Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 4

Như các bạn đã biết doanh nghiệp tư nhân ko có tư cách pháp nhân

Tư cách pháp nhân thì các bạn đều đã học, tôi sẽ nói lại ngắn gọn lại

Tư cách pháp nhân gồm 3 yếu tố hợp thành ;


+ được thành lập hợp pháp

+có tài sản riêng

+có cơ cấu tổ chức thống nhất

Việc doanh nghiệp tư nhân ko có tư cách pháp nhân vì chưa đáp ứng đủ yếu tố

-Tài sản của doanh nghiệp tư nhân không có tính độc lập với chủ sở hữu doanh
nghiệp tư nhân; Chủ doanh nghiệp tư nhân tự chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản
của mình về mọi hoạt động của doanh nghiệp chứ không phải doanh nghiệp tư
nhân.
- Trong quan hệ tố tụng tại Tòa án và Trọng tài. Doanh nghiệp tư nhân không được
độc lập nhân danh mình để tham gia.

Những khó khăn của doanh nghiệp tư nhân khi không có tư cách pháp nhân
Trong hoạt động kinh doanh
Bộ luật Dân sự 1995 và 2005 đều thừa nhận 3 loại chủ thể tham gia quan hệ pháp
luật dân sự gồm cá nhân, pháp nhân và chủ thể khác (hộ gia đình, tổ hợp tác…),
trong khi đó Bộ luật Dân sự 2015 quy định chủ thể tham gia quan hệ dân sự chỉ
bao gồm pháp nhân, cá nhân. Do đó, Ngân hàng Nhà nước đã bổ sung quy định về
khách hàng vay tại tổ chức tín dụng chỉ là pháp nhân, cá nhân [4], để phù hợp với
những quy định mới của Bộ luật Dân sự 2015 có hiệu lực từ ngày 01/01/2017. Sau
khi Thông tư 39/2016/TT-NHNN ra đời, không ít doanh nghiệp tư nhân rơi vào
tình trạng khủng hoảng, các tổ chức ngân hàng đồng loạt không cho doanh nghiệp
tư nhân vay vốn do không có tư cách pháp nhân. Một số ngân hàng còn yêu cầu
các doanh nghiệp tư nhân nhanh chóng chuyển sang loại hình doanh nghiệp khác,
nếu không thực hiện, tài khoản của doanh nghiệp sẽ bị xóa sổ.
Trước thực trạng nêu trên, nhiều doanh nghiệp tư nhân nhanh chóng chuyển đổi
sang các loại hình doanh nghiệp khác (chủ yếu là công ty trách nhiệm hữu hạn một
thành viên), một số doanh nghiệp tư nhân không muốn chuyển đổi thì xoay chuyển
sang hình thức lập văn bản xác nhận tài sản của doanh nghiệp tư nhân là tài sản
riêng của chủ doanh nghiệp. Tuy nhiên, trong giai đoạn này các ngân hàng đều từ
chối không cho các doanh nghiệp tư nhân vay vốn. Các ngân hàng cho rằng chủ
thể vay vốn chỉ có thể là pháp nhân hoặc cá nhân, trong khi đó theo Luật Doanh
nghiệp, doanh nghiệp tư nhân không có tư cách pháp nhân nên không thể nhân
danh doanh nghiệp để ký hợp đồng vay vốn mà chỉ có thể vay vốn với tư cách cá
nhân. Thực tế doanh nghiệp tư nhân là doanh nghiệp do một cá nhân làm chủ, tuy
nhiên chúng ta không thể đồng hóa tư cách của chủ doanh nghiệp, đại diện theo
pháp luật cho một tổ chức kinh tế với tư cách cá nhân của chủ doanh nghiệp trong
các mối quan hệ dân sự khác.
Quan hệ vay vốn để phục vụ cho nhu cầu sản xuất kinh doanh của chủ doanh
nghiệp tư nhân không thể đồng nhất với quan hệ của chủ doanh nghiệp vay vốn
nhằm mục đích tiêu dùng riêng cho cá nhân chủ doanh nghiệp. Mặt khác, nếu
chúng ta không có sự phân biệt rạch ròi đâu là các quan hệ của chủ doanh nghiệp
tư nhân phục vụ cho hoạt động của doanh nghiệp với các quan hệ dân sự khác của
chủ doanh nghiệp thì làm sao phân biệt các chi phí đầu vào hợp lý của doanh
nghiệp để hạch toán kết quả sản xuất kinh doanh, chưa kể đến nhiều ngành luật
buộc phải sửa đổi để bảo đảm tính thống nhất, đồng bộ với nhau. Tuy nhiên, phải
trải qua hơn nửa năm, Ngân hàng Nhà nước mới có chỉ đạo để doanh nghiệp tư
nhân được tiếp tục vay vốn trở lại. Nhiều doanh nghiệp tư nhân đã phải trải qua
những ngày tháng gian nan, sản xuất kinh doanh bị đình trệ, ảnh hưởng không nhỏ
đến hiệu quả kinh tế và uy tín của doanh nghiệp.
Trong quá trình xét xử của tòa án nhân dân
Luật Doanh nghiệp 2020 quy định, chủ doanh nghiệp tư nhân là người đại diện
theo pháp luật, đại diện cho doanh nghiệp tư nhân với tư cách là người yêu cầu giải
quyết việc dân sự, nguyên đơn, bị đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan
trước trọng tài, tòa án, đại diện cho doanh nghiệp tư nhân thực hiện quyền và nghĩa
vụ khác theo quy định của pháp luật. Như vậy, trong các vụ án phát sinh từ hoạt
động của doanh nghiệp tư nhân thì chủ doanh nghiệp sẽ là nguyên đơn, bị đơn,
người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan chứ không phải là doanh nghiệp tư nhân.
Trong thực tế xét xử, khi chủ doanh nghiệp tư nhân là người cao tuổi, việc áp dụng
quy định miễn, giảm án phí theo Nghị quyết 326/UBTVQH14 ngày 30/12/2016
của Ủy ban thường vụ Quốc hội thì các tòa án có quan điểm khác nhau:
Thứ nhất, nếu chủ doanh nghiệp thuộc trường hợp người cao tuổi thì được miễn
án phí. Cụ thể, trong vụ án phúc thẩm tại Tòa án nhân dân tỉnh Bến tre về “Yêu cầu
bồi thường thiệt hại do người làm công gây ra” nhận định: “Tại thời điểm xét xử sơ
thẩm thì bà Văn Thị Công D. 61 tuổi (sinh năm 1956) thuộc diện người cao tuổi
nên được miễn án phí theo quy định tại điểm d khoản 1 Điều 12 Nghị quyết
326/2016/UBTVQH14 ngày 30/12/2026 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, nhưng
cấp sơ thẩm không áp dụng để miễn phí mà buộc bà D. phải chịu án phí dân sự sơ
thẩm… là không phù hợp” (bà Văn Thị Công D. là nguyên đơn, chủ doanh nghiệp
tư nhân LD) [5]. Tương tự, tại Bản án số 01/2021/KDTMST ngày 26/02/2021 của
Tòa án nhân dân thành phố Bạc Liêu, tỉnh Bạc Liêu về tranh chấp hợp đồng phân
phối hàng hóa đã tuyên miễn toàn bộ án phí cho ông Trần Quan B., chủ doanh
nghiệp tư nhân T. vì ông Trần Quan B. là người cao tuổi.
Thứ hai, quan điểm này cho rằng không thể miễn án phí cho chủ doanh nghiệp tư
nhân vì đây là vụ án phát sinh từ hoạt động kinh doanh của một loại hình doanh
nghiệp, là tổ chức kinh tế có đăng ký kinh doanh. Cụ thể, khi giải quyết phúc thẩm
về tranh chấp hợp đồng tín dụng của Tòa án cấp cao tại TP. Hồ Chí Minh đã nhận
định: “Vì bị đơn trong vụ án là ông Lê Văn K., chủ doanh nghiệp tư nhân VHX I,
nên việc Tòa án cấp sơ thẩm đã áp dụng các Điều 12, 14 Nghị quyết số
326/UBTVQH14 ngày 30/12/2016 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội để quyết định
miễn nộp án phí sơ thẩm cho ông K do thuộc trường hợp người cao tuổi cũng là sai
lầm, gây thất thoát ngân sách Nhà nước” [6].
Trong quá trình áp dụng Bộ luật Hình sự 2015 của các cơ quan tố tụng
Bộ luật Hình sự 2015 lần đầu tiên ghi nhận chủ thể của tội phạm không chỉ là (cá
nhân) mà còn bao gồm cả pháp nhân thương mại. Đây là nội dung thay đổi quan
trọng trong chính sách hình sự, khẳng định quan điểm của Nhà nước ta trong việc
xử lý nghiêm minh các pháp nhân thương mại vi phạm pháp luật, đáp ứng yêu cầu
phòng, chống tội phạm trong tình hình mới. Tuy nhiên, trong Bộ luật Hình sự 2015
không xây dựng khái niệm pháp nhân thương mại, do đó pháp nhân thương mại
được căn cứ theo quy định của Bộ luật Dân sự 2015. Điều 75 Bộ luật Dân sự quy
định pháp nhân thương mại như sau: (i) Pháp nhân thương mại là pháp nhân có
mục tiêu chính là tìm kiếm lợi nhuận và lợi nhuận được chia cho các thành viên;
(ii) Pháp nhân thương mại bao gồm doanh nghiệp và các tổ chức kinh tế khác”.
Như vậy, một tổ chức được công nhận là pháp nhân thương mại trước tiên phải hội
đủ các điều kiện được quy định tại khoản 1 Điều 74 Bộ luật Dân sự 2015, sau đó
mới xác định là pháp nhân thương mại hay phi thương mại. Tuy nhiên, một số ý
kiến cho rằng doanh nghiệp tư nhân là một pháp nhân thương mại vì “pháp nhân
thương mại bao gồm doanh nghiệp và các tổ chức kinh tế khác”. Trên thực tế, khi
áp dụng Bộ luật Hình sự 2015 sẽ phát sinh hai tình huống trái chiều:
Thứ nhất, công nhận doanh nghiệp tư nhân là pháp nhân thương mại. Khi công
nhận doanh nghiệp tư nhân là pháp nhân thương mại thì doanh nghiệp tư nhân là
chủ thể phải chịu trách nhiệm hình sự về tội phạm được quy định tại một trong các
Điều 188, 189, 190, 191, 192, 193, 194, 195, 196, 200, 203, 209, 210, 211, 213,
216, 217, 225, 226, 227, 232, 234, 235, 237, 238, 239, 242, 243, 244, 245, 246,
300 và 324 của Bộ luật Hình sự 2015.
Thứ hai, không công nhận doanh nghiệp tư nhân là pháp nhân thương mại. Nếu
không công nhận doanh nghiệp tư nhân là pháp nhân thương mại thì trên thực tế
không có căn cứ để xử lý hình sự trong trường hợp doanh nghiệp tư nhân có dấu
hiệu vi phạm các tội danh được quy định tại Điều 76 Bộ luật Hình sự 2015.

Kiến nghị
Từ những khó khăn trên!! Ta thấy trên thực tế , doanh nghiệp tư nhân là loại hình
doanh nghiệp có cơ cấu tổ chức tương đối đơn giản, tinh gọn, do một cá nhân lãnh
đạo nên có tính quyết đoán nhanh, phán ứng kịp thời với những biến động của nền
kinh tế thị trường. Trải qua một thời gian dài, doanh nghiệp tư nhân vẫn khẳng
định vị thế và vai trò quan trọng của mình trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội
của đất nước. Để bảo đảm cho quá trình hoạt động kinh doanh của các doanh
nghiệp thật sự bình đẳng với nhau, trước tiên các chủ thể phải có địa vị pháp lý
ngang bằng nhau. Mặt khác, thực tế đã chứng minh nhiều bất cập liên quan đến
loại hình doanh nghiệp tư nhân do thiếu tư cách pháp nhân. Chính vì vậy , tôi cho
rằng bản thân doanh nghiệp tư nhân cũng cần tư cách pháp nhân.

You might also like