Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 30

GIUN SÁN HỌC

GIUN SÁN HỌC


MỤC TIÊU HỌC TÂP:Sau khi học xong bài này, học sinh có khả năng:
1. Nêu được hình thể các loại giun sán.
2. Trình bày được chu kỳ phát triển của các loại giun sán.
3. Chẩn đoán và dự phòng được các bệnh do giun sán.

GIUN ĐŨA
(ASCARIS LUMBRICOIDES)
1. Hình thể
1.1. Giun trưởng thành

• Giun đũa có màu trắng hoặc hơi hồng. Thân hình ống, thon hai
đầu. Đầu giun đũa có ba môi. Giun cái dài 20-25cm, đường kính
trung bình 5 - 6mm. Giun đực dài 15-17cm, đường kính 3-4 mm.
• Đầu giun thuôn nhỏ, thân giun được bao bọc bởi lớp vỏ cứng.
• Đuôi: phần đuôi nhọn hơn phần đầu gần cuối đuôi sát về phía
bụng là lỗ hậu môn. Lỗ hậu môn ở con đực cũng là lỗ phóng tinh.
Con cái lỗ sinh dục ở 1/3 trước của thân.
1.2. Trứng giun
1.2.1. Trứng đã thụ tinh

1
GIUN SÁN HỌC

Trứng giun đũa thụ tinh


• Hình bầu dục hoặc hơi tròn.
• Màu: trong phân mới được bài xuất ra khỏi cơ thể thường có màu
vàng nhạt hoặc vàng.
• Vỏ: dày, có nhiều lớp, ngoài cùng là lớp albumin xù xì.
• Nhân: trứng mới được bài xuất ra khỏi cơ thể có nhân chắc, gọn
thành một khối.
1.2.2. Trứng chưa thụ tinh:
- Hình thể trứng dài, hai đầu dẹt.
- Kích thước to hơn trứng đã được thụ tinh
- Lớp albumin không rõ.
- Nhân không thành một khối gọn, chắc mà phân tán.

2. Chu kỳ phát triển:


• Giun đũa có chu kỳ đơn giản, có giai đoạn phát triển trên người và
giai đoạn ở ngoại cảnh.
• Giun đũa sống chủ yếu ở ruột non. Trứng được bài tiết theo phân ra
ngoại cảnh. Gặp điều kiện thích hợp, sau một thời gian trứng phát
triển thành trứng có ấu trùng. Khi trứng có ấu trùng vào đường tiêu
hoá, do tác dụng co bóp của dạ dày, ruột, tác dụng của dịch vị, ấu
trùng phá vỡ vỏ trứng theo hệ thống mạch máu từ ruột tới gan, về
tim, lên phổi, thay vỏ và lớn dần lên. Từ phổi ấu trùng lên họng rồi
xuống ruột để phát triển thành giun trưởng thành.
• Diễn biến của giai đoạn trong cơ thể mất khoảng 60 ngày.

2
GIUN SÁN HỌC

3. Bệnh học
3.1 Giai đoạn ấu trùng:
Hội chứng Loeffler ( từ ngày 3 – 4 đến 10 –15 sau khi nuốt trứng):
• Sốt 39ºC - 40ºC.
• Khó thở dạng hen.
• Tăng BC ái toan trong máu ( 20 – 40% ) .
• Đôi khi có nổi mề đay, phù.
• XQ có hình ảnh thâm nhiễm phổi nhất thời, hình ảnh đó biến mất
sau 1 tuần.
3.2 Giai đoạn giun trưởng thành: ( từ tuần 3 trở đi)
3.2.1 Triệu chứng đường ruột:
• Đau mơ hồ quanh rốn.
• Có thể ăn chậm tiêu, tiêu chảy.
• Xen kẽ táo bón, buồn nôn.
3.2.2 Hội chứng giun: ho, chảy nước bọt, co giật cơ, vẻ mặt buồn bã, sốt
nhẹ
3.2.3 Triệu chứng nhiễm độc:
– Khó ngủ, vật vã.
– Biểu hiện giống viêm màng não, liệt chi dưới.
– Ngứa, nổi mẩn đỏ da.

3
GIUN SÁN HỌC

3.3. Biến chứng


– Tắc ruột.
– Xoắn ruột.
– Lồng ruột.
– Thoát vị bẹn.
– Giun chui ống mật, tụy.
– Giun gây viêm ruột thừa.
– Giun làm thủng ruột.
– Giun chui ngược lên thực quản, phế quản.

4. Chẩn đoán

4.1. Chẩn đoán lâm sàng

4.2. Chẩn đoán xét nghiệm: Xét nghiệm phân tìm trứng

4.3. Dịch tễ học: người nhiễm giun là do ăn rau sống có lẫn trứng hoặc
uống nước không đun sôi…

5. Phòng bệnh

- Quản lý và xử lý phân hợp vệ sinh.


- Vệ sinh môi trường, cung cấp nước sạch.
- Vệ sinh ăn uống đặc biệt quan tâm đến trẻ em.
- Diệt côn trùng truyền bệnh như ruồi, nhặng.
- Điều trị hàng loạt, điều trị trên diện rộng.

6. Điều trị: Mebendazol, Albendazol…

4
GIUN SÁN HỌC

GIUN MÓC
(Ancylostoma duodenal và Necator americanus)
1. Hình thể
1.1. Giun trưởng thành: màu trắng, bộ phận miệng có hai đôi răng hình
móc, con đực dài 8 – 10 mm, con cái dài 10 – 12 mm.

1.2. Trứng: trứng giun móc hình bầu dục, có màu xám nhạt, vỏ mỏng,
không màu, trong suốt.

2. Chu kỳ phát triển


• Giun móc đực và cái trưởng thành ở tá tràng, sau khi thụ tinh, giun
cái sẽ đẻ trứng. Trứng theo phân ra ngoại cảnh, gặp điều kiện thuận
lợi sẽ phát triển thành ấu trùng.
• Ấu trùng ăn các chất hữu cơ có trong đất để phát triển. Sau đó
xuyên qua da, niêm mạc để xâm nhập vào cơ thể người.
• Sau khi xuyên qua da, ấu trùng theo đường tĩnh mạch về tim phải.
Sau đó theo động mạch phổi để tới phổi. Từ phế nang, ấu trùng di
chuyển theo các nhánh phế quản tới khí quản rồi lên vùng hầu
họng và được nuốt xuống ruột. Ấu trùng dừng lại ở tá tràng và phát
triển thành giun móc.
• Thời gian hoàn thành giai đoạn chu kỳ trong cơ thể mất khoảng 3 -
4 tuần.

5
GIUN SÁN HỌC

3. Bệnh học
3.1. Giai đoạn ấu trùng xuyên qua da:
• Ngứa da, nổi đỏ ở tay, chân.
• Ho, khó nuốt…. không có hội chứng Loeffler rõ như trường hợp
giun đũa.
3.2. Giai đoạn giun ký sinh ở ruột:
Rối loạn tiêu hóa: đau thượng vị, nôn, ăn không ngon, tiêu chảy.
Hội chứng thiếu máu:
– Da xanh, niêm nhợt.
– Khó thở, tim đập nhanh, HA giảm, XQ bóng tim to.
– Móng tay dẹt, cong, dễ gãy.
– Hồng cầu giảm, Hemoglobin giảm.
4. Chẩn đoán
4.1. Chẩn đoán lâm sàng
4.2. Chẩn đoán xét nghiệm
Xét nghiệm phân tìm trứng
4.3. Dịch tễ:
- Phổ biến ở vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới, nhất là nơi sống thiếu
vệ sinh, những nơi sử dụng phân người để bón cây, đi chân đất, tay
tiếp xúc với đất.
- Ở vùng ôn đới bệnh tập trung vào các vùng hầm mỏ…

6
GIUN SÁN HỌC

5. Phòng bệnh
- Quản lý và xử lý nguồn phân
- Diệt ấu trùng ở ngoại cảnh
- Phòng nhiễm ấu trùng qua da

6. Điều trị:
- Nâng cao thể trạng bệnh nhân, chống thiếu máu.
- Dùng thuốc: Mebendazol, Albendazol.

7
GIUN SÁN HỌC

GIUN TÓC
(Trichuris trichiura )
1. Hình thể
1.1. Giun trưởng thành:
− Giun tóc có màu hồng nhạt, thân chia làm hai phần: Phần đầu mảnh dài
như sợi tóc. Phần đuôi ngắn và to chiếm 1/4 thân.
− Con đực dài 30- 40mm, đuôi cong, cuối đuôi có một gai sinh dục.
− Con cái dài 30-50mm, đuôi thẳng.

1.2. Trứng giun


• Hình bầu dục, hai đầu có hai nút. Trứng giống như hình quả cau bổ
dọc.
• Màu: trứng có màu vàng đậm.
• Vỏ: dày.
• Nhân: trứng mới bài xuất ra ngoại cảnh, nhân chắc, gọn thành một
khối.

2. Chu kỳ phát triển


- Giun tóc đực và cái trưởng thành ký sinh chủ yếu ở vùng manh tràng.
Sau khi thụ tinh, giun cái sẽ đẻ trứng. Trứng theo phân ra ngoại cảnh, gặp
điều kiện thuận lợi (nhiệt độ, ẩm độ, oxy), trứng giun sẽ phát triển thành
trứng mang ấu trùng.
- Người ăn phải trứng giun tóc có ấu trùng lẫn trong rau, quả tươi, nước
lã…, trứng qua miệng, thực quản tới dạ dày. Nhờ sức co bóp cơ học và
tác dụng dịch vị của dạ dày làm cho ấu trùng thoát khỏi vỏ trứng. Ấu
trùng di chuyển thẳng tới manh tràng để phát triển thành giun tóc trưởng
thành.
- Thời gian hoàn thành giai đoạn chu kỳ trong cơ thể mất khoảng 30 ngày.

8
GIUN SÁN HỌC

3. Bệnh học
3.1. Tại chỗ: biểu hiện hội chứng lỵ: đau quặn bụng từng cơn, mót rặn,
tiêu chảy phân có đàm, máu.
3.2. Toàn thân: có thể thiếu máu nếu mật độ giun nhiều. Ngoài ra có thể
gây dị ứng, biến chứng như Viêm ruột thừa, Trĩ.
4. Chẩn đoán
4.1. Chẩn đoán lâm sàng
4.2. Chẩn đoán xét nghiệm: xét nghiệm phân tìm trứng.
4.3. Dịch tễ học ( tương tự giun đũa)
5. Phòng bệnh ( tương tự giun đũa)
6. Điều trị:
- Thường ít có hiệu quả vì giun nằm sâu trong niêm mạc ruột.
- Thuốc Albendazol...

9
GIUN SÁN HỌC

GIUN KIM
(Enterobius vermicularis )
1. Hình thể
1.1. Giun trưởng thành:
- Giun kim là loại giun ống có kích thước bé, màu trắng, hai đầu
nhọn, miệng gồm 3 môi.
- Phần cuối thực quản có ụ phình, đây là đặc điểm quan trọng để
nhận biết giun kim.
- Giun cái dài 9-12mm, giun đực dài 3-5mm
- Đuôi giun cái dài và nhọn, đuôi giun đực cong và gập về bụng.

1.2. Trứng giun


Hình bầu dục không cân đối, lép một góc, trong suốt.

2. Chu kỳ phát triển


- Giun kim sống ở góc hồi manh tràng. Giun kim đực chết sau khi thụ
tinh. Giun cái đẻ trứng ở vùng niêm mạc hậu môn vào ban đêm. Sau khi

10
GIUN SÁN HỌC

đẻ hết trứng giun kim cái chết. Vì vậy tuổi thọ của giun kim rất ngắn, chỉ
sống khoảng 1-2 tháng.
- Trứng giun kim phát triển thành trứng có ấu trùng sau 4-8 giờ. Nếu
người ăn phải trứng có ấu trùng vào đường tiêu hoá, ấu trùng phá vỡ vỏ
để phát triển thành giun trưởng thành.
- Mặt khác, 1 số trứng ở hậu môn nở thành ấu trùng, ấu trùng chui vào
hậu môn lên ruột để phát triển. Do vậy việc tái nhiễm giun kim rất dễ
dàng.

3. Bệnh học
3.1/ Triệu chứng liên quan đến giun trong ruột:
- Ngứa hậu môn vào ban đêm.
- Trầy, xước, có hay không có ứ mủ ở vùng da quanh hậu môn.
- Đau hố chậu phải.
- Ăn không ngon, sụt cân, buồn nôn, cau có, nghiến răng.
3.2/ Triệu chứng liên quan đến giun lạc chổ:
- Ngứa âm hộ.
- Viêm âm đạo.
4. Chẩn đoán
4.1. Chẩn đoán lâm sàng
4.2. Chẩn đoán xét nghiệm: tìm trứng giun.
4.3. Dịch tễ học: tỉ lệ nhiễm giun kim thường cao nhất là ở nơi tập trung
đông người ( trường học, nhà trẻ…), không phụ thuộc điều kiện địa

11
GIUN SÁN HỌC

lý, khí hậu, mà chủ yếu phụ thuộc điều kiện vệ sinh cá nhân và ngoại
cảnh. Trẻ em nhiễm giun cao hơn người lớn.
5. Phòng bệnh
- Vệ sinh cá nhân
- Vệ sinh ăn uống
- Phải phòng bệnh trên quy mô lớn, cả gia đình hoặc tập thể.
6. Điều trị: Mebendazol, Albendazol

12
GIUN SÁN HỌC

GIUN CHỈ
(WUCHERERIA BANCROFTI VÀ BRUGIA MALAYI)

Giun chỉ có chu kỳ phát triển qua 2 vật chủ là người và tiết túc. Giun
chỉ ở người có vật chủ phụ là muỗi, được chia làm 2 nhóm:

- Nhóm giun chỉ ký sinh dưới da và tổ chức.

- Nhóm giun chỉ ký sinh ở bạch huyết có các giống Wuchereria và


Brugia.

ở Việt Nam gặp 2 loại là Wuchereria bancrofti và Brugia malayi.

1. Hình thể
1.1. Giun trưởng thành
Hình sợi, màu trắng hoặc trắng sữa. Con đực dài khoảng 3 cm, rộng
0,1 mm. Con cái dài 8-10cm, rộng 0,25 mm, giun đực và cái thường
sống cuộn với nhau như mớ chỉ rối trong hệ bạch huyết. Khó phân
biệt giữa 2 loại ký sinh ở người.

1.2. Ấu trùng: dài khoảng 250µm, giun cái đẻ ra ấu trùng, ấu trùng chỉ
xuất hiện trong máu ngoại vi về đêm.

2. Chu kỳ

2.1. Vị trí ký sinh: Giun trưởng thành ký sinh ở hệ bạch huyết, ấu trùng
sống ở hệ tuần hoàn máu.
2.2. Diễn biến chu kỳ

13
GIUN SÁN HỌC

- Giun chỉ sống chủ yếu ở hệ bạch huyết tại bẹn và nách người bệnh,
giun cái đẻ ra ấu trùng, ấu trùng từ hệ bạch huyết vào máu.
- Ban ngày ấu trùng ở sâu trong mạch máu nội tạng. Ban đêm ( từ 21
giờ đến 3 giờ sáng ) ấu trùng xuất hiện ở máu ngoại vi. Ấu trùng
giun chỉ có thể sống khoảng một năm hoặc lâu hơn.
- Ấu trùng này nếu được muỗi truyền bệnh hút vào dạ dày sẽ phát
triển thành ấu trùng gây nhiễm rồi tiến tới vòi của muỗi.
- Khi muỗi đốt người ấu trùng từ muỗi vào máu rồi tới hệ bạch huyết
để trở thành giun trưởng thành.
- Giun chỉ sống khoảng 10 năm.

3. Triệu chứng lâm sàng


-Thời kỳ ủ bệnh: Bệnh nhân không cảm thấy triệu chứng. Thời kỳ
này kéo dài 5 - 7 năm.
-Thời kỳ phát bệnh: Bệnh nhân sốt, sau vài ngày viêm hệ bạch
huyết, xuất hiện đường viêm đỏ, đau dọc theo bạch mạch, thường là
mặt trong chi dưới.
- Thời kỳ tiềm tàng: Bệnh nhân không còn các đợt viêm bạch mạch
cấp nhưng các hạch bạch huyết to lên thường xuyên. Có các đợt phù
một chân hoặc một tay hoặc phù sinh dục, phù cứng ( phù voi).

4. Chẩn đoán
4.1. Chẩn đoán lâm sàng
4.2. Chẩn đoán xét nghiệm
- Xét nghiệm máu tìm ấu trùng giun chỉ.
- Sinh thiết hạch bạch huyết tìm giun trưởng thành.

14
GIUN SÁN HỌC

4.3. Dịch tễ học: bệnh giun chỉ tập trung nhiều ở các tỉnh miền Bắc Việt
Nam.
5. Phòng bệnh

- Cần phát hiện sớm và điều trị triệt để cho bệnh nhân.

- Phòng chống muỗi đốt và diệt muỗi.


6. Điều trị
- Diệt giun chỉ thể ấu trùng: thuốc được dùng rộng rãi, an toàn và có
hiệu quả cao là DEC (diethylcarbamazine).
- Các thuốc diệt thể trưởng thành hiện nay không được dùng vì độc
cho bệnh nhân.
- Điều trị triệu chứng và biến chứng: hạ sốt, giảm đau, kháng viêm.
Trường hợp phù voi không điều trị nội khoa được có thể điều trị
ngoại khoa, phối hợp điều trị chống nhiễm trùng thứ phát.

15
GIUN SÁN HỌC

SÁN LÁ GAN NHỎ


(CLONORCHIS SINENSIS)
1. Hình thể
1.1. Sán trưởng thành: Sán lá gan hình lá, thân dẹt màu đỏ nhạt, dài 10-
20mm, rộng 2-4mm. Có hai hấp khẩu. Trên cơ thể có cả 2 bộ phận
sinh dục đực và cái.

1.2. Trứng sán: Trứng sán lá gan rất nhỏ, kích thước 18m x 27m, hình
bầu dục, một cực có nắp giống hình chóp mũ, một cực phình to hơn có
gai nhỏ. Trứng màu vàng, vỏ mỏng, nhẵn, có đường viền kép, bên trong
là khối nhân.

2. Chu kỳ phát triển


2.1. Vị trí ký sinh
Sán lá gan nhỏ ký sinh ở các ống mật nhỏ trong gan. Nếu nhiều, sán
có thể phá hủy nhu mô gan và ký sinh ở tổ chức gan.
2.2. Diễn biến chu kỳ:
- Trứng sán theo ống mật vào ruột rồi theo phân ra ngoài. Sau khi rơi
vào nước trứng sẽ phát triển thành ấu trùng lông. Ấu trùng lông vào
ốc trở thành ấu trùng có đuôi. Ấu trùng đuôi rời ốc vào cá tạo thành
nang trùng ở các cơ của cá.

16
GIUN SÁN HỌC

- Người bị nhiễm khi ăn cá sống hay nấu không chín ( có nang trùng)
vào cơ thể người, đến ruột non, sau đó đi ngược lên ống mật, 1
tháng sau sán trưởng thành và đẻ trứng.

3. Bệnh học
3.1. Thương tổn bệnh học
- Kích thích gây viêm loét đường mật do mồm hút bám vào niêm mạc
ruột.
- Hiện tượng này kéo dài sẽ dẫn tới hiện tượng xơ hoá gan, cổ chướng,
thoái hoá mỡ ở gan.
- Sán có kích thước lớn nên gây viêm tắc, gan to rõ rệt. Túi mật cũng có
thể bị to và xơ hóa.
3.2. Triệu chứng
- Rối loạn tiêu hoá : bệnh nhân đau bụng, chán ăn, ăn khó tiêu.

17
GIUN SÁN HỌC

- Nhiễm độc, dị ứng: Sán lá gan nhỏ ký sinh không những chiếm thức ăn
còn gây độc, độc chất do sán tiết ra gây dị ứng cho cơ thể.
- Các tổn thương khác: ngoài những tổn thương ở gan, tuỵ có thể bị xơ
hóa, tăng sinh và thoái hoá. Lách có thể bị to.
4. Chẩn đoán
4.1. Chẩn đoán lâm sàng
4.2. Chẩn đoán xét nghiệm
- Xét nghiệm phân tìm trứng.
- Xét nghiệm dịch tá tràng tìm trứng.
4.3. Dịch tễ học: tùy thuộc tập quán ăn uống.
5. Phòng bệnh
- Quản lý và xử lý phân hợp vệ sinh
- Vệ sinh ăn uống: không ăn gỏi cá hoặc ăn cá nấu chưa chín.
- Bảo vệ vật nuôi.
6. Điều trị: Praziquantel, Dehydroemetin

18
GIUN SÁN HỌC

SÁN LÁ PHỔI
(PARAGONIMUS WESTERMANI)

1. Hình thể
1.1 Sán trưởng thành: giống như hạt cà phê, màu nâu đỏ, dài 7-12mm,
rộng 4-5mm.

1.2. Trứng sán


Trứng hình bầu dục, kích thước 50-67m x 80-100m, một cực có
nắp, màu vàng, vỏ mỏng.
2. Chu kỳ phát triển
2.1. Vị trí ký sinh Sán lá phổi ký sinh ở các phế quản nhỏ. Nếu nhiều ký
sinh ở nhu mô phổi.
2.2. Diễn biến chu kỳ
- Sán lá phổi sống trong phế quản và đẻ trứng. Trứng theo đàm và
phân ra ngoài rơi xuống nước. Sau 16 – 42 ngày sẽ phát triển thành
ấu trùng lông, phá vỏ ra ngoài ký sinh vào ốc thành ấu trùng đuôi.
Ấu trùng đuôi ra nước ký sinh ở cua đồng dưới dạng nang trùng.
- Người ăn phải nang trùng sẽ bị bệnh sán lá phổi.

19
GIUN SÁN HỌC

3. Bệnh học
- Viêm phế quản, viêm phổi: SLP ký sinh kích thích phế quản gây
viêm. Biểu hiện lâm sàng và Xquang giống bệnh cảnh lao phổi.
- Biến chứng:
+ Ấu trùng SLP đi lạc chỗ đến ký sinh ở một số cơ quan như mắt,
phúc mạc, tử cung, tinh hoàn… gây những biến chứng nguy hiểm.
+ Sán trưởng thành vào máu do vỡ động mạch phổi, từ đó sán lên
não gây động kinh, nhồi máu não, xuất huyết não dẫn đến liệt, hôn
mê, có thể tử vong.
4. Chẩn đoán
4.1. Chẩn đoán lâm sàng
4.2. Chẩn đoán xét nghiệm
- Xét nghiệm đàm tìm trứng.
- Xét nghiệm phân tìm trứng.
4.3. Dịch tễ học: bệnh gặp nhiều ở những nơi có tập quán ăn tôm, cua
chưa chín.
5. Phòng bệnh
- Vệ sinh ăn uống: không ăn cua, tôm chưa chín.

20
GIUN SÁN HỌC

- Quản lý và xử lý đàm, phân.


- Điều trị triệt để những người mang mầm bệnh.
6. Điều trị: Praziquantel

21
GIUN SÁN HỌC

SÁN LÁ RUỘT
(FASCIOLOPSIS BUSKI)
1. Hình thể
1.1. Sán trưởng thành
Sán lá ruột hình lá, dẹt, màu hồng đỏ, dài 20-70mm, rộng 8-20mm.

1.2. Trứng sán


Trứng sán lá ruột có kích thước lớn nhất trong các loại trứng giun
sán, kích thước 75m x 125m. Trứng hình bầu dục, một đầu có nắp
nhỏ, có màu vàng nhạt, vỏ mỏng.

2. Chu kỳ phát triển


2.1. Vị trí ký sinh
Sán lá ruột ký sinh ở ruột non.
2.2. Diễn biễn chu kỳ
- Trứng sán ra ngoài môi trường ở nhiệt độ thích hợp, phát triển
thành ấu trùng rồi phá nắp chui ra thành mao ấu trùng và bám vào
một loại ốc.
- Trong cơ thể của ốc, nó phát triển tạo ra một túi có nhiều ấu trùng
đuôi. Ấu trùng rời ốc bám vào những loại thực vật sống ở dưới
nước như củ ấu, ngó sen, bèo, các loại rong tạo thành nang trùng.
- Người ăn phải nang trùng sẽ bị bệnh.

22
GIUN SÁN HỌC

3. Bệnh học
3.1. Triệu chứng
- Rối loạn tiêu hoá: Niêm mạc ruột non thường bị phù nề và viêm,
sung huyết hoặc xuất huyết. Bệnh nhân đau bụng vùng hạ vị, đầy
hơi, khó tiêu, tiêu chảy.
- Nhiễm độc: Độc tố của sán gây những tổn thương và rối loạn cơ
thể. Toàn thân có thể phù nề, thiếu máu.
3.2. Biến chứng: nếu số lượng sán quá nhiều có thể gây tắc ruột.

4. Chẩn đoán
4.1. Chẩn đoán lâm sàng
4.2. Chẩn đoán xét nghiệm: xét nghiệm phân tìm trứng
4.3. Dịch tễ học: tùy thuộc tập quán ăn uống.

5. Phòng bệnh và điều trị


- Quản lý và xử lý phân
- Vệ sinh ăn uống
- Điều trị: Praziquantel, Niclosamid.

23
GIUN SÁN HỌC

SÁN DÂY BÒ
(Toenia saginata)
1. Hình thể

1.1. Sán trưởng thành

Sán dây bò dài 4-10 m, thân sán gồm trên 1000 đốt. Đầu sán nhỏ, có
4 hấp khẩu. Điểm khác biệt với sán dây lợn là đầu không có vòng
móc.

1.2. Trứng sán: giống sán dây lợn, kích thước 30-50m.

1.3. Ấu trùng
Là một bọc chứa đầy chất lỏng, bên trong có đầu ấu trùng.
2. Chu kỳ phát triển
2.1. Vị trí ký sinh: ruột non.
2.2. Diễn biến chu kỳ: trứng sán ra ngoài có sẵn phôi 6 móc nên tính lây
nhiễm rất cao. Khi bò hay cừu ăn phải, phôi 6 móc nở trong ruột,
vào máu, trở về tim, theo đại tuần hoàn đến định vị ở bắp thịt và các
cơ quan nội tạng. Tại đây chúng phát triển thành nang ấu trùng trong
vòng 3 – 4 tháng. Người ăn thịt bò có ấu trùng chưa nấu chín sẽ mắc
sán trưởng thành.

24
GIUN SÁN HỌC

3. Bệnh học
- Không có gì đặc hiệu, có thể:
• Đau thượng vị, buồn nôn, tiêu chảy.
• Ngứa hậu môn (khi đốt sán bò ra).
- Tắc ruột hoặc bán tắc.
4. Chẩn đoán
4.1. Chẩn đoán lâm sàng
Khi thấy đốt sán bò ra hậu môn.
4.2. Chẩn đoán xét nghiệm:
- Tìm trứng sán.
- Xét nghiệm phân tìm đốt sán.
4.3. Dịch tễ:
- Bệnh do sán dải bò gặp ở những nơi ăn thịt sống hay tái.
- Người Việt Nam thường nhiễm sán là do ăn phở bò tái hay thịt bò
nhúng dấm.
5. Phòng bệnh
- Vệ sinh ăn uống, không ăn thịt bò, thịt trâu sống hoặc tái, không ăn
thịt đã nhiễm bệnh.
- Quản lý và kiểm tra lò sát sinh.
- Điều trị người bệnh để diệt nguồn bệnh.
6. Điều trị: Praziquantel.

25
GIUN SÁN HỌC

SÁN DÂY LỢN


(TOENIA SOLIUM)
I. HÌNH THỂ:
1. Sán trưởng thành:
Sán dây lợn dài 1-3m, có thể tới 8 m, cơ thể có từ 700-1000 đốt, là
loại sán lưỡng tính (mỗi đốt sán trưởng thành có ống dẫn tinh, tinh
hoàn, buồng trứng, tử cung, lỗ sinh dục). Đầu sán nhỏ, có 4 hấp khẩu
(giác bám), có 2 vòng móc có từ 25-50 móc. Cổ sán mảnh và ngắn.
Những đốt non gần cổ, có chiều dài ngắn hơn chiều ngang, những
đốt sau chiều dài và chiều ngang bằng nhau, những đốt cuối chiều
ngang bằng một nửa chiều dài.

26
GIUN SÁN HỌC

2. Trứng sán:
Trứng hình tròn, đường kính 30-50m, vỏ dầy gồm có 2 lớp, giữa 2
lớp có những đường khía ngang. Trứng màu vàng xám, bên trong là
khối nhân có hạt, có thể thấy 6 móc của ấu trùng nằm trong nhân.
3. Ấu trùng:
Ấu trùng sán dây lợn còn gọi là kén hay nang, ấu trùng trong tổ chức
cơ có đường kính 0,7-0,8 cm, bên trong nang là đầu sán non nằm
lệch về một phía.

27
GIUN SÁN HỌC

II. CHU KỲ PHÁT TRIỂN:


1. Vị trí ký sinh:
Sán trưởng thành ký sinh ở ruột non. Ấu trùng sán ký sinh ở các cơ
và nội tạng như não, tim, mắt.
2. Diễn biến chu kỳ:
- Đốt sán già tại ruột phóng thích trứng trong ruột già, trứng theo
phân ra ngoài, trứng có lẫn trong rau, đất. Nếu lợn hoặc người ăn
phải trứng thì trứng vào ruột nở thành ấu trùng. Ấu trùng sán sẽ theo
hệ bạch mạch hoặc xuyên qua các tổ chức để đến ký sinh ở cơ, cơ
quan nội tạng.
- Người ăn phải thịt lợn gạo (lợn mắc bệnh ấu trùng) còn sống như
nem chua… hoặc thịt chưa nấu chín sẽ mắc bệnh sán trưởng thành
sau 8 – 10 tuần.

28
GIUN SÁN HỌC

III. TRIỆU CHỨNG LÂM SÀNG:


1. Sán trưởng thành:
- Rối loạn tiêu hóa: đau bụng, tiêu lỏng, khó chịu vùng hậu môn do
đốt sán tự động bò ra ngoài.
- Tắc ruột hoặc bán tắc.
- Suy dinh dưỡng do sán chiếm thức ăn, có thể gây thiếu máu.
2. Ấu trùng:
- Thể bệnh ở dưới da, bắp cơ: các cơ bị ấu trùng sán ký sinh như chi
trên, cơ bụng, ngực, cơ chi dưới, cơ đầu mặt…
- Thể bệnh ở các cơ quan:
+ Ở mắt: có thể ở trong ổ mắt làm lồi nhãn cầu gây lác, nhìn
đôi, đặc biệt làm bong võng mạc gây giảm thị lực, có thể gây
mù.
+ Ở não: biểu hiện thần kinh khác nhau như nhức đầu, động
kinh, rối loạn tâm thần, rối loạn thị giác, giảm trí nhớ.
+ Ở tim: ấu trùng gây rối loạn nhịp tim, ảnh hưởng đến van
tim tiến tới suy tim.

29
GIUN SÁN HỌC

IV. CHẨN ĐOÁN:


1. Chẩn đoán lâm sàng:
Khi có hiện tượng từng đoạn sán tự bò ra hậu môn hoặc đi ngoài
phân có đốt sán.
2. Chẩn đoán xét nghiệm:
- Xét nghiệm phân tìm đốt sán.
- Xét nghiệm phân tìm trứng trong trường hợp đốt sán bị phân hủy
ngay trong lòng ruột giải phóng trứng.
- Sinh thiết da, soi đáy mắt, CT Scanner, MRI...
3. Dịch tễ học: bệnh sán dây lợn phụ thuộc vào điều kiện vệ sinh và tập
quán ăn uống như ăn thịt tái, nem chua...

V. PHÒNG BỆNH:
- Quản lý phân chặt chẽ, không để cho lợn ăn phân người.
- Vệ sinh ăn uống: không ăn thịt lợn sống hoặc tái, không ăn rau
sống chưa rửa sạch, hủy bỏ thịt lợn nhiễm bệnh.
- Không nuôi lợn thả rông.
- Phát hiện và điều trị triệt để cho bệnh nhân.

VI. ĐIỀU TRỊ: Praziquantel, Niclosamid.

30

You might also like