Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 12

1.

Mở đầu
Xã hội là một thực thể tồn tại quanh ta, chứa đựng từng cá nhân trong xã
hội, những mối quan hệ xã hội, những vấn đề xoay quanh, tác động trong
đời sống của con người. Xã hội gắn liền với sự ra đời của loài người, tiến
hóa qua nhiều các cấp bậc khác nhau, từ đơn giản đến phức tạp. Xã hội với
từng khu vực khác nhau trên thế giới có tiến trình phát triển khác nhau,
nhưng nhìn chung đến thời điểm hiện tại, tất cả đều đang hướng tới một xã
hội văn minh, dân chủ, vì lợi ích của con người.
Xã hội theo góc nhìn của xã hội học đó là một tập hợp người, một tập thể
người có mối quan hệ gắn bó với nhau trên tất cả các lĩnh vực của đời sống
xã hội, nó là sự biểu hiện tổng hòa các mối quan hệ xã hội.

Trong xã hội con người không thể sống một mình không tương tác với thế
giới. Mỗi hoạt động có mục đích của con người chỉ trở thành hoạt động xã
hội khi nó nằm trong một số mối quan hệ giữa các chủ thể hoạt động và
thông qua các mối quan hệ đó. Chính những tác động ảnh hưởng lẫn nhau
của con người với thế giới xung quanh với nhiều hình thức, hoạt động, dáng
vẻ tạo ra một hệ thống tương quan xã hội mà con người chịu ảnh hưởng, tác
động lẫn nhau bởi những vai trò, chức năng, nhiệm vụ cụ thể của mình trong
môi trường ấy.

https://luathoangphi.vn/tuong-tac-xa-hoi-la-gi/#Tuong_tac_xa_hoi_la_gi
https://sites.google.com/site/xahoihocsociology/cac-khai-niem-ly-thuyet-xa-
hoi-hoc/lt/ly-thuyet-tuong-tac-bieu-trung

LỜI MỞ ĐẦU
Xã hội là một thực thể tồn tại quanh chúng ta, chứa đựng từng cá thể trong
xã hội, các mối quan hệ xã hội, các vấn đề và xã hội tác động đến cuộc sống
của con người. Xã hội đã có từ khi loài người ra đời và tiến hóa qua nhiều
cấp bậc, từ đơn giản đến phức tạp. Mặc dù mỗi xã hội đang phát triển theo
cách riêng của họ, nhưng tất cả đều đang hướng tới một xã hội văn minh,
dân chủ vì lợi ích của con người.
Con người không thể sống một mình mà không tương tác với thế giới xung
quanh. Mỗi hoạt động có mục đích của con người chỉ có thể được coi là hoạt
động xã hội khi nó được thực hiện thông qua một số mối quan hệ giữa các
chủ thể hoạt động và thông qua các mối quan hệ đó. Chính những tác động
lẫn nhau của con người với thế giới xung quanh với nhiều hình thức, hoạt
động và dáng vẻ tạo ra một hệ thống tương quan xã hội mà con người chịu
ảnh hưởng lẫn nhau bởi những vai trò, chức năng và nhiệm vụ cụ thể của họ
trong môi trường mà họ sống. Như vậy, có thể thấy tương tác xã hội đóng
một vai trò cốt lõi trong việc phát triển của một xã hội.
1. Nội dung
1.1. Khái niệm “Tương tác xã hội”
Tương tác xã hội là một hình thức thông tin và giao tiếp xã hội của ít
nhất hai chủ thể hành động. Trong quá trình này, sự tác động qua lại
của các chủ thể sẽ được thực hiện; đồng thời cũng diễn ra sự thích
ứng của một hành động và một hành động khác. Qua đó họ đạt được
sự hiểu biết nhau về tình huống, về ý nghĩa của hành động. Do vậy, có
thể đạt được sự hợp tác, đồng tình nhất định 1

1.2. Đặc điểm


Trong quá trình tương tác, con người vừa là chủ thể vừa là khách thể
và cả hai đều bị ảnh hưởng bởi các giá trị xã hội, tiểu văn hóa và thậm
chí là các phần văn hóa khác nhau. Tóm lại, mức độ ảnh hưởng của
các chuẩn mực và giá trị đối với họ khác nhau. Do đó, các chủ thể
hành động thường khó giao tiếp, nhiều khi dẫn đến tranh luận để tìm
ra tiếng nói chung trong một tình huống cụ thể.

1 Phạm Tất Dong – Lê Ngọc Hùng (đồng chủ biên), Xã hội học, Nxb Thế giới, tr.145.
Mỗi người chịu những lực tương tác khác nhau trong quá trình tương
tác, những lực tương tác đó có ý nghĩa và tác động khác nhau. Do đó,
khuôn dáng của mỗi người được tạo ra bởi tương tác xã hội, cũng như
cách mỗi người làm việc cùng nhau hoặc không.
Chủ thể có thể tương tác với chủ thể kia và tự động thay đổi và điều
chỉnh hành vi và hành động của mình để phù hợp với chủ thể kia.

2. Một số lý thuyết về tương tác xã hội

2.1. Tương tác xã hội và lý thuyết tương tác biểu trưng


Lý thuyết tương tác biểu trưng (hay còn gọi tương tác biểu trưng) là
một trong những lý thuyết về tương tác xã hội quan trọng nhất của Xã
hội học, nó gắn liền với tên tuổi của G. Mead, một nhà xã hội học
người Mỹ. Trong tương tác biểu trưng, các chủ thể không phản ứng
trực tiếp đối với các hành động của người khác, mà chỉ tìm cách
“đọc”và hiểu ý nghĩa của các biểu tượng, được thể hiện bằng các hành
động, cử chỉ.
2.1.1. Biểu tượng qua cử chỉ, hành động
Theo lý thuyết tương tác biểu trưng, các hoạt động liên tục của giao
tiếp xã hội "xây dựng" cuộc sống xã hội. Mỗi người trong tương tác
hiểu "ta là ai" và "ta phải làm gì" thông qua phản ứng của người khác
đối với những gì chúng ta đã làm.
Mead cũng phân tích rất kỹ về hành động và cử chỉ của các cá nhân.
Ông chia các cử chỉ này thành hai loại:

1. Cử chỉ không có hàm ý 2. Cử chỉ có hàm ý, có ý


nghĩa
Đây là loại không có hàm ý như Chúng ta sẽ lý giải hành động
phản xạ nháy mắt (một cách bất này trước khi phản ứng thay vì
giác do có bụi bay vào) hay bị phản ứng một cách tự động hoá.
kích thích. Đó là phản xạ tự Đó là khi ta chủ động nháy mắt
động. với bạn bè hoặc người thân - thì
Ta vô thức, bất giác thực hiện cử hành vi khiến họ nghĩ rằng đây
chỉ mà không cần xác định đối là ý nghĩa của sự khích lệ tinh
phương muốn gửi gắm điều gì thần…Như vậy, cử chỉ có hàm ý
hay ta muốn truyền đạt điều gì. nghĩa là ta thể hiện các biểu
tượng bởi vì các đối phương cần
phải xác định xem ý nghĩa được
gửi gắm là gì rồi mới có thể phản
ứng

2.1.2. Biểu tượng ngôn ngữ nói và viết


Ngôn ngữ nói và viết là hệ thống biểu tượng quan trọng bậc nhất
trong quá trình tương tác giữa các cá nhân. Chữ viết là tiếng nói của
con người cũng là những ý nghĩa đã được quy gán cho âm thanh và
các ký tự. Ví dụ, khi ta tập hợp các ký tự, hoặc âm sắc: B, Â, U, T, R,
Ơ, I và hai thanh huyền, ta được từ “bầu trời”. Và đương nhiên từ này
sẽ không biểu hiện được gì nếu người Việt Nam không quy gán cho
nó một ý nghĩa nhất định.
2.1.3. Điểm yếu
Tóm lại, lý thuyết tương tác biểu trưng là một phần quan trọng của lý
thuyết xã hội học liên quan đến tương tác xã hội. Nhưng lý thuyết này
cũng có những thiếu sót. Ví dụ, nó coi tất cả các tương tác xã hội là
tương tác cá nhân, điều này khiến các tương tác vĩ mô bị coi thường.
Ngoài ra, lý thuyết này không xem xét những thách thức và thách
thức trong tương tác khi một người xuất phát từ hai nền văn hóa có
những hệ thống biểu tượng tương đối khác nhau.2

2.2. Lý thuyết trao đổi xã hội về tương tác xã hội


Lý thuyết này, đại diện tiêu biểu là George C. Homans (1910-1989)
và Peter Blau (1918-2002), giải thích sự thay đổi xã hội và ổn định là
một quá trình giao lưu thương lượng giữa các bên. Lý thuyết trao đổi
xã hội thừa nhận rằng mối quan hệ của con người được hình thành
bằng cách sử dụng một phân tích chi phí-lợi ích chủ quan và so sánh
các lựa chọn thay thế. Lý thuyết này có gốc rễ trong kinh tế học, tâm
lý học và xã hội học. Lý thuyết trao đổi xã hội có nhiều giả định chính
được tìm thấy trong lý thuyết lựa chọn hợp lý và cấu trúc luận. Nó
cũng được sử dụng khá thường xuyên trong thế giới kinh doanh để
ngụ ý một quá trình hai mặt, cùng có ngũ và bổ ích liên quan đến các
giao dịch hoặc chỉ đơn giản là trao đổi.3
Bên cạnh đó, Homans cũng đưa ra bốn nguyên tắc tương tác giữa các
cá nhân như sau:
2 Phạm Tất Dong – Lê Ngọc Hùng (đồng chủ biên), Xã hội học, Nxb Thế giới, tr. 147
3 https://sites.google.com/site/xahoihocsociology/cac-khai-niem-ly-thuyet-xa-hoi-hoc/lt/ly-thuyet-
trao-doi-xa-hoi
- Nếu một dạng hành vi được thưởng, hay có lợi thì hành vi đó
có xu hướng lặp lại.
- Hành vi được thưởng, được lợi trong hoàn cảnh nào thì cá nhân
sẽ có xu hướng lặp lại hành vi đó trong hoàn cảnh như vậy.
- Nếu như phần thưởng, mối lợi đủ lớn thì cá nhân sẽ sẵn sàng bỏ
ra nhiều “chi phí” vật chất và tinh thần để đạt được nó.
- Mức độ hài lòng, thỏa mãn với những phần thưởng, mối lợi cá
nhân giành được cao nhất ở lần đầu và có xu hướng giảm dần.
Đây là mẫu tương tác cơ bản nhất. Tuy nhiên, Hoomans cho rằng
ngay cả những mối quan hệ xã hội phức tạp như quan hệ quyền lực
đều tuân theo các nguyên tắc trên.
2.3. Lý thuyết kịch
2.3.1. Khái niệm
Lý thuyết kịch hay còn gọi là lý thuyết về kiềm chế biểu cảm. Đại
diện tiêu biểu của lý thuyết này là Ervings Goffman, luận điểm cơ
bản của ông là toàn bộ đời sống xã hội là một tấn kịch khổng lồ với
những diễn viên vừa đóng vai khán giả vừa đóng vai nhân vật. Các
diễn viên có nhiệm vụ diễn tốt vai diễn của mình, tức là thực hiện tốt
vai trò xã hội của họ.
2.3.2. Đặc điểm
Kiềm chế biểu cảm là ý tưởng chính của lý thuyết kịch: "Xã hội
giống như một sân khấu, và khi các cá nhân thực hiện vai trò của
mình cũng chính là lúc họ hóa thân thành những diễn viên trên sân
khấu đó". Những người trong quá trình tương tác luôn tìm hiểu về
đối tác của họ để thực hiện sự kiềm chế biểu cảm. Họ thường thu
thập thông tin liên quan đến vị thế kinh tế và xã hội chung của đối
tác, bao gồm nghề nghiệp, học vấn, gia cảnh, năng lực, thái độ, v.v.
Nếu các đối tác quen biết nhau, thì thông tin này có thể được lấy từ
những tương tác trước đó. Ngoài ra, nó có thể dựa trên tự giới thiệu
hoặc các tài liệu liên quan, hoặc ít nhất là từ cách các đối tác ăn mặc
và hành động.
Goffman đã đưa ra ba khái niệm cơ bản mà theo ông là rất quan
trọng khi một chủ thể hành động muốn diễn đạt vai, hay nói chính
xác hơn là muốn thực hiện vai trò của mình, đó chính là tiền cảnh
(front stage), hậu cảnh (backstage), và ngoại cảnh (outside)
- Tiền cảnh (front stage): Tiền cảnh là nơi các diễn viên trình
diễn theo những vai trò hoặc cụ thể hơn, đó chính là một bộ
phận của sự diễn xuất nói chung thực hiện chức năng xác định
hoàn cảnh theo những đường lối xác định và chung nhất cho
những người quan sát sự diễn xuất đó. Như vậy, có thể hiểu
tiền cảnh của sân khấu chính là những gì mà chủ thể hành động
cố ý để cho những người quan sát mình có thể thấy được. Ví
dụ, những gì sinh viên đã mong đợi từ một vị giáo sư là phong
thái chuyên nghiệp và đĩnh đạc khi giảng bài cho họ. Chính lúc
này, ông đóng vai trò "người thầy" của mình, và lớp học là tiền
cảnh.
- Hậu trường (backstage): Theo Goffman, không gian hậu trường
là nơi mỗi cá nhân được sống mà không chịu sự cấm đoán của
các luật lệ ở không gian sân khấu, cũng là nơi mà mỗi diễn viên
có thể thực hiện những hành động mà nếu có mặt khán giả, họ
sẽ không dám làm. Nói cách khác, không gian hậu trường là
không gian để mỗi người được “sống thật” với bản thân mình.4
- Ngoại cảnh (outside), hay còn được gọi là không gian bên
ngoài. Ví dụ khi hết giờ làm việc, vị giáo sư rời lớp học để về
nhà – tức là chuyển từ vai trò làm người thầy sang vai trò làm
chồng, làm cha (mà tiền cảnh là lớp của ông) – thì khi đó nhà
trở thành ngoại cảnh.
Cần phải nói rằng lý thuyết kịch coi tương tác giữa con người theo
một góc nhìn tiêu cực. Theo đó, các cá nhân không bao giờ thành
thật với nhau khi họ xuất hiện trước mọi người; mặc dù họ có thể vui
cười hoặc khóc với nhau, nhưng tất cả những biểu cảm đó đều được
thực hiện với mục đích làm hài lòng người khác. Tuy nhiên, không
phải khi nào các cá nhân cũng hành động theo cái mà họ nghĩ rằng
những người khác muốn vậy. Nhiều khi họ hành động ngược lại với
sự mong chờ của người khác.

2.4. Phương pháp luận dân tộc học về tương tác xã hội.
Phương pháp luận dân tộc học về tương tác xã hội là nghiên cứu về
những quy tắc hiển nhiên điều khiển sự tương tác của người này với
người khác. Những quy tắc này được chúng ta dùng thường xuyên
với những người biết rõ nhau như những người trong gia đình, bạn
4 https://livreetcine.wordpress.com/2020/03/15/ung-dung-ly-thuyet-kich-cua-e-goffman-trong-
nghien-cuu-tho-nguyen-cong-tru/
bè thân thiết và rộng hơn là những người trong cùng một nền văn
hoá. Thực chất, những quy tắc được coi là hiển nhiên trong giao tiếp
là những quy ước ngầm về việc nhận thức trong quá trình tương tác
giữa các cá nhân- đặc biệt giữa những người thường xuyên tương tác
với nhau như bạn bè thân thiết, vợ chồng, ba mẹ và các con, v.v
Ví dụ: Khi ta tới thăm gia đình nhà bạn, anh trai của bạn nói với bạn
rằng “nhậu đi!”, ở trường hợp này, có thể ta sẽ hiểu nhầm hoặc
không hiểu ý của người anh trai vì thực tế, ta và người anh trai chưa
giao tiếp với nhau trước đó nên không thể hiểu được tình huống
tương tác. Còn về phần người bạn, người bạn nghe là có thể hiểu
rằng ngụ ý của anh mình là “xuống ăn cơm thôi!” vì hai anh em đã
có sự tương tác lâu ngày.
Thật vậy, trong đời sống, những quy tắc này sẽ giúp tiết kiệm thời
gian và giúp cuộc hội thoại nhanh chóng hơn đối với những sự tương
tác gần như bố mẹ, bạn bè, anh em. Tuy nhiên, đối với người lạ,
người không cùng một nền văn hoá thì không thể hiểu ta đang nói về
điều gì. Dù vậy, phương pháp luận dân tộc học cũng là một hướng
tiếp cận quan trọng khi nghiên cứu về tương tác xã hội, đặc biệt là
tương tác dùng các quy tắc ngôn ngữ nói, viết và ngôn ngữ cử chỉ,
hành vi.

3.Các loại hình tương tác xã hội


3.1. Phân loại dựa vào mối liên hệ xã hội giữa các chủ thể hành động

Sự tiếp xúc không gian Mối liên xã hội hầu như chưa có.
Các cá nhân chỉ có vị trí không
gian quan sát gần nhau mà thôi
Sự tiếp xúc tâm lý Đã xuất hiện sự quan tâm, để ý
lẫn nhau ở các cá nhân trong
tương tác
Sự tiếp xúc xã hội Đã có sự hoạt động chung
Sự tương tác Đó là việc thực hiện hành động
ổn định có hệ thống. Các hành
động này có mục đích tạo ra
những phản ứng tương tác phía
đối tác
Quan hệ xã hội Đó là những hệ thống phối hợp
các hành động với nhau

3.2. Phân loại theo các dạng hoạt động chung

Hoạt động Hoạt động Hoạt động


cá nhân-cùng nhau tiếp nối-cùng nhau tương hỗ-cùng nhau
Các cá nhân được Công việc được thực Là khi có sự tương
giao cùng làm những hiện dưới dạng tiếp tác cá nhân đồng thời
công việc nào đó mà nối. Sự thực hiện với tất cả những cá
việc họ thực hiện thế nhiệm vụ của một nhân khác trong cùng
nào không ảnh người ảnh hưởng hoạt động.
hưởng nhiều đến tốc nhiều đến tốc độ,
độ, công việc của chất lượng, công việc
người khác của người khác.

3.3. Phân loại theo chủ thể hành động trong tương tác
Trong tương tác xã hội, tối thiểu phải có hai chủ thể hành động tham
gia. Những chủ thể hành động có thể là cá nhân, nhóm, cả xã hội. Từ
đó, chúng ta có thể đưa ra những dạng tương tác theo chủ thể hành
động:
- Tương tác liên cá nhân: là tương tác giữa các cá nhân với nhau
- Tương tác cá nhân-xã hội
- Tương tác nhóm-xã hội
- Tương tác nhóm-nhóm
- Tương tác nhóm-xã hội
- Tương tác giữa những cá nhân với tư cách đại diện các nhóm
khác nhau

3.4. Phân loại theo mức độ trực tiếp hay gián tiếp

Tương tác trực tiếp Tương tác gián tiếp


Khi các chủ thể hành động trong Các chủ thể hành động phải dùng
tương tác không dùng bất cứ một đến các phương tiện trung gian như
phương tiện trung gian nào để thực máy fax, telex, điện thoại, máy vi
hiện giao tiếp. Đó là loại tương tác tính, các phương tiện thông tin đại
mặt đối mặt. chúng để thiết lập và duy trì quá
trình tương tác. Về cơ bản, mọi
tương tác xã hội đều gián tiếp vì các
chủ thể hành động không chỉ sử
dụng các phương tiện kỹ thuật mà
còn sử dụng văn hoá và tinh thần
của họ, chẳng hạn như hệ thống giá
trị và chuẩn mực để thực hiện tương
tác của họ.
3.5. Phân loại theo mục tiêu, ý nghĩa xã hội của tương tác.
Những chủ thể hành động dường như luôn mang một trong những đặc điểm
xã hội, chẳng hạn như đồng tình hoặc xung đột, thích ứng hay đối lập, có
liên quan hay không v.v. Tất cả những đặc điểm này có thể được chia thành
hai nhóm chính:

Tương tác theo dạng hợp tác Tương tác theo dạng cạnh tranh
Bao gồm những biểu hiện tương tác Chứa đựng những biểu hiện tương
mang tính chất tích cực, xây dựng; tác mang tính chất tiêu cực, phá
nhờ đó các chủ thể có thể tổ chức hoại, đối kháng…và ngăn cản
được những hoạt động chung. những hoạt động chung.

Hình thức “thi đua” là hình thức trung gian giữa hai dạng trên. Các nhóm
thi đua vẫn có thể cùng hoạt động ở những mức độ nhất định vì thi đua cũng
là một dạng cạnh tranh với mục tiêu là giúp đỡ nhau tiến bộ.

3.6. Các loại hình tương tác xã hội khác


- Tương tác dài hạn > < Tương tác ngắn hạn
- Tương tác được thiết chế hoá > < Tương tác không thiết chế hoá
- Tương tác ổn định > < Tương tác không ổn định.
4. Yếu tố tác động tới tương tác xã hội và liên hệ thực tiễn
Yếu tố tác động tới tương tác xã hội chính là những ảnh hưởng khách quan
hoặc chủ quan tới các tương tác, từ đó khiến cho độ hiệu quả hoặc tính chất
của tương tác thay đổi ít hoặc nhiều.
4.1. Yếu tố khách quan.
Một trong những yếu tố khách quan có thể ảnh hưởng tới tương tác xã hội
có thể kể đến như tình hình thời tiết khắc nghiệt hay những tình huống ngoài
ý muốn khiến việc tương tác giữa xã hội trở nên khó khăn. Điển hình nhất
có thể kể tới tình hình dịch bệnh Covid-19 trong vài năm trở lại đây đã gây
ra một số cản trở:
- Giảm tương tác mặt đối mặt: Do lo ngại về sự lây lan của virus, giãn
cách xã hội được thiết lập. Điều này khiến cho các hoạt động xã hội
như ăn tối cùng bạn bè, đi xem phim hay cùng nhau đi mua sắm trở
nên khó khăn hoặc không thể thực hiện được; gây ra sự hạn chế về
tiếp xúc không gian, tiếp xúc tâm lý, tiếp xúc xã hội, v.v
- Thay đổi hình thức tương tác: Để giữ kết nối với nhau trong thời gian
giãn cách xã hội, mọi người chuyển sang sử dụng các phương tiện
truyền thông xã hội, video call và các công cụ trò chuyện trực tuyến
khác.
- Thách Thức trong Giao Tiếp:
- Khả năng truyền đạt và hiểu ý nhau khi đeo khẩu trang hoặc
giao tiếp qua mạng có thể bị hạn chế.
- Việc duy trì biểu cảm và ngôn ngữ cơ thể trong giao tiếp trực
tuyến cũng trở nên khó khăn hơn.

- Ảnh Hưởng đến Sức Khỏe Tâm Thần:

- Sự cô lập kéo dài có thể dẫn đến căng thẳng, lo âu, trầm cảm và
các vấn đề sức khỏe tâm thần khác.
- Thiếu tương tác xã hội làm giảm khả năng kích thích não và
ảnh hưởng đến việc duy trì sự cân bằng tâm lý.

4.2. Yếu tố chủ quan

- Tính cách: Tính cách là những đặc điểm thường xuyên thay đổi trong
suy nghĩ và hành vi của một cá nhân. Nó có thể ảnh hưởng đến cách
họ giao tiếp với người khác, chẳng hạn như họ có dễ dàng hòa đồng
hay dè dặt, họ có xu hướng hướng ngoại hay hướng nội, họ có dễ bị
kích động hay bình tĩnh, v.v.
- Cảm xúc: Cảm xúc là những phản ứng tâm lý với những kích thích
bên trong hoặc bên ngoài ảnh hưởng đến tâm trí con người. Chúng có
thể ảnh hưởng đến cách họ tương tác với người khác, chẳng hạn như
mức độ họ lo lắng hay tự tin, mức độ vui vẻ hay buồn bã, v.v.
- Thái độ: Thái độ là những đánh giá tích cực hoặc tiêu cực mà một
người có đối với một người khác, một nhóm người hoặc một sự vật
nào đó. Chúng có thể ảnh hưởng đến cách họ tương tác với người
khác, chẳng hạn như họ có thái độ tích cực hay tiêu cực đối với những
người khác giới, người có hoàn cảnh khác với họ, người khác biệt với
họ, v.v.
Tóm lại, tương tác xã hội là một phần quan trọng của cuộc sống và là nền
tảng của xã hội. Tương tác xã hội giúp con người tạo và duy trì các mối
quan hệ, điều này góp phần tạo nên một xã hội hoà bình và đoàn kết. Ngoài
ra, tương tác xã hội—thông qua việc trao đổi hàng hóa và dịch vụ khi chúng
ta tương tác với nhau—có thể thúc đẩy sự phát triển kinh tế.

Trang, N.L. (2022) Tương Tác xã hội là gì?, Công ty Luật Hoàng Phi.
Available at:
https://luathoangphi.vn/tuong-tac-xa-hoi-la-gi/#Tuong_tac_xa_hoi_la_
gi (Accessed: 25 December 2023).

Xã Hội Học Việt Nam: Vietnam sociology - LÝ thuyết Tương Tác Biểu
Trưng (no date) Xã Hội Học Việt Nam | Vietnam Sociology. Available
at: https://sites.google.com/site/xahoihocsociology/cac-khai-niem-ly-
thuyet-xa-hoi-hoc/lt/ly-thuyet-tuong-tac-bieu-trung (Accessed: 25
December 2023).

Xã Hội Học Việt Nam: Vietnam sociology - LÝ Thuyết Trao đổi xã Hội
(no date) Xã Hội Học Việt Nam | Vietnam Sociology. Available at:
https://sites.google.com/site/xahoihocsociology/cac-khai-niem-ly-
thuyet-xa-hoi-hoc/lt/ly-thuyet-trao-doi-xa-hoi (Accessed: 25 December
2023).

thang, W. by S. lang (2021) Ứng dụng LÝ Thuyết Kịch Của E. Goffman


Trong Nghiên Cứu Thơ Nguyễn công TRỨ, LIVRE ET CINÉ. Available
at: https://livreetcine.wordpress.com/2020/03/15/ung-dung-ly-thuyet-
kich-cua-e-goffman-trong-nghien-cuu-tho-nguyen-cong-tru/
(Accessed: 25 December 2023).

thang, W. by S. lang (2021) Ứng dụng LÝ Thuyết Kịch Của E. Goffman


Trong Nghiên Cứu Thơ Nguyễn công TRỨ, LIVRE ET CINÉ. Available
at: https://livreetcine.wordpress.com/2020/03/15/ung-dung-ly-thuyet-
kich-cua-e-goffman-trong-nghien-cuu-tho-nguyen-cong-tru/
(Accessed: 25 December 2023).
Trang, N.L. (2022) Tương Tác xã hội là gì?, Công ty Luật Hoàng Phi.
Available at:
https://luathoangphi.vn/tuong-tac-xa-hoi-la-gi/#Tuong_tac_xa_hoi_la_
gi (Accessed: 25 December 2023).

Xã Hội Học Việt Nam: Vietnam sociology - LÝ Thuyết Trao đổi xã Hội
(no date) Xã Hội Học Việt Nam | Vietnam Sociology. Available at:
https://sites.google.com/site/xahoihocsociology/cac-khai-niem-ly-
thuyet-xa-hoi-hoc/lt/ly-thuyet-trao-doi-xa-hoi (Accessed: 25 December
2023).

Xã Hội Học Việt Nam: Vietnam sociology - LÝ thuyết Tương Tác Biểu
Trưng (no date) Xã Hội Học Việt Nam | Vietnam Sociology. Available
at: https://sites.google.com/site/xahoihocsociology/cac-khai-niem-ly-
thuyet-xa-hoi-hoc/lt/ly-thuyet-tuong-tac-bieu-trung (Accessed: 25
December 2023).

You might also like