Nhom 10

You might also like

Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 8

BÀI TẬP LÀM BẰNG TAY

Câu 1
Câu 2

Câu 3
Câu 4
Câu 5
Câu 6
Câu 7:
THẢO LUẬN ( ĐỌC BÁO )

Câu 1
 Lãi suất điều hành là mức lãi suất mà Ngân hàng Nhà nước quy định và công bố, từ
đó các tổ chức tín dụng và ngân hàng thương mại căn cứ để áp dụng cho các hoạt
động tín dụng và tiền gửi của mình. Lãi suất điều hành cũng có thể tác động, làm ảnh
hưởng đến tỷ giá hối đoái và giá cổ phiếu trong thị trường chứng khoán.
 Đây là mức lãi suất cơ bản, ảnh hưởng đến toàn bộ hệ thống lãi suất trong nền kinh
tế.

Câu 2

 Bà Agarika Chandra cho rằng : “Hiện tại, lạm phát không phải là một mối lo chính
đe dọa nền kinh tế Việt Nam”, bởi vì Việt Nam đã triển khai tích cực các biện pháp
ổn định kinh tế vĩ mô, bao gồm cải thiện hệ thống tài chính-ngân hàng. Điều này đã
giúp giảm bớt ảnh hưởng của lạm phát đối với nền kinh tế. Việc ban hành gói kích
thích tài khóa - tiền tệ trị giá 350 nghìn tỷ đồng đã giúp Việt Nam ổn định nợ công,
giữ vững tiềm năng tăng trưởng trong trung hạn và tạo bộ đệm để ứng phó với các cú
sốc từ bên ngoài. Điều này giúp giảm áp lực lạm phát lên nền kinh tế. Dự trữ ngoại
hối đang ở mức kỷ lục, tạo bộ đệm để Việt Nam ứng phó với các cú sốc từ bên ngoài
như biến động tỷ giá và áp lực từ thị trường quốc tế.

Câu 3:
 Theo một số chuyên gia, cần phải tăng lãi suất điều hành vì tăng lãi suất điều hành
góp phần giải tỏa bớt áp lực lên tỷ giá và thị trường ngoại hối, góp phần ổn định kinh
tế vĩ mô và kiểm soát lạm phát.

Câu 4 : Khối ngoại mua bán và trái phiếu là vì


 Thị trường Việt Nam được các nhà đầu tư đánh giá là ổn định, môi trường chính trị và
vĩ mô có nhiều điểm sáng. Chỉ số lạm phát ở mức ổn định. Hơn hết việc ban hành gói
kích thích tài khóa - tiền tệ trị giá 350 nghìn tỷ đồng đã giúp Việt Nam ổn định nợ
công, giữ vững tiềm năng tăng trưởng trong trung hạn, dự trữ ngoại hối đang ở mức
kỷ lục, tạo bộ đệm để Việt Nam ứng phó với các cú sốc từ bên ngoài. Điều này làm
cho khối ngoại thấy trái phiếu ở Việt Nam có tính hấp dẫn và họ mua trái phiếu.
 Tuy nhiên áp lực lạm phát gián tiếp làm tăng lãi suất huy động khi cầu vốn trở lại. Rủi
ro lạm phát gia tăng, dù là do cung, sẽ vẫn là dấu hiệu cho thấy cần phải thắt chặt
chính sách tiền tệ nhiều khả năng sẽ khiến lãi suất điều hành tăng lên 4,5% vào cuối
năm 2022. Điều này làm cho khối ngoại thấy nguy cơ và họ bán trái phiếu.

Câu 5
 Với xu hướng lạm phát đang gia tăng, Việt Nam dự kiến vẫn sẽ duy trì chính sách tiền
tệ nới lỏng trong quý II và quý III/2022 và bắt đầu nâng lãi suất kể từ quý IV theo xu
hướng thắt chặt chính sách tiền tệ của thế giới.
 Sẽ duy trì chính sách tiền tệ nới lỏng trong quý II và quý III/2022:
 Điều này có thể hiểu là NHNN sẽ giảm hoặc giữ các lãi suất điều hành ở mức thấp, để
khuyến khích tăng trưởng tín dụng, ưu tiên cho mục tiêu tháo gỡ khó khăn của các
doanh nghiệp, hỗ trợ tăng trưởng và ổn định kinh tế vĩ mô.
 Đưa ra dự kiến nới lỏng CSTT vì các chuyên gia cho rằng, mức lạm phát này của Việt
Nam về cơ bản vẫn trong tầm kiểm soát những rủi ro về suy giảm kinh tế và khó khăn
thanh khoản và phá sản của doanh nghiệp cao hơn rủi ro lạm phát.
 Số liệu công bố của Tổng cục Thống kê cho thấy, tính chung quý I/2022, CPI tăng
1,92% so với cùng kỳ năm trước, lạm phát cơ bản tăng 0,81% "NHNN cần tiếp tục
giữ nguyên lãi suất, qua đó giúp hỗ trợ tăng trưởng tín dụng và quản lý rủi ro lạm
phát. Nhờ đó, sự phục hồi của kinh tế Việt Nam tăng tốc rõ rệt ngay từ quý I/2022.
Dự báo tăng trưởng là 6,7% cho năm 2022 và 7% cho năm 2023". Và dự kiến sẽ bắt
đầu tăng lãi suất vào quý IV/2022: theo xu hướng thắt chặt tiền tệ của thế giới.
 Sau giai đoạn trên, chính sách tiền tệ không còn dư địa để nới lỏng. Trong lúc này,
các chuyên gia dự báo rằng lãi suất điều hành sẽ còn tăng nữa, chi phí đầu vào và lạm
phát vẫn sẽ ở mức cao và chưa có dấu hiệu hạ nhiệt. Để tiếp tục triển khai đồng bộ
các biện pháp, góp phần kiểm soát lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, tiền tệ, đảm bảo
an toàn hệ thống ngân hàng, NHNN sẽ điều chỉnh tăng các mức lãi suất điều hành.
 Đây là giải pháp kịp thời, phù hợp với xu hướng chung trên toàn thế giới để
ưu tiên kiểm soát lạm phát, giữ ổn định thị trường ngoại tệ, tạo dư địa thích
ứng mới với các biến động trên thị trường, góp phần ổn định kinh tế vĩ mô

Câu 6: Để nâng lãi suất, NHNN có thể áp dụng công cụ tài chính là tín phiếu NHNN.

You might also like