Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 3

Bài Tập

1/ Công Ty Thức Ăn Gia Súc Cargill có nhập khẩu một lô hàng 5000 tấn bã đậu nành từ
Argentina về Việt Nam, với giá CFR, trị giá lô hàng là 2.400.000 usd , mua bảo hiểm tại Bảo
Việt , điều kiện bảo hiểm là I.C.C : “C + thiếu hụt trọng lượng” , với tỷ lệ phí 0.5% và mức miễn
thường là 0.5%. Khi hàng về tới cảng TP.HCM , Bảo Việt thuê Công ty giám định Vinacontrol
ra đo mớn nước để xác định trọng lượng của lô hàng . Kết quả là lô hàng thiếu 60 tấn. Trong quá
trình dỡ hàng lô hàng bị mưa làm ướt 15 tấn và giám định đã xác định tỷ lệ giảm giá trị thương
mại cho hàng bị ướt là 20% . Được biết khách hàng thường mua bảo hiểm 110% giá CIF.
Hãy tính phí bảo hiểm cho lô hàng và xác định trách nhiệm của bảo hiểm trong trường hợp
trên

2/ Tàu Lotus chở lúa Mỳ và Bắp đang trên đường từ Thailand về Việt Nam thì bị mắc cạn do
thời tiết xấu . Để làm nổi tàu Thuyền trưởng ra lệnh dỡ hàng bớt qua sà lan và thuê tàu kéo để
kéo tàu ra khỏi vùng mắc cạn, kết quả là tàu nổi và ra khỏi vùng mắc cạn và được đưa tới cảng
an toàn gần nhất , tại đây Thuyền Trưởng tuyên bố tổn thất chung (TTC) và yêu cầu các chủ tàu
đóng góp. Được biết :
1. Tổn thất và chi phí của chủ tàu :
- Tổn thất của vỏ tàu do mắc cạn : 240.000 usd
- Tiền thuê sà lan dỡ hàng bắt buộc và xếp trở lại tàu : 48.000usd
- Tiền thuê tàu kéo cứu hộ : 60.000 usd
2. Tổn thất của chủ hàng :
- Hàng lúa mỳ bị tổn thất do mắc cạn : 96.000usd
- Hàng bắp bị tổn thất do dỡ hàng qua sà lan : 7200 usd
3. Giá trị đến bến của tàu đến bến trong trạng thái tổn thất : 4.320.000uds
4. Giá trị đến bến của hàng đến bến trong trạng thái tổn thất : Lúa Mỳ : 832.800usd
và Bắp : 600.000usd
5. Hàng lúa mỳ bảo hiểm tại Dầu Khí PVI với điều kiện A và mua đúng giá trị.
6. Hàng bắp bảo hiểm bởi Bảo Minh với điều kiện C và mua bảo hiểm đưới giá trị (60%).

3/ Công Ty Thép Việt Đức mua bảo hiểm cho lô hàng 3000 tấn thép cuộn theo điều kiện bảo
hiểm là “C + Thiếu Nguyên Kiện”, với tỷ lệ phí 0.07%. Được biết giá của lô hàng là CFR =
450 usd/tấn (giá trong invoice). Công ty Thép Việt Đức thường mua bảo hiểm 110% giá
Invoice . Khi lô hàng về cảng Sài Gòn , Công Ty Thép Việt Đức ra nhận hàng thì phát hiện
lô hàng bị rỉ sét khá nặng do nước biển tràn vào hầm hàng . Công ty Giám định đã đánh giá
tỷ lệ giảm giá trị thương mại cho cả lô hàng là 30%. Công ty Thép Việt Đức đã yêu cầu Công
Ty bảo hiểm bồi thường cho họ hàng bị tổn thất .

Tính phí bảo hiểm mà Công ty Thép Việt Đức phải trả cho Công Ty bảo hiểm và xác định trách
nhiệm của bảo hiểm trong trường hợp trên
4/ Tàu Cửu Long chở hàng 1500 tấn Thép cuộn và 3000 tấn Bã Đậu Nành đang trên đường từ
Indonesia về Việt Nam thì bị mắc cạn do thời tiết xấu , công tác cứu hộ được thực hiện với các
biện pháp :
- Thuê sà lan để dỡ hàng bắt buộc
- Thuê tàu kéo
 Kết quả : tàu nổi và ra khỏi vùng mắc cạn và được đưa tới cảng an toàn gần nhất , tại
đây Thuyền Trưởng tuyên bố tổn thất chung (TTC) và yêu cầu các bên đóng góp .
 Yêu cầu phân bổ TTC và xác định số tiền bồi thường của hàng hóa cho 2 chủ hàng ?
được biết :

1. Tổn thất và chi phí của chủ tàu :


- Tổn thất của vỏ tàu do mắc cạn : 100.000 usd
- Tiền thuê sà lan dỡ hàng bắt buộc và xếp trở lại tàu : 20.000usd
- Tiền thuê tàu kéo cứu hộ : 25.000 usd
2. Tổn thất của chủ hàng :
- Hàng Bã đậu nành bị tổn thất do mắc cạn : 40.000usd
- Hàng Thép cuộn bị tổn thất do dỡ hàng qua sà lan : 3000 usd
3. Giá trị đến bến của tàu đến bến trong trạng thái tổn thất : 1.800.000usd
4. Giá trị đến bến của hàng đến bến trong trạng thái tổn thất : Bã đậu nành :
250.000usd và Thép cuộn: 347.000usd
5. Hàng thép cuộn bảo hiểm tại Cty Bảo Hiểm Pjico với điều kiện A và mua đúng giá trị.
6. Hàng Bã đậu nành bảo hiểm bởi Bảo Việt với điều kiện C và mua bảo hiểm đưới giá trị
(80%).

5/ Công Ty Thép Việt Nam mua bảo hiểm cho lô hàng 5000 tấn thép cuộn xếp trong hầm tàu
theo điều kiện bảo hiểm “A”, với tỷ lệ phí 0.16%. Được biết giá của lô hàng là CFR = 320
usd/tấn (giá trong invoice). Công ty Thép Việt Nam mua bảo hiểm tổng giá trị 110% CFR . Khi
lô hàng về cảng Hải Phòng , Công Ty Thép Việt Nam ra nhận hàng thì phát hiện lô hàng bị
thiếu 2 cuộn thép (tương đương 16 tấn), và 10 cuộn thép bị rỉ sét (tương đương 80 tấn). Công
ty Giám định Vinacontrol đã ra giám định nguyên nhân tổn thất là do tàu giao thiếu hàng và
hàng bị rỉ sét tự nhiên và Cty Giám Định đã đánh giá tỷ lệ giảm giá trị thương mại do hàng
bị rỉ sét là 20%. Công ty Thép Việt Nam đã yêu cầu Công Ty bảo hiểm bồi thường hàng bị tổn
thất. Hãy tính phí bảo hiểm và xác định trách nhiệm bảo hiểm trong trường hợp này

6/ Tàu Vinasin 9 chở hàng 10,000 tấn Lúa Mỳ và 5,000 tấn Thép cuộn đang trên đường từ
Ấn Độ về Việt Nam thì gặp bão lớn làm ướt hàng hóa trên tàu , và con tàu có nguy cơ bị bão
đánh chìm , để cứu con tàu thuyền trưởng ra lệnh ném bớt hàng xuống biển để làm nhẹ con tàu :
 Kết quả : tàu đã thoát khỏi bị bão đánh chìm và đã tới cảng đến an toàn , và Thuyền
Trưởng tuyên bố tổn thất chung (TTC) và yêu cầu các bên đóng góp .
 Yêu cầu phân bổ TTC và xác định số tiền bồi thường của hàng hóa cho 2 chủ hàng ?
được biết :

1. Chi phí của Chủ Tàu :


- Chi phí ném hàng xuống biển : 50.000 usd
2. Tổn thất của chủ hàng :
- Hàng Lúa Mỳ bị tổn thất do ướt : 40.000usd
- Hàng Thép Cuộn bị tổn thất do ném xuống biển : 200.000 usd
3. Giá trị đến bến của tàu đến bến trong trạng thái tổn thất : 1.800.000 usd
4. Giá trị đến bến của hàng đến bến trong trạng thái tổn thất : Lúa Mỳ : 1.500.000
usd và Thép cuộn: 1.500.000 usd
5. Hàng Lúa Mỳ bảo hiểm tại Cty Bảo Hiểm PVI với điều kiện A và mua đúng giá trị.
Hàng Thép Cuộn bảo hiểm bởi Bảo Minh với điều kiện B và mua bảo hiểm dưới giá trị (70%).

You might also like