Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 3

M.02B.SEM.

CTĐM
BỆNH THẬN MẠN TÍNH
MÃ BÀI GIẢNG: SEM2.S2.10
- Tên bài giảng: Bệnh thận mạn tính
- Đối tượng học tập: Sinh viên Y3 - BSĐK
- Số lượng: 50 sinh viên
- Thời lượng: 02 tiết (100 phút)
- Địa điểm: Phòng giảng Seminar
- Giảng viên: Cao Thị Như (nhudhyhn88@gmail.com), Đỗ Gia Tuyển, Đặng Thị
Việt Hà, Hà Phan Hải An, Nguyễn Văn Thanh, Nguyễn Thị An Thủy, Đồng Thế Uy, Đỗ
Trường Minh, Nguyễn Văn Cường, Lê Thị Phượng
- Mục tiêu học tập
1. Trình bày được định nghĩa và các giai đoạn của bệnh thận mạn tính
2. Phân tích các triệu chứng lâm sàng thường gặp của BTMT
3. Phân tích các nguyên nhân thường gặp của BTMT
1. Chủ đề/tình huống/vấn đề:
1.1. Tình huống 1: Người bệnh nữ 70 tuổi vào viện vì phù 2 chân 1 tuần nay.
Tiền sử đái tháo đường typ 2 được chẩn đoán 15 năm nay và tăng huyết
áp 10 năm. Khám lâm sàng: BN tỉnh, phù to 2 chân, tiểu 800 ml/24h,
tăng 5 kg/1 tuần, HA: 180/90 mmHg. Xét nghiệm máu: Hb: 100 g/l. Ure:
29 mmol/l, creatinine: 436 µmol/l, protein máu: 58 g/l, albumin máu:
19g/l, protein niệu: 5 g/l, siêu âm 2 thận bình thường.
- Câu hỏi mở:
1. Phân tích nguyên nhân gây phù ở người bệnh trên
2. Phân tích cơ chế gây phù ở người bệnh trên
3. Phân tích nguyên nhân gây bệnh thận mạn tính ở người bệnh trên
1.2. Tình huống 2: Người bệnh nam 50 tuổi vào viện vì hoa mắt, chóng mặt.
Tiền sử mắc bệnh thận mạn tính giai đoạn IV do viêm cầu thận mạn 5
năm nay đang điều trị thuốc đều. Khám lâm sàng: người bệnh phù nhẹ 2
chân, da xanh niêm mạc nhợt, HA: 100/60 mmHg, mạch 90 l/ph, đại tiểu
tiện bình thường.
- Câu hỏi mở:
1. Trình bày các triệu chứng lâm sàng ở người bệnh thiếu máu
2. Phân tích nguyên nhân gây thiếu máu ở người bệnh này
3. Giải thích cơ chế thiếu máu trong bệnh thận mạn tính
4. Đặc điểm thiếu máu của bệnh thận mạn tính
1.3. Tình huống 3: Người bệnh nữ 50 tuổi đến khám vì đau đầu nhiều 2 ngày
nay. Tiền sử chưa đi khám bệnh trước đây. Khám lâm sàng: phù mi mắt,
thiếu máu rõ, HA: 200/100 mmHg, đại tiểu tiện bình thường. Xét nghiệm
máu: HC: 2.9 T/l, Hb: 90 g/l, ure: 20 mmol/l, creatinin: 356 µmol/l
- Câu hỏi mở:
1. Thảo luận về nguyên nhân và cơ chế gây tăng huyết áp trong BTMT
2. Đặc điểm của tăng huyết áp trong BTMT
3. Thảo luận các triệu chứng lâm sàng thường gặp của BTMT
1.4. Tình huống 4: người bệnh nam, 27 tuổi, vào viện vì co quắp tay chân.
Tiền sử chẩn doán suy thận giai đoạn cuối do viêm thận bê thận mạn.
Khám lâm sàng: BN không phù, không sốt, HA: 140/80 mmHg, không
liệt vận động khu trú. Cận lâm sàng: ure: 28 mmol/l. creatinin: 689
µmol/l, canxi máu toàn phần: 1.25 mmol/l
- Câu hỏi mở:
1. Thảo luận về nguyên nhân gây co quắp tay chân ở BN trên
2. Thảo luận về cơ chế gây rối loạn điện giải: hạ canxi máu ở BN BTMT
3. Trình bày các biến chứng thường gặp của BTMT
1.5. Tình huống 5: BN nam 40 tuổi vào viện vì buồn nôn và nôn nhiều lần.
Tiền sử được chẩn đoán bệnh thận mạn tính giai đoạn cuối do viêm cầu
thận mạn 6 tháng trước, có chỉ định nhập viện để lọc máu cấp cứu
nhưng BN không đồng ý, về uống thuốc thảo dược (không rõ nguồn
gốc). Khám lâm sàng: BN tỉnh, đau đầu, không sốt, hơi thở hôi, khó thở,
kiểu thở Kussmaul, phù 2 chân, da xanh, niêm mạc nhợt, HA: 150/90
mmHg, nôn nhiều lần, bụng mềm, đại tiện tiện lỏng 3 – 4 lần/ngày. Xét
nghiệm máu: ure: 52 mmol/l, creatinin: 1289 µmol/l, Kali: 5.7 mmol,l,
protein niệu: 2.8 g/l, HC niệu: 80 tb/ml, siêu âm: 2 thận teo nhỏ.
- Câu hỏi mở:
1. Giải thích kiểu thở Kussmaul là gì và thường gặp trong những bệnh lý
nào?
2. Giải thích cơ chế sinh bệnh học của hội chứng ure máu cao
3. Trình bày các triệu chứng của hội chứng ure máu cao
2. Yêu cầu về sản phẩm trình bày của nhóm sinh viên:
- Sinh viên nghiên cứu tài liệu về tất cả các chủ đề/tình huống/vấn đề và các
câu hỏi trên.
- Mỗi nhóm sinh viên trình bày 1 chủ đề:
+ Nhóm 1: tình huống 1
+ Nhóm 2: tình huống 2
+ Nhóm 3: tình huống 3
+ Nhóm 4: tình huống 4
+ Nhóm 5: tình huống 5
- Sản phẩm nhóm được trình bày trong powerpoint. Thời gian trình bày: 8
phút
- Sản phẩm nhóm phải được nộp online đúng quy định (24 giờ trước khi dự
giảng bài SEM)
3. Tài liệu học tập
- Tài liệu phát tay.
- Triệu chứng học nội khoa, Trường đại học Y Hà Nội, Nhà xuất bản Y học
(2017), tập 1.
4. Tài liệu tham khảo
- Bệnh học nội khoa,Trường đại học Y Hà Nội, Nhà xuất bản Y học, ( 2017), tập
2

You might also like