Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 3

TÌNH HUỐNG 1: CHỮ TÍN

Rasail là chủ một công ty lớn ở Mỹ. Một lần, ông đi thị sát tình hình bán hàng của
công ty. Khi hỏi han một nhân viên phụ trách mặt hàng mới, ông mới biết có một sản
phẩm có vấn đề về tính năng. Đúng lúc đó, một vị khách hàng lớn từ miền Tây đến và nói:
“Hôm nay các ngài có sản phẩm mới chất lượng cao không?”
Nhân viên kia trả lời:
“Chúng tôi vừa cho ra một loại máy mới rất tốt”.
Anh ta giới thiệu sản phẩm rất hay và khéo léo, cuối cùng vị khách hàng này đã mạnh
dạn đặt mua sản phẩm này với số lượng lớn.
Rasail đứng cạnh quan sát rồi đột nhiên đi ra khuyên vị khách này không nên vội vàng
đặt hàng mà hãy đợi ông cho kiểm tra lại. Sau đó, ông bảo người nhân viên đó đến phòng
tài vụ lĩnh lương và trợ cấp thôi việc, từ ngày mai anh ta không phải đi làm nữa.
Rasail biết hậu quả của việc bán lô hàng kém chất lượng này, nên đã kịp thời ngăn
chặn. Giữ chữ tín trong kinh doanh là nguyên tắc số một của nhà kinh doanh.

Câu hỏi: Dựa vào những kiến thức đã học về đạo đức kinh doanh, các bạn hãy phân tích
tình huống trên từ khía cạnh đạo đức kinh doanh của chủ doanh nghiệp và nhân viên bán
hàng. Những tình huống nào có thể xảy ra nếu nhân viên thành công bán lô hàng này cho
vị khách?

TÌNH HUỐNG 2: CẠNH TRANH TRONG QUẢNG CÁO


Vào năm 2011, công ty chuyên sản xuất nệm Kymdan - là nhà sản xuất nệm cao su
tự nhiên lớn tại Việt Nam đã đăng quảng cáo trên các tờ báo lớn với nội dung như
sau: “Đối với nệm lò xo, do tính chất không ưu việt của nguyên liệu sản xuất nên chất
lượng nệm sẽ giảm dần theo thời gian. Nếu độ đàn hồi của lò xo cao, lò xo dễ bị gãy, gây
nguy hiểm cho người sử dụng. Đối với nệm nhựa tổng hợp poly-urethane (nệm mút xốp
nhẹ) tính dẻo ưu việt nên không có độ đàn hồi, mau bị xẹp. Chính vì những lý do đó mà
Công ty Kymdan hoàn toàn không sản xuất nệm lò xo cũng như nệm nhựa poly-urethane.
Tất cả các sản phẩm của Công ty Kymdan đều được làm từ 100% cao su thiên nhiên, có
độ bền cao và không xẹp lún theo thời gian...”. Ngay sau khi mẫu quảng cáo trên phát
hành, 3 công ty sản xuất nệm lò xo và nệm mút đã khởi kiện Kymdan ra toà với lý do
quảng cáo của nệm Kymdan không có căn cứ, gây thiệt hại đến uy tín sản phẩm của họ.

Câu hỏi: Công ty nệm Kymdan có vi phạm đạo đức kinh doanh không? Giải thích tại
sao?

TÌNH HUỐNG 3: LÀM GIẢ TRANG PHỤC Y TẾ PHÒNG DỊCH COVID 19

Viện Kiểm sát nhân dân TP. Hà Nội vừa hoàn tất cáo trạng truy tố 4 bị can trong
vụ án Công ty TNHH thương mại và dịch vụ y tế Đức Anh (địa điểm kinh doanh số 5,
ngõ 178, phố Tây Sơn, phường Trung Liệt, quận Đống Đa, Hà Nội) buôn bán, làm giả
hàng nghìn bộ trang phục y tế phòng dịch. Theo đó, 4 bị can bị truy tố về cùng tội “Sản
xuất, buôn bán hàng giả” theo quy định tại Điều 192, Khoản 3, Điểm a - Bộ luật Hình sự
năm 2015, gồm: Trương Thị Bình (SN 1982, Phó Giám đốc Công ty Đức Anh), La Văn
Thi (SN 1982, Giám đốc kinh doanh Công ty Đức Anh), Nguyễn Đức Việt Anh (SN 1987,
nhân viên kinh doanh của Công ty Đức Anh), Hoàng Văn Tới (SN 1989, nhân viên Khoa
Khám bệnh của một bệnh viện trên địa bàn TP. Hà Nội).

Theo cáo trạng, ngày 8/4/2020, Cơ quan Cảnh sát điều tra, Công an TP. Hà Nội
phối hợp với Cục Quản lý thị trường TP. Hà Nội kiểm tra việc chấp hành pháp luật trong
kinh doanh vật tư, thiết bị y tế đối với Công ty Đức Anh. Tại thời điểm kiểm tra, lực lượng
chức năng phát hiện, các nhân viên Công ty Đức Anh đang đóng gói bộ trang phục phòng
dịch Covid 19 có dấu hiệu làm giả bộ trang phục phòng dịch của Công ty CP Dược và
thiết bị y tế Phúc Hà (viết tắt là Công ty Phúc Hà, địa chỉ tại phường Tây Tựu, quận Bắc
Từ Liêm, Hà Nội) và Công ty TNHH in và dịch vụ thương mại Quang Trung (viết tắt là
Công ty Quang Trung, địa chỉ tại Khu đô thị Pháp Vân, phường Hoàng Liệt, quận Hoàng
Mai, Hà Nội).

Qua xác minh, cơ quan điều tra đã kết luận: Mặc dù biết rõ Nhà nước nghiêm cấm
việc sản xuất, buôn bán, lưu thông trên thị trường Việt Nam những hàng hóa giả mạo nhãn
hiệu, chất lượng của các doanh nghiệp, các nhà sản xuất kinh doanh đã đăng ký bản quyền
và được bảo hộ tại Việt Nam, nhưng do hám lợi, từ tháng 1/2020 đến ngày 8/4/2020,
Trương Thị Bình cùng đồng phạm là Hoàng Văn Tới, La Văn Thi và Nguyễn Đức Việt
Anh đã có hành vi mua các bộ trang phục bảo hộ rời, in tem nhãn mác giả các nhãn hiệu
của Công ty Phúc Hà và Công ty Quang Trung. Sau đó, đối tượng chỉ đạo nhân viên đóng
gói, dán tem thành bộ trang phục bảo hộ hoàn chỉnh, đem bán thu lời bất chính. Tổng số
hàng hóa Trương Thị Bình làm giả là 14.587 bộ trang phục phòng dịch giả, tương đương
với hàng thật trị giá hơn 1 tỷ đồng. Trong đó, hàng giả nhãn mác của Công ty Phúc Hà là
4.285 bộ (tương đương hàng thật trị giá gần 720 triệu đồng), hàng giả nhãn mác Công ty
Quang Trung là 10.302 bộ (tương đương hàng thật trị giá 365 triệu đồng). Trong số 4.285
bộ trang phục phòng dịch giả nhãn hiệu của Công ty Phúc Hà, Bình cùng đồng phạm đã
bán 2.970 bộ cho 7 cá nhân, tổ chức; còn lại 1.315 bộ chưa kịp tiêu thụ đã bị phát hiện,
thu giữ.

Nguồn: Báo Sức khỏe và đời sống

Câu hỏi: Công ty TNHH thương mại và dịch vụ y tế Đức Anh đã vi phạm những nguyên
tắc và chuẩn mực đạo đức kinh doanh nào?

You might also like