đa cho phép trong khí thải công nghiệp đối với các cơ sở sản xuất, chế biến, kinh
doanh, dịch vụ công nghiệp hoạt động trước ngày 16 tháng 01 năm 2007 với thời gian
áp dụng đến ngày 31 tháng 12 năm 2014;
- Cột B quy định nồng độ C của bụi và các chất vô cơ làm cơ sở tính giá trị tối
đa cho phép trong khí thải công nghiệp đối với:
+ Các cơ sở sản xuất, chế biến, kinh doanh, dịch vụ công nghiệp hoạt động kể
từ ngày 16 tháng 01 năm 2007;
+ Tất cả các cơ sở sản xuất, chế biến, kinh doanh, dịch vụ công nghiệp với thời
gian áp dụng kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2015.
2.3. Hệ số lưu lượng nguồn thải Kp được quy định tại Bảng 2 dưới đây:
Bảng 2: Hệ số lưu lượng nguồn thải Kp
Lưu lượng nguồn thải (m3/h) Hệ số Kp
P ≤ 20.000 1
20.000 < P ≤ 100.000 0,9
P>100.000 0,8

2.4. Hệ số vùng, khu vực Kv được quy định tại Bảng 3 dưới đây:
Bảng 3: Hệ số vùng, khu vực Kv
Phân vùng, khu vực Hệ số Kv
Nội thành đô thị loại đặc biệt (1) và đô thị loại I (1); rừng đặc
Loại 1 0,6
dụng (2); di sản thiên nhiên, di tích lịch sử, văn hóa được xếp

23
(3)
hạng ; cơ sở sản xuất công nghiệp, chế biến, kinh doanh,
dịch vụ và các hoạt động công nghiệp khác có khoảng cách
đến ranh giới các khu vực này dưới 02 km.
(1)
Nội thành, nội thị đô thị loại II, III, IV ; vùng ngoại thành
đô thị loại đặc biệt, đô thị loại I có khoảng cách đến ranh
giới nội thành lớn hơn hoặc bằng 02 km; cơ sở sản xuất công
Loại 2 0,8
nghiệp, chế biến, kinh doanh, dịch vụ và các hoạt động công
nghiệp khác có khoảng cách đến ranh giới các khu vực này
dưới 02 km.
(1)
Khu công nghiệp; đô thị loại V ; vùng ngoại thành, ngoại
thị đô thị loại II, III, IV có khoảng cách đến ranh giới nội
thành, nội thị lớn hơn hoặc bằng 02 km; cơ sở sản xuất công
Loại 3 1,0
nghiệp, chế biến, kinh doanh, dịch vụ và các hoạt động công
nghiệp khác có khoảng cách đến ranh giới các khu vực này
dưới 02 km (4) .
Loại 4 Nông thôn 1,2
Loại 5 Nông thôn miền núi 1,4
Chú thích:
(1)
Đô thị được xác định theo quy định tại Nghị định số 42/2009/NĐ-CP ngày 07
tháng 5 năm 2009 của Chính phủ về việc phân loại đô thị;
(2)
Rừng đặc dụng xác định theo Luật Bảo vệ và phát triển rừng ngày 14 tháng 12
năm 2004 gồm: vườn quốc gia; khu bảo tồn thiên nhiên; khu bảo vệ cảnh quan; khu
rừng nghiên cứu, thực nghiệm khoa học;
(3)
Di sản thiên nhiên, di tích lịch sử, văn hóa được UNESCO, Thủ tướng Chính phủ
hoặc bộ chủ quản ra quyết định thành lập và xếp hạng;
(4)
Trường hợp nguồn phát thải có khoảng cách đến 02 vùng trở lên nhỏ hơn 02 km
thì áp dụng hệ số vùng, khu vực Kv đối với vùng có hệ số nhỏ nhất;
(5)
Khoảng cách quy định tại bảng 3 được tính từ nguồn phát thải.

24
3. PHƯƠNG PHÁP XÁC ĐỊNH
3.1. Phương pháp xác định nồng độ bụi và các chất vô cơ trong khí thải công
nghiệp của các cơ sở sản xuất công nghiệp, chế biến, kinh doanh, dịch vụ và các hoạt
động công nghiệp khác thực hiện theo các tiêu chuẩn quốc gia dưới đây:
- TCVN 5977:2005 Sự phát thải của nguồn tĩnh – Xác định giá trị và lưu lượng
bụi trong các ống dẫn khí – Phương pháp khối lượng thủ công;
- TCVN 6750:2005 Sự phát thải của nguồn tĩnh – Xác định nồng độ khối lượng
lưu huỳnh điôxit – Phương pháp sắc ký khí ion;
- TCVN 7172:2002 Sự phát thải của nguồn tĩnh – Xác định nồng độ khối lượng
nitơ oxit – Phương pháp trắc quang dùng naphtyletylendiamin;
- TCVN 7242:2003 Lò đốt chất thải y tế. Phương pháp xác định nồng độ
cacbon monoxit (CO) trong khí thải;
- TCVN 7243:2003 Lò đốt chất thải y tế. Phương pháp xác định nồng độ axit
flohydric (HF) trong khí thải;
- TCVN 7244:2003 Lò đốt chất thải y tế. Phương pháp xác định nồng độ axit
clohydric (HCl) trong khí thải;
3.2. Khi chưa có các tiêu chuẩn quốc gia để xác định nồng độ của các chất vô
cơ trong khí thải công nghiệp quy định trong quy chuẩn này thì áp dụng tiêu chuẩn
quốc tế có độ chính xác tương đương hoặc cao hơn.
4. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
4.1. Quy chuẩn này thay thế việc áp dụng Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN
5939:2005 về Chất lượng không khí - Tiêu chuẩn khí thải công nghiệp đối với bụi và
các chất vô cơ được ban hành kèm theo Quyết định số 22/2006/QĐ-BTNMT ngày 18
tháng 12 năm 2006 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường về việc bắt buộc áp
dụng các tiêu chuẩn Việt Nam về môi trường.
4.2. Cơ quan quản lý nhà nước về môi trường có trách nhiệm hướng dẫn, kiểm
tra, giám sát việc thực hiện Quy chuẩn này.
4.3. Trường hợp các tiêu chuẩn quốc gia về phương pháp xác định viện dẫn
trong Mục 3.1 của Quy chuẩn này sửa đổi, bổ sung hoặc thay thế thì áp dụng theo tiêu
chuẩn mới.

25
QCVN 05: 2009/BTNMT - QUY CHUẨN KỸ THUẬT QUỐC GIA VỀ CHẤT
LƯỢNG KHÔNG KHÍ XUNG QUANH.

1. QUY ĐỊNH CHUNG


1.1. Phạm vi áp dụng
1.1.1. Quy chuẩn này quy định giá trị giới hạn các thông số cơ bản, gồm lưu
huỳnh đioxit (SO2), cacbon (CO), nitơ oxit (NOx), ôzôn (O3), bụi lơ lửng, bụi PM10
(bụi ≤ 10µm) và chì (Pb) trong không khí xung quanh.
1.1.2. Quy chuẩn này áp dụng để đánh giá chất lượng không khí xung quanh và
giám sát tình trạng ô nhiễm không khí.
1.1.3. Quy chuẩn này không áp dụng để đánh giá chất lượng không khí trong
phạm vi cơ sở sản xuất hoặc không khí trong nhà.
1.2. Giải thích từ ngữ
Trong quy chuẩn này các thuật ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1.2.1. Trung bình một giờ: Là trung bình số học các giá trị đo được trong
khoảng thời gian một giờ đối với các phép đo thực hiện hơn một lần trong một giờ,
hoặc giá trị phép đo thực hiện 01 lần trong khoảng thời gian một giờ. Giá trị trung bình
được đo nhiều lần trong 24 giờ (một ngày đêm) theo tần suất nhất định. Giá trị trung
bình giờ lớn nhất trong số các giá trị đo được trong 24 giờ được lấy so sánh với giá trị
giới hạn quy định tại Bảng 1.
1.2.2. Trung bình 8 giờ: Là trung bình số học các giá trị đo được trong khoảng
thời gian 8 giờ liên tục.
1.2.3. Trung bình 24 giờ: là trung bình số học các giá trị đo được trong khoảng
thời gian 24 giờ (một ngày đêm).
1.2.4. Trung bình năm: là trung bình số học các giá trị trung bình 24 giờ đo
được trong khoảng thời gian một năm.
2. QUY CHUẨN KỸ THUẬT

Giá trị giới hạn của các thông số cơ bản trong không khí xung quanh được quy định tại
Bảng 1

26
Bảng 1: Giá trị giới hạn các thông số cơ bản trong không khí xung quanh

Đơn vị: Microgam trên mét khối (µg/m3)

TT Thông số Trung Trung Trung Trung


bình 1 giờ bình 3 giờ bình 24 giờ bình năm

1 SO2 350 - 125 50

2 CO 30000 10000 5000 -

3 NOx 200 - 100 40

4 O3 180 120 80 -

5 Bụi lơ lửng (TSP) 300 - 200 140

6 Bụi ≤ 10 - - 150 50
µm
(PM10)
7 Pb - - 1,5 0,5

Ghi chú: Dấu (-) là không quy định

3. PHƯƠNG PHÁP XÁC ĐỊNH


Phương pháp phân tích xác định các thông số chất lượng không khí thực hiện theo
hướng dẫn của các tiêu chuẩn quốc gia hoặc tiêu chuẩn phân tích tương ứng của các tổ
chức quốc tế.
- TCVN 5978:1995 (ISO 4221:1980). Chất lượng không khí. Xác định nồng độ khối
lượng của lưu huỳnh điôxit trong không khí xung quanh. Phương pháp trắc quang
dùng thorin.
- TCVN 5971:1995 (ISO 6767:1990) Không khí xung quanh. Xác định nồng độ khối
lượng của lưu huỳnh điôxit. Phương pháp tetrachloromercurat (TCM)/Pararosanilin.
- TCVN 7726:2007 (ISO 10498:2004) Không khí xung quanh. Xác định Sunfua điôxit.
Phương pháp huỳnh quang cực tím.

27
- TCVN 5972:1995 (ISO 8186:1989) Không khí xung quanh. Xác định nồng độ khối
lượng của carbon monoxit (CO). Phương pháp sắc ký khí.
- TCVN 7725:2007 (ISO 4224:2000) Không khí xung quanh. Xác định carbon
monoxit. Phương pháp đo phổ hồng ngoại không phân tán.
- TCVN 5067:1995 Chất lượng không khí. Phương pháp khối lượng xác định hàm
lượng bụi.
- TCVN 6138:1996 (ISO 7996:1985) Không khí xung quanh. Xác định nồng độ khối
lượng của các nitơ ôxit. Phương pháp quang hóa học.
- TCVN 7171:2002 (ISO 13964:1998) Chất lượng không khí. Xác định ôzôn trong
không khí xung quanh. Phương pháp trắc quang tia cực tím.
- TCVN 6157:1996 (ISO 10313:1993) Không khí xung quanh. Xác định nồng độ khối
lượng ôzôn. Phương pháp phát quang hóa học.
- TCVN 6152:1996 (ISO 9855:1993) Không khí xung quanh. Xác định hàm lượng chì
bụi của sol khí thu được trên cái lọc. Phương pháp trắc phổ hấp thụ nguyên tử.
4. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
Quy chuẩn này áp dụng thay thế tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 5937:2005 – Chất lượng
không khí – Tiêu chuẩn chất lượng không khí xung quanh ban hành kèm theo Quyết
định số 22/2006/QĐ-BTNMT ngày 18 tháng 12 năm 2006 của Bộ trưởng Bộ Tài
nguyên và Môi trường bắt buộc áp dụng các tiêu chuẩn Việt Nam về môi trường.
Trường hợp các tiêu chuẩn quốc gia hoặc quốc tế về phương pháp phân tích viện dẫn
trong Quy chuẩn này sửa đổi, bổ sung hoặc thay thế thì áp dụng theo văn bản mới.

28
QCVN 06: 2009/BTNMT - QUY CHUẨN KỸ THUẬT QUỐC GIA VỀ MỘT SỐ
CHẤT ĐỘC HẠI TRONG KHÔNG KHÍ XUNG QUANH

1. QUY ĐỊNH CHUNG


1.1. Phạm vi áp dụng
1.1.1. Quy chuẩn này quy định nồng độ tối đa cho phép của một số chất độc hại
trong không khí xung quanh.
1.1.2. Quy chuẩn này áp dụng để đánh giá chất lượng không khí xung quanh và
giám sát tình trạng ô nhiễm không khí.
1.1.3. Quy chuẩn này không áp dụng để đánh giá chất lượng không khí trong
phạm vi cơ sở sản xuất hoặc không khí trong nhà.
1.2. Giải thích từ ngữ
Trong quy chuẩn này các thuật ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1.2.1. Trung bình một giờ: Là trung bình số học các giá trị đo được trong
khoảng thời gian một giờ đối với các phép đo thực hiện hơn một lần trong một giờ,
hoặc giá trị phép đo thực hiện 01 lần trong khoảng thời gian một giờ. Giá trị trung bình
được đo nhiều lần trong 24 giờ (một ngày đêm) theo tần suất nhất định. Giá trị trung
bình giờ lớn nhất trong số các giá trị đo được trong 24 giờ được lấy so sánh với giá trị
giới hạn quy định tại Bảng 1.
1.2.2. Trung bình 8 giờ: Là trung bình số học các giá trị đo được trong khoảng
thời gian 8 giờ liên tục.
1.2.3. Trung bình 24 giờ: là trung bình số học các giá trị đo được trong khoảng
thời gian 24 giờ (một ngày đêm).
1.2.4. Trung bình năm: là trung bình số học các giá trị trung bình 24 giờ đo
được trong khoảng thời gian một năm.
2. QUY CHUẨN KỸ THUẬT
Nồng độ tối đa cho phép của một số chất độc hại trong không khí xung quanh quy
định tại Bảng 1.

29
Bảng 1: Nồng độ tối đa cho phép của một số chất độc hại trong không khí xung quanh
Đơn vị: Microgam trên mét khối (µg/m3)

TT Thông số Công thức hóa Thời gian trung Nồng độ cho


học bình phép

Các chất vô cơ

1 Asen (hợp chất, tính theo As 1 giờ 0,03


As)
Năm 0,005

2 Asen hydrua (Asin) AsH3 1 giờ 0,3

Năm 0,05

3 Axit clohydric HCl 24 giờ 60

4 Axit nitric HNO3 1 giờ 400

24 giờ 150

5 Axit sunfuric H2SO4 1 giờ 300

24 giờ 50

Năm 3

6 Bụi có chứa ôxít silic > 1 giờ 150


50%
24 giờ - 50

7 Bụi chứa amiăng Chrysotil Mg3Si2O3(OH) - 1 sợi/m3

8 Cadimi (khói gồm ôxit và Cd 1 giờ 0,4


kim loại – theo Cd)
8 giờ 0,2

Năm 0,005

9 Clo Cl2 1 giờ 100

30
24 giờ 30

10 Crom VI (hợp chất, tính Cr+6 1 giờ 0,007


theo Cr)
24 giờ 0,003

Năm 0,002

11 Hydroflorua HF 1 giờ 20

24 giờ 5

Năm 1

12 Hydrocyanua HCN 1 giờ 10

13 Mangan và hợp chất (tính Mn/MnO2 1 giờ 10


theo MnO2)
24 giờ 8

Năm 0,15

14 Niken (kim loại và hợp Ni 24 giờ 1


chất, tính theo Ni)

15 Thủy ngân (kim loại và Hg 24 giờ 0,3


hợp chất, tính theo Hg)

Các chất hữu cơ

16 Acrolein CH2=CHCHO 1 giờ 50

17 Acrylonitril CH2=CHCN 24 giờ 45

Năm 22,5

18 Anilin C6H5NH2 1 giờ 50

24 giờ 30

19 Axit acrylic C2H3COOH Năm 54

31
20 Benzen C6H6 1 giờ 22

Năm 10

21 Benzidin NH2C6H4C6H4NH2 1 giờ KPHT

22 Cloroform CHCl3 24 giờ 16

Năm 0,04

23 Hydrocabon CnHm 1 giờ 5000

24 giờ 1500

24 Fomaldehyt HCHO 1 giờ 20

25 Naphtalen C10H8 8 giờ 500

24 giờ 120

26 Phenol C6H5OH 1 giờ 10

27 Tetracloetylen C2Cl4 24 giờ 100

28 Vinyl clorua CICH=CH2 24 giờ 26

Các chất gây mùi khó chịu

29 Amoniac NH3 1 giờ 200

30 Acetaldehyt CH3CHO 1 giờ 45

Năm 30

31 Axit propionic CH3CH2COOH 8 giờ 300

32 Hydrosunfua H2S 1 giờ 42

33 Methyl mecarptan CH3SH 1 giờ 50

24 giờ 20

32
34 Styren C6H5CH=CH2 24 giờ 260

Năm 190

35 Toluen C6H5CH3 Một lần tối đa 1000

1 giờ 500

Năm 190

36 Xylen C6H4(CH3)2 1 giờ 1000

Chú thích: KPHT: không phát hiện thấy

3. PHƯƠNG PHÁP XÁC ĐỊNH

Phương pháp phân tích xác định các thông số chất lượng không khí thực hiện theo
hướng dẫn của các tiêu chuẩn quốc gia hoặc tiêu chuẩn phân tích tương ứng của các tổ
chức quốc tế:
- TCVN 5969:1995 (ISO 4220:1983) Không khí xung quanh. Xác định chỉ số ô
nhiễm không khí bởi các khí axit. Phương pháp chuẩn độ phát hiện điểm cuối bằng
chất chỉ thị màu hoặc đo điện thế.
- TCVN 6502:1999 (ISO 10312:1995) Không khí xung quanh. Xác định sợi
amiăng. Phương pháp kính hiển vi điện tử truyền dẫn trực tiếp.
Các thông số quy định trong Quy chuẩn này chưa có tiêu chuẩn quốc gia hướng
dẫn phương pháp phân tích thì áp dụng các tiêu chuẩn phân tích tương ứng của các tổ
chức quốc tế.
4. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
Quy chuẩn này áp dụng thay thế tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 5938:2005 – Chất
lượng không khí – Nồng độ tối đa cho phép của một số chất độc hại trong không khí
xung quanh ban hành kèm theo Quyết định số 22/2006/QĐ-BTNMT ngày 18 tháng 12
năm 2006 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường bắt buộc áp dụng các tiêu
chuẩn Việt Nam về môi trường.
Trường hợp các tiêu chuẩn quốc gia hoặc quốc tế về phương pháp phân tích viện
dẫn trong Quy chuẩn này sửa đổi, bổ sung hoặc thay thế thì áp dụng theo văn bản mới.

33
QCVN 20: 2009/BTNMT - QUY CHUẨN KỸ THUẬT QUỐC GIA VỀ KHÍ
THẢI CÔNG NGHIỆP ĐỐI VỚI MỘT SỐ CHẤT HỮU CƠ.

1. QUY ĐỊNH CHUNG


1.1. Phạm vi điều chỉnh
Quy chuẩn này quy định nồng độ tối đa cho phép các chất hữu cơ trong khí thải
công nghiệp khi phát thải vào môi trường không khí.
1.2. Đối tượng áp dụng
Quy chuẩn này áp dụng đối với tổ chức, cá nhân liên quan đến hoạt động
phát thải khí thải công nghiệp có chứa các chất hữu cơ vào môi trường không
khí.
Khí thải của một số ngành công nghiệp và lĩnh vực hoạt động đặc thù được quy
định riêng.
1.3. Giải thích thuật ngữ
Trong Quy chuẩn này, từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1.3.1. Khí thải công nghiệp là hỗn hợp các thành phần vật chất phát thải ra môi
trường không khí từ ống khói, ống thải của các cơ sở sản xuất, chế biến, kinh doanh,
dịch vụ công nghiệp.
1.3.2. Mét khối khí thải chuẩn (Nm3) là mét khối khí thải ở nhiệt độ 25 0C và áp
suất tuyệt đối 760 mm thủy ngân.
2. QUY ĐỊNH KỸ THUẬT
Nồng độ tối đa cho phép của một số chất hữu cơ trong khí thải công nghiệp
phát thải vào môi trường không khí được quy định trong Bảng 1 dưới đây:
Bảng 1 - Nồng độ tối đa cho phép các chất hữu cơ trong khí thải công nghiệp phát
thải vào môi trường không khí
Nồng độ
Công thức
TT Tên Số CAS tối đa
hóa học
(mg/Nm3)

1 Axetylen tetrabromua 79-27-6 CHBr2CHBr2 14

34
2 Axetaldehyt 75-07-0 CH3CHO 270
3 Acrolein 107-02-8 CH2=CHCHO 2,5
4 Amylaxetat 628-63-7 CH3COOC5H11 525
5 Anilin 62-53-3 C6H5NH2 19
6 Benzidin 92-87-5 NH2C6H4C6H4NH2 KPHĐ
7 Benzen 71-43-2 C6H6 5
8 Benzyl clorua 100-44-7 C6H5CH2CI 5
9 1,3-Butadien 106-99-0 C4H6 2200
10 n-Butyl axetat 123-86-4 CH3COOC4H9 950
11 Butylamin 109-73-9 CH3(CH2)2CH2NH2 15
12 Creson 1319-77-3 CH3C6H4OH 22
13 Clorbenzen 108-90-7 C6H5CI 350
14 Clorofom 67-66-3 CHCI3 240
15 ß-clopren 126-99-8 CH2=CCICH=CH2 90
16 Clopicrin 76-06-2 CCI3NO2 0,7
17 Cyclohexan 110-82-7 C6H12 1300
18 Cyclohexanol 108-93-0 C6H11OH 410
19 Cyclohexanon 108-94-1 C6H10O 400
20 Cyclohexen 110-83-8 C6H10 1350
21 Dietylamin 109-89-7 (C2H5)2NH 75
22 Diflodibrommetan 75-61-6 CF2Br2 860
23 o-diclobenzen 95-50-1 C6H4CI2 300
24 1,1-Dicloetan 75-34-3 CHCI2CH3 400
25 1,2-Dicloetylen 540-59-0 CICH=CHCI 790
26 1,4-Dioxan 123-91-1 C4H8O2 360
27 Dimetylanilin 121-69-7 C6H5N(CH3)2 25
28 Dicloetyl ete 111-44-4 (CICH2CH2)2O 90
29 Dimetylfomamit 68-12-2 (CH3)2NOCH 60
30 Dimetylsunfat 77-78-1 (CH3)2SO4 0,5
31 Dimetylhydrazin 57-14-7 (CH3)2NNH2 1

35
32 Dinitrobenzen 25154-54-5 C6H4(NO2)2 1
33 Etylaxetat 141-78-6 CH3COOC2H5 1400
34 Etylamin 75-04-7 CH3CH2NH2 45
35 Etylbenzen 100-41-4 CH3CH2C6H5 870
36 Etylbromua 74-96-4 C2H5Br 890
37 Etylendiamin 107-15-3 NH2CH2CH2NH2 30
38 Etylendibromua 106-93-4 CHBr=CHBr 190
39 Etylacrilat 140-88-5 CH2=CHCOOC2H5 100
40 Etylen clohydrin 107-07-3 CH2CICH2OH 16
41 Etylen oxyt 75-21-8 CH2OCH2 20
42 Etyl ete 60-29-7 C2H5OC2H5 1200
43 Etyl clorua 75-00-3 CH3CH2CI 2600
44 Etylsilicat 78-10-4 (C2H5)4SiO4 850
45 Etanolamin 141-43-5 NH2CH2CH2OH 45
46 Fufural 98-01-1 C4H3OCHO 20
47 Fomaldehyt 50-00-0 HCHO 20
48 Fufuryl (2-Furylmethanol) 98-00-0 C4H3OCH2OH 120
49 Flotriclometan 75-69-4 CCI3F 5600
50 n-Heptan 142-82-5 C7H16 2000
51 n-Hexan 110-54-3 C6H14 450
52 Isopropylamin 75-31-0 (CH3)2CHNH2 12
53 n-butanol 71-36-3 CH3(CH2)3OH 360
54 Metyl mercaptan 74-93-1 CH3SH 15
55 Metylaxetat 79-20-9 CH3COOCH3 610
56 Metylacrylat 96-33-3 CH2=CHCOOCH3 35
57 Metanol 67-56-1 CH3OH 260
58 Metylaxetylen 74-99-7 CH3C=CH 1650
59 Metylbromua 74-83-9 CH3Br 80
60 Metylcyclohecxan 108-87-2 CH3C6H11 2000
61 Metylcyclohecxanol 25639-42-3 CH3C6H10OH 470

36
62 Metylcyclohecxanon 1331-22-2 CH3C6H9O 460
63 Metylclorua 74-87-3 CH3CI 210
64 Metylen clorua 75-09-2 CH2CI2 1750
65 Metyl clorofom 71-55-6 CH3CCI3 2700
66 Monometylanilin 100-61-8 C6H5NHCH3 9
67 Metanolamin 3088-27-5 HOCH2NH2 31
68 Naphtalen 91-20-3 C10H8 150
69 Nitrobenzen 98-95-3 C6H5NO2 5
70 Nitroetan 79-24-3 CH3CH2NO2 310
71 Nitroglycerin 55-63-0 C3H5(ONO2)3 5
72 Nitrometan 75-52-5 CH3NO2 250
73 2-Nitropropan 79-46-9 CH3CH(NO2)CH3 1800
74 Nitrotoluen 1321-12-6 NO2C6H4CH3 30
75 2-Pentanon 107-87-9 CH3CO(CH2)2CH3 700
76 Phenol 108-95-2 C6H5OH 19
77 Phenylhydrazin 100-63-0 C6H5NHNH2 22
78 n-Propanol 71-23-8 CH3CH2CH2OH 980
79 n-Propylaxetat 109-60-4 CH3-COO-C3H7 840
80 Propylendiclorua 78-87-5 CH3-CHCI-CH2CI 350
81 Propylenoxyt 75-56-9 C3H6O 240
82 Pyridin 110-86-1 C5H5N 30
83 Pyren 129-00-o C16H10 15
84 p-Quinon 106-51-4 C6H4O2 0,4
85 Styren 100-42-5 C6H5CH=CH2 100
86 Tetrahydrofural 109-99-9 C4H8O 590
87 1,1,2,2-Tetracloetan 79-34-5 CI2HCCHCI2 35
88 Tetracloetylen 127-18-4 CCI2=CCI2 670
89 Tetraclometan 56-23-5 CCI4 65
90 Tetranitrometan 509-14-8 C(NO2)4 8
91 Toluen 108-88-3 C6H5CH3 750

37
92 0-Toluidin 95-53-4 CH3C6H4NH2 22
3 93 Toluen-2,4-diisocyanat 584-84-9 CH3C6H3(NCO)2 0,7
. 94 Trietylamin 121-44-8 (C2H5)3N 100
PH 95 1,1,2-Tricloetan 79-00-5 CHCI2CH2CI 1080
Ư 96 Tricloetylen 79-01-6 CICH=CCI2 110
Ơ 97 Xylen 1330-20-7 C6H4(CH3)2 870
N 98 Xylidin 1300-73-8 (CH3)2C6H3NH2 50
G 99 Vinylclorua 75-01-4 CH2=CHCI 20
PH 100 Vinyltoluen 25013-15-4 CH2=CHC6H4CH3 480
ÁP Chú thích:
XÁ - Số CAS: Số đăng ký hóa chất quốc tế (Chemical Abstracts Service Registry
C Number);
ĐỊ - KPHĐ là không phát hiện được.
N
H
3.1. Phương pháp xác định nồng độ các chất hữu cơ trong khí thải công nghiệp
thực hiện theo các tiêu chuẩn quốc gia hiện hành.
3.2. Khi chưa có các tiêu chuẩn quốc gia để xác định nồng độ của các chất hữu
cơ trong khí thải công nghiệp quy định trong quy chuẩn này thì áp dụng tiêu chuẩn
quốc tế có độ chính xác tương đương hoặc cao hơn.
4. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
4.1. Quy chuẩn này thay thế việc áp dụng Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN
5940:2005 về Chất lượng không khí - Tiêu chuẩn khí thải công nghiệp đối với bụi và
các chất hữu cơ được ban hành kèm theo Quyết định số 22/2006/QĐ-BTNMT ngày 18
tháng 12 năm 2006 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường về việc bắt buộc áp
dụng các tiêu chuẩn Việt Nam về môi trường.
4.2. Cơ quan quản lý nhà nước về môi trường có trách nhiệm hướng dẫn, kiểm
tra, giám sát việc thực hiện Quy chuẩn này.

38
PHỤ LỤC 6

MỘT SỐ HÌNH ẢNH TẠI CÔNG TY

Hình 1: Nguyên liệu da phèn xanh Hình 2: Hệ thống mương dẫn nước thải bị
vỡ nắp.

Hình 3: Rác thải sản xuất chưa được thu Hình 4: Kho đựng hóa chất không có khay
gom trong phân xưởng sản xuất. chứa phụ dưới các thùng đựng hóa chất.

Hình 5: Gỗ phế và CTR khu vực ngoài Hình 6: Giẻ lau dính dầu bị bỏ vào thùng
phân xưởng. 39 rác có thể thu hồi.
Hình 7: Gỗ pallet phế chưa được thu gom Hình 8: Nước thải khu vực quay bồn da
triệt để. chứa nhiều hóa chất và bột da.

Hình 9: Vòi nước tại khu vực quay bồn bị Hình 10: Hóa chất sử dụng còn trong
rỉ nước. thùng không được đậy nắp.

Hình 11: Khu vực phơi da. Hình 12: Hệ thống xử lý nước thải tại
công ty.

40
Hình 13: Thiết bị lọc bụi túi vải không Hình 14: Công nhân không đeo khẩu trang
hoạt động tại khu vực đánh mềm. khi làm việc.

Hình 15: Giẻ lau dính dầu chưa được Hình 16: Bột da sau máy mài da và tước
thu gom triệt để. vân chưa được thu gom.

Hình 17: Cống nước thải cuối xưởng B Hình 18: Các ổ cắm điện hư hỏng gây mất
không có gờ và hở, nước mưa dễ tràn an toàn về điện.
vào.

41
Hình 19: Mái lợp khu vực phơi da bị hư Hình 20: Mái lợp phân xưởng B bị thủng
hỏng. nhiều chỗ.

Hình 21: Củi pallet khu vực lò đốt than Hình 22: Khe, rãnh ở kho chứa hóa chất
chưa có mái che. có nhiều cát và rác.

Hình 23: Công nhân tại khu vực quay Hình 24: Kho chứa chất thải nguy hại.
bồn không có bảo hộ lao động.

42

You might also like