1.2 Lực lượng đoàn kết quốc tế

You might also like

Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 5

1.

2 Lực lượng đoàn kết quốc tế

Lực lượng đoàn kết quốc tế trong Tư tưởng Hồ Chí Minh bao gồm: phong trào
cộng sản và công nhân quốc tế, phong trào đầu tranh giải phóng dân tộc và phong trào
hòa bình, trước hết là phong trào chống chiến tranh của nhân dân các nước xân lược Việt
Nam [1].

Phong trào cộng sản và công nhân quốc tế, trong một cuộc chiến tranh thì cần thiết
phải có sự đoàn kết giữa các giai cấp công nhân quốc. Vai trò của đoàn kết tạo nên sức
mạnh vô cùng to lớn, tạo nên sự ủng hộ, đồng tình, từ đó dần trở thành đồng minh đắc hỗ
trợ nhau. Thế nên, muốn chống lại những âm mưu của chủ nghĩa thực dân thì cần phải có
sự đoàn kết của các bạn bè quốc tế.

Phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc, thấy được rõ âm mưu của chủ nghĩa đế
quốc, Hồ Chí Minh đã lưu ý Quốc tế Cộng sản về những biện pháp nhằm “làm cho các
dân tộc thuộc địa, từ trước đến nay vẫn cách biệt nhau, hiểu biết nhau hơn và đoàn kết lại
để đặt cơ sở cho một liên minh phương Đông tương lai, khối liên minh này sẽ là một
trong những cái cánh của cách mạng vô sản” [1].

Các lực lượng tiến bộ, những người yêu chuộng hòa bình, dân chủ, tự do và công
lý, chúng ta cần phải tìm cách để đoàn kết với những nguồn lực lượng này. Trong sự tiến
bộ của thế giới, để khẳng định giai cấp thì cần phải có sự khẳng định về mặt dân tộc. Để
giành được thắng lợi cuối cùng ta phải tranh thủ sự đồng tình, ủng hộ ấy thì chúng ta mới
tìm được một nền độc lập tự chủ như bây giờ.

Trước những âm mưu thâm độc của chủ nghĩa đế quốc ấy, chúng ta phải tập hợp
nhân dân yêu nước đứng lên đấu tranh, tranh thủ sự ủng hộ của nhân dân trong nước và
quốc tế đã tạo nên khối đại đoàn kết dân tộc, tạo nên nguồn sức mạnh to lớn trong cuộc
đấu tranh, thật hiếm có để có sự đồng tình, ủng hô một cách rộng rãi đến như vậy. Hồ Chí
Minh khẳng định: Chính vì đã biết kết hợp phong trào cách mạng nước ta với phong trào
cách mạng của giai cấp công nhân và của các dân tộc bị áp bức, mà Đảng đã vượt qua
được mọi khó khăn, đưa giai cập công nhân và nhân dân ta đến những thắng lợi vẻ vang
[1].

2.3. Chính sách của nước ta với Lào

2.3.1 Những chính sách của đất nước ta với Lào trong những năm qua (kinh tế, văn
hoá, giáo dục, quốc phòng - an ninh)

Chính sách về kinh tế: cả hai nước hỗ trợ, thúc đẩy lẫn nhau giúp tăng trưởng nhiều
hơn trong nhiều ngành, lĩnh vực, thúc đẩy nguồn vốn đầu tư nước ngoài nhằm thúc đẩy sự
phát triển giữa các nước, xây dựng cơ sở hạ tầng ngày càng tiên tiến. Bên cạnh đó nước ta
hợp tác với Lào về phát triển công nghiệp công nghệ số, chuyển đổi số, hạ tầng số,
thương mại và đầu tư số, đổi mới sáng tạo số, nghiên cứu và phát triển số, lòng tin số và
an ninh mạng, hợp tác trên các diễn đàng quốc tế [2].

Chính sách văn hóa: các buổi sự kiện giao lưu văn hóa được diễn ra thường xuyên
hay các buổi triển lãm, hội chợ… giữa nhân dân của cả hai nước. Trao cho nhau những
lời ca, tiếng hát, những vũ điệu đặc trưng của hai nước. Bên cạnh đó, còn có các buổi
triển lãm văn hóa giúp người dân có thể hiểu rõ hơn về văn hóa của đôi bên. Các đêm
trình diễn nghệ thuật, các đồ thủ công được chạm khắc tinh xảo, những họa tiết mang nét
đặc trưng, đầy sự tinh tế và tuyệt mỹ. Hay là những câu chuyện huyền ảo, cổ tích nói đến
những đức tính đáng quý cần phải có của một con người.

Chính sách giáo dục: đây được cho là một lĩnh vực quan trọng và chiến lược của
cả đôi bên, vì vậy việc nâng cao chất lượng giảng dạy đã đào tạo ra được những nguồn lao
động có tri thức cao góp một phần nhân lực không thể thiếu trong quá trình xây dựng và
phát triển đất nước. Nước ta đã viện trợ cho Lào, giúp Lào có thể xây dựng các trường
học ở các điểm khác nhau, nâng cao chất lượng đào tạo. Bên cạnh đó du học sinh Lào
được đào tạo nhiều ngành nghề khác nhau, giúp Lào tăng sự đa dạng về nguồn lao động,
có những quỹ học bổng tài trợ cho các du học sinh, cùng với những đãi ngộ vô cùng hấp
dẫn.
Chính sách về quốc phòng – an ninh: đây là lĩnh vực mang tính trụ cột của mối
quan hệ Việt Nam – Lào. Hỗ trợ nhau trong việc chống phá những đường dây phạm pháp,
kiểm soát tốt những vấn đề về biên giới tránh những tình trạng những tội phạm vượt biên
trái phép. Tăng cường tuyên truyền, giáo dục cho nhân dân, quân đội, nhất là thế hệ trẻ
hai nước về ý nghĩa, tầm quan trọng của mối quan hệ “hữu nghị vĩ đại, đoàn kết đặc biệt
và hợp tác toàn diện Việt Nam - Lào” thông qua các hoạt động trong năm 2024 - năm kỷ
niệm 75 năm thành lập Quân đội nhân dân Lào và 80 năm thành lập Quân đội nhân dân
Việt Nam [3].

2.3.2 Tác động mối quan hệ Việt – Lào có ảnh hưởng thế nào đến cả 2 nước

Trên lĩnh vực kinh tế nước ta đã đầu tư vào Lào rất nhiều giúp Lào có thể cải thiện
cơ sở hạ tầng, nước ta cũng giúp Lào có đường lưu thông ra biển để tăng khả năng hội
nhập quốc tế, xuất khẩu hay nhập khẩu hàng hóa, nước ta cũng cung cấp những hàng hóa
thiết yếu, xây dựng các siêu thị có bán các mặt hàng của Việt Nam, cho xây dựng đường
xá và cầu giúp đường đi của người thuận tiện hơn.

Trên lĩnh vực văn hóa cả hai nước đã cho xây dựng các bảo tàng hay triển lãm cho
trưng bày các sản phẩm của hai nước, các đồ thủ công mỹ nghệ, về lịch sử kháng chiến
của hai nước bên cạnh đó còn nói về tinh thần và những phẩm chất của con người, còn
cho mở ra các buổi giao lưu nghệ thuật, các buổi biểu diễn văn nghệ, những thước phim
tư liệu quý.

Trên lĩnh vực giáo dục, nước ta cho xây dựng những trường học ở Lào và hỗ trợ
nguồn vốn giúp nước bạn có thể nâng cao cơ sở vật chất, chất lượng giảng dạy, hàng năm
có nhiều du học sinh Lào qua bên nước ta học tập và làm việc, nước ta đã hỗ trợ cho sinh
viên có chỗ ngủ, có nhiều học bổng tài trợ cho sinh viên, bên cạnh đó còn có thể ở lại và
làm việc để có thể học tập, trải nghiệm thực tế nhiều hơn.

Trên lĩnh vực quốc phòng – an ninh, các lực lượng thù địch luôn muốn chia cắt
mối quan hệ giữa hai nước Việt – Lào, các lực lượng ấy càng diễn ra nhiều hơn và căng
thẳng hơn trong “diễn biến hòa bình” luôn lôi kéo những phần tử phản động và tiêu cực
để lật đổ mối quan hệ này, nước ta cùng với Lào đã cùng nhau hợp tác và dẹp tan những
thành phần phản động này, giúp giữ nền hòa bình độc lập cho hai nước.

2.3.3 Lợi ích của nước ta khi giữ sự đoàn kết với Lào (kinh tế, văn hóa, quốc phòng –
an ninh…)

Trên lĩnh vực kinh tế: chính phủ Lào cũng có các chính sách thu hút các doanh
nghiệp Việt Nam, các doanh nghiệp nước ta đã đầu tư vào rất nhiều lĩnh vực nhưng có thể
nói đến phổ biến là về lĩnh vực dịch vụ, đã có một số dự án đầu tư vào lĩnh vực này như
dự án Sân golf Long Thành; dự án đầu tư của Tập đoàn Viettel tại Lào; Khách sạn
Viengchan Plaza; Khách sạn Mường Thanh; Khách sạn Crown Plaza và các dự án thuộc
lĩnh vực ngân hàng như Vietcombank, BIDV, ViettinBank, Sacombank… [4]

Trên lĩnh vực văn hóa: cả hai bên thường xuyên diễn ra các buổi nhạc hội, giao lưu
văn hóa hay các buổi triển lãm trưng bày các đồ thủ công mỹ nghệ, về lịch sử và con
người. Nhờ vào các buổi nhạc hội và triển lãm ấy, giúp cho người dân ở Lào ngày càng
hiểu rõ hơn về nhân dân ở Việt Nam, những nét đẹp về đất nước ta. Có thể nói đây là lĩnh
vực giúp đất nước quảng bá được những nét đẹp của Việt Nam cho thế giới mà còn thu
hút được du khách nước ngoài về tham quan và du lịch ở nước ta.

Trên lĩnh vực giáo dục: nước ta cũng có những du học sinh sang học tại đất nước
Lào. Chính phủ Lào tăng các suất học bổng hệ đào tạo chính quy cho cán bộ, học sinh
Việt Nam từ 40 suất năm 2011 lên 50 suất năm 2015 và duy trì 60 suất trong các năm tiếp
theo cho đến hiện tại [5].

Trên lĩnh vực quốc phòng – an ninh: việc hợp tác trên lĩnh vực này giúp nước ta có
thể bảo vệ nền độc lập trong nước và ngoài nước. Đặc biệt là ở biên giới, Lào đã giúp
nước ta ngăn chặn dòng người di cư và nhập cư bất hợp pháp, hay đã phối hợp với nước
ta phòng chống những thành phần chống phá nhà nước hay những tội phạm buôn bán ma
túy, buôn lậu.
Tài liệu tham khảo

[1] Bộ Giáo Dục Và Đào Tạo, Giáo Trình Tư Tưởng Hồ Chí Minh, Hà Nội, năm
2019

[2] (Duy Linh) Việt – Lào cùng xây dựng nền kinh tế tự chủ: https://tuoitre.vn/viet-
lao-cung-xay-dung-nen-kinh-te-tu-chu-20230410231101776.htm

Đăng nhập: 22/11/2023, 20 giờ 35

[3] (Phạm Kiên – Bá Thành) Hợp tác quốc phòng là trụ cột quan trọng trong quan
hệ Việt – Lào: https://baotintuc.vn/thoi-su/hop-tac-quoc-phong-la-tru-cot-quan-trong-
trong-quan-he-viet-lao-20230510213557495.htm

Đăng nhập: 22/11/2023, 21 giờ 08

[4] (Phạm Kiên – Bá Thành) Việt Nam – Lào tăng cường hợp tác thương mại và
kinh tế: https://aecvcci.vn/tin-tuc-n10042/viet-nam--lao-tang-cuong-hop-tac-thuong-mai-
va-kinh-te.htm

Đăng nhập: 23/11/2023, 10 giờ 23

[5] (Trần Thị Hồng) Hợp tác giáo dục Việt – Lào từ năm 2011 đến nay thực trạng và
giải pháp: https://lyluanchinhtrivatruyenthong.vn/hop-tac-giao-duc-viet-lao-tu-nam-
2011-den-nay-thuc-trang-va-giai-phap-p27429.html#:~:text=Nh%E1%BB%9D
%20%C4%91%C3%B3%2C%20h%E1%BB%A3p%20t%C3%A1c%20gi%C3%A1o,t
%C3%A1c%20%C4%91%E1%BA%B7c%20bi%E1%BB%87t%20Vi%E1%BB%87t
%20%2D%20L%C3%A0o.

Đăng nhập: 23/11/2023, 11 giờ 15

You might also like