Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 8

See discussions, stats, and author profiles for this publication at: https://www.researchgate.

net/publication/368462147

Quy hoạch và phát triển cụm công nghiệp tại Hà Nội: quá khứ, hiện tại và tương
lai/ Planning and developing industrial clusters in Hanoi: past, present and
future by Nguyen Thi Van...

Conference Paper · June 2022

CITATIONS
0

1 author:

Huong Thi Van Nguyen


Hanoi University of Civil Engineering, Hanoi
8 PUBLICATIONS 2 CITATIONS

SEE PROFILE

Some of the authors of this publication are also working on these related projects:

Smart Industrial Clusters View project

Green industrial buildings View project

All content following this page was uploaded by Huong Thi Van Nguyen on 13 February 2023.

The user has requested enhancement of the downloaded file.


HỘI THẢO CHUYÊN NGÀNH LẦN 1 2022
CHÀO MỪNG KỶ NIỆM 55 NĂM THÀNH LẬP KHOA KIẾN TRÚC VÀ QUY HOẠCH – TRƯỜNG ĐHXD HÀ NỘI

QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN CỤM CÔNG NGHIỆP TẠI HÀ NỘI:


QUÁ KHỨ, HIỆN TẠI VÀ TƯƠNG LAI
Planning and developing industrial clusters in Hanoi:
past, present and future
ThS. Nguyễn Thị Vân Hương
Bộ môn Kiến trúc Công nghệ, Khoa Kiến trúc và Quy hoạch
Trường Đại học Xây dựng Hà Nội (HUCE)
huongntv@huce.edu.vn

TÓM TẮT
Phát triển các cụm công nghiệp tại Hà Nội là một trong những giải pháp quan trọng để thúc
đẩy sản xuất công nghiệp và phát triển kinh tế trên địa bàn thành phố. Trải qua hơn hai mươi năm
hình thành và phát triển, các cụm công nghiệp tại Hà Nội đã đóng góp vào sự tăng trưởng của sản
xuất công nghiệp, tăng trưởng GDP, tạo được mặt bằng sản xuất cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ,
các doanh nghiệp làng nghề và giải quyết được nhiều việc làm cho người lao động tại khu vực nông
thôn.
Developing industrial clusters in Hanoi is one of the important solutions to promote industrial
production and economic development in the city. Over twenty years of establishment and
development, industrial clusters in Hanoi have contributed to the growth of industrial production,
GDP growth, created production ground for small and medium enterprises, craft village enterprises
and create many jobs for workers in rural areas.
KEYWORDS: Phát triển, quy hoạch, cụm công nghiệp, Hà Nội (developing, planning, industrial
clusters, Hanoi)

ĐẶT VẤN ĐỀ

Quy hoạch và phát triển các cụm công nghiệp trên địa bàn Thành phố Hà Nội có một quãng
thời gian tương đối dài. Trong quãng thời gian đó, các cụm công nghiệp có nhiều biến động lớn do
đặc điểm biến động địa lý và các đặc thù về phê duyệt, triển khai giải phóng mặt bằng. Tính đến thời
điểm hiện nay 6/2022, Hà Nội đang có 70 cụm công nghiệp đang hoạt động với tổng diện tích gần
1400ha. Các cụm công nghiệp tại Hà Nội đã đóng góp cho ngân sách hang năm hàng chục tỷ đồng
với hơn 1.000 DN đã sản xuất, kinh doanh. Tuy nhiên, trải qua các gia đoạn hình thành và phát triển
thì hiện nay mới có khoảng 16 CCN phát triển tương đối hoàn thiện, cơ bản đáp ứng yêu cầu của
Nghị định số 68/2017/NĐ-CP ngày 25/5/2017 của Chính phủ về quản lý, phát triển CCN, trong khi hơn
50 CCN khác việc đồng bộ hạ tầng, hệ thống xử lý nước thải, phòng cháy, chữa cháy, cây xanh…
vẫn cần phải hoàn thiện thêm trong tương lai. [1]

CÁC KHÁI NIỆM

Tại Việt Nam và Hà Nội, các khái niệm liên quan đến cụm công nghiệp được quy định theo
các nghị định, quyết định của Thủ tướng Chính phủ và UBND Thành phố Hà Nội, cụ thể như sau:
Theo Nghị định số 68/2017/NĐ-CP ngày 25/5/2017 của Thủ tướng Chính phủ, thì cụm công
nghiệp đã có riêng định nghĩa cho cụm công nghiệp và cụm công nghiệp làng nghề :
“Cụm công nghiệp là nơi sản xuất, thực hiện các dịch vụ cho sản xuất công nghiệp, tiểu thủ
công nghiệp, có ranh giới địa lý xác định, không có dân cư sinh sống, được đầu tư xây dựng nhằm
thu hút, di dời các doanh nghiệp nhỏ và vừa, hợp tác xã, tổ hợp tác vào đầu tư sản xuất kinh doanh.
Cụm công nghiệp có quy mô diện tích không vượt quá 75 ha và không dưới 10 ha. Riêng đối với cụm
công nghiệp ở các huyện miền núi và cụm công nghiệp làng nghề có quy mô diện tích không vượt
quá 75 ha và không dưới 5 ha”. [2]
“Cụm công nghiệp làng nghề là cụm công nghiệp phục vụ di dời, mở rộng sản xuất kinh
doanh của các doanh nghiệp nhỏ và vừa, hợp tác xã, tổ hợp tác, cơ sở sản xuất hộ gia đình, cá nhân

1
HỘI THẢO CHUYÊN NGÀNH LẦN 1 2022
CHÀO MỪNG KỶ NIỆM 55 NĂM THÀNH LẬP KHOA KIẾN TRÚC VÀ QUY HOẠCH – TRƯỜNG ĐHXD HÀ NỘI

trong làng nghề nhằm khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường, phát triển nghề, làng nghề ở địa
phương”.[2]

Theo Quyết định số 43/2013/QĐ-UBND ngày 14/10/2013 của UBND Thành phố Hà Nội, cụm
công nghiệp được quy định chung cho cả cụm công nghiệp và cụm công nghiệp tiểu thủ công
nghiệp (thay cho khái niệm cụm công nghiệp làng nghề theo Quyết định 44/2010/QĐ-UBND), cụ thể
như sau:
“Cụm công nghiệp (bao gồm cụm công nghiệp, cụm tiểu thủ công nghiệp) là khu vực tập
trung các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, cơ sở dịch vụ phục vụ
sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp; có ranh giới địa lý xác định, có hàng rào tách biệt, không
có dân cư sinh sống; có hệ thống kết cấu hạ tầng kỹ thuật chung được xây dựng đồng bộ, đảm bảo
đầy đủ các điều kiện để sản xuất kinh doanh thuận lợi, an toàn và bền vững; do Ủy ban nhân dân
thành phố Hà Nội quyết định thành lập. Cụm công nghiệp có quy mô tối đa không quá 50ha (trường
hợp mở rộng tối đa không quá 75ha)”. [3]

CÁC GIAI ĐOẠN PHÁT TRIỂN CỤM CÔNG NGHIỆP TẠI THÀNH PHỐ HÀ NỘI

Bối cảnh ra đời của các cụm công nghiệp đầu tiên tại Việt Nam nói chung và tại Hà Nội nói
riêng xuất phát từ chủ trương phát triển công nghiệp sau thời kỳ Đổi mới, và tiếp đó là định hướng
phát triển các cụm công nghiệp tiểu thủ công nghiệp theo quy mô nhỏ theo Quyết định số
41/132/2000/QĐ - TTg ngày 24/11/2000 về một số chính sách khuyến khích phát triển ngành nghề
nông thôn. Tại Điều 11, khoản 4, mục b của Quyết định số41/132/2000/QĐ, phát triển cụm công
nghiệp được quy định: “Xây dựng kết cấu hạ tầng nông thôn phục vụ cho phát triển làng nghề,
ngành nghề nông thôn; chỉ đạo huyện, xã xây dựng các cụm tiểu, thủ công nghiệp quy mô nhỏ để
tạo mặt bằng cho các cơ sở ngành nghề nông thôn phát triển” [4] Quá trình phát triển các cụm
công nghiệp tại Hà Nội cũng có nhiều biến động về số lượng trước và sau giai đoạn thay đổi địa giới
hành chính của Hà Nội vào năm 2008.
Giai đoạn trước khi thay đổi địa giới hành chính Hà Nội (trước năm 2008), vào trước năm
2000, Hà Nội đã tiến hành thí điểm quy hoạch và phát triển 02 cụm công nghiệp tại huyện Thanh Trì
và Gia Lâm là Cụm công nghiệp Vĩnh Tuy (12,1 ha) và Cụm công nghiệp Phú Thị (14,8 ha). Tiếp sau
đó, Hà Nội đã tiếp tục phát triển thêm 10 Cụm công nghiệp thuộc các quận huyện tại Hà Nội. Như
vậy giai đoạn này Hà Nội có tổng cộng 12 cụm công nghiệp với diện tích là 302 ha [5]

Hình 1: Bản đồ CCN vừa và nhỏ Từ Liêm, Từ Liêm, Hà Nội (Nguồn: bmktcn.com)

2
HỘI THẢO CHUYÊN NGÀNH LẦN 1 2022
CHÀO MỪNG KỶ NIỆM 55 NĂM THÀNH LẬP KHOA KIẾN TRÚC VÀ QUY HOẠCH – TRƯỜNG ĐHXD HÀ NỘI

Cùng thời điểm đó, Tỉnh Hà Tây (nay thuộc Hà Nội) đã và đang triển khai 29 Cụm công nghiệp
với tổng diện tích 986,1 ha theo quyết định số 255/2005/QĐ-UB ngày 10/3/2005 của UBND tỉnh Hà
Tây. [6] Như vậy giai đoạn trước 2008, tổng cộng tại khu vực Hà Nội và Hà Tây cũ có 41 Cụm công
nghiệp.

Các CCN Hà Nội cũ trước năm 2008 Các CCN Hà Tây cũ trước năm 2008
Ứng Hòa

Cầu Giấy Thanh Oai


Sóc Sơn Sơn Tây
Đông Anh
Phúc Thọ
Thanh Trì
Mỹ Đức
Từ Liêm
Gia Lâm Hà Đông

Hai Bà Trưng Ba Vì

0 2 4 0 2 4 6 8

Hình 2: Các CCN trên địa bàn Hà Nội và Hà Tây cũ (nay thuộc Hà Nội) trước năm 2008
(Nguồn: Nguyễn Thị Vân Hương tổng hợp, 2022)

Giai đoạn sau khi thay đổi địa giới hành chính Hà Nội (sau năm 2008): Ngày 29/5/2008, Quốc
hội ban hành Nghị quyết số 15/2008/QH12 về việc điều chỉnh địa giới hành chính Thành phố Hà Nội
và các tỉnh liên quan bao gồm tỉnh Hà Tây, huyện Mê Linh (Vĩnh Phúc) và 4 xã Đông Xuân, Tiến Xuân,
Yên Bình, Yên Trung thuộc huyện Lương Sơn, tỉnh Hòa Bình sáp nhập vào Thủ đô Hà Nội. Sau khi
thay đổi địa giới hành chính, số lượng và quy mô các cụm công nghiệp bao gồm cụm công nghiệp
và cụm công nghiệp làng nghề tại Hà Nội đã tăng vọt, có nhiều thay đổi lớn do việc sát nhập, đặc
biệt là các cụm công nghiệp tại Hà Tây vào Hà Nội.

Hình 3: Bản đồ CCN Hà Bình Phương, Thường Tín, Hà Nội


(Nguồn: trang web công ty DIA, https://dia.com.vn/)

3
HỘI THẢO CHUYÊN NGÀNH LẦN 1 2022
CHÀO MỪNG KỶ NIỆM 55 NĂM THÀNH LẬP KHOA KIẾN TRÚC VÀ QUY HOẠCH – TRƯỜNG ĐHXD HÀ NỘI

Giai đoạn sau sát nhập từ năm 2010 đến năm 2012 quy hoạch và triển khai các cụm công
nghiệp tại Hà Nội còn nhiều bất cập. Các cụm công nghiệp được quy hoạch với số lượng lớn ồ ạt tại
thời điểm chưa sáp nhật ở tỉnh Hà Tây cũ và Hà Nội tạo nên một số lượng lớn nhưng tình hình triển
khai, phê duyệt, giải phóng mặt bằng không đáp ứng được yêu cầu phát triển. Cho đến năm 2012,
có 219 cụm công nghiệp theo quy hoạch, trong đó có 89 cụm công nghiệp đã và đang triển khai và
có đến 130 cụm công nghiệp chưa triển khai.

Các CCN Hà Tây (cũ) sát nhập Hà Nội Các CCN Hà Nội Hà Nội năm 2012
năm 2010

Phú Xuyên Phú Xuyên


Mỹ Đức Thanh Trì
Ba Vì Mỹ Đức
Thường Tín Thanh Oai
Thạch Thất
Đan Phượng
Đan Phượng
Phúc Thọ
Ba Vì
Thanh Oai
Ứng Hòa
Ứng Hoà Hoài Đức
Chương Mỹ Phúc Thọ
Thạch Thất Quốc Oai
Quốc Oai Thường Tín
Hoài Đức Sóc Sơn
Thị xã Sơn Tây Đông Anh
Gia Lâm
0 5 10 15 Từ Liêm (cũ)
Hà Đông
Cầu Giấy
Hoàng Mai
0 5 10 15 20 25 30

CCN chưa CCN đang CCN theo


triển khai triển khai quy hoạch

Hình 4: Tình hình biến động các CCN trên địa bàn Hà Nội từ năm 2010 đến 2012
(Nguồn: Nguyễn Thị Vân Hương tổng hợp, 2022)

Sau giai đoạn này, từ năm 2013 đến 2016, một số cụm công nghiệp trước đó được mở rộng
thành các Khu công nghiệp, một số nằm trong khu vực đô thị hóa của Hà Nội nên số lượng cụm
công nghiệp cũng nhiều biến động. Một số cụm công nghiệp trở thành khu vực nội thành Hà Nội
đã đươc chuyển đổi chức năng từ công nghiệp sang thương mại và dịch vụ. Cụm công nghiệp Vĩnh
Tuy là một trong những cụm công nghiệp được chuyển đổi thành Khu công nghiệp (KCN Hoàng
Mai) và đến năm 2014 đã chuyển đổi chức năng sử dụng đất. Theo Quyết định số 9016/QĐ-UBND,
ngày 26/12/2013 của UBND quận Hoàng Mai, cụm công nghiệp VĩnhTuy được phê duyệt chuyển đổi
quy hoạch chuyển thành Khu văn phòng, trưng bày và giới thiệu sản phẩm, trung tâm thương mại,
tài chính, ngân hàng, công nghệ thông tin, bãi đỗ xe. [7] Một số cụm công nghiệp thay đổi mục đích
sử dụng đất một cách tự phát như Cụm công nghiệp (CCN) Tiền Phong (Phú Xuyên, Hà Nội). Cụm
công nghiệp này được quy hoạch và thành lập để phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp với
làng nghề chính sản xuất chăn - ga - gối đệm, tuy nhiên trong những năm gần đây, các hộ kinh doanh
đã tự ý chuyển đổi xây dựng sai với mục đích quy hoạch ban đầu, xây dựng nhà ở ngay trong cụm
công nghiệp. [8]

4
HỘI THẢO CHUYÊN NGÀNH LẦN 1 2022
CHÀO MỪNG KỶ NIỆM 55 NĂM THÀNH LẬP KHOA KIẾN TRÚC VÀ QUY HOẠCH – TRƯỜNG ĐHXD HÀ NỘI

Hình 5: Nguyên nhân biến động các CCN trên địa bàn Hà Nội từ năm 2013 -2016
(Nguồn: Nguyễn Thị Vân Hương sưu tầm và tổng hợp, 2022)

Từ năm 2017 - 2020, Hà Nội đã quyết liệt chỉ đạo và xác định các hướng phát triển cho các
cụm công nghiệp với việc quyết định thành lập thêm 43 CCN. Tuy vậy, việc triển khai và tiến độ xây
dựng các cụm công nghiệp chưa được như mong đợi, còn rất chậm so với tiến độ đề ra. UBND Hà
Nội đã chỉ đạo quyết liệt nhằm thúc đẩy, tháo gỡ vướng mắc để xây dựng hạ tầng 43 khu công
nghiệp. Tính đến tháng 3/2022, Hà Nội đã xây dựng hoàn thành 2 cụm công nghiệp tại Phú Xuyên và
đang quyết tâm xây dựng hạ tầng kỹ thuật của 41 cụm công nghiệp còn lại trong năm 2022, trong
đó có 10 cụm công nghiệp đã hoàn thành giải phóng mặt bằng và đang tổ chức thẩm định xin giao
đất, cho thuê đất. [9]

Ngày 14/3/2018, UBND Thành phố Hà Nội đã phê duyệt Quyết định số 1292/QĐ- UBND về việc
phát triển cụm công nghiệp Thành phố Hà Nội đến năm 2020, có xét đến năm 2030. Theo Quyết
định này, tổng hợp quy hoạch đến năm 2020 có 138 cụm công nghiệp với tổng diện tích là 2622,91
ha, đến năm 2030 có 159 CCN với tổng diện tích 3204,31 ha. [10]

Hình 6: CCN trên địa bàn Hà Nội từ trước và sau giai đoạn thay đổi địa giới hành chính [10]
(Nguồn: Nguyễn Thị Vân Hương tổng hợp, 2022)

CÁC ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN CỤM CÔNG NGHIỆP HÀ NỘI TRONG TƯƠNG LAI

Theo Quyết định số 1292/QĐ- UBND về việc phát triển cụm công nghiệp Thành phố Hà Nội
đến năm 2020, có xét đến năm 2030, Quy hoạch và xây dựng các cụm công nghiệp là một bộ phận
quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội Thủ đô được thực hiện trong mối quan hệ
hữu cơ với Vùng, với cả nước tạo sự phân công, hợp tác trong cơ cấu thống nhất, phù hợp với: Quy
hoạch chung xây dựng Thủ đô, Quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn thành phố Hà Nội
giai đoạn đến năm 2020, định hướng đến năm 2030; Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội thành phố

5
HỘI THẢO CHUYÊN NGÀNH LẦN 1 2022
CHÀO MỪNG KỶ NIỆM 55 NĂM THÀNH LẬP KHOA KIẾN TRÚC VÀ QUY HOẠCH – TRƯỜNG ĐHXD HÀ NỘI

Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050; Quy hoạch phát triển công nghiệp của thành phố
đến năm 2020.

Đối với định hướng phát triển không gian, Hà Nội đã định hướng hành lang công nghiệp
của Hà Nội ưu tiên bố trí các doanh nghiệp công nghiệp sản xuất sản phẩm có giá trị gia tăng cao,
phát triển dọc theo các tuyến quốc lộ 1A, quốc lộ 21, quốc lộ 3, quốc lộ 5, quốc lộ 32...

Hình 7: Định hướng phát triển CCN trên địa bàn Hà Nội đến năm 2030 [10]
(Nguồn: Nguyễn Thị Vân Hương tổng hợp, 2022)

Đối với định hướng phát triển các ngành công nghiệp, Hà Nội xác định phát triển công
nghiệp hiện đại, có sức cạnh tranh cao, giảm thiểu gây ô nhiễm môi trường, phát triển công nghiệp
có chọn lọc, đột phá vào những ngành, sản phẩm sử dụng công nghệ hiện đại, kỹ thuật tiên tiến, có
hàm lượng chất xám cao: phát triển công nghiệp công nghệ cao, công nghệ sinh học; công nghệ
thông tin; công nghệ mới; công nghiệp hỗ trợ; các lĩnh vực sản xuất, dịch vụ ít gây ô nhiễm môi
trường..;

Đối với loại hình cụm công nghiệp, Hà Nội dự kiến tập trung phát triển một số cụm công
nghiệp chuyên ngành như công nghệ cao, sinh học, công nghệ thông tin... và cụm công nghiệp làng
nghề. [10]

KẾT LUẬN

Các cụm công nghiệp tại Hà Nội đã có giai đoạn phát triển rất dài với nhiều giai đoạn thăng
trầm. Sau một thời gian với nhiều khó khăn thách thức, thành phố Hà Nội đã điều chỉnh và đưa ra
định hướng phát triển cụm công nghiệp tại Hà Nội đến năm 2030 theo hướng bền vững, các ngành
công nghiệp với công nghệ cao và sạch hơn, gắn sản xuất với thị trường, vùng nguyên liệu, lao
động, giải quyết vấn đề ô nhiễm môi trường góp phần thực hiện mục tiêu phát triển kinh tế- xã hội
của Thành phố. Đồng thời, mục tiêu hướng tới trong tương lai là các cụm công nghiệp tại Hà Nội
sẽ đáp ứng sự đồng bộ hạ tầng, hệ thống xử lý nước thải, phòng cháy, chữa cháy, cây xanh phù
hợp với Nghị định số 68/2017/NĐ-CP ngày 25/5/2017 của Chính phủ về quản lý, phát triển CCN.

LỜI CẢM ƠN

Tác giả chân thành cảm ơn sự hỗ trợ tài chính của Trường Đại học Xây dựng cho đề tài
“Nghiên cứu đánh giá tổng quan về cụm công nghiệp thông minh”, mã số 02-2022/KHXD.

6
View publication stats

HỘI THẢO CHUYÊN NGÀNH LẦN 1 2022


CHÀO MỪNG KỶ NIỆM 55 NĂM THÀNH LẬP KHOA KIẾN TRÚC VÀ QUY HOẠCH – TRƯỜNG ĐHXD HÀ NỘI

TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1] “Đẩy mạnh đầu tư, xây dựng các cụm công nghiệp”, 2021. http://www.hanoimoi.com.vn/ban-
in/Doi-thoai/996672/day-manh-dau-tu-xay-dung-cac-cum-cong-nghiep

[2] Chính phủ (2017). Nghị định số 68/2017/NĐ-CP về quản lý, phát triển cụm công nghiệp

[3] Ủy ban nhân dân Thành phố Hà Nội (2013). Quyết định số 43/2013/QĐ-UBND ngày 14/10/2013 về
việc ban hành Quy chế phối hợp quản lý Nhà nước đối với cụm công nghiệp trên địa bàn Thành phố
Hà Nội.

[4] Chính phủ (2000). Quyết định số 41/132/2000/QĐ - TTg ngày 24/11/2000 về một số chính sách
khuyến khích phát triển ngành nghề nông thôn.

[5] Nguyễn Thị Thu Huyền, 2016, “Quản lý nhà nước đối với cụm công nghiệp từ thực tiễn Thành
phố Hà Nội”, Luận văn Thạc sỹ.

[6] UBND Tỉnh Hà Tây. Quyết định số 255/2005/QĐ-UB ngày 10/3/2005

[7] UBND quận Hoàng Mai (2013). Quyết định số 9016/QĐ-UBND, ngày 26/12/2013

[8] “Cụm công nghiệp Tiền Phong đang tồn tại nhiều bất cập”, 2018,
https://www.moitruongvadothi.vn/cum-cong-nghiep-tien-phong-dang-ton-tai-nhieu-bat-cap-
a34653.html

[9] “ Vì sao Hà Nội quyết tâm xây dựng hạ tầng kỹ thuật 41 cụm công nghiệp trong năm nay?”, 2021,
https://vneconomy.vn/vi-sao-ha-noi-quyet-tam-xay-dung-ha-tang-ky-thuat-41-cum-cong-nghiep-
trong-nam-nay.htm

[10] Ủy ban nhân dân Thành phố Hà Nội (2018). Quyết định số 1292/QĐ- UBND về việc phát triển
cụm công nghiệp Thành phố Hà Nội đến năm 2020, có xét đến năm 2030

You might also like