Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 25

CÁCH SỬ DỤNG TÀI LIỆU THỰC TẬP

Tài liệu này được thiết kế dành cho sinh viên, học viên thực hành môn Thực vật.
Để sử dụng hiệu quả, người học cần hiểu mục đích của các nội dung được thiết kế
trong từng bài học.

Mục tiêu người học


cần đạt được sau mỗi
bài thực hành

Nội dung cần chuẩn


bị trước khi tới phòng
thực hành

Người học cần xem


lại các nội dung lý
thuyết có sử dụng
trong bài thực hành

Người học cần đọc


trước để hiểu về
phương pháp sẽ sử
dụng trong bài thực
hành
BỘ MÔN THỰC VẬT THỰC TẬP THỰC VẬT VÀ NHẬN BIẾT CÂY THUỐC

Bảng kiểm giúp


người học làm chủ
được các mẫu vật,
dụng cụ, hoá chất
sử dụng trong bài
thực hành

Khi thực hành, người học


cần đọc kỹ và lựa chọn
chính xác mẫu vật theo
phần “nguyên liệu” và
thực hiện thao tác theo
phần “cách làm”

Trong quá trình thực hành, sau khi thực hiện mỗi bước thao tác thực hành, người học cần
vẽ lại các nội dung theo yêu cầu vào Phiếu báo cáo thực hành

Báo cáo được chụp và gửi bản Báo cáo được cắt rời và nộp cho giảng
mềm theo link do giảng viên cung viên để đánh giá cuối bài.
cấp để đánh giá cuối bài.

2
BỘ MÔN THỰC VẬT THỰC TẬP THỰC VẬT VÀ NHẬN BIẾT CÂY THUỐC

Cuối buổi thực hành,


người học có thể tự
lượng giá mức độ hoàn
thành theo yêu cầu của
từng bài.

Mỗi bài thực hành,


người học sẽ tự học
thuộc một số tên khoa
học trong danh mục này.
Yêu cầu cụ thể sẽ được
giảng viên cung cấp.

Sinh viên chủ động quan


sát cây trong vườn thực
vật để hoàn thành nội
dung nhận biết cây theo
quy định của từng bài
thực hành

3
BỘ MÔN THỰC VẬT THỰC TẬP THỰC VẬT VÀ NHẬN BIẾT CÂY THUỐC

BÀI 1.
QUAN SÁT VÀ VẼ TẾ BÀO, MÔ THỰC VẬT

Mục tiêu học tập


Sau khi thực tập bài này, người học có thể:
- Thực hiện được quy trình làm tiêu bản giọt ép để làm tiêu bản vi học thực vật.
- Sử dụng thành thạo kính hiển vi (KHV) để quan sát, phân biệt và chỉ được các
đặc điểm của tế bào thực vật, các loại mô che chở, mô mềm, mô nâng đỡ, mô
dẫn và mô tiết trong vi phẫu và trong bột dược liệu.
- Vẽ đúng các đặc điểm đã quan sát được.
- Đọc thuộc và viết được tên cây/nấm bằng tiếng Latin trong danh mục quy định
của tài liệu.

Cơ sở lý thuyết liên quan tới nội dung thực hành

 Tế bào thực vật


Cấu tạo tế bào thực vật bao gồm có vách tế bào, nhân và thể nguyên sinh. Vách
tế bào có thể là vách sơ cấp (thường ở biểu bì, mô mềm, các mô phân sinh, …) hoặc
vách thứ cấp (thường gặp ở mô dẫn, mô che chở, …). Thể nguyên sinh bao gồm chất tế
bào, các thể sống nhỏ (có thể là thể lạp màu, lạp lục hoặc lạp không màu, …) và các thể
vùi (có thể là hạt tinh bột, inulin, hạt alơron, giọt dầu, tinh thể các muối calci oxalat
hoặc calci carbonat, …). Nhân tế bào thực vật là đơn nhân.
 Mô thực vật
Theo chức năng, mô thực vật bao gồm các loại: mô phân sinh; mô mềm; mô che
chở; mô nâng đỡ, mô dẫn và mô tiết.
Trên lát cắt ngang của rễ hoặc thân, mô phân sinh có thể quan sát ở các tầng phát
sinh (ngoài hoặc trong), đó là tầng phát sinh bần - lục bì và tầng phát sinh libe - gỗ.
Mô mềm có thể là các mô dự trữ (mô mềm vỏ, mô mềm ruột ở rễ hoặc thân) hoặc
các mô mềm đồng hoá (mô giậu, mô xốp ở lá).
Mô che chở có thể là biểu bì (ở thân non hoặc lá) hoặc bần (ở rễ, thân trưởng
thành).

4
BỘ MÔN THỰC VẬT THỰC TẬP THỰC VẬT VÀ NHẬN BIẾT CÂY THUỐC

Mô nâng đỡ thường gặp là mô dày hoặc mô cứng ở cả ba cơ quan dinh dưỡng rễ,
thân hoặc lá.
Mô dẫn là mô phức, chạy dọc theo chiều dài các cơ quan rễ, thân hoặc lá, bao gồm
các bó gỗ và libe.
Mô tiết có thể từ các bộ phận tiết khác nhau như tế bào tiết, biểu bì tiết, lông tiết,
túi tiết hoặc ống tiết.
Phương pháp thực hành

 Chuẩn bị mẫu để làm tiêu bản vi học


Từ đối tượng nghiên cứu là các cơ quan của cây tươi, các dược liệu khô, v.v., có
nhiều cách khác nhau để lấy mẫu làm tiêu bản vi học. Các phương pháp thường được
sử dụng là: nghiền bột, bóc, cạo, cắt nhỏ, v.v. Bài này làm quen với 3 phương pháp sau
đây:
(a) Phương pháp tạo bột dược liệu
Phương pháp này thường áp dụng đối với các dược liệu khô và mục đích quan sát
đặc điểm vi học của bột dược liệu.
Cách làm: Lựa chọn bộ phận cần quan sát, sấy ở nhiệt độ 60-70o tới khô, xay
/nghiền nhỏ thành bột thô. Bảo quản khô, kín, mát.
(b) Phương pháp bóc hoặc cạo
Phương pháp này áp dụng đối với mục đích cần quan sát các đặc điểm mô che chở
bên ngoài mẫu vật.
Cách làm: Dùng kim mũi mác bóc hoặc cạo lớp mô bao bọc bên ngoài mẫu vật.
Đối với lá cây hoặc cành non thì có thể bóc, đối với bộ phận cứng như vỏ thân, vỏ rễ
hoặc vỏ quả, vỏ hạt thì dùng cạnh hoặc đầu nhọn của kim mũi mác để cạo.
(c) Phương pháp cắt vi phẫu trực tiếp
- Đặt mẫu cần cắt trên một lát khoai mỏng (dày khoảng 0,5 – 1 cm, đường kính tối
thiểu khoảng 3 cm).
- Dùng dao lam để cắt một lát cắt rất mỏng theo hướng ngang/dọc qua mẫu cần quan
sát. Đối với vật cắt hình trụ (rễ; thân; cuống lá), nếu cắt ngang thì lát cắt cần vuông góc
với trục của vật cắt; nếu cắt xuyên tâm thì lát cắt dọc theo mặt phẳng đi qua trục chính
của khối trụ vật cắt hoặc nếu cắt tiếp tuyến thì lát cắt nằm trong mặt phẳng vuông góc
với bán kính của vật cắt. Đối với lá cây, thường sử dụng lát cắt ngang vuông góc với

5
BỘ MÔN THỰC VẬT THỰC TẬP THỰC VẬT VÀ NHẬN BIẾT CÂY THUỐC

gân chính của phiến lá (Hình 1). Lát cắt rất mỏng, chỉ gồm 1-2 lớp tế bào thì mới có thể
quan sát được.
- Dùng chổi lông mềm nhẹ nhàng gạt lấy các lát cắt mỏng để ngâm vào đĩa nước đã
được chuẩn bị sẵn để sẵn sàng cho các bước tiếp theo.

Hình 1. Cách cắt vi phẫu trực tiếp


T.S. Cắt ngang; T.L.S. Cắt tiếp tuyến; R.L.S. Cắt xuyên tâm;
V.T.S. Cắt vuông góc với gân chính của lá
 Phương pháp làm tiêu bản giọt ép
Tiêu bản vi học thực vật thường được làm bằng phương pháp giọt ép (gọi tắt là
tiêu bản giọt ép). Cách thực hiện như sau:
- Nhỏ 1-2 giọt chất lỏng lên phiến kính khô.
- Đối với mẫu vật cắt lát: dùng chổi lông lấy lát cắt và đặt vào giọt chất lỏng đã nhỏ
sẵn trên phiến kính khô.
- Đối với bột dược liệu: dùng đầu kim mũi mác lấy một ít bột, phân tán đều trong
giọt chất lỏng trên phiến kính.

6
BỘ MÔN THỰC VẬT THỰC TẬP THỰC VẬT VÀ NHẬN BIẾT CÂY THUỐC

- Đậy nhanh lá kính lên bề mặt giọt chất lỏng sao cho phiến kính và lá kính ép chặt
vào nhau nhờ lực mao dẫn và không có bọt khí ở giữa. Có thể tham khảo một trong hai
cách đặt lá kính xuống phiến kính như sau:
o Cách 1: Đặt nghiêng một cạnh lá kính tì vào bề mặt của phiến kính, bên cạnh chất
lỏng. Dùng kim nhọn hay kim mũi mác đỡ lấy cạnh đối diện rồi hạ từ từ xuống
(Hình 2A)
o Cách 2: Nhỏ một giọt chất lỏng (cùng loại với chất lỏng trên phiến kính) vào giữa
lá kính. Lật ngược lá kính lại rồi hạ từ từ đậy lên giọt chất lỏng trên phiến kính.
Khi 2 giọt chất lỏng chạm nhau thì bỏ tay ra (Hình 2B).
- Sau khi đậy lá kính, chất lỏng dưới lá kính phải vừa đủ để chiếm toàn bộ diện tích
dưới lá kính. Nếu thừa thì dùng giấy lọc thấm hút đi và lau khô bề mặt phiến kính. Nếu
thiếu thì dùng một ống hút nhỏ cho thêm chất lỏng đã dùng để lên kính, đưa chất lỏng
từ phía mép lá kính đã có đủ chất lỏng để tránh tạo bọt khí ở giữa (Hình 2C, D, E).

Hình 2. Cách làm tiêu bản giọt ép


Tiêu bản giọt ép cần đạt được các tiêu chuẩn sau:
- Lát cắt đủ mỏng hoặc lượng bột vừa đủ phân tán đều, mật độ không quá cao.
- Đủ chất lỏng.
- Hạn chế tối đa bọt khí.
 Phương pháp quan sát tiêu bản bằng kính hiển vi quang học
Kính hiển vi quang học là một dụng cụ cần thiết cho công tác nghiên cứu khoa
học. Nhờ nó mà có thể thấy được những cấu tạo rất nhỏ, không nhìn thấy được bằng
mắt thường hoặc bằng kính lúp cầm tay. Kính hiển vi quang học có nhiều loại, nhiều
kiểu khác nhau về hình dạng và cách bố trí các bộ phận song những nguyên tắc cấu tạo,
về cơ bản là như nhau.

7
BỘ MÔN THỰC VẬT THỰC TẬP THỰC VẬT VÀ NHẬN BIẾT CÂY THUỐC

Nguyên tắc quang học của kính hiển vi


Phần quang học của kính hiển vi được cấu tạo bởi hai hệ thống thấu kính hội tụ,
mỗi hệ thống hoạt động như một kính lúp. Hệ thống thấu kính quay về vật quan sát gọi
là vật kính, còn hệ thống thấu kính quay về phía mắt nhìn gọi là thị kính. Vật để quan
sát AB được đặt trước vật kính một khoảng cách lớn hơn tiêu cự của vật kính một chút.
Ảnh thật đảo ngược A’B’ của vật sẽ thu được ở bên kia vật kính, nằm trong khoảng tiêu
cự của thị kính. Thị kính hoạt động như một kính lúp. Qua thị kính, ta sẽ thấy được ảnh
ảo A’’B’’ được phóng to lên của ảnh thật A’B’.
Các bộ phận chính của kính hiển vi được trình bày trong hình 3.
Cách sử dụng kính hiển vi
Kính hiển vi là một loại máy có độ chính xác cao, đòi hỏi người sử dụng cần phải
biết cách dùng và bảo quản để đảm bảo độ chính xác trong nghiên cứu và tránh bị hỏng
thiết bị.
Chuẩn bị kính: Khi bắt đầu sử dụng, kính hiển vi cần được đặt trên bàn một cách
chắc chắn. Cần kiểm tra nguồn điện phù hợp đối với kính có nguồn sáng trong máy.
Nếu kính không có nguồn sáng trong máy, cần đặt kính ở nơi có đủ ánh sáng tự nhiên
hoặc có bóng đèn điện chiếu rọi từ ngoài vào gương. Nên đặt kính ở vị trí gần sát mép
bàn và ghế ngồi của người quan sát có độ cao phù hợp với chiều cao của kính đặt trên
bàn. Người ngồi quan sát không cao quá hoặc thấp quá so với kính. Sử dụng khăn mềm
không lông để lau bên ngoài các thấu kính và các vị trí khác của kính khi cần thiết.
Chiếu sáng: Đối với kính hiển vi có đèn chiếu sáng trong chân kính thì chỉ cần
cắm điện rồi bật đèn. Lưu ý điều chỉnh cường độ sáng phù hợp với mẫu vật cần quan
sát, tránh để đèn quá sáng gây chói mắt hoặc quá tối thì quan sát không rõ. Có thể điều
chỉnh tụ quang sao cho ánh sáng tập trung vào kính trường tốt nhất. Phía dưới mâm
kính, có thể điều chỉnh cần gạt ở vòng chiết sáng để đóng hoặc mở khe chắn sáng, lấy
ánh sáng phù hợp nhất với vật kính đang sử dụng và mẫu vật cần quan sát.
Đối với những kính hiển vi không có nguồn sáng bên trong kính thì phải dùng
gương để lấy ánh sáng từ bên ngoài, cách làm như sau:
- Nếu dùng ánh sáng tự nhiên thì quay mặt phẳng của gương ra phía cửa sổ để tập
trung ánh sáng vào kính (dùng ánh sáng khuyếch tán, không để ánh sáng chiếu thẳng
vào gương làm chói mắt người soi kính).
- Nếu dùng ánh sáng đèn thì quay mặt lõm của gương về phía có nguồn sáng đề tập
trung ánh sáng vào kính. Sau đó, mở hết các chắn sáng, xoay vật kính có độ phóng đại
bé nhất vào đúng trục của ống kính. Nhìn vào thị kính và điều chỉnh gương để lấy ánh

8
BỘ MÔN THỰC VẬT THỰC TẬP THỰC VẬT VÀ NHẬN BIẾT CÂY THUỐC

sáng vào kính. Khi nào thấy kính trường sáng nhất và sáng đều là được (nếu ánh sáng
chói quá thì đóng bớt các chắn sáng).

Hình 3. Kính hiển vi quang học

1. Thị kính; 2. Giá đỡ thị kính (có thể


quay 1800); 3. Thân máy; 4. Bàn xoay
vật kính; 5. Vật kính; 6. Tiêu bản; 7.
Mâm kính đặt tiêu bản; 8. Vòng chiết
sáng; 9. Nguồn sáng; 10. Chân kính;
11. Núm di chuyển tiêu bản; 12. Ốc vi
cấp; 13. Ốc đại cấp; 14. Thanh trượt
Quan sát: Luôn bắt đầu quan sát với vật kính có độ phóng đại nhỏ nhất trước rồi
lần lượt đến các vật kính có độ phóng đại lớn hơn sau. Với nguyên tắc đó, trước hết sẽ
vặn bàn xoay vật kính để đưa vật kính 4x về vị trí thẳng với lỗ thủng trên mâm kính.
Vặn ốc đại cấp sao cho mâm kính được hạ thấp tối đa. Đặt tiêu bản lên mâm kính và
kẹp chặt lại. Điều chỉnh núm di chuyển để cho vật cần quan sát vào đúng giữa khoảng
sáng qua lỗ thủng. Mắt nhìn vào mâm kính, vặn ốc đại cấp để nâng mâm kính lên chiều
cao tối đa cho phép (hết cỡ) hoặc khi tiêu bản chạm vào vật kính thì ngừng lại. Mắt nhìn
vào thị kính, từ từ vặn ốc đại cấp theo chiều ngược lại tới khi quan sát thấy ảnh của tiêu
bản (gọi là vi trường) hiện ra thì dừng lại, chuyển sang điều chỉnh độ nét bằng ốc vi cấp.
Dùng núm di chuyển tiêu bản để đưa khu vực nào của tiêu bản cần quan sát với kích
thước lớn hơn vào vị trí trung tâm của vi trường, sau đó vặn bàn xoay vật kính để đưa
vật kính 10x vào vị trí thẳng. Lúc này ảnh của mẫu vật sẽ được phóng đại với kích thước
lớn hơn. Tương tự như vậy, tiến hành với vật kính 40x.
Một số điều cần chú ý:
- Thị kính cũng có thể thay đổi với độ phóng đại khác nhau.
- Khi vặn ốc đại cấp, nếu thấy hết cỡ thì dừng lại ngay, không vặn thêm để tránh bị
“khoá kính”. Ốc vi cấp chuyển động được cả hai chiều, mỗi chiều ít nhất hai vòng. Nếu
đang vặn mà thấy ốc bị kẹt cứng thì phải dừng lại ngay và quay ngược chiều. Tuyệt đối
không được dùng sức mạnh để vặn tiếp vì sẽ làm hỏng bộ phận này. Trong trường hợp

9
BỘ MÔN THỰC VẬT THỰC TẬP THỰC VẬT VÀ NHẬN BIẾT CÂY THUỐC

này, phải dùng ốc đại cấp để điều chỉnh thô nâng hay hạ ống kính, đến khi nhìn thấy vật
soi rồi mới dùng ốc vi cấp để điều chỉnh thêm cho rõ nét. Quá trình nâng mâm kính lên
cần nhìn trực tiếp vào tiêu bản (không nhìn vào thị kính) để tránh làm vỡ tiêu bản.
- Hình ảnh thấy trong kính hiển vi luôn luôn ngược chiều với vật quan sát. Vì vậy,
để cho hình ảnh trong kính thuận chiều, dễ quan sát, khi đặt tiêu bản lên mâm kính phải
quay ngược lại với chiều muốn có. Khi di chuyển tiêu bản trên mâm kính cũng phải
chuyển ngược với chiều mình muốn.
- Khi quan sát, cần thường xuyên vặn ốc vi cấp lên xuống để quan sát được đầy đủ
trên các mặt phẳng khác nhau của vi phẫu.
- Người ta quy ước chia vị trí trên kính trường như trên mặt kính đồng hồ (chia từ 1
đến 12 giờ) để có thể trao đổi dễ dàng công việc với nhau.
- Các đặc điểm chung tổng thể vi phẫu một cơ quan thì cần quan sát ở vật kính 4x,
sau đó quan sát chi tiết các mô ở vật kính 10x hoặc 40x. Các đặc điểm bột dược liệu
thường được quan sát ở vật kính 10x hoặc 40x. Các mẫu vật có kích thước rất nhỏ như
hạt phấn hoặc vi khuẩn, thì cần quan sát ở vật kính 100x. (Sau đây, gọi tắt là các vật
kính 4, 10, 40 hoặc 100). Riêng vật kính 100, khi sử dụng cần nhỏ thêm giọt dầu chuyên
dụng có độ khúc xạ phù hợp với độ khúc xạ của tấm lamen (~1,5), giúp tập trung ánh
sáng chiếu thẳng vào vật kính mà không bị phản xạ ra phía ngoài.
 Phương pháp vẽ hình cấu tạo chi tiết
Hình vẽ cấu tạo chi tiết có giá trị mô tả khoa học, không thể thay thế bằng ảnh
chụp hoặc bản mô tả dù có mô tả chi tiết nhất. Các hình thức này bổ sung cho nhau, tạo
nên một tài liệu mô tả hình thái hoàn chỉnh.
Khi vẽ hình, dùng bút chì đen để vẽ các đặc điểm điển hình quan sát được qua
KHV lần lượt ở các vật kính 4, 10 và 40. Chỉ vẽ các đặc điểm quan sát được thực tế, tôn
trọng đặc điểm thật của mẫu vật, không vẽ theo sách hoặc tranh, ảnh bên ngoài. Hình
vẽ phải đủ to để mô tả chi tiết được các nội dung bên trong hình.
Nét vẽ cần gọn gàng, đủ đậm và rõ ràng. Đối với các tế bào có vách mỏng bằng
cellulose thì vẽ một nét mảnh, tế bào vách hoá gỗ thì vẽ nét kép và tuân thủ quy ước ánh
sáng. Người ta quy định ánh sáng từ góc trên, bên trái của trang giấy chiếu xuống, tạo
với cạnh của trang giấy một góc 450 (Hình 4). Phía có ánh sáng chiếu vào thì nét vẽ
mảnh, phía không có ánh sáng thì nét vẽ đậm.
Mỗi hình vẽ cần có lời chú thích chung và riêng cho từng phần, từng chi tiết.
Đường chỉ dẫn thì kẻ ngang và song song với nhau, tránh cắt chéo qua nhau sẽ gây hiểu
lầm và thiếu thẩm mỹ.

10
BỘ MÔN THỰC VẬT THỰC TẬP THỰC VẬT VÀ NHẬN BIẾT CÂY THUỐC

Khi vẽ nhiều tế bào, cần chú ý vẽ đầy đủ vách của từng tế bào và mức độ xa/gần
của các tế bào. Thông thường, các tế bào cạnh nhau phải có vách chạm vào nhau, đôi
khi có những góc rộng cách xa ở giữa các tế bào sát nhau (gọi là khoảng gian bào).
Tránh cách vẽ các tế bào rời rạc, không gắn kết hoặc các tế bào không đủ vách riêng
biệt (Hình 4).
2
45

3 4 5
1

Hình 4. Một số quy ước khi vẽ cấu tạo chi tiết


1. Cách vẽ tế bào có vách dày (theo quy ước về ánh sáng); 2. Cách vẽ tế bào vách
mỏng; 3. Cách vẽ đúng; 4, 5. Cách vẽ không chính xác

Mẫu vật, dụng cụ, hoá chất


Sinh viên tự kiểm tra các mẫu vật, dụng cụ, hoá chất của bài thực hành theo bảng
1A.
Bảng 1A. Danh mục các mẫu vật, dụng cụ, hoá chất bài thực hành số 1
TT Tên loại Mô tả quy cách Số lượng Có Không
A Mẫu vật
1. Thân hành của cây Mẫu phơi khô vỏ 1
Hành ta ngoài
2. Lá Náng Mẫu tươi, cắt nhỏ 1
3. Vỏ thân Quế Lọ bột khô 1 (theo nhóm)
4. Lá Chè xanh Lọ bột khô 1 (theo nhóm)
5. Lá Húng chanh Mẫu tươi 1
6. Thân Tía tô Tiêu bản mẫu 1 (theo nhóm)

11
BỘ MÔN THỰC VẬT THỰC TẬP THỰC VẬT VÀ NHẬN BIẾT CÂY THUỐC

7. Vỏ thân Dâu tằm Tiêu bản mẫu 1 (theo nhóm)


8. Cuống lá Súng Tiêu bản mẫu 1 (theo nhóm)
9. Thân Mướp cắt ngang Tiêu bản mẫu 1 (theo nhóm)
10. Thân Mướp cắt dọc Tiêu bản mẫu 1 (theo nhóm)
11. Lá Bưởi Tiêu bản mẫu 1 (theo nhóm)
12. Thân Trầu không Tiêu bản mẫu 1 (theo nhóm)
B Dụng cụ
1 Kính hiển vi 1
2 Bộ dụng cụ làm tiêu bản Gồm phiến kính, 1
lá kính, kim mũi
mác, kẹp nhỏ,
chổi lông, giấy
thấm, đĩa thuỷ
tinh lõm.
C Hoá chất, vật dụng
1 Nước làm tiêu bản Lọ 1
2 Dung dịch Iod iodua Lọ 1
3 Khoai lang Lát cắt ngang dày 1
khoảng 1 cm

Các bước thực hành

1. Quan sát các phần của tế bào thực vật


Nguyên liệu: Thân Hành ta (Allium ascalonicum L.); lá Náng (Crinum asiaticum
L.); bột vỏ thân Quế (Cinnamomum spp.).
Cách làm:
- Thân Hành ta (Allium ascalonicum L.): Dùng kẹp nhỏ tách một phần lớp vỏ khô
của củ Hành ta, ngâm trong nước Javen khoảng 15 phút, sau đó rửa sạch bằng nước và
lên tiêu bản giọt ép với dung môi là nước. Dùng kim mũi mác bóc lớp biểu bì trên lớp
vảy bên trong còn tươi của củ Hành (xem mục 2.2.1. phần b), đặt vào giọt dung dịch iot
iodua đã nhỏ sẵn trên phiến kính để làm tiêu bản giọt ép.

12
BỘ MÔN THỰC VẬT THỰC TẬP THỰC VẬT VÀ NHẬN BIẾT CÂY THUỐC

- Lá Náng (Crinum asiaticum L.)Dùng kim mũi mác bóc lớp biểu bì ở mặt dưới của
lá Náng, đặt vào giọt nước đã nhỏ sẵn trên phiến kính để làm tiêu bản giọt ép. Chú ý:
úp mặt bị bóc xuống dưới.
- Vỏ thân Quế (Cinnamomum spp.): Dùng đầu kim mũi mác lấy một ít bột vỏ thân
Quế, phân tán đều bột vào giọt nước đã nhỏ sẵn trên phiến kính để làm tiêu bản giọt ép.
Chú ý: không lấy quá nhiều bột, vì các hạt tinh bột xếp chồng lên nhau sẽ khó quan sát.
Lượng nước vừa đủ để hạt tinh bột không bị trôi.
Quan sát và vẽ hình:
Với các tiêu bản đã chuẩn bị ở trên, chúng ta có thể quan sát được cấu tạo của tế
bào thực vật, bao gồm các phần: vách tế bào; chất nguyên sinh; nhân; một số thể sống
như lạp lục; một số dạng thể vùi như tinh thể calci oxalat, hạt tinh bột,... Cụ thể như sau:
- Tiêu bản biểu bì Hành: Với vật kính nhỏ, quan sát được các tế bào dài xếp liền
nhau. Mỗi tế bào có một nhân màu vàng (do bị nhuộm màu bởi iod-iodua). Xung quanh
nhân là chất nguyên sinh có màu vàng nhạt hơn. Ngoài cùng là vách tế bào mỏng, không
màu. Chọn vùng rõ nhất, chuyển vào giữa kính trường để quan sát bằng vật kính lớn
hơn (10 hoặc 40), sẽ nhìn thấy rõ hơn các phần của tế bào như sau: (i) Vách tế bào: mỗi
tế bào đều có vách riêng, vách của hai tế bào cạnh nhau được gắn bằng một phiến ở
giữa, cấu tạo chủ yếu bằng pectin; (ii) Chất nguyên sinh: là chất keo không màu, trong
suốt, có chấm nhỏ màu vàng (do bị nhuộm bởi iod-iodua) nằm ở xung quanh nhân và
sát vách tế bào; (iii) Nhân: màu vàng nâu sẫm, nằm giữa hoặc lệch về một phía của tế
bào, có thể quan sát thấy một hay nhiều điểm sáng do chiết quang hơn, đó là hạch nhân.
- Tiêu bản biểu bì lá Náng: Với vật kính nhỏ, quan sát thấy các tế bào biểu bì và lỗ
khí mang các hạt nhỏ màu xanh là các lạp lục ở bên trong. Chuyển một lỗ khí nào đó
có nhiều lạp lục rõ vào giữa kính trường rồi quan sát với vật kính lớn hơn. Với vật kính
10 hoặc 40, quan sát được các lạp lục có màu xanh rõ, hình tròn hoặc hình elip. Vẽ hình
một lỗ khí mang lạp lục được quan sát ở vật kính 40.
- Tiêu bản vỏ Hành: Trình tự quan sát như trên, có thể thấy các tế bào của miếng
vảy hành có rải rác nhiều tinh thể calci oxalat hình lăng trụ, đáy hình tam giác. Có thể
nhìn thấy hai hoặc nhiều tinh thể kết hợp lại với nhau thành hình chữ thập, hình chữ X
hoặc hình hoa thị. Vẽ hình tinh thể được quan sát ở vật kính 40.
- Tiêu bản bột vỏ thân Quế: Với vật kính nhỏ, ta thấy nhiều “hạt” nhỏ bé li ti dày
đặc là các hạt tinh bột, hình cầu hoặc gần cầu, không màu hoặc màu hơi vàng nâu nhạt.
Chọn một vùng có các hạt tinh bột nằm rời nhau, chuyển sang vật kính lớn để quan sát

13
BỘ MÔN THỰC VẬT THỰC TẬP THỰC VẬT VÀ NHẬN BIẾT CÂY THUỐC

chi tiết. Ở vật kính 40, có thể dùng kỹ thuật “nháy kính” (xoay nhẹ ốc vi cấp) để hiện
lên rốn hạt hoặc vân tăng trưởng. Lưu ý: với vật kính 40 thường tối nên cần điều chỉnh
tấm chắn ở tụ quang để có độ sáng phù hợp. Vẽ hình dạng hạt tinh bột Quế được quan
sát ở vật kính 40.

A B

C D
Hình 5. Các đặc điểm của tế bào thực vật
A. Biểu bì vỏ củ Hành; B. Biểu bì lá Náng; C. Tinh thể calci oxalat hình lăng
trụ; D. Hạt tinh bột
2. Quan sát các loại mô thực vật
Nguyên liệu: Lá Chè xanh (Camellia sinensis (L.) Kuntze); lá Húng chanh
(Prectranthus amboinicus (Lour.) Spreng.); lá Náng (Crinum asiaticum L.); bột vỏ thân
Quế (Cinnamomum spp.); thân Tía tô (Perrila frutescence (L.) Britton); vỏ thân Dâu
tằm (Morus alba L.); thân Mướp (Luffa cylindrica Roem); lá Bưởi (Citrus maxima
(Burm.) Merr.);
Cách làm:

14
BỘ MÔN THỰC VẬT THỰC TẬP THỰC VẬT VÀ NHẬN BIẾT CÂY THUỐC

- Lá Chè xanh: đã được chuẩn bị trước thành bột (xem mục 2.1.1 phần a). Dùng đầu
kim mũi mác lấy một ít bột lá Chè xanh, phân tán đều bột vào giọt nước đã nhỏ sẵn trên
phiến kính để làm tiêu bản giọt ép.
- Lá Húng chanh: sử dụng dao lam để cắt ngang qua phiến lá bằng phương pháp cắt
trực tiếp theo hướng vuông góc với gân chính của lá (xem mục 2.1.1 phần c), lát cắt
mỏng được làm tiêu bản giọt ép với dung môi là nước.
- Các mẫu còn lại sử dụng tiêu bản đã làm của phần 3.2.1 và tiêu bản mẫu đã được
chuẩn bị trước.
Quan sát và vẽ hình:
Trong mỗi tiêu bản, sẽ quan sát được một vài loại mô thực vật. Đối với bột dược
liệu, các loại mô sẽ không xuất hiện theo quy luật và để quan sát được đầy đủ các loại
mô, có thể phải làm nhiều tiêu bản bột. Đối với tiêu bản vi phẫu các cơ quan dinh dưỡng
như rễ, thân và lá, phần lớn các loại mô sẽ sắp xếp theo quy luật chung của các cơ quan
này. Riêng một số loại mô đặc thù như mô tiết hoặc mô cứng sẽ xuất hiện ở một số tiêu
bản cây cụ thể và không theo quy luật chung của cơ quan. Khi quan sát các tiêu bản
dưới đây, cần nhận dạng được các loại mô theo hướng dẫn ở từng tiêu bản và xác định
mô đó thuộc loại nhóm mô gì?
- Tiêu bản biểu bì lá Náng: Với vật kính nhỏ, quan sát thấy các tế bào biểu bì hình
chữ nhật dài, sắp xếp đều đặn, rải rác là các cặp tế bào lỗ khí ở trên biểu bì. Đưa lên vật
kính lớn để quan sát và vẽ hình.
- Tiêu bản bột lá Chè xanh: Thứ tự quan sát cũng từ vật kính nhỏ tới lớn. Tìm các
đặc điểm: thể cứng là các tế bào lớn có hình dạng đặc biệt, nằm đơn độc, có thành dày;
mảnh biểu bì mang lỗ khí là các đám tế bào biểu bì có vách mỏng, rải rác có lỗ khí;
mảnh mạch xoắn là mảnh mạch rời, hình dạng xoắn như sợi lò so. Chuyển lên vật kính
10 hoặc 40 để quan sát và vẽ chi tiết.
- Tiêu bản bột vỏ thân Quế: Bên cạnh đặc điểm hạt tinh bột, trên tiêu bản này có thể
tìm các tế bào mô cứng dạng sợi là những tế bào dài, có vách dày và khoang tế bào rất
hẹp, màu nâu nhạt. Nếu tế bào không bị gãy thì có thể quan sát được hai đầu nhọn.
- Tiêu bản thân Tía tô (tiêu bản mẫu): Với vật kính nhỏ, quan sát thấy hình dạng
chung của tiêu bản có hình vuông với 4 góc tròn. Phía ngoài cùng là một lớp biểu bì có
màu hồng nhạt, xếp xít nhau, một số tế bào biểu bì kéo dài ra thành lông che chở đa
bào. Chuyển lên vật kính lớn hơn (10 và 40), có thể quan sát thấy ngay dưới biểu bì là
một số lớp tế bào mô dày. Nếu ở phía góc của thiết diện cắt ngang là mô dày góc, nếu

15
BỘ MÔN THỰC VẬT THỰC TẬP THỰC VẬT VÀ NHẬN BIẾT CÂY THUỐC

ở phía cạnh của thiết diện thì là mô dày phiến. Các tế bào mô dày thường có vách dày,
màu hồng đậm. Vẽ đặc điểm các loại mô đã quan sát được ở vật kính 40.

A B C
Hình 6. Tiêu bản thân Tía tô
A. Biểu bì mang lông che chở; B. Mô dày phiến; C. Mô dày góc

- Tiêu bản vỏ thân Dâu tằm (tiêu bản mẫu): Với vật kính nhỏ, có thể quan sát được
lớp bần một vài lớp tế bào hình chữ nhật dài, vách tế bào hoá bần nên bị nhuộm màu
xanh hoặc nâu nhạt. Chuyển lên vật kính lớn hơn quan sát thấy các lớp tế bào bần sắp
xếp đều đặn sát vào nhau, không có khoảng gian bào, tạo thành những dải cung dây
cung đồng tâm và dãy xuyên tâm, khoang tế bào rỗng chứa đầy khí. Một số điểm của
lớp bần sẽ bị rách ra, bên trong có thể chứa các thể chứa các tế bào hình tròn nhỏ gọi là
tế bào bổ sung, chỗ bị rách ra gọi là lỗ vỏ. Ngay dưới lớp bần là một lớp tế bào dẹt,
mỏng, màu đỏ nhạt, đó là tầng phát sinh bần – lục bì. Vẽ lại đặc điểm các mô đã quan
sát bao gồm bần mang lỗ vỏ, tầng phát sinh bần – lục bì và chỉ ra các loại mô này thuộc
nhóm mô nào?

Hình 7. Tiêu bản vỏ thân Dâu tằm


A. Lỗ vỏ; B. Bần; C. Tầng phát sinh bần - lục bì

16
BỘ MÔN THỰC VẬT THỰC TẬP THỰC VẬT VÀ NHẬN BIẾT CÂY THUỐC

- Tiêu bản cuống lá Súng: Quan sát trên toàn bộ tiêu bản ở vật kính 4, nhận diện thể
cứng dạng hình sao, bắt màu xanh, bám trên các dải tế bào mảnh màu hồng. Đưa lên
vật kính 10 hoặc 40 để quan sát và vẽ chi tiết.

A B C
Hình 8. Thể cứng và sợi
A. Thể cứng ở bột lá Chè xanh; B. Thể cứng cuống lá Súng; C. Sợi ở bột quế
- Tiêu bản thân Mướp (tiêu bản mẫu)
Trên vi phẫu thân Mướp cắt ngang, với vật kính nhỏ có thể quan sát được các bó
libe gỗ nằm trong phần trụ giữa. Chuyển sang vật kính lớn để quan sát chi tiết một bó
libe gỗ thì sẽ thấy cách sắp xếp theo kiểu bó chồng kép (libe màu đỏ nhạt ở hai phía,
giữa là gỗ bắt màu xanh). Quan sát kỹ ở vật kính 40 sẽ thấy: Bó libe ngoài gồm các tế
bào mạch rây có tiết diện lớn hơn tế bào kèm và mô mềm libe ở cạnh. Bằng kỹ thuật
nháy kính, một số tế bào rây có thể thấy được vách ngang với nhiều lỗ thông nhỏ trông
như mặt sàng (gọi là phiến rây). Bó gỗ gồm nhiều mạch gỗ lớn màu xanh, có vách dày
nằm giữa các tế bào mô mềm gỗ. Giữa gỗ và libe có lớp tế bào mỏng, dẹt, màu hồng
nhạt là tầng phát sinh libe – gỗ. Vẽ lại đặc điểm bó libe gỗ đã quan sát được ở vật kính
40.
Trên vi phẫu thân Mướp cắt dọc, ở vật kính nhỏ quan sát được các bó libe – gỗ bị
cắt theo chiều dài. Libe gồm các tế bào dài, xếp nối nhau thành từng dãy, màu đỏ nhạt
hoặc hồng, các tế bào rây thường to và dài, nằm xen kẽ với tế bào kèm và mô mềm libe
nhỏ. Gỗ là những quản bào và yếu tố mạch kéo dài, có vách thứ cấp hoá gỗ nên bắt màu
xanh và có thể gặp các kiểu sau: mạch xoắn, mạch vòng, mạch mạng, mạch điểm hoặc
mạch mạng điểm. Vẽ lại đặc điểm bó libe gỗ đã quan sát được ở vật kính 40.

17
BỘ MÔN THỰC VẬT THỰC TẬP THỰC VẬT VÀ NHẬN BIẾT CÂY THUỐC

A B

C D

Hình 9. Các bó mạch ở thân Mướp cắt dọc và ngang


A. Mạch mạng; B. Mạch xoắn, mạch vòng; C. Bó libe gỗ; D. Phiến rây và
bó mạch rây
- Tiêu bản lá Bưởi: Với vật kính nhỏ, ta thấy trên phần mô mềm của phiến lá hoặc
gân giữa của lá có những khoảng trống lớn, tròn hay bầu dục, đó là túi tiết tinh dầu.
Chuyển một túi tiết rõ nhất vào giữa kính trường để quan sát bằng vật kính lớn, sẽ thấy
kích thước túi lớn gấp nhiều lần sơ với tế bào mô mềm xung quanh. Quanh mép túi có
nhiều tế bào tiết và vết tích còn lại của những tế bào bị phá huỷ do quá trình hình thành
túi tiết. Nếu vi phẫu cắt thật mỏng thì túi tiết chỉ là một lỗ thủng hoàn toàn, giống như
một ống tiết cắt ngang. Nếu lát cắt không mỏng thì có thể thấy mặt đáy của túi tiết khi
“nháy kính” để thay đổi mặt phẳng quan sát. Vẽ đặc điểm túi tiết đã quan sát được ở vật
kính 40.
- Tiêu bản lá Húng chanh: Quan sát ở vật kính nhỏ, dọc theo biểu bì lá, ngoài lông
che chở đa bào (gồm 2 – 6 tế bào xếp thành một dãy dài, tế bào ở đầu nhọn), còn thấy

18
BỘ MÔN THỰC VẬT THỰC TẬP THỰC VẬT VÀ NHẬN BIẾT CÂY THUỐC

một số tế bào nhỏ hình cầu, đó là lông tiết tinh dầu. Chuyển một lông tiết tương đối rõ
vào giữa kính trường, quan sát ở vật kính lớn hơn thì sẽ thấy lông tiết bao gồm các tế
bào chân (đa bào) và tế bào tiết mang tinh dầu màu vàng nhạt trong suốt (hình cầu phía
trên cùng). Đó là các lông tiết tinh dầu của Húng chanh. Vẽ lại đặc điểm lông tiết đã
quan sát được ở vật kính 40.
- Tiêu bản thân Trầu không: Quan sát ở vật kính nhỏ, trong thiết diện thân Trầu
không rải rác có một số lỗ hình tròn rỗng, đều, kích thước lớn hơn nhiều so với các tế
bào mô mềm xung quanh. Đó là các ống tiết. Quan sát và vẽ lại đặc điểm này.

A B

Hình 10. Mô tiết


A. Túi tiết tinh dầu; B. Lông tiết tinh dầu
Bảng 1B trình bày tóm tắt các nội dung thực hành của bài số 1.
Trong quá trình thực hành, sinh viên hoàn thiện báo cáo tại phụ lục 2 (Phiếu báo
cáo bài số 1).
Bảng 1B. Tóm tắt các mẫu vật cần quan sát trong bài thực tập số 1
TT Tiêu bản Đặc điểm cần Phương pháp Yêu cầu
quan sát thực hành
1 Biểu bì hành (L) Các phần của tế Làm tiêu bản giọt Tiêu bản rõ đối
bào: Vách; nhân; ép với nước. tượng cần quan
chất tế bào Quan sát trên sát, không có bọt
KHV. khí, đủ nước, sạch
2 Vỏ thân hành (L) Thể vùi dạng tinh Bóc biểu bì, làm và khô ở bề mặt lá
thể calci oxalat hình tiêu bản giọt ép kính.
lăng trụ với nước.

19
BỘ MÔN THỰC VẬT THỰC TẬP THỰC VẬT VÀ NHẬN BIẾT CÂY THUỐC

TT Tiêu bản Đặc điểm cần Phương pháp Yêu cầu


quan sát thực hành
3 Biểu bì lá Náng Biểu bì; lỗ khí; lạp Quan sát trên Điều chỉnh đúng
(L) lục trong lỗ khí KHV vi trường có đối
4 Bột vỏ thân Quế Thể vùi dạng tinh tượng quan sát.
(L) bột trong tế bào
thực vật
Làm tiêu bản giọt
Sợi
ép với nước.
5 Bột lá Chè xanh Thể cứng
Quan sát trên
(L) Mảnh mạch
KHV.
vòng/xoắn/mạng
điểm
Biểu bì mang lỗ khí
7 Thân Thiên thảo Biểu bì mang lông
(M) che chở
Mô dày góc/phiến

8 Vỏ Dâu tằm (M) Bần Điều chỉnh đúng


Quan sát tiêu bản
9 Thân Mướp cắt Bó libe gỗ, phiến mẫu trên KHV vi trường có đối
ngang (M) rây tượng quan sát.
10 Lá Bưởi (M) Túi tiết tinh dầu
kiểu dung sinh
11 Thân Trầu Ống tiết
không (M)
12 Lá Húng chanh Lông tiết tinh dầu Cắt ngang qua Tiêu bản đủ độ
(L) phiến lá bằng dao mỏng để quan sát
lam. được lông tiết,
Làm tiêu bản giọt không có bọt khí,
ép với nước. đủ nước, sạch và
Quan sát trên khô ở bề mặt lá
KHV. kính
Ghi chú: M: tiêu bản mẫu; L: tiêu bản làm trong buổi thực hành

20
BỘ MÔN THỰC VẬT THỰC TẬP THỰC VẬT VÀ NHẬN BIẾT CÂY THUỐC

Yêu cầu đánh giá cuối buổi thực tập


- Thang đánh giá: ĐẠT (Đ) / KHÔNG ĐẠT (KĐ)
- Sinh viên được đánh giá kết quả ĐẠT khi hoàn thành đủ các chỉ tiêu đánh giá.
- Sinh viên được đánh giá KHÔNG ĐẠT khi không hoàn thành 1 chỉ tiêu đánh
giá.
Bảng 1C. Các chỉ tiêu đánh giá bài thực tập số 1
Chỉ tiêu đánh giá Đạt Không đạt
1. Hoàn thành đủ 3 tiêu bản (L).

2. Quan sát đủ các đặc điểm trên các tiêu bản yêu cầu.

3. Vẽ đủ các các đặc điểm trên các tiêu bản yêu cầu trong
báo cáo thực tập (Phụ lục 2)

4. Nhận biết được trên KHV một đặc điểm bất kỳ trong số
các đặc điểm đã quan sát trong bài thực tập (theo yêu cầu
của giảng viên).
Sinh viên được phép quan sát lại lần 2 theo chỉ định của
giảng viên nếu lần 1 chưa quan sát đúng đặc điểm.

5. Thực hiện đúng nội quy và quy trình thực tập. Trung thực
trong kết quả thực hành.

21
BỘ MÔN THỰC VẬT THỰC TẬP THỰC VẬT VÀ NHẬN BIẾT CÂY THUỐC

Họ và tên ……………………………… Lớp: ........... Tổ: .........


Mã sinh viên ………………………….. Thứ: .............. Ca: .........
BÀI 1 - QUAN SÁT, VẼ TẾ BÀO VÀ MÔ THỰC VẬT
1. Tiêu bản bột dược liệu
Quan sát ở vật kính 40, vẽ (có chú thích) các đặc điểm trong tiêu bản bột vỏ thân Quế
và bột lá Trà xanh

H1. Bột vỏ thân Quế H2. Bột lá Trà xanh


Chú thích:
1. Hạt tinh bột; 2. Sợi; 3. Thể cứng; 4. Mảnh mạch; 5. Biểu bì mang lỗ khí

2. Tiêu bản lá Húng chanh, tiêu bản lá Bưởi


Quan sát ở vật kính 40 và vẽ (có chú thích) một phần tiêu bản có các đặc điểm: lông
tiết (ở lá Húng chanh) hoặc túi tiết tinh dầu (ở lá Bưởi).

H3. Lá Húng chanh H4. Lá Bưởi


Chú thích:
6. Lông tiết tinh dầu; 7. Túi tiết tinh dầu

22
BỘ MÔN THỰC VẬT THỰC TẬP THỰC VẬT VÀ NHẬN BIẾT CÂY THUỐC

3. Tiêu bản thân Thiên thảo/Tía tô, tiêu bản vỏ Dâu tằm, tiêu bản cuống lá
Trang
Quan sát ở vật kính 10 hoặc 40. Vẽ (có chú thích) một phần tiêu bản có các đặc điểm:
biểu bì, lông che chở, mô dày góc và/hoặc mô dày phiến (ở thân Thiên thảo/Tía tô);
bần (ở vỏ Dâu tằm) và thể cứng (ở cuống lá Trang).

H6. Vỏ Dâu tằm

H5. Thân thiên thảo

Chú thích: H7. Cuống lá Trang

8. Biểu bì; 9. Lông che chở; 10. Mô dày góc; 11. Mô dày phiến; 12. Bần; 13. Thể cứng

4. Các tiêu bản thân Mướp


- Quan sát tiêu bản thân Mướp cắt ngang lần lượt ở vật kính 10, 40 và vẽ cấu tạo chi
tiết (có chú thích) một phần tiêu bản có các đặc điểm: bó libe gỗ, phiến rây.
- Quan sát tiêu bản thân Mướp cắt dọc ở vật kính 10 và vẽ (có chú thích) các bó mạch
dẫn (quản bào).

H8. Thân mướp cắt ngang H9. Thân mướp cắt dọc
Chú thích:
13. Gỗ; 14. Libe; 15. Phiến rây; 16. Mạch vòng; 17. Mạch xoắn; 18. Mạch mạng điểm

Test cuối bài


1 2 3 4 5 6 7 8 9 10

23
BỘ MÔN THỰC VẬT THỰC TẬP THỰC VẬT

147

You might also like