Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 11

BỆNH ÁN DA LIỄU

I. HÀNH CHÁNH
- Họ tên: VÕ THỊ NGOAN
- Tuổi: 1963 Giới tính: Nữ
- Nghề nghiệp: buôn bán
- Địa chỉ: TT Giồng Trôm – Huyện Giồng Trôm – Bến Tre
- Ngày vào viện: 01/03/2024
- Ngày làm bệnh án: 11/03/2024
II. LÝ DO VÀO VIỆN: nổi đỏ da + yếu cơ
III. BỆNH SỬ
Cách nhập viện 9 tháng, bệnh nhân té trầy gối, uống thuốc Đông Y 1 tuần, sau thấy ngứa toàn thân, tăng
về đêm, đến khám tại Bệnh viện tỉnh Bến Tre, xét nghiệm chẩn đoán Nhiễm giun đũa chó, điều trị 21 ngày.
Trong thời gian này, bệnh nhân nổi đỏ và nóng vùng mặt, da mặt sậm màu dần, kèm ngứa nhiều 2 bên thân
mình buổi tối.
Cách nhập viện 5 tháng, bệnh nhân tái khám Nhiễm giun đũa chó tại Bệnh viện Nhiệt Đới TPHCM, phát
hiện tăng men gan, điều trị không rõ. Sau đó khám tại Bệnh viện Đại học Y Dược TPHCM, phát hiện Hở van 2
lá và rối loạn nhịp nhanh, điều trị Telmisartan 40mg 1 viên, Nebivolol ½ viên sáng chiều. Bệnh nhân thấy mệt
mỏi, ăn uống kém, đau nhức cơ, sụt cân 10kg/4 tháng, da mặt còn sậm màu và nóng rát vùng quanh mắt, đến
khám tại Bệnh viện tỉnh Bến Tre, chẩn đoán Suy tuyến thượng thận, uống hydrocortisone 10mg sáng 2 viên,
chiều 1 viên, Silymarin 140mg sáng 1 viên chiều 1 viên.
Cách nhập viện 4 tháng, bệnh nổi sẩn đỏ vùng khớp bàn ngón tay 2 bên, 2 gối và mông kèm ngứa nhiều
về đêm, cảm giác châm chích đau nhức khớp bàn tay, cơ đùi 2 bên và mông, bàn chân có vài vết loét đau kèm
yếu cơ khó đi lại, vẫn điều trị như trên.
Cách nhập viện 2 tháng, bệnh nhân khám và điều trị nhiều nơi khác không thuyên giảm, còn mệt, sụt cân
10kg/ 4 tháng, nổi đỏ da nhiều hơn ở mặt, tay chân và mông, loét tại vị trí nổi đỏ, ngứa đau nhiều kèm yếu cơ 2
chi dưới tăng dần, khó đi lại nên khám và nhập viện Bệnh viện Da liễu TPHCM.
Trong quá trình bệnh, sụt cân 10kg/ 4 tháng, rụng tóc nhiều, ăn uống kém, ợ hơi, ợ chua, tiêu tiểu bình
thường
TÌNH TRẠNG LÚC VÀO VIỆN:
- Bệnh tỉnh, tiếp xúc được
- Da niêm hồng, không phù
- Than đau nhiều ở sang thương da, than yếu cơ, ợ hơi ợ chua
- Da: Mảng hồng ban màu đỏ tím, giới hạn không rõ, bề mặt tróc vảy mịn, phân bố chủ yếu ở mặt, hai khuỷu
tay, mông, đùi; Sẩn mảng hồng ban màu đỏ tươi, giới hạn rõ, bề mặt tróc vảy trắng, có chỗ loét da, đóng
mài nâu đen, phân bố ở các khớp bàn ngón tay, lòng bàn chân và đầu ngón chân, đối xứng 2 bên
- Niêm mạc miệng: có vết loét nhỏ #1mm ở vòm khẩu cái cứng
- Tim đều, phổi trong, bụng mềm.

1
- Sức cơ: 2 tay 5/5; 2 chân 3/5
IV. TIỀN SỬ
1. Bản thân
- Nội khoa: suy thượng thận, tăng men gan, rối loạn nhịp nhanh, hở van 2 lá, đang điều trị Telmisartan 40mg
1 viên, nebivolol 5mg ½ viên sáng chiều, hydrocortison 10mg 2 viên x 2, silymarin 140mg 1 viên x 2
- Ngoại khoa: chưa ghi nhận bất thường.
- Dị ứng: chưa ghi nhận tiền căn dị ứng thuốc, thức ăn.
- Không hút thuốc lá, uống rượu bia.
2. Gia đình
Chưa ghi nhận bệnh lý nội khoa, ngoại khoa, dị ứng liên quan.
V. DIỄN TIẾN BỆNH PHÒNG
- Bệnh tỉnh, tiếp xúc tốt
- Giảm đau sang thương, yếu cơ nhiều hơn, ợ hơi, ợ chua
- Da mặt: hồng ban cánh bướm, vài vết loét mới ở khớp bàn ngón tay
- Tim đều, phổi trong, bụng mềm.
VI. KHÁM LÂM SÀNG (8h 11/03/2023)
1. Tổng trạng
- Bệnh tỉnh, tiếp xúc tốt
- Da niêm hồng, không phù, hạch ngoại biên sờ không chạm.
- Sinh hiệu: Mạch 82 l/p, HA 120/80 mmHg, t0 370C, Nhịp thở 20 l/p
- Cân nặng 55kg, chiều cao 155cm  BMI 22.9 kg/m2: Tổng trạng trung bình
2. Khám da – phần phụ da
- Sang thương da nguyên phát:
+ hồng ban màu đỏ tím , hình cánh bướm, bề mặt tróc vảy mịn, đối xứng 2 bên ở mặt, không có ở vùng
mũi và nếp mũi má
+ mảng hồng ban màu đỏ tím, giới hạn không rõ, bề mặt tróc vảy mịn, phân bố chủ yếu ở hai khuỷu tay,
mông, đùi
+ Sẩn mảng hồng ban màu đỏ tươi, giới hạn rõ, bề mặt tróc vảy trắng, có chỗ loét da, đóng mài nâu đen,
phân bố ở các khớp bàn ngón tay, lòng bàn chân và đầu ngón chân, đối xứng 2 bên
+ Hồng ban màu đỏ tím quanh mi mắt, đối xứng 2 bên
+ Giãn mạch quanh móng ngón tay và chân, đối xứng 2 bên
- Sang thương da thứ phát:
+ Vết cào gãi ở bụng dưới rốn và 2 bên hông lưng
+ Teo da, loét, đóng mài nâu đen vùng sẩn hồng ban ở mặt mu khớp bàn ngón tay, lòng bàn chân và đầu
ngón chân
- Niêm mạc: có vết loét nhỏ #1mm ở vòm khẩu cái cứng.
- Móng tay chân ửng đỏ hơi tím

2
- Tóc: Nghiệm pháp kéo tóc (+) rụng tóc toàn thể

3. Tuần hoàn: chưa ghi nhận bất thường.


4. Hô hấp: chưa ghi nhận bất thường.
5. Tiêu hóa: chưa ghi nhận bất thường.
6. Khớp: khớp gối không sưng, không biến dạng.
7. Thận niệu: chưa ghi nhận bất thường.

3
8. Thần kinh- cơ: sức cơ tay và chân (T) 3/5; tay và chân (P) 4/5; khó khăn khi thay đổi tư thế từ nằm sang
ngồi, từ ngồi xổm sang đứng; cổ mềm, không dấu thần kinh khu trú; bệnh cử động cổ bình thường
9. Các cơ quan khác: chưa ghi nhận bất thường.
VII. TÓM TẮT BỆNH ÁN
Bệnh nhân nữ, 61 tuổi, vào viện vì nổi đỏ da kèm yếu cơ, bệnh 9 tháng, qua hỏi bệnh và thăm khám lâm
sàng ghi nhận:
- Triệu chứng cơ năng:
+ ngứa, đau ở mặt, mông, đùi và tay chân
+ rụng tóc
+ khó đi lại
+ mệt mỏi, sụt cân, ợ hơi ợ chua
- Triệu chứng thực thể:
+ Hồng ban cánh bướm, màu đỏ tím, không có ở vùng mũi và nếp mũi má, đối xứng 2 bên mặt
+ mảng hồng ban màu đỏ tím, giới hạn không rõ, đối xứng ở mông đùi, tay và chân
+ Sẩn gottron ở mặt mu khớp bàn ngón tay, vết loét da đóng mài nâu đen ở khớp bàn ngón tay, lòng bàn
chân và đầu ngón chân
+ Dấu heliotrope ở da mi mắt
+ Vết loét nhỏ 1mm ở khẩu cái cứng
+ Móng: giãn mạch quanh móng, móng đỏ
+ Yếu cơ gốc chi, 4 chi, bên (T) > (P)
Tiền sử: Tăng men gan, hở van 2 lá, rối loạn nhịp nhanh, suy thượng thận
ĐẶT VẤN ĐỀ
1. Nữ 61 tuổi nổi mảng hồng ban màu đỏ tím hình cánh bướm ở mặt, mảng hồng ban màu đỏ tím giới hạn
không rõ ở mông, đùi, tay chân, sẩn gottron, heliotrope sign, giãn mạch quanh móng, rụng tóc
2. yếu cơ gốc chi, (T) yếu hơn (P)
3. suy tuyến thượng thận, tăng men gan, bệnh van tim
VIII. CHẨN ĐOÁN
Chẩn đoán sơ bộ: viêm bì cơ thể cổ điển– suy thượng thận – tăng men gan – bệnh van tim
Chẩn đoán phân biệt:
Lupus ban đỏ hệ thống – suy thượng thận – tăng men gan – bệnh van tim
Bệnh lý mô liên kết hỗn hợp – suy thượng thận – tăng men gan – bệnh van tim
IX. BIỆN LUẬN CHẨN ĐOÁN
1. Bệnh nhân nữ, 61 tuổi, bệnh 9 tháng, qua hỏi bệnh và thăm khám ghi nhận nhóm các triệu chứng:
mảng hồng ban màu đỏ tím hình cánh bướm ở mặt, mảng hồng ban màu đỏ tím giới hạn không rõ ở
mông, đùi, tay chân, sẩn gottron ở mặt mu khớp bàn ngón và khủy tay, loét ra đóng mài nâu đen, dấu
heliotrope ở da mi mắt, giãn mạch quanh móng, rụng tóc toàn thể và yếu cơ gốc chi khiến bệnh nhân
khó ngồi dậy, khó đi lại, khó đứng lên khi ngồi xổm, mệt mỏi, ợ hơi ợ chua, sụt cân, nghĩ nhiều bệnh

4
viêm da cơ, bệnh nhân có biểu hiện ở da và cơ, chưa ghi nhận bệnh lí ác tính, nên nghĩ nhiều đến viêm
bì cơ thể cổ điển, tuy nhiên chưa đủ tiêu chuẩn chẩn đoán theo EULAR/ACR 2017  đề nghị xét
nghiệm men cơ ( CPK, LDH, Aldolase máu, AST, ALT ), đo điện cơ, kháng thể kháng ANA, Jo-1,
SS-A, Ku
 Không loại trừ Lupus ban đỏ hệ thống: bệnh nhân có phát ban màu đỏ tím hình cánh bướm vùng mặt, vết
loét vòm khẩu cái cứng, phát ban màu đỏ tím giới hạn không rõ ở mông đùi, tay chân, yếu cơ, mệt mỏi, sụt
cân, rụng tóc kèm tăng men gan, suy thượng thận, bệnh van tim đi kèm gợi ý có tổn thương đa cơ quan,
cần thêm một số xét nghiệm để chẩn đoán  đề nghị kháng thể kháng ds-DNA, kháng Sm(+), kháng
phospholipid, bổ thể C3, C4, test Coomb trực tiếp, xét nghiệm tổng phân tích nước tiểu, protein niệu 24h,
siêu âm tim Doppler, creatinin máu, ure máu, công thức máu
 Không loại trừ bệnh lý mô liên kết hỗn hợp có các triệu chứng tương tự như trên  đề nghị xét nghiệm
yếu tố dạng thấp, anti Ro/SS-A, anti-La/SS-B, anti-RNP để loại trừ bệnh mạch máu collagen; kháng thể
kháng Ku để loại trừ xơ cứng bì chồng lấp
2. Yếu cơ: bệnh nhân yếu cơ gốc chi nhiều hơn, mỏi khi giơ 2 tay lên, khó đứng dậy khi ngồi xổm, yếu
cả 2 tay và 2 chân, không có dấu hiệu thần kinh khu trú đi kèm nên nghĩ nhiều yếu cơ này do bệnh
viêm bì cơ. Tuy nhiên bệnh có yếu ½ người (T) nhiều hơn (P), kèm bệnh lý van tim đi nên tầm soát
các nguyên nhân thần kinh  đề nghị chụp CT scan não, siêu âm tim Doppler
3. Tăng men gan giai đoạn đầu khởi phát bệnh phù hợp viêm da cơ, cần loại trừ bệnh lý tại gan  đề
nghị AST, ALT, GGT, siêu âm bụng tổng quát
 Suy thượng thận và bệnh van tim cần theo dõi sát và kiểm soát tốt do ảnh hưởng điều trị corticosteroid
toàn thân
X. CẬN LÂM SÀNG
1. Đề nghị cận lâm sàng
- CLS thường quy: + bổ thể C3, C4
+ Công thức máu + Test Coombs trực tiếp
+ Sinh hóa máu: glucose, ure, creatinin, - CLS chẩn đoán phân biệt tăng men gan:
cholesterol, triglyceride, protein, điện giải đồ + GGT, AST, ALT
+ Tổng phân tích nước tiểu, protein niệu + anti-HCV, HbsAg
24h + siêu âm bụng tổng quát
+ Xquang ngực thẳng - CLS chẩn đoán phân biệt yếu cơ:
- CLS hỗ trợ chẩn đoán: + Chụp CT scan não, CT scan bụng – chậu
+ Định lượng Aldolase, LDH, CPK máu + Đo điện cơ
+ ANA 17 profile test + Đo độ loãng xương
+ Định lượng kháng thể kháng nhân ANA - CLS hỗ trợ chẩn đoán bệnh liên quan:
bằng máy tự động + Đo ECG, siêu âm tim Doppler
+ Anti ds-DNA, Anti-Sm, kháng thể kháng + Định lượng cortisol máu, ACTH
phospholipid

5
2. Kết quả cận lâm sàng
 Ngày 3/2/2024:
CPK 27.4 U/L (24-180 U/L)
LDH-L 422.3 U/L (120-246 U/L)
Aldolase 18.7 U/L (0-7.6U/L)
 Ngày 16/02/2024:
C3 88.5mg/dl; C4 32.7 mg/dl
Anti dsDNA âm tính; anti SSA60 dương tính; anti RNP-68 âm tính; anti SSB âm tính; anti SSA52 âm tính; anti Sm
âm tính; anti Scl-70 âm tính; anti Jo-1 âm tính; anti CENP-B âm tính
CLS Kết quả 16/02/2024
Công thức máu
Bạch cầu 7.68 K/UL
Neu 69.5%
Hồng cầu 3.83 M/UL
Hb 11.5 g/dl
Hct 36.6%
Tiểu cầu 276 k/uL
Sinh hóa máu 1- 4/3/2024
Glucose 31/10/23 5.56 mmol/l
Ure mmol/l
Creatinin 0.76 mg/dL  eGFR 89
AST 378 U/L
ALT 263 U/L
Cholesterol 31/10/23 4.09 mmol/l
Triglyceride 31/10/23 1.65 mmol/l
HDL-c mmol/l
Albumin 36.2 g/L (37-51)
Điện giải đồ
K+ mmol/l
Na+ mmol/l
Cl- mmol/l
Tổng phân tích nước tiểu
Protein 0.248gr
Glucose
Bạch cầu
Hồng cầu

6
Cortisol máu 29/1/2024 316.8 nmol/L
ACTH 29/1/2024 122 pg/mL
Toxocara canis IgG Pos 23.05
 Kết quả ĐO điện cơ ngày 3/4/2024
Không bệnh lý thần kinh ngoại biên; chưa đủ bằng chứng khẳng định bệnh lý có  đề nghị xét nghiệm men cơ và
sinh thiết cơ
 Siêu âm bụng: Gan nhiễm mỡ
 Siêu âm mạch máu: Suy van tĩnh mạch sâu chi dưới 2 bên; Suy van tĩnh mạch hiển lớn bên phải
 Đo mật độ xương: mật độ xương cột sống thắt lưng thấp và cổ xương đùi thấp, có thưa xương
 Siêu âm tuyến giáp: nhân giáp thùy (P) TI-RADS 3; nhân giáp thùy (T) TI-RADS 1
 Siêu âm tim – mạch cảnh
Thất trái dày nhẹ, các buồng tim không dãn
Loạn động vách liên thất và thành dưới
Vách liên thất và liên nhĩ nguyên vẹn
Chức năng tâm thu và tâm trương thất trái bảo tồn
Hở van ĐMC ¼; Hở van 2 lá 2.5-3/4; Hở van 3 lá 2.5-3/4; PAPs= 27mmHg chưa tăng áp phổi
Không tràn dịch màng tim
Mảng xơ vữa vôi hóa tại chỗ chia đôi động mạch cảnh chung bên phải, chưa gây tắc hẹp có ý nghĩa
 CT ngực: không phát hiện bất thường
Biện luận CLS:
Theo tiêu chuẩn chẩn đoán viêm bì cơ EULAR/ACR 2017
biến đổi điểm số định nghĩa
không có sinh thiết cơ có sinh thiết cơ
Tuổi khởi phát 1,3 1,5 <= 18 tuổi khi bắt đầu có triệu chứng đầu
Triệu chứng đầu tiên tiên được cho là có liên quan đến bệnh <
được cho là có liên quan 40 tuổi
đến bệnh >=18 tuổi và
<40 tuổi
Tuổi khới phát triệu 2,1 2,2 Tuổi khi bắt đầu có triệu chứng đầu tiên
chứng đầu tiên được cho được cho là có liên quan đến bệnh >=40
là có liên quan đến bệnh
>=40 tuổi
Yếu cơ 0,7 0,7 Điểm yếu của chi trên được xác định bằng
Điểm yếu đối xứng khách kiểm tra cơ bằng tay hoặc kiểm tra sức
quan, thường tiến triển ở mạnh khách quan khác, hiện diện ở cả hai
chi trên bên và thường tiến triển theo thời gian
Điểm yếu đối xứng khách 0,8 0,5 Điểm yếu của chi dưới được xác định

7
quan, thường tiến triển ở bằng kiểm tra cơ bằng tay hoặc kiểm tra
chi dưới sức mạnh khách quan khác, hiện diện ở cả
hai bên và thường tiến triển theo thời gian
Cơ gấp cổ tương đối yếu 1,9 1,6 Cấp độ cơ của dụng cụ gập cổ tương đối
hơn cơ duỗi cổ thấp hơn so với dụng cụ duỗi cổ được xác
định bằng kiểm tra cơ thủ công hoặc kiểm
tra sức mạnh khách quan khác
Ở chân, cơ phần gần 0,9 1,2 cấp độ cơ của các cơ ở phần gần ở chân
tương đối yếu hơn cơ tương đối thấp hơn so với các cơ ở phần
phần xa xa chân, được xác định bằng kiểm tra cơ
bằng tay hoặc kiểm tra sức mạnh khách
quan khác
Biểu hiện ngoài da 3,1 3,2 Các mảng màu tím, màu hoa cà hoặc ban
Phát ban Heliotrope đỏ trên mí mắt hoặc phân bố quanh ổ mắt,
thường liên quan phù nề quanh ổ mắt
Sẩn Gottron 2,1 2,7 Từ ban đỏ đến sẩn màu tím trên bề mặt
duỗi của khớp, đôi khi có vảy, Có thể xảy
ra ở các khớp ngón tay, khuỷu tay, đầu
foois, mắt cá và ngón chân
Dấu hiệu Gottron 3,3 3,7 Từ ban đỏ đến tím trên bề mặt duỗi của
khớp, không sờ được
Các biểu hiện lâm sàng 0,7 0,6 khó nuốt hoặc có bằng chứng khách quan
khác về khả năng vận động bất thường của thực
chứng khó nuốt hoặc rối quản
loạn vận động thực quản
Các phép đo trong phòng 3,9 3,8 xét nghiệm tự kháng thể trong huyết thanh
thí nghiệm được thực hiện bằng xét nghiệm được tiêu
Hiện diện tự kháng thể chuẩn hóa và xác nhận cho kết quả dương
kháng Jo-1 (anti- tính
histidyltransfer RNA
synthetase)
Tăng nồng độ CK hoặc 1,3 1,4 các giá trị xét nghiệm bất thường nhất
LDH hoặc AST,ALT trong quá tridnh diễn tiến bệnh ( mức
trong huyết thanh tăng enzym tuyệt đối cao nhất ) tren giới hạn
cao trên có liên quan của mức bình thường
đặc điểm sinh thiết cơ – 1,7 Sinh thiết cơ cho thấy các tế bào đơn nhân
sự hiện diện của: nội cơ tiếp giáp với màng cơ của các sợi

8
Sự thâm nhiễm nội mô cơ khỏe mạnh, không bị hoại tử, nhưng
của các tế bào đơn nhân không có sự xâm lấn rõ ràng của các sợi
bao quanh nhưng không cơ
xâm lấn các sợi cơ
Thâm nhiễm quanh cơ và/ 1,2 Các tế bào đơn nhân nằm ở màng ngoài cơ
hoặc quanh mạch máu và/ hoặc xung quanh các mạch máu (
của tế bào đơn nhân trong mạch quanh cơ hoặc nội cơ )
Teo quanh bó 1,9 sinh thiết cơ cho thất một số hàng sợi cơ,
nhỏ hơn ở vùng quanh bó cơ so với các
sợi nằm ở trung tâm hơn
không bào có viền 3,1 không bào có viền có màu hơi xanh khi
nhuộm bằng hematoxyllin và eosin và có
màu hơi đỏ khi nhuộm ba màu Gomori
biến tính
Tổng điểm trên bệnh nhân này: 2,1 + 0,7 + 0,8 + 0,9 + 3,1 + 2,1 + 1,3 = 11

 Chẩn đoán xác định: Viêm bì cơ


XI. CHẨN ĐOÁN XÁC ĐỊNH
Viêm bì cơ thể cổ điển – suy tuyến thượng thận – Tăng men gan – Hở van tim 2 lá – Hở van tim 3 lá
XII. ĐIỀU TRỊ
1. Giáo dục sức khỏe
- Hiểu được bệnh viêm bì cơ là bệnh hệ thống ảnh hưởng đến da, cơ và các cơ quan cần điều trị lâu dài cần
sự tuần thủ điều trị tuyệt đối.
- Thay đổi lối sống: Nghỉ ngơi, tránh vận động mạnh trong giai đoạn cấp, tránh nắng, Chống nắng phổ rộng,
ăn đầy đủ chất đặc biệt là đạm để phục hồi tổn thương cơ.
2. Mục tiêu điều trị:
Cải thiện sức cơ, đưa các chỉ số XN về bình thường
Cải thiện sang thương da.
Tầm soát tổn thương cơ quan
3. Nguyên tắc điều trị
- Đánh giá tổn thương các cơ quan: da, tiêu hóa, phổi, tim,...
- Sàng lọc nguy cơ ung thư: khoảng 10 – 20 % DM liên quan đến bệnh lý ác tính, đặc biệt 2-3 năm đầu.
Trong đó ung thư và bệnh phổi mô kẽ là nguyên nhân gây tử vong hàng đầu.
- Điều trị tại chỗ: giảm viêm bằng corticoid, ức chế calcineurin thoa, dưỡng ẩm.
- Điều trị toàn thân:
Lựa chọn thuốc:

9
Trên BN có biểu hiện ở da và cơ  Corticoids là lựa chọn đầu tay, khởi đầu Prednison liều 1 mg/kg
Khi đạt mục tiêu (cải thiện lâm sàng và XN )  giảm liều rất chậm xuống 50% sau 6 tháng  Duy trì liều
tối thiểu 12 – 24 tháng.
 Nếu lực cơ không cải thiện ( và/hoặc men cơ không giảm) trong 4 - 6 tuần, cân nhắc phối hợp UCMD
khác:
MTX 10 – 20 mg/ tuần
MMF 1 – 3 g/ ngày
Azathioprine 2 – 3 mg/ kg/ ngày
Cyclosporin 3 – 5 mg/kg/ngày
4. Điều trị cụ thể
a. Điều trị tại chỗ
- Fusicort 1 tuýp thoa vùng vết loét thoa ngày 2 lần sáng, chiều.
- Tacrolimus 0.03% thoa vùng da đỏ ở mặt, cổ ngày 1 lần.
b. Điều trị toàn thân
Prednison liều 1 mg/kg (BN 55 kg )  Methyprednisolon 44mg/ ngày
Methyprednisolon 16 mg 1v x 2 uống 8 giờ sáng
Methyprednisolon 4 mg 1v x 3 uống 8 giờ sáng
Calci – D3 (400mg – 200UI)
Cetirizin 5 mg 1v x 2 8 giờ, 20 giờ
Omeprazole 20 mg 1v uống trước ăn sáng 30 phút
Tránh nắng tích cực: Hạn chế ra nắng 9 – 15 giờ, che chắn khung cửa sổ để tránh ánh nắng chiếu trực
tiếp.

5. Theo dõi sau điều trị


- Lâm sàng:

10
o Tổng trạng: tình trạng sốt, sinh hiệu, nuốt khó, khó thở,...
o Sang thương da: mức độ đỏ da, triệu chứng ngứa,...
o Tác dụng phụ của thuốc: Đau thượng vị, nôn, buồn nôn,...
- Cận lâm sàng
o Sàng lọc tổn thương các cơ quan: CT ngực – bụng, Nội soi thực quản dạ dày, đại trực tràng, siêu
âm tuyết giáp,...XN các dấu ấn ung thư : CEA, AFP, CA125, CA 15-3, CA 72-4, CA 19-9
o Theo dõi điều trị: XN men cơ, bilan chuyển hóa
o Theo dõi tác dụng phụ của thuốc: đo loãng xương, XN điện giải,...
XIII. TIÊN LƯỢNG
Tiên lượng gần: Bệnh viêm da cơ là bệnh lý hệ thống biểu hiện chủ yếu ở da, cơ và có thể ảnh hưởng đa
cơ quan. Bệnh nhân tuân thủ tốt với điều trị, được nhập viện theo dõi sát, hiện chưa phát hiện các bệnh lý
ác tính kèm theo. Tuy nhiên, trên BN có các yếu tố tiên lượng không tốt, như:
o Yếu cơ > 4 tháng
o Tuổi > 50 (61 tuổi)
o Viêm bì cơ mà men cơ bình thường
o Bệnh lí nền: tăng men gan, hở van tim 2 lá, 3 lá, suy tuyến thượng thận.
o Cần phải uống thuốc Cortioid liều cao, có thể gặp tác dụng phụ sớm như: Viêm dạ dày, Hạ kali,...

 Tiên lượng không tốt.


1. Tiên lượng xa:
Bệnh viêm bì cơ có tỷ lệ sống khá cao 5 năm là 80%, sau 8 năm là 76%. 20% bệnh có thể tự khỏi.
BN chưa phát hiện tổn thương tim/ phổi, tuân thủ điều trị tốt, điều dùng ức chế miễn dịch ngay nên tiên
lượng tương đối tốt, nhưng cần theo dõi và sử dụng thuốc lâu nên có thể có các TDP lâu dài như loãng
xương, hội chứng Cushing, ... Bên cạnh đó, di chứng yếu cơ có thể gặp ngay cả khi bệnh đã hồi phục

11

You might also like