QLXH1113 - Khu Vuc Cong Va Quan Ly Cong - 2 Tin Chi

You might also like

Download as doc, pdf, or txt
Download as doc, pdf, or txt
You are on page 1of 7

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

TRƯỜNG ĐH KINH TẾ QUỐC DÂN Độc lập – Tự do – Hạnh phúc


------------------- -----------------------------------

ĐỀ CƯƠNG CHI TIẾT HỌC PHẦN

TRÌNH ĐỘ ĐÀO TẠO: ĐẠI HỌC LOẠI HÌNH ĐÀO TẠO: CHÍNH QUY

1. TÊN HỌC PHẦN:


Tiếng Việt: Khu vực công và Quản lý công
Tiếng Anh: Introduction to Public Sector and Public Management
Mã học phần: QLXH1103 Số tín chỉ: 2
2. BỘ MÔN PHỤ TRÁCH GIẢNG DẠY: Quản lý xã hội
3. ĐIỀU KIỆN HỌC TRƯỚC: Quản lý học 1
4. MÔ TẢ HỌC PHẦN:
Học phần “Khu vực công và Quản lý công” được thiết kế nhằm cung cấp cho sinh viên
kiến thức có hệ thống về khu vực công và quản lý công, cụ thể là:
- Những kiến thức cơ bản về khu vực công, cơ cấu khu vực công; quản lý công, đặc
trưng, vai trò, mục tiêu, nội dung quản lý công của Nhà nước; những vấn đề của quản lý
công trong điều kiện hội nhập toàn cầu;
- Các nguyên tắc quản lý công và các chức năng quản lý công của nhà nước;
- Các công cụ và phương pháp quản lý công chủ yếu của nhà nước;
5. MỤC TIÊU HỌC PHẦN:
Trang bị cho sinh viên các kiến thức cơ bản, có hệ thống về khu vực công và quản lý
công. Sau khi học xong học phần này, sinh viên sẽ có được cách nhìn mang tính hệ thống về
khu vực công và quản lý công; nắm được những nội dung cơ bản của hoạt động quản lý
công: cơ cấu khu vực công, thực chất và bản chất quản lý công, nguyên tắc, chức năng,
phương pháp và công cụ quản lý công của nhà nước. Đồng thời sinh viên cũng sẽ có khả
năng nhận biết được các hoạt động của khu vực công của nhà nước, các chức năng và
phương pháp mà Nhà nước sử dụng trong quản lý công.

1
6. NỘI DUNG HỌC PHẦN:
PHÂN BỔ THỜI GIAN
Học phần “Khu vực công và Quản lý công” được giảng dạy trong phạm vi 30 tiết lên
lớp, bao gồm 20 tiết lý thuyết và 10 tiết thảo luận, bài tập với các nội dung sau:

Tổng số Trong đó Ghi


tiết chú
STT Nội dung
Lý Bài tập, thảo
thuyết luận, kiểm tra

1 Chương I. Tổng quan về khu vực 6 4 2


công và quản lý công

2 Chương II. Nguyên tắc quản lý 6 4 2


công của Nhà nước

3 Chương III. Chức năng quản lý 6 4 2


công của Nhà nước

4 Chương IV. Các công cụ quản lý 6 4 2


công chủ yếu của nhà nước

5 Chương V. Phương pháp và hình 6 4 2


thức quản lý công của Nhà nước

Cộng 30 20 10

CHƯƠNG I - TỔNG QUAN VỀ KHU VỰC CÔNG VÀ QUẢN LÝ CÔNG


Sau khi học xong chương này, sinh viên sẽ hiểu thế nào là khu vực công và cơ cấu của
khu vực công; nắm được khái niệm, đặc trưng, vai trò, mục tiêu và nội dung của quản lý
công, từ đó phân biệt được sự khác nhau và giống nhau giữa quản lý công của nhà nước và
quản lý một tổ chức.
1.1. Khu vực công
1.1.1. Khái niệm khu vực công
1.1.2. Cơ cấu khu vực công
2
1.2. Quản lý công
1.2.1. Khái niệm và đặc trưng của quản lý công
1.2.2. Vai trò quản lý công của nhà nước
1.2.3. Mục tiêu quản lý công của nhà nước
1.2.4. Nội dung quản lý công của Nhà nước
1.3. Quản lý công trong điều kiện hội nhập toàn cầu
Tài liệu tham khảo của chương:
1. Đỗ Thị Hải Hà (2016), Bài giảng Khu vực công và Quản lý công, chương 1,
chương 2, chương 3.

CHƯƠNG II - NGUYÊN TẮC QUẢN LÝ CÔNG CỦA NHÀ NƯỚC


Chương này giới thiệu cho sinh viên các nguyên tắc mà Nhà nước phải tuân thủ trong
quá trình quản lý khu vực công cũng như các mô hình tổ chức việc cung ứng DVC và
HHCC của Nhà nước.
2.1. Khái niệm nguyên tắc quản lý công của Nhà nước
2.2. Các nguyên tắc quản lý công của Nhà nước
2.2.1. Nguyên tắc công bằng
2.2.2. Nguyên tắc ổn định
2.2.3. Nguyên tắc phi lợi nhuận
2.2.4. Nguyên tắc tiết kiệm, hiệu quả
2.2.5. Nguyên tắc pháp chế xã hội
2.2.6. Nguyên tắc công khai, minh bạch
2.2.7. Nguyên tắc phân cấp quản lý
Tài liệu tham khảo của chương:
1. Đỗ Thị Hải Hà (2016), Bài giảng Khu vực công và Quản lý công, chương 4.
2. Đỗ Hoàng Toàn & Mai Văn Bưu (2008), Quản lý nhà nước về kinh tế, Nxb Đại
học Kinh tế quốc dân, chương 2.

3
CHƯƠNG III - CHỨC NĂNG QUẢN LÝ CÔNG CỦA NHÀ NƯỚC
Chương này giới thiệu cho sinh viên các chức năng quản lý công của nhà nước phân
loại theo các tiêu chí khác nhau như theo thời gian, theo lĩnh vực tác động và theo giai đoạn
tác động.
3.1. Khái niệm và phân loại chức năng quản lý công của nhà nước
3.2. Chức năng quản lý công của nhà nước theo thời gian
3.2.1. Phân tích bài học từ quá khứ
3.2.2. Cung ứng tốt DVC và HHCC cho hiện tại
3.2.3. Chuẩn bị đáp ứng tốt nhu cầu DVC và HHCC trong tương lai
3.3. Chức năng quản lý công của nhà nước theo giai đoạn tác động
3.3.1. Hoạch định chính xác các loại DVC và HHCC mà Nhà nước phải cung ứng
cho xã hội
3.3.2. Hình thành quan điểm, nguyên tắc và mô hình cung ứng DVC và HHCC cho
xã hội
3.3.3. Xây dựng bộ máy quản lý cung ứng và tổ chức cung ứng DVC và HHCC cho
xã hội
3.3.4. Huy động nguồn lực, lựa chọn phương thức, phương pháp, chính sách cung
ứng DVC và HHCC cho xã hội
3.3.5. Giám sát, đánh giá kết quả và điều tiết việc cung ứng DVC và HHCC cho xã
hội
3.3.6. Đổi mới hoạt động cung ứng DVC và HHCC
Tài liệu tham khảo của chương:
1. Đỗ Thị Hải Hà (2016), Bài giảng Khu vực công và Quản lý công, chương 4.

CHƯƠNG IV - CÁC CÔNG CỤ QUẢN LÝ CÔNG CHỦ YẾU CỦA NHÀ NƯỚC
Trong chương này, sinh viên sẽ được làm quen với các công cụ quản lý công của nhà
nước, nắm được đặc điểm và nguyên tắc sử dụng các công cụ quản lý công của nhà nước.
4.1. Công cụ quản lý công của nhà nước
4.1.1. Khái niệm
4
4.1.2. Đặc điểm
4.1.3. Nguyên tắc sử dụng
4.2. Các công cụ quản lý công chủ yếu của Nhà nước
4.2.1. Thông tin trong quản lý công
4.2.2. Quyết định trọng quản lý công
4.2.3. Pháp luật
4.2.4. Bộ máy quản lý công
4.2.5. Các nguồn lực khác
4.2.6. Quan hệ đối ngoại trong quản lý công
4.2.7. Sự tham gia của xã hội
Tài liệu tham khảo của chương:
1. Đỗ Thị Hải Hà (2016), Bài giảng Khu vực công và Quản lý công, chương 6.
2. Laurence E. Lynn, Jr. (2006), Public Management: Old and New (Tài liệu dịch),
chương 6, chương 7.

CHƯƠNG V - PHƯƠNG PHÁP QUẢN LÝ CÔNG CỦA NHÀ NƯỚC


Trong chương này, sinh viên sẽ được làm quen với phương pháp quản lý công của Nhà
nước bao gồm: khái niệm, phân loại và căn cứ lựa chọn phương pháp quản lý công của Nhà
nước.
5.1. Khái niệm và đặc điểm phương pháp quản lý công của nhà nước
5.2. Căn cứ để lựa chọn phương pháp quản lý công của nhà nước
5.3. Các phương pháp quản lý công của nhà nước
Tài liệu tham khảo của chương:
1. Đỗ Thị Hải Hà (2016), Bài giảng Khu vực công và Quản lý công, chương 5.
2. Đỗ Hoàng Toàn & Mai Văn Bưu (2008), Quản lý nhà nước về kinh tế, Nxb Đại
học Kinh tế quốc dân, chương 3

7. GIÁO TRÌNH:
5
Đỗ Thị Hải Hà (2016), Bài giảng Khu vực công và Quản lý công (đã thẩm định và dự
kiến xuất bản vào 2019).

8. TÀI LIỆU THAM KHẢO


- Tài liệu tham khảo chính:
Laurence E. Lynn, Jr. (2006), Public Management: Old and New (Tài liệu dịch của
Khoa), Routledge Taylor & Francis Group, New York.
- Tài liệu tham khảo khác:
Đỗ Hoàng Toàn & Mai Văn Bưu (2008), Quản lý nhà nước về kinh tế, Nxb Đại học
Kinh tế quốc dân.
1. Laurence E. Lynn, Jr. (2006), Public Management: Old and New (Tài liệu dịch của
Khoa), Routledge Taylor & Francis Group, New York.
2. Đỗ Hoàng Toàn & Mai Văn Bưu (2008), Quản lý nhà nước về kinh tế, Nxb Đại học
Kinh tế quốc dân.

9. PHƯƠNG PHÁP ĐÁNH GIÁ HỌC PHẦN:


 Điểm kiểm tra cá nhân sẽ được đánh giá dựa trên bài thuyết trình của nhóm, bài tập
cá nhân, và sự tham gia đóng góp thảo luận trên lớp.
 Điều kiện dự thi kết thúc học phần:
- Tham gia thảo luận các bài tập tình huống
- Tham dự tối thiểu 80% các buổi học trên lớp
- Tham gia làm và thuyết trình bài tập nhóm
- Điểm kiểm tra cá nhân đạt tối thiểu 5
 Thi kết thúc học phần là thi tự luận và công thức tính điểm học phần như sau:
- Điểm chuyên cần: 10%
- Điểm kiểm tra: 20%
- Thi tự luận: 70%
10. GIẢNG VIÊN
6
- Họ và tên giảng viên phụ trách môn học: NCS. ThS. Nguyễn Mạnh Hùng
- Họ và tên giảng viên tham gia giảng dạy: PGS.TS Đỗ Thị Hải Hà, PGS.TS. Lê Thị Anh
Vân, PGS. TS. Mai Văn Bưu, ThS. Mạc Thị Hải Yến

Hà Nội, ngày 15 tháng 5 năm 2018


TRƯỞNG BỘ MÔN HIỆU TRƯỞNG

(Đã ký) (Đã ký)

TS. Bùi Thị Hồng Việt GS. TS. Trần Thọ Đạt

You might also like