Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 14

ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP HỒ CHÍ MINH

TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA

***

BÁO CÁO THÍ NGHIỆM

MÔI TRƯỜNG VÀ CON NGƯỜI


GDHD: Dương Huyền Linh
Sinh viên thực hiện :
Nhóm-Lớp:

TPHCM, ngày 30 tháng 4 năm 2024


BÀI 2 : BÀI THÍ NGHIỆM ĐO ĐỘ ỒN

MỤC ĐÍCH
- Giúp sinh viên làm quen với thiết bị đo độ ồn cầm tay NL-20
- Biết cách bố trí vị trí, địa điểm đo, cách ghi chép các số liệu và xử lý các kết
quả đo.
- Tập đưa ra nhận xét, ý kiến của cá nhân hoặc nhóm về tình trạng ô nhiễm tiếng
ồn, đề xuất các biện pháp cụ thể để giảm thiểu tiếng ồn.
I. NỘI DUNG
Theo sự hướng dẫn của giáo viên, các nhóm sinh viên sẽ quan sát, ghi chép, thực
hiện đo mức ồn do nguồn ồn điểm gây ra, vẽ đường cong các mức ồn trên cơ sở
các số liệu đo và số liệu tính toán, cho nhận xét.
II. CÔNG THỨC XÁC ĐỊNH MỨC ỒN GIẢM THEO KHOẢNG CÁCH
Nếu mức âm đặc trưng của nguồn ồn (thường đo ở độ cao 1,5m) ở điểm cách
nguồn ồn một khoảng là r1 đã biết (r1 thường bằng 1m đối với tiếng ồn từ máy
móc, thiết bị công nghiệp và bằng 7,5m đối với nguồn ồn là dòng xe giao thông)
thì mức ồn ở điểm cách nguồn ồn là r2 sẽ giảm hơn mức ồn ở điểm có khoảng
cách là r1 và được xác định theo công thức sau:
 Đối với nguồn ồn điểm:
r2 1
L = 20.lg( +a , (dB) (1)
r1
)
 Đối với nguồn ồn đường:
r
Ld = 10.lg( 2 1
r1
+a , (dB) (2)
)

Trong đó, a là hệ số kể đến ảnh hưởng hấp thụ tiếng ồn của địa hình mặt đất:
- Đối với mặt đường nhựa và bê tông thì a = - 0,1.
- Đối với mặt đường đất trống trải không có cây thì a = 0.
- Đối với đất trồng cỏ thì a = 0,1
III. THIẾT BỊ THÍ NGHIỆM RION NL-20
Hình 1: Thiết bị đo độ ồn cầm tay Rion NL-20

Hình 2: Các phím chức năng Hình 3: Cách cầm thiết bị đo

* Giới thiệu các phím chức năng:


Phím Chức năng

Start/Stop Bắt đầu/kết thúc quá trình đo được thiết lập sẵn.

Store Lưu trữ dữ liệu đo vào bộ nhớ.

Mode Dùng để đọc kết quả đo. Mỗi lần nhấn phím này màn hỉnh sẽ chuyển đổi
các chế độ hiển thị kết quả đo trong bộ nhớ.
Pause/Cont Trong khi đo, phím này có thể dùng tạm ngưng quá trình đo để loại bỏ các
giá trị không mong muốn.

Menu Khi chọn phím này sẽ xuất hiện menu 1/3 cho phép cài đặt các tùy chọn,
có thể chuyển đổi giữa 3 menu khác nhau bằng cách nhấn phím Page

A/C/FLAT Cài đặt dải tần số là A, C hoặc FLAT.

Fast/Slow Cài đặt thời gian đo là Fast hoặc Slow.

Dùng để chọn khoảng đo của thiết bị, có 6 lựa chọn khác nhau như sau: 20
Range
đến 80, 20 đến 90, 20 đến 100, 20 đến 110, 30 đến 120, 40 đến 130.

Recall Dùng để xem lại các dữ liệu đã lưu trong bộ nhớ.

Recall Data Dùng để chuyển đổi giữa các giá trị khác nhau đã lưu trong bộ nhớ.

Light Dùng để mở/tắt đèn màn hình hỗ trợ việc đọc dữ liệu nếu thiếu ánh sáng.

Print Khi có kết nối với máy in như DPU-414, CP-11 hoặc CP-10 thì khi nhấn
phím này dữ liệu đo sẽ được in ra.

Cal Dùng để kích hoạt chế độ hiệu chuẩn.

Power Dùng để mở/tắt thiết bị đo khi nhấn giữ khoảng hơn 1 giây.

Chú ý: Dây đeo tay được đeo vào tay như hình 3 để tránh làm rơi thiết bị đo.

Hướng dẫn cách đo:

Bước 1: Nhấn giữ phím Power khoảng hơn 1 giây để mở thiết bị đo.

Bước 2:(Dùng khi thiếu ánh sáng) Nhấn phím Light để mở đèn màn hình hỗ trợ đọc
dữ liệu.

Bước 3: Để đo âm thanh thông thường nhấn phím A/C/FLAT chọn “A”, nhấn phím

Fast/Slow để chọn “Fast” và nhấn phím Range để chọn khoảng đo phù hợp.
Bước 4: Thiết bị đã sẵn sàng, có thể tiến hành thí nghiệm.

Bước 5: Sau khi thí nghiệm xong nhấn giữ phím Power khoảng hơn 1 giây để tắt thiết
bị đo.

IV. TIẾN HÀNH THÍ NGHIỆM


Đo mức ồn, tính và vẽ đường cong mức ồn tại một nguồn ồn điểm:
IV.1 Chọn nguồn ồn điểm là một máy công cụ hay một máy móc, thiết bị
đang hoạt động có phát ra tiếng ồn.
IV.2 Đặt hoặc cầm thiết bị đo ở độ cao 1,5m cách tâm nguồn ồn 1m, hướng
mi crô của thiết bị vào tâm nguồn ồn, đo mức ồn (số đo là đêxiben - dB) và
ghi lại số đo (cách thao tác xem phần thiết bị thí nghiệm). Chỉ đọc tròn số đến
dB, không cần đọc số lẻ. Cách 1 giây đọc 1 lần theo nhịp thở, khi gặp các con
số khác thường như lớn quá thì bỏ qua để đỡ gây đột biến khi xử lý số liệu.
Đọc và ghi lại liên tục khoảng 30 số liệu mỗi lần đo vào các bảng sau.
A. Đo mức ồn trong xưởng C1

Bảng 1: ghi số liệu đo ở vị trí cách nguồn ồn 1 mét

1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15

62.2 65.4 61.8 63.8 64.9 65.7 60.4 65.6 62.2 65.9 67.5 63.1 66.1 69.1 67.2

16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30

60.3 65.1 63.8 64.1 64.6 69.1 64.9 68.8 67.7 62.0 62.8 62.3 64.3 66.5 64.7

1) Tính giá trị trung bình kết quả đo từ bảng 1: 64,73


2) Lùi máy ra xa nguồn ồn 3m lại đo và ghi lại liên tục khoảng 30 số liệu vào
bảng 2.
Bảng 2: ghi số liệu đo ở vị trí cách nguồn ồn 3 mét

1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15

60.5 67.7 65 68.5 64.6 65 65 64.2 61.8 68.9 61.0 59.4 62.9 60.1 64.0

16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30

62.4 60.9 60.3 63.3 61.6 63.5 62.6 67 62.8 63 60.5 58.1 59 63.9 61.9

3) Tính giá trị trung bình kết quả đo từ bảng 2: 63.01


4) Tính độ giảm mức ồn tính theo công thức (1): 10.275
5) Xác định mức ồn tính toán theo công thức: 54.455
Gợi ý: Mức ồn tính toán theo công thức ở khoảng cách 3m = giá trị
trung bình từ bảng 1 (ở khoảng cách 1m) – độ giảm mức ồn tính theo công
thức ở vị trí 3m so với 1m
Ví dụ: giá trị trung bình kết quả đo từ bảng 1 là 90dB, độ giảm mức ồn
theo công thức (1) tính được là 20dB thì giá trị mức ồn tính toán theo công
thức là:
90 dB – 20 dB = 70dB.
6) Lùi máy ra xa nguồn ồn 5 m lại đo và ghi lại liên tục khoảng 30 số liệu vào
bảng 3.

Bảng 3: ghi số liệu đo ở vị trí cách nguồn ồn 5 mét

1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15

64.6 63.4 64.3 65.9 59.1 61.6 59.4 65.3 64.3 63.2 64.9 63.5 67.6 65.4 63.1

16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30

61.5 63.8 60.9 61.1 62 66.4 64.5 69.6 67.5 62 59.5 57.6 63 65.7 63.1
7) Tính giá trị trung bình kết quả đo từ bảng 3: 63.46
8) Tính độ giảm mức ồn tính theo công thức (1): 14.489
9) Xác định mức ồn tính toán theo công thức: 50.241
Gợi ý: Cách tính tương tự như ở bảng 2 nhưng lúc này độ
giảm mức ồn tính theo công thức ở vị trí 5m so với 1m
10)Vẽ các đồ thị có trục tung là các giá trị trung bình đo được, trục
hoành là vị trí khoảng cách tới nguồn ồn.
Gợi ý: Vẽ nét liền là giá trị trung bình của kết quả đo, nét
đứt là giá trị mức ồn tính toán theo công thức

11. Cho nhận xét:


- Ở vị trí cách 1m:
Mức độ ồn = 64.74 dB
- Ở vị trí cách 3m:
Mức độ ồn = 63.01 dB
Độ giảm mức độ ồn = 10,275 dB
Mức độ ồn tính toán theo công thức = 54.455 dB
Độ sai lệch giữa thực tế và so với công thức (1) = 63.01 - 54.455 = 8.555
dB
- Ở vị trí cách 5m:
Mức độ ồn = 63.46 dB
Độ giảm mức độ ồn = 14.489 dB
Mức độ ồn tính toán theo công thức = 50.241 dB
Độ sai lệch giữa thực tế và công thức (1) = 13.219 dB.
 Khi cách vị trí đo càng xa thì mức độ ồn đo được càng giảm
 Mức độ ồn lí thuyết so với thực tế có nhiều sự chênh lệch. Vì trong
thực tế, lúc đo còn chịu nhiều sự tác động khác từ môi trường.
 Mức độ ồn ở vị trí cách 5m ngang hoặc cao hơn ở vị trí 3m một
chút có thể do vị trí đo có tiếng ồn bên ngoài do các sinh viên khác
phát ra hoặc do sai số đo đồng thời kế phòng học là xưởng C1 nên
không tránh khỏi sự sai lệch.

V. Hình ảnh đo thực tế


Cách nguồn ồn 1m:
Cách nguồn ồn 3m:
Nguồn cách 5m:

You might also like