Gv - Đgnl Hcm Bộ Đề Sinh Học Ngày 21.05.2024

You might also like

Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 11

ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC TP.

HCM NĂM 2024 – TAQ EDUCATION

MÔN: SINH HỌC

BỘ ĐỀ NGÀY 21/05/2024

Câu 1: (TAQ Education) Ở cừu, tính trạng có sừng do một gen có hai alen quy định (alen B: có
sừng, alen b: không sừng), nhưng kiểu gen Bb có sừng ở cừu đực và không sừng ở cừu cái.
Trong một quần thể cân bằng di truyền có thành phần kiểu gen ở cừu đực và cừu cái đều là 0,01
BB : 0,18 Bb : 0,81 bb; quần thể này có 1.000 con cừu với tỉ lệ đực, cái như nhau. Có mấy phát
biểu sau đây đúng?
I. Số cá thể không sừng là 500 con.
II. Số cá thể có sừng ở cừu đực là 90 con.
III. Tỉ lệ cá thể cừu đực dị hợp trong số cá thể có sừng của cả quần thể chiếm 90%.
IV. Số cá thể cừu đực không sừng là 5 con; số cá thể cừu cái có sừng là 405 con.
A. 3. B. 4. C. 1. D. 2.
Đáp án C
Giải thích:
Tính trạng phụ thuộc vào giới tính
Ở cái tỉ lệ cừu không có sừng = 0.18+0.81=0.99 số cừu cái có sừng trong QT = 0.01*500 =
5con
Ở đực tỉ lệ cừu không có sừng = 0.81aa vậy số cừu không có sừng là:
(0.99*500+0.81*500)=900  (1) sai
Số cá thể có sừng ở cừu đực = 0.01+0.18=0.19  số cá thể=0.19*500=95 con (2) sai
Số cá thể có sừng của cả quần thể =1000-900=100 con số cừu đực có sừng=100-5=95 con
Số cá thể cừu đực không sừng =500-95=405 con, số cừu cái có sừng=5 con  (4) sai
Số cừu đực dị hợp là 0.18*500=90. Số cá thể có sừng ở giới cái là 0.01*500=5, số cá thể có sừng
ở giới đực là 95 con  có tất cả 100 cá thể có sừng  tỉ lệ là 90%  (3) đúng
Câu 2: (TAQ Education) Biết mỗi cặp gen quy định một cặp tính trạng và trội lặn hoàn toàn.
Cho các phép lai:
I. aabbDd × AaBBdd. II. AabbDd × aaBbdd. III. aaBbDD×aabbDd.
IV. AabbDD × aaBbDd. V. AABbdd × AabbDd. VI.AABbDd×Aabbdd.

1
Theo lí thuyết, trong các phép lai trên, số phép lai thu được ở đời con có 4 loại kiểu hình với tỉ lệ
bằng nhau là
A. 2. B. 4. C. 5 D. 3
Đáp án B
I. aabbDd × AaBBdd = (aa × Aa)(bb×BB)(Dd×dd)=(1Aa:1aa)(Bb)(1Dd:1dd)
IV. AabbDD × aaBbDd = (1Aa:1aa)(1Bb:1bb)(Dd)
V. AABbdd × AabbDd = (A-)(1Bb:1bb)(1Dd:dd)
VI. AABbDd×Aabbdd = (A-)(1Bb:1bb)(1Dd:1dd)
Câu 3: (TAQ Education) Cho sơ đồ lưới thức ăn dưới nước trong hệ sinh thái như sau:

Có bao nhiêu nhận xét sau đây là đúng ?


I. Lưới thức ăn này có tối đa 6 chuỗi thức ăn.
II. Giả sử môi trường bị ô nhiễm, mức độ nhiễm độc cao nhất là loài B1.
III. Loài A3 tham gia vào 3 chuỗi thức ăn khác nhau, trong đó có 1 chuỗi loài A 3 đóng vai trò
sinh vật tiêu thụ bậc 3, 2 chuỗi loài A3 đóng vai trò sinh vật tiêu thụ bậc 2.
IV. Loài B1 tham gia nhiều chuỗi thức ăn hơn loài A2.
A. 3. B. 1. C. 4. D. 2.
Đáp án D
I, IV đúng
Câu 4: (TAQ Education) Phương pháp nào sau đây được dùng để tạo ra giống cây khác loài ?
I lai tế bào xôma - II lai khác dòng, khác thứ - III lai xa kèm đa bội hóa - IV nuôi cấy tế bào.
A. I và III. B. II và IV. C. III và IV. D. I và IV.
Đáp án B
Dựa vào thông tin dưới đây để trả lời các câu từ 5 đến 7:
Cho biết vai trò các nhóm sắc tố quang hợp như sau:
I. Nhóm I hấp thụ chủ yếu các tia đỏ và xanh tím, chuyển quang năng cho quá trình quang
phân li nước và các phản ứng quang hóa để hình thành ATP và NADPH.

2
II. Nhóm II hấp thụ tia sáng có bước sóng ngắn.
III. Nhóm III sau khi hấp thụ ánh sáng truyền năng lượng thu được cho nhóm I.
IV. Nhóm IV tạo ra sắc tố đỏ, xanh, tím … của dịch bào.
Câu 5: (TAQ Education) Vai trò của nhóm I thuộc nhóm sắc tố :
A. Phicobilin. B. Carotenoit. C. Clorophyl. D. Antoxian.
Đáp án C
Câu 6: (TAQ Education) Sắc tố Antoxian thuộc vai trò của nhóm:
A. I. B. II. C. III. D. IV.
Đáp án D
Câu 7: (TAQ Education) Nhóm III là nhóm sắc tố:
A. Carotenoit. B. Phicoxianin. C. Chlorophyl. D. Antoxian.
Đáp án A
Dựa vào thông tin dưới đây để trả lời các câu từ 8 đến 10:
CƠ CHẾ PHIÊN MÃ
1. Các thành phần tham gia vào quá trình phiên mã
 Mạch mã gốc của gen mang thông tin tổng hợp phân tử ARN
 Nguyên liệu để tổng hợp mạch là các ribonucleotit tự do trong môi trường (U, A,G,X)
 ARN polimeaza nhận biết điểm khởi đầu phiên mã trên mạch mã gốc, bám vào và liên
kết với mạch mã gốc, tháo xoắn phân tử ADN => lộ ra mạch mã gốc , tổng hợp nên mạch
ARN mới.
2. Diễn biến
Quá trình phiên mã diễn ra theo các bước :
Bước 1. Khởi đầu:
Enzym ARN pôlimeraza bám vào vùng điều hoà làm gen tháo xoắn để lộ ra mạch gốc có chiều
3’→ 5’ và bắt đầu tổng hợp mARN tại vị trí đặc hiệu.
Bước 2. Kéo dài chuỗi ARN:
Enzym ARN pôlimeraza trượt dọc theo mạch gốc trên gen có chiều 3’ → 5’ và gắn các nuclêôtit
trong môi trường nội bào liên kết với các nucluotit trên mạch gốc theo nguyên tắc bổ
sung:Agốc - Umôi trường, Tgốc - Amôi trường, Ggốc – Xmôi trường, Xgốc – Gmôi trường
Vùng nào trên gen vừa phiên mã xong thì 2 mạch đơn của gen đóng xoắn ngay lại.
Bước 3. Kết thúc:

3
Khi enzym di chuyển đến cuối gen, gặp tín hiệu kết thúc thì quá trình phiên mã dừng lại, phân tử
ARN được giải phóng.

Do gen ở sinh vật nhân sơ có vùng mã hóa liên túc nên mARN sau phiên mã được dùng trực
tiếp làm khuôn tổng hợp prôtêin.
Ở sinh vật nhân thực, do vùng mã hóa của gen không liên tục nên mARN sau phiên mã phải cắt
bỏ các đoạn intron, nối các đoạn êxôn tạo mARN trưởng thành rồi đi qua màng nhân ra tế bào
chất làm khuôn tổng
Kết quả :1 lần phiên mã 1 gen tổng hợp nên 1 phân tử ARN, có trình tự giống với mARN bổ
sung nhưng thay T bằng U Nguồn: sinhhoc247.com
Câu 8: (TAQ Education) Một gen dài 2448 Ao có A= 15% tổng số nucleotit, phân tử mARN
do gen trên tổng hợp có U= 36 ribonucliotit và X = 30 % số ribonucleotit của mạch.
Tỉ lệ phần trăm từng loại nucleotit A, T, G, X trong mạch khuôn của gen lân lượt là :
A. 25 %, 5%, 30%, 40%. B. 5%, 25 %, 30%, 40%.
C. 5%, 25%, 40%, 30%. D. 25%, 5%, 40%, 30%.

4
Đáp án B
Giải thích: Số nucleotit của gen đó là

Số nucleotit loại A trong phân tử ADN là 0.15 x 1440= 216


r A = A – r U = 216 – 36 = 180
% X = 0.3 x 720 = 216
r G = 720- ( 180 + 216+ 36 ) = 288
Theo nguyên tắc bổ sung
Agốc = rU = 36 => % Agốc = 5%
Tgốc = rA = 180 => % Tgốc = 25%
Ggốc = rX = 216 => % Ggốc =30%
Xgốc = rG =288 => % Xgốc = 40 %
Tỉ lệ phần trăm từng loại nucleotit A, T, G, X trong mạch khuôn của gen lân lượt là 5%, 25%,
30%, 40%
Câu 9: (TAQ Education) Loại ARN nào sau đây có hiện tượng cắt bỏ intron rồi nối các exon
với nhau?
A. mARN sơ khai của sinh vật nhân thực
B. mARN trưởng thành của sinh vật nhân. thực.
C. mARN sơ khai của sinh vật nhân sơ.
D. mARN trưởng thành của sinh vật nhân sơ.
Đáp án A
Câu 10: (TAQ Education) Cho các sự kiện diễn ra trong quá trình phiên mã:
1. ARN polimeraza bắt đầu tổng hợp mARN tại vị trí đặc hiệu (khởi đầu phiên mã).
2. ARN polimeraza bám vào vùng điều hòa làm gen tháo xoắn để lộ ra mạch gốc có chiều 3’ – 5’
3. ARN polimeraza trượt dọc theo mạch mã gốc trên gen có chiều 3’ – 5’
4. Khi ARN polimeraza di chuyển đến cuối gen gặp tín hiệu kết thúc thì quá trình tổng hợp dừng.
Trong quá trình phiên mã, trật tự diễn ra theo trình tự đúng là:
A. 1 → 4 → 3 →2. B. 1 → 2 → 3 → 4.
C. 2 → 1 → 3 → 4 . D. 2 → 3 → 1 →4.
Đáp án C

5
Câu 11: (TAQ Education) Ở cừu, kiểu gen HH quy định có sừng, kiểu gen hh quy định không
sừng, kiểu gen Hh biểu hiện có sừng ở cừu đực và không sừng ở cừu cái. Gen này nằm trên
nhiễm sắc thể thường. Cho lai cừu đực không sừng với cừu cái có sừng được F 1, cho F1 giao phối
với nhau được F2. Tính theo lí thuyết, tỉ lệ kiểu hình ở F1 và F2 là
A. F1 : 1 có sừng : 1 không sừng ; F2 : 1 có sừng : 1 không sừng.
B. F1 : 1 có sừng : 1 không sừng ; F2 : 3 có sừng : 1 không sừng.
C. F1 : 100% có sừng ; F2 : 1 có sừng : 1 không sừng.
D. F1 : 100% có sừng ; F2 : 3 có sừng : 1 không sừng.
Đáp án A
Giải thích:
P: (đực) hh x (cái) HH
F1: 100% Hh (1 có sừng ở cừu đực : 1 không sừng ở cừu cái)
F1 x F1: Hh x Hh
F2: 1HH (100% có sừng) : 2 Hh (có sừng ở cừu đực và không sừng ở cừu cái) : 1 hh (không
sừng)
Ở F2: Cái: 1 có sừng (HH) : 3 không sừng (2Hh + 1 hh)
Đực: 3 có sừng (1 HH + 2 Hh) : 1 không sừng (hh)
Xét cả 2 giới thì tỉ lệ có sừng và không sừng là 1:1
A
Câu 12: (TAQ Education) Cho các dữ kiện sau: I. Enzim ADN – polimeraza sử dụng một mạch
làm mạch khuôn để tổng hợp nên mạch mới II. Nhờ các enzim tháo xoắn, hai mạch đơn của phân tử
ADN tách nhau dần tạo nên chạc chữ Y III. Trong mỗi phân tử ADN được tạo thành thì một mạch
là mới được tổng hợp, còn mạch kia là của ADN ban đầu IV. Các đoạn Okazaki được nối lại nhờ
enzim nối Ligaza V. Trên mạch khuôn có chiều 3’  5’, mạch bổ sung được tổng hợp liên tục,
trên mạch khuôn có chiều 5’  3’, mạch bổ sung được tổng hợp gián đoạn. Các bước thứ tự
trong quá trình tổng hợp ADN:
A. I, II, III, V, IV. B. II, IV, III, V, I.
C. II, I, V, IV, III. D. I, II, V, III, IV.
Đáp án C
Câu 13: (TAQ Education) Cho một số khu sinh học: I. Đồng rêu (Tundra).
II. Rừng lá rộng rụng theo mùa.

6
III. Rừng lá kim phương bắc (Taiga). IV. Rừng ẩm thường xanh nhiệt đới.
Có thể xếp các khu sinh học nói trên theo mức độ phức tạp dần của lưới thức ăn theo trình tự
đúng là
A. I → III → IV→ I. B. I → III → II → IV.
C. II → III → I → IV. D. I → II → III → IV.
Đáp án B
Câu 14: (TAQ Education) Nghiên cứu sự thay đổi thành phần kiểu gen ở một quần thể giao
phối qua 4 thế hệ liên tiếp thu được kết quả như trong bảng sau: Thành phần kiểu gen
Thành phần kiểu gen Thế hệ F1 Thế hệ F2 Thế hệ F3 Thế hệ F4
AA 0,64 0,64 0,2 0,16
Aa 0,32 0,32 0,4 0,48
aa 0,04 0,04 0,4 0,36
Dưới đây là các kết luận rút ra từ quần thể trên: I. Đột biến là nhân tố gây ra sự thay đổi cấu trúc
di truyền của quần thể ở F3. II. Các yếu tố ngẫu nhiên đã gây nên sự thay đổi cấu trúc di truyền
của quần thể ở F3. III. Tất cả các kiểu gen đồng hợp tử lặn đều vô sinh nên F3 có cấu trúc di
truyền như vậy. IV. Chọn lọc tự nhiên đào thải alen trội, tích lũy alen lăn qua các thế hệ. Số kết
luận đúng
A.1. B. 2. C. 3. D. 4.
Đáp án B
Giải thích: Qua bảng trên ta thấy ban đầu quần thể cân bằng di truyền qua 2 thế hệ
Ở thế hệ thứ 3, tỉ lệ KG AA giảm xuống 1 cách đột ngột, tỉ lệ kiểu gen aa tăng lên 1 cách đột
ngột  yếu tố ngẫu nhiên đã tác động (nếu là đột biến thì thay đổi chậm)  I sai, II đúng
III sai do aa vô sinh thì ở F3 chúng không thể tăng lên 1 cách nhanh chóng như vậy, mà sẽ có xu
hướng giảm dần đi
IV đúng do tần số alen A trước khi chịu tác động của nhân tố tiến hóa là: 0.64 + 0.32/2 = 0.8
Dựa vào thông tin dưới đây để trả lời các câu từ 15 đến 17:
Cho một số chức năng và triệu chứng thiếu dinh dưỡng của một số nguyên tố khoáng vi
lượng theo bảng sau:
Chức năng Triệu chứng thiếu dinh dưỡng
a Thành phần của một số xitocrom, nhân tố 1 Gân lá có màu vàng, sau đó cả lá có màu
phụ gia của enzin vàng.

7
b Duy trì cân bằng ion, tham gia trong 2 Lá nhỏ, mềm, mầm đỉnh bị chết
quang hợp
c Thành phần của các xitocrom, nhân tố 3 Lá nhỏ có màu vàng
phụ gia cho tổng hợp diệp lục
4 Lá non có màu lục đậm không bình
thường

Câu 15: (TAQ Education) Chức năng và triệu chứng do thiếu dinh dưỡng của nguyên tố clo
lần lượt là:
A. B và 1. B. B và 3. C. C và 3. D. A và 3.
Đáp án B
Câu 16: (TAQ Education) Chức năng và triệu chứng do thiếu dinh dưỡng của nguyên tố sắt lần
lượt là:
A. C và 1. B. C và 2. C. B và 1. D. A và 1.
Đáp án A
Câu 17: (TAQ Education) Chức năng và triệu chứng do thiếu dinh dưỡng của nguyên tố đồng
lần lượt là:
A. A và 1. B. B và 4. C. A và 4. D. C và 4.
Đáp án C
Dựa vào thông tin dưới đây để trả lời các câu từ 18 đến 20:
Để đảm sự hoạt động và đảm bảo được những chức năng của hệ tuần hoàn cần có sự hoàn chỉnh
của 3 yếu tố gồm tim, hệ mạch và thể tích tuần hoàn.
1. Thể tích tuần hoàn
Thể tích tuần hoàn còn gọi là máu, dùng để vận chuyển oxygen và chất dinh dưỡng, khí
O2 đến các tế bào, mang chất thải từ tế bào trở về và thoát ra ngoài bằng các cơ quan bài
tiết như đường hô hấp, qua thận.
Thể tích tuần hoàn có thể giảm khi bị mất nước, mất máu, tiêu chảy, sốt...
2. Tim
Tim nằm trong lồng ngực, có trục lệch trái, là một khối cơ rỗng, trọng lượng tim khoảng
300gram, được chia thành 4 buồng gồm 2 tâm nhĩ và 2 tâm thất:
 Nhĩ phải và nhĩ trái, thành mỏng, nhận máu tĩnh mạch, đưa xuống tâm thất.

8
 Tâm thất phải và tâm thất trái, thành dày, bơm máu vào động mạch với áp lực cao.
Thành tâm thất trái dày gấp hai lần so với thành thất phải, do áp lực đưa máu vào động
mạch chủ lớn.
 Hai tâm nhĩ ngăn cách nhau bởi vách liên nhỉ, hai tâm thất ngăn cách nhau bởi vách
liên thất.
 Giữa tâm thất và tâm nhĩ được ngăn cản bởi các van nhĩ thất. Bên trái có van hai
lá ngăn cách tâm nhĩ trái và tâm thất trái, bên phải có van ba lá ngăn cách tâm thất

phải và nhĩ phải. Nó giúp máu chảy theo một chiều từ nhĩ xuống thất.Chức năng chính
của tim là khi tim co bóp thì tạo áp lực đẩy máu vào trong động mạch, từ đó đi nuôi
dưỡng cơ thể. Tim được hoạt động theo cơ chế tự động, điều hòa nhờ hệ thống thần
kinh thực vật và được nuôi dưỡng bởi hệ thống động mạch vành.
3. Hệ mạch
Hệ mạch máu có chức năng vận chuyển máu tới cơ quan và từ cơ quan về tim. Hệ mạch gồm có
động mạch, tiểu động mạch, mao mạch, tĩnh mạch và tiểu tĩnh mạch.
 Động mạch có chức năng đưa máu từ tim tới các cơ quan, chức năng vận chuyển máu
dưới áp suất lớn, do đó cấu tạo thành động mạch gồm 3 lớp cơ rất chắc khỏe và có khả
năng chun giãn để tạo áp lực co bóp đẩy máu lưu thông. Khi xa dần tim động mạch
chia thành các nhánh nhỏ mang chất dinh dưỡng và oxy đi nuôi dưỡng mô cơ
quan. Huyết áp động mạch là áp suất máu trong động mạch, máu chảy được trong
động mạch là kết quả của hai lực đối lập, lực đẩy máu của tim và lực cản của thành
động mạch. Huyết áp động mạch duy trì ổn định thì máu từ động mạch có thể đến

9
nuôi dưỡng các cơ quan, ngược lại nếu huyết áp thấp dẫn tới máu không nuôi dưỡng
được cơ quan có thể dẫn tới tử vong. Còn nếu huyết áp động mạch quá cao gây ra áp
lực lớn lên thành mạch, có nguy cơ vỡ thành mạch, nếu vỡ thành mạch tại não gây
xuất huyết não...
 Tiểu động mạch: Là các nhánh nhỏ cuối cùng của hệ động mạch, hoạt động như các
van điều hòa lượng máu tới mao mạch tùy theo nhu cầu máu của cơ quan đó. Thành
mạch có thể đóng tịt dòng máu hoặc mở rộng để máu qua nhiều nhờ sức mạnh của
thành tiểu động mạch.
 Mao mạch: Mao mạch có đặc tính là thành mỏng và có thể thấm được các phân tử
nhỏ. Tại mao mạch các chất dinh dưỡng, khi, hormon...trao đổi chất với mô.
 Tiểu tĩnh mạch: Từ mao mạch, máu đổ vào những mạch máu với thành mỏng gọi là
tiểu tĩnh mạch.
 Tĩnh mạch: Tiểu tĩnh mạch tập trung thành những tĩnh mạch lớn. Thành tĩnh mạch có
3 lớp giống như động mạch nhưng mỏng và dễ giãn rộng hơn. Các lớp của thành tĩnh
mạch gồm:
 Lớp trong cùng là lớp tế bào nội mạc với từng đoạn nhô ra tạo thành những nếp gấp
hình bán nguyệt đối diện nhau tạo thành van tĩnh mạch, mục đích để hướng cho máu
chảy một chiều về tim. Các van tĩnh mạch thì có ở các tĩnh mạch chi và không có van
ở các tĩnh mạch nhỏ, tĩnh mạch từ não hoặc tĩnh mạch từ các tạng.
 Lớp giữa gồm những sợi liên kết và sợi cơ.
 Lớp ngoài mỏng gồm những sợi liên kết chun giãn. Có khả năng chun giãn tốt.

10
Như vậy để đảm bảo được chức năng tuần hoàn thì cần 3 yếu tố quan trọng là tim, hệ mạch và
thể tích tuần hoàn. Một sự thay đổi bất thường ở một trong 3 yếu tố đều gây ra sự suy giảm chức
năng của hệ tuần hoàn, có thể nguy hiểm tới tính mạng của người bệnh.
Nguồn: vinmec.com
Câu 18: (TAQ Education) Những đặc điểm về cấu tạo điển hình của một hệ tuần hoàn kín là
I. Có hệ thống tim và mạch
II. Hệ mạch có đầy đủ ba loại: động mạch, tĩnh mạch và mao mạch
III. Dịch tuần hoàn tiếp xúc trực tiếp với tế bào để trao đổi chất và trao đổi khí.
IV. Có hệ thống dịch mô bao quanh tế bào.
A. 1, II. B. 1, II, III. C. I, II, III, IV. D. I, II, IV.
Đáp án D
Câu 19: (TAQ Education) Đường đi của máu trong vòng tuần hoàn kép theo trình tự nào?
A. Máu đỏ thẫm từ tâm thất phải  động mạch phổi  tĩnh mạch phổi  tim  động mạch
chủ  mô  tĩnh mạch chủ  tim.
B. Máu đỏ thẫm từ tâm thất trái  động mạch phổi  tĩnh mạch phổi  tim  động mạch
chủ  mô  tĩnh mạch chủ  tim.
C. Máu đỏ thẫm từ tâm thất phải  tĩnh mạch phổi  tim  động mạch phổi  tim  động
mạch chủ  mô  tĩnh mạch chủ  tim.
D. Máu đỏ thẫm từ tâm thất phải  động mạch phổi lên tĩnh mạch phổi  tim  tĩnh mạch
chủ  các cơ quan  động mạch chủ  tim.
Đáp án A
Câu 20: (TAQ Education) Ở người, thời gian của một chu kỳ co tim là
A. 1,2 giây. B. 1 giây. C. 0,8 giây. D. 1,5 giây.
Đáp án C

BẢNG ĐÁP ÁN
1. C 2. B 3. D 4. B 5. C 6. D 7. A 8. B 9. A 10. C
11. A 12. C 13. B 14. B 15. B 16. A 17. C 18. D 19. A 20. C

11

You might also like