Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 2

II.

Quy định về chính tả Tiếng Việt


Chính tả tiếng Việt cần được chuẩn hóa và thống nhất.
A. Quy định cụ thể
1. Về những từ tiếng Việt mà chuẩn chính tả hiện nay chưa rõ
a) Dùng tiêu chí thói quen phát âm của đa số người trong xã hội, mặc dù thói quen này
khác với từ nguyên (gốc Việt hay gốc Hán).
Ví dụ: nhận chức (tuy là nhậm chức theo từ nguyên)
b) Dùng tiêu chí từ nguyên khi thói quen phát âm chưa làm rõ một hình thức ngữ âm ổn
định.
Ví dụ: Sinh mạng (tuy cũng có gặp hình thức phát âm sinh mệnh)
c) Khi trong thực tế đang tồn tại hai hình thức chính tả mà chưa xác định được một
chuẩn duy nhất, tạm thời chấp nhận cả hai hình thức ấy, đến khi nào thói quen sử
dụng nghiêng hẳn về một hình thức.
Ví dụ: giông bão và dông bão

2. Về tên riêng không phải tiếng Việt, cần chú ý đến những
trường hợp chính với quy định sau đây đối với mỗi trường hợp.
a) Nếu chữ viết của nguyên ngữ dùng " chữ cái Latin thì giữ đúng
nguyên hình trên chữ viết của nguyên ngữ : kể cá các chữ cái f, j,
w, z như trong nguyên ngữ; dấu phụ ở một số chữ cái trong
nguyên ngữ có thể lược bớt.
Ví dụ: Thomas Müller (có thể lược dấu phụ ở chữ cái ü)
b) Nếu chữ viết của nguyên ngữ thuộc một hệ thống chữ cái
khác thì dùng lối chuyển từ chính thức sang chữ cái Latin.

Ví dụ: Seoul (서울)

c) Nêu chữ viết của nguyên ngữ không phải là chữ viết ghi
từng âm bằng chữ cái thì dùng lối phiên âm chính thức bằng chữ
cái Latin (thường là cách phiên âm đã có tính chất phổ biến trên
thế giới).
Ví dụ: Moscow
d) Đối với trường hợp tên riêng mà trong thực tiễn sử dụng rộng
rãi trẽn thế giới đã quen dùng một hình thức viết bằng chữ cái
Latin khác với nguyên ngữ (thường đó là tên một số nước, thành
phố) thì dùng hình thức tên riêng phổ biến đó.
Ví dụ: Hy Lạp ( tuy trong nguyên ngữ là Ελληνική Δημοκρατία)
e) Đối với trường hợp những sông núi thuộc nhiều nước (và do
đó, có những tên riêng khác nhau) thì dùng hình thức tương đối
phổ biến trên thế giới và trong nước; tuy vậy trong những văn bản
nhất định, do yêu cầu riêng, có thể dùng hình thức dựa theo ngôn
ngữ của địa phương.
Ví dụ: Sông Chobe chảy qua nhiều nước, mỗi nơi mang tên khác nhau như Kwando (ở Angola),
Linyanti (ở Botswana),
g) Đối với những tên riêng hay bộ phận của tên riêng (thường là
địa danh) mà có nghĩa thì dùng lối dịch nghĩa phù hợp với chủ
trương chung có thế nhận thấy qua các ngôn ngữ trên thế giới.
Ví dụ: Biển Đông – Thái Bình Dương
h) Những tên riêng đã có hình thức phiên âm quen thuộc trong
tiếng Việt hiện nay thì không cần thay đổi, trừ một số
trường hợp đặc biệt có yêu cầu riêng phải thay đổi
Ví dụ: Poland (thay cho Ba Lan)
i) Tên riêng trong các ngôn ngữ dân tộc thiểu số ở Việt Nam
cũng thuộc trường hợp tên riêng không phải tiếng Việt: theo các
quy định về chính tả của Bộ giáo dục và Ủy ban khoa học xã hội
ngày 30-11-1980.
3. Về tên riêng tiếng Việt, theo các quy định của Bộ giáo dục và
ủy ban khoa học xã hội ngày 30-11-1980:
a) Đối với tên người và tôn nơi chốn, viết hoa chữ cái đầu tất cả
các âm tiết, không dùng gạch nối.
Ví dụ: Trần Quốc Tuấn
b) Đối với tên tổ chức, cơ quan, chỉ viết hoa chữ cái đầu của âm
tiết đầu trong tổ hợp từ dùng làm tên.
Ví dụ: Trường Đại học Công nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh

You might also like