Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 3

ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP NGỮ VĂN HỌC KÌ II – NĂM HỌC 2022 - 2023

A. VĂN BẢN
I. Lập bảng hệ thống các văn bản đã học
Các văn bản: Nhớ rừng, Ông đồ, Quê hương, Khi con tu hú, Tức cảnh Pác Bó, Ngắm trăng
Thể loại
TT Văn bản Tác giả Nội dung Nghệ thuật
- PTBĐ

Chú ý:
- Học thuộc các bài thơ. Nắm được đặc điểm của hình thức NT (Thể thơ, vần nhịp, các BPTT, từ ngữ,
…), nội dung ( cảm xúc, hình ảnh, chủ đề…)
- Xem lại các bài tập cảm thụ văn bản đã làm trong các tiết bổ sung nâng cao.
II. ÔN TẬP MỘT SỐ NỘI DUNG CẦN LƯU Ý:
1. Văn bản: Nhớ rừng – Thế Lữ
Bài 1. Trong bài thơ “Nhớ rừng”, tác giả có viết 2 câu thơ sau:
Gậm một khối căm hờn trong cũi sắt
Ta nằm dài trông ngày tháng dần qua
a. Cho biết tác giả của bài thơ “Nhớ rừng” là ai?
b. Có ý kiến cho rằng hai câu thơ đã thể hiện sự đối lập giữa vẻ bên ngoài với nội tâm con hổ. Theo em,
nhận xét ấy có đúng không? Vì sao?
Bài 2. Nhận xét về các kiểu câu theo mục đích nói được sử dụng trong đoạn thơ sau. Phân tích hiệu quả
việc sử dụng các kiểu câu đó.
Nào đâu những đêm vàng bên bờ suối
Ta say mồi đứng uống ánh trăng tan ?
Đâu những ngày mưa chuyển bốn phương ngàn
Ta lặng ngắm giang sơn ta đổi mới ?
Đâu những bình minh cây xanh nắng gội,
Tiếng chim ca giấc ngủ ta tưng bừng ?
Đâu những chiều lênh láng máu sau rừng
Ta đợi chết mảnh mặt trời gay gắt,
Để ta chiếm lấy riêng phần bí mật ?
- Than ôi ! Thời oanh liệt nay còn đâu ?
2. Văn bản: Ông đồ - Vũ Đình Liên
Câu 1. a, Trong khổ thơ đầu và cuối bài thơ “Ông đồ” có những hình ảnh nào gần như lặp lại?
b, Em hãy chỉ ra mối quan hệ giữa 2 hình ảnh thơ về ông đồ và hoa đào ở 2 khổ thơ trên.
c, Có bạn khi phân tích đã sơ ý đổi chỗ hai cụm từ “Ông đồ già” và “Ông đồ xưa” ở 2 đoạn thơ trên. Sự
nhầm lẫn ấy có làm ảnh hưởng tới việc cảm nhận ý thơ không? Tại sao?
Câu 2. Xác định biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong các cặp câu thơ sau. Phân tích hiệu quả của
các biện pháp nghệ thuật ấy.
- Hoa tay thảo những nét
Như phượng múa rồng bay.
- Giấy đỏ buồn không thắm
Mực đọng trong nghiên sầu...
- Lá vàng rơi trên giấy
Ngoài giời mưa bụi bay.
Câu 3.
1
a. Nhớ, chép chính xác khổ 4 bài thơ “Ông đồ”. Cho biết bài thơ được viết theo thể thơ nào?
b. Giải nghĩa từ “ông đồ”.
Câu 4.
a. Chép chính xác khổ cuối bài thơ “Ông đồ”. Cho biết tên tác giả của bài thơ.
b. Xét theo mục đích nói, câu thơ cuối bài thuộc kiểu câu gì? Trong bài thơ có một khổ thơ có sử dụng
kiểu câu này, hãy chép lại khổ thơ ấy.
c. Chỉ rõ và phân tích hiệu quả của kết cấu đầu cuối tương ứng của bài thơ “Ông đồ”.
d. Viết đoạn văn theo cách quy nạp văn (khoảng 8 câu) trình bày cảm nhận về khổ cuối bài thơ “Ông
đồ”. Trong đoạn văn có sử dụng câu cảm thán (gạch chân câu cảm thán)
Câu 5. Dân tộc Việt Nam có rất nhiều truyền thống văn hóa tốt đẹp. Em hãy kể một số truyền thống
văn hóa tốt đẹp của dân tộc mà em biết. Em sẽ làm gì để bảo tồn và phát huy những truyền thống văn
hóa tốt đẹp ấy của dân tộc mình?
3. Văn bản: Quê hương – Tế Hanh
Câu 1. Trong một bài thơ của mình, tác giả Tế Hanh có viết câu thơ sau:
“Khi trời trong, gió nhẹ, sớm mai hồng”
a. Chép tiếp những câu còn lại để hoàn thành khổ thơ. Cho biết khổ thơ vừa chép nằm trong bài thơ
nào? Hoàn cảnh ra đời bài thơ có gì đặc biệt?
b. Hai câu thơ sau, tác giả đều dùng biện pháp so sánh:
- Chiếc thuyền nhẹ hăng như con tuấn mã
- Cánh buồm giương to như mảnh hồn làng
Em thấy hai cách so sánh trên có gì khác nhau? Hiệu quả nghệ thuật riêng của mỗi cách như thế nào?
Câu 2. Hoài Thanh đã từng nhận xét: “Tế Hanh đã ghi lại được đôi nét thần tình về cảnh sinh hoạt
chốn quê hương”.
a. Em hiểu cảnh sinh hoạt là gì?
b. Trong bài thơ “Quê hương”, đó là những cảnh nào?
c. Từ đó, em có nhận xét gì về nỗi nhớ quê hương của tác giả?
Câu 3. Dưới đây là những câu thơ miêu tả người dân chài và chiếc thuyền trên bến trở về sau chuyến ra
khơi. Phân tích hiệu quả của biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong các câu thơ này.
- Dân chài lưới làn da ngăm rám nắng
Cả thân hình nồng thở vị xa xăm.
- Chiếc thuyền im bến mỏi trở về nằm
Nghe chất muối thấm dần trong thớ vỏ.
Câu 4. Viết đoạn văn diễn dịch khoảng 10 – 12 câu nêu cảm nhận của em về khổ thơ kết bài thơ “Quê
hương” của Tế Hanh.
4. Văn bản: Khi con tu hú – Tố Hữu
Câu 1.
a. Nhớ, chép chính xác 6 câu đầu bài thơ “Khi con tu hú”.
b. Nêu ý nghĩa nhan đề bài thơ “Khi con tu hú”.
c. Nhận xét về cảnh mùa hè được miêu tả trong 6 câu đầu. Những chi tiết nào khiến em có nhận xét đó?
Câu 2. Cho câu thơ:
“Ta nghe hè dậy bên lòng”
a. Chép tiếp câu thơ để hoàn thành khổ thơ.
b. Đoạn thơ em vừa chép có trong bài thơ nào? Ai là tác giả ? Nêu hoàn cảnh ra đời của bài thơ.
c. Chép lại nguyên văn một câu cảm thán trong đoạn thơ em vừa chép và cho biết có những dấu hiệu
nào khiến em nhận ra đó là câu cảm thán?
d. Qua khổ thơ vừa chép trên, em có nhận xét gì về tâm trạng của người chiến sĩ ?
2
5. Văn bản: Tức cảnh Pác Bó –Hồ Chí Minh
Câu 1:
a. Chỉ rõ và phân tích hiệu quả của nghệ thuật đối lập được sử dụng trong câu đầu của bài thơ.
b. Em có cảm nhận như thế nào về giọng điệu riêng và tinh thần chung của bài thơ? Dựa trên tinh thần
ấy của bài thơ, cho biết từ “sẵn sàng” trong câu thơ thứ 2 có thể được hiểu như thế nào?
Câu 2: Câu thơ “Cuộc đời cách mạng thật là sang” là một câu thơ tài hoa vừa lấp lánh một nụ cười,
vừa mang tính triết lí sâu sắc. Hãy phân tích câu thơ để làm rõ điều đó.
Câu 3. Qua bài thơ, em cảm nhận được điều gì về Bác Hồ?
6. Văn bản “Ngắm trăng” – Hồ Chí Minh
Câu 1. Nhớ, chép chính xác phần phiên âm và dịch thơ bài “Ngắm trăng” của Hồ Chí Minh. Cho biết
hoàn cảnh sáng tác của bài thơ.
Câu 2. Trong hai câu thơ đầu, hoàn cảnh ngắm trăng của Bác có gì đặc biệt? Tâm trạng của chủ thể trữ
tình được thể hiện như thế nào trong hoàn cảnh ấy?
Câu 3. Về kết cấu, hai câu 3, 4 có gì đặc biệt? Hãy chỉ ra hiệu quả nghệ thuật của nó?
Câu 4. Vì sao nói “Ngắm trăng” là một cuộc vượt ngục về tinh thần của người tù cách mạng Hồ Chí
Minh?
B. TIẾNG VIỆT
I. Ôn tập các đơn vị kiến thức sau:
1. Câu nghi vấn 4. Câu trần thuật
2. Câu cầu khiến 5. Câu phủ định
3. Câu cảm thán

* Chú ý: HS phải học thuộc ghi nhớ, nắm được đặc điểm, và nhận diện được các đơn vị ngữ pháp trên,
áp dụng vào viết đoạn văn. Xem lại hệ thống bài tập tiết BSNC.
C. TẬP LÀM VĂN
I. Ôn tập các đơn vị kiến thức sau:
1. Viết đoạn văn cảm thụ văn học (chú ý kiểu đoạn: diễn dịch, quy nạp, tổng – phân – hợp.)
2. Viết đoạn văn nghị luận xã hội về một tư tưởng đạo lí hoặc một hiện tượng đời sống.
II. Một số đề tham khảo:
Đề 1: Viết đoạn văn theo cách diễn dịch (khoảng 10 câu) trình bày cảm nghĩ về hình ảnh ông đồ thời
tàn qua khổ thơ thứ 3 trong bài “Ông đồ”. Trong đoạn văn có sử dụng câu nghi vấn (gạch chân câu nghi
vấn).
Đề 2. Viết đoạn văn theo cách quy nạp văn (khoảng 8 câu) trình bày cảm nhận về khổ cuối bài thơ
“Ông đồ”. Trong đoạn văn có sử dụng câu cảm thán (gạch chân câu cảm thán)
Đề 3. Viết đoạn văn quy nạp khoảng 10 – 12 câu nêu cảm nhận của em về khổ thơ cuối bài “Quê
hương” của Tế Hanh, trong đó có sử dụng câu câu phủ định (gạch chân câu phủ định)
Đề 4. Viết đoạn văn theo cách tổng – phân – hợp (khoảng 10 câu) cảm nghĩ về ảnh đoàn thuyền trở về
trên bến đỗ trong bài thơ “Quê hương” của Tế Hanh. Trong đoạn văn có sử dụng câu cảm thán hoặc
câu nghi vấn (gạch chân).
Đề 5: Viết khoảng 2/3 trang giấy trình bày suy nghĩ của em về ý nghĩa của tinh thần lạc quan trong
cuộc sống.
Đề 6: Viết khoảng 2/3 trang giấy trình bày suy nghĩ của em về tình yêu quê hương, đất nước
Chúc các em ôn tập tốt !

You might also like