BÀI TẬP CHƯƠNG 3

You might also like

Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 21

BÀI TẬP CHƯƠNG 2

1. Em hãy trình bày điều kiện LS của Việt Nam tác động đến sự ra đi tìm
đường cứu nước của Hồ Chí Minh.
* Cuối thế kỷ XIX, Việt Nam bị thực dân Pháp xâm lược (1858 -1884), Việt Nam trở
thành xứ thuộc địa nửa phong kiến với sự biến đổi căn bản về giai cấp và tầng lớp xã
hội.

* Do sự bóc lột nặng nề của cả đế quốc và phong kiến, các phong trào kháng chiến
chống Pháp nổ ra ở khắp nơi, song do không nhận thức đúng bản chất của kẻ thù, do
bế tắc về đường lối  tất cả các phong trào đấu tranh của nhân dân ta đều thất bại.

Các phong trào đấu tranh dưới sự lãnh đạo của tư tưởng phong kiến (Phong trào Cần
Vương, khởi nghĩa Yên Thế…) lần lượt thất bại.

Các phong trào đấu tranh dưới ảnh hưởng của hệ tư tưởng tư sản và tiểu tư sản (Phong
trào của cụ Phan Bội Châu, Phan Chu Trinh, Nguyễn Thái Học…) cũng lần lượt bị
thất bại.

 Phong trào giải phóng dân tộc Việt Nam lâm vào cuộc khủng hoảng đường
lối cứu nước.  Muốn cứu nước và giải phóng dân tộc, cách mạng Việt Nam phải tìm
ra một con đường mới.

2. Trong các giá trị truyền thống của dân tộc, truyền thống nào là nổi trội
nhất?
Truyền thống yêu nước, ý chí bất khuất đấu tranh để dựng nước và giữ nước. Chủ
nghĩa yêu nước đã trở thành hạt nhân của truyền thống dân tộc và là giá trị cao nhất
chi phối mọi giá trị khác của dân tộc Việt Nam.
3. Có nhận định cho rằng: Giai đoạn 1911-1920 là giai đoạn quyết định TT
HCM về vấn đề CMVS ở Việt Nam, đúng hay sai? Tại sao?
Đúng, vì đây là thời kỳ xác định con đường cứu nước, giải phóng dân tộc. (1911 -
30/12/1920)

Tháng 7 năm 1911, Hồ Chí Minh đến Pháp. Người có điều kiện đi nhiều nước làm
nhiều nghề khác nhau..., những điều đó đã giúp Người nhận thức được rằng, các khẩu
hiệu tự do dân chủ do CNĐQ nêu ra chỉ là những khẩu hiệu giả tạo, đồng thời khẳng
định ở đâu cũng có hai hạng người, và nguồn gốc của mọi khổ đau của nhân loại là ở
các nước chính quốc. Các dân tộc muốn được giải phóng, chỉ có thể dựa vào chính
sức lực của mình.

Hồ Chí Minh tiếp nhận Luận cương của Lênin (đăng trên báo “Nhân đạo” số ra các
ngày 16, 17/71920) và kể từ đây, con đường cứu nước của Hồ Chí Minh đã được xác
định: “Muốn cứu nước và giải phóng dân tộc không có con đường nào khác con
đường cách mạng vô sản”.

4. Hãy trình bày những đặc điểm lớn của Thời đại tác động đến sự hình
thành TT HCM về CM Việt Nam.
- Chủ nghĩa ĐQ ra đời  chính sách xâm chiếm thuộc địa của CNĐQ  các cuộc
đấu tranh giải phóng không còn hđ riêng lẻ mà trở thành cuộc đấu tranh chung của
các dân tộc thuộc địa.
- Cách mạng T10 Nga thành công  mở đầu thời đại quá độ từ CNTB lên CNXH.
- Quốc tế CS III ra đời. Đọc được bản Sơ thảo lần thứ nhất những luận cương về các
vấn đề dân tộc và vấn đề thuộc địa của Lenin  HCM tìm ra con đường cứu nước
cho dân tộc.
Tất cả những đặc điểm trên đã tác động mạnh mẽ đến sự hình thành tư tưởng cách
mạng của Hồ Chí Minh và giúp ông trở thành một trong những nhà lãnh đạo tài ba,
xuất sắc và có ảnh hưởng nhất trong lịch sử cách mạng Việt Nam.
5. Hãy cho biết vai trò của QTế Cộng Sản đối với Cách mạng Việt Nam.
Qte CS đã tạo ra môi trường hđ quốc tế thuận lợi giúp đỡ Nguyễn Ái Quốc và những
người yêu nước Việt Nam trong việc truyền bá chủ nghĩa Mác - Lênin vào phong trào
công nhân và phong trào yêu nước
Chính nhờ sự giúp đỡ của Quốc tế Cộng sản thông qua các phân bộ của mình, phong
trào công nhân và phong trào yêu nước Việt Nam có một bước chuyển biến căn bản từ
tự phát sang tự giác, từ lẻ tẻ rời rạc đi đến có tổ chức
Tháng 2/1930, Dưới sự chỉ đạo của Quốc tế Cộng sản (Quốc tế III), đồng chí Nguyễn
Ái Quốc chủ trì Hội nghị hợp nhất 3 tổ chức Cộng sản: Đông Dương Cộng sản Đảng,
An Nam Cộng sản Đảng, Đông Dương Cộng sản Liên đoàn thành một đảng duy nhất
là Đảng Cộng sản Việt Nam, đánh dấu một bước ngoặt lịch sử trọng đại của cách
mạng Việt Nam.
Quốc tế Cộng sản luôn theo sát, giúp đỡ kịp thời và chỉ đạo cụ thể đối với Đảng và
cách mạng Việt Nam để cách mạng Việt Nam thực sự là một bộ phận khăng khít của
cách mạng thế giới. Nhờ đó, Đảng Cộng sản Việt Nam vượt qua nhiều khó khăn, thử
thách, không ngừng lớn mạnh và trưởng thành.
6. Nhận định cho rằng: Truyền thống đoàn kết, tương thân tương ái là giá trị nổi
bật, cốt lõi nhất trong các giá trị văn hóa của Việt Nam đúng hay sai? Vì sao?
Đúng, truyền thống đoàn kết, tương thân tương ái là giá trị nổi bật và cốt lõi trong
các giá trị văn hóa của Việt Nam. Điều này được thể hiện qua tinh thần đoàn kết và
sự giúp đỡ lẫn nhau trong cộng đồng, qua việc quan tâm đến người khác và chia sẻ
với cộng đồng xã hội. Được hình thành trong quá trình sinh sống, đồng tình, đồng
lòng, đồng sức, đồng minh.
7. Điều gì đã chi phối sự lựa chọn hướng đi cứu nước của Hồ Chí Minh?
+ Tình hình đất nước bị xâm chiếm, nhân dân bị bóc lột.
+ Phong trào giải phóng dân tộc ở châu Á và các nước thuộc địa.
+ Chủ nghĩa Mác – Lênin và sự ra đời Đảng Cộng sản trên thế giới.
+ Tình yêu nước xuất phát từ truyền thống VH của dân tộc và sự quyết tâm của
Nguyễn Tất Thành.
8. Hồ Chí Minh đã sử dụng những từ gì để đánh giá về các phong trào cách mạng
của: Phan Bội Châu; Phan Chu Trinh; Hoàng Hoa Thám.
Hồ Chí Minh đã khảo sát rất kĩ các phong trào đấu tranh trong nước, Người nhận
định:

[Phong trào Cần Vương, Khởi nghĩa Yên Thế,..]: sự bất lực của hệ tư tưởng PK trước
yêu cầu của thời đại mới.

[Phong trào của cụ Phan Bội Châu, Phan Chu Trinh, Nguyễn Thái Học,..]: chưa nhận
thức đúng bản chất của kẻ thù  chưa thể xác định đúng con đường đi cho dân tộc.

+ Phan Bội Châu – “Đuổi hổ cửa trước, rước beo cửa sau”.
+ Phan Chu Trinh – “Xin sỏ thực dân pháp rủ lòng thương cũng không đòi
được độc lập”.
+ Hoàng Hoa Thám – “Thực tế hơn hai cụ Phan, nhưng Cụ còn nặng cốt cách
phong kiến”.

9. Trong các giá trị truyền thống văn hóa ở phương Đông: Nho Giáo; Phật Giáo;
Lão Giáo, giá trị truyền thống nào ảnh hưởng đến lối sống của Hồ Chí Minh.
Tư tưởng Lão Giáo ảnh hưởng đến lối sống của Hồ Chí Minh (sống giản dị, biết như
nào là đủ, biết hài lòng với thứ mình đang có, không tham lam vượt quá khả năng của
mình..)
[Phật giáo, Nho giáo ảnh hưởng khá lớn đến sự hình thành tư tưởng HCM]
10. Hồ Chí Minh đã vận dụng được những ưu điểm của Nho Giáo, Phật Giáo vào
hệ thống tư tưởng của mình?
- Nho giáo: học Nho không phải để làm quan, mà là 1 kinh nghiệm về đạo đức và
cách ứng xử.
+ Triết lý hành động, tư tưởng nhập thế, hành đạo, giúp đời, mong muốn một xã
hội bình trị, tư tưởng trọng dân “dân vi quý xã tắc thứ chi quân vi khinh”, đề cao văn
hóa, lễ giáo, đã tạo nên truyền thống hiếu học, tu thân dưỡng tính...
- Phật giáo: tư tưởng vị tha, từ bi hỉ xả, cứu khổ cứu nạn, thương người như thể
thương thân; tinh thần dân chủ bình đẳng chất phác chống phân chia xã hội thành
đẳng cấp “Ta là Phật đã thành, chúng sinh là Phật sẽ thành”; chủ trương sống có
đạo đức, trong sạch, giản dị chăm làm điều thiện; đề cao lao động, chống lười
biếng; chủ trương sống gắn bó với dân với nước...Hồ Chí Minh rất coi trọng những
giá trị tích cực của Phật giáo, đặc biệt là những quan niệm về thiện – ác; chân,
thiện, mỹ.
11. Hồ Chí Minh đã dùng những từ gì để nhận xét về cuộc Cách mạng Tân Hợi
của Tôn Trung Sơn (1911)
HCM đánh giá: chủ nghĩa Tam dân của Tôn Trung Sơn đã tiếp cận đến con đường
CMVS, tán thành mục tiêu của chủ nghĩa Tam dân: dân tộc độc lập, dân quyền tự do,
dân sinh hạnh phúc, nhưng chủ trương phải gắn chúng với CMVS và CNXH dựa trên
hệ tư tưởng của chủ nghĩa Mác-Lenin.
Cách mạng TQuoc “gần gũi” với VN và đường lối của Tôn Trung Sơn đã “tiếp cận”
đến con đường cách mạng vô sản. ản.
12. Giai đoạn nào quan trọng nhất hình thành TT.HCM về Cách mạng Vô Sản ở
Việt Nam?
Giai đoạn 1911-1920 là giai đoạn quan trọng nhất hình thành TT HCM về CMVS ở
Việt Nam vì đây là thời kỳ xác định con đường cứu nước, giải phóng dân tộc. (1911 -
30/12/1920).

13. Trong các nhân tố góp phần hình thành TT HCM nhân tố nào quan trọng
nhất? Vì sao?
Nhân tố phẩm chất cá nhân của HCM là nhân tố quan trọng nhất hình thành TT HCM
vì từ những phẩm chất đó (sự hiểu biết, trình độ VH và nhận thức; tư duy độc lập, tự
chủ, sáng tạo; sự khổ công học tập; tâm hồn yêu nước chân chính, …), Hồ Chí Minh
tiếp thu văn hóa nhân loại, đưa những tri thức thu nhận được vào quần chúng nhân
dân, chuyển hóa tri thức nhân loại thành bản lĩnh, trí tuệ và kinh nghiệm phù hợp với
đất nước. Nhờ đó, TT.HCM dần được hình thành và đi đúng hướng.
14. Hồ Chí Minh đã sử dụng những từ gì để nhận xét về cuộc cách mạng Tháng
Mười Nga 1917? Hãy làm rõ những từ ấy.
Hồ Chí Minh đã sử dụng những từ như "lớn lao", "vĩ đại", "giông tố", "ấn tượng" để
nhận xét về cuộc cách mạng Tháng Mười Nga 1917. "Từng nổ ra cuộc cách mạng lớn
lao nhất và vĩ đại nhất trong lịch sử nhân loại, cách mạng nơi nơi đã trở thành giông tố
lớn ấn tượng góp phần gìn giữ và phát triển thành công chủ nghĩa xã hội."
Những từ này cho thấy Hồ Chí Minh đánh giá cao cuộc cách mạng Tháng Mười Nga
1917 và xem nó là một sự kiện quan trọng và tác động đáng kể trong lịch sử nhân loại.
15. Có nhận định cho rằng nhân tố Chủ quan là nhân tố quan trọng nhất góp
phần hình thành TT HCM, đúng hay sai? Vì sao?
Đúng, vì:
Nhân tố Chủ quan chính là những phẩm chất cá nhân hiếm có, đã quyết định việc
Nguyễn Ái Quốc tiếp nhận, chọn lọc, chuyển hóa, phát triển những tinh hoa của dân
tộc và thời đại thành tư tưởng đặc sắc của mình. Những phẩm chất cá nhân đó đã theo
Hồ Chí Minh đến cuối cuộc đời, nó đã được trải nghiệm qua thực tiễn cuộc đời và sự
nghiệp đấu tranh oanh liệt của Hồ Chí Minh. Nó lý giải vì sao trong điều kiện thật-giả,
trắng-đen lẫn lộn, trong khi nhiều nhà yêu nước Việt Nam còn đang lúng túng, băn
khoăn, mơ hồ về con đường cứu nước theo khuynh hướng tư sản… thì Hồ Chí Minh
đã nhận thức được một cách rõ ràng về mục tiêu, lý tưởng của cách mạng đồng thời
chỉ rõ con đường cho cách mạng Việt Nam tiến lên.
Tóm lại, nhân tố chủ quan là yếu tố quyết định để Hồ Chí Minh có thể tiếp thu, phát
triển các giá trị truyền thống của dân tộc, tinh hoa văn hóa của nhân loại, chủ nghĩa
Mác-Lênin để xây dựng và hoàn thiện tư tưởng của mình, biến nó thành sức mạnh
tinh thần to lớn dẫn dắt cách mạng Việt Nam đi đến thắng lợi.

16. Vì sao Hồ Chí Minh lại đánh giá Cách Mạng Tháng Mười Nga 1917 là cách
mạng đến nơi và cách mạng triệt để?
Hồ Chí Minh đánh giá Cách mạng Tháng Mười Nga 1917 là cách mạng đến nơi và
cách mạng triệt để vì nó mang lại những thay đổi lớn lao và tích cực cho nước Nga và
cả thế giới. Cách mạng Tháng Mười Nga đã lật đổ chế độ tư sản, phân chia lại tài sản
và nguồn lực, lập ra chính quyền cộng sản đầu tiên trên thế giới. Hồ Chí Minh đã nhận
thấy rằng cách mạng này đã tạo ra sự cân bằng xã hội, giải phóng giai cấp công nhân
và nông dân khỏi áp bức của tư sản, và thúc đẩy sự phát triển kinh tế và xã hội. Hơn
nữa, cách mạng Tháng Mười Nga còn là nguồn cảm hứng và sự ủng hộ lớn lao cho
những phong trào cách mạng và giải phòng dân tộc.

BÀI TẬP CHƯƠNG 3


1. Hồ Chí Minh chủ trương xây dựng chủ nghĩa xã hội theo mô hình của Liên
Xô, đúng hay sai, vì sao?
 Sai. Vì:
HCM tiếp cận CNXH xuất phát từ yêu cầu thực tiễn của CM VN, người đã luôn vận
dụng và phát triển sáng tạo chủ nghĩa Mác, không rơi vào chủ nghĩa giáo điều, máy
móc.
HCM đã nêu ra luận điểm: mỗi dân tộc đi lên CNXH có những nét đặc thù riêng,
không thể máy móc thực hiện như nhau với các quốc gia có trình độ phát triển khác
nhau.
2. Theo Hồ Chí Minh giặc ngoại xâm, giặc đói, giặc dốt là kẻ thù nguy hiểm số
một của chủ nghĩa xã hội, đúng hay sai, vì sao?
 Sai. Vì:
Theo HCM, lực cản chủ yếu nhất trên con đường tiến lên CNXH là “chủ nghĩa cá
nhân” – căn bệnh “mẹ”, “kẻ thù hung ác nhất của CNXH” từ đó “đẻ ra trăm thứ bệnh
nguy hiểm”.
3. Tại sao Hồ Chí Minh lại xác định bước đầu của thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa
xã hội ở Việt Nam phải lấy nông nghiệp làm mặt trận hàng đầu?
 Bởi vì: lúc bấy giờ, dân ta vừa thoát ra khỏi chiến tranh cần đảm bảo nguồn lương
thực cho người dân, “muốn phát triển công nghiệp, KTe nói chung thì phải lấy phát
triển nông nghiệp làm gốc, làm chính”, bởi vì chúng ta có “thiên thời”(khí hậu, đất
đai), “nhân hòa”(lực lượng lđ nông nghiệp). Hơn nữa, người dân vốn có bề dày về
kinh nghiệm làm nông nghiệp, vốn ít, thu lợi nhanh.
4. Luận điểm cho rằng chủ nghĩa đế quốc, các thế lực thù địch là kẻ thù nguy
hiểm số một của chủ nghĩa xã hội là của Hồ Chí Minh, đúng hay sai, vì sao?
 Sai, trả lời giống câu 2.
5. Luận điểm cho rằng trong thời kỳ quá độ cần xóa bỏ các thành phần kinh tế
phi xã hội chủ nghĩa là chủ trương của Hồ Chí Minh, đúng hay sai, vì sao?
 Sai. Vì:
HCM chủ trương xây dựng nền kinh tế nhiều thành phần. Trong đó, 4 thành phần kinh
tế mà Người đề cập đến là: kinh tế quốc doanh (nhà nước), kinh tế hợp tác xã, kinh tế
tư bản tư doanh và kinh tế riêng lẻ khác.
(Theo Người, nên ưu tiên phát triển kinh tế nhà nước để tạo nền tảng vật chất cho
CNXH). Tuy nhiên cũng tạo ĐK để phát triển các thành phần kte khác.
6. Hồ Chí Minh đã xác định những bước đi và những biện pháp nào trong xây
dựng thời kỳ quá độ ở Việt Nam? Trong những biện pháp ấy biện pháp nào được
Hồ Chí Minh xem là quan trọng nhất, vì sao?
 + Bước đi:
1. Ưu tiên phát triển nông nghiệp
2. Phát triển tiểu công nghiệp và công nghiệp nhẹ
3. Phát triển công nghiệp nặng
+ Biện pháp:
- Kết hợp cải tạo với xây dựng, trong đó xây dựng là chủ yếu và lâu dài.
- Phát triển KT-XH hài hòa đảm bảo cho các tphan KT, tphan XH đều có điều
kiện phát triển.
- Phương thức chủ yếu để xây dựng CNXH là: “đem tài dân, sức dân, của dân
làm lợi cho dân”, vì “đó là CNXH nhân dân”, không phải là CNXH nhà nước, xây
dựng CNXH không thể bằng mệnh lệnh từ trên xuống.
- Coi trọng vai trò quyết định của biện pháp tổ chức thực hiện và phát huy nỗ
lực chủ quan trong việc thực hiện kế hoạch KT-XH. HCM chủ trương: chỉ tiêu 1, biện
pháp 10, quyết tâm 20,.. có thế kế hoạch mới hoàn thành tốt được.
7. Giặc ngoại xâm là kẻ thù nguy hiểm số một của chủ nghĩa xã hội là quan điểm
của Hồ Chí Minh, đúng hay sai, vì sao? [trl giống câu 2]
8. Phân tích làm rõ những động lực và trở lực trong xây dựng chủ nghĩa xã hội
theo Hồ Chí Minh. Theo anh (chị) trong các yếu tố đó, yếu tố nào quyết định
nhất đến việc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam, anh (chị) cần làm gì để
đóng ghóp vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc hiện nay?
 - Động lực:
+ Các nguồn lực về vốn, KH-KT, con người (bao trùm và quyết định nhất. Vì
tất cả đều phải thông qua con người, nguồn lực này là vô tận, trong đó trí tuệ con
người càng khai thác càng tăng trưởng).
+ Chú trọng khai thác các nguồn ngoại lực: hợp tác, đặc biệt là với các nước
XHCN anh em, tranh thủ sự ủng hộ của nhân loại tiến bộ, các thành tựu của cuộc cách
mạng KH-KT.
- Lực cản:
+ Chủ nghĩa cá nhân: căn bệnh “mẹ”, bệnh “gốc”, “kẻ thù hung ác nhất của
CNXH” từ đó “đẻ ra trăm thứ bệnh nguy hiểm”.
“Chủ nghĩa cá nhân là 1 thứ rất gian xảo, xảo quyệt, nó khéo dỗ dành
ngta đi xuống dốc. Nó là 1 thứ vi trùng rất độc, đẻ ra hàng trăm thứ bệnh: tham ô, hủ
hóa, lãng phí, xa hoa, tham danh trục lợi, thích địa vị quyền hành, tự cao tự đại, coi
thường tập thể, xem khinh quần chúng, độc đoán, độc quyền, quan liêu, mệnh lệnh,..
Chủ nghĩa cá nhân là trở ngại lớn nhất cho việc xây dựng CNXH. Cho nên thắng lợi
của CNXH không thể tách rời thắng lợi của cuộc đấu tranh trừ bỏ chủ nghĩa cá nhân”.
+ Giặc nội xâm: tham nhũng, lãng phí, quan liêu
+ Tệ chia rẽ, bè phái, mất đoàn kết làm giảm sút uy tín và sức mạnh của Đảng,
của CM.
+ Tệ chủ quan, bảo thủ, lười biếng không chịu học tập lý luận, học tập cái mới.
- Điều cần làm để góp phần vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc:
1. Giữ vững mục tiêu CNXH
2. Phát huy quyền làm chủ của nhân dân, khơi dậy mạnh mẽ tất cả các nguồn lực,
trước hết là nội lực để thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
3. Kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại.
4. Chăm lo xây dựng Đảng vững mạnh, làm trong sạch bộ máy nhà nước, đẩy
mạnh đấu tranh chống quan liêu, tham nhũng, lãng phí, thực hiện cần kiệm xây
dựng CNXH.
5. Đấu tranh chống suy thoái về tư tưởng chính trị, về đạo đức, lốisống chống “tự
diễn biến”, “tự chuyển hóa”.

9. Nội dung về mặt chính trị trong chủ nghĩa xã hội theo tư tưởng Hồ Chí Minh
là gì?
 Xây dựng chế độ chính trị dân chủ, do nhân dân làm chủ, xây dựng nhà nước của
nhân dân, do dân, vì dân, quyền làm chủ của nhân dân được thực hiện và không ngừng
phát huy. Phải độc lập về chính trị, giữ vững và phát huy vai trò lãnh đạo của ĐCS
VN.
10. Phân tích tư tưởng Hồ Chí Minh về các nguyên tắc, bước đi và biện pháp xây
dựng thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội?
 - Nguyên tắc:
+ Quán triệt nguyên lí của chủ nghĩa Mác – Lenin, học tập kinh nghiệm của các
nước nhưng không được giáo điều, máy móc. Phải giữ vững độc lập dân tộc, tự chủ,
tự cường.
+ Căn cứ vào điều kiện thực tế, đặc điểm dân tộc, nhu cầu và khả năng thực tế
của nhân dân để xác định bước đi cho phù hợp.
- Bước đi + Biện pháp: câu 6.
11. Hãy lý giải vì sao theo Hồ Chí Minh phải tiến lên xây dựng chủ nghĩa xã hội ở
Việt Nam?
- Xuất phát từ quy luật vận động, phát triển khách quan của lịch sử xã hội loài người,
từ tính chất và xu thế vận động tất yếu của thời đại.
- CNXH ra đời từ “sự tàn bạo của CNTB”.
- Xét về con đường CM VN: độc lập dân tộc mới chỉ là cấp độ đầu tiên, đi lên CNXH
mới giải phóng được giai cấp, giải phóng con người.
- HCM đã kế thừa tư tưởng CM không ngừng của CN Mac – Lenin để luận chứng 1
cách toàn diện khả năng đi tới CNXH bỏ qua chế độ TBCN của nước ta.
- Tính tất yếu của CNXH ở VN xuất phát từ tương quan so sánh lực lượng giữa giai
cấp tư sản và giai cấp vô sản trong CM giải phóng dân tộc.
12. Luận điểm “Chủ nghĩa xã hội là lấy nhà xưởng, xe lửa, ngân hàng… làm của
chung” là nhấn mạnh đặc trưng nào của chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam?
 Chủ nghĩa xã hội là công trình tập thể của nhân dân, do nhân dân tự xây dựng lấy
dưới sự lãnh đạo của Đảng cộng sản. Đó là một chủ nghĩa xã hội của dân, do dân, vì
dân, là hiện thân đỉnh cao của tiến trình tiến hóa lịch sử nhân loại.

13. Nhân tố nào theo Hồ Chí Minh sẽ đảm bảo thành công trong thời kỳ quá độ
lên chủ nghĩa xã hội?
- Giữ vững và tăng cường vai trò lãnh đạo của Đảng.
- Nâng cao vai trò quản lý Nhà nước.
- Phát huy tính tích cực chủ động của các tổ chức quần chúng, tổ chức CT-XH
- Xây dựng đội ngũ cán bộ đủ đức và tài, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp cách mạng
XHCN.
14. Tại sao theo Hồ Chí Minh thời kỳ quá độ lại lâu dài, khó khăn?

- Đây là cuộc CM làm đảo lộn mọi mặt đời sống XH, đòi hỏi phải giải quyết hàng loạt
các mâu thuẫn khác nhau và luôn gặp phải sự chống đối của các thế lực thù địch trong
nước và ngoài nước.

- Hình thức quá độ gián tiếp từ 1 nước lạc hậu tiền TBCN trong khi xuất phát điểm
KT-XH của ra rất lạc hậu và thấp kém.

- Xây dựng CNXH là công việc hoàn toàn mới mẻ, chúng ta chưa có kinh nghiệm phải
vừa làm vừa học và không thể tránh được thiếu sót, sai lầm, thậm chí thất bại tạm thời,
cục bộ,..

15. Tiêu chí nào để đánh giá nền độc lập hoàn toàn, độc lập triệt để? Trong các
tiêu chí ấy, tiêu chí nào quan trọng nhất.

 Nền độc lập hoàn toàn, triệt để:

- Dân tộc đó phải có quyền quyết định trên tất cả các mặt kinh tế, chính trị,
quân sự, ngoại giao, toàn vẹn lãnh thổ.

[Quan trọng nhất là độc lập về chính trị]

- Dân tộc đó phải được bình đẳng với các dân tộc khác.

- Độc lập dân tộc phải gắn liền với tự do hạnh phúc của nhân dân.

- Phải là nền độc lập mà người dân được sống trong một đất nước hòa bình,
thống nhất, được hưởng các quyền tự do chân chính.

16. Chủ trương xóa bỏ các thành phần kinh tế phi xã hội chủ nghĩa trong
thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội, là quan điểm của Hồ Chí Minh, đúng
hay sai, vì sao? [câu 5]

17. Có nhận định cho rằng: Cách mạng giải phóng dân tộc muốn thắng lợi
phải do Đảng Cộng Sản lãnh đạo là luận điểm sáng tạo của HCM? Đúng hay
sai? Vì sao?
 Đúng. Vì:

Đây là một sáng tạo của Hồ Chí Minh về lý luận cách mạng giải phóng dân tộc.
Hồ Chí Minh cho rằng: muốn giải phóng dân tộc, trước hết phải có Đảng cách
mạng, Đảng có vững, CM mới thành công. Đảng đó phải được xây dựng theo
nguyên tắc Đảng kiểu mới của V.I.Lênin, được vũ trang bằng chủ nghĩa Mác -
Lênin.

18. Vì sao HCM lại khẳng định CM Tháng Mười là cách mạng triệt để, cách
mạng đến nơi?

 Sau CM Tháng Mười, người dân được hưởng tự do, hạnh phúc, bình đẳng
thực sự. Thành quả cuối cùng thuộc về giai cấp vô sản (công nhân, nông dân).
CM Nga đã xóa bỏ XHPK, bóc lột, đồng thời giúp đỡ các dân tộc thuộc địa giải
phóng mình.

19. Hồ Chí Minh đã sử dụng những hình ảnh gì để nói về sự nguy hiểm của
chủ nghĩa thực dân - đế quốc?

 CNTB (TD-ĐQ) là 1 con đỉa có 1 cái vòi bám vào g/c VS chính quốc và 1 cái
vòi khác bám vào g/c VS ở các nước thuộc địa. Để tiêu diệt con vật ấy, phải cắt
đồng thời cả 2 vòi. Nếu chỉ cắt 1 vòi thì cái còn lại sẽ vẫn tiếp tục hút máu của g/c
VS rồi vẫn tiếp tục sống và cái vòi đã bị cắt kia sẽ mọc ra lại.

20. Trong các lực cản xây dựng CNXH lực cản nào nguy hiểm nhất?[C8]

21. Quan điểm: “Đấu tranh chống chủ nghĩa cá nhân có nghĩa là loại bỏ lợi ích cá
nhân để tập trung cho lợi ích tập thể” có phải của Hồ Chí Minh không? Tại sao?
 Sai. Vì:
HCM chống chủ nghĩa cá nhân, chứ không chống lợi ích cá nhân. Người chú trọng
đảm bảo lợi ích cá nhân chính đáng, song phải chống chủ nghĩa cá nhân “chỉ vì mình,
quê mình mà kết thành phe cánh”, “đó là những điều rất nguy hại cho CNXH”.
22. Theo Hồ Chí Minh, các lực cản chủ yếu đối với công cuộc xây dựng chủ nghĩa
xã hội ở nước ta gồm những nhân tố nào (chỉ cần nêu tên)? [câu 8]
23. Trình bày những đặc trưng bản chất của chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam theo tư
tưởng Hồ Chí Minh ?
- Đặc trưng bản chất:
Bản chất của XHCN là giải phóng con người, đảm bảo cho con người được phát triển
tự do, toàn diện.
1. Chế độ chính trị dân chủ, do nhân dân là chủ, làm chủ, mọi quyền
hành, mọi lực lượng đều ở nơi dân, có nhà nước của dân, do dân, vì dân, dựa trên khối
đại đoàn kết toàn dân.
2. CNXH có nền KTe phát triển cao, dân giàu nước mạnh, có KH-KT
tiên tiến, hiện đại.
3. CNXH là chế độ không còn áp bức, bóc lột, bất công dựa trên chế độ
sở hữu XH về tư liệu sx và thực hiện phân phối theo lao động.
4. CNXH là 1 XH phát triển cao về VH, đạo đức, có hệ thống quan hệ
XH dân chủ, bình đẳng, công bằng, con người được giải phóng, phát triển tự do, toàn
diện trong sự hài hòa giữa XH với tự nhiên.
5. CNXH là công trình tập thể của ND, do ND xây dựng dưới sự lãnh
đạo của ĐCS. Đó là 1 CNXH của dân, do dân, vì dân, là hiện thân đỉnh cao của tiến
trình tiến hóa lịch sử nhân loại.
[- Đặc trưng:
+ Nhân dân lao động làm chủ
+ Có 1 nền Kte phát triển cao dựa trên lực lượng sxuat hiện đại và chế
độ công hữu về các TLSX chủ yếu
+ Có nền VH tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc
+ Con người được giải phóng khỏi áp bức, bóc lột, bất công; làm theo
năng lực, hưởng theo lao động; có cuộc sống ấm no, tự do, hạnh phúc; có điều kiện
phát triển toàn diện cá nhân
+ Các dân tộc trong nước bình đẳng, đoàn kết giúp đỡ nhau cùng tiến bộ
+ Có quan hệ hữu nghị, hợp tác với ND all nước trên thế giới.
+ Dân giàu nước mạnh, XH dân chủ, công bằng, văn minh và có nhà
nước pháp quyền XHCN của dân, do dân, vì dân. ] ưng thì học thêm:>

24. Trong vấn đề độc lập dân tộc, Hồ Chí Minh đã giải quyết mối quan hệ giữa
vấn đề dân tộc và vấn đề giai cấp như thế nào?
- Kết hợp hài hòa vấn đề dân tộc với vấn đề giai cấp trên cả bình diện quốc tế
cũng như từng quốc gia, tùy theo điều kiện từng nước kết hợp nhuần nhuyễn giai cấp
với dân tộc, song phải dựa trên lập trường quan điểm của giai cấp công nhân.
- Thống nhất lập trường g/c với lập trường dân tộc, thống nhất lợi ích giai cấp
với lợi ích dân tộc.
- Với các nước thuộc địa thì phải ưu tiên cho giải phóng dân tộc trước, đặt lợi
ích dân tộc lên trên hết, trước hết, lợi ích g/c phải phục tùng lợi ích dân tộc; đấu tranh
g/c phục tùng đấu tranh giải phóng dân tộc.
- Chỉ có giải phóng dân tộc mới giải phóng được giai cấp… và là tiền đề giải
phóng giai cấp.
25. Vì sao Hồ Chí Minh lại đề cao vai trò của chủ nghĩa dân tộc?
 Người xem chủ nghĩa dân tộc (CNDT) là động lực to lớn mà nếu không dựa vào nó
thì sự nghiệp CM giải phóng dân tộc không thể thành công.
[(phần ni đọc thêm ha) “CNDT là 1 động lực lớn, 1 động lực vĩ đại, duy nhất của
người VN, nước VN”.
“CNDT chân chính, khác với CNDT tư sản, nó không xa rời, không đối lập với chủ
nghĩa Mac – Lenin mà “CNDT sẽ biến thành chủ nghĩa Quốc tế vô sản”.]
- Ở các nước TBCN mâu thuẫn chủ yếu của XH là mâu thuẫn đối kháng g/c giữa TS &
VS… nên động lực CM là đấu tranh g/c.
- Ở các nước thuộc địa, mâu thuẫn giữa dân tộc và đế quốc thực dân là mâu thuẫn chủ
yếu, vì vậy chỉ có CNDT mới quy tụ được mọi g/c và tầng lớp XH vào 1 mặt trận
chung chống ĐQ-TD. Đó là nguồn gốc sức mạnh của CNDT.
26. Trong các động lực xây dựng chủ nghĩa XH động lực nào quan trọng nhất?
[câu 8]
Phát huy sức mạnh đoàn kết của cộng đồng dân tộc (động lực chủ yếu để phát triển

đất nước). ni hong biết nha thêm dô thôi á 😊

27. Hãy cho biết trong tư tưởng Hồ Chí Minh giặc nội xâm gồm những vấn đề gì?
[câu 8]
28. Trình bày các nguyên tắc, bước đi và biện pháp xây dựng CNXH trong thời
kỳ quá độ? Trong các biện pháp ấy biện pháp nào mang tính quyết định thắng
lợi. [Câu 10]
29. Có nhận định cho rằng: Cách mạng giải phóng dân tộc muốn thắng lợi
triệt để phải sử dụng Bạo lực cách mạng là luận điểm sáng tạo của HCM?
Đúng hay sai? Vì sao?

 Đúng. Vì:
HCM khẳng định: CM ở các nước thuộc địa, phụ thuộc không thể thành công
triệt để nếu không use tới bạo lực. Bởi vì, sự tàn bạo của CNĐQ đã đạt tới mức
cao nhất, chúng không từ bỏ 1 thủ đoạn nào, kể cả việc dìm các phong trào đấu
tranh tay không của ND thuộc địa trong biển máu. Người coi chiến tranh chỉ là
giải pháp bắt buộc cuối cùng và khi phải tiến hành chiến tranh chính nghĩa, 1 mặt
phải kiên quyết dùng bạo lực CM với mọi phương tiện có thể. (Người cho rằng tư
tưởng bạo lực CM gắn bó và thống nhất với tư tưởng nhân đạo và hòa bình. Cơ
sở của sự thống nhất này là lòng yêu thương con người, coi con người là vốn quý
nhất và phải ra sức bảo vệ con người).

BÀI TẬP CHƯƠNG 4


1. Luận điểm nào được xem là sáng tạo của Hồ Chí Minh trong quan điểm về
dân chủ?
 Dân chủ là bản chất của CNXH: là XH mà dân là chủ, dân làm chủ.
Dân là chủ - nhân dân phải giữ địa vị cao nhất của XH và của quyền lực NN; Dân làm
chủ - mọi quyền hành, lực lượng đều ở dân.
2. Lý giải tại sao theo Hồ Chí Minh, nhà nước dân chủ lại mang bản chất của giai
cấp công nhân?
 Cơ sở lý luận và thực tiễn của vấn đề:
- Về lý luận: theo TT HCM, g/c và dân tộc là thống nhất, lợi ích cơ bản của g/c CN
thống nhất với lợi ích của nhân dân lao động, vì vậy NN của g/c CN cũng đồng thời là
NN có tính dân tộc, :”nhà nước của dân, do dân, vì dân”.
- Về thực tiễn: NN ta là kết quả của cuộc đấu tranh lâu dài, gian khổ của toàn dân tộc
với sự phấn đấu hy sinh của nhiều thế hệ CM. NN ta luôn bảo vệ lợi ích của ND, lấy
lợi ích của dtoc làm nền tảng.
+ Bản chất:
1. NN ta là NN do ĐCS lãnh đạo.
2. NN được tổ chức và hđ theo các ngtac cơ bản dựa trên hệ tư tưởng của g/c
CN (tập trung dân chủ, Đảng lãnh đạo, thống nhất quyền lực…).
3. Hoạt động tổ chức, quản lí của NN hướng đến mục tiêu đưa đất nước quá
độ lên CNXH.
Bản chất g/c CN của NN ta thống nhất với tính nhân dân, tính dân tộc. Đó là NN của
khối đại đoàn kết dtoc. Đó không phải là NN “toàn dân”, NN phi g/c, mà là nói tới
t/chat dân chủ ndan của NN. NN đó xét về bản chất vẫn là NN của g/c CN, nhưng xét
về đại diện và bảo vệ lợi ích thì đó là “ nhà nước của dân, do dân, vì dân”, dựa trên cơ
sở khối đại đoàn kết toàn dân.
3. Hãy lý giải vì sao theo Hồ Chí Minh phải xây dựng Đảng? Chỉ ra các nguyên
tắc xây dựng, sinh hoạt Đảng theo tư tưởng Hồ Chí Minh, trong số các nguyên
tắc ấy, nguyên tắc nào là quan trọng nhất, vì sao?
 Phải xây dựng Đảng vì:
- Để phục vụ cho mỗi giai đoạn CM có những nhiệm vụ, mục tiêu khác nhau.
- Đảng viên có nhiều mqh xã hội, có thể bị thoái hóa biến chất
- Quyền lực chính trị có tính 2 mặt (Được thể hiện ntn): Quyền lực nếu được sử
dụng đúng đắn có sức mạnh to lớn để cải tạo xã hội cũ, xây dựng xh mới;
ngược lại, nếu bị thoái hóa biến chất thì sẽ có tác hại ghê gớm thậm chí có thể
làm sụp đổ cả chế độ xã hội.
 Nguyên tắc xd:
- Tập trung dân chủ ( ngtac tổ chức sinh hoạt cơ bản và quan trọng nhất của Đảng. Vì:
nhằm làm cho “Đảng tuy đông người nhưng chỉ tiến hành chỉ như 1 người” để xây
dựng Đảng trở thành một tổ chức vừa chặt chẽ, vừa phát huy sức mạnh của mỗi người,
cũng như sức mạnh của cả tổ chức Đảng)
- Tập thể lãnh đạo, cá nhân phụ trách (tập thể lãnh đạo và cá nhân phụ trách luôn phải
đi đôi với nhau)
- Phê bình và tự phê bình (tăng cường tình đoàn kết, giúp nhau cùng tiến bộ)
- Kỉ luật nghiêm minh, tự giác
- Đoàn kết thống nhất trong Đảng (là cội nguồn sức mạnh của Đảng)
4. Phân tích tư tưởng Hồ Chí Minh về những biện pháp xây dựng nhà nước
trong sạch, vững mạnh. Liên hệ với Việt Nam hiện nay.
- Kiểm soát quyền lực NN: là điều tất yếu vì xu hướng tha hóa quyền lực là khuyết tật
bẩm sinh của bộ máy NN.
+ Kiểm soát bên trong: cách thức tổ chức & phương thức vận hành
+ Kiểm soát bên ngoài: huy động sự kiểm soát của ndan đối với NN.
- Phòng chống tiêu cực trong NN:
+ Kiên quyết chống lại 6 căn bệnh: trái phép, cậy thế, hủ hóa, tư túi, chia rẽ,
kiêu ngạo.
+ Quy tất cả các quan hệ phức tạp của XH thành mqh với mình, với công việc,
và với người.
+ Tăng cường pháp luật đi đôi đẩy mạnh GD đạo đức.

5. Theo Hồ Chí Minh, tại sao cần xây dựng, chỉnh đốn Đảng?
 Theo quan điểm của HCM thì xây dựng, chỉnh đốn Đảng chính là quy luật tồn tại
và phát triển tất yếu của Đảng, là quy luật sống còn của Đảng, Làm cho Đảng luôn
trong sạch, giữ vững vai trò tiên phong của g/c, của dtoc.
Điều này xuất phát từ:
- Công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng bị chế định bởi quá trình phát triển liên tục của
sự nghiệp Cách mạng do Đảng lãnh đạo
- Đảng sống trong XH, là một bộ phận hợp thành cơ cấu XH; mỗi cán bộ, đảng viên
đều chịu ảnh hưởng, tác động của môi trường XH, các quan hệ XH, có cả cái tốt và
cái xấu, cái tích cực, cái tiến bộ lẫn cái tiêu cực, lạc hậu. Vậy thì đặt ra yêu cầu là phải
thường xuyên xây dựng và chỉnh đốn.
- Việc xây dựng, chỉnh đốn Đảng theo quan điểm của HCM chính là cơ hội mỗi cán
bộ, đảng viên tăng cường tự rèn luyện, gduc và tu dưỡng lý tưởng, phẩm chất đạo đức
CM hoàn thành các nhiệm vụ được giao phó.
 Cần phải thường xuyên đổi mới, chỉnh đốn Đảng để ngăn chặn và đẩy lùi nguy cơ
biến chất quyền lực:
+ Quyền lực có tính 2 mặt: _ quyền lực được use đúng đắn: có sức mạnh
to lớn để cải tạo XH cũ, xd XH mới.
_ quyền lực bị thoái hóa biến chất: có tác hại ghê
gớm thậm chí có thể làm sụp đổ cả chế độ XH.
6. Phân tích làm rõ tư tưởng Hồ Chí Minh về một nhà nước kiểu mới – nhà nước
của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân. Anh (chị) hãy liên hệ với Việt Nam
trong giai đoạn hiện nay.
 Với chủ trương xd NN do ndan lao động làm chủ.
- NN của dân: mọi quyền lực NN đều thuộc về nhân dân.
+ Việc nước là việc chung, bất kì già tre, trai gái, giàu nghèo,.. đều phải ghé vai
gánh vác 1 phần.
+ Mọi quyền lực thuộc về ndan, cán bộ, công chức NN là do dân ủy nhiệm,
giao phó.
+ Dân có quyền bầu, bãi miễn người thay mặt mình vào Quốc hội và các cơ
quan NN, kiểm soát công việc, giám sát các hđ của các đại biểu do mình bầu ra thông
qua các thiết chế dân chủ.
- NN do dân: do ndan trực tiếp tổ chức, xd thông qua tổng tuyển cử phổ thông đầu
phiếu
+ NN do dân lập ra – dân cử đại diện để tgia quản lí NN-XH.
+ NN do dân xd, ủng hộ và bảo vệ; được dân phê bình, giám sát, tạo điều kiện
để NN ngày càng hoàn thiện hơn.
+ Các cơ quan, cán bộ công chức NN phải lắng nghe ý kiến, liên hệ chặt chẽ và
chịu sự kiểm soát của ndan. Ndan có quyền bãi miễn cơ quan NN nếu không xứng
đáng với tín nhiệm của dân.
- NN vì dân: vì ndan mà hoạt động
+ Mọi hđ của NN đều phải hướng vào việc phục vụ ndan. Đem lại quyền lợi
cho ndan là mục tiêu cơ bản.
+ Mọi công chức NN từ Chủ tịch trở xuống đều là công bộc của dân
+ Chính quyền các cấp phải chăm lo cho dân từ việc lớn đến việc nhỏ
+ Cán bộ NN là người phục vụ, lãnh đạo, người hướng dẫn của ndan.

7. Hãy phân tích sự thống nhất giữa tính giai cấp công nhân, tính nhân dân, tính
dân tộc của nhà nước dân chủ trong tư tưởng Hồ Chí Minh?
 Bản chất g/c công nhân của NN ta thống nhất với tính ndan, tính dtoc. Đó là NN
của khối đại đoàn kết dtoc. Nói NN ta là “NN của dân, do dân, vì dân”, không phải là
NN toàn dân, nhà nước phi g/c, mà là nói tới tính chất dân chủ ndan của NN. NN đó
xét về bản chất vẫn là NN của g/c công nhân, nhưng xét về đại diện và bảo vệ lợi ích
thì đó là “NN của dân, do dân, vì dân”, dựa trên cơ sở của khối đại đoàn kết toàn dân.
8. Theo Hồ Chí Minh, nhân dân có những quyền lực chính trị nào trong nhà
nước dân chủ?
 Trong NN dân chủ:
- Dân là chủ - nhân dân phải giữ địa vị cao nhất của XH và của quyền lực NN
- Dân làm chủ - mọi quyền hành lực lượng đều ở dân
9. Hãy phân tích tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng một nhà nước có hiệu lực
pháp lý mạnh mẽ?
 NN phải quản lí đất nước bằng pháp luật và phải làm cho pháp luật có hiệu lực
mạnh mẽ trong thực tế đời sống XH, trong các cơ quan NN và ndan.
Dân chủ và pháp luật phải đi đôi với nhau. Không có dân chủ ngoài pháp luật, mọi
quyền dân chủ phải được thể chế hóa thành pháp luật, bảo đảm bằng pháp luật. Pháp
luật phải được xd trên cơ sở thừa nhận và bảo vệ quyền con người, trước hết là quyền
tự do dân chủ.
12. Nguyên tắc tập thể lãnh đạo, cá nhân phụ trách là nguyên tắc xây dựng, sinh
hoạt Đảng quan trọng nhất là tư tưởng của Hồ Chí Minh, đúng hay sai, vì sao?
 Sai. Vì: theo TT HCM, ngtac tổ chức và sinh hoạt cơ bản, quan trọng nhất của
Đảng là Tập trung dân chủ. [câu 3]
13. Tại sao theo Hồ Chí Minh cần tăng cường pháp luật đi đôi với giáo dục đạo
đức trong xây dựng nhà nước trong sạch, vững mạnh, hoạt động có hiệu quả?
 Vì đạo đức và pháp luật là 2 hình thái ý thức XH kết hợp, bổ sung cho nhau; nước
ta có truyền thống đức trị, ndan rất coi trọng đạo đức, nhất là đạo đức của người cầm
quyền; kết hợp đức trị với pháp trị là một truyền thống trong đường lối trị nước ở
phương Đông cần được kế thừa, phát huy.
18. Quan điểm cho rằng Hồ Chí Minh chủ trương xây nhà nước mới theo đường
lối “đức trị” ở nước ta là đúng hay sai? Tại sao?
 Đúng [câu 13]
19. Trình bày và phân tích luận điểm của Hồ Chí Minh: Đảng Cộng sản Việt
Nam là sản phẩm của sự kết hợp lý luận Mác – Lênin với phong trào công nhân
và phong trào yêu nước Việt Nam.
- G/c công nhân VN mới được hình thành, số lượng ít (chủ yếu là cnhan nông
nghiệp). Phong trào cn bước đầu hình thành nhưng chưa đủ mạnh để có thể độc
lập dẫn dắt phong trào đấu tranh của dtoc.
- Yêu nước là cái trường tồn trong lsu dtoc VN, là yếu tố có trước, là phong trào
thực sự lớn, thúc đẩy phong trào đấu tranh của g/c công nhân.
- Phong trào yêu nước và p/trào công nhân có mục tiêu chung là giải phóng dtoc;
quyền lợi của g/c công nhân và của toàn thể dân tộc hòa quyện làm 1. Yêu
nước chân chính là yêu nước trên lập trường g/c cn, và chỉ có kết hợp với p/trào
yêu nước của dtoc, g/c cn mới có thể đưa sự nghiệp CM đến t.công.
- P/trào cn và p/trào yêu nước đều có y/cầu khách quan là kết hợp với chủ nghĩa
Mac – lenin.
- Ở VN, p/trào yêu nước của tầng lớp trí thức – những người đầu tiên tiếp thu
được chủ nghĩa Mác – lenin, đã ra sức hđ thúc đẩy sự kết hợp giữa chủ nghĩa
M – L với p/trào công nhân và p/trào yêu nước dẫn đến sự xuất hiện những tổ
chức Cộng sản đầu tiên ở VN và trên cơ sở đó thành lập nên ĐCS VN.
20. Lý giải vì sao sau khi cách mạng thành công vẫn cần có sự lãnh đạo của
Đảng?
 + Dù ndan đã nắm chính quyền, nhưng g/c đấu tranh trong nước và mưu mô quốc
tế xâm lược vẫn còn.
+ Vì phải xd Kte, QPhong, VH, XH nên Đảng vẫn phải tổ chức, lãnh đạo, gduc
quần chúng, để dưa ndan lao động đến thắng lợi cuối cùng.
23. Theo tư tưởng Hồ Chí Minh, văn hóa có chức năng cơ bản nào? [chương 6]
- VH phả i soi đườ ng cho quố c dâ n đi, là m cho ai cũ ng có lý tưở ng độ c lậ p,
tự chủ ; phả i sử a đổ i đượ c tham nhũ ng, lườ i biếng, phù hoa, xa xỉ,…
- Nâ ng cao dâ n trí
- Bồ i dưỡ ng tư tưở ng đú ng đắ n và tình cả m cao đẹp, nhữ ng phong cá ch
là nh mạ nh, luô n hướ ng con ngườ i vươn tớ i Châ n – Thiện – Mỹ để khô ng ngừ ng
hoà n thiện bả n thâ n mình.
24. Trình bày những nguyên tắc cơ bản xây dựng mặt trận dân tộc thống nhất
theo tư tưởng Hồ Chí Minh. Liên hệ vấn đề xây dựng khối đoàn kết của sinh viên
trong nhà trường hiện nay.
 1. Mặt trận phải được xd trên nền tảng của khối liên minh công – nông, đặt dưới
sự lãnh đạo của Đảng.
2. Mặt trận phải hđ trên cơ sở đảm bảo lợi ích tối cao của dtoc, quyền lợi cơ bản
của các tầng lớp nhân dân.
3. Mặt trận hđ theo ngtac hiệp thương dân chủ, đảm bảo đoàn kết ngày càng rộng
rãi và bền vững.
4. Mặt trận dân tộc thống nhất là khối đoàn kết chặt chẽ, lâu dài, đoàn kết thật sự,
chân thành, thân ái, giúp đỡ nhau cùng tiến bộ.
5. ĐCS vừa là thành viên của Mặt trận Dân tộc thống nhất, vừa là linh hồn là lực
lượng lãnh đạo Mặt trận.
25. Trình bày vai trò của đại đoàn kết dân tộc trong sự nghiệp cách mạng theo tư
tưởng Hồ Chí Minh.
- Đoàn kết dtoc là vấn đề có ý nghĩa chiến lược, quyết định thành công của CM.
- Đại đoàn kết dtoc là mục tiêu, nhiệm vụ hàng đầu của CM VN.
26. Hình thức tổ chức của khối đại đoàn kết dân tộc theo tư tưởng Hồ Chí Minh
là gì?
 Là Mặt trận dân tộc thống nhất.

BÀI TẬP CHƯƠNG 6

1. Yêu thương con người là phẩm chất đạo đức quan trọng nhất trong đạo
đức cách mạng, là tư tưởng của Hồ Chí Minh, đúng hay sai, vì sao?
 Sai. Vì:
Theo TT HCM, “Trung vớ i nướ c, hiếu vớ i dâ n” mớ i là chuẩ n mự c đạ o đứ c
bao trù m, quan trọ ng nhấ t và chi phố i cá c phẩ m chấ t khá c, là chuẩ n mự c có
ý nghĩa quan trọ ng hà ng đầ u củ a ngườ i CM.
2. Theo Hồ Chí Minh, nguyên tắc nào là nguyên tắc quan trọng nhất trong
xây dựng và rèn luyện đạo đức mới?
- Nói đi đôi với làm, nêu gương về đạo đức (quan trọ ng nhấ t)
- Xây đi đô i vớ i chố ng, phả i tạ o thà nh phong trà o quầ n chú ng rộ ng rã i
- Tu dưỡ ng đạ o đứ c suố t đờ i thô ng qua thự c tiễn CM

You might also like