Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 3

1.

Phân tích tầm quan trọng của việc rèn luyện kĩ năng trình bày bảng
đối với sinh viên sư phạm.
Chữ viết là một phương tiện rất quan trọng để trình bày kiến thức và kích thích
hứng thú học tập của người học. Chữ đẹp, trình bày bảng rõ ràng, khoa học là
phương tiện cần thiết để thu hút sự chú ý của học trò và nhờ đó mà thấy cô tự tin
hơn trong tiết dạy. Viết bảng thể hiện hệ thống mạch kiến thức logic, giúp học sinh
hiểu bài tốt hơn, dễ theo dõi tiến trình bài giảng, dễ ghi chép bài học một cách có
hệ thống, dễ tư duy. Cách viết và cách trình bày bảng có ảnh hưởng rất lớn đến học
sinh, thậm chí học sinh có thể bắt chước theo. Do đó, trình bày bảng cần phải đảm
bảo tính khoa học, sư phạm và nghệ thuật, thẩm mỹ. Viết bảng cũng rất quan trọng
vì không phải lúc nào cũng có thể sử dụng phương tiện trình chiếu và không
phương tiện nào cũng minh họa tức thì mọi nội dung.

2. Trình bày những yêu cầu khi viết bảng


Yêu cầu khi viết chữ trên bảng bao gồm : viết đúng, viết rõ, viết đều, viết thẳng
hàng, viết nhanh.
a. Viết đúng
- Viết đúng nội dung : nội dung thông tin viết trên bằng phải đảm bảo tính chính
xác
- Viết đúng các quy tắc chính tả
- Ngoài ra, đối với giáo viên tiểu học, khi trình bày cần đảm bảo đúng quy trình
viết nét, viết chữ cái và liên kết các chữ cái tạo thành chữ ghi tiếng phải liền mạch.
Chữ viết phải đúng cỡ, dùng mẫu theo quy định hiện hành của Bộ Giáo dục và Đào
tạo (Theo Quyết định số 31/2002/QĐ-BGD&DT về việc ban hành mẫu chữ viết
trong trường tiểu học, ngày 14/6/2002)
b. Viết rõ
- Chữ viết trên bảng rõ ràng, dễ đọc, không bị mờ.
- Cần viết đủ chữ, đủ nét, không viết ngoáy, viết tắt một cách tuỳ tiện
- Độ lớn của chữ đủ để cả lớp đọc được (tuỳ theo khoảng cách từ chỗ ngồi của học
sinh đến bảng xa hay gần và số lượng học sinh nhiều hay ít để điều chỉnh độ lớn
của chữ cho phù hợp). Tránh viết quá to, tốn điện tích viết bảng, không thể trình
bày đủ dàn ý một cách hệ thống được hoặc viết quả nhỏ, học sinh sẽ không nhìn
thấy
c. Viết thẳng hàng
- Chữ viết thẳng hàng, không lên dốc, xuống dốc. Các dòng chữ phải thẳng, song
song và cách đều nhau
- Chữ viết ngay ngắn, không xiêu vẹo
d. Viết đều chữ, đều nét, đều khoảng cách
- Đều chữ: chữ viết trên bảng phải theo một cỡ chữ nhất định (trừ phần ghi đầu bài
và những chỗ cần nhấn mạnh)
- Đều nét: chữ viết trên bảng phải theo một kiểu nét nhất định, độ lớn của nét phải
đều nhau (trừ những chỗ cần nhấn mạnh)
- Đều khoảng cách: khoảng cách từ chữ nọ đến chữ kia và từ dòng nọ đến dòng kia
đều nhau
e. Viết nhanh
- Trình bày kịp dàn ý trọn vẹn trên bảng. Viết kịp những ý cơ bản theo đúng tiến
độ của lời giảng, không bị lệ thuộc quá nhiều vào việc ghi bảng
- Bài giảng liền mạch, không bị đứt đoạn, không có thời gian chết
- Chữ viết, hình vẽ phải rõ ràng đủ để mọi người quan sát được
- Ghi bảng đẹp, gọn, tập trung và bám lấy trọng tâm
- Làm nổi bật tên bài và các đề mục :
+ Tên bài: ghi chữ in hoặc chữ thường cỡ chữ to
+ Đề mục: gạch chân, viết đậm... khi đánh để mục thì mục nhỏ lùi sâu hơn so với
mục lớn theo thứ tự: 1, 1, a, b...
- Đứng xa bảng (khoảng 20 cm) và đứng sang một bên để tận dụng được ánh sáng,
đảm bảo người học dễ quan sát, ghi chép và giáo viên quan sát lại được người học
- Cầm phần thoải mái, khi viết bằng xoay đầu phần theo chiều kim đồng hồ, không
tỉ, ấn mạnh khi viết, nét phần cần dứt khoát, không xiêu vẹo...
- Nội dung ghi thống nhất với lời giảng, nói đến đầu ghi đến đấy, ghi chính xác,
tránh sai lầm
- Tránh viết tên để mục quả đài và không nên viết tắt, nếu có viết tắt phải quy ước
trước khi viết.

You might also like