Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 8

Trường Đại học Y Hà Nội.

Ban Đổi mới Chương trình ĐTBSYK


Mẫu A. Tài liệu dành cho Giảng viên
Hướng dẫn kịch bản videoclip SKL.ROL.LAB.
22/8/2021
TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI
Module: Hô hấp (S2.6)

KỊCH BẢN CHO BÀI GIẢNG SKL


Tên kỹ năng: Sơ cứu vết thương ngực hở - SKL S2.6

1. Thông tin về bài giảng


- Tên Module: Hô hấp (S2.6)
- Tên bài SKL/ROL/LAB: SKL
- Đối tượng học tập: Sinh viên bác sỹ y khoa, năm thứ 2
- Thời lượng bài giảng: 4 tiết (200 phút)
- Giảng viên biên soạn: Phạm Hữu Lư (phamhuulu@hmu.edu.vn)
- Giảng viên thực hiện: Nguyễn Duy Thắng, Nguyễn Việt Anh, Mạc Thế Trường,
Nguyễn Anh Huy, Nguyễn Duy Gia

- Địa điểm: Phòng SKL – Trung tâm tiền lâm sàng (Đại học Y Hà Nội)

2. Mục tiêu học tập


2.1 Kiến thức
- Trình bày được các bước trong khám lâm sàng vết thương ngực hở
- Trình bày được các bước trong sơ cứu vết thương ngực hở
2.2 Kĩ năng
- Thực hiện được kỹ năng khám lâm sàng vết thương hở
- Thực hiện được kỹ năng sơ cứu vết thương ngực hở
2.3 Thái độ
- Thể hiện sự khẩn trương, kịp thời trong sơ cứu vết thương ngực hở
3. Các bước thực hiện kỹ năng (Mô tả từng bước thực hiện: làm gì, làm thế nào,ai
làm…)
3.1. Khám lâm sàng vết thương ngực hở: Sau khi được giảng viên thực hiện làm mẫu
vào đầu buổi giảng cho sinh viên quan sát. Sau đó sinh viên sẽ lần lượt thực hiện các kỹ
năng. Giảng viên sẽ quan sát, hỗ trợ và giải đáp (nếu có). Cụ thể các bước như sau:
Trường Đại học Y Hà Nội. Ban Đổi mới Chương trình ĐTBSYK
Mẫu A. Tài liệu dành cho Giảng viên
Hướng dẫn kịch bản videoclip SKL.ROL.LAB.
22/8/2021
- Chào hỏi: Sinh viên sẽ giao tiếp với người bệnh bằng những câu ngắn gọn, dễ hiểu để
thu được thông tin nhanh nhất có thể. Nếu bệnh nhân nặng thì vừa có kíp sơ cứu hỗ trợ
ban đầu cho bệnh nhân vừa khai thác thông tin từ người nhà hoặc người đi kèm.
- Nhận định sự thông thoáng đường thở: Sinh viên quan sát lại rất nhanh tình trạng
miệng (đờm dãi, máu…) kết hợp với nghe tiếng khò khè (rõ khi bệnh nhân hôn mê)…để
tìm sự bất thường trong đường thở (nếu có)
- Nhận định tình trạng hô hấp: Đòi hỏi sự quan sát kỹ hơn và nhanh chóng phát hiện các
dấu hiệu bất thường như tím môi và đầu chi, thở co kéo hay rút lõm lồng ngực…
- Xác định tình trạng vết thương ngực hở: Cùng với nhận định các dấu hiệu khó thở, vết
thương ngực sẽ được quan sát và mô tả vào hồ sơ: vị trí, kích thước, đặc điểm hiện
tại….
- Đếm nhịp thở: Bằng nhìn trên thành ngực hoặc áp tay vào thành ngực để đếm nhịp thở
trong 1 phút của bệnh nhân nhanh nhất có thể.
- Đo mạch, huyết áp: Sinh viên sẽ dùng ống nghe và máy đo huyết áp để đo cho bệnh
nhân và nhận định các dấu hiệu bất thường nếu có.
- Xác định thương tổn thành ngực kèm theo: Ngoài xác định vết thương ngực hở thì
nhận định thương tổn kèm theo như tràn khí dưới da lép bép, vết thương hoặc máu tụ
thành ngực khác….
- Gõ xem độ vang, đục của thành ngực: Sinh viên sử dụng một ngón tay để gõ lên ngón
của bàn tay còn lại đang áp lên thành ngực.
- Nghe phổi: Sau khi được xem làm mẫu thì sinh viên sẽ dùng ống nghe để nghe hai bên
ngực (phế trường) theo hình chữ J và đưa ra nhận định. Giảng viên sẽ đối chiếu và khám
lại (nếu có nghi ngờ).
- Khám da và niêm mạc: Sinh viên khám bằng cách nhìn màu sắc da mặt, lật kiểm tra
màu sắc của niêm mạc mắt (khi thiếu máu nhẹ).
3.2. Sơ cứu vết thương ngực hở
- Giải thích cho người bệnh: Sinh viên sẽ giải thích với người bệnh bằng những câu
ngắn gọn, dễ hiểu về việc tiến hành sơ cứu. Nếu bệnh nhân nặng thì vừa có kíp sơ cứu
hỗ trợ ban đầu cho bệnh nhân vừa giải thích cho người nhà hoặc người đi kèm.
- Chuẩn bị dụng cụ: Thông thường ở bệnh viện sẽ có bộ đồ thay băng và các dụng cụ
cần thiết. Sinh viên cần có lấy đầy đủ để vào khay trên bàn đẩy cạnh chỗ bệnh nhân ở vị
trí thích hợp.
Trường Đại học Y Hà Nội. Ban Đổi mới Chương trình ĐTBSYK
Mẫu A. Tài liệu dành cho Giảng viên
Hướng dẫn kịch bản videoclip SKL.ROL.LAB.
22/8/2021
- Cho bệnh nhân thở oxy mũi: Sinh viên mở và lắp dây oxy qua mũi bệnh nhân để hỗ trợ
bệnh nhân thở. Giảng viên quan sát và hỗ trợ nếu cần.
- Bịt kín tạm thời vết thương còn đang hở và nhận định nhanh tình trạng đường thở:
Sinh viên sẽ đi găng, dùng gạc sạch bịt kín tạm thời vết thương ngực nếu còn đang hở
và quan sát lại rất nhanh tình trạng hô hấp (Thường trong cấp cứu sẽ sơ cứu và nhận
định bởi một nhóm các nhân viên trong đó có một trưởng nhóm điều hành các hoạt
động. Vấn đề nhận định và hỗ trợ suy hô hấp sẽ tiến hành song song với sơ cứu vết
thương ngực hở).
- Xác định lại nhanh tình trạng vết thương ngực hở: Sau khi đã có nhận định về vểt
thương ngực hở chi tiết (số lượng, kích thước…) sẽ nhanh chóng tiến hành sơ cứu bịt
kín lại.
- Làm sạch vết thương và vùng xung quanh: Sinh viên đi găng để tiến hành làm và vết
thương sẽ được thấm máu bằng gạc vô trùng, vệ sinh sạch vùng xung quanh.
- Băng kín vết thương ngực: Sau khi vệ sinh nhanh chóng bằng gạc ướt (dung dịch
Natriclorid 9%o) sinh viên sẽ băng kính vết thương trên thành ngực bằng gạc vô trùng
và băng dính to bản hoặc băng cuộn.
- Băng ép gạc trên vết thương thành ngực: Sử dụng băng dính to bản hoặc cuộn băng
thun tiến hành băng vào vị trí gạc trên vết thương thành ngực.
- Nhận định sau băng: Sinh viên khám bằng cách nhìn vào vị trí băng, nhịp thở cũng
như tình trạng thấm máu tại vị trí băng... Giảng viên sẽ quan sát, hỗ trợ và giải đáp (nếu
có)
- Ghi chép hồ sơ bệnh án: Sau khi thực hiện thủ thuật và đánh giá lại xong sinh viên sẽ
tiến hành ngồi vào bàn và ghi chép lại các thông tin cần thiết của quá trình thao tác.
4. Chỉ tiêu thực hành
Chỉ tiêu tối thiểu cho một sinh viên
Thực hành
STT Tên kỹ năng Làm thành
Quan sát có hướng Làm đúng
thạo
dẫn của GV
1 Kỹ năng khám lâm sàng vết 1 1 1 1
thương ngực hở
2 Kỹ năng sơ cứu vết thương 1 1 1 1
ngực hở

5. Bảng kiểm dạy học


5.1 Khám lâm sàng vết thương ngực hở
STT Các bước thực hiện Ý nghĩa của từng Tiêu chuẩn phải đạt
Trường Đại học Y Hà Nội. Ban Đổi mới Chương trình ĐTBSYK
Mẫu A. Tài liệu dành cho Giảng viên
Hướng dẫn kịch bản videoclip SKL.ROL.LAB.
22/8/2021
bước
1 Chào hỏi. Khai thác Biết được nguyên nhân, Thông tin đủ, chính xác
thông tin liên quan tới cơ chế gây tổn thương, nguyên nhân gây tổn thương
thương tổn. các bất thường mà người và triệu chứng cơ năng (đau,
bệnh cảm thấy sau tai khó thở…).
nạn.
2 Nhận định tình trạng Xem đường thở thông Nhận định đúng tình trạng ứ
thông thoáng đường thở. thoáng hay bít tắc. tắc của đường thở (khò khè
đờm dãi, ral ẩm, ral nổ).
3 Nhận định tình trạng suy Xem có biểu hiện suy hô Nhận định đúng kiểu thở, có
hô hấp (kiểu thở, co kéo hấp không. hay không sự gắng sức, co
cơ hô hấp). kéo cơ hô hấp.
4 Xác định tình trạng hở, Xem vết thương hở hay Xác định đúng vị trí, độ lớn
kích thước và vị trí vết kín, lớn hay nhỏ, ở vị trí của vết thương, còn thông
thương ngực. nào trên thành ngực. thương với môi trường bên
ngoài hay không.
5 Đếm nhịp thở. Nhận định bất thường của Nhìn sự di động hoặc áp tay
nhịp thở (dấu hiệu sống) lên thành ngực, đếm đúng
nhịp thở của người bệnh.
6 Đo mạch, huyết áp. Nhận định bất thường của Đo chính xác thông số về
mạch và huyết áp (dấu mạch, huyết áp người bệnh.
hiệu sống)
7 Xác định thương tổn Nhận định các tổn thương Đánh giá được thành ngực có
thành ngực kèm theo kèm theo (nếu có) trên tụ máu, xây sát hay lép bép
thành ngực người bệnh. do tràn khí dưới da.
8 Gõ đánh giá mức độ Xác định tình trạng bất Động tác gõ chính xác, đánh
vang, đục của lồng thường bên trong lồng giá được tiếng đục (tràn
ngực. ngực do khí, máu dịch), vang (tràn khí) khi gõ
thành ngực.
9 Nghe phổi. Xác định rì rào phế nang Đánh giá đúng rì rào phế
hoặc tiếng bất thường. nang còn/mất/giảm, đối chiếu
hai bên.
10 Khám da, niêm mạc Xác định mức độ thiếu Đánh giá đúng niêm mạc mắt,
nhận định thiếu máu. máu do mất máu. da lòng bàn tay hồng hào hay
nhợt nhạt, tím.

5.2 Sơ cứu vết thương ngực hở


STT Các bước thực hiện Ý nghĩa của từng Tiêu chuẩn phải đạt
bước
1 Giải thích cho người Tạo sự tin tưởng, yên tâm Giải thích rõ ràng, người
bệnh cho người bệnh. bệnh hiểu và hợp tác.
2 Chuẩn bị dụng cụ Chuẩn bị các dụng cụ hỗ Chuẩn bị đầy đủ bông gạc,
trợ và phục vụ cho thủ băng cuộn, băng dính, dây
thuật. thở oxy mũi
Trường Đại học Y Hà Nội. Ban Đổi mới Chương trình ĐTBSYK
Mẫu A. Tài liệu dành cho Giảng viên
Hướng dẫn kịch bản videoclip SKL.ROL.LAB.
22/8/2021
3 Cho bệnh nhân thở oxy Cung cấp dưỡng khí cho Để được dây thở oxy vào mũi
qua mũi bệnh nhân bệnh nhân.
4 Bịt kín tạm thời vết Xem có còn biểu hiện suy Đánh giá chính xác tình trạng
thương còn đang hở và hô hấp sau hỗ trợ không? có suy thở hay không?
nhận định nhanh lại tình
trạng suy hô hấp (cải
thiện hoặc không).
5 Xác định nhanh lại số Xem số lượng vết thương, Nêu chính xác vị trí, độ lớn
lượng, kích thước và vị lớn hay nhỏ, ở vị trí nào của vết thương, số lượng vết
trí vết thương ngực hở trên thành ngực. thương trên thành ngực.
trước khi băng kín.

6 Làm sạch vết thương Làm sạch vết thương. Vết thương được thấm máu
và vùng xung quanh. và vệ sinh sạch xung quanh.
7 Đặt băng gạc bịt kín Bịt kín vết thương. Vết thương được bít kín hoàn
tạm thời vết thương toàn.
ngực.
8 Băng ép chặt bằng băng Băng kín vết thương, cầm Vết thương được bít kín và
cuộn hoặc băng dính to máu. băng ép chặt bằng băng cuộn
bản. hoặc băng dính to bản.
9 Nhận định hiệu quả của Xem mức độ ổn định của Đảm bảo băng ép chắc chắn,
sơ cứu: về cầm máu, vết thương sau sơ cứu. cầm máu hoàn toàn.
tình trạng hô hấp.
10 Ghi chép hồ sơ bệnh án Mô tả lại các công việc đã Ghi chép đủ thông tin cần
sau thủ thuật thực hiện vào hồ sơ bệnh thiết trong hồ sơ
án

6. Bảng kiểm lượng giá


6.1 Khám lâm sàng vết thương ngực hở
Thang điểm
STT Nội dung từng bước 0 1 2 3

1 Chào hỏi. Khai thác thông tin liên quan tới thương tổn.
2 Nhận định tình trạng thông thoáng đường thở.
3 Nhận định tình trạng suy hô hấp (kiểu thở, co kéo cơ
hô hấp).
4 Xác định tình trạng hở, kích thước và vị trí vết thương
ngực.
5 Đếm nhịp thở.
6 Đo mạch, huyết áp.
7 Xác định thương tổn thành ngực kèm theo
Trường Đại học Y Hà Nội. Ban Đổi mới Chương trình ĐTBSYK
Mẫu A. Tài liệu dành cho Giảng viên
Hướng dẫn kịch bản videoclip SKL.ROL.LAB.
22/8/2021
8 Gõ đánh giá mức độ vang, đục của lồng ngực.
9 Nghe phổi.
10 Khám da, niêm mạc nhận định thiếu máu.

6.2 Sơ cứu vết thương ngực hở


Thang điểm
STT Nội dung từng bước 0 1 2 3

1 Giải thích cho người bệnh


2 Chuẩn bị dụng cụ
3 Cho bệnh nhân thở oxy qua mũi
4 Bịt kín tạm thởi vết thương còn đang hở và nhận định
nhanh lại tình trạng suy hô hấp (cải thiện hoặc không).
5 Xác định nhanh lại số lượng, kích thước và vị trí vết
thương ngực để trước khi băng kín.
6 Làm sạch vết thương và vùng xung quanh.
7 Đắp bông gạc bịt kín tạm thời vết thương ngực.
8 Băng ép chặt bằng băng cuộn hoặc băng dính to bản.
9 Nhận định hiệu quả của sơ cứu: cầm máu, tình trạng hô
hấp.
10 Ghi chép hồ sơ bệnh án sau thủ thuật

Tổng điểm tối đa của bảng kiểm: 30.


Quy định:
Không làm = 0 điểm Làm được nhưng chưa thành thạo = 2 điểm
Làm sai, làm không đầy đủ = 1 điểm Làm tốt, thành thạo = 3 điểm

Lưu ý:
- Làm đúng (đạt) là làm đúng theo quy trình, không có sai sót lớn, đảm bảo an toàn,
đạt được các tiêu chuẩn chính và đạt từ 2/3 (~65%) tổng số điểm
- Mức điểm đạt tính là 4 điểm (theo thang điểm 10). Tuỳ vào tổng số bước, tổng số
điểm để xây dựng bảng qui đổi sang thang điểm 10.

Quy đổi sang thang điểm 10:


Điểm bảng kiểm Thang điểm 10 Điểm bảng kiểm Thang điểm 10
0 – 3 điểm 1 điểm 16 – 18 điểm 6 điểm
Trường Đại học Y Hà Nội. Ban Đổi mới Chương trình ĐTBSYK
Mẫu A. Tài liệu dành cho Giảng viên
Hướng dẫn kịch bản videoclip SKL.ROL.LAB.
22/8/2021
4 – 6 điểm 2 điểm 19 – 21 điểm 7 điểm
7 – 9 điểm 3 điểm 22 – 24 điểm 8 điểm
10 – 12 điểm 4 điểm (Đạt) 25 – 27 điểm 9 điểm
13 – 15 điểm 5 điểm 28 – 30 điểm 10 điểm

7. Danh mục thiết bi, dụng cụ, mô hình

STT Thiết bị, dụng cụ, mô hình… cần sử dụng dạy-học cho 1 tổ (25 sinh viên)

1 Mô hình mô phỏng người bệnh có vết thương ngực (simulator)


2 Máy đo huyết áp, cặp nhiệt độ, ống nghe, đồng hồ đếm mạch mỗi loại 01 chiếc
3 Nhiều gạc hoặc bông sạch, tốt nhất là vô trùng.
4 Băng cuộn: 10 – 15 cuộn và băng thun: 5 cuộn.
5 Dung dịch lau vết thương: cồn 700, Bétadin (bovidin), hoặc huyết thanh rửa, hay
nước sạch.
6 Bình thở oxy và hệ thống dây dẫn cho người bệnh (01 bộ)
7 Băng dính y tế: 5 cuộn

8. Tài liệu học tập


- Handout bài giảng
- Bài giảng kỹ năng Y khoa (2006). Nguyễn Đức Hinh, Nhà xuất bản Y học
9. Tài liệu tham khảo
9.1 Trường Đại học Y Hà Nội, Bộ môn Ngoại (2020). “Triệu chứng học chấn thương
ngực kín, vết thương ngực hở”, Bài giảng triệu chứng học Ngoại khoa, Nhà xuất bản Y
học: 173 – 191.
9.2 Đặng Hanh Đệ (2000). Khám chấn thương lồng ngực, Ngoại khoa cơ sở. Nhà xuất bản
Y học: 60-65.

Hà Nội, ngày 02 tháng 04 năm 2022


Trưởng Module Trưởng Bộ môn Giảng viên biên soạn

Phan Thu Phương Phạm Hữu Lư


Trường Đại học Y Hà Nội. Ban Đổi mới Chương trình ĐTBSYK
Mẫu A. Tài liệu dành cho Giảng viên
Hướng dẫn kịch bản videoclip SKL.ROL.LAB.
22/8/2021

You might also like