Các D NG Ăn Mòn

You might also like

Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 4

1) Các dạng ăn mòn

Hiện tượng ăn mòn kim loại trong thực tế rất đa dạng, về bản chất có thể quy về
hai dạng chủ yếu:
a) Ăn mòn hóa học
Đây là trường hợp ăn mòn của kim loại trong môi trường hóa chất không kèm sự
xuất dòng điện ăn mòn, chẳng hạn như tác dụng xâm thực của môi trường các khí
khô ( O2, SO2, H2S,...), các chất lỏng không điện ly ( xăng, dầu, dung môi hữu
cơ). Điển hình nhất là hiện tượng oxy hóa kim loại ngay trong khí quyển khô :

b) Ăn mòn điện hóa


Đây là hiện tượng ăn mòn theo cơ chế pin điện hóa ( pin cục bộ ) với sự có mặt
của H20 là chất điện ly. Quá trình phá hủy kim loại theo cơ chế này không phải xảy
ra trong một giai đoạn mà nó thường xuyên gồm nhiều giai đoạn và tại nhiều vị trị
khác nhau trên bề mặt kim loại
Hiện tượng ăn mòn điện hóa xảy ra bao giờ cũng có hai loại phản ứng luôn gắn
nhiều với nhau, đó là :
Phản ứng anot ứng với sự phá hủy kim loại M chuyển thanh ion kim loại

Nó luôn luôn kèm theo với một trong hai phản ứng catot sau đây : nếu môi trường
ăn mòn là môi trường axit, trên catot xảy ra phản ứng :

Hoặc nếu trong môi trường trung tính có dư khí oxi, trên catot xảy ra phản ứng :

Các phản ứng diễn ra liên tục trên catot nên kim loại bị phá hủy dần dần theo thời
gian
2) Ảnh hưởng của môi trường đến ăn mòn
a) Ăn mòn điện hóa trong môi trường nước ngọt
Ăn mòn điện hóa trong nước ngọt phụ thuộc vào thành phần của nó như lượng chất
vô cơ, oxy và khí CO2 hòa tan, pH,..
Tốc độ ăn mòn của thiết bị có thể thay đổi rất lớn khi thay đổi lượng nước ngọt
tiếp xúc với nó. Ở một số nơi, các ống dẫn nước
có thể bền tới 20 năm, trong khi ở một số nơi
khác thì lại phải thay trong một vài năm
Phản ứng catot là :

tại mọi giá trị pH


Nhưng phản ứng catot thay đổi theo pH. Tại
pH= 4 ÷ 10
Thì phản ứng catot là :

Tốc đọ ăn mòn ít thay đỏi và bị khống chế bởi khuếch tán


Oxy. Trên bề mặt kim loại phủ một lớp oxit xốp. Bề mặt dưới
Lớp oxit có pH= 9.5
Tại pH < 4, oxit bị hòa tan, tốc đọ ăn mòn tăng lên vì hydro bắt đầu thoát ra

Sự biến mất lớp oxit bề mặt cũng tạo điều kiện cho oxy hòa tan đến bề mặt tham
phản ứng đồng thời

Tại pH > 10, tốc độ ăn mòn rất nhỏ vì tạo thành màng thụ động khi có oxy hòa tan.
Tất nhiên ở pH khoảng 14 trong dung dịch không có oxy hòa tan tốc độ ăn mòn vì
tạo thành iron ferrit hòa tan
b) Ảnh hưởng của độ cứng của nước
Nước ngọt có thể chứa các ion Ca2+, Mg2+,... Nếu hàm lượng Ca2+, Mg2+ lớn hơn
250ppm thì được gọi nước cứng, nếu hàm lượng muối hòa tan nhỏ hơn 50ppm thì
được gọi là nước mềm.
Nước cứng chứa nhiều chất vô cơ tạo điều kiện tạo thành lớp phủ canxi cacbonat
Khi pH tăng thì phản ứng tạo thành HCO3- càng dễ xảy ra

Lớp phủ này bám trên các thiết bị làm bít tắc, giảm hiệu suất của thiết bị
c) Ảnh hưởng của nước biển
Hầu hết các thiết bị cảng biển, công nghệ khai thác dầu và các tàu biển.... đều bị
nước biển ăn mòn
Ăn mòn trong nước biển bị kiềm hảm chủ yếu
bởi quá trình catot. Ion Cl- ngăn cản sự tạo thành
màng thụ động trên bề mặt kim loại. Nước biển
dẫn điện tốt nên không có sự khống chế điện trở
Hình 4.2 trình bày sự phụ thuộc tốc độ ăn mòn
Thép cacbon vào khoảng cách cách đến bề mặt
Thoáng của nước biển. Tốc độ ăn mòn lớn nhất
Là ở vùng bắn tóe tại đó oxy hòa tan để tiếp cận
Kim loại và nồng độ clorua cao hơn đôi chút vì
Màng ẩm bốc hơi. Tốc độ ăn mòn thấp nhất ở
Dưới mức bùn vì oxy khó thâm nhập, tuy nhân
Các vi khuẩn khử có mặt trong bùn có thể làm
Tăng tốc độ ăn mòn
d) Ăn mòn khí quyển
Là ăn điện hóa trên bề mặt kim loại có màng nước hoặc giọt nước ( có thể nhìn
thấy hoạt không ). Màng nước đó có thể do sương mù hoặc mưa tạo nên, trong
nước chứa các tạp chất hòa tan từ khí quyển.Nồng độ tạp chất tăng lên do nước bốc
hơi
 Tác nhân chính ảnh hưởng đến ăn mòn khí quyển gồm :
1. Độ ẩm là điều kiện cần thiết để xảy ra ăn mòn khí quyển. Màng mỏng nước
trên bề mặt kim loại thường do mưa, sương hoặc ngưng tụ gây ra. Tuy nhiên
do ẩm là điều kiện cần nhưng đủ để gây ăn mòn điện hóa. Trong môi trường
ẩm ướt, tốc đọ ăn mòn bề mặt sạch cũng rẩt nhỏ khi khí quyển không ô
nhiễm. Nhiều kim loại như sắt, thép , Ni , Cu, Zn bị ăn mòn trong khí quyển
khi độ ẩm tương đối lớn hơn 60%
2. Chất ô nhiễm do có các khí hòa tan như CO2, SO2, các hợp chất nito, H2S và
các ion clorua. Các tạp chất đều làm tăng tốc độ ăn mòn
3) Các tiêu chuẩn về ăn mòn

ASTM D 6138: Standard Test Method for Determination of Corrosion-Preventive


Properties of Lubricating Greases Under Dynamic Wet Conditions (Emcor Test)

ASTM D 1743: Standard Test Method for Determining Corrosion Preventive


Properties of Lubricating Greases

ASTM D 1838 : Standard Test Method for Copper Strip Corrosion by Liquefied
Petroleum (LP) Gases

ASTM D 4048: Standard Test Method for Detection of Copper Corrosion from
Lubricating Grease

You might also like