Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 6

Lớp VIP Ôn ĐGNL Thầy Chính BMT 30 NGÀY VỀ ĐÍCH ĐỢT 2 - ĐGNL HCM 2024

N14.1_LIVE: TIẾNG VIỆT - ĐỀ DỰ ĐOÁN NGỮ PHÁP SỐ 3/5 (80 CÂU)


CHÍNH TẢ (15)
Câu 1. Chọn từ viết sai chính tả trong các từ sau:
A. Lãng mạn B. Sáng lạng C. Xuất sắc D. Trau chuốt
Câu 2. Từ nào sau đây viết đúng chính tả?
A. chỉnh chu B. cọ sát C. giục giạ D. kết cục
Câu 3. Chọn từ viết đúng chính tả trong các từ sau:
A. súc tích. B. xương xườn. C. sữa chữa. D. sửa chua.
Câu 4. Chọn từ viết đúng chính tả trong các từ sau:
A. đọc giả. B. hàm xúc. C. khắc khe. D. lãng mạn.
Câu 5. Chọn từ viết đúng chính tả trong các từ sau:
A. dành giật. B. dành dụm. C. để giành. D. tranh dành.
Câu 6. Chọn từ viết đúng chính tả để điền vào chỗ trống trong câu sau: “Ngọc luôn ……. bố mẹ ………. tiền để gửi về
cho bà nội ở quê.”
A. giấu diếm, giành dụm. B. giấu giếm, giành giụm.
C. giấu giếm, dành dụm. D. dấu diếm, dành dụm.
Câu 7. Chọn từ viết đúng chính tả để điền vào chỗ trống trong câu sau: “Vua bất ngờ tới…. chùa khiến ai nấy đều…. lo
sợ.”
A. vãn cảnh, nơm nớp. B. vãng cảnh, nơm nớp.
C. vãn cảnh, lơm lớp. D. vãng cảnh, nơm lớp.
Câu 8. Chọn từ viết đúng chính tả để điền vào chỗ trống trong câu sau: “Cậu ấy…. phát hiện ra chỗ tiền mình…. bấy lâu
đã không cánh mà bay.”
A. giật mình, dành dụm. B. giật mình, giành dụm.
C. dật mình, dành dụm. D. dật mình, rành rụm.
Câu 9. Chọn từ viết đúng chính tả để điền vào chỗ trống trong câu sau: “Anh ta vô cùng ……. khi nghe những gì bác sĩ
……. về bệnh tình của mẹ mình.”
A. chua sót, chẩn đoán. B. chua xót, chẩn đoán.
C. chua xót, chuẩn đoán. D. chua sót, chuẩn đoán.
Câu 10. Chọn từ viết đúng chính tả để điền vào chỗ trống trong câu sau: “Hắn ta là một kẻ ………., ………. tổ chức chỉ vì
lợi ích cá nhân.”
A. gian xảo, gia nhập. B. gian xảo, ra nhập. C. gian sảo, gia nhập. D. dan xảo, gia nhập.
Câu 11. Từ nào bị dùng sai trong câu sau: “ Giải đấu này chúng ta thăm dự chỉ trên tinh thần cọ xát là chủ yếu.”
A. giải đấu. B. thăm dự. C. cọ xát. D. chủ yếu.
Câu 12. Từ nào bị dùng sai trong câu sau: “Mỗi khi rãnh rỗi, hai vợ chồng bác Năm sẽ lái xe ra ngoại ô để thư giãn”
A. rãnh rỗi. B. lái xe. C. ngoại ô. D. thư giãn.
Câu 13. Từ nào bị dùng sai trong câu sau: “Luôn nghĩ mẹ quá khắt khe và khó tính nên anh ta lúc nào cũng bàng quang
trước những lời căn dặn của mẹ.”
A. khắt khe. B. khó tính. C. bàng quang. D. căn dặn.
Câu 14. Từ nào bị dùng sai trong câu sau: “Bởi vì tính chất nguy hiểm của vụ tai nạn, anh ấy buộc phải làm sét nghiệm
bàng quan.”
A. nguy hiểm. B. sét nghiệm. C. bàng quan. D. cả B và C.
Câu 15. Từ nào bị dùng sai trong câu sau: “Trường học tổ chức cho học sinh một chuyến thăm quan về quê Bác. ”
A. Trường học. B. tổ chức. C. chuyến. D. thăm quan
TỪ - CẤU TẠO (10)
Câu 16. Các từ “học hỏi, bạn bè” thuộc nhóm từ nào?
A. Từ ghép tổng hợp. B. Từ ghép chính phụ.
C. Từ láy bộ phận. D. Từ láy phụ âm đầu.
Câu 17. Các từ “lềnh bềnh, lanh chanh, lông bông, cheo leo” thuộc nhóm từ nào?
A. Từ ghép có hai yếu tộ bị mờ nghĩa. B. Từ láy vần.
C. Từ ghép đặc biệt. D. Từ láy vần biến đổi thanh điệu.
Câu 18. Các từ “thảm thương, nứt nẻ, buôn bán, phố phường” thuộc nhóm từ nào?
A. Từ ghép tổng hợp. B. Từ ghép chính phụ.
C. Từ láy bộ phận. D. Từ láy phụ âm đầu.
Câu 19. Các từ “líu lo, nhí nhảnh, róc rách” thuộc nhóm từ nào?
A. Từ ghép tổng hợp. B. Từ ghép chính phụ.
C. Từ láy bộ phận. D. Từ láy toàn bộ.
Câu 20. Các từ “bảo ban, bồng bế, đấu đá, đèn đuốc” thuộc nhóm từ nào?
A. Từ ghép tổng hợp. B. Từ ghép phân loại. C. Từ láy bộ phận. D. Từ láy phụ âm đầu.
Câu 21. Các từ “cây cối, máy móc, da dẻ, múa may” thuộc nhóm từ nào?
A. Từ láy toàn bộ. B. Từ ghép đẳng lập. C. Từ láy phụ âm đầu. D. Từ ghép chính phụ.
Câu 22. Các từ: “Bồ hóng, xà phòng, ti vi” là:
A. Từ ghép dựa trên 2 từ tố có nghĩa giống nhau. B. Từ ghép dựa trên hai từ tố có nghĩa khác nhau.
C. Từ đơn đa âm. D. Từ láy
Câu 23. Các từ “thúng mủng, mặt mũi, buôn bán, phẳng lặng” thuộc nhóm từ nào?
ĐĂNG KÝ LỚP VIP ÔN ĐGNL THẦY CHÍNH BMT - ĐỂ NHẬN FULL KHÓA HỌC + TÀI LIỆU Trang 1
Lớp VIP Ôn ĐGNL Thầy Chính BMT 30 NGÀY VỀ ĐÍCH ĐỢT 2 - ĐGNL HCM 2024
A. Từ ghép dựa trên 2 từ tố có nghĩa giống nhau. B. Từ ghép dựa trên hai từ tố có nghĩa khác nhau.
C. Từ láy bộ phận. D. Từ láy phụ âm đầu.
Câu 24. Các từ “tươi tốt, chùa chiền, hoàng hôn” thuộc nhóm từ nào?
A. Từ ghép. B. Hai từ đơn.
C. Không xác định được. D. Từ láy phụ âm đầu
Câu 25. Các từ “cay cú, chen chúc, phanh phui, mịt mùng, chăm chút” thuộc nhóm từ nào?
A. Từ láy phụ âm đầu. B. Từ ghép đẳng lập. C. Từ láy vần. D. Từ ghép chính phụ.
TỪ LOẠI (5)
Câu 26. Đoạn văn sau có phó từ nào? "Đầu tôi to ra và nổi từng mảng, rất bướng. Cái răng đen nhánh lúc nào cũng nhai
ngoàm ngoạp như hai bước đi liềm máy."
A. ra, và B. ra, rất, cũng
C. ra, rất D. và, cũng
Câu 27. Câu ca dao nào dưới đây có chứa đại từ chỉ số lượng?
A. “Ai làm cho bể kia đầy”. B. “Đình bao nhiêu ngói thương mình bấy nhiêu”.
C. “Ai đi đâu đấy hỡi ai”. D. “Cô kia cắt cỏ bên sông”.
Câu 28. Tình thái từ trong câu "Trưa nay các em được về nhà cơ mà" thuộc loại nào?
A. Tình thái từ nghi vấn. B. Tình thái từ cầu khiến.
C. Tình thái từ biểu thị sắc thái tình cảm. D. Tình thái từ cảm thán.
Câu 29. Câu nào dưới đây không sử dụng tình thái từ?
A. Nếu vậy, tôi chẳng biết trả lời ra sao. B. Giúp tôi với, lạy Chúa!
C. Tôi đã chẳng bảo ngài cẩn thận đấy ư? D. Những tên khổng lồ nào cơ?
Câu 30. “Qua đình ngả nón trông đình,
Đình bao nhiêu ngói thương mình bấy nhiêu.” (Ca dao)
Từ “bao nhiêu” trong câu trên là
A. phó từ. B. tình thái từ. C. đại từ. D. quan hệ từ.

TỪ - NGHĨA (15)
Câu 31. Chọn từ/cụm từ thích hợp nhất để điền vào chỗ trống trong câu dưới đây:
“Chúng ta hãy ……… chiếc bánh này thành nhiều phần để tí nữa mọi người đến rồi cùng ăn. ”
A. chia xẻ. B. chia sẻ. C. chia nửa. D. băm nhỏ.
Câu 32. Tìm từ thích hợp để điền vào chỗ trống trong câu sau:
“Dù đi du học bằng học bổng hay nhận được hỗ trợ tài chính từ gia đình thì các du học sinh cũng vẫn có những …………
nhất định về tâm lí, ít nhất là áp lực về kết quả học tập sau những năm tháng học tập, trải nghiệm ở một quốc gia khác. ”
A. thành tựu. B. may mắn. C. hỗ trợ. D. gánh nặng.
Câu 33. “Muối ba năm muối đang còn mặn
Gừng chín tháng gừng hãy còn cay”
Câu ca dao trên đề cập đến:
A. Sự nghèo khó. B. Chỉ sự thủy chung.
C. Cách ứng xử. D. Tình yêu quê hương.
Câu 34. Điền từ còn thiếu vào chỗ trống:
Viết về những con người nơi phố huyện, Thạch Lam bày tỏ niềm thương xót đối với những kiếp người …... trong tác
phẩm Hai đứa trẻ.
A. đau thương. B. bất hạnh. C. mòn mỏi. D. khốn khổ.
Câu 35. Điền từ còn thiếu vào chỗ trống: Viết về những con người nơi phố huyện, Thạch Lam bày tỏ niềm thương xót đối
với những kiếp người ... trong tác phẩm Hai đứa trẻ.
A. đau thương B. bất hạnh C. mòn mỏi D. khốn khổ
Câu 36. Đọc đoạn sau và trả lời câu hỏi:
“Trèo lên cây khế nửa ngày,
Ai làm chua xót lòng này, khế ơi!
Mặt trăng sánh với mặt trời.
Sao Hôm sánh với sao Mai chằng chằng.
Mình đi có nhớ ta chăng?
Ta như sao Vượt chờ Trăng giữa trời. ”
Hình ảnh “sao Mai”, “sao Hôm” trong câu ca dao “Sao Hôm sánh với sao Mai chằng chằng” gợi lên đặc điểm gì về tình cảm của
lứa đôi?
A. Sự vĩnh hằng. B. Sự sâu lắng. C. Sự nồng nàn. D. Sự tha thiết.
Câu 37. Dòng nào sau đây KHÔNG đúng với cách hiểu của từ “trơ” trong câu “Trơ cái hồng nhan với nước non” (Hồ Xuân
Hương, Tự tình II)?
A. Chai sạn cảm xúc trước những sóng gió trong cuộc đời.
B. Cô đơn khi không thể tìm kiếm hạnh phúc của mình.
C. Buồn thương cho chính cuộc đời người phụ nữ.
D. Phơi bày thân thể mỹ miều trước thiên nhiên.
Câu 38. Chọn từ thích hợp để điền vào chỗ trống trong câu sau:
“Lý thuyết màu sắc vừa là khoa học vừa là ………. sử dụng màu sắc.”

ĐĂNG KÝ LỚP VIP ÔN ĐGNL THẦY CHÍNH BMT - ĐỂ NHẬN FULL KHÓA HỌC + TÀI LIỆU Trang 2
Lớp VIP Ôn ĐGNL Thầy Chính BMT 30 NGÀY VỀ ĐÍCH ĐỢT 2 - ĐGNL HCM 2024
A. thông điệp. B. năng lực. C. nghệ thuật. D. trí thức.
Câu 39. Từ “đầu” trong cụm từ nào dưới đây được dùng với nghĩa chuyển?
A. Đầu bạc răng long. B. Đầu sóng ngọn gió.
C. Đầu tắt mặt tối. D. Đầu bù tóc rối.
Câu 40. Tìm từ thích hợp để điền vào chỗ trống trong câu sau:
“Ta cảm nhận thấy lòng bừng lên một nỗi …………, như thể có đồ gì đó cứ canh cánh trong lòng, chẳng để ta yên. ”
A. Khắc chế B. Khắc khoải C. Khắc kỷ D. Khắc phục
Câu 41. Xác định ý nghĩa biểu đạt của các từ “bừng”, “chói” trong câu thơ:
“Từ ấy trong tôi bừng nắng hạ
Mặt trời chân lý chói qua tim”
(Tố Hữu - Từ ấy)
A. Sự chiếu rọi của ánh sáng cách mạng khiến chàng thanh niên bừng tỉnh.
B. Sự chói chang của cái nắng mùa hạ khiến chàng trai bàng hoàng.
C. Sự soi sáng của kiến thức khiến chàng trai có điểm tựa để phấn đấu.
D. Sự rực rỡ của thiên nhiên khiến chàng trai có thêm tình yêu đời, yêu người.
Câu 42. Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi:
“Mưa dầm gió bấc cố nhân ơi!
Áo rét nàng đan lỡ hẹn rồi”
(Nguyễn Bính – Gửi cố nhân)
Cụm từ “cố nhân” tương đồng ý nghĩa với từ nào sau đây?
A. Người quá cố. B. Người em. C. Người quen cũ. D. Người làm ăn.
Câu 43. Đọc thành ngữ sau và trả lời câu hỏi:
“Con tôm rang mặn thì bùi. ”
Cặp từ “mặn – bùi” có quan hệ gì?
A. Từ đồng nghĩa. B. Từ trái nghĩa. C. Từ hô ứng. D. Từ đồng âm.
Câu 44. Tìm từ còn thiếu để điền vào chỗ trống trong câu văn sau:
Trong những năm gần đây, mạng xã hội không chỉ giúp kết nối mọi người, xóa bỏ khoảng cách về mặt ………………………..
mà còn tạo ra nhiều diễn đàn, sân chơi cho những người có chung sở thích, đam mê trong cuộc sống.
A. Vật chất. B. Tinh thần. C. Xã hội. D. Địa lý.
Câu 45. Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi:
“Giời đã chiều riêng tây chính trực,
Bùn nào nhơ được vẻ thanh tao”
(Bông hoa sen, Trần Tuấn Khải)
Cụm từ “chính trực” tương đồng ý nghĩa với từ nào sau đây?
A. Thẳng thắn. B. Hoàn hảo. C. Bình yên. D. Chính nghĩa.

TÌM LỖI SAI (15)


Câu 46. Đọc câu văn sau và trả lời câu hỏi:
“Qua truyện cổ tích Tấm Cám nhằm thể hiện ước mơ cháy bỏng của nhân dân lao động về hạnh phúc gia đình, về lẽ công bằng xã hội,
về phẩm chất và năng lực tuyệt vời của con người. ”
Câu này là câu
A. sai logic. B. thiếu chủ ngữ. C. thiếu vị ngữ. D. đúng.
Câu 47. Đọc câu văn sau: “Dù người lính thời chiến tranh hay hòa bình, dù lính biển hay lính bờ, dù lính biên phòng hay lính hải
quân, dù gian khổ hay hi sinh… khi đã khoác lên mình màu xanh áo lính, họ đều mang trái tim Người lính Cụ Hồ. ”
Câu trên là câu:
A. Có thành phần cùng chức không đồng loại
B. Đúng
C. Sắp xếp sai vị trí các thành phần
D. Không đủ thành phần chủ ngữ - vị ngữ
Câu 48. Cho câu văn sau: “Nếu loài người muốn tồn tại, nếu ta muốn tìm ý nghĩa của sự sống, nếu ta muốn bảo vệ thế giới và tất
cả những giống loài khác. ”
Xác định lỗi sai trong câu trên.
A. Sai logic
B. Có thành phần cùng chức không đồng loại
C. Thiếu thành phần nòng cốt trong câu
D. Đúng
Câu 49. Trong những câu sau, câu nào thiếu chủ ngữ?
A. Các bác sĩ không ngại mưa gió bão bùng, công việc vất vả, nguy cơ lây nhiễm để xông pha, kịp thời cứu chữa các
bệnh nhân giữa đại dịch.
B. Giữa đại dịch, dù mưa gió bão bùng, công việc vất vả, nguy cơ lây nhiễm cao cũng không cản được bước các bác sĩ
xông pha cứu chữa người bệnh.
C. Các bác sĩ không ngại xông pha để kịp thời cứu chữa bệnh nhân giữa đại dịch, mặc kệ mưa gió bão bùng, công việc
vất vả và nguy cơ lây nhiễm cao.
D. Dù mưa gió bão bùng, công việc vất vả, có nguy cơ lây nhiễm cao, các bác sĩ không ngại xông pha để kịp thời cứu

ĐĂNG KÝ LỚP VIP ÔN ĐGNL THẦY CHÍNH BMT - ĐỂ NHẬN FULL KHÓA HỌC + TÀI LIỆU Trang 3
Lớp VIP Ôn ĐGNL Thầy Chính BMT 30 NGÀY VỀ ĐÍCH ĐỢT 2 - ĐGNL HCM 2024
chữa các bệnh nhân giữa đại dịch.
Câu 50. Xác định lỗi SAI trong câu văn sau:
Phan Bội Châu đã dùng ngòi bút của mình để tố cáo sự dã man của thực dân Pháp nhưng ông đã kêu gọi thực hiện nhiều
hoạt động đấu tranh.
A. Câu thiếu chủ ngữ. B. Câu thiếu vị ngữ
C. Câu dùng sai quan hệ từ. D. Câu có từ dùng sai phong cách.
Câu 51. Trong các câu sau, câu nào thiếu bộ phận chủ ngữ?
A. Ngày qua ngày, cứ rảo bước trên những con đường quen, rồi bỗng chợt nhận ra, mùa thu đã đến tự lúc nào.
B. Hương cà phê lan tỏa khắp quán nên những thực khách không chỉ được uống mà còn được thưởng thức bằng cả
khứu giác.
C. Ánh đèn từ các biển hiệu quảng cáo tỏa ra sáng rực, lấp lánh nhưng không thể khiến thành phố trở nên đẹp hơn.
D. Mỗi năm, con đường lại được trải nhựa lại một lần để sửa những chỗ đã sụt lún vì quá tải trọng gây nên.
Câu 52. Xác định lỗi SAI trong câu văn sau:
Nguyễn Trãi, nhà thơ yêu nước của dân tộc Việt Nam.
A. Câu thiếu chủ ngữ. B. Câu thiếu vị ngữ.
C. Câu dùng sai quan hệ từ. D. Câu có từ dùng sai phong cách.
Câu 53. Xác định lỗi SAI của câu sau:
Kẻ thù giết chết, nhưng giết sao được tinh thần cách mạng trong con người họ.
A. Câu thiếu thành phần chủ ngữ. B. Câu thiếu thành phần vị ngữ.
C. Thiếu một vế của câu ghép. D. Thiếu thành phần trạng ngữ.
Câu 54. Xác định biện pháp tu từ được sử dụng trong câu thơ “Chồi xanh lăn tăn nơi đầu cành run rẩy”?
A. Liệt kê. B. Ẩn dụ. C. Hoán dụ. D. Nhân hóa.
Câu 55. Đọc câu văn sau: “Chiến thắng bản thân mình là chiến thắng hiển hách nhất, bởi nó chính là việc khó khăn nhất trong cuộc
đời của mỗi chúng ta. ”
Câu trên là câu
A. có thành phần cùng chức không đồng loại.
B. đúng về nội dung và hình thức.
C. sắp xếp sai vị trí các thành phần.
D. không đủ thành phần chủ ngữ - vị ngữ.
Câu 56. Cho câu văn sau: “Tuy ta không muốn bị bỏ lại phía sau nhân loại nhưng ta chỉ có một con đường là học mà thôi. ”
Đây là câu
A. sai logic trong câu.
B. có thành phần cùng chức không đồng loại.
C. thiếu thành phần nòng cốt trong câu.
D. đúng cấu trúc ngữ pháp.
Câu 57. Trong những câu sau, câu nào thiếu chủ ngữ?
A. Ở tuổi 49, Việt Trinh cảm thấy hạnh phúc khi được ăn trái cây, cọng rau tự trồng, dành thời gian cho con trai sau khi
dừng làm nghề.
B. Hạnh phúc khi được ăn trái cây, cọng rau tự trồng, dành thời gian cho con trai sau khi dừng làm nghề khi ở tuổi 49.
C. Được ăn trái cây, cọng rau tự trồng, dành thời gian cho con trai sau khi dừng làm nghề, Việt Trinh hạnh phúc ở tuổi
49.
D. Việt Trinh được ăn trái cây, cọng rau tự trồng, dành thời gian cho con trai sau khi dừng làm nghề và sống hạnh phúc
khi ở tuổi 49.
Câu 58. “Chiến sĩ Nguyễn Văn Nam bị thương ở hai chỗ, một ở ngực, một ở phường X.” Câu trên là câu
A. thiếu thành phần nòng cốt.
B. sắp xếp sai vị trí các thành phần.
C. viết đúng, không cần chỉnh sửa.
D. có thành phần đồng chức năng nhưng không đồng loại.
Câu 59. Câu nào dưới đây thiếu vị ngữ?
A. Những con đường mùa thu xạc xào lá vàng.
B. Mùa thu, những con đường lá vàng.
C. Mùa thu, những con đường xạc xào lá vàng.
D. Dọc dài những con đường mùa thu, lá vàng xào xạc.
Câu 60. Trong những câu sau, câu nào THIẾU chủ ngữ?
A. Hương thơm nhẹ thoảng qua, tạo nên không khí ấm áp và dễ chịu.
B. Buổi sớm hôm ấy, rộn ràng đua nhau khoe sắc.
C. Không khí ấm áp của tiết trời Hà Nội những ngày cuối xuân.
D. Trước sân nhà, từng đàn chim yến.

BIỆN PHÁP TU TỪ (10)

Câu 61. Đọc đoạn trích dưới đây và trả lời câu hỏi:
“Đạn đại bác không giết nổi chúng, những vết thương của chúng chóng lành như trên một thân thể cường tráng. Chúng vượt lên rất
nhanh, thay thế những cây đã ngã… Cứ thế hai ba năm nay rừng xà nu ưỡn tấm ngực lớn của mình ra, che chở cho làng.”

ĐĂNG KÝ LỚP VIP ÔN ĐGNL THẦY CHÍNH BMT - ĐỂ NHẬN FULL KHÓA HỌC + TÀI LIỆU Trang 4
Lớp VIP Ôn ĐGNL Thầy Chính BMT 30 NGÀY VỀ ĐÍCH ĐỢT 2 - ĐGNL HCM 2024
(Nguyễn Trung Thành, Rừng xà nu, Ngữ văn 12, tập 2, NXB Giáo dục Việt Nam, 2018)
Các biện pháp tu từ nào được sử dụng trong đoạn trích trên?
A. Nhân hóa và ẩn dụ. B. So sánh và ẩn dụ.
C. Nhân hóa và so sánh. D. So sánh và hoán dụ.
Câu 62. Biện pháp tu từ nào được sử dụng trong ba câu thơ sau?
“Gió thổi rừng tre phấp phới
Trời thu thay áo mới
Trong biếc nói cười thiết tha”
A. So sánh. B. Nhân hóa. C. Ẩn dụ. D. Hoán dụ.
Câu 63. Các từ in đậm trong câu sau đây sử dụng biện pháp tu từ gì?
“Từ ấy trong tôi bừng nắng hạ
Mặt trời chân lí chói qua tim
Hồn tôi là một vườn hoa lá
Rất đậm hương và rộn tiếng chim”
(Tố Hữu, Từ ấy)
A. So sánh. B. Nhân hóa. C. Ẩn dụ. D. Liệt kê.
Câu 64. “Thể điệu ca Huế có sôi nổi, tươi vui, có buồn cảm, bâng khuâng, có tiếc thương ai oán... ”
Câu văn trên dùng phép liệt kê gì nếu xét theo ý nghĩa?
A. Liệt kê tăng tiến. B. Liệt kê không tăng tiến.
C. Liệt kê theo từng cặp. D. Liệt kê không theo từng cặp.
Câu 65. “Làm trai cho đáng sức trai
Khom lưng chống gối gánh hai hạt vừng”
(Ca dao)
“Hai hạt vừng” là cách nói
A. tả thực. B. cường điệu. C. biểu tượng. D. tránh né.
Câu 66. Các câu sau: Chân cứng đá mềm, Ngàn cân treo sợi tóc, Long trời lở đất sử dụng biện pháp tu từ nào?
A. biện pháp so sánh. B. biện pháp nhân hóa.
C. biện pháp nói quá. D. biện pháp ẩn dụ.
Câu 67. Xác định kiểu ẩn dụ trong câu thơ sau:
“Em thấy cả trời sao
Xuyên qua từng kẽ lá
Em thấy cơn mưa rào
Ướt tiếng cười của bố”
(Phan Thế Cải, Chiếc võng của bố)
A. Ẩn dụ hình thức. B. Ẩn dụ cách thức.
C. Ẩn dụ phẩm chất. D. Ẩn dụ chuyển đổi cảm giác.
Câu 68. Xác định biện pháp tu từ được sử dụng trong câu sau: “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây. ”
A. So sánh. B. Nhân hóa. C. Hoán dụ. D. Ẩn dụ.
Câu 69. Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi:
“Trèo lên cây khế nửa ngày,
Ai làm chua xót lòng này khế ơi!”
(Ca dao)
Xác định biện pháp tu từ KHÔNG được sử dụng trong câu ca dao.
A. Nhân hóa. B. Chơi chữ. C. Câu hỏi tu từ. D. Đối lập.
Câu 70. Xác định biện pháp tu từ trong hai câu thơ sau:
“Ôi tiếng Việt như đất cày, như lụa
Óng tre ngà và mềm mại như tơ. ”
(Lưu Quang Vũ, Tiếng Việt, Gió và tình yêu thổi trên đất nước tôi, NXB Hội nhà văn, 2010)
A. So sánh. B. Nhân hóa. C. Ẩn dụ. D. Hoán dụ.

LIÊN KẾT CÂU -ĐOẠN (5)

Câu 71. Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi:
Tiểu Long trước nay chưa bao giờ để đầu đinh. Vì vậy nó vác chiếc đầu cụt ngủn từ tiệm về, cả nhà nó đều tròn mắt.
Ngay khi nó vừa quẹo vào đầu hẻm, mẹ nó ngồi bán tạp hoá đằng trước đã nhìn không ra…
(Cháu của bà, Nguyễn Nhật Ánh)
Xác định các phép liên kết trong đoạn trích trên.
A. Phép lặp, phép thế. B. Phép trái nghĩa, phép nối.
C. Phép nối, phép thế, phép lặp. D. Phép thế, phép liên tưởng, phép đồng nghĩa.
Câu 72. Xác định phép liên kết câu có trong đoạn sau:
Trường học của chúng ta là trường học của chế độ dân chủ nhân dân, nhằm mục đích đào tạo những công dân và cán bộ tốt, những
người chủ tương lai của nước nhà. Về mọi mặt, trường học của chúng ta phải hơn hẳn trường học của thực dân và phong kiến.
(Về vấn đề giáo dục, Hồ Chí Minh)
A. Phép lặp. B. Phép thế. C. Phép đồng nghĩa. D. Phép nối.

ĐĂNG KÝ LỚP VIP ÔN ĐGNL THẦY CHÍNH BMT - ĐỂ NHẬN FULL KHÓA HỌC + TÀI LIỆU Trang 5
Lớp VIP Ôn ĐGNL Thầy Chính BMT 30 NGÀY VỀ ĐÍCH ĐỢT 2 - ĐGNL HCM 2024
Câu 73. Xác định phép liên kết câu có trong đoạn sau:
Chao ôi, có thể là tất cả những cái đó. Những cái đó ở thiệt xa… Rồi bỗng chốc, sau một con mưa
đá, chúng xoáy mạnh như sóng trong tâm trí tôi…
(Những ngôi sao xa xôi, Lê Minh Khuê)
A. Phép lặp và phép thế. B. Phép lặp và liên tưởng.
C. Phép thế và phép liên tưởng. D. Phép nối và phép liên tưởng.
Câu 74. Câu văn sau sử dụng phép liệt kê gì, xét theo ý nghĩa?
Chao ôi! Dì Hảo khóc. Dì khóc nức nở, khóc nấc lên, khóc như người ta thổ. (Nam Cao)
A. Liệt kê tăng tiến. B. Liệt kê không tăng tiến.
C. Liệt kê theo từng cặp. D. Liệt kê không theo từng cặp.
Câu 75. Cũng may mà bằng mấy nét, họa sĩ đã ghi xong lần đầu gương mặt của người thanh niên. Người con trai trai ấy đáng yêu
thật, nhưng làm cho ông nhọc quá. (Lặng lẽ Sa Pa – Nguyễn Thành Long)
Nhận xét phép liên kết của hai câu văn trên:
A. Hai câu trên sử dụng phép liên tưởng B. Hai câu trên sử dụng phép nối, phép lặp
C. Hai câu trên sử dụng phép thế D. Hai câu trên sử dụng phép liên kết lặp

KHÁC CÂU - ĐOẠN (`5)


Câu 76. “Kim vàng ai nỡ uốn câu,
Người khôn ai nỡ nói nhau nặng lời”. (Ca dao)
Câu ca dao trên khuyên dạy chúng ta điều gì trong giao tiếp?
A. Cần lịch sự khi giao tiếp.
B. Cần nói đúng vào đề tài giao tiếp.
C. Cần nói ngắn gọn, rành mạch.
D. Cần đáp ứng đúng yêu cầu của cuộc giao tiếp, không thiếu, không thừa.
Câu 77. Câu sau thuộc kiểu câu gì?
Mộ mẹ cỏ xanh, con mới hiểu: Đời, lúc nào cũng phải nhanh lên.
A. Câu đơn B. Câu đặc biệt C. Câu ghép D. Câu rút gọn
Câu 78. Cho đoạn văn sau:" Con đã ăn cơm chưa?
– Dạ chưa. Con ở tàu về đây ngay. Nhưng con không thấy đói."
Từ được in đậm trong đoạn trên là thành phần gì của câu?
A. câu đặc biệt. B. câu ghép. C. câu rút gọn. D. câu cảm thán.
Câu 79. Cho câu: "Nhờ bạn, tôi đã tiến bộ. "
Từ được in đậm trong đoạn trên là thành phần gì của câu?
A. trạng ngữ. B. vị ngữ. C. chủ ngữ. D. khởi ngữ.
Câu 80. Cho đoạn văn sau:" Cây tre Việt Nam! Cây tre xanh, nhũn nhặn, ngay thẳng, thủy chung, can đảm. Cây tre mang
những đức tính của người hiền là tượng trưng cao quý của dân tộc Việt Nam. " (Thép Mới, Cây tre). Từ được in đậm
trong đoạn trên là thành phần gì của câu?
A. câu đặc biệt. B. câu ghép. C. câu rút gọn. D. câu nghi vấn.

ĐĂNG KÝ LỚP VIP ÔN ĐGNL THẦY CHÍNH BMT - ĐỂ NHẬN FULL KHÓA HỌC + TÀI LIỆU Trang 6

You might also like