ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP MÔN HÓA HỌC LỚP 12

You might also like

Download as doc, pdf, or txt
Download as doc, pdf, or txt
You are on page 1of 10

ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP MÔN HÓA HỌC LỚP 12 THPT

NĂM HỌC 2023-2024

A – KIẾN THỨC
CHƯƠNG I: ESTE – LIPIT
- Khái niệm, danh pháp (gốc - chức), tính chất vật lí của este.
- Tính chất hoá học: Phản ứng thuỷ phân trong môi trường axit và môi trường kiềm (phản ứng xà phòng
hoá). Phản ứng cháy của este.
- Phương pháp điều chế bằng phản ứng este hoá.
- Khái niệm và phân loại lipit.
- Khái niệm chất béo, tính chất vật lí, tính chất hoá học của chất béo.
CHƯƠNG II: CACBOHIĐRAT
- Khái niệm, phân loại cacbohiđrat.
- Công thức cấu tạo dạng mạch hở của glucozơ, fructozơ.
- Tính chất hóa học của glucozơ, fructozơ: Tính chất của ancol đa chức, anđehit đơn chức; phản ứng lên
men rượu. Sự chuyển hóa của glucozơ và fructozơ.
- Công thức phân tử, đặc điểm cấu tạo, tính chất hóa học của saccarozơ.
- Công thức chung, đặc điểm cấu trúc, Tính chất vật lí, hóa học của tinh bột và xenlulozơ: Tính chất
chung (thuỷ phân), tính chất riêng (phản ứng của hồ tinh bột với iot, phản ứng của xenlulozơ với axit
HNO3).
CHƯƠNG III: AMIN – AMINO AXIT – PROTEIN
- Khái niệm, phân loại, cách gọi tên amin (theo danh pháp thay thế và gốc - chức).
- Đặc điểm cấu tạo phân tử, tính chất vật lí của amin.
- Tính chất hóa học điển hình của amin, anilin.
- Khái niệm, tên gọi của một số α - amino axit, đặc điểm cấu tạo phân tử, ứng dụng quan trọng của
amino axit.
- Tính chất hóa học của amino axit.
- Khái niệm, đặc điểm cấu tạo phân tử, tính chất hoá học của peptit.
- Khái niệm, đặc điểm cấu tạo, tính chất, vai trò đối với sự sống của protein.
CHƯƠNG IV: POLIME – VẬT LIỆU POLIME
- Polime: đặc điểm cấu trúc, phân loại, phương pháp điều chế polime.
- Khái niệm, phân loại, thành phần chính, sản xuất và ứng dụng của: chất dẻo, tơ, cao su.
B – KĨ NĂNG
- Viết đồng phân este no, đơn chức, amin đơn chức, aminoaxit no có 1 (-NH2) và 1 (-COOH), mạch hở.
- Viết được các PTHH minh họa tính chất hóa học của este, amin, glucozơ, amino axit...
- Phân biệt, nhận biết các dung dịch.
- Từ monome viết được công thức cấu tạo của polime và ngược lại.
- Viết được các PTHH tổng hợp một số polime thông dụng.
- Một số dạng bài tập: Tính toán theo PTHH, xác định công thức phân tử, phản ứng xà phòng hóa, phản
ứng tráng gương, tính mắt xích polime, phản ứng thủy phân peptit...
- Bài tập tổng hợp hóa hữu cơ.
II – HÌNH THỨC ĐỀ KIỂM TRA:
Hình thức TNKQ (70% với 28 câu, mỗi câu 0,25 điểm) Tự luận (30% với 2 câu, mỗi câu 1,5 điểm).
C. CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM
CHƯƠNG 1: ESTE - LIPIT
1
Câu 1. Công thức tổng quát của este no đơn chức là:
A. CnH2nO2(n 2). B. CnH2nO(n 1). C. CnH2n-2O2(n 1). D. CnH2n-2
Câu 2: Số đồng phân este ứng với công thức phân tử C4H8O2 là
A. 2. B. 3. C. 4. D. 5.
Câu 3: Chất X có công thức phân tử C3H6O2, là este của axit axetic. Công thức cấu tạo thu gọn của X là:
A. C2H5COOH. B. HO-C2H4-CHO. C. CH3COOCH3. D. HCOOC2H5.
Câu 4: Hợp chất X có công thức cấu tạo: CH3COOCH3. Tên gọi của X là:
A. etyl axetat. B. metyl propionat. C. metyl axetat. D. propyl axetat.
Câu 5: Este etyl axetat có công thức là
A. CH3CH2OH. B. CH3COOH. C. CH3COOC2H5. D. CH3CHO.
Câu 6: Đun nóng este HCOOCH3 với một lượng vừa đủ dung dịch NaOH, sản phẩm thu được là
A. CH3COONa và C2H5OH. B. HCOONa và CH3OH.
C. HCOONa và C2H5OH. D. CH3COONa và CH3OH.
Câu 7: Thủy phân este X trong môi trường kiềm, thu được natri axetat và ancol etylic. Công thức của X là:
A. C2H3COOC2H5. B. CH3COOCH3. C. C2H5COOCH3. D. CH3COOC2H5.
Câu 8: Khi thuỷ phân chất béo trong môi trường kiềm thì thu được muối của axit béo và
A. phenol. B. glixerol. C. ancol đơn chức. D. este đơn chức.
Câu 9: Khi xà phòng hóa tripamitin ta thu được sản phẩm là
A. C15H31COONa và etanol. B. C17H35COOH và glixerol.
C. C15H31COONa và glixerol. D. C17H35COONa và glixerol.
Câu 10: Cho 6 gam một este của axit cacboxylic no đơn chức và ancol no đơn chức phản ứng vừa hết với
100 ml dung dịch NaOH 1M. Tên gọi của este đó là
A. etyl axetat. B. propyl fomiat. C. metyl axetat. D. metyl fomiat.
Câu 11: Xà phòng hóa 8,8 gam etyl axetat bằng 200 ml dung dịch NaOH 0,2M. Sau khi phản ứng xảy ra
hoàn toàn, cô cạn dung dịch thu được chất rắn khan có khối lượng là (cho H = 1, C = 12, O = 16, Na = 23)
A. 3,28 gam. B. 8,56 gam. C. 8,2 gam. D. 10,4 gam.
Câu 12: Đốt cháy hoàn toàn 7,8 gam este X thu được 11,44 gam CO 2 và 4,68 gam H2O. Công thức phân tử
của este là A. C4H8O4 B. C4H8O2 C. C2H4O2 D. C3H6O2
Câu13: Este etyl axetat có công thức là
A. CH3CH2OH. B. CH3COOH. C. CH3COOC2H5. D. CH3CHO.
Câu 14: Khi xà phòng hóa tristearin ta thu được sản phẩm là
A. C15H31COONa và etanol. B. C17H35COOH và glixerol.
C. C15H31COOH và glixerol. D. C17H35COONa và glixerol.
CHƯƠNG 2: GLUCOZƠ - SACCAROZƠ – TINH BỘT – XENLULOZƠ
Câu 1: Hai chất đồng phân của nhau là:
A. glucozơ và saccarozơ . B. fructozơ và glucozơ.
C. fructozơ và tinh bột. D. saccarozơ và glucozơ.
Câu 2: Trong điều kiện thích hợp glucozơ lên men tạo thành khí CO2 và
A. C2H5OH. B. CH3COOH. C. HCOOH. D. CH3CHO.
Câu 3: Saccarozơ và glucozơ đều có:
A. phản ứng với AgNO3 trong dung dịch NH3, đun nóng.
B. phản ứng với dung dịch NaCl.
C. phản ứng với Cu(OH)2 ở nhiệt độ thường tạo thành dung dịch xanh lam.
D. phản ứng thuỷ phân trong môi trường axit.
Câu 4: Cho sơ đồ chuyển hoá: Glucozơ  X  Y  CH3COOH. Hai chất X, Y lần lượt là
A. CH3CHO và CH3CH2OH. B. CH3CH2OH và CH3CHO.
C. CH3CH(OH)COOH và CH3CHO. D. CH3CH2OH và CH2=CH2.
Câu 5: Chất tham gia phản ứng tráng gương là
A. xenlulozơ. B. tinh bột. C. fructozơ. D. saccarozơ.
2
Câu 6: Dãy gồm các dung dịch đều tác dụng với Cu(OH)2 là
A. glucozơ, glixerol, ancol etylic B. glucozơ, anđehit fomic, natri axetat.
C. glucozơ, glixerol, axit axetic.D. glucozơ, glixerol, natri axetat.
Câu 7: Tinh bột, xenlulozơ, saccarozơ, đều có khả năng tham gia phản ứng
A. hoà tan Cu(OH)2. B. trùng ngưng. C. tráng gương.D. thủy phân.
Câu 8: Một chất khi thủy phân trong môi trường axit, đun nóng không tạo ra glucozơ. Chất đó là
A. protit. B. saccarozơ. C. tinh bột. D. xenlulozơ.
Câu 9: Cho dãy các chất: glucozơ, xenlulozơ, saccarozơ, tinh bột, fructozơ. Số chất trong dãy tham gia
phản ứng tráng bạc là:A. 3. B. 4. C. 2. D. 5.
Câu 10: Khi lên men 360 gam glucozơ với hiệu suất 100%, khối lượng ancol etylic thu được là
A. 184 gam. B. 276 gam. C. 192 gam. D. 138 gam.
Câu 11: Đun nóng dung dịch chứa 27 gam glucozơ với AgNO3 trong dung dịch NH3 (dư) thì khối lượng Ag
tối đa thu được là
A. 16,2 gam. B. 10,8 gam. C. 21,6 gam. D. 32,4 gam.
Câu 12: Cho sơ đồ chuyển hóa sau: Tinh bột → X → Y → axit axetic. X và Y lần lượt là
A. ancol etylic, anđehit axetic. B. glucozơ, ancol etylic.
C. glucozơ, etyl axetat. D. glucozơ, anđehit axetic.
Câu 13: Tráng bạc hoàn toàn m gam glucozơ thu được 86,4 gam Ag. Nếu lên men hoàn toàn m gam
glucozơ rồi cho khí CO2 thu được hấp thụ vào nước vôi trong dư thì lượng kết tủa thu được là
A. 60g. B. 20g. C. 40g. D. 80g.
Câu 14: Lên men 41,4 gam glucozơ với hiệu suất 80%, lượng khí thu được cho hấp thụ hoàn toàn vào dung
dịch nước vôi trong dư thì lượng kết tủa thu được là
A. 18,4 B. 28,75g C. 36,8g D. 23g.
Câu 15: Khi thủy phân saccarozơ thì thu được
A. ancol etylic. B. glucozơ và fructozơ. C. glucozơ. D. fructozơ.
Câu 16: Công thức nào sau đây là của xenlulozơ?
A. [C6H7O2(OH)3]n.B. [C6H8O2(OH)3]n.C. [C6H7O3(OH)3]n.D. [C6H5O2(OH)3]n.
Câu 17: Trong phân tử của cacbohiđrat luôn có
A. nhóm chức axit. B. nhóm chức xeton. C. nhóm chức ancol. D. nhóm chức anđehit.
Câu 18: Chất thuộc loại đisaccarit là
A. glucozơ. B. saccarozơ. C. xenlulozơ. D. fructozơ.
Câu 19: Hai chất đồng phân của nhau là
A. glucozơ và mantozơ. B. fructozơ và glucozơ. C. Tinh bột và xenlulozơ. D. saccarozơ và
glucozơ.
Câu 20: Sản phẩm thủy phân saccarozơ là
A. ancol etylic. B. glucozơ và fructozơ. C. glucozơ. D. fructozơ.
Câu 21: Công thức nào sau đây là của xenlulozơ?
A. [C H O (OH) ] . B. [C H O (OH) ] . C. [C H O (OH) ] . D. [C H O (OH) ] .
6 5 2 3n 6 8 2 3n 6 7 3 3n 6 7 2 3n
Câu 22: Trong điều kiện thích hợp glucozơ lên men tạo thành khí CO và
2
A. C H OH. B. CH COOH. C. HCOOH. D. CH CHO
2 5 3 3
Câu 23: Saccarozơ và glucozơ đều có
A. phản ứng với AgNO trong dung dịch NH , đun nóng. B. phản ứng với dung dịch NaCl.
3 3
C. phản ứng với Cu(OH) ở nhiệt độ thường . D. phản ứng thuỷ phân trong môi trường axit.
2
Câu24 : Cho sơ đồ chuyển hóa sau: Tinh bột → X → Y → axit axetic. X và Y lần lượt là
A. ancol etylic, anđehit axetic. B. glucozơ, etyl axetat.
C. glucozơ, anđehit axetic. D. glucozơ, ancol etylic.
3
Câu 25: Cho dãy các dung dịch: glucozơ, saccarozơ, etanol, glixerol. Số dung dịch phản ứng được với
Cu(OH)2 ở nhiệt độ thường tạo thành dung dịch có màu xanh lam là
A. 1. B. 4. C. 3. D. 2.
Câu 26: Cho các chất sau: saccarozơ, glucozơ, anđehit axetic, glixerol, ancol etylic, axetilen, fructozơ. Số
chất có thể tham gia phản ứng tráng gương là
A. 3. B. 4. C. 5. D. 2.
Câu 27: Tinh bột, xenlulozơ, saccarozơ, mantozơ đều có khả năng tham gia phản ứng
A. hoà tan Cu(OH) . B. trùng ngưng. C. tráng gương. D. thủy phân.
2
Câu 28: Để phân biệt các dung dịch glucozơ, saccarozơ và anđehit axetic có thể dùng dãy chất nào sau đây:
A. Cu(OH)2 và dung dịch AgNO3/ NH3 C. Dung dịch HNO3 và dung dịch AgNO3/ NH3
B. Dung dịch Br2 và dung dịch NaOH D. Dung dịch AgNO3/ NH3 và dung dịch NaOH
29: Lên men m gam glucozơ với hiệu suất 75%. Toàn bộ khí CO2 thoát ra được dẫn vào dung dịch nước vôi
trong dư, thu được 40 gam kết tủa. Giá trị của m là:
A. 36. B. 48. C. 27. D. 54.
30: Từ 16,20 tấn xenlulozơ người ta sản xuất được m tấn xenlulozơ trinitrat (biết hiệu suất phản ứng tính
theo xenlulozơ là 90%). Giá trị của m là:
A. 26,73. B. 33,00. C. 25,46. D. 29,70.
31: Lượng glucozơ cần dùng để tạo ra 1,82 gam sobitol với hiệu suất 80% là
A. 2,25 gam. B. 1,80 gam. C. 1,82 gam. D. 1,44 gam.
32: Phân tử khối trung bình của xenlulozơ trong bông là 162000 đvC. Số mắt xích trong sợi bông là:
A. 2000. B. 10000. C. 162. D. 1000.
33: Cho m gam glucozơ lên men thành rượu etylic với hiệu suất 80%. Hấp thụ hoàn toàn khí CO 2 sinh ra
vào nước vôi trong dư thu được 20 gam kết tủa. Giá trị của m là
A. 14,4 B. 45. C. 11,25 D. 22,5
34: Thủy phân m gam tinh bột, sản phẩm thu được đem lên men để sản xuất ancol etylic, toàn bộ khí CO 2
sinh ra cho qua dung dịch Ca(OH) 2 dư, thu được 750 gam kết tủa. Biết hiệu suất quá trình sản xuất ancol là
80% thì m có giá trị là:
A. 486,0. B. 949,2. C. 759,4. D. 607,5.
35: Tráng bạc hoàn toàn m gam glucozơ thu được 86,4 gam Ag. Nếu lên men hoàn toàn m gam glucozơ rồi
cho khí CO2 thu được hấp thụ vào nước vôi trong dư thì lượng kết tủa thu được là
A. 60 gam. B. 20 gam. C. 40 gam. D. 80 gam.

CHƯƠNG 3: AMIN - AMINOAXIT - PEPTIT - PROTEIN


Câu 1: Amino axit là hợp chất hữu cơ trong phân tử
A. chứa nhóm cacboxyl và nhóm amino. B. chỉ chứa nhóm amino.
C. chỉ chứa nhóm cacboxyl. D. chỉ chứa nitơ hoặc cacbon.
Câu 2: Số đồng phân amin bậc một ứng với công thức phân tử C3H9N là
A. 4. B. 3. C. 2. D. 5.
Câu 3: Anilin có công thức là
A. CH3COOH. B. C6H5OH. C. C6H5NH2. D. CH3OH.
Câu 4: Trong các chất sau, chất nào là amin bậc 2?
A. H2N-[CH2]6–NH2 B. CH3–CH(CH3)–NH2
C.CH3–NH–CH3 D. C6H5NH2
Câu 5: Chất không có khả năng làm xanh nước quỳ tím là
A. Anilin B. Natri hiđroxit. C. Natri axetat. D. Amoniac.
Câu 6: Dãy gồm các chất đều làm giấy quỳ tím ẩm chuyển sang màu xanh là:
A. anilin, metyl amin, amoniac. B. phenol, metyl amin, natri hiđroxit.
C. anilin, amoniac, natri hiđroxit. D. metyl amin, amoniac, natri hiđroxit .
4
Câu 7: Kết tủa xuất hiện khi nhỏ dung dịch brom vào
A. ancol etylic. B. benzen. C. anilin. D. axit axetic.
Câu 8: Anilin (C6H5NH2) phản ứng với dung dịch
A. NaOH. B. HCl. C. Na2CO3. D. NaCl.
Câu 9: Chất có tính bazơ là
A. CH3NH2. B. CH3COOH. C. CH3CHO. D. C6H5OH.
Câu 10: Cho 9,3 gam anilin (C6H5NH2) tác dụng vừa đủ với axit HCl. Khối lượng muối thu được là
A. 11,95 gam. B. 12,95 gam. C. 12,59 gam. D. 11,85 gam.
Câu 11: Cho 5,9 gam propylamin (C3H7NH2) tác dụng vừa đủ với axit HCl. Khối lượng muối (C3H7NH3Cl)
thu được là (Cho H = 1, C = 12, N = 14)
A. 8,15 gam. B. 9,65 gam. C. 8,10 gam. D. 9,55 gam.
Câu 12: Trung hòa 11,8 gam một amin đơn chức cần 200 ml dung dịch HCl 1M. Công thức phân tử của X
là A. C2H5N B. CH5N C. C3H9N D. C3H7N
Câu 13: Để trung hòa 20 gam dung dịch của một amin đơn chức X nồng độ 22,5% cần dùng 100ml dung
dịch HCl 1M. Công thức phân tử của X là (Cho H = 1; C = 12; N = 14)
A. C2H7N B. CH5N C. C3H5N D. C3H7N
Câu 14: Thể tích nước brom 3% (d = 1,3g/ml) cần dùng để điều chế 4,4 gam kết tủa 2,4,6 – tribrom anilin
là A. 164,1ml. B. 49,23ml. C 146,1ml. D. 16,41ml.
Câu 15: Cho 11,25 gam C2H5NH2 tác dụng với 200 ml dung dịch HCl x(M). Sau khi phản ứng xong thu
được dung dịch có chứa 22,2 gam chất tan. Giá trị của x là
A. 1,3M B. 1,25M C. 1,36M D. 1,5M
Câu 16: Cho m gam Anilin tác dụng hết với dung dịch Br 2 thu được 6,6 gam kết tủa. Giá trị m đã dùng làA.
0,93 gam B. 2,67 gam C. 1,86 gam D. 3,72 gam
Câu 17: Ba chất lỏng: C2H5OH, CH3COOH, CH3NH2 đựng trong ba lọ riêng biệt. Thuốc thử dùng để phân
biệt ba chất trên là
A. quỳ tím. B. kim loại Na. C. dung dịch Br2. D. dung dịch NaOH.
Câu 18. Dãy gồm các chất được xếp theo chiều tính bazơ giảm dần từ trái sang phải là
A. CH3NH2, NH3, C6H5NH2. B. CH3NH2, C6H5NH2, NH3.
C. C6H5NH2, NH3, CH3NH2. D. NH3, CH3NH2, C6H5NH2.
Câu 19: Trong các chất dưới đây, chất nào là glyxin?
A. H2N-CH2-COOH B. CH3–CH(NH2)–COOH
C. HOOC-CH2CH(NH2)COOH D. H2N–CH2-CH2–COOH
Câu 20: Thủy phân 68,4 gam saccarozơ với hiệu suất 75% thu được m gam glucozơ. Giá trị của m là
A. 54. B. 27. C. 72. D. 36.
Câu 21. Thủy phân hoàn toàn m gam tinh bột thành glucozơ. Cho toàn bộ glucozơ tham gia phản ứng tráng
bạc (hiệu suất 100%), thu được 30,24 gam Ag. Giá trị của m là
A. 45,36. B. 50,40. C. 22,68. D. 25,20.
Câu 22: Cho 90 gam glucozơ lên men rượu với hiệu suất 80%, thu được V lít khí CO2. Giá trị của V là
A. 17,92. B. 8,96. C. 22,40. D. 11,20.
Câu 23. Thủy phân 1,71 gam saccarozơ với hiệu suất 75%, thu được hỗn hợp X. Cho toàn bộ X vào lượng
dư dung dịch AgNO3 trong NH3, đun nóng, sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được m gam Ag. Giá
trị của m là A. 0,81. B. 1,08. C. 1,62. D. 2,16.
Câu 24. Tiến hành thí nghiệm theo các bước sau:
Bước 1: Cho 5 giọt dung dịch CuSO4 0,5% vào ống nghiệm sạch.
Bước 2: Thêm 1 ml dung dịch NaOH 10% vào ống nghiệm, lắc đều; gạn phần dung dịch, giữ lại kết tủa.
Bước 3: Thêm tiếp 2 ml dung dịch glucozơ 1% vào ống nghiệm, lắc đều.
Phát biểu nào sau đây sai?

5
A. Sau bước 3, kết tủa đã bị hòa tan, thu được dung dịch màu xanh lam.
B. Nếu thay dung dịch NaOH ở bước 2 bằng dung dịch KOH thì hiện tượng ở bước 3 vẫn tương tự.
C. Thí nghiệm trên chứng minh glucozơ có tính chất của anđehit.
D. Ở bước 3, nếu thay glucozơ bằng fructozơ thì hiện tượng xảy ra vẫn tương tự.
Chương 3 : amin, aminoaxit, peptit
Câu 1: Chất nào sau đây là amino axit?
A. Valin. B. Glucozơ. C. Metylamin. D. Metyl axetat.
Câu 2: Dung dịch chất nào sau đây làm xanh giấy quỳ tím?
A. Metanol. B. Glyxerol. C. Axit axetic. D. Metylamin
Câu 3: Chất X có công thức H2N-CH(CH3)-COOH. Tên gọi của X là
A. glyxin. B. valin. C. alanin. D. lysin.
Câu 4: Chất nào sau đây là amin bậc ba?
A. C2H5NH2. B. CH3NH2. C. CH3NHCH3. D. (CH3)3N
Câu 5. Trong môi trường kiềm, lòng trắng trứng tác dụng với Cu(OH)2 cho hợp chất màu
A. đỏ. B. đen. C. tím. D. vàng.
Câu 6. Dung dịch nào sau đây làm quỳ tím chuyển sang màu xanh?
A. Axit glutamic B. Metylamin C. Anilin D. Glyxin
Câu 7. Chất nào sau đây là tripeptit?
A. Gly-Gly. B. Gly-Ala. C. Ala-Ala-Gly. D. Ala-Gly.
Câu 8. Dung dịch chất nào sau đây làm quỳ tím chuyển thành màu hồng?
A. Axit glutamic. B. Glyxin. C. Alanin. D. Valin.
Câu 9: Dung dịch chất nào sau đây làm quỳ tím chuyển sang màu xanh?
A. Glyxin. B. Metylamin. C. Anilin. D. Glucozơ.
Câu 10: Số nguyên tử oxi trong phân tử axit glutamic là
A. 1. B. 2. C. 3. D. 4.
Câu 11. Số liên kết peptit trong phân tử peptit Gly-Ala-Val-Gly là
A. 2. B. 4. C. 3. D. 1.
Câu 12. Công thức phân tử của etylamin là
A. C4H11N. B. CH5N. C. C3H9N. D. C2H7N.
Câu 13. Chất X có công thức CH3NH2. Tên gọi của X là
A. trimetylamin. B. etylamin. C. metylamin. D. Đimetylamin
Câu 14: Dung dịch nào sau đây làm quỳ tính chuyển màu xanh?
A. CH3NH2. B. H2NCH2COOH. C. CH3COOH. D. HCl.
Câu 15. Axit amino axetic (NH2-CH2-COOH) tác dụng được với dung dịch nào sau đây?
A. NaNO3. B. NaCl. C. HCl. D. Na2SO4.
Câu 16. Etylamin (C2H5NH2) tác dụng được với chất nào sau đây trong dung dịch?
A. K2SO4. B. NaOH. C. HCl. D. KCl.
Câu 17: Ở điều kiện thích hợp, amino axit H2NCH2COOH không phản ứng với chất nào?
A. HCl. B. KNO3. C. NaOH. D. H2NCH(CH3)COOH.
Câu 18. Phát biểu nào sau đây là sai?
A. Dung dịch lysin không làm đổi màu quỳ tím. B. Metylamin là chất khí tan nhiều trong nước.
C. Protein đơn giản chứa các gốc -aminoaxit. D. Phân tử Gly-Ala-Val có 3 nguyên tử nitơ.
Câu 19. Phát biểu nào sau đây sai?
6
A. Protein bị thủy phân nhờ xúc tác axit B. Protein được tạo nên từ các chuổi peptit kết hợp lại với nhau
C. Amino axit có tính chất lưỡng tính D. Đipeptit có phản ứng màu biure.
Câu 21. Phát biểu nào sau đây đúng?
A. Alanin là hợp chất có tính lưỡng tính. B. Gly-Ala có phản ứng màu biure.
C. Tripeptit mạch hở có ba liên kết peptit. D. Đimetylamin là amin bậc ba.
Câu 22. Phát biểu nào sau đây đúng?
A. Phân tử axit glutamic có hai nguyên tử oxi. B. Anilin tác dụng với nước brôm tạo kết tủa.
C. Ở điều kiện thường, glyxin là chất lỏng. D. Phân tử Gly-Ala có một nguyên tử nitơ.
Câu 23: Phát biểu nào sau đây không đúng?
A. Công thức phân tử của metylamin là CH5N.B. Hexametylenđiamin có 2 nguyên tử N.
C. Phân tử C4H9O2N có 2 đồng phân -amino axit.D. Hợp chất Ala-Gly-Ala-Glu có 5 nguyên tử oxi.
Câu 24. Cho các phát biểu sau
(a) Nước quả chanh khử được mùi tanh của cá
(b) Hidro hóa hoàn toàn chất béo lỏng thu được chất béo rắn
(c) Nhỏ vài giọt iot vào xenlulozơ, xuất hiện màu xanh tím
(d) Tơ nitron giữ nhiệt tốt, nên được dùng để dệt vài may quần áo ấm
(e) Trong quá trình sản xuất etanol từ tinh bột, xảy ra phản ứng thủy phân và lên men rượu
Số phát biểu đúng là A. 4 B. 2 C. 5 D. 3
Câu 25: Cho m gam Gly-Ala tác dụng hết với một lượng dư dung dịch NaOH, đun nóng. Số mol NaOH đã
tham gia phản ứng là 0,2 mol. Giá trị m là
A. 14,6. B. 29,2. C. 26,4. D. 32,8.
Câu 26: Đốt cháy hoàn toàn 2,25 gam glyxin trong O2 thu được CO2, H2O và V lít khí N2. Giá trị của V là
A. 0,672. B. 0,566. C. 0,336. D. 0,283.
Câu 27. Cho 1,5 gam H2NCH2COOH tác dụng hết với dung dịch NaOH, thu được dung dịch chứa m gam
muối. Giá trị của m là
A. 1,94 B. 2,26 C. 1,96 D. 2,28
Câu 28. Cho 3,0 gam glyxin tác dụng với dung dịch HCl dư, cô cạn cẩn thận chung dịch sau phản ứng, thu
được m gam muối khan. Giá trị của m là
A. 4,23. B. 3,73. C. 4,46. D. 5,19.
Câu 29: Cho 0,1 mol Gly-Ala tác dụng với dung dịch KOH dư, đun nóng. Sau khi các phản ứng xảy ra
hoàn toàn, số mol KOH đã phản ứng là
A. 0,2. B. 0,1. C. 0,3. D. 0,4.
Câu 30: Đốt cháy hoàn toàn m gam amin X (no, đơn chức, mạch hở) thu được CO 2, H2O và 2,24 lít khí N2.
Cho m gam X tác dụng hết với dung dịch HCl dư, số mol HCl đã phản ứng là
A. 0,1 mol. B. 0,2 mol. C. 0,3 mol. D. 0,4 mol.
Câu 31: Cho 4,5 gam amin X (no, đơn chức, mạch hở) tác dụng hết với dung dịch HCl dư, thu được 8,15
gam muối. Số nguyên tử hiđro trong phân tử X là
A. 7. B. 4. C. 5. D. 2.
Câu 32. Cho 5,9 gam amin X (no, đơn chức, mạch hở) tác dụng hết với dung dịch HCl dư, thu được 9,55
gam muối. Số nguyên tử H trong phân tử X là
A. 7. B. 11. C. 5. D. 9.
Câu 33. Cho 14,6 gam lysin tác dụng với dung dịch HCl dư, sau phản ứng hoàn toàn thu được dung dịch
chứa m gam muối, Giá trị của m là
7
A. 18,25. B. 21,90. C. 25,55. D. 18,40.
Câu 34. Cho 0,1 mol axit glutamic tác dụng với dung dịch NaOH dư, sau phản ứng hoàn toàn thu được m
gam muối. Giá trị của m là
A. 22,3. B. 19,1. C. 16,9. D. 18,5.
Câu 35: Thủy phân hoàn toàn 1 mol Gly-Ala trong dung dịch HCl dư. Cô cạn dung dịch sau phản ứng thu
được m gam chất rắn khan. Giá trị của m là
A. 109,5. B. 237,0. C. 118,5. D. 127,5.
Câu 36. Tiến hành hai thí nghiệm sau:
Thí nghiệm 1: Cho 1 ml dung dịch anilin vào ống nghiêm 1 rồi nhúng giấy quỳ tím vào dung dịch.
Thí nghiệm 2: Cho 1 ml dung dịch anilin vào ống nghiệm 2 rồi thêm vài giọt nước brom.
Phát biểu nào sau đây sai?
A. Ở thí nghiệm 2, nếu thay nước brom bằng dung dịch HCl thì hiện tượng xảy ra và tương tự.
B. Kết thúc thí nghiệm 2 trong ống nghiệm xuất hiện kết tủa màu trắng
C. Ở thí nghiệm 1, nếu thay anilin bằng metylamin thì quỳ tím sẽ chuyển màu xanh.
D. Ở thí nghiệm 2 xảy ra phản ứng thế brom vào nhân thơm của anilin.
Chương 4 : polime vật liệu polime
Câu 1: Trong mắt xích của polime nào sau đây có nguyên tử clo?
A. Polietilen. B. Poli(vinyl clorua). C. Poliacrilonitrin. D. Polibutadien.
Câu 2: Cho các polime sau: poli(vinyl clorua), poli(etylen terephtalat), polietilen, nilon-6,6. Số polime tổng
hợp làA. 3. B. 2. C. 1. D. 4.
Câu 3: Polime nào sau đây là polime thiên nhiên?
A. Polietilen. B. Polistiren. C. Polipeptit. D. Policaproamit.
Câu 4. Polime nào sau đây có chứa nguyên tố nitơ?
A. Polibuta-1,3-đien. B. Poliacrilonitrin. C. Polietilen. D.Poli(vinyl clorua).
Câu 5. Cho các tơ sau: visco, capron, xelulozơ axetat, olon. Số tơ tổng hợp trong nhóm này là
A. 1. B. 2. C. 3. D. 4.
Câu 6. Polime nào sau đây được điều chế bằng phản ứng trùng ngưng?
A.Poli(vinyl clorua) B. Polietilen C.Poli(hexametylen ađipamit) D. Polibutađien
Câu 7. Có bao nhiêu tơ tổng hợp trong các tơ: capron, visco, nitron, nilon-6,6?
A. 2 B. 3. C. 4. D. 1.
Câu 8. Polime nào sau đây thuộc loại polime bán tổng hợp?
A. Tơ visco. B. Poli (vinyl clorua). C. Polietilen. D. Xenlulozơ.
Câu 9. Polime X là chất rắn trong suốt, có khả năng cho ánh sáng truyền qua tốt nên được dùng chế tạo
thủy tinh hữu cơ plexiglas. Tên gọi của X là
A. poliacrilonitrin. B. poli(metyl metacrylat). C. poli(vinyl clorua). D. polietilen.
Câu 10. Cho các polime sau: poli(vinyl clorua), poli(metyl acrylat), poli(etylen terephtalat), nilon-6,6. Số
polime được điều chế bằng phản ứng trùng ngưng là
A.1. B. 2. C. 3. D. 4.
Câu 11. Phân tử polime nào sau đây có chứa nitơ?
A. Polietilen. B. Poli(vinyl clorua).
C. Poli(metyl metacrylat). D. Poliacrilonitrin.
Câu 12: Tơ nào sau đây thuộc loại tơ nhân tạo?
A. Tơ nilon-6. B. Tơ tằm. C. Tơ nilon-6,6. D. Tơ visco.
8
Câu 13. Polime thu được khi trùng hợp etilen là
A. Polibuta-1,3-đien. B. Poli(vinyl clorua). C. Polietilen. D. Polipropilen.
Câu 14: Phát biểu nào sau đây đúng?
A. Tơ nitron được điều chế bằng phản ứng trùng ngưng.
B. Sợi bông, tơ tằm đều thuộc loại tơ thiên nhiên.
C. Cao su lưu hóa có cấu trúc mạch không phân nhánh.
D. Tơ nilon-6,6 được điều chế bằng phản ứng trùng hợp.
Câu 15: Chất nào sau đây có phản ứng trùng hợp tạo polime?
A. C2H5OH. B. CH2=CHCl. C. C2H5NH2. D. CH3Cl.
Câu 16. Polime nào sau đây khi đốt cháy hoàn toàn chỉ thu được CO2 và H2O?
A. Polietilen. B. Tơ olon. C. Nilon-6,6 D. Nilon-6.
Câu 17. Phát biểu nào sau đây đúng?
A. Sau khi lưu hóa, tính đàn hồi của cao su giảm đi.B. Tơ nilon-6,6 thuộc loại tơ thiên nhiên.
C. Tơ nitron được điều chế bằng phản ứng trùng ngưng.D. Polietilen là polime được dùng làm chất dẻo.
Câu 18. Phát biểu nào sau đây đúng?
A. Poli(metyl metacrylat) được điều chế bằng phản ứng trùng hợp.
B. Trùng hợp axit ε-amino caproic thu được policaproamit.
C. Poli(etylen terephtalat) được điều chế bằng phản ứng trùng hợp.
D. Polietilen được điều chế bằng phản ứng trùng ngưng.
Câu 19: Phát biểu nào sau đây đúng?
A. PVC được điều chế bằng phản ứng trùng hợp.B. Tơ visco thuộc loại tơ tổng hợp.
C. Tơ tằm thuộc loại tơ nhân tạo. D. Amilozơ có cấu trúc mạch phân nhánh.
Câu 20. Phát biểu nào sau đây đúng?
A. Amilozơ có cấu trúc mạch phân nhánh.
B. Poliacrilonitrin được điều chế bằng phản ứng trùng ngưng.
C. Polibutađien được dùng để sản xuất cao su buna.
D. Poli(vinyl clorua) được điều chế bằng phản ứng cộng HCl vào etilen.
Câu 21. Phát biểu nào sau đây sai?
A. Trùng ngưng buta-1,3-đien thu được polime dùng để sản xuất chất dẻo.
B. Trùng hợp etilen thu được polime dùng để sản xuất chất dẻo.
C. Trùng ngưng axit ε-aminocaproic thu được policaproamit.
D. Trùng hợp vinyl xianua thu được polime dùng để sản xuất tơ nitron (tơ olon).
Câu 22: Cho các polime : PE, PVC, cao su buna, amilozơ, amilopectin, xenlulozơ, cao su lưu hoá. Polime
có dạng cấu trúc mạch không phân nhánh là
A. PE, PVC, cao su lưu hoá, amilozơ, xenlulozơ.
B. PE, PVC, cao su buna, amilopectin, xenlulozơ.
C. PE, PVC, cao su buna, amilozơ, amilopectin.
D. PE, PVC, cao su buna, amilozơ, xenlulozơ.
Câu 23. Trùng hợp m tấn etilen thu được 1 tấn polietilen (PE) với hiệu suất phản ứng bằng 80%. Giá trị của
m là
A. 1,80. B. 2,00. C. 0,80. D. 1,25.
Câu 24. Phân tử khối trung bình của polietilen là 5600 (đvC). Số mắt xích trung bình trong công thức phân
tử của loại polime trên là
A. 200. B. 340. C. 400. D. 550.
9
Câu 25: Polietilen có phân tử khối trung bình là 420 000. Hãy tính hệ số polime hóa của polietilen.
A. 15 000 B. 10 000 C. 120 000 D. 20 000
II- BÀI TẬP TỰ LUẬN
Câu 1: Hoàn thành các phương trình hóa học sau:
H  ,t o
(1) CH3CH2COOCH3 + H2O   
 (2) CH3COOC2H5 + NaOH  to

 o
H ,t

0
(3) C2H5OH + CH3COOH 
t , H 2 SO4 (d)
 (4) HCOOC2H5 + H2O  
o 0
(5) HCOOCH3 + KOH  t
 (6) C2H5OH + HCOOH 
t , H 2 SO4 (d)

Câu 2: Viết công thức câu tạo và gọi tên thay thế
a) Các este có công thức phân tử C3H6O2. b) Các amin có công thức phân tử C3H9N.
b) Các amino axit có công thức phân tử C3H7O2N.
Câu 3: Đốt cháy hoàn toàn 6,0 gam một este no, đơn chức, mạch hở thu được 4,48 lít khí CO2 (đktc). Lập
công thức phân tử, viết công thức cấu tạo của este.
Câu 4: Đốt cháy hoàn toàn 8,8 gam một este đơn chức X, thu được 8,96 lít CO2 ở đktc và 7,2 gam H2O.
a. Xác định công thức phân tử của X
b. Cho 8,8 gam X tác dụng với dung dịch NaOH vừa đủ đến khi phản ứng hoàn toàn, cô cạn dung dịch sau
phản ứng thu được 9,6 gam chất rắn. Xác định công thức cấu tạo của X.
Câu 5: Viết các phương trình hóa học xảy ra khi cho Glyxin lần lượt tác dụng với dung dịch HCl, dung
dịch NaOH.
Câu 6: Hòa tan hết 18,4 gam hỗn hợp Fe và Mg trong H2SO4 loãng dư, thu được dung dịch A và 11,2 lít khí
đktc
a. Viết phương trình hóa học xảy ra
b. Tính khối lượng mỗi kim loại trong hỗn hợp đầu.
Câu 7: Aminoaxit A có % khối lượng các nguyên tố C, H, N lần lượt là 32%, 6,67%, 18,67%, còn lại là oxi.
Biết A có khối lượng mol phân tử là 75 gam/mol. Xác định công thức phân tử, công thức cấu tạo của A.
Câu 8: Cho 7,5 gam axit aminoaxetic (H2N-CH2-COOH) phản ứng hết với dung dịch KOH. Sau phản ứng
thu được m gam muối. Viết PTHH của phản ứng xảy ra. Tính giá trị của m.
Câu 9: Cho m gam etyl amin ( C2H5NH2) phản ứng vừa đủ với V (lít) dung dịch HCl 0,5M, thu được 20,375
gam muối. Viết phương trình hóa học đã xảy ra, tính giá trị của m và V.
Câu 10: Khi đốt cháy hoàn toàn một amin đơn chức X, thu được 1,344 lít khí CO 2, 0, 24 lít khí N2 (các thể
tích khí đo ở đktc) và 1,62 gam H2O. Lập công thức phân tử của X.

10

You might also like