Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 80

Chương 2

LOGIC HỌC
Giảng viên: Trần Trung Kiệt
Chương 2. LOGIC HỌC
2.1. LOGIC MỆNH ĐỀ

2.2. LOGIC VỊ TỪ VÀ LƯỢNG TỪ

2.3. PHƯƠNG PHÁP CHỨNG MINH TOÁN HỌC


Chủ đề 2.1. LOGIC MỆNH ĐỀ
2.1.1. Khái niệm
2.1.2. Các phép toán logic mệnh đề
2.1.3. Công thức
2.1.4. Các quy tắc suy diễn
BÀI TẬP TỰ ĐÁNH GIÁ CHỦ ĐỀ 2.1
2.1.1. Khái niệm
a) Định nghĩa
 Mệnh đề logic ( gọi tắt là mệnh đề ) là một phát biểu có tính đúng hoặc sai một cách khách
quan ( không thể vừa đúng vừa sai ).

Ví dụ
- Paris là thủ đô của nước Pháp là một mệnh đề.

- Hà Nội là thủ đô của Việt Nam là một mệnh đề.

- 237 là một mệnh đề.

- Hôm nay trời đẹp quá! không phải là mệnh đề ( câu cảm thán ).

- Hôm nay là ngày mấy vậy? không phải là mệnh đề ( câu nghi vấn / câu hỏi ).

- 2x  3  7 không phải là mệnh đề ( không rõ tính đúng sai ).


 Chân trị (hay giá trị chân lý): giá trị đúng hoặc giá trị sai của một mệnh đề được gọi là
chân trị của mệnh đề.
- Nếu chân trị của mệnh đề là đúng, ta ký hiệu là T (hoặc Đ hoặc 1),
- Nếu chân trị của mệnh đề là sai, ta ký hiệu là F (hoặc S hoặc 0).

Ví dụ

- Paris là thủ đô của nước Pháp. là một mệnh đề đúng.


- Hà Nội là thủ đô của Việt Nam. là một mệnh đề đúng.

- 23 7 là một mệnh đề sai.

 Ta thường biểu diễn (ký hiệu) mệnh đề bởi các chữ cái: A, B, P, Q, a, b, …

 Một khẳng định có giá trị chân lý xác định: đúng hoặc sai  Mệnh đề.

 Câu hỏi, câu cảm thán, câu mệnh lệnh (câu ra lệnh),…  Không là mệnh đề.
Ví dụ. Kiểm tra các khẳng định sau có phải là mệnh đề không?

− Paris là thành phố của Mỹ. Mệnh đề.


− Học bài đi. Không là mệnh đề.

− Trời hôm nay đẹp quá ! Không là mệnh đề.


− 3 là số chẵn. Mệnh đề.

− 3 là số chẵn phải không? Không là mệnh đề.

− Bạn có khỏe không? Không là mệnh đề.

− x 2  1 luôn luôn dương. Không là mệnh đề.

− 2x  8  0 . Không là mệnh đề.


b) Phân loại mệnh đề
Gồm 2 loại:
 Mệnh đề sơ cấp (nguyên thủy): Là mệnh đề không được xây dựng từ các mệnh đề khác
thông qua các liên từ “và, hay, suy ra, tương đương, nếu…thì…, …” hoặc trạng từ “không”.
 Mệnh đề phức hợp: là một mệnh đề mới được xây dựng từ các mệnh đề khác thông qua
các liên từ hoặc trạng từ “không”.
Ví dụ

− Nếu chiều nay trời không mưa thì anh sẽ đến đón em. mệnh đề phức hợp.

− Bạn đang học bài hay bạn đang chơi. mệnh đề phức hợp.
− 3 là số nguyên tố. mệnh đề sơ cấp.

− 237 mệnh đề sơ cấp.


2.1.2. Các phép toán logic mệnh đề
a) Phép phủ định
 Phủ định của mệnh đề P (ký hiệu là: P hoặc P và đọc là không P hoặc phủ định của P)
là một mệnh đề có chân trị ngược với chân trị của mệnh đề P.
Bảng chân trị
P P P 
1 0
0 1

Ví dụ

‒ A = “2 là số nguyên” , A = “2 không là số nguyên”.

– B = “2 1 ” , B  '' 2  1 ''
b) Phép hội ( AND / và / phép nối liền)
 Cho hai mệnh đề P và Q. Hội của hai mệnh đề P và Q là một mệnh đề mới, (ký hiệu là P  Q,
đọc là P và Q), được xác định bởi bảng chân trị sau:
Bảng chân trị
P Q P Q
1 1 1
1 0 0
0 1 0
0 0 0

 Mệnh đề P  Q là mệnh đề chỉ đúng khi và chỉ khi cả hai mệnh đề P và Q cùng đúng.

Ví dụ

– 5 là số nguyên tố và 5 là số lẻ: mệnh đề đúng.


– Paris là thủ đô của Pháp và Tp.HCM là thủ đô của Việt Nam: mệnh đề sai.
c) Phép tuyển ( OR / hoặc / phép nối rời )
 Cho hai mệnh đề P và Q. Tuyển của hai mệnh đề P và Q là một mệnh đề mới, (ký hiệu là
P  Q , đọc là P hay Q), được xác định bởi bảng chân trị sau:
Bảng chân trị
P Q P Q
1 1 1
1 0 1
0 1 1
0 0 0

 Mệnh đề P  Q là mệnh đề chỉ sai khi và chỉ khi cả hai mệnh đề P và Q cùng sai.

Ví dụ

– 5 là số nguyên tố hay 3  4: mệnh đề đúng.


– Paris là thủ đô của Mỹ hay Tp.HCM là thủ đô của Việt Nam: mệnh đề sai.
d) Phép tuyển loại (hay tuyển chặt)
 Cho hai mệnh đề P và Q. Tuyển loại của hai mệnh đề P và Q là một mệnh đề mới, ký hiệu là
P  Q , được xác định bởi bảng chân trị sau:
Bảng chân trị
P Q P Q
1 1 0
1 0 1
0 1 1
0 0 0

 Mệnh đề P  Q là mệnh đề đúng khi và chỉ khi cả hai mệnh đề P và Q khác chân trị.

Ví dụ
– 5 là số nguyên tố tuyển loại 3:  4 mệnh đề đúng.
– Paris là thủ đô của Pháp tuyển loại Hà Nội là thủ đô của Việt Nam: mệnh đề sai.
e) Phép kéo theo (nếu ... thì ...)
 Cho hai mệnh đề P và Q. Mệnh đề P kéo theo Q là một mệnh đề mới, ký hiệu là P  Q (đọc
là: nếu P thì Q / P suy ra Q / P kéo theo Q), được xác định bởi bảng chân trị sau:
Bảng chân trị
P Q P Q
1 1 1
1 0 0
0 1 1
0 0 1

 Mệnh đề P  Q là mệnh đề sai khi và chỉ khi mệnh đề P đúng, Q sai (trước đúng sau sai).

Ví dụ

– 43 kéo theo 21 : mệnh đề đúng.


– Nếu 3  2 thì Tp.HCM là thủ đô của Việt Nam: mệnh đề sai.
f) Phép tương đương (kéo theo 2 chiều)
 Cho hai mệnh đề P và Q. Mệnh đề P tương đương mệnh đề Q là một mệnh đề mới, ký hiệu
là P  Q (đọc là: P là điều kiện cần và đủ của Q hay đọc là: P tương đương với Q), được
xác định bởi bảng chân trị sau: Bảng chân trị
P Q P Q
1 1 1
1 0 0
0 1 0
0 0 1

 Mệnh đề P  Q là mệnh đề đúng khi và chỉ khi cả hai mệnh đề P và Q cùng chân trị.

Ví dụ – 40 tương đương 32 : mệnh đề đúng.

– 2  4 khi và chỉ khi 1  2  0 : mệnh đề đúng.


– 3  4 khi và chỉ khi 4  3  0 : mệnh đề sai.
BẢNG CHÂN TRỊ TỔNG HỢP

Tuyển Tương
Mệnh đề Mệnh đề Hội Tuyển Kéo theo
loại đương

P Q P Q P Q P Q P Q P Q

1 1 1 1 0 1 1

1 0 0 1 1 0 0

0 1 0 1 1 1 0

0 0 0 0 0 1 1
2.1.3. Công thức
a) Dạng mệnh đề
 Dạng mệnh đề là một biểu thức được cấu tạo từ các mệnh đề sơ cấp bằng cách sử dụng các
phép toán: phủ định, hội, tuyển, kéo theo, tương đương. Các biến của dạng mệnh đề
 
p, q, r , ... là các biến lấy giá trị từ các mệnh đề p, q, r , ...
 Thứ tự ưu tiên của các phép toán mệnh đề:      ,   , 

Ví dụ: sau đây là các dạng mệnh đề

‒  
E p, q  p  q   p  .
 
  


‒ F p, q, r  p  q   q  r  .

b) Bảng chân trị

 
 Bảng chân trị của dạng mệnh đề E p, q, r , ... : là bảng ghi tất cả các trường hợp chân trị có
thể xảy ra đối với dạng mệnh đề E theo chân trị của các biến mệnh đề p, q, r , ... . Nếu có n
biến, bảng này sẽ có 2n dòng ( tương ứng với mỗi trạng thái đồng thời của n biến này), chưa
kể dòng tiêu đề.
 
Ví dụ. Lập bảng chân trị của dạng mệnh đề E p, q, r  p  q   r 
 

p q p q r p  q   r
1 1 1 1 1
1 1 1 0 0
1 0 1 1 1
1 0 1 0 0
0 1 1 1 1
0 1 1 0 0
0 0 0 1 1
0 0 0 0 1
c) Tương đương logic

 Hai mệnh đề phức hợp E và F được gọi là tương đương logic nếu chúng có cùng bảng
chân trị.
Ký hiệu: E  F hay E  F .
‒ Dạng mệnh đề được gọi là hằng đúng nếu nó luôn luôn có chân trị là 1.
‒ Dạng mệnh đề được gọi là hằng sai nếu nó luôn luôn có chân trị là 0.
d) Công thức tương đương logic cơ bản

• Phủ định của phủ định: pp

• Luật De Morgan: p  q   p q ; p  q   p q

• Luật giao hoán p q  q  p ; pq  q  p

• Luật kết hợp: p  q   r 


 p  q r  ;
p  q   r 
 p  q r 

• Luật phân phối: p  q  r  
 p q  p r   ; 
p  q r    
 p q  p r 
• Luật lũy đẳng: pp  p ; pp  p

• Luật trung hòa: p0  p ; p 1  p • Luật rút gọn: p  q   q


• Luật về phần tử bù: p  p  1 ; pp  0 • Luật cộng: p  p  q 

• Luật thống trị: p 1  1 ; p0  0

• Luật về phép kéo theo: p  q  p  q

• Luật tương đương: p  q   (p  q )  (q  p )


 


• Luật hấp thụ: p  p  q   p ; p  p q    p

• Luật chứng minh phản chứng: p q  q  p ; p q  p q


Để chứng minh các luật trên, cách đơn giản là ta có thể lập bảng chân trị.

Chú ý

Để chứng minh một mệnh đề phức hợp hoặc hằng đúng, hoặc hằng sai. Ta
có 2 cách.

Cách 1: Dùng bảng chân trị để mô tả.

Cách 2: Dùng các quy luật logic để biến đổi.


MỘT SỐ VÍ DỤ VỀ MỆNH ĐỀ VÀ CÁC PHÉP TOÁN MỆNH ĐỀ
Ví dụ 1. Cho biết, các câu sau, câu nào là một mệnh đề.
a. Bạn có thích xem đá banh không?
b. Vô làm bài tập ngay cho tôi!
c. Hôm nay trời đẹp quá!
d. Hà Nội là thủ đô của Việt Nam.
e. Nếu bạn đến trễ thì tôi sẽ đi học trước.
f. x là một số chẵn.
Bài giải
a. Bạn có thích xem đá banh không? Câu hỏi  không phải mệnh đề.
b. Vô làm bài tập ngay cho tôi! Câu ra lệnh  không phải mệnh đề.
c. Hôm nay trời đẹp quá! Câu cảm thán  không phải mệnh đề.
d. Hà Nội là thủ đô của Việt Nam. Câu khẳng định  là mệnh đề.
e. Nếu bạn đến trễ thì tôi sẽ đi học trước. Mệnh đề phức hợp (nếu … thì … ).
f. x là một số chẵn. Mặc dù khẳng định, nhưng kết quả còn phụ
thuộc vào x  không là mệnh đề.
Ví dụ 2. Gọi P = ‘’An giỏi toán”, Q = “An yếu Ví dụ 3. Gọi P = ‘’An đang học toán”, Q = “An
anh văn” là các mệnh đề. Hãy viết lại các mệnhđang học tin học”, R = “An đang học anh văn”
đề sau dưới dạng hình thức theo P và Q. là các mệnh đề. Hãy viết lại các mệnh đề sau
dưới dạng hình thức theo P, Q và R.
a. An giỏi toán nhưng yếu anh văn.
a. An đang học toán và anh văn nhưng không
b. An yếu cả toán lẫn anh văn học tin học.
c. An giỏi toán hay An vừa giỏi anh văn b. An đang học toán và tin học nhưng không
vừa yếu toán. học cùng lúc tin học và anh văn.
d. Nếu An giỏi toán thì An giỏi anh văn. c. Không phải là An đang học anh văn mà
không học toán.
e. An giỏi toán và anh văn hay An yếu
toán nhưng giỏi anh văn. d. Không phải là An đang học anh văn hay tin
học mà không học toán.
Bài giải
e. An không học tin học lẫn anh văn nhưng
a. P  Q b. P  Q đang học toán.

 
Bài giải
c. P  Q  P d. P  Q
a. P  R  Q d. R  Q   P
  
e. P  Q  P  Q  b. P  Q  Q  R e. Q  R  P
c. R  P
Ví dụ 4. Gọi P = ‘’ABC là tam giác cân”, Q = “ABC là tam giác đều”, R = “tam giác ABC có 3 góc
bằng nhau” là các mệnh đề. Hãy viết lại các mệnh đề sau theo ngôn ngữ thông thường.
a. Q  P c. P  Q
b. P  Q d. R  Q
Bài giải

a. Nếu ABC là tam giác đều thì ABC là tam giác cân.

b. Nếu ABC không là tam giác cân thì ABC là tam giác đều.

c. ABC là tam giác cân nhưng ABC không là tam giác đều.

d. Nếu tam giác ABC có 3 góc bằng nhau thì ABC là tam giác đều.
Ví dụ 5. Lấy phủ định các mệnh đề sau:
a. Mọi tam giác đều có các góc bằng 60 độ.
b. Hình tứ giác này không phải là hình chữ nhật và cũng không phải là hình thoi.
c. Nếu ngày mai An không đi làm thì sẽ bị đuổi việc
d. 15 chia hết cho 3 nhưng không chia hết cho 4.
Bài giải
a. Không phải mọi tam giác đều có các góc bằng 60 độ.

b. Hình tứ giác này là hình chữ nhật hoặc là hình thoi.

c. Đặt P = “ngày mai An không đi làm”, Q = “An bị đuổi việc”.


Áp dụng công thức phản chứng ta được P  Q  P  Q
Vậy ta có mệnh đề phủ định: Ngày mai An đi làm và sẽ không bị đuổi việc.
d. Đặt P = “15 chia hết cho 3”, Q = “15 không chia hết cho 4”.
Áp dụng công thức De Morgan ta được P  Q  P  Q
Vậy ta có mệnh đề phủ định: 15 không chia hết cho 3 hay 15 chia hết cho 4.
Ví dụ 6. Hãy chỉ ra khẳng định đúng trong các khẳng định sau:
a. Q  P  Q  b. P  Q   R   P  Q  R 
   
Bài giải b. Ta lập bảng chân trị
a. Ta lập bảng chân trị
P Q R P  Q P  Q   R Q  R P  Q  R  P  Q   R 
 
P Q P  Q Q  P  Q   P  Q  R 
 
1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1
1 0 0 1
1 1 0 1 1 1 1 1
0 1 1 1
1 0 1 1 1 0 1 0 1 1 1 1
Ta thấy Q  P  Q  là 1 0 0 0 0 0 0 1
một hằng đúng. 0 1 1 0 1 1 0 0
Vậy mệnh đề Q  P  Q  0 1 0 0 0 1 0 1
là một mệnh đề đúng. 0 0 1 0 1 1 0 0
0 0 0 0 0 0 0 1
Ta thấy P  Q   R   P  Q  R  không là một hằng đúng.
   
   
Vậy mệnh đề P  Q   R   P  Q  R  không phải là một mệnh đề đúng.
  
   
Ví dụ 7. Hãy chỉ ra khẳng định đúng trong các khẳng định sau
   
a. P  Q   R   P  Q  R  . b.  R  S   R  S   T U    T U .
       
Bài giải
a. Cách 1. Ta lập bảng chân trị (tự kiểm tra).
Cách 2. Ta thấy trong bài có nhiều biến mệnh đề, thì việc lập bảng chân trị sẽ vô cùng
phức tạp, do đó để chứng minh, ta có thể dùng các luật:

Ta có P  Q   R   P  Q   R  (luật về phép kéo theo)


   



 
  P  Q  R  (luật De Morgan)



 
 P  Q  R  (luật kết hợp)

 P  Q  R  (luật về phép kéo theo). ĐPCM.
Ví dụ 7. Hãy chỉ ra khẳng định đúng, trong các khẳng định sau
   
a. P  Q   R   P  Q  R  . b.  R  S   R  S   T U    T U .
       
Bài giải
b. Đặt P  R  S ; Q  T U  , bài toán cần chứng minh tương đương với
 P  P  Q   Q     P  P  Q
      
 
 


 Q

 (luật về phép kéo theo)






 
 P  P  P  Q   Q
 

 (luật phân phối)

   0  P  Q   Q    P  Q   Q 
     
 P  Q   Q  (luật về phép kéo theo)
 
 
 P  Q  Q (luật De Morgan)

 P  Q Q   (luật kết hợp)


 P  1  1 . ĐPCM.
2.1.4. Các quy tắc suy diễn


  
Thí dụ ta cần chứng minh: p  r   q  q  r   q là một hằng đúng. Ta có thể dễ dàng

kiểm tra, bằng cách lập bảng chân trị. Tuy nhiên đây không phải là cách tốt, nếu số biến
mệnh đề nhiều hơn.
Vậy để chứng minh, ta cần xuất phát từ một số khẳng định đúng p1, p2 , p3 , ... (mệnh đề ban
đầu), và ta áp dụng các qui tắc suy diễn để suy ra chân trị của mệnh đề mới q.
Nói cách khác, dùng qui tắc suy diễn chứng minh: p1  p2  p3  ...  q là một hằng đúng.
Ta thường mô hình hóa phép suy luận đó dưới dạng sơ đồ sau:
p1
p2

pn
q
Cách sử dụng ký hiệu trên để nhấn mạnh các lập luận dựa vào các giả thiết ban đầu và ký
hiệu  thay cho từ “vậy thì” trong kết luận.
Ta có các quy tắc suy suy diễn phổ biến sau:
a) Quy tắc khẳng định (Modus Ponens - MP )

Qui tắc này được thể hiện bằng một hằng đúng: Hoặc dưới dạng sơ đồ: p q


 
 p q  p  q

p
 q

Ví dụ Chú ý
p q p q
 Nếu An học chăm thì An sẽ được điểm cao
1 1 1
 Mà An học chăm suy ra An được điểm cao.
Ví dụ
1 0 0
0 1 1
 Trời mưa thì đường ướt.
0 0 1
 Mà trời mưa suy ra đường ướt.
b) Quy tắc tam đoạn luận (Hypothetical Syllogism - HS)

Qui tắc này được thể hiện bằng một hằng đúng: Hoặc dưới dạng sơ đồ: p q

   
 p q  q r   p  r
    q r
 p r

Ví dụ

 Trời mưa thì đường ướt. Nếu đường ướt thì đường trơn.
 Suy ra trời mưa thì đường trơn.
Ví dụ

 Bút máy mắc tiền thì bút máy đẹp. Bút máy đẹp thì nhiều người thích mua.
 Suy ra Bút máy mắc tiền thì nhiều người thích mua.

Tam đoạn luân trên hoàn toàn hợp logic. Tuy nhiên kết luận mâu thuẫn là do dựa
trên một tiền đề sai.
c) Quy tắc phủ định (Modus Tollens - MT)

Qui tắc này được thể hiện bằng một hằng đúng: Hoặc dưới dạng sơ đồ: p q
q

 
 p q q p

 p

Ví dụ Chú ý
p q p q
 Nếu An đến sớm thì còn vé xem phim.
 Mà vé xem phim hết suy ra An không đến sớm. 1 1 1

Ví dụ 1 0 0

 Nếu Bình đi học đầy đủ thì Bình đậu môn toán rời rạc. 0 1 1

 Mà Bình không đậu toán rời rạc suy ra Bình không đi 0 0 1

học đầy đủ.


d) Quy tắc tam đoạn luận rời ( Disjunctive Syllogism – DS)

Qui tắc này được thể hiện bằng một hằng đúng: Hoặc dưới dạng sơ đồ: p  q


 
 p q q p

q
p
 Ý nghĩa của qui tắc: nếu trong hai trường hợp có thể xảy ra, chúng ta biết có một trường
hợp sai thì chắc chắn trường hợp còn lại sẽ đúng.
Chú ý
Ví dụ
p q p q
 Nếu Bình đi học thì Bình đi thư viện.
1 1 1
 Mà Bình không đi thư viện suy ra Bình đi học.
1 0 1
0 1 1
0 0 0
e) Quy tắc mâu thuẫn
Quy tắc này dựa trên hàm tương đương logic sau:

 1 2 n   1
 2 n 
 p  p  ...  p  q    p  p  ...  p  q  0 


Để chứng minh vế trái là một hằng đúng, ta chứng minh nếu thêm phủ định của q vào các giả
thiết thì được một mâu thuẫn.

Thí dụ để chứng minh Ta chứng minh bằng phản chứng


p r p r
p q p q
q s q s

 r s  r

Ta đi phủ định kết luận s


 0
r  s   r  s 
f) Quy tắc đơn giản hóa ( Simplification - Simp) Chú ý
Qui tắc này được thể hiện bằng Hoặc dưới dạng sơ đồ: p q p q
một hằng đúng: p  q   p p q p q 1 1 1
p  q   q p q 1 0 0
0 1 0
 Ý nghĩa của qui tắc: nếu hội cả hai trường hợp là đúng, thì hiển
0 0 0
nhiên một trường hợp chắc chắn sẽ đúng.

g) Quy tắc cộng ( Addition - Add)


Chú ý
Qui tắc này được thể hiện bằng Hoặc dưới dạng sơ đồ:
p q p q
một hằng đúng: p
 p  q 
 
1 1 1
p  p q
1 0 1
 Ý nghĩa của qui tắc: nếu có một trường hợp là đúng, thì hiển nhiên 0 1 1
tuyển của hai trường hợp chắc chắn sẽ đúng. 0 0 0
BẢNG TÓM TẮT CÁC QUY TẮC SUY DIỄN

Quy tắc suy luận Hằng đúng Tên gọi


p q
p 
 p q  p
   q

Quy tắc khẳng định

 q (Modus Ponens).

p q
q r    
 p q  q r   p r
    Quy tắc tam đoạn luận

p r (Hypothetical Syllogism).
p q
q 
 p q q
  p

Quy tắc phủ định
(Modus Tollens).
 p
p q

 
 p q q p Quy tắc tam đoạn luận rời
q
 
 p ( Disjunctive Syllogism)
MỘT SỐ VÍ DỤ VỀ CÁC QUY TẮC SUY DIỄN

Ví dụ 1. Giả sử trường có mạng máy tính, mỗi sinh viên được cấp một tài khoản để đăng nhập
mạng máy tính. An và Bình là hai sinh viên của trường. An nói với Bình “nếu bạn có một tài
khoản thì bạn có thể đang nhập vào mạng máy tính. Bạn đã có tài khoản. Do đó, bạn có thể
đăng nhập vào mạng máy tính.” Hãy cho biết lập luận của An có đúng không?
Bài giải

Gọi p = “bạn có một tài khoản”, p q


p
q = “bạn có thể đăng nhập vào mạng máy tính”  q

(quy tắc Modus Ponens)

Các giả thiết của lập luận đều đúng với quy định của trường.
Do đó, lập luận của An là đúng.
Ví dụ 2. Hãy cho biết quy tắc suy luận nào được sử dụng trong lập luận: “Nếu hôm nay trời
mưa thì chúng ta sẽ không tổ chức leo núi. Nếu chúng ta không tổ chức leo núi hôm nay thì
chúng ta sẽ tổ chức leo núi vào ngày mai. Do đó, nếu hôm nay trời mưa, thì chúng ta sẽ tổ
chức leo núi vào ngày mai.”
Bài giải

Gọi p q
p = “hôm nay trời mưa”, q r

q = “chúng ta sẽ không tổ chức leo núi hôm nay”,  p r


(quy tắc tam đoạn luận)
r = “chúng ta sẽ tổ chức leo núi ngày mai”.
Ví dụ 3. Nếu An chăm học thì An sẽ đậu môn toán rời rạc, nếu An không hay đi chơi thì An sẽ
học chăm. Biết rằng An rớt môn toán rời rạc. Chứng minh rằng An hay đi chơi.
Bài giải

Gọi p = “An chăm học”,


q = “An đậu môn toán rời rạc”, p  q đúng
r = “An hay đi chơi”
GT r  p đúng
Vậy bài toán đưa đến việc ta phải
q đúng
chứng minh dạng mệnh đề sau là một
hằng đúng



  
 p  q  r  p q
  r


KL r đúng

Để chứng minh bài toán này, ta có nhiều cách


Cách 1. Dùng bảng chân trị (tự kiểm tra)
Cách 2. Dùng các luật 

  
 p  q  r  p q
  r


Cách 3. Dùng các quy

    tắc ( với lưu ý  chỉ các


Ta có p  q  r  p q Nhớ

   
tương đương logic cơ
 p q  r  p q p q  p q
bản )
 p q
 p  q   r  p   q 1. p  q P
 p q
 p  q   q  q   r  p 
  2. r  p P
 
 p q
 p  q   r  p 
3. q P
4. p 1, 3, MT
 p  q  r   p  q  p  p q p q
5. r 2, 4, MT
 p  q  r   0  p  q  r 
1 1 1
6. r 5, , ñpcm.
1 0 0
Mà theo giả thiết ta có p  q   r  p   q   1 0 1 1
 
0 0 1
Nghĩa là p  q  r  1 , nên ta suy ra r  1.
Ví dụ 4. Nghệ sĩ dương cầm không biểu diễn hoặc số vé bán ra ít hơn 50 vé thì buổi biểu diễn
sẽ bị hủy bỏ và Ông Bầu bị lỗ vốn. Nếu đêm biểu diễn bị hủy bỏ thì sẽ trả vé lại cho người xem.
Biết rằng đêm qua, tiền vé đã không được trả lại cho người xem. Chứng minh rằng nghệ sỹ
dương cầm đã biểu diễn.
Bài giải

Gọi p = “nghệ sĩ dương cầm đã biểu diễn”,


q = “số vé bán ra ít hơn 50 vé”,
r = “buổi biểu diễn bị hủy bỏ”, p  q   r  s  đúng
s = “Ông Bầu bị lỗ vốn”, GT r t đúng
t = ”tiền vé được trả lại cho người xem”.
t đúng
Vậy bài toán đưa đến việc ta phải chứng
minh dạng mệnh đề sau là một hằng đúng


 
 
  
  p  q  r  s   r  t  t   p
   
KL p đúng

Để chứng minh bài toán, ta có nhiều cách


Cách 1. Dùng bảng chân trị (tự kiểm tra) Ta cần chứng minh
Cách 2. Dùng các luật (tự kiểm tra) 
 
 
 
  
  p  q  r  s   r  t  t   p
 
Cách 3. Dùng các quy tắc
 
1. p  q   r  s  P
2. r  t P
3. t P
4. r 2, 3, MT
5. r  s 4, Add
6. r  s 5, de Morgan


7. p  q  1, 6, MT

8. p  q 7, de Morgan
9. p 8, Simp, , ñpcm.
Ví dụ 5. Chứng minh suy luận sau là đúng: p r
p q
q s


 r s 
Bài giải

Theo luật phản chứng Ta áp dụng quy tắc tam đoạn Ta lại áp dụng quy tắc tam

p r r  p luận (Syllogism) đoạn luận (Syllogism)


r p r q
p q q s


 r q  
 r s 
Vậy suy luận là đúng.
Ví dụ 6. Chứng minh suy luận sau là đúng: Điều phải chứng minh 1. Tam đoạn luận rời rạc
p  q  r  tương đương với p s
p s p  q  r  s
t q p s p
s t q

 
2. Quy tắc Modus Ponens
 r t s
Bài giải p  q  r 
r
 
Phủ định kết luận r  t  r  t  r  t t
p
 q  r 
(luật phản chứng)  0

3. Quy tắc Modus Tolens 4. Quy tắc Modus Tolens 5.


t
q r t q t
r q 0
q t
Vậy suy luận là đúng.
Ví dụ 7. Xét suy luận sau có đúng hay không: “Nếu muốn đi họp sáng thứ ba thì An phải dậy
sớm. Nếu An đi nghe nhạc tối thứ hai thì An sẽ về muộn. Nếu An về muộn và thức dậy sớm thì
An phải đi họp sáng thứ ba và chỉ ngủ dưới 7 giờ. Nhưng An không thể đi họp nếu chỉ ngủ
dưới 7 giờ. Vậy hoặc An không đi nghe nhạc tối thứ hai hoặc An phải bỏ họp sáng thứ ba”.
Bài giải

Gọi p q đúng
p = “An đi họp sáng thứ ba”,
r s đúng
q = “An phải dậy sớm”, GT
r = “An đi nghe nhạc tối thứ hai”
  
 s q  p t 
 đúng

s = “An sẽ về muộn”, tp đúng

t = “An ngủ dưới 7 giờ”. KL rp


 
Ta phủ định kết luận r  p  r  p  r  p (luật De Morgan)

Điều phải chứng minh 1. Quy tắc Modus Polens 2. Quy tắc Modus Ponens
p q r s
tương đương với
p r
p q
q s
r s
s  q   p  t  3. Quy tắc Modus Polens 4. Mà t, p đúng thì suy ra
t  p sẽ sai (mâu thuẫn)
tp s  q   t  p 
r s q
p  t  p 
 0

Vậy suy luận là đúng.


BÀI TẬP TỰ ĐÁNH GIÁ CHỦ ĐỀ 2.1
1. Giả sử P và Q là các mệnh đề sơ cấp và P  Q là mệnh đề sai. Tìm chân trị của các mệnh đề
sau.
a) P  Q b) P  Q c) Q  P d) P  Q

2. Gọi P = “ABC là tam giác cân”, Q = “ABC là tam giác đều”, R = “tam giác ABC có 3 góc bằng
nhau” là các mệnh đề. Viết lại các mệnh đề sau theo ngôn ngữ thông thường.
a) Q  p b) P  Q c) P  Q d) R  Q

3. Lập bảng chân trị cho các mệnh đề sau:

a) P  P  Q  
b) P  Q  R  c) P  Q   Q d) P  R  R  P 
4. Hãy chỉ ra hằng đúng trong các dạng mệnh đề sau:

a) P  Q   P  Q  
b) P  Q  R 
c) P  P  P d) P  Q   Q  R   P  R 
 
ĐÁP ÁN BÀI TẬP TỰ ĐÁNH GIÁ CHỦ ĐỀ 2.1
1. Vì P  Q là mệnh đề sai nên ta có P đúng và Q sai. Vậy
a) sai b) sai c) đúng d) sai

2. a) Nếu tam giác ABC là tam giác đều thì nó là tam giác cân.
b) Nếu tam giác ABC không phải là tam giác cân thì nó là tam giác đều.
c) Tam giác ABC là tam giác cân nhưng không phải là tam giác đều.
d) Nếu tam giác ABC có 3 góc bằng nhau thì nó là tam giác cân.

3. a) P Q P P  Q  P  P  Q 
1 1 0 1 1
1 0 0 1 1
0 1 1 1 1
0 0 1 0 0
ĐÁP ÁN BÀI TẬP TỰ ĐÁNH GIÁ CHỦ ĐỀ 2.1
3. b)
P Q R P Q Q  R 
P  Q R 
1 1 1 0 0 1 1

1 1 0 0 0 0 1

1 0 1 0 1 1 1

1 0 0 0 1 1 1

0 1 1 1 0 1 1

0 1 0 1 0 0 0

0 0 1 1 1 1 1

0 0 0 1 1 1 1
ĐÁP ÁN BÀI TẬP TỰ ĐÁNH GIÁ CHỦ ĐỀ 2.1
3. c) P Q Q P  Q  P  Q   Q
1 1 0 1 0
1 0 1 0 1
0 1 0 0 1
0 0 1 0 1

d)
P R P R P 
P  R P  R   P  R 
1 1 1 0 1 1
1 0 1 0 0 0
0 1 1 1 1 1
0 0 0 1 1 1
ĐÁP ÁN BÀI TẬP TỰ ĐÁNH GIÁ CHỦ ĐỀ 2.1
4. a) P Q P  Q  P  Q  P  Q   P  Q  c)
1 1 1 1 1 P P P P P P

1 0 1 0 0 1 1 1
0 1 1 0 0 0 1 1
0 0 0 0 1 Vậy dạng mệnh đề đã cho một
Vậy dạng mệnh đề đã cho là không hằng đúng. là hằng đúng.
b) P Q Q Q P 
P  Q P 
1 1 0 1 1
1 0 1 1 1
0 1 0 1 1
0 0 1 0 1
Vậy dạng mệnh đề đã cho một là hằng đúng.
ĐÁP ÁN BÀI TẬP TỰ ĐÁNH GIÁ CHỦ ĐỀ 2.1
4. d)
P Q R P  Q  Q  R  P  R  Q  R  P  Q  
Q  R   P  R 
P  R  
1 1 1 1 1 1 1 1

1 1 0 1 0 0 1 1

1 0 1 0 1 1 1 1

1 0 0 0 1 0 0 1

0 1 1 1 1 1 1 1

0 1 0 1 0 1 1 1

0 0 1 1 1 1 1 1

0 0 0 1 1 1 1 1
Vậy dạng mệnh đề đã cho một là hằng đúng
Chủ đề 2.2. LOGIC VỊ TỪ
2.2.1. Các khái niệm

2.2.2. Các phép toán logic vị từ

2.2.3. Các quy tắc suy luận với lượng từ

BÀI TẬP TỰ ĐÁNH GIÁ CHỦ ĐỀ 2.2


2.2.1. Các khái niệm
a) Hàm mệnh đề

 Một hàm mệnh đề n – biến (hàm mệnh đề n – ngôi) là một khẳng định p(x 1, x 2, ... , x n ) sao
cho các biến x 1, x 2, ... , x n lấy giá trị trên các tập cho trước A1, A2 , ... , An sao cho:

• p(x 1, x 2, ... , x n ) không phải là một mệnh đề.

• Nếu ta thay x 1, x 2, ... , x n bằng những giá trị cụ thể x 1  a1  A1; x 2  a2  A2 ; ... ; x n  an  An
  
ta sẽ được p a1, a 2, ... , an là một mệnh đề, nghĩa là khi đó chân trị của p a1, a2, ... , an hoàn
toàn được xác định.

Ví dụ

− p x   " x  2  5 " là hàm mệnh đề theo 1 biến x.


p 1  "1  2  5 " mệnh đề sai; p 6  " 6  2  5 " mệnh đề đúng.

 
− p x , y  " x  2y  9 " là hàm mệnh đề theo 2 biến x, y.
p 1, 3  "1  2.3  9 " mệnh đề sai; p 1, 4  "1  2.4  9 " mệnh đề đúng.
b) Vị từ và lượng từ
 Cho hàm mệnh đề p(x ) xác định trên tập hợp A.
• Mệnh đề với mọi x thuộc tập A, ký hiệu " x  A, p(x )" là một mệnh đề luôn luôn đúng khi
và chỉ khi p(a ) luôn luôn đúng a  A .
• Mệnh đề ít nhất một x thuộc tập A, ký hiệu " x  A, p(x )" là một mệnh đề đúng khi và chỉ
khi có ít nhất một giá trị x  a  A sao cho p(a ) đúng.
• Khi đó các toán tử ,  (với mọi, tồn tại) được gọi là các lượng từ (lượng tử) dùng để
lượng từ hóa hàm mệnh đề p(x ) thành một mệnh đề.
• Các mệnh đề chứa các lượng từ gọi là các vị từ.
 Chú ý rằng: Một số tài liệu người ta xem, hàm mệnh đề như là một vị từ.
Ví dụ − p(x )  " x  9 " vị từ 1 biến.
p(10)  "10  9 " mệnh đề đúng; p(5)  " 5  9 " mệnh đề sai.
− q(x , y )  " x  y  8 " vị từ 2 biến.
q(3, 5)  " 3  5  8 " mệnh đề đúng; q(2, 4)  " 2  4  8 " mệnh đề sai.
− r (x , y, z )  " x  2y  3z " vị từ 3 biến.
r (6, 3, 4)  " 6  2.3  3.4 " mệnh đề đúng; r (1, 0, 5)  "1  2.0  3.5 " mệnh đề sai.
2.2.2. Các phép toán logic vị từ
a) Phép phủ định

 Phủ định của vị từ p(x , y, ... ) là một vị từ p(x , y, ... ) có được bằng cách thay các lượng từ
 thành  và thay  thành  và thay vị từ p(x , y, ... ) thành p(x , y, ... ).
 Với vị từ một biến, ta có:
x  A, p(x )  x  A, p(x )
x  A, p(x )  x  A, p(x )
 Với vị từ hai biến, ta có:
x  A, y  B, p(x , y )  x  A, y  B, p(x , y )

x  A, y  B, p(x , y )  x  A, y  B, p(x , y )

x  A, y  B, p(x , y )  x  A, y  B, p(x , y )

x  A, y  B, p(x , y )  x  A, y  B, p(x , y ).
 Hệ quả


x  A, p(x )  q(x )  x  A, p(x )  q(x ) 
x  A, p(x )  q(x )  x  A, p(x )  q (x )

Ví dụ. Phủ định các mệnh đề sau:


a. x  A, 2x  1  0;
b. x  , y  , x 2  y 2  2xy.
Bài giải

a. x  A, 2x  1  0  x  A, 2x  1  0.

b. x  , y  , x 2  y 2  2xy  x  , y  , x 2  y 2  2xy.
b) Phép tuyển
 Cho hai vị từ p(x ) và q (x ). Tuyển của hai vị từ này là một vị từ, ký hiệu p(x )  q(x ), mà khi
ta thay x bởi một phần tử cố định a của A thì ta được p(a )  q(a ) .

c) Phép hội
 Cho hai vị từ p(x ) và q(x ). Hội của hai vị từ này là một vị từ, ký hiệu p(x )  q (x ), mà khi
ta thay x bởi một phần tử cố định a của A thì ta được p(a )  q(a ) .

d) Phép kéo theo


 Cho hai vị từ p(x ) và q (x ). Kéo theo của hai vị từ này là một vị từ, ký hiệu p(x )  q(x )
mà khi ta thay x bởi một phần tử cố định a của A thì ta được p(a )  q(a ) .

e) Phép tương đương


 Cho hai vị từ p(x ) và q(x ). Tương đương của hai vị từ này là một vị từ, ký hiệu p(x )  q(x )
mà khi ta thay x bởi một phần tử cố định a của A thì ta được p(a )  q(a ).
2.2.3. Các quy tắc suy luận lượng từ

 x, y : p(x, y )    y, x : p(x, y ) 


 x, y : p(x, y )    y, x : p(x, y ) 
 x, y : p(x, y )    y, x : p(x, y ) 
MỘT SỐ VÍ DỤ VỀ LOGIC VỊ TỪ

Ví dụ 1. Cho các hàm mệnh đề sau: p(x )  " x  5 " , q(x )  " x  3  2 " và r (x )  " x  0 ".
Tìm chân trị của các mệnh đề sau:
a. p(2)  q(2)  r (2) . b. p(3)  q (3)  r (3) . c.  p(3)  q(3)  r (2).
   
Bài giải

a. Ta có p(2)  " 2  5 " : 1; q(2)  " 5  2 " : 0; r (2)  " 2  0 " : 1 nên q (2) : 1; r (2) : 0 .

Vậy p(2)  q(2)  r (2)  1  1  0  1  1  1.


   

b. Ta có p(3)  " 3  5 " : 1; q(3)  " 6  2 " : 1; r (3)  " 3  0 " : 1.

Vậy  p(3)  q(3)  r (3)  1  1  1  1.  1  1.


   
c. Ta có p(3)  " 3  5 " : 1; q(3)  " 6  2 " : 1; r (2)  " 2  0 " : 0 .

Vậy p(3)  q(3)  r (2)  1  1  0  1.  0  0.


     
Ví dụ 2. Cho các hàm mệnh đề sau: p(x )  " x  5 " , q(x )  " x  3  2 " và r (x )  " x  0 ".
Tìm chân trị của các mệnh đề sau:
a. Tìm tất cả các giá trị của x để p(x )  q (x )  r (x ) là đúng.


  
b. Tìm giá trị nhỏ nhất của số nguyên x để  p(x )  q(x )  r (x )  là đúng.

Bài giải

x 5 x  1

 
0  x  5 
a. Ta có x  3 2  
  x  3.

 x  3 2 x  5
x 0  


Vậy p(x )  q (x )  r (x ) là đúng khi và chỉ khi p(x ), q (x ) đúng, r (x ) đúng.


Do đó x  1, 3, 5 . 
Ví dụ 2. Cho các hàm mệnh đề sau: p(x )  " x  5 " , q(x )  " x  3 2 " và r (x )  " x  0 ".
Tìm chân trị của các mệnh đề sau:
a. Tìm tất cả các giá trị của x để p(x )  q (x )  r (x ) là đúng.


 

b. Tìm giá trị nhỏ nhất của số nguyên x để  p(x )  q(x )  r (x )  là đúng.

Bài giải
b. Ta biết rằng mệnh đề A  B chỉ sai khi: A đúng, B sai .
 
Vậy để  p(x )  q(x )  r (x )  là đúng, thì chỉ xảy ra các trường hợp sau:
 
TH1: p(x )  " x  5 " . Nên ta có x  5.
p(x )  1 p(x )  1 x  5
p(x )  1    x  2
TH2:     
 q(x )  1  q(x )  0  x  3  2k  1, k     .
q(x )  r (x )  1     x 4
 r ( x )  1  r (x )  1 x  0 
  
x  2

Từ 2 trường hợp, ta có được x  4
x  5

Mà ta cần tìm số nguyên x nhỏ nhất, nên đáp án là: x  2.
Ví dụ 3. Cho các hàm mệnh đề sau: p(x )  " x 2  3x  2  0 " theo biến x   .
Tìm chân trị của các mệnh đề sau:
a. x  , p(x ). b. x  , p(x ).
Bài giải
x  1
Ta có x  3x  2  0  
2
, nên không thể x 2  3x  2  0,   .
x  2

a. Ta có p(0)  " 02  3.0  2  0 " là mệnh đề sai, nên x  , p(x ) sai.

b. Ta có p(1)  "12  3.1  2  0 " là mệnh đề đúng, nên x  , p(x ) đúng.


Ví dụ 4. Cho các hàm mệnh đề sau: p(x , y )  " x 2  y " , q(x , y )  " x  1  y " , trong đó x, y là
các biến thực. Tìm chân trị của các mệnh đề sau:
a. p(2, 1)  q(1,  1). b. p(1, 1)  q (1, 1). c. p(2, 5)  q (2, 5).
Bài giải
a. Ta có p(2, 1)  " 4  1" : 1; q(1,  1)  " 0  1" : 0 .
Vậy  p(2, 1)  q(1,  1)  1  0  1.
   

b. Ta có p(1, 1)  "1  1" : 1; q(1, 1)  " 2  1 " : 0 .


Vậy  p(1, 1)  q (1, 1)  1  0  0.
   

c. Ta có p(2, 5)  " 4  5 " : 0; q (2, 5)  " 3  5 " : 1 .

Vậy  p(2, 5)  q(2, 5)   0  1  1.


   
Ví dụ 5. Cho các hàm mệnh đề sau: p(x )  " x 2  5x  6  0 " , q(x )  " x 2  4x  5  0 " ,
r (x )  " x  0 " . Tìm chân trị của các mệnh đề sau:
a. x , p(x )  r (x ). b. x , q (x )  r (x ). c. x , q (x )  r (x ). d. x , p(x )  r (x ).
Bài giải
x  3 x  1

Ta có x  5x  6  0   , x  4x  5  0   .
2 2

 x  2  x  5
a. Ta có: .
+ Nếu x  2 thì p(2): đúng và r (2): đúng, nên p(2)  r (2) : đúng.
+ Nếu x  3 thì p(3): đúng và r (3): đúng, nên p(3)  r (3) : đúng.
+ Nếu x  2, 3 thì p(x ) : sai, nên suy ra p(x )  r (x ) : đúng.
Vậy x , p(x )  r (x ): có chân trị đúng.
b. Ta có: .
+ Nếu x  1 thì q(1) : đúng và r (1) : sai, nên q(1)  r (1) : đúng.
+ Nếu x  5 thì q(5): đúng và r (5): đúng, nên q(5)  r (5) : sai.
Vậy x , q (x )  r (x ): có chân trị sai.
Ví dụ 5. Cho các hàm mệnh đề sau: p(x )  " x 2  5x  6  0 " , q(x )  " x 2  4x  5  0 " ,
r (x )  " x  0 " . Tìm chân trị của các mệnh đề sau:
a. x , p(x )  r (x ). b. x , q (x )  r (x ). c. x , q (x )  r (x ). d. x , p(x )  r (x ).
Bài giải
c. Ta có: .
+ Nếu x  5 thì q(5): đúng và r (5): đúng, nên q(5)  r (5) : đúng.
Vậy x , q (x )  r (x ): có chân trị đúng.
d. Ta có: .
+ Nếu x  0 thì p(0) : sai, nên p(0)  r (0) : đúng.
Vậy x , p(x )  r (x ): có chân trị đúng.
Ví dụ 6. Lấy phủ định các mệnh đề dưới đây:
a. Với mọi số nguyên dương n, nếu n không chia hết cho 2 thì n là số lẻ.
b. Nếu k, m, n là các số nguyên sao cho k  m  và m  n  là các số lẻ thì k  n  là số chẵn.
c. Với mọi số thực x, nếu x  3  7 thì 4  x  10.

d. Với mọi số thực x, y nếu x 2  y 2 thì x  y.


Bài giải

a. Tồn tại số nguyên dương n không chia hết cho 2 và nó là số chẵn.

b. Tồn tại các số nguyên k, m, n sao cho k  m , m ,n  và k  n  là số lẻ.

c. Tồn tại số thực x sao cho x  3  7 , mà x  4 hay x  10.

   
d. Ta có: x  , y  ,  x 2  y 2  x  y   x  , y  ,  x 2  y 2  x  y 
   
Tồn tại số thực x, y sao cho x 2  y 2 nhưng x  y.
Ví dụ 7. Cho p(x ), q (x ), r (x ) là các mệnh đề theo biến thực x. Lấy phủ định các mệnh đề sau
và rút gọn nó.
a. x  , p(x )  q(x )  r (x ). b. x  , p(x )  q (x )  r (x ).
Bài giải

a. x  , p(x )  q(x )  r (x ) b. x  , p(x )  q(x )  r (x )

 x  , p(x )  q (x )  r (x )  x  , p(x )  q(x )  r (x )

 x  , p(x )  q(x )  r (x )  x  , p(x )  q(x )  r (x )


 x  , p(x )  q (x )  r (x )  
 x  , p(x )  q(x )  r (x ) 
BÀI TẬP TỰ ĐÁNH GIÁ CHỦ ĐỀ 2.2
1. Cho hàm mệnh đề p(x) = “x là ước của y” theo 2 biến nguyên dương x, y. Xác định chân trị của
các mệnh đề sau:

a) p(2, 3)  p(2, 6). b) y, p(1, y ). c) x , p(x , x ). d) y, x , p(x , y ).

e) y, x , p(x , y ). f) x , y,  p(x , y )  p(y, x )  x  y .


 
2. Lấy phủ định các mệnh đề dưới đây

a) Nếu bình phương của một số nguyên là lẻ thì số ấy là số lẻ.


b) Nếu x là số thực sao cho x 2  16 thì x  4 hay x  4.

3. Cho p(x ), q (x ) là các mệnh đề theo biến thực x. Lấy phủ định các mệnh đề sau và rút gọn nó.

a) x  , p(x )  q(x ). b) x  , p(x )  q(x ).

c) x  , p(x )  q(x ). d) x  ,  p(x )  q(x )  p(x ).


 
BÀI TẬP TỰ ĐÁNH GIÁ CHỦ ĐỀ 2.2
4. Cho biết chân trị của các mệnh đề sau:

a) x  , y  , xy  1. b) x  , y  , xy  1.

c) x  , y  , xy  1. d) x  , y  , sin2 x  cos2 x  sin2 y  cos2 y.

ĐÁP ÁN BÀI TẬP TỰ ĐÁNH GIÁ CHỦ ĐỀ 2.2

1. Gợi ý. a: đúng, b: đúng, c: đúng, d: đúng, e: sai, f: đúng.

2. Gợi ý. a. Tồn tại số nguyên chẵn có bình phương là số lẻ.


b. Tồn tại số thực x sao cho x 2  16 và 4  x  4.
3. Gợi ý. a. x  , p(x )  q(x ) b. x  , p(x )  q(x )

c. x  , p(x )  q(x ) d. x  , q(x )  p(x )


4. Gợi ý. a: đúng, b: sai, c: sai, d: đúng.
Chủ đề 2.3. PHƯƠNG PHÁP CHỨNG MINH TOÁN HỌC
Chứng minh một mệnh đề là chứng tỏ sự đúng đắn của mệnh đề đó bằng cách dựa
vào các tri thức, sự kiện, chứng cứ đã biết.

2.3.1. Chứng minh trực tiếp


2.3.2. Chứng minh gián tiếp
2.3.3. Chứng minh phản chứng
2.3.4. Chứng minh quy nạp
BÀI TẬP TỰ ĐÁNH GIÁ CHỦ ĐỀ 2.3
2.3.1. Chứng minh trực tiếp

 Trong chứng minh trực tiếp, kết luận có được bằng cách phối hợp một cách logic các tiên
đề, định nghĩa, và các định lý trước đó.
 Nghĩa là để chứng minh khẳng định E  F là đúng. Ta cần chứng minh dãy các hệ quả
logic sau là đúng:
E  E1; E1  E 2 ; ... ; En 1  En ; En  F

2.3.2. Chứng minh gián tiếp

 Để chứng minh khẳng định P  Q là một hằng đúng, ta đi chứng minh Q  P cũng là một
hằng đúng. Vì
P  Q   
 Q P .
2.3.3. Chứng minh phản chứng

 Để chứng minh khẳng định P  Q là một hằng đúng, ta giả sử P đúng, Q sai ta sẽ dẫn tới
một điều mâu thuẫn.

2.3.4. Chứng minh quy nạp

 Để chứng minh mệnh đề n  , p(n ) đúng. Ta làm như sau:

 Kiểm tra mệnh đề đúng với n  n 0 , nghĩa là kiểm tra p(n 0 ) là đúng, với n 0 là số tự nhiên
đầu tiên.

 Giả sử mệnh đề p(n ) đúng với n  k k  n 0  . Nghĩa là p(k ) đúng.

 Chứng minh mệnh đề p(n ) đúng với n  k  1 . Nghĩa là phải chứng minh p(k  1) cũng
đúng.
MỘT SỐ VÍ DỤ VỀ CÁC PHƯƠNG PHÁP CHỨNG MINH TOÁN HỌC

Ví dụ 1. Chứng minh rằng tổng của hai số nguyên chẵn luôn luôn là số chẵn.
Bài giải
Trực tiếp
Giả sử a và b là hai số nguyên chẵn nên a  2m, b  2n, m, n  .
Nên ta có a  b  2m  2n  2 m  n  : là một số chẵn.

Ví dụ 2. Chứng minh rằng nếu k là số nguyên chia hết cho 3 thì k 2 chia hết cho 9.
Bài giải
Trực tiếp
Giả sử k chia hết cho 3 nên k  3n, n  .

Nên ta có k  3n   9.n : luôn luôn chia hết cho 9.


2
2 2
 
Ví dụ 3. Chứng minh rằng nếu k là số nguyên tố lớn hơn 5 thì k 2  1 chia hết cho 24.
Bài giải
Trực tiếp
 Vì k là số nguyên tố, k  5 nên k  1 và k  1 là 2 số chẵn liên tiếp.
 Giả sử k  1  2n, n  , n  2 do k  5 , thì k  1  2n  2
Suy ra k  1. k  1  2n. 2n  2  4n. n  1 chia hết cho 8. (1)
(Vì n và n  1 là 2 số tự nhiên liên tiếp nên n. n  1 chia hết cho 2).
 Do k  1, k, k  1 là 3 số tự nhiên liên tiếp nên k  1.k . k  1 chia hết cho 3 mà k
không chia hết cho 3.
Suy ra k  1. k  1 chia hết cho 3 (2)
 Mà 3 và 8 là các số nguyên tố cùng nhau. (3)

Từ (1), (2) và (3) suy ra k  1. k  1 chia hết cho 3.8.


Vậy k 2  1 chia hết cho 24.
Ví dụ 4. Chứng minh rằng nếu 7n  3 là số lẻ thì n là số chẵn.
Phản chứng
Bài giải
Giả sử n là số lẻ nên n  2k  1 , với k là số nguyên nào đó.
Khi đó 7n  3  7. 2k  1  3  14k  10  2 7k  5 : là số chẵn.
Điều này mâu thuẫn với giả thiết 7n  3 lẻ.
Vậy không thể nói n là số lẻ, hay nói cách khác, n là số chẵn.

Ví dụ 5. Chứng minh rằng nếu n là số tự nhiên thỏa n 2 chia hết cho 3 thì n chia hết cho 3.
Bài giải
Gián tiếp
Giả sử n là số tự nhiên không chia hết cho 3.
Ta chứng minh n 2 không chia hết cho 3.
 
P Q  Q  P .  
Vì n không chia hết cho 3 nên: n  3k  1 hay n  3k  2 với k  .

 
 Nếu n  3k  1 thì n 2  3k  1  9k 2  6k  1  3 3k 2  2k  1 không chia hết cho 3.
2

 
 Nếu n  3k  2 thì n 2  3k  2  9k 2  12k  4  3 3k 2  4k  1  1 không chia hết
2

cho 3.
Ví dụ 6. Chứng minh mệnh đề sau bằng phương pháp phản chứng: “Không có 2 số nguyên
m
dương m, n nào thỏa điều kiện  2. “
n
Bài giải
m
Giả sử tồn tại 2 số nguyên dương m, n thỏa 2.
n
 
Đặt q  UCLN m , n , suy ra m  u.q và n  v.q.
Hiển nhiên u và v là 2 số nguyên tố cùng nhau nên u và v không thể nào là 2 số cùng
chẵn, vì thế phải có ít nhất 1 số lẻ nên hoặc u lẻ hoặc v lẻ.
m u
Ta có  2   2  u 2  2v 2 mà 2v 2 là số chẵn, nên u là số chẵn.
n v
Đặt u  2k (k  ) , thay vào u 2  2v 2 ta được 4k 2  2v 2  v 2  2k 2 , mà 2k 2 là số chẵn,
nên v là số chẵn.
Điều này mâu thuẫn với hoặc u lẻ hoặc v lẻ.
Ví dụ 7. Chứng minh mệnh đề sau bằng phương pháp quy nạp. Với mọi số tự nhiên n ta
có n 3  11n chia hết cho 6.
Bài giải
Gọi p(n )  n 3  11n. Ta cần chứng minh p(n ) chia hết cho 6, n  .
 Với n  0, ta có p(0)  0 : chia hết cho 6.
 Giả sử p(n ) đúng với n  k k  0 , nghĩa là p(k ) đúng, hay p(k )  k 3  11k chia hết
cho 6.
 Ta phải chứng minh p(n ) đúng với n  k  1.
Nghĩa là ta phải chứng minh P (k  1)  k  1  11 k  1 chia hết cho 6.
3

P (k  1)  k  1  11 k  1  k 3  3k 2  3k  1  11k  11
3
Ta có

     
 k 3  11k  3k 2  3k  12  k 3  11k  3k k  1  12.
Vì đây là tổng của 3 số chia hết cho 6  3  3 vaø k  k  1  2 neân 3k  k  1  6  .
Nên P (k  1) chia hết cho 6. ĐPCM.
Ví dụ 8. Chứng minh rằng với mọi số nguyên dương n ta đều có 3n 3  15n , chia hết cho 9.
Bài giải
Quy nạp
Gọi p(n )  3n  15n . Ta cần chứng minh p(n ) chia hết cho 9, n  .
3

 Với n  1, ta có p(1)  18 : chia hết cho 9.


 Giả sử bài toán đúng với n  k k  1 , nghĩa là p(k ) đúng, hay p(k )  3k 3  15k chia
hết cho 9.
 Ta phải chứng minh bài toán đúng với n  k  1.
Nghĩa là ta phải chứng minh P (k  1)  3 k  1  15 k  1 chia hết cho 9.
3

 
Ta có P (k  1)  3 k  1  15 k  1  3 k 3  3k 2  3k  1  15k  15
3

  
 3k 3  15k  9k 2  9k  18 
   
  3k 3  15k  9 k 2  k  2   9
 
vì đây là tổng của 2 số chia hết cho 9.
Nên P (k  1) chia hết cho 9. ĐPCM.
BÀI TẬP TỰ ĐÁNH GIÁ CHỦ ĐỀ 2.3

1. Chứng minh rằng nếu n là số lẻ thì n 2 là số lẻ.

2. Chứng minh rằng nếu n là số nguyên và 3n  2 là số lẻ thì n là số lẻ.

3. Chứng minh rằng nếu n là số nguyên và n 3  5 là số lẻ thì n là số chẵn.

4. Chứng minh rằng với số mọi số tự nhiên n ta có n 3  3n 3  5n chia hết cho 3.


ĐÁP ÁN BÀI TẬP TỰ ĐÁNH GIÁ CHỦ ĐỀ 2.3

1. Gợi ý. Chứng minh trực tiếp.


Đặt n  2k  1 với k   và khai triển n 2 .

2. Gợi ý. Chứng minh gián tiếp.


Giả sử n là số chẵn, n  2k với k   và khai triển 3n  2 kết quả là số chẵn
(mâu thuẫn với giả thiết).

3. Gợi ý. Chứng minh gián tiếp.


Giả sử n là số lẻ, n  2k  1 với k   và khai triển n 3  5 kết quả là số chẵn
(mâu thuẫn với giả thiết).

4. Gợi ý. Chứng minh bằng quy nạp.


Đặt p(n )  n 3  3n 3  5n.
KẾT THÚC CHƯƠNG 2

You might also like