Lý thuyết giữa kỳ

You might also like

Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 2

CHƯƠNG 1: KHÁI NIỆM CƠ BẢN

1. Truyền nhiệt ổn định và không ổn định:


- Truyền nhiệt ổn định: nhiệt độ chỉ thay đổi theo không gian mà không đổi theo
thời gian. Thiết bị làm việc liên tục.
- Truyền nhiệt không ổn định: Nhiệt độ thay đổi theo không gian và thời gian.
Thiết bị làm việc gián đoạn, giai đoạn đầu, cuối làm việc liên tục.
2. Các phương thức trao đổi nhiệt:
- Dẫn nhiệt là quá trình truyền nhiệt khi có đủ 2 điều kiện:
+ Từ vùng có nhiệt độ cao đến vùng có nhiệt độ thấp.
+ Giữa các phần của một vật hay giữa các vật tiếp xúc.
- Đối lưu: là quá trình trao đổi nhiệt xảy ra khi giữa một bề mặt vật rắn tiếp xúc với môi
trường chất lỏng (khí) có nhiệt độ khác nhau (có sự chuyển động của lưu chất).
- Bức xạ: là quá trình trao đổi nhiệt giữa các vật có nhiệt độ khác nhau đặt cách xa
nhau -> Năng lượng bức xạ truyền trong không gian dưới dạng sóng điện từ.
CHƯƠNG 2: DẪN NHIỆT
1. Mật độ dòng nhiệt, dòng nhiệt
- Mật độ dòng nhiệt q W/m^2 lượng nhiệt truyền qua một đơn vị diện tích bề mặt đẳng
nhiệt vuông góc với hướng truyền nhiệt trong một đơn vị thời gian.
- Dòng nhiệt Q (W) là lượng nhiệt truyền qua toàn bộ diện tích bề mặt đẳng nhiệt trong
một đơn vị thời gian.
2. Định luật dẫn nhiệt Fourier
- Nhiệt lượng dQ dẫn qua một đơn vị bề mặt đẳng nhiệt dF trong một đơn vị thời gian
dT thì tỷ lệ thuận với gradient nhiệt độ.
3. Hệ số dẫn nhiệt
- Lượng nhiệt tính bằng Jun dân qua 1m^2 bề mặt vuông góc với phương dẫn nhiệt
trong đơn vị thời gian là 1 giây khi chênh lệch nhiệt độ trên một đơn vị chiều dài theo
phương pháp tuyến với bề mặt đẳng nhiệt là 1K/m.
- Tính chất:
+ Phụ thuộc: cấu trúc, áp suất, nhiệt độ, thường xác định bằng thực nghiệm.
+ Kim loại: Phụ thuộc thành phần, cấu trúc hợp kim. Nhiệt độ tăng thì lamda
tăng.
+ Chất khí, lỏng: nhỏ hơn chất rắn rất nhiều và giảm khi nhiệt độ tăng.
CHƯƠNG 3: BỨC XẠ NHIỆT
CHƯƠNG 4: ĐỐI LƯU NHIỆT
1. Phân biệt trao đổi nhiệt đối lưu
- Dựa vào nguyên nhân phát sinh chuyển động của lưu chất.
- Chuyển động cưỡng bức: dòng lưu chất chuyển động do ngoại lực, ví dụ: tác dụng
của bơm, quạt, máy nén,... => Trao đổi nhiệt cưỡng bức.
- Chuyển động tự nhiên: dòng lưu chất chuyển động do chênh lệch khối lượng riêng
bên trong lưu chất do chênh lệch nhiệt độ gây ra (lưu chất trong trường lực) => Trao
đổi nhiệt đối lưu tự nhiên.
2. Định luật cấp nhiệt Newton
Lượng nhiệt dQ do một phân tố bề mặt của vật thể rắn dF cấp cho môt trường xung quanh
(hay ngược lại) thì tỉ lệ với chênh lệch nhiệt độ giữa nhiệt độ bề mặt vật thể rắn tiếp xúc với
môi trường và nhiệt độ của môi trường (hay ngược lại) với diện tích bề mặt trao đổi nhiệt
dF, thời gian dT.
3. Hệ số cấp nhiệt
Hệ số cấp nhiệt alpha là lượng nhiệt do một đơn vị bề mặt của tường cấp cho môi trường
xung quanh (hay ngược lại, nhận từ môi trường xung quanh) trong một đơn vị thời gian, khi
chênh lệch nhiệt độ giữa tường và vách là 1 độ.
CHƯƠNG 5: TRUYỀN NHIỆT TỔNG QUÁT
1. Khái niệm
Là quá trình trao đổi nhiệt giữa 2 môi trường lưu chất (chất lỏng hoặc chất khí) có nhiệt độ
khác nhau qua một vách ngăn (một dạng của trao đổi nhiệt hỗn hợp).
2. Đường kính tới hạn
Là đường kính mà tại đó, trở nhiệt nhỏ nhất. Đường biểu diễn nhiệt trở R qua vách trụ là
đường cong, nhiệt trở giảm trước đường kính tới hạn, tăng sau đường kính tới hạn. Bọc
vách trụ phải đảm bảo đường kính lớn hơn đường kính tới hạn.
Câu hỏi:
1. Việc tạo cánh tản nhiệt được thực hiện trong trường hợp nào? Cách tản nhiệt
lắp ở môi trường truyền nhiệt có đặc điểm gì? Cho ví dụ. Phải tạo cánh có đặc
điểm gì khi xét về mặt đối lưu nhiệt.
- Dùng khi cần tăng hiệu quả truyền nhiệt, do tăng bề mặt tiếp xúc ở bên có hệ số cấp
nhiệt bé hơn. Tạo cánh khi hệ số cấp nhiệt hai môi trường khác nhau. Giải thích
bằng công thức Q=alpha.F.delta(T)
- Lắp ở môi trường có hệ số cấp nhiệt thấp hơn (môi trường dòng nhiệt đi tới).
Ví dụ: truyền nhiệt qua vách phẳng với vách trong 70 độ, vách ngoài 10 độ, tăng hiệu quả
truyền nhiệt lắp thêm cánh ở vách ngoài.
- Khi có cánh, tốc độ đối lưu nhanh hơn, các dòng chảy không cắt nhau nên tăng hiệu
quả truyền nhiệt. Lưu ý, các cánh không được xếp quá dày, dễ bị lưu chất bám vào
làm giảm tác dụng của cánh.
2. Thế nào là vật thể có hình dạng cổ điển và tại sao trong thuyết dẫn nhiệt ta lại
xét đến các vật có hình dạng cổ điển?
3. Tại sao bề dày tới hạn của lớp bọc cách nhiệt chỉ xuất hiện trong trường hợp
ống hình trụ, không khí trong trường hợp vách phẳng?
- Vì đường biểu diễn nhiệt trở ống trụ có dạng đường cong => có điểm đổi nhiệt.
- Vì hệ số dẫn nhiệt của không khí rất nhỏ, thay đổi không đáng kể nên cần xác định
bề dày tới hạn để tạo hiệu quả kinh tế.
4. Nhiệt trở tiếp xúc là gì? Phụ thuộc các đại lượng nào?
- Là đại lượng miêu tả trở nhiệt qua một (hay nhiều lớp vật liệu tiếp xúc. Phụ thuộc
vào hệ số dẫn nhiệt và bề dày của lớp vật liệu.
5. Trình bày sự khác nhau giữa hơi quá nhiệt và hơi bão hòa? Vì sao thực tế
người ta dùng hơi bão hòa mà không dùng hơi quá nhiệt để cấp nhiệt?
- Hơi bão hòa là trạng thái sinh ra khi nước sôi chuyển thành dạng hơi. Hơi quá nhiệt
là trạng thái hơi có nhiệt độ cao hơn hơi bão hòa khi có cùng áp suất, hơi quá nhiệt
hoàn toàn khô.
- Sử dụng hơi bão hòa để gia nhiệt vì có khả năng thu hồi (do ngưng tụ thành nước)
sau khi cấp nhiệt; chi phí đầu tư rẻ. Ngoài ra, hơi quá nhiệt đắt tiền, do hơi cần làm
khô hoàn toàn; nhiệt độ hơi quá nhiệt cao, dễ làm hao mòn thiết bị.

You might also like