Nhóm 5

You might also like

Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 2

NGUYỄN NGỌC TƯỜNG VY NT21

NHÓM 5 : PHƯƠNG PHÁP PHÒNG NGỪA CHẤN THƯƠNG

1. Các biện pháp phòng ngừa chấn thương TDTT :

- Về mặt chủ quan :

+ Có ý thức giữ gìn vệ sinh tập luyện tuân theo những nguyên tắc tập luyện (tập từ
nhẹ đến nặng, từ dễ đến khó, tập đều đặn và có hệ thống, phù hợp với sức khoẻ người
tập).

+ Khởi động kỹ trước khi tập luyện.

+ Không chủ quan, mạo hiểm thực hiện động tác khi trình độ và kỹ thuật chưa đủ đáp
ứng với yêu cầu của môn tập.

+ Sau một thời gian ốm đau nghỉ tập thì phải tập luyện từ từ, nâng dần khối lượng.

- Về mặt khách quan :

+ Phải chú ý đến thiết bị dụng cụ sao cho bảo đảm được trật tự, kỷ luật. Trọng tài điều
khiển trận đấu phải có trình độ chuyên môn, phải công bằng.

+ Vận động viên phải có đạo đức tốt, tôn trọng luật lệ, không chơi xấu gây tổn thương
cho đối phương.

2. Sơ cứu chấn thương TDTT :

Trước hết phải biết nạn nhân thuộc loại thương tích gì. Qua đó có thể biết được những
nguy cơ đang đe dọa người bị nạn để xác định cách sơ cứu, không nên vội vàng kéo
hai tay nạn nhân để làm vài động tác hô hấp nhân tạo hoặc nắn kéo thô bạo những chỗ
bị thương, hoặc bế xốc khiêng nạn nhân đi xa mà không bất động nơi bị thương.
Thường người ta chỉ chú ý vận chuyển nhanh mà không chú ý vận chuyển tốt an toàn
có thể gây ra hậu quả đáng tiếc.

3. Sơ cứu các vết thương trong vận động :


Trong vận động vết thương chảy máu thường nhẹ nên để cầm máu chỉ cần băng ép
bằng băng sạch là đủ.

Garô cầm máu (chú ý khi quấn Garô cần phải lới Garô thường xuyên).

4. Nhiễm trùng :

Các vết thương trong vận động ít có dập nát lớn, nhưng vẫn có nguy cơ nhiễm trùng
do đất cát ở sân bãi, bùn ở hồ bơi, quần áo thi đấu, tay bẩn sờ vào.

Do vậy khi sơ cứu phải chú ý: Chỉ quan sát bằng mắt để nhận định tình hình vết
thương, không chạm tay bẩn hay dụng cụ gì vào trừ dụng cụ đã được vô trùng.

5. Xử lý vết thương :

Dù vết thương dính đất cát, khi rửa cũng không để nước chảy vào vết thương, chỉ nên
tẩm cồn vào bông lau từ mép vết thương ra phía ngoài, khi sạch thì bôi cồn, iốt lên da
xung quanh vết thương.

Không bôi iốt lên trên vết thương gây đau nhiều và hủy hoại tổ chức, ở vết thương
nhỏ nông chỉ cần bôi thuốc sát trùng lên, sau đó đặt gạc sạch và băng dính lại.

Đối với các vết thương sâu hơn, sau khi băng có thể dùng thuốc kháng sinh 3 – 4
ngày.

Chấn thương không bị rách da, những tổn thương ở các phần mềm như bầm tím tụ
máu. Nên chường lạnh, ngâm nước lạnh để bớt chảy máu (48 giờ). Hôm sau khi vết
máu tụ không lan rộng ra nữa thì chườm nóng và xoa bóp nhẹ sẽ làm máu tụ chóng
tan.

Chấn thương mạnh vùng đầu, bụng nên mang ngay đi bệnh viện (bị ở vùng đầu trước
đó nên bất động).

You might also like