Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 8

HỆ THỐNG

BỔ THỂ
MỤC TIÊU

1. Trình bày được khái niệm bổ thể. Kể được các con đường
hoạt hóa bổ thể.
2. Trình bày được tóm tắt hoạt hóa bổ thểtheocon đường cổ
điển.
3. Trình bày được chức năng sinh học của bổ thể.
NỘI DUNG
1. Đại cương:
1.1. Khái niệm: Bổ thể là hệ thống protein có sẵn trong huyết thanh,
có tác dụng làm tan vi khuẩn sau khi bị kháng thể làm ngưng kết. Bổ
thể được viết tắt là C’(complement - bổ sung ).
Đặc điểm của bổ thể:
- Không bền với nhiệt, mất tác dụng sinh học ở 560C.
- Hoạt động không đặc hiệu loài, xếp vào MD không đặc hiệu.
- Là hệ thống gồm hơn 20 thành phần, chủ yếu là protein.
- Tồn tại ở dạng tiền enzym, hoạt hóa theo dây chuyền. Khi 1 thành
phần của C’ trước được hoạt hóa sẽ trở thành enzym hoạt hóa thành
phần tiếp theo, cứ như thế cho đến thành phần cuối cùng).
- Các thành phần của bổ thể ký hiệu là C có kèm theo một con số: C1,
C2, C3,….C9. Riêng C1 có 3 bán đơn vị: C1q, C1s, C1r.
- Khi hoạt hóa, C’ tách ra 2 mảnh được ký hiệu là a, b, VD: C3a, C3b.
1.2. Nơi sản xuất bổ thể: Gan sản xuất hầu hết C’ cho máu, trừ C1 (ở
mô tiêu hóa và tiết niệu).
2. Sự hoạt hóa bổ thể: Bổ thể được hoạt hóa theo các con đường:
- Con đường cổ điển
- Con đường không cổ điển: con đường cạnh và con đường lectin.
2.1. Hoạt hóa C’ theo con đường cổ điển:
* Tác nhân hoạt hóa:
- Phức hợp KN – KT: tác nhân phổ biến.
- Các phân tử IgG (IgG1, IgG2, IgG3),
IgM ở dạng vón tụ.
- Virus, thrombin, …
* Các bước hoạt hóa: Thường dùng phản
ứng gây tan huyết. Dùng HC cừu làm KN
(ký hiệu là E: Erythrocyte), KT chống HC cừu (ký hiệu là A: antibody)
- Đầu tiên phải có ph/hợp KN – KT bằng cách trộn KN E với KT A:
E +A EA (phức hợp KN – KT) và để lộ Fc để gắn C1q.
- Gắn C1: EA gắn với C1q EAC1q.
Sau đó EAC1q gắn C1r, C1s EAC1qrs ( là Protein: C1- esterase)
- Hoạt hóa C4,C2:
EAC1qrs + C4 EAC1,C4b + C4a
EAC1,C4b + C2 C2a + EAC1,C4b,C2b
(C3 - convertase: cắt C3).
- Hoạt hóa C3: EAC1,C4b,C2b + C3
EAC1,C4b,C2b,C3b + C3a
(C5 - convertase: cắt C5).
- Hoạt hóa C5:
EAC1,C4b,C2b,C3b + C5
EAC1,C4b,C2b,C3b,C5b + C5a
EAC1,C4b,C2b,C3b, C5b + C6-7- 8 - 9
Phức hợp tấn công màng (đục thủng màng t/bào)
CON ĐƯỜNG CỔ ĐIỂN CON ĐƯỜNG KHÔNG CỔ ĐIỂN

2.2. Hoạt hóa


bổ thể đường
cạnh: Đọc tài
Phức hợp
liệu [3] miễn dịch
Vi sinh
vật

2.3. Hoạt hóa


bổ thể đường
lectin: Đọc
tài liệu [3]

CON ĐƯỜNG CỔ ĐIỂN CON ĐƯỜNG KHÔNG CỔ ĐIỂN


C5 convertase C5 convertase
2.4. Sự hình thành phức hợp tấn công màng:
- Là quá trình tiếp nối chung cho cả 3 con đường hoạt hóa bổ thể.
- Bắt đầu từ C5 và kết thúc ở C9
- C5 - convertase cắt C5 C5a (ra môi trường)
C5b bám vào màng tế bào
- Tiếp đó, C6, C7, C8 tự động cùng gắn vào phức hợp (không bị cắt)
- Sau đó nhiều phân tử C9 được thu hút gắn thêm vào tạo lên ống
tròn cắm thủng màng tế bào gây thoát dịch và vỡ tế bào.
3. Vai trò sinh học của hoạt hóa bổ thể:
3.1. Ly giải (tan) tế bào mang KN: VK, tế bào nhiễm virus...
Nhờ sự hình thành phức hợp tấn công màng làm đục thủng tế
bào (vỡ hay ly giải tế bào mang KN).
3.2. Hình thành phản ứng viêm:
+ C3a, C5a hấp dẫn BC, gây giãn mạch, tăng tính thấm thành
mạch (giúp BC xuyên mạch, tạo dịch rỉ viêm), co cơ trơn khác.
+ C5a bám vào bạch cầu ái kiềm, tế bào mast gây giải phóng
histamin gây tăng tăng tình thấm thành mạch rất mạnh.
+ C3b hoạt hóa lympho B, lympho T, BC đoạn trung tính.
+ C1q có thụ thể trên tiểu cầu làm tăng đông máu ở ổ viêm.
3.3. Xử lý phức hợp MD:
Ph/hợp KN + KT + C’ giúp t/bào thực bào dễ bắt giữ, tiêu hủy.

You might also like