Đề VCAP

You might also like

Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 20

Đề 1. Cảm nhận đoạn trích: “Ai ở xa về có dịp [...

] bịt mắt cõng Mị đi”

DÀN Ý
I. MỞ BÀI
Tây Bắc hẳn là mảnh hồn thiêng của núi sông, là miền đất hứa có khả năng sản
sinh ra những năng lượng dồi dào cũng như truyền cảm hứng cho biết bao nhà văn,
nhà thơ để họ có thể viết nên những trang thơ, những trang văn lấp lánh. “Người mẹ
của hồn thơ” ấy đã thả hồn vào bao vần thơ đẹp của Chế Lan Viên, đã lấp lánh rạng
ngời “chất vàng mười” trong hình tượng trong người lái đò của cụ Nguyễn Tuân và
phả vào trang viết của Tô Hoài sức sống tiềm tàng mãnh liệt của con người lao động.
Vói Tô Hoài thì “miền Tây đã đê thương đế nhớ cho tôi nhiều”. Và phải chăng chính
vẻ đẹp tâm hồn con người lao động và thiên nhiên nơi đây đã thối hồn vào nhũng
trang viết của nhà văn và đế lại ấn tưọng sâu đậm qua “Vợ chồng A Phủ”. Tác phẩm
là kct tinh của tình yêu, niềm cảm thông sâu sắc, khát vọng tự do cho con người...
Điều đó đã được Tô Hoài khắc họa một cách chân thực và cảm động, đặc biệt là qua
hình tượng nhân vật Mị trong đoạn trích:
“Ai ở xa về có dịp [...] bịt mắt cõng MỊ đi”

II. THÂN BÀI


1. Khái quát
Tô Hoài là một trong nhùng nhà văn lớn của nền văn học Việt Nam hiện đại.
Ông cũng là nhà văn luôn hấp dẫn ngưòi đọc bởi lối trần thuật hóm hỉnh, sinh động
của người

Trang 1
từng trải, vốn từ vụng giàu có - nhiều khi rất bình dân, nhưng nhờ cách sử dụng đắc
địa và tài ba nên có sức lôi cuốn, lay động người đọc. Ồng có vốn hiểu biết sâu sắc
về phong tục tập quán của nhiều vùng văn hoá khác nhau trên đất nước ta. Thành
công nhất của Tô Hoài là những tác phấm viết về hiện thực cuộc sống, con người
vùng Tây Bắc, tiêu biếu là truyện ngắn “Vợ chồng A Phú”. Tác phẩm vừa là bức
tranh chân thực về số phận bi thảm của người dân nghèo miền núi dưới ách áp bức
phong kiến và thực dân, vừa là bài ca về sức sống và khát vọng tự do, hạnh phúc của
con người lao động nơi đây.
Truyện “Vợ chồng A Phủ” được nhà văn Tô Hoài sáng tác năm 1952, in trong
tập “Truyện Tây Bắc”. Thành công của tác phẩm này chính là đã làm nổi bật vẻ đẹp
sức sống tiềm tàng, sức phản kháng mãnh liệt của con người lao động Tây Bắc thông
qua hai nhân vật Mị và A Phú.

Đề 3. Cảm nhận đoạn văn: “Ngày tết Mị cũng uống rượu [...] mà tiếng sáo
gọi bạn yêu vẫn lửng lơ bay ngoài đường”.
DÀN Ý
I. MỞ BÀI
đoạn trích: “Ngày tết MỊ cũng uống rượu [...] van lửng lơ bay ngoài đường”
II. THÂN BÀI
1. Khái quát
Ó đoạn trích trước đó, Tô Hoài đã mang đến cho người đọc hình ảnh nhân vật Mị
- một cô gái xinh đẹp nhưng vì món nợ nhà giàu nên buộc phải làm cô dâu trả nợ.
Cuộc sống thống khổ, Mị bị áp bức bóc lột, bị thần quyền áp chế khiến Mị trở thành
người đàn bà chai sạn, sống u uẩn, cô độc, mói mòn như chiếc bóng. Mùa xuân năm
ấy tới, với sự tác động của ngoại cảnh, đặc biệt là tiếng sáo, MỊ dần hồi sinh mạnh
mẽ.

2. Nội dung
2.1. Đoạn văn mỏ’ đầu là hình ảnh nổi loạn của MỊ, cô tìm đến men rượu,
mượn rượu đế quên đi thực tại.
- Câu văn mở đầu là một thông báo ngắn gọn: “ngày tết Mị cũng uống rượu”.
Hai chữ “cũng uống” gợi ra hình ảnh bình thường, uống rượu không có gì là lạ với
đồng bào vùng cao mỗi độ tết đến xuân về. Chỉ lạ là: “cứ uống ực từng bát”, “ực” là
từ mô phỏng âm thanh, đồng thời là miêu tả về từng hớp rượu lớn. Cách uống đó thế
hiện con người

Trang 2
đang trong tinh trạng uất ức, căm phẫn, uổng mà như nuốt hận vào lòng; uống như
muốn mượn cái đắng của rượu mà quên cái đang cay trong lòng.
- Rượu làm MỊ say “lịm mặt”. Cơn say khiến MỊ dường như xóa mờ hiện tại,
Mị mặc cho không khí chung quanh mình đang náo động “người nhảy đồng, người
hát”. Tâm hồn Mị đang sống về quá khứ trong tiếng sáo “văng vang gọi bạn đầu
làng”. Từ láy “văng vắng” không chỉ miêu tả tiếng sáo của hiện tại mà còn là âm
thanh của ký ức, của hoài niệm đưa Mị trở về với quá khứ đẹp tươi với những tháng
ngày tự do tuổi trẻ hạnh phúc ấm êm bên chàng trai có ngón tay đeo nhẫn quen
thuộc. Đó là quá khứ của một cô MỊ trẻ đẹp “thổi sáo hay, thổi lá cũng hay như thổi
sáo. Có biết bao người mê ngày đêm thổi sáo đi theo MỊ”. Tiếng sáo như chiếc cầu
nối đưa Mị trở đi trở lại giữa hai the giới say - tĩnh; nhớ - quên; quá khứ - hiện tại,
tất cả đều biểu hiện sức sống tiềm tàng, sức phản kháng mãnh liệt của MỊ.
-
2.2. Đoạn văn tiếp theo là vẻ đẹp sức sống tiềm tàng, sức phản kháng mãnh liệt
của nhân vật MỊ trong đêm tình mùa xuân.
Có thế nói men rượu và men tình bùng cháy đánh thức khát vọng tự do, khát
vọng hạnh phúc làm sức sống tiềm tàng, sức phản kháng trong Mị trỗi dậy mãnh liệt.
Câu văn mở đầu là lời trần thuật chậm buồn: “Rượu tan lúc nào. Người về,
người đi chơi đã vãn cả. MỊ không biết, MỊ vẫn ngồi trơ một mình giữa nhà. Mãi sau
Mị mới đứng dậy, nhưng Mị không bước ra đường chơi, mà từ từ bước vào buồng.”
Những câu văn chậm rãi như nhịp điệu mỏi mòn, tê dại gợi tả hình ảnh Mị như chiếc
bóng câm lặng vật vờ trong đêm. Và như thói quen “Mị không bước ra đường chơi,
mà từ từ bước vào buồng”. Thực chất đó là hành động mang thói quen vô thức cùa
một con người bị đè nén quá lâu khiến sức sổng, khát vọng hạnh phúc vừa trở dậy lại
bị trì níu. Và rồi cứ hễ vào buồng Mị lại “ngồi xuống giường, trông ra cái cửa sổ lỗ
vuông mờ mờ trăng trắng”. Dường như cái ô cửa ấy là nơi duy nhất lúc này Mị
hướng về. Phía đó có ánh sáng. Căn buồng là địa ngục, ngoài ô cửa lỗ vuông kia là
thiên đường. Ngoài kia, giai điệu tình yêu đang vang lên réo rắt, tiếng sáo gọi bạn
tình lửng lơ bay, ngoài kia tự do đang vẫy gọi, đêm tình đang tới. Ngoài kia hạnh
phúc bao nhiêu, trong đây lại tủi nhục bấy nhiêu. Nhưng sự tủi nhục không ngăn
được lỏng yêu tự do của Mị, bởi: “đã từ nãy Mị thấy phơi phới trở lại, trong lòng đột
nhiên vui sướng như những đêm tết ngày trước”. Những từ ngừ như “phơi phới”,
“đột nhiên vui sướng” đã diễn tả rất chân thật niềm vui sướng, hân hoan, phấn chấn,
hào hứng của Mị lúc này. Bang cách so sánh “vui như những đêm tết ngày trước” tác
giả Tô Hoài đã đưa người đọc cùng MỊ trở về với quá khứ tươi đẹp, êm đềm của cô.
Chính ảo giác tạo ra từ tiếng sáo, từ quá khứ mãnh liệt đến mức gần như xóa mờ
những bất hạnh cùa hiện tại khiến cảm giác hạnh phúc cứ tràn ngập lâng lâng. Một
người con gái tràn đầy sức sống yêu đời khát khao hạnh phúc bị đè nén đày đoạ
trong đau khố tủi nhục đến thành câm lặng tê liệt. Giờ đây sức sống bừng bừng trỗi
dậy mọi cảm xúc khát vọng lại bùng lên. Có một sức sống mới, một luồng sinh khí
mới đang hồi sinh đang trỗi dậy trong tâm hồn Mị, trong cơ the Mị. Sức sống lâu nay
bị đè nén bỗng trào lên không gì có thể dập tắt được. Trong sự thăng hoa cùa cảm
xúc, Mị nhận ra: “Mị trẻ lắm. Mị vẫn còn trẻ. Mị muốn đi chơi”. Ba câu văn sứ dụng
phép điệp cấu trúc kết hợp kiểu câu đơn ngắn tạo nên nhịp điệu dồn dập, thể hiện
niềm vui sướng mãnh liệt và khát vọng tự do cháy bỏng đang thôi thúc mãnh liệt
trong Mị. Có thế nói, Tô Hoài đã thế hiện được sự chân thực của tâm trạng MỊ, ở đây
Trang 3
vừa là sự nhập thân, hoá thân vào nhân vật vừa là sự tinh tế nhạy cảm hiếu biết trong
quá trình diễn biến nội tâm của nhân vật. Chính vì thế đoạn văn có sức thuyết phục
đổi với người đọc.

Trang 4
Nhưng chính sự hồi sinh ấy cũng đua Mị đến vói một cảm xúc bi kịch. Đây cũng
chính là nguyên nhân khiến Mị phán kháng lại hoàn cảnh.
Mị tủi thân khi nghĩ về A Sử, nhận ra cuộc hôn nhân không hạnh phúc, thấy
được thực tại tủi nhục ê chề: “A Sử chắng bao giờ cho MỊ đi chơi tết”. Thấy được A
Sử với Mị “không có lòng với nhau mà vẫn phải ở với nhau”. Cảm xúc Mị trở nên
tiêu cực: “Neu có nắm lá ngón trong tay lúc này MỊ sẽ ăn cho chết ngay chứ không
buồn nhớ lại nữa. Nhớ lại chỉ thấy nước mắt ứa ra”. Trước đây, Mị không đành lòng
chết bởi thương cha; đến khi cha Mị chết rồi, sự ràng buộc đã không còn nữa, nhưng
Mị cũng không còn nghĩ đến cái chết. Cái thực tế đau khổ mà cô đã quen, đã thờ ơ
chấp nhận đến mức không còn tưởng đến sự chết nữa, nay bỗng trờ nên phi lí đến
mức không thể chấp nhận, vi vậy, khao khát được chết cũng chỉnh là biểu hiện cao
độ nhất cúa sự thức tỉnh, sự phản kháng với hoàn cảnh. Như vậy, khi linh hồn đã trở
về, MỊ không chỉ ý thức được giá trị của tinh thần mà còn ý thức được hoàn cảnh
sổng nghiệt ngã. Muốn chết cũng là sự thể hiện rất mãnh liệt sức sống tiềm tàng ấn
chứa trong tâm hồn cô gái Mèo.

2.3. Đoạn trích khép lại bằng âm thanh tiếng sáo gọi bạn tình như đang cứu rỗi
linh hồn MỊ, đang tiếp đả hồi sinh mạnh mẽ trong MỊ.
“...mả tiếng sáo gọi hạn yêu vẫn lửng lơ hay ngoài đường.
Anh ném pao, em không hắt
Em không yêu, quả pao rơi rồi”
Quá khứ hiện tại giằng xé trong tâm hồn MỊ tạo ra nỗi đau. Hiện tại thi tăm tối
ngột ngạt “mà tiếng sáo gọi hạn yêu vẫn lửng lơ hay ngoài đường”. Câu văn miêu tả
tiếng sáo có chữ “mà” đúng ở đầu câu. Chữ “mà” diễn tả một sức mạnh không
cưỡng được của tiếng gọi tự do, tiếng gọi tình yêu. Chữ “mà” diễn đạt tự do tình yêu
như một điều tất yếu nó thiết tha lay tỉnh và thức dậy quá khứ đẹp đẽ náo nức trong
lòng MỊ, thức dậy tuổi xuân, thức dậy khát khao hạnh phúc. Đế rồi tất cá bừng dậy
sức sống nội tâm mãnh liệt nồng nàn trong tâm hồn Mị. Từ đây Mị không còn sống
với hiện tại nữa, tâm hồn Mị bay theo tiếng sáo, tiếng sáo thì “lửng lơ” đầy mê hoặc,
quyến rũ, như lôi kéo Mị, đưa Mị từ vực sâu của tuyệt vọng thăng hoa trở lại cùng
khát vọng tự do. Có thế nói: chính tiếng sáo làm MỊ ý thức sâu sắc hơn bi kịch của
mình, từ đó tự đánh thức mình bằng khát vọng tự do. Đế rồi sau đó MỊ đã thắp đèn,
rút váy hoa, quấn lại tóc sửa soạn đi choi. Đó là lúc ngọn lửa khao khát tự do đang
cháy lên trong Mị, bất chấp sự hiện diện của A Sử. Giờ đây, bóng đêm của cường
quyền bạo ngược và thần quyền đã không thế nào vùi dập được Mị, bởi khát vọng tự
do trong Mị đang lớn hơn tất cả mọi nỗi sợ hãi. Sức sống tiềm tàng, sức phản kháng
mãnh liệt trong Mị bùng cháy ngay cả trong hoàn cảnh bị vùi dập. Bị trói nhưng MỊ
không biết mình đang bị trói, tâm hồn MỊ vẫn đi theo những cuộc chơi, những đám
chơi. Sức sống tiềm tàng mãnh liệt ấy chính là tiền đề cho việc cới trói cho A Phủ và
chạy thoát khỏi Hồng Ngài sau này.

3. Đánh giá
a. Nội dung
Đoạn trích nói riêng và tác phẩm nói chung đã bộc lộ giá trị nhân đạo sâu sắc.

Trang 5
Qua việc khắc hoạ cuộc đời, số phận, tính cách của nhân vật MỊ, nhà văn đã tố cáo
hùng hồn, đanh thép những thố lực phong kiến, thực dân tàn bạo áp bức bóc lột, đọa
đày người dân nghèo miền núi. Đồng thời qua sức sống tiềm tàng, sức phản kháng
mãnh liệt của nhân vật Mị trong đêm tình mùa xuân (và sau đó là sức sống, sức phản
kháng quyết liệt trong đêm cới trói cho A Phủ), nhà văn cũng khắng định và lên
tiếng bênh vực cho những khát vọng tự do hạnh phúc, sức sống mạnh mẽ và bền bi
của những người lao động. Đặc biệt đề cao sự đồng cảm giai cấp, tình hữu ái cúa
những ngưòi lao động nghèo khố. Qua đó

Trang 6
nhà văn cũng đã góp phần giải phóng số phận nhân vật, đây chính là điểm mới trong
giá trị nhân đạo của các tác phẩm sau năm 1945.
a. Nghệ thuật
Thành công của Tô Hoài trong việc xây dựng hình tượng nhân vật Mị là nhờ
vào một số yếu tố nghệ thuật đã được nhà văn vận dụng linh hoạt, sáng tạo: Trần
thuật hấp dẫn, dẫn dắt tình tiết khéo léo. Xây dựng tình huống truyện độc đáo. Biệt
tài miêu tả tâm lý nhân vật sắc sảo. Ngôn ngữ giản dị, sinh động, chọn lọc, câu văn
giàu tính tạo hình và thấm đẫm chất thơ.. .Giọng điệu trầm buồn, cảm thương, xót
xa. Tất cả đã hòa quyện vào ngòi bút Tô Hoài góp phần làm nên thành công của
nhân vật, đồng thời chắp cánh, nâng đỡ cho ngòi bút ấy thăng hoa cùng tác phẩm.

III. KẾT BÀI

Đề 4. Cảm nhận đoạn văn: “Bây giờ Mị cũng không nói [...] Mị nín khóc,
Mị lại bồi hồi”

DÀN Ý
I. MỞ BÀI
II. THÂN BÀI
1. Khái quát
- Tác giả, tác phẩm
- Tóm tắt: Ở đoạn trích trước đó, Tô Hoài đã mang đến cho người đọc hình
ảnh nhân vật MỊ - một cô gái xinh đẹp nhưng vì món nợ nhà giàu nên buộc phâi làm
cô dâu trả nợ. Cuộc sống thống khổ, Mị bị áp bức bóc lột, bị thần quyền áp chế khiến
MỊ trở thành người đàn bà chai sạn, sống u uẩn, cô độc, mỏi mòn như chiếc bóng.
Mùa xuân năm ấy tới, với sự tác động của ngoại cảnh, đặc biệt là tiếng sáo, Mị dần
hồi sinh mạnh mẽ.
-
2. Nội dung
2.1. Đoạn trích mở đầu bằng khát vọng tự do mãnh liệt đang bùng cháy trong
Mị, điều này khiến cô gái trẻ ấy càng trở nên mạnh mẽ, khao khát tự do càng
trở nên cháy bỏng:
“Bây giờ Mị cũng không nói. Mị đến góc nhà, lấy ống mỡ, xắn một miếng bỏ
thêm vào đĩa đèn cho sáng. Trong đầu Mị đang rập rờn tiếng sáo. Mị muốn đi chơi,
MỊ cũng sắp đi chơi. Mị quấn lại tóc, Mị với tay lấy cái váy hoa vắt ở phía trong
vách.. .Mị rút thêm cái áo”. Đoạn văn sử dụng phép điệp cấu trác, phép liệt kê, nhịp
điệu câu văn dồn dập; nhiều động từ được huy động đê tả hành động: “đến”, “lấy”,
“xắn”, “bỏ”, “sáng”, “đi choi”, “với tay lấy”, “rút”. Từ đó khiến người đọc hình
dung rõ nét hơn hình ảnh của MỊ.

Trang 7
Tâm hồn MỊ đang náo nức, rạo rực. MỊ như đang bị cuốn theo tiếng sáo khiến cho
hành động nào cũng trở nên gấp gáp. Bên ngoài là một cô MỊ lầm lì, không nói,
nhưng bên trong sức sống đang trào sôi trỗi dậy. Từ ý thức đến hành động Mị xắn
thêm một ít mỡ bỏ vào đèn, người phụ nữ ấy thắp lửa cho căn buồng hay đang tự
sưởi ấm lại lòng mình? Ánh sáng ở đây phải chăng là sự trờ lại của tâm hồn, sự sống
dậy của ý thức tuổi trẻ bấy lâu vùi dập, bị quên lãng.
Mị khao khát được đi chơi xuân, muốn được hòa mình vào tiếng sáo mà tìm lại
tuổi trẻ, tìm lại tự do, đê yêu và được yêu. Điều này làm MỊ càng náo nức “Trong
đầu MỊ đang rập rờn tiếng sáo. Mị muốn đi chơi, Mị cũng sắp đi chơi”. Ở đây, ngôn
ngữ trần thuật đã hòa quyện với tiếng nói vọng về từ sâu thẳm tâm hồn nhân vật làm
cho khát vọng sống càng trở nên mãnh liệt. Tô Hoài rất tài hoa khi hữu hình hóa âm
thanh, lúc ở xa thì tiếng sáo “lấp ló”, lúc ở gần thi tiếng sáo “rập rờn” trong hồn MỊ,
nó tha thiết, thúc giục, tựa như chính tâm hồn Mị đang ngân nga. Hình ảnh “Mị quấn
lại tóc, Mị với tay lay cái váy hoa...rút thêm cái áo” gợi lên bao rạo rực mê say trong
tâm hồn người con gái trẻ. MỊ ý thức được người con gái Mèo đẹp nhất khi khoác
lên mình trang phục váy hoa, Mị ý thức được nhan sắc của mình trong hành động
quấn lại tóc. Đây là kết quả tất yếu của quá trình đấu tranh tâm lý.

2.2. Đoạn trích tiếp theo là hành động tàn nhẫn, thú tính của A Sử được ngòi
bút hiện thực của Tô Hoài miêu tả một cách chân thực.
Đúng lúc lòng ham sống và khát vọng hạnh phúc trở dậy mạnh mẽ nhất cũng
là lúc bị vùi dập phũ phàng nhất. MỊ bị A Sử trói đứng vào cột: “A Sử bước lại, nam
Mị, lấy thắt lưng trói hai tay MỊ. Nó xách cả một thúng sợi đay ra trói đứng Mị vào
cột nhà. Tóc Mị xõa xuống, A Sử quấn luôn tóc lên cột, làm cho Mị không cúi,
không nghiêng được đầu nữa.” Hành động tàn độc của A Sử chỉ có thế lý giải bang
sự độc ác, gia trường, vũ phu, tàn bạo. Các từ ngữ miêu tà như “trói hai tay”, “trói
đứng MỊ vào cột nhà”, “quấn luôn tóc lên cột” cho thấy tội ác của A Sử chẳng khác
gì tội ác trung cố. Đỉnh điếm của tội ác này chính là sự vô cảm, lạnh lùng của A Sử:
“Trói xong vợ, A Sử thắt nốt cái thắt lưng xanh ra ngoài áo rồi A Sử tắt đèn, đi ra,
khép cửa buồng lại.” Câu văn trần thuật chậm rãi, bình thản như chính sự bình thản,
thản nhiên của tội ác. Đó là hiện thực tàn bạo mà những người nô lệ trong nhà thống
lý Pá Tra phải gánh chịu, là hình phạt cho sự nổi loạn. Thêm một lần cuộc đời lại
đóng sầm trước mắt Mị.

2.3. Sức sống tiềm tàng, sức phản kháng mãnh liệt trong Mị bùng cháy ngay cả
trong hoàn cảnh bị vùi dập.
Câu văn đầu mở ra hình ảnh tội nghiệp của Mị: “Trong bóng tối, MỊ đứng im
lặng như không biết mình đang bị trói”. Cái “im lặng như không biết mình đang bị
trói” ấy không phải là sự vô cảm, sự nhẫn nhục thường thấy ở người đàn bà này. Bị
trói, thậm chí là trói bằng cả một thúng sợ đay, người phụ nữ yếu ớt ấy sao có thế
chịu được trước cường quyền. Nhưng không, sức mạnh cũa khát vọng tự do đã khiến
Mị tạm thời quên đi nỗi đau thế xác. Mà cùng có thế bởi con say vẫn còn vì “Hơi
rượu còn nồng nàn ” hoặc có thể là tiếng sáo đang ru hồn MỊ đưa Mị đến với thế

Trang 8
giới đêm tình trong ảo giác hạnh phúc: “Mị vẫn nghe tiếng sáo đưa Mị đi theo
những cuộc chơi, những đám chơi. “Em không yêu, quápao rơi rồi. Em yêu người
nào, em bắtpao nào... ”. Dù bị vùi dập phũ phàng nhưng khát vọng tự do trong MỊ
không hề mất đi. Thể xác MỊ nằm đây giữa bốn bức tuông lạnh lẽo, nhưng tâm hồn
Mị đã nương theo tiếng sáo mênh mang gọi bạn tình, Mị vẫn “đi theo những cuộc
chơi, những đám chơi”. Áo giác hạnh phúc và khát vọng tự do đã làm MỊ quên đi
nỗi đau thế xác. Tâm hồn Mị mộng du theo tiếng sáo mênh mang gọi bạn tình.
Vậy là, tội ác của nhà Thống lý chi có thể trói buộc được thể xác của MỊ, nhưng
chúng không thể giam cầm được tình yêu tự do của con người lao động.
Men rượu chưa tan, men rượu còn nồng nàn trong MỊ, hương rượu quyện hòa trong
hương thơm của men tình dặt dìu theo tiếng sáo. Neu trước đó tiếng sáo là tác nhân
đã phá tan lớp băng vô cảm, đã mở toang cánh cửa trái tim Mị để đón nhận hương
đời. Thì nay, sáo đã trao cho Mị chiếc chìa khóa vàng đế lòng khát khao sống, khát
khao yêu được bùng cháy. Lúc này đây trong cơn say, tiếng sáo lại một lần nữa đến
bên Mị, cứu rỗi linh hồn Mị, dìu Mị đi trong những “cuộc chơi, những đám chơi”.
Tình yêu của Mị dành cho tuổi trẻ, cho cuộc đời còn nồng nàn lại được tiếng sáo
nâng đỡ, dìu dắt khiến cho tình yêu ấy càng đắm say, ngây ngất. Tiếng sáo đã không
còn “lửng lơ bay ngoài đường” nữa mà đã nhập vào hồn Mị. Tâm hồn Mị như rung
lên cùng nhịp sáo:
“Em không yêu, quả pao rơi rồi
Em yêu người nào, em bắt pao nào”
Có thế nói, tiếng sáo là chi tiết hay nhất trong “Vợ chồng A Phủ”, là “hạt bụi
vàng” của tác phẩm. Nhờ chi tiết tiếng sáo mà người đọc nhìn thấu được cảm xúc,
tâm trạng cũng như sự hồi sinh mạnh mẽ, mãnh liệt ở Mị. Tiếng sáo là biểu tượng
cho thế giới tự do, là hiện thân của tuổi trẻ, tài năng và ký ức đẹp tươi của Mị. Bời
thế chính tiếng sáo là âm thanh hay nhất, lay động nhất tới sự hồi sinh của nhân vật.
Sức mạnh tiếng sáo và giấc mơ tự do đã khiến Mị quên đi thực tại ê chề. Đúng như
Tô Hoài từng nhận định: “Tiếng sáo kia quá tha thiết, quá mạnh mẽ, nó dìu hồn Mị
bay lên trên hoàn cảnh, nó là biểu tượng của niềm khát sống, khát khao yêu, ở đây
còn là lòng khao khát tự do nữa”. Tâm hồn Mị như đang thăng hoa cùng tiếng sáo
gọi bạn tình. Thế giới nội tâm ấy thật đẹp biết bao!
Nhưng cùng chính tiếng sáo là tác nhân khắc sâu thêm bi kịch của Mị. Tiếng
sáo nhập vào hồn MỊ khiến MỊ quên đi thực tại đau buồn nhưng cũng chính nó lại
đánh thức thực tại của Mị. Nghe tiếng sáo, “Mị vùng bước đi”. Thực chất hành động
này là sự tác động của tiếng sáo. Sức níu gọi của tiếng sáo, men tình từ tiếng sáo tha
thiết quá. Nó đà làm Mị quên đi thực tại ê chề, tủi nhục của bản thân. Chi tiết “MỊ
vùng bước đi” đã minh chứng được sức sống mãnh liệt trong tâm hon Mị. Đó không
còn là cô Mị vẫn “cúi mặt mặt buồn rười rượi” nữa mà đã là một cô Mị giàu năng
lượng sống. Bốn chữ “Mị vùng bước đi” thật ngắn gọn nhưng hàm chứa trong đó là
sức phản kháng, sức sống tiềm tàng mãnh liệt. Câu văn tinh tế, sâu sắc, gợi ra biết
bao suy tưởng về nhân vật. Làm sao Mị có thế vùng bước đi khi đã bị trói bằng cả
một thúng sợi đay? Nhưng MỊ đã “vùng bước đi” thật. Mị không ý thức được hoàn
cảnh thực tại, bởi Mị là kẻ mộng du đang lang thang với giấc mơ tự do của mình.

Trang 9
Chỉ khi “tay chân đau không cựa được”, Mị mới thoát khỏi con mộng du của mình.
Tô Hoài đã khéo léo lồng vào chi tiết âm thanh của tiếng chân ngựa. Lúc này, cơn
đau the xác đã đánh thức Mị. Tiếng sáo vụt biến tan, chỉ còn tiếng chân ngựa. Tiếng
chân ngựa là âm thanh của thực tại, tiếng sáo là hiện thân của giấc mơ. Tiếng chân
ngựa đã đập võ giấc mơ và khát vọng tự do của Mị, kéo Mị từ thiên đường trở lại địa
ngục. Thế giới giấc mộng không còn, thế giới của thiên đường cũng biến mất, chi
tiếng “gãi chân, nhai cỏ” là có thật. Âm thanh tiếng chân ngựa đánh thức Mị, thực tại
phũ phàng đã bóp nghẹt những khát vọng ưrơi sáng, đập vỡ cả giấc mơ của Mị, kéo
Mị từ thiên đường trở về địa ngục. Nỗi đau thể xác ngay lập tức chuyển hoá thành
nỗi đau tinh thần vì Mị chợt nhận ra: “Mình không bàng con ngựa”.
Sau giây phút khố đau vì hiện thực nghiệt ngã ấy, Mị trỏ' về vói con ngưòi bên
trong. Dưòĩig như càng khố đau, sức sống càng trờ nên mãnh liệt: Nhận ra được thời
gian đà khuya, Mị cảm nhận được ngoài kia là lúc “trai đang đến bên vách làm hiệu,
rủ người yêu dỡ vách ra rừng chơi”. Cảm nhận ấy gợi nhớ đến những ngày xuân tự
do, Mị từng là bông hoa ban ngát hương của núi rùng Tấy Bắc, đã từng được “suốt
đêm, con trai đến nhà người mình yêu, đứng thổi sáo xung quanh vách. Trai đến
đứng nhằn cả chân vách đau buồng MỊ”. Kỷ niệm ấy khiến “MỊ nin khóc, Mị lụi bồi
hồi". Cái “bồi hồi" ấy chính là sự thôn thức, là ước mơ, là khát vọng, là lúc MỊ quên
đi thực tại và sống với kỷ niệm. Có thể thấy rõ thực tại và kỷ niệm cứ đan xen giang
xé tâm hon MỊ. Càng nhớ tới kỷ niệm Mị càng xót xa đau khố với thực tại phũ
phàng. Đoạn văn cho ta thấy trong con người lầm lũi khổ đau vẫn tiềm tàng một sức
sống âm thầm mãnh liệt.
Có thể nói, bi kịch của cuộc sống hiện tại không ngăn được khát vọng tự do
mãnh liệt như ngọn lửa đang bùng cháy trong Mị. Đêm tình mùa xuân đi qua, Mị
vẫn trở về với ô cửa lỗ vuông, với tảng đá cạnh tàu ngựa, vẫn những công việc đầu
năm, giữa năm, cuối mùa vẽ ra trước mắt. Nhưng tâm trạng và hành động của MỊ
trong đêm tình mùa xuân giống như một tia lửa nhỏ mà “một tia lửa nhỏ hôm nay
báo hiệu đám cháy ngày mai” (Lỗ Tấn). Tia lửa ấy sẽ bùng cháy vào cái đêm cởi trói
cho A Phủ và cùng anh trốn khỏi Hồng Ngài sau này.

3. Đánh giá chung về nội dung và nghệ thuật


- Về mặt nội dung: Đoạn trích nói riêng và tác phẩm “Vợ chồng A Phủ” nói
riêng để lại giá trị nhân đạo sâu sắc. Nhà văn đồng cảm, cảm thông cho số phận nhân
vật, góp tiếng nói lên án tố cáo tội ác tày trời của giai cấp chú nô phong kiến miền
núi đã áp bức, bóc lột nhân dân lao động Tây Bắc, đẩy họ vào số phận trâu ngựa.
Qua việc khắc họa nhân vật MỊ, nhà văn Tô Hoài đã phát hiện và trân trọng ngợi ca
phẩm chất cao quý của con người lao động Tây Bắc, đong thời bày tỏ niềm tin mãnh
liệt vào sức vươn dậy của con người, dù trong hoàn cảnh đọa đày, sức sống tiềm
tàng, sức phản kháng mãnh liệt trong họ cũng không hề mất đi mà sẽ càng trở nên
mãnh liệt.
- Về mặt nghệ thuật: Nhà văn Tô Hoài xây dựng nhân vật Mị với nhiều điểm nghệ
thuật đặc sắc. Trần thuật hấp dẫn, giới thiệu nhân vật tự nhiên mà ấn tượng, kể
chuyện ngắn gọn, dẫn dắt tình tiết khéo léo. Biệt tài miêu tả tâm lý nhân vật sắc sảo,

Trang 10
đặc biệt tâm trạng và hành động khá phức tạp của Mị được diễn tả, lí giải một cách
cụ thể, hợp lí. Ngôn ngữ kê chuyện sinh động, chọn lọc, sáng tạo, câu văn giàu tính
tạo hình, đậm chất thơ. Cách dựng cảnh, tạo không khí, miêu tả thiên nhiên và phong
tục, tập quán của người dân miền núi chân thực, sống động. Giọng văn chậm buồn,
day dứt, yêu thương.

III. KẾT BÀI


Bàn về tác phẩm của mình, Tô Hoài từng tâm sự: “Nhưng điều kỳ diệu là dẫu
trong mọi cùng cực đến thế, mọi thế lực của tội ác cũng không giết được sức sống
con người. Lay lắt đói khổ, nhục nhã, MỊ vẫn sống, âm thầm, tiềm tàng, mãnh liệt”.
Vâng, “Vợ chồng A Phủ” của nhà văn Tô Hoài đã thế hiện rõ sức mạnh kì diệu ấy.
Sức sống tiềm tàng mãnh liệt, khát vọng tự do, niềm đồng cảm sâu sắc trước nỗi khổ
đau cùa con người là nguồn mạch giúp Tô Hoài hoàn thành tác phấm. Thông qua
diễn biến tâm trạng nhân vật MỊ trong đêm tình mùa xuân, Tô Hoài đã đỏng góp cho
văn học Việt Nam nói chung, về Tây Bắc nói riêng một bài ca đẹp về sức sống bất
diệt của con người lao động cũng như niềm tin vào sức vươn lên của con người dù
trong bất cứ hoàn cảnh nào. Đọc xong thiên truyện, dấu nhấn mạnh mẽ nhất trong
tâm hồn bạn đọc chính là ở điểm sáng tuyệt vòi ấy.

Đề 6. Cảm nhận đoạn văn: “Những đêm mùa đông trên núi cao [...] Mị
phảng phất nghĩ như vậy”.

DÀN Ý
I. MỞ BÀI
II. THÂN BÀI
1. Khái quát
- Tác giả, tác phẩm
- Tóm tắt: Ở đoạn trích trước đó, Tô Hoài đã mang đến cho người đọc hình
ảnh nhân vật Mị - một cô gái xinh đẹp nhưng vì món nợ nhà giàu nên buộc phài làm
cô dâu trả nợ. Cuộc sống thống khồ. MỊ bị áp bức bóc lột, bị thần quyền áp chế
khiến MỊ trở thành người đàn bà chai sạn, sổng u uấn, cô độc, mỏi mòn như chiếc
bóng. Mùa xuân năm ấy tới, với sự tác động của ngoại cảnh, đặc biệt là tiếng sáo, Mị
dần hồi sinh mạnh mẽ. Bị A Sử trói đứng bang một thúng sợi đay nhưng sức sống,
sức phản kháng trong MỊ vẫn trỗi dậy mãnh liệt. Sau đêm tình mùa xuân, Mị lại trở
về kiếp sống câm lặng, nhưng “Một tia lửa nhỏ hôm nay sẽ báo hiệu đám cháy ngày
mai” (Lỗ Tấn). Chắc chắn sức sống ấy sẽ bùng lên mạnh mẽ trong đêm đông sau
này.
-
2. Nội dung

Trang 11
2.1. Đoạn trích mở đầu bằng hình ảnh cô đơn, cô độc của MỊ bên bếp lửa và
tình trạng sống vô cảm, chai sạn băng giá.
- Sau đêm tình mùa xuân năm ấy, Mị lại trở về với kiếp sống chai sạn, băng giá, tê
liệt về cả thể xác và tinh thần. Những gì xảy ra xung quanh, Mị không cần biết,
không đoái hoài, không quan tâm. Tâm hồn Mị như tê dại trước mọi việc, kể cả lúc
ra sưởi lửa, bị: “A Sử đánh ngã xuống cửa bếp, hôm sau Mị vẫn thản nhiên ra sưởi
lửa như đêm trước”. Mị vô cảm với chính bản thân mình, không còn cảm nhận được
nỗi đau đớn của thể xác, không còn cảm nhận được sự nhục nhã về tinh thần. Thể
xác bị chà đạp, tinh thần bị lăng nhục, nhưng Mị vẫn dửng dưng. Khi Mị vô cảm với
chính mình cũng là lúc mà Mị chẳng còn thiết tha đến mọi thứ xung quanh. Mị vô
cảm luôn với cả đồng loại của mình, vô cảm trước tình cảnh A Phủ đang rơi vào tình
trạng: chết đau, chết đói, chết rét, phải chết. Với Mị, “nếu A Phủ là cái xác chết đứng
đấy, cũng thế thôi”.
-> Các từ ngữ “thản nhiên”, “cũng thế thôi” cho thấy sự thản nhiên, vô tâm đến lạnh
lùng, vô cảm đến tàn nhẫn của Mị. Trước tình cảnh thê thảm của A Phủ, Mị không
mảy may rung cảm, không xúc động xót xa. Mị mặc kệ, Mị không còn quan tâm bất
cứ điều gì ngoài ngọn lửa mỗi đêm vẫn thao thức bên Mị. Tâm hồn Mị giờ đây nguội
lạnh, chai sạn. Nó là chứng tích của ách áp bức nặng nề, dai dẳng, đau đớn. Đắng
cay cho Mị - cô đã đánh mất luôn cả tình thương, lòng nhân ái mà bất cứ ở người
phụ nữ nào cũng có. Mị chỉ biết, chỉ còn ở với ngọn lửa. Lửa cũng cô đơn, Mị cũng
cô đơn. Hai kẻ cô đơn ấy thức sưởi ấm cho nhau trong những ngày băng giá.

2.2. Từ vô cảm, Mị đã được dòng nước mắt A Phủ đánh thức, từ dửng dưng
lạnh lùng, MỊ đã đồng cảm với số phận A Phủ. Đây là chi tiết thể hiện tấm lòng
nhân đạo cao cả của Tô Hoài.
Theo nhà văn Nguyễn Minh Châu, sứ mệnh nhà văn “tồn tại ở trên đời có lẽ
trước hết là để làm công việc giống như kẻ nâng giấc cho những người cùng đường
tuyệt lộ, bị cái ác hoặc số phận đen đủi dồn đến chân tường, (...) để bênh vực cho
những con người không có ai để bênh vực. ” Xét trên bình diện nhân văn ấy thì đích
đến cuối cùng của nghệ thuật là đổ cứu vớt con người. Có lẽ chính vì vậy mà ngay
trong lúc tưởng như A Phủ sắp phải trở thành hồn ma, và tình trạng của Mị tuởng
chừng như chỉ là sự hiện diện của con nguời vô tri thì Tô Hoài đã phả vào đấy tấm
lòng, sự trân trọng của mình đối với con nguời, bởi không gì cao quý hơn hai tiếng
“Con nguời”.
Theo nhà giáo Đỗ Kim Hồi thì “Nước mắt A Phủ đúng là một chi tiết đã
nâng tầm Tô Hoài Quả đúng như vậy, A Phủ có thế sẽ là cái xác chết trên cái cọc vô
tri; còn Mị thì vẫn là hình ánh của con người vô hồn nếu như không có tấm lòng
nhân đạo cao cả của nhà văn. Tô Hoài đã xuất hiện đúng lúc với chi tiết “dòng nước
mắt A Phủ”, chính dòng nước mắt này đã nối hai số phận con người lại với nhau và
làm hồi sinh lòng thương người trong MỊ.
Chi tiết “một dòng nước mắt lấp lánh bò xuống hai hõm má đã xám đen lại” của
A Phủ thật sống động. Dòng nước mắt đàn ông “lấp lánh” bên ánh lửa khiến nỗi
thống khổ, sự đau đớn và bất lực cùng cực của con người trở nên hiện hữu chân

Trang 12
thực. Nếu nói “Yếu tố quan trọng bậc nhất của truyện ngắn là những chi tiết cô đúc,
có dung lượng lớn và lối hành văn mang nhiều ẩn ý, tạo cho tác phẩm những chiều
sâu chưa nói hết. ”, thì đây chính là một chi tiết nghệ thuật mang chiều sâu và mang
nhiều ẩn ý của tác giả. Dòng

Trang 13
nước mắt ấy là nước mắt của kẻ đang hấp hối, nước mắt của một thân phận nô lệ
đang bất lực, tủi nhục trước số phận. Nước mắt A Phủ không chỉ chảy xuống đôi gò
má “đã xám đen” của anh mà còn cháy vào trái tim bãng giá của Mị. Những vô lí,
tàn bạo, độc ác của gia đình nhà chúa đất đã khiến Mị thêm căm phẫn và đồng cảm
với A Phủ. Trái tim vốn chi còn biết giá băng lại được dòng nước mắt ấy của A Phủ
chạm đến, là lúc lòng trắc ẩn của MỊ được đánh thức. Dòng nước mắt tuyệt vọng, bất
lực của người sắp chết đà làm hồi sinh trái tim khô héo của MỊ, kéo MỊ từ cõi quên
trở về cõi nhớ. Và giọt nước mắt ấy đã làm tan đi giá băng của trái tim MỊ. Đã thức
dậy trong Mị lòng thương người cùng cảnh ngộ.
Nước mắt A Phủ đã thức dậy trong Mị ký ức hãi hùng, và cảnh tượng A Phủ
bị trói làm MỊ nhớ lại cảnh mình cũng tòng bị trói, bị ngược đãi, đã tủi nhục như thế,
cũng từng khóc cay đắng, nước mắt cũng “chảy xuống miệng xuống cổ không biết
lau đi được”. Trái tim Mị quặn đau khi “Trông người lại ngẫm đến mình”. Nhà văn
không nói đên nỗi đau đớn về thể xác của Mị, không nói nỗi tủi nhục của A Phủ
nhưng tất cả điều đó lại hiện lên tất cả qua suy nghĩ cùa MỊ. MỊ đã cảm nhận nỗi đau
của A Phủ bằng chính nỗi đau của mình..
Nỗi đau đớn tủi cực của MỊ trong quá khứ đã giúp MỊ nhận ra sự đau đớn tủi
cực của A Phủ đêm nay. Sự đồng cảnh đã dẫn dắt cho trái tim vô cảm thờ ơ của Mị
trở về với những sự đồng cảm đầu tiên. Hình dung ra cái chết của mình, của người
đàn bà ngày trước, nghĩ đến cái chết của A Phủ sắp tới, MỊ bất chợt nhận ra tất cả
những cái chết ấy đều có nguyên nhân từ sự tàn bạo của giai cấp thống trị.

Lòng thương người và lòng hận thù giai cấp trong MỊ trỗi dậy. Đây chính
là lúc MỊ nhận thức được thực tại tủi nhục của chính mình và A Phủ
MỊ cất tiếng kêu trời: “Trời ơi, nó bắt trói đúng người ta đến chết, nó bắt mình
chết cũng thôi, nó bắt trói đến chết người đàn bà ngày trước cũng ở cái nhà này.”
Câu văn sử dụng phép điệp cấu trúc, nhịp điệu dồn dập, sắc thái như tiếng kêu thấu
trời xanh. Đoạn văn lặp lại dày đặc điệp động từ “chết” (9 lần), thêm một lần từ “rũ
xương” (chết), nhất là phép điệp tăng cấp: “chết đau, chết đói, chết rét, phải chết”...
Mỗi lần từ “chết” được điệp lại dường như lòng thương A Phủ và lòng căm phẫn tội
ác cha con nhà thống lý trong Mị càng tăng lên, để rồi sau đó, như một phản ứng dây
chuyền, nó nối lại ba số phận: nghĩ đến cái chết oan nghiệt của người đàn bà ngày
trước, đến cảnh mình bị trói, cảnh A Phủ sắp phải chết. MỊ nhận ra giá trị của con
người, giá trị được sống nhưng lại bị bắt chết phi lý. Từ nhận thức về thân phận con
người, Mị nguyền rủa cha con nhà thống lí “Chúng nó thật độc ác”.
Đó là sự nhận thức mang tính lý trí chứ không phải là cảm tính nữa. Mị độc
thoại với chính mình: “Cơ chừng này thì chỉ đêm mai là người kia chết, chết đau,
chết đói, chết rét, phải chết. Ta là thân đàn bà, nó đà bắt ta về trình ma nhà nó rồi thì
chỉ còn biết đợi ngày rũ xương ở đây mà thôi... Người kia việc gì phải chết?” Đặt
mình và A Phủ lên bàn cân của số phận. Nghĩ đến mình, Mị thấy thân đàn bà đã bị
cúng trinh ma, đằng nào cũng chết rũ xương ở đây thôi, Mị không tiếc, không quan
tâm đến mình. Khi nghĩ đến A Phủ, Mị thấy phi lí đến mức không thể chấp nhận:
“người kia việc gì mà phải chết”. Đó là câu hỏi vang vọng trong tâm hồn Mị. A Phủ
còn trẻ, còn khỏe, còn tương lai phía trước. Nếu A Phủ chết thì thật sự phi lí. Trong
cuộc đấu tranh nội tâm ấy, Mị đã nghiêng hết phần sống của mình về A Phủ, đó là vẻ
đẹp nhân ái ở Mị. Đó cũng là sự nhận thức mang tính lý trí chứ không phải là cảm
Trang 14
tính nữa. Và hai tiếng “A Phủ” lần đầu tiên rung động trong lòng Mị, nhè nhẹ, nghe
như hơi thở của tình thương. Trong suy nghĩ ấy, Mị đã nghiêng hết phần sống của
mình cho A Phủ. Đó là tấm lòng nhân ái bao la của cô gái vùng cao Tây Bắc. Mị trân
trọng giá trị con người, mạng sống con người. Lòng thương người thức dậy trong Mị
và đang hình thành hành động.

Trang 15
Ở đoạn trích sau đó, MỊ đã cắt đứt dây trói cho A Phủ và cùng anh trốn sang
Phiềng Sa xây dựng cuộc đời mới. Đây là cái kết hợp lý, có hậu, một biểu hiện của
nét mới trong giá trị nhân đạo của các tác phẩm sau năm 1945.

3. Đánh giá chung về nội dung và nghệ thuật

III. KẾT BÀI


Bàn về tác phẩm của minh, Tô Hoài từng tâm sự: “Nhung điều kỳ diệu là dẫu
trong mọi cùng cực đến thế, mọi the lực của tội ác cũng không giết được sức sổng
con người. Lay lắt đói khố, nhục nhã, Mị vẫn sống, âm thầm, tiềm tàng, mãnh liệt”.
Vâng, “Vợ chồng A Phủ” của nhà văn Tô Hoài đã thề hiện rõ sức mạnh kì diệu ấy.
Sức sống tiềm tàng mãnh liệt, khát vọng tự do, niềm đồng cảm sâu sắc trước nỗi khố
đau của con người là nguồn mạch giúp Tô Hoài hoàn thành tác phẩm. Thông qua
diễn biến tâm trạng nhân vật Mị trong đêm tình mùa xuân, Tô Hoài đã đóng góp cho
văn học Việt Nam nói chung, về Tây Bắc nói riêng một bài ca đẹp về sức sống bất
diệt của con người lao động cũng như niềm tin vào sức vươn lên của con người dù
trong bất cứ hoàn cảnh nào. Đọc xong thiên truyện, dấu nhấn mạnh mẽ nhất trong
tâm hồn bạn đọc chính là ở điểm sáng tuyệt vời ấy.

Đề 7. Cảm nhận đoạn văn: “Đám than đã vạc hẳn lửa [...] chạy xuống dốc núi”.
HƯỚNG DẢN
I. MỞ BÀI
[...] một trong những đoạn trích gây ấn tượng hơn cả trong “Vợ chồng A Phủ”
là đoạn sức sống tiềm tàng, sức phản kháng mãnh liệt của Mị trong đêm cởi trói cho
A Phủ: “Đám than đã vạc hẳn lửa [...] chạy xuống dốc núi”.

II. THÂN BÀI


1. Khái quát
- (Xem các mẫu trước)
- Tóm tắt đoạn trước: Sau đêm tình mùa xuân, MỊ lại trở về với kiếp sống cô
độc, lầm lùi, tâm hồn chai sạn băng giá. Trước ngang trái và bất công của A Phủ, lúc
đầu Mị dửng dưng, lạnh lùng, nhưng sau đó dòng nước mắt A Phủ đã đánh thức MỊ.
Từ vô cảm, Mị dần đồng cảm với số phận A Phủ.

2. Nộidung

Trang 16
2.1. Trước đoạn văn này, Mị từng có những diễn biến tâm lý rất phức tạp.
Dòng nước mắt cay đắng của A Phủ là nguồn cơn của mọi cảm xúc. Chính
nước mắt A Phủ lấp lánh trong ánh lửa đã tô đậm bi kịch của chính anh và Mị.
Những vô lí, tàn bạo, độc ác của gia đình nhà chúa đất đã khiến Mị thêm căm phẫn
và đồng cảm với A Phủ. Trái tim vốn chỉ còn biết giá băng lại được dòng nước mắt
ấy của A Phủ chạm đến, là lúc lòng trắc ẩn của MỊ được đánh thức. Dòng nước
mắt tuyệt vọng, bất lực của người sắp chết đã làm hồi sinh trái tim khô héo của Mị,
kéo MỊ từ cõi quên trở về cõi nhớ. Và giọt nước mắt ấy đã làm tan đi giá băng của
trái tim MỊ. Đã thức dậy trong MỊ lòng thương người cùng cảnh ngộ. Nước mắt A
Phú đã thức dậy trong MỊ ký ức hãi hùng, và cảnh tượng A Phú bị trói làm Mị nhớ
lại cảnh mình cũng từng bị trói, bị ngược đãi, đã tủi nhục như thế, cũng từng khóc
cay đắng, nước mắt cũng “chayy xuống miệng xuống cổ không biết lau đi được”.
Trái tim MỊ quặn đau khi “Trông người lại ngẫm đến mình”. Nhà văn không nói
đến nỗi đau đớn về thể xác của Mị, không nói nỗi tủi nhục của A Phũ nhưng tất cả
điều đó lại hiện lên tất cả qua suy nghĩ cùa MỊ. Mị đã cảm nhận nỗi đau của A Phủ
bang chính nỗi đau của mình.
Lòng thưong ngưòi và lòng hận thù giai cấp trong Mị trỗi dậy. Đây chính là
lúc Mị nhận thức được thực tại tủi nhục của chính mình và A Phủ. Mị cất tiếng kêu
trời: “Trời ơi, nó bắt trói đúng người ta đến chết, nó bắt mình chết cũng thôi, nó bắt
trói đến chết người đàn bà ngày trước cũng ờ cái nhà này.” Câu văn sử dụng phép
điệp cấu trúc, nhịp điệu dồn dập, sắc thái như tiếng kêu thấu trời xanh. Đoạn văn
lặp lại dày đặc điệp động từ “chết” (9 lần), thêm một lần từ “rũ xương” (chết), nhất
là phép điệp tăng cấp: “chết đau, chết đói, chết rét, phải chết”. Mỗi lần từ “chết”
được điệp lại dường như lòng thương A Phủ và lòng căm phẫn tội ác cha con nhà
thống lý trong Mị càng tăng lên, để rồi sau đó, như một phản ứng dây chuyền, nó
nổi lại ba số phận: nghĩ đến cái chết oan nghiệt của người đàn bà ngày trước, đến
cảnh mình bị trói, cảnh A Phủ sắp phải chết. Mị nhận ra giá trị của con người, giá
trị được sống nhưng lại bị bắt chết phi lý. Từ nhận thức về thân phận con người,
MỊ nguyền rủa cha con nhà thống lí “Chúng nó thật độc ác”.

2.2. Đến đoạn văn này thì tình thương, niềm đồng cảm trong Mị dành cho A
Phủ đã hình thành khiến Mị nuôi ý định giải phóng cho A Phủ.
- “Đám than đã vạc hẳn lửa. Mị không thổi cũng không đứng lên. Mị nhớ lại
đời mình”. Một chi tiết nghệ thuật đầy ẩn ý. Đám than “đã vạc hẳn lửa” khiến bóng
tối tràn ngập không gian. Ngọn lửa vật lý, ánh sáng tự nhiên vụt tắt, ẩn mình khuất
lấp trong những tàn than. Nó nhường bước cho ngọn lửa mới - Lửa hồng tâm hồn,
lửa hồng nhân văn - ngọn lửa trong tâm hồn Mị. Đám than tàn nhưng cùng là lúc
ngọn lửa trong Mị đang bùng cháy lên. Ngọn lửa ấy soi rỗ quá khứ đời MỊ, khiến
“MỊ nhớ lại đời mình”, chọt nhận ra đòi MỊ chỉ thấy toàn khố đau, bất công ngang

17
trái: bị bóc lột sức lao động, bị ngược đãi bới người chồng vũ phu, bị cầm tù tinh
thần bời thần quyền. Đời Mị có thể sẽ chét “rũ xương” ở đây, nhung A Phủ thì
không phải thế. Từ cuộc đời dài dằng dặc đau khô của mình, nghĩ tới A Phủ, Mị
tưởng tượng ràng: “như có the một lúc nào, biết đâu A Phủ chẳng đã trốn được rồi.
lúc ấy bố con Pá Tra sẽ bảo là MỊ đã cỏi trói cho nó, MỊ liền phải trói thay vào đấy,
MỊ phải chết trên cái cọc ấy”. Hai hình ảnh song hành trong tưởng tượng: MỊ thấy
cả cảnh A Phủ đã trốn thoát; lại thấy cả cảnh cái chết của mình. Nhưng Mị không
sợ, bởi lòng thương người trong Mị đã chiến thắng nỗi sợ hãi. Nếu như ngày trước
Mị đã từng sợ chết thì bây giờ, cái chết với Mị không còn là điều đáng sợ nữa. Nếu
MỊ có bị bắt chết trên cái cọc ấy, Mị cũng bằng lòng. Điều gì đã làm cho Mị không
sợ hãi? Phải chăng đó là lúc: Lòng thương người trong MỊ đã lớn hơn tất cả mọi
nỗi sợ cường quyền và thần quyền.

2.3. Đoạn văn cuối cùng tác giả diễn tả sự quật khỏi của Mị vói sức sống tiềm
tàng mãnh liệt, sức phản kháng quyết liệt:
Tình thương ấy khiến cô đi đến hành động cởi trói cho A Phủ: “Mị lấy con
dao chấu nhỏ, cắt từng nút dây mây”. Hành động nhanh, gọn chứng tỏ sức phản
kháng của Mị trước tội ác của cha con nhà thống lý rất mạnh mẽ, quyết liệt. Đây là
lúc lòng thương người và lòng căm thù đà hòa nhập vào một khiến người con gái
vùng cao mạnh mẽ hành động. Đây là một hành động mang tính bản năng, bột phát
nhưng là tất yếu. Bởi the, sau hành động mãnh liệt là tâm lý “hổt hoảng”, “nghẹn
lại”, chơi vơi của Mị.
Đối mặt với hiểm nguy Mị cũng hốt hoảng “Mị đứng lặng trong bóng tối”.
Câu văn tách thành một dòng riêng nam chơi vơi ở giữa những câu chữ ngồn
ngang. Theo “nguyên lý tảng băng trôi” - hình ảnh MỊ đứng lặng chi là phần nổi
còn ẩn sau những câu chữ và hành động ấy của MỊ là “phần chìm” với cuộc đấu
tranh nội tâm dừ dội: sống hay là chết; tự do hay nô lệ; đi hay ở? Cuối cùng tiếng
gọi tự do đã vẫy gọi Mị.
Trong giây phút đối diện với bản án tủ' hình ấy lòng ham sống mãnh liệt đã
trỗi dậy, đã thúc giục Mị chạy theo A Phủ. Đoạn văn tiếp theo miêu tả hành động
MỊ toàn những động từ mạnh: “vụt chạy - băng đi - đuổi kịp - đã lăn - chạy - chạy
xuống - nói - thở”. Những động từ mạnh ấy đã giúp Tô Hoài nhìn thấy được nội
lực và sức phản kháng mạnh mẽ cháy bùng trong Mị. “Một tia lửa nhỏ hôm nay
báo hiệu đám cháy ngày mai” (Lỗ Tấn) - nếu đêm tình mùa xuân là “tia lửa nhỏ”
thì hành động chạy theo A Phủ của Mị thực sự đã trở thành “đám cháy”. Bước
chân ấy của Mị không còn là bước chân cúa con rùa, con ngựa, con trâu nữa mà là
bước chân mạnh mẽ, cứng cỏi, quật cường vùng lên đế đi tìm ánh sáng của tự do.
Đen đây ta lại chọt nhớ tới lời thơ Tố Hữu:
“Những bàn chân từ than bụi lầy bùn
Đã bước dưới mặt tròi cách mạng

18
Những bàn chân của Hóc Môn, Ba Tơ, Cao Lạng
Lùng lẫy Điện Biên chấn động địa cầu
Những bàn chân đã vùng dậy đạp đầu
Lũ chúa đất xuống bùn đen vạn kiếp”
Và phái chăng, trong nhũng bàn chân “đạp đầu - lũ chúa đất xuống bùn đen
vạn kiếp ấy” có đôi chân của MỊ và A Phủ, đôi chân của nhũng con người trong
hành trình tìm kiếm tự do. Có thể nói, cuối cùng Mị đã có sự lựa chọn đúng đắn
khi mà khát vọng sống trỗi dậy thật mãnh liệt, MỊ vụt chạy theo A Phủ, cũng có
nghĩa là chạy thoát cuộc đời nô lệ, đến với ánh sáng của tự do. Bước chân Mị như
đạp đổ thần quyền của bọn lãnh chúa phong kiến bao năm qua đè nặng lên MỊ. Mị
đã nói trong cơn gió thốc “A Phủ cho tôi đi! Ớ đây thì chết mất”. Đó là câu nói thế
hiện lòng ham sống, khát vọng tự do đến mãnh liệt trong MỊ. Sau bao nhiêu năm bị
thần quyền, cường quyền đò nặng làm MỊ dường như quên đi tiếng nói của đồng
loại thì nay MỊ đã sống lại. Và câu nói đầu tiên MỊ nói được cũng lại là câu nói đòi
tụ' do, đòi được sống. Nguyễn Minh Châu quả thật có lý khi cho rang: “Rất nhiều
tác giả của những truyện ngắn hay là những người cầm bút có cải biệt tài có thê
chọn trong cải dòng đời xuôi chảy một khoảnh khắc thời gian mà ở đó cuộc sống
đậm đặc nhất, chứa đựng nhiều ỷ nghĩa nhất (...), thậm chí có khi đó là cải khoảnh
khắc chứa củ một đời người ”. Phải chăng, giây phút khát vọng sống bùng cháy,
sức sống trỗi dậy, là cái “khoảnh khắc” kỳ tài nhất mà Tô Hoài đã tạo nên cho tác
phẩm để góp phần giái phóng số phận con người. Và phải chăng đây cũng chính là
khoảnh khắc bùng nô nhất trong chuỗi diễn biến tâm trạng của MỊ để rồi lịch sử
cuộc đời Mị từ đây bước sang một trang mới.
Đây rõ ràng không phải là hành động mang tính bản năng. Đúng hơn, cùng
với sự trỗi dậy của kỷ ức, khát vọng sống tự do, đã khiến MỊ chạy theo người mà
mình vừa cứu.
Mị giải thoát cho A Phủ và giải thoát cho cả bản thân mình! Hành động táo bạo
và bất ngờ ấy là kết quá tất yếu của sức sống tiềm tàng khi người con gái yếu ớt
dám chống lại cả cường quyền và thần quyền. Đó chính là sức phản kháng mạnh
mẽ của nhân vật

3. Đánh giá chung


- về nội dung: Diễn bién tâm trạng nhân vật MỊ trong đêm cởi trói cho A
Phủ đã bộc lộ giá trị nhân đạo sâu sắc của tác phẩm. “Vợ chồng A Phủ” qua việc
khắc hoạ sâu sắc cuộc đời, sổ phận, tính cách MỊ đâ tố cáo hùng hồn, đanh thép
những the lực phong kiến, thực dân tàn bạo áp bức bóc lột, đọa đày người dân
nghèo miền núi. Đồng thời qua hình tượng nhân vật Mị, nhà văn cùng khẳng định
và lên tiếng bênh vực cho những khát vọng tự do hạnh phúc, sức sống mạnh mẽ và
bền bỉ của những người lao động. Đặc biệt đề cao sự đồng cám giai cấp, tình hữu
ái của những người lao động nghèo khổ. Qua đó nhà văn cũng đã góp phần giải

19
phóng số phận nhân vật, đây chính là điểm mới trong giá trị nhân đạo cùa các tác
phẩm sau năm 1945.
- về mặt nghệ thuật: Nhà văn Tô Hoài xây dựng nhân vật Mị với nhiều
điểm nghệ thuật đặc sắc. Trần thuật hấp dẫn, giới thiệu nhân vật tự nhiên mà ấn
tượng, kể chuyện ngắn gọn, dẫn dắt tình tiết khéo léo. Biệt tài miêu tả tâm lý nhân
vật sắc sảo, đặc biệt tâm trạng và hành động khá phức tạp cùa Mị được diễn tả, lí
giải một cách cụ thế, họp lí. Ngôn ngữ kể chuyện sinh động, chọn lọc, sáng tạo,
câu văn giàu tính tạo hình, đậm chất thơ. Cách dựng cảnh, tạo không khí, miêu tả
thiên nhiên và phong tục, tập quán của người dân miền núi chân thực, sống động.

III. KẾT BÀI


Nhân vật Mị là linh hồn là hơi thở của tác phẩm “Vợ chong A Phủ”. Xây
dựng nhân vật Mị là một thành công đặc sắc của nhà văn Tô Hoài. Qua việc miêu
tá diễn biến tâm trạng của nhân vật Mị trong đêm cởi trói cho A Phủ, Tô Hoài đã
khắng định sức sống tiềm tàng mãnh liệt và khát vọng tự do của nhân dân lao động
Tây Bắc dưới sự thống trị của bọn chủ nô miền núi. Nhà văn Nguyễn Khải thật có
lý khi cho ràng “Sự song nảy mầm từ trong cái chết, hạnh phúc hiện hình từ trong
những hi sinh, gian kho, ở đời nảy không có con đường cùng mà chỉ có những
ranh giới, điều quan trọng là có đủ sức mạnh đê vượt qua ranh giới ẩy hay
không”. Đúnệ vậy, vượt qua ranh giới cường quyền và thần quyền, cuối cùng nhân
vật Mị cùng tìm thấy được cho mình ánh sáng của tự do. Đây cũng chính là giá trị
nhân đạo lớn lao của tác phẩm. Qua vẻ đẹp tâm hồn con người lao động Tây Bắc,
mỗi chúng ta phải tự nhắc nhở mình phải biết sống, biết yêu quý, biết trân trọng
con người lao động nói chung, biết đấu tranh bảo vệ công lý, lẽ phải, đấu tranh với
những bất công đế bảo vệ hai chữ “Con Người” cao quý thiêng liêng.

20

You might also like