Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 5

VĂN HOÁ ỨNG PHÓ VỚI MÔI TRƯỜNG XÃ HỘI.

TÍNH DUNG HỢP


1.1. Văn hóa ứng phó với môi trường xã hội: quân sự, ngoại giao
Do những hoàn cảnh địa lí - lịch sử đặc biệt, Việt Nam thường xuyên hứng
chịu những cuộc chiến tranh xâm lược dai dẳng và tàn khốc của Trung Hoa,
Mông Cổ (thời phong kiến), Pháp, Mĩ (thời hiện đại).
1.1.1. Tính hiếu hòa
Đặc trưng của văn hóa nông nghiệp là sống trọng tình cho nên người nông
nghiệp thường kém về đầu óc tổ chức và yếu về quân sự. Nét nổi bật nhất
của Việt Nam - một nền văn hóa nông nghiệp điển hình - trong việc ứng phó
với môi trường xã hội là tính hiếu hòa.

Khi bất đắc dĩ phải chiến đấu để tự vệ, người Việt Nam chỉ monggiành lại
cuộc sống yên bình, cho nên rất độ lượng và không hiếu thắng. Do hiếu hòa
mà An Dương Vương đã mắc mưu gả con gái Mị Châu cho con trai tướng
giặc đẫn đến thảm cảnh mất nước nhà tan.Cũng do hiếu hòa, năm 1077, sau
khi đánh cho quân Tống đại bạitrên phòng tuyến sông Cầu, Lý Thường Kiệt
đã dừng lại chủ động điều đình để mở lối thoát cho địch trong danh dự.
1.1.2. Tính tổng hợp
Trong văn hóa ứng phó với môi trường xã hội trước hết thể hiện ở truyền
thống toàn dân đều tham gia đánh giặc (ở các nền văn hóa thiên về tư duy
phân tích, chiến tranh hoàn toàn là việc của quânđội, đàn ông) .Thuật ngữ
quân sự Việt Nam gọi hiện tượng này là chiến tranh nhân dân.

Tham gia đánh giặc ở Việt Nam là tất cả: từ cụ già đến trẻ nhỏ, cảđàn ông
lẫn đàn bà. Tục ngữ có câu “Giặc đến nhà, đàn bà cũng đánh”. Trong chiến
tranh chống ngoại xâm ở Việt Nam, mọi người dân đều thành chiến sĩ, mọi
vật vô tri đều có thể dùng làm vũ khí. Thời Lí - Trần, nhà nước khái quát
thành chính sách ngụ binh ư nông (gửi binh trong nông) và toàn dân vi binh.

Tính tổng hợp trong văn hóa ứng phó với tôi trường xã hội còn thể hiện ở
việc phối hợp chặt chẽ các hình thức đấu tranh khác nhau. Lòng kiên trì
“Vừa đánh va đàm" đạt đến đỉnh cao trong kháng chiến chống Mĩ với cực
Hội nghị bốn bên kéo dài suốt 5 năm liêntại Paris (1968 - 1973).
1.1.3. Tính linh hoạt
Đóng vai trò quan trọng trong việc ứng phó với môi trường xã hội,Nếu ở
phương Tây, lối ứng xử nguyên tắc tạo nên truyền thốnghoạt động quân sự
một cách bài bản, thì ở Việt Nam, lối tư duybiện chứng và cách ứng xử linh
hoạt là cơ sở cho việc hình thànhchiến thuật chiến tranh du kích. Đó là một
cuộc chiến tranh đầynhững bất ngờ mà đối phương không thể dự đoán trước
được. Lúc địch mạnh thì ta làm "vườn không nhà trống" mà rứt về nông
thôn, miền núi, nhưng cũng có lúc lại chủ động tấn công trước để tự vệ.

1.2. Dung hợp văn hóa khu vực : Tam giáo


Sự kết hợp chặt chẽ giữa tính tổng hợp và linh hoạt tạo nên tính dunghợp –
đó là sự tổng hợp nhiều yếu tố khác nhau lại và biến đổi mộtcách linh hoạt
để tạo nên cái mới.
1.2.1. Trước hết, ta gặp sự dung hợp giữa từng hiện tượng văn hóa ngoạisinh với
văn hóa bản địa: Sự dung hợp giữa Phật giáo với tín ngưỡngsùng bái tự
nhiên, sinh ra Tứ pháp thờ Mây Mưa - Sấm – Chớp. CònĐạo giáo do vốn
gần gũi với tín ngưỡng cổ truyền nên khi vào ViệtNam, nó bị hòa lẫn đến
mức nhiều khi hầu như không nhận ra sự tồntại của nó.
1.2.2. Sự dung hợp giữa Phật giáo với Đạo giáo là mối quan hệ bền chặt và lâu đời
nhất. Ngay từ giai đoạn chống Bắc thuộc, hai tôn giáo này đã hòa quyện với
nhau trong cuộc sống của người bình dân.
Ngay từ đầu Công nguyên, Phật giáo đã được tín ngưỡng cổ truyềntiếp nhận.
Liên đó, Phật giáo cùng tín ngưỡng cổ truyền vui vẻ tiếpnhận Đạo giáo. Rồi
tất cả cùng tiếp nhận Nho giáo, tạo thành quanniệm Tam giác đồng nguyên
(ba tôn giáo cùng phát nguyên từ mộtgốc ) và Tam giác đồng quy ( ba tôn
giáo cùng quy về một đích). Sựdung hòa “ Tam giáo ” là một thực thể hình
thành một cách tự nhiêntrong tình cảm và việc làm của người dân, và đến
thời Li Trần thìđược chính quyền công nhận rộng rãi. Triều đình tổ chức
những kì thiTam giáo để tìm những người thông thạo cả ba giáo lí ra giúp
nước(vào các năm 1195 và 1247).
1.3. Dung hợp văn hóa Đông – Tây.
Trên lĩnh vực văn hóa vật chất, ta đã thấy sự kết hợp tuyệt vời giữatruyền
thống dân tộc kín đảo dịu dàng và chất phương Tây táo bạo.Sự kết hợp khá
hài hòa giữa kiến trúc cổ truyền với kiến trúc hiện đạiphương Tây trong
nhiều tòa nhà được xây dựng vào thời Pháp. LăngKhải Định ( Huế ) có thể
xem như một ví dụ khác về tỉnh thần dunghợp Đông - Tây này.
Trong đạo Cao Đài, Tam giáo còn được dung hợp với các tôn giáoĐông -
Tây khác. Dưới Tam giáo tổ sư và Tam trấn oại nghiêm, cóGiêsu đại diện
cho Thánh đạo và Khương Thái Công (thái sư KhươngTử Nha trong truyện
Phong thân) đại diện cho Thần đạo. Phật đạo, Nhân đạo, Tiên đạo, Thánh
đạo, Thần đạo – đó là Ngũ chi đại đạo.
ƯU, NHƯỢC ĐIỂM CỦA CON NGƯỜI VIỆT NAM TRONG ỨNG XỬ VỚI
MÔI TRƯỜNG XÃ HỘI
2.1. Ưu điểm
 Dung hợp trong tiếp nhận: Người Việt Nam có khả năng tiếp nhận và hòa
mình vào các văn hóa khác một cách linh hoạt. Điều này giúp họ dễ dàng
thích nghi với sự thay đổi và phát triển của thế giới.
Văn hóa Việt Nam “du nhập” các tư tưởng, quan niệmcủa Nho giáo như:
Nam tôn nữ ty, Nhất nam viết hữu thập nữ viết vô, thuyết Tam tòng (Tại gia
tòng phụ, Xuất giá tòng phu,Phu tử tòng tử)… Nhiều người nếu không liên
hệ đến cội nguồn bản sắc văn hóa Việt Nam, cũng như tiến trình văn hóa
của dân tộc, thì có thể “tưởng” rằng các quan niệm đó vốn có ởViệt Nam từ
ngàn xưa và khó lý giải được nguyên căn vấn đề.
Thực tế, trong quá trình giao thoa, ảnh hưởng của văn hóaTrung Hoa, ông
cha ta vẫn có sự chọn lọc trong tiếp nhận vănhóa, giữ gìn được những bản
sắc văn hóa dân tộc. Chẳng hạn,trong khi truyền thống người Trung Hoa
luôn coi trọng đàn ông,thì tại Việt Nam, ngay cả lúc Nho giáo cực thịnh,
người Việt vẫngiữ được phần nào truyền thống coi trọng phụ nữ.
Trong Quốc triều hình luật (Luật Hồng Đức) và Hoàng triều luật lệ (Luật
GiaLong) - hai bộ luật ra đời vào những thời kỳ Nho giáo pháttriển, nhưng
nét đáng chú ý ở hai bộ luật này chính là tinh thầndân chủ, mà một biểu
hiện quan trọng là truyền thống trọng phụ nữ.
 Mềm dẻo, hiếu hòa trong đối phó: Khi đối mặt với các cuộc chiến tranh
xâm lược, người Việt Nam luôn biết cách đối phó một cách mềm dẻo và
hiếu hòa. Điều này giúp họ giữ được bình yên và ổn định cho đất nước.
Người Việt thường linh hoạt và sáng tạo trong việc tìm giải pháp cho các
vấn đề. Thay vì cứng đầu và cố chấp, họ thường tìm cách thích nghi và thay
đổi để đối phó ( Tư duy tổng hợp).
Ở Việt Nam không những không có chiến tranh tôn giáo mà mọi tôn giáo
đều được tiếp nhận. Đối phó với các cuộc chiến tranh xâm lược, người Việt
Nam luôn hết sức mềm dẻo, hiếu hòa. Ngày xưa, trong kháng chiến chống
ngoại xâm, mỗi khi thế thắng đã thuộc về ta một cách rõ ràng, cha ông ta
thường dừng lại chủ động cầu hòa, “trải chiếu hoa” cho giặc về, mở đường
cho chúng rút lui trong danh dự. Trước các cuộc chiến tranh xâm lược,
người Việt Nam luôn hết sức mềm dẻo và hiếu thắng. Họ thể hiện thiện chí
hòa hiếu để bảo vệ Tổ quốc một cách hiệu quả ( đối phó mềm dẻo). Dân tộc
Việt Nam đã chiến thắng nhiều cuộc xâm lăng và xâm phạm chủ quyền
trong lịch sử, như trận Điện Biên Phủ và chiến dịch Hồ Chí Minh.

Ngày nay, Việt Nam tiếp tục thực hiện chủ trương bảo vệ chủ quyền bằng
cách kết hợp giữ vững môi trường hòa bình và đảm bảo ổn định để phát
triển kinh tế- xã hội: Mềm dẻo nhưng không nhân nhượng ( Gần đây, liên
quan đến vụ việc Trung Quốc hạ đặt trái phép giàn khoan Hải Dương 981
trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam, một số đối
tượng bất hảo và thế lực thù địch đã lên tiếng rêu rao kích động tình hình xã
hội Việt Nam, cố tình suy diễn: “Trước hành động vi phạm chủ quyền trắng
trợn của Trung Quốc, Việt Nam đã nhu nhược trong thực hiện chủ trương
bảo vệ Tổ quốc, không có nhiều biện pháp bạo lực xua đuổi Trung Quốc ra
khỏi lãnh hải, mà chỉ “đấu tranh miệng” theo kiểu nửa vời”… Báo Quân đội
nhân dân có loạt bài phân tích, làm rõ vấn đề này).
2.2. Nhược điểm
 Mặt trái của tính dung hợp có thể là sự thiếu quyết đoán và rõ ràng trong
việc đưa ra quyết định. Điều này khiến họ lưỡng lự trong nhiều quyết định
quan trọng.
 Tính mềm dẻo, hiếu hòa khiến người Việt Nam trở nên quá nhượng bộ, dẫn
đến việc không đứng vững trước những áp lực từ bên ngoài.
https://www.studocu.com/vn/document/dai-hoc-ton-duc-thang/co-so-van-hoa-viet-
nam/tu-luan-tai-lieu-hoc-tap/35621982
https://www.academia.edu/36056724/Vi%E1%BB%87t_Nam_mang_d%E1%BA
%B7c_tr%C6%B0ng_c%E1%BB%A7a_lo%E1%BA
%A1i_hinh_van_hoa_nong_nghi%E1%BB%87p
https://ditichlichsu-vanhoahanoi.com/co-so-van-hoa-viet-nam/van-hoa-ung-xu-voi-
moi-truong-xa-hoi/#:~:text=%C4%90%E1%BA%B7c%20tr%C6%B0ng%20n
%E1%BB%95i%20b%E1%BA%ADt%20trong%20qu%C3%A1%20tr
%C3%ACnh%20giao,h%E1%BB%99i%20trong%20l%C4%A9nh%20v%E1%BB
%B1c%20qu%C3%A2n%20s%E1%BB%B1%2C%20ngo%E1%BA%A1i
%20giao.
https://www.studocu.com/vn/document/truong-dai-hoc-cong-nghiep-ha-noi/co-so-
van-hoa/van-hoa-ung-pho-voi-moi-truong-xa-hoi/21007187
a

You might also like