Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 18

LỊCH SỬ ĐỊA LÍ

Câu 1. Hãy mô tả sự thành lập của vương triều Nguyễn?


+ Sau khi vua Quang Trung qua đời (năm 1792), nhà Tây Sơn suy yếu do mất đi một trụ cột quan trọng; mâu thuẫn nội bộ
ngày càng sâu sắc; uy tín bị giảm sút, …
+ Năm 1802, được sự ủng hộ của địa chủ ở Gia Định, Nguyễn Ánh đã đánh bại triều Tây Sơn, lập ra triều Nguyễn, lấy niên
hiệu là Gia Long, đặt kinh đô ở Phú Xuân (Huế).
Câu 2. Phân tích tác động của cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất của thực dân Pháp đối với tình hình kinh tế và xã hội
Việt Nam đầu thế kỉ XX.
- Tác động về kinh tế:
+ Phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa từng bước du nhập vào Việt Nam, tồn tại song song với quan hệ sản xuất phong
kiến.
+ Tài nguyên bị cạn kiệt.
+ Kinh tế Việt Nam phát triển thiếu cân đối, lệ thuộc nặng nề vào kinh tế Pháp.
+ Việt Nam trở thành nguồn cung cấp tài nguyên, nguồn nhân công rẻ mạt và thị trường tiêu thụ độc chiếm của Pháp.
- Tác động về xã hội:
+ Giai cấp địa chủ tuy mất vai trò thống trị, nhưng số lượng ngày càng đông thêm.
+ Giai cấp nông dân ngày càng bị bần cùng hóa, lâm vào cảnh nghèo khó, không lối thoát.
+ Xuất hiện các lực lượng xã hội mới: tầng lớp tư sản và tiểu tư sản, trí thức thành thị, giai cấp công nhân…
Câu 3. Phân tích tác động của cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất của thực dân Pháp đối với tình hình chính trị và văn hóa
Việt Nam đầu thế kỉ XX.
- Tác động về chính trị:
+ Mọi quyền lực nằm trong tay Pháp.
+ Một bộ phận địa chủ phong kiến bị biến thành tay sai, trở thành công cụ bóc lột và thống trị của chính quyền thực dân.
- Tác động về văn hóa:
+ Văn hóa phương Tây (lối sống, trình độ học vấn và tư duy,...) du nhập vào Việt Nam.
+ Trong xã hội vẫn còn tồn tại nhiều hủ tục, tệ nạn (ma túy, mại dâm, mê tín dị đoan,...)
● Phân môn Địa lí
Câu 1. Trình bày đặc điểm môi trường biển đảo Việt Nam.
- Môi trường biển đảo Việt Nam là một bộ phận trong môi trường sống của con người nói chung, bao gồm yếu tố tự
nhiên (bờ biển, đáy biển, nước biển, đa dạng sinh học biển,...) và các yếu tố nhân tạo (các công trình xây dựng, các
cơ sở sản xuất,...) nằm trên biển, ven biển và các đảo.
- Môi trường biển đảo bao gồm tự nhiên và nhân tạo.
- Môi trường nước biển: chất lượng nằm trong giới hạn cho phép.
- Môi trường bờ biển, bãi biển: địa hình đa dạng, hệ sinh thái phong phú.
- Môi trường các đảo, cụm đảo: chỉ số môi trường nằm trong giới hạn cho phép.
Câu 2. Trình bày khái niệm các vùng biển (nội thủy, lãnh hải, vùng tiếp giáp lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế) của Việt Nam
ở Biển Đông.
- Nội thủy là vùng nước tiếp giáp với bờ biển, ở phía trong đường cơ sở và là biên giới lãnh thổ của Việt Nam.
- Lãnh hải là vùng biển có chiều rộng 12 hải lí tính từ đường cơ sở ra phía biển. Ranh giới ngoài của lãnh hải là ranh giới trên
biển của Việt Nam.
- Vùng tiếp giáp lãnh hải là vùng biển tiếp liền và nằm ngoài lãnh hải, có chiều rộng 12 hải lí tính từ ranh giới ngoài của lãnh
hải.
- Vùng đặc quyền kinh tế là vùng biển tiếp liền và nằm ngoài lãnh hải, hợp với lãnh hải thành vùng biển có chiều rộng 200
hải lí tính từ đường cơ sở .
Câu 3. Hãy nêu các biện pháp phù hợp để bảo vệ môi trường biển đảo ở nước ta ?
Các biện pháp phù hợp:
- Tham gia vào việc tuyên truyền nâng cao nhân thức của cộng đồng về bảo vệ môi trường biển đảo.
- Thường xuyên và tích cực tham gia các hoạt động làm sạch bờ biển, làm đẹp cảnh quan, môi trường biển đảo,...
- Tích cực tham gia các hoạt động khắc phục, làm giảm nhẹ các thiệt hại do thiên tai gây ra tại địa phương.
- Tổ chức học tập và thực hành các kỹ năng sống thích ứng với những thay đổi của tự nhiên vùng biển đảo.

KHOA HỌC TỰ NHIÊN


Câu 1: Cấu trúc nào sau đây không thuộc tuyến trên thận?
A. Vỏ tuyến. B. Tủy tuyến. C. Màng liên kết. D. Ống dẫn.
Câu 2: Quá trình thu nhận kích thích của sóng âm diễn ra như thế nào?
A. Vành tai hứng sóng âm → màng nhĩ rung → âm thanh được khuếch đại nhờ chuỗi xương tai → màng cửa bầu
rung, chuyển động ngoại dịch và nội dịch → tế bào thụ cảm → dây thần kinh về vùng thính giác.
B. Vành tai hứng sóng âm → màng nhĩ rung → âm thanh được khuếch đại nhờ chuỗi xương tai → tế bào thụ cảm
→ dây thần kinh về vùng thính giác.
C. Vành tai hứng sóng âm → màng nhĩ rung → màng cửa bầu rung, chuyển động ngoại dịch và nội dịch → âm
thanh được khuếch đại nhờ chuỗi xương tai → tế bào thụ cảm → dây thần kinh về vùng thính giác.
D. Vành tai hứng sóng âm → màng cửa bầu rung, chuyển động ngoại dịch và nội dịch → âm thanh được khuếch
đại nhờ chuỗi xương tai → màng nhĩ rung → tế bào thụ cảm → dây thần kinh về vùng thính giác.
Câu 3: Nước mô không bao gồm thành phần nào dưới đây?
A. Huyết tương B. Hồng cầu C. Bạch cầu D. Tiểu cầu
Câu 4: Tuyến giáp có chức năng gì?
A. Tham gia điều hoà calcium và phosphorus trong máu. B. Tiết dịch tiêu hoá và tiết hormone.
C. Điều hoà đường huyết, muối sodium trong máu. D. Tiết hormone sinh dục.
Câu 5: Trong cơ thể người, máu được duy trì ở pH
A. 7,35 - 7,45 B. 5,5 - 6,5 C. 6,25 - 7,75
Câu 6: Phổi người trưởng thành có khoảng
A. 200 – 300 triệu phế nang. B. 800 – 900 triệu phế nang.
C. 700 – 800 triệu phế nang. D. 500 – 600 triệu phế nang.
Câu 7: Thu nhận hình ảnh, màu sắc của sự vật và hiện tượng, là chức năng của
A. Thị giác B. Thính giác C. Xúc giác
Câu 8: Trứng còn được gọi là gì?
A. Tế bào sinh dục nam B. Tế bào sinh dục nữ C. Tế bào xôma D. Tế bào sinh dưỡng
Câu 9: Hệ đảm nhận chức năng tiêu hóa và vận chuyển thức ăn, cũng như hấp thu các chất dinh dưỡng:
A. Hệ tuần hoàn. B. Hệ hô hấp. C. Hệ tiêu hóa. D. Hệ bài tiết.
Câu 10: Chất nào sau đây làm tê liệt lớp lông rung trong phế quản, giảm hiệu quả lọc sạch không khí, chất này còn
làm tăng nguy cơ ung thư phổi?
A. Nicotine B. Hormon C. Caffeine D. Heroin
Câu 11: Bộ phận nào sau đây không thuộc cơ quan sinh dục nam?
A. Buồng trứng. B. Bìu. C. Dương vật. D. Bóng đái.
Câu 12: Sản phẩm tiết của tuyến nội tiết có tên gọi là gì?
A. Kháng nguyên B. Hormone C. Enzyme D. Kháng thể
Câu 13: Loại thực phẩm nào sau đây giàu chất đạm?
A. Dứa gai B. Trứng gà C. Bánh đa D. Cải ngọt
Câu 14: Vì sao phổi phải có số lượng phế nang lớn, khoảng 700- 800 triệu phế nang?
A. Nhằm tăng lượng khí hít vào B. Nhằm tăng diện tích bề mặt trao đổi khí
C. Tăng tính đàn hồi của mô phổi D. Giúp thở sâu hơn
Câu 15: Chọn cụm từ thích hợp để điền vào chỗ chấm trong câu sau: Nhờ khả năng điều tiết của … mà ta có thể
nhìn rõ vật ở xa cũng như khi tiến lại gần.
A. thể thủy tinh B. thủy dịch C. dịch thủy tinh D. màng giác
Câu 16: Bộ phận nào dưới đây ngoài chức năng hô hấp còn kiêm thêm vai trò khác?
A. Khí quản B. Thanh quản C. Phổi D. Phế quản
Câu 17: Khi nào thì cơ thể nữ bắt đầu sản sinh trứng?
A. Mới sinh ra B. Tuổi dậy thì C. Tuổi trưởng thành D. Bất kể khi nào
Câu 18: Chức năng nào không được thực hiện bởi da người?
A. Hô hấp B. Điều hòa thân nhiệt C. Bảo vệ D. Tạo vẻ đẹp cho cơ thể
Câu 19: Tuyến nào lớn nhất?
A. Tuyến yên. B. Tuyến giáp. C. Tuyến cận giáp. D. Tuyến tụy.
Câu 20: Hiệu quả trao đổi khí có mối liên hệ mật thiết với trạng thái và khả năng hoạt động của hệ cơ quan nào?
A. Hệ tiêu hoá B. Hệ sinh dục C. Hệ bài tiết D. Hệ tuần hoàn
Câu 21: Bộ phận nào làm nhiệm vụ đón và thu trứng đã thụ tinh?
A. Buồng trứng B. Ống dẫn trứng C. Tử cung
Câu 22: Tuyến giáp còn tiết ra hormone calcitonin cùng hormon của tuyến cận giáp có tác dụng gì?
A. Điều hòa calcium trong máu. B. Điều hòa phosphorus trong máu.
C. Tham gia điều hòa calcium và phosphorus trong máu. D. Giúp trẻ em hấp thụ calcium tốt để phát triển.
Câu 23: Ở mắt người, điểm mù là nơi
A. đi ra của các sợi trục tế bào thần kinh thị giác. B. nơi tập trung tế bào nón.
C. nơi tập trung tế bào que. D. nơi đi ra của các sợi trục tế bào liên lạc ngang.
Câu 24: Tại sao có nhiều lúc vừa uống nước xong đã buồn đi tiểu ngay?
A. Người đó bị suy thận`
B. Lượng nước uống vào quá nhiều
C. Thận làm việc tốt
D. Nước được hấp thụ vào máu bởi dạ dày, ruột và sẽ được các cơ quan trong cơ thể "theo dõi" ngay lập tức
Câu 25: Hiện tượng “người khổng lồ” có liên quan mật thiết đến việc dư thừa hormone nào?
A. GH B. FSH C. LH D. TSH
Câu 26: Việc làm nào dưới đây có thể giúp chúng ta chống nóng hiệu quả?
A. Uống nước giải khát có ga B. Tắm nắng C. Mặc quần áo dày dặn bằng vải nilon D. Trồng nhiều cây xanh
Câu 27: Nếu chỉ số glucose trong máu cao hơn bình thường trong thời gian dài thì cơ thể có thể có đã mắc loại
bệnh nào?
A. Tiểu đường B. Viên khớp, gout C. Rối loạn chức năng gan D. Không xác định được
Câu 28: Ở người, nhiệt độ thích hợp cho sự sản sinh tinh trùng nằm trong khoảng
A. 37oC B. 38oC C. 30oC D. 35oC
Câu 29: Trong cầu mắt người, thành phần nào dưới đây có thể tích lớn nhất?
A. Màng giác B. Thủy dịch C. Dịch thủy tinh D. Thể thủy tinh
Câu 30: Theo chiều lưng-bụng thì ống đái, âm đạo và trực tràng của người phụ nữ sắp xếp theo trật tự như thế nào?
A. Ống đái - âm đạo - trực tràng B. Âm đạo - Trực tràng - ống đái
C. Trực tràng - ống đái - âm đạo D. Trực tràng - âm đạo - ống đái
Câu 31: Người nào thường có nguy cơ chạy thận nhân tạo cao nhất?
A. Những người hiến thận B. Những người bị tai nạn giao thông
C. Những người hút nhiều thuốc lá D. Những người bị suy thận
Câu 32: Tai ngoài có vai trò gì đối với khả năng nghe của con người?
A. Hứng sóng âm và hướng sóng âm
B. Xử lí các kích thích về sóng âm
C. Truyền sóng âm về não bộ
D. Thu nhận các thông tin về sự chuyển động của cơ thể trong không gian
Câu 33: Hormone nào dưới đây có tác dụng tăng cường sự co bóp cơ trơn, hỗ trợ quá trình tiết sữa và sinh nở ở phụ
nữ?
A. Oxytocin B. Calcitonin C. Insulin D. Tyrosine
Câu 34: Cơ quan sinh dục nữ gồm
A. Buồng trứng, ống dẫn trứng, tử cung và bóng đái. B. Buồng trứng, ống dẫn trứng, âm đạo và ống dẫn nước
tiểu,
C. Buồng trứng, ống dẫn trứng, tử cung và âm đạo. D. Buồng trứng, tử cung, âm đạo và bóng đái.
Câu 35: Cho các hệ cơ quan sau:
1. Hệ hô hấp 2. Hệ sinh dục 3. Hệ nội tiết 4. Hệ tiêu hóa 5. Hệ thần kinh 6. Hệ vận
động
Hệ cơ quan nào có vai trò điều khiển và điều hòa hoạt động của các hệ cơ quan khác trong cơ thể?
A. 1, 2, 3 B. 3, 5 C. 1, 3, 5, 6 D. 2, 4, 6
Câu 36: Cơ thể người được phân chia thành mấy phần? Đó là những phần nào?
A. 3 phần : đầu, thân và chân B. 2 phần : đầu và thân
C. 3 phần : đầu, thân và các chi D. 3 phần : đầu, cổ và thân
Câu 37: Hệ cơ quan nào dưới đây phân bố ở hầu hết mọi nơi trong cơ thể người?
A. Hệ tuần hoàn B. Hệ hô hấp C. Hệ tiêu hóa D. Hệ bài tiết
Câu 38: Cơ nào dưới đây ngăn cách khoang ngực và khoang bụng
A. Cơ liên sườn B. Cơ ức đòn chũm C. Cơ hoành D. Cơ nhị đầu
Câu 39: Trong cơ thể người, ngoài hệ thần kinh và hệ nội tiết thì hệ cơ quan nào có mối liên hệ trực tiếp với các hệ
cơ quan còn lại?
A. Hệ tiêu hóa B. Hệ bài tiết C. Hệ tuần hoàn D. Hệ hô hấp
Câu 40: Các cơ quan trong hệ hô hấp là
A. Phổi và thực quản B. Đường dẫn khí và thực quản
C. Thực quản, đường dẫn khí và phổi D. Phổi, đường dẫn khí và thanh quản.
Câu 41: Thanh quản là một bộ phận của
A. Hệ bài tiết. B. Hệ hô hấp. C. Hệ tiêu hóa. D. Hệ sinh dục.
Câu 42: Trao đổi chất của cơ thể và môi trường được thực hiện qua
A. Hệ tiêu hóa B. Hệ hô hấp, hệ tiêu hóa, hệ bài tiết C. Hệ hô hấp D. Hệ tuần hoàn
Câu 43: Ở cơ thể người, cơ quan nào dưới đây nằm trong khoang ngực?
A. Bóng đái B. Phổi C. Thận D. Dạ dày
Câu 44: Khí quản là một bộ phận của?
A. Hệ hô hấp. B. Hệ tiêu hóa. C. Hệ bài tiết. D. Hệ sinh dục.
Câu 45: Nhóm máu nào dưới đây không tồn tại cả hai loại kháng nguyên A và B trên hồng cầu?
A. Nhóm máu O B. Nhóm máu A C. Nhóm máu B D. Nhóm máu AB
Câu 46: Trật tự đúng về đường đi của máu trong hệ tuần hoàn hở là
A. Tim → Động mạch→ khoang cơ thể→ trao đổi chất với tế bào→ hỗn hợp máu - dịch mô→ tĩnh mạch→ tim
B. Tim→ động mạch→ trao đổi chất với tế bào→ hỗn hợp máu→ dịch mô→ khoang cơ thể→ tĩnh mạch→ ti
C. Tim→ động mạch→ hỗn hợp máu - dịch mô→ khoang cơ thể → trao đổi chất với tế bào→ tĩnh mạch→ tim
D. Tim→ động mạch→ khoang cơ thể→ hỗn hợp máu - dịch mô→ trao đổi chất với tế bào → tĩnh mạch→ tim
Câu 47: Người mang nhóm máu AB có thể truyền máu cho người mang nhóm máu nào mà không xảy ra sự kết
dính hồng cầu?
A. Nhóm máu O B. Nhóm máu AB C. Nhóm máu A D. Nhóm máu B
Câu 48: Nhóm máu mang kháng nguyên A có thể truyền được cho nhóm máu nào dưới đây ?
A. AB B. O C. B D. Tất cả các phương án còn lại
Câu 49: Khi hồng cầu kết hợp với chất khí nào thì máu sẽ có màu đỏ tươi ?
A. N2 B. CO2 C. O2 D. CO
Câu 50: Vì sao máu nhiễm tác nhân gây bệnh (HIV, virus viêm gan B, virut viêm gan C,…) thì dù có tương thích
cũng không nên đem truyền cho người khác?
A. Vì nếu truyền máu thì người nhận sẽ bị kết dính hồng cầu do các tác nhân gây bệnh kích thích sự ngưng kết
trong lòng mạch.
B. Vì nếu truyền máu thì người nhận sẽ bị nhiễm các tác nhân trên và phát sinh những bệnh tương ứng.
C. Vì nếu truyền máu thì người nhận sẽ bị sốc phản vệ cho các tác nhân gây bệnh kể trên xâm nhập vào cơ thể.
D. Tất cả các phương án còn lại.
Câu 51: Trong máu, huyết tương chiếm tỉ lệ bao nhiêu về thể tích?
A. 75% B. 60% C. 45% D. 55%
Câu 52: Loại tế bào máu nào đóng vai trò chủ chốt trong quá trình đông máu?
A. Hồng cầu B. Bạch cầu C. Tiểu cầu D. Tất cả các phương án còn lại
Câu 53: Khả năng vận chuyển khí của hồng cầu có được là nhờ loại sắc tố nào?
A. Hemoerythrin B. Hêmôxianin C. Hemoglobin D. Myoglobin
Câu 54: Ở người, một cử động hô hấp được tính bằng
A. hai lần hít vào và một lần thở ra. B. một lần hít vào và một lần thở ra.
C. một lần hít vào hoặc một lần thở ra. D. một lần hít vào và hai lần thở ra.
Câu 55: Chất độc nào dưới đây có nhiều trong khói thuốc lá?
A. Heroin B. Côcain C. Moocphin D. Nicotine
Câu 56: Hoạt động hô hấp của người có sự tham gia tích cực của những loại cơ nào?
A. Cơ lưng xô và cơ liên sườn B. Cơ ức đòn chũm và cơ hoành
C. Cơ liên sườn và cơ nhị đầu D. Cơ liên sườn và cơ hoành
Câu 57: Loại khí nào dưới đây thường gây viêm, sưng lớp niêm mạc, cản trở trao đổi khí và có thể gây chết người
khi dùng với liều cao?
A. N2 B. O2 C. H2 D. NO2
Câu 58: Bộ phận nào dưới đây không thuộc hệ hô hấp?
A. Thanh quản B. Thực quản C. Khí quản D. Phế quản
Câu 59: Loại khí nào dưới đây có ái lực với hồng cầu rất cao và thường chiếm chỗ oxy để liên kết với hồng cầu,
khiến cơ thể nhanh chóng rơi vào trạng thái ngạt, thậm chí tử vong?
A. N2 B. CO C. CO2 D. NO2
Câu 60: Trong quá trình trao đổi khí ở tế bào, loại khí nào sẽ khuếch tán từ tế bào vào máu?
A. Khí nitơ B. Khí cacbonic C. Khí oxi D. Khí hidro
Câu 61: Để bảo vệ phổi và tăng hiệu quả hô hấp, chúng ta cần lưu ý điều nào sau đây?
A. Đeo khẩu trang khi tiếp xúc với khói bụi hay môi trường có nhiều hoá chất độc hại
B. Thường xuyên luyện tập thể dục thể thao, bao gồm cả luyện thở
C. Nói không với thuốc lá
D. Tất cả các phương án còn lại
Câu 62: Hoạt động nào dưới đây góp phần bảo vệ đường hô hấp của bạn?
A. Tất cả các phương án đưa ra B. Trồng nhiều cây xanh
C. Xả rác đúng nơi quy định D. Đeo khẩu trang trong môi trường có nhiều khói bụi
Câu 63: Trong đường dẫn khí của người, khí quản là bộ phận nối liền với
A. họng và phế quản. B. phế quản và mũi. C. họng và thanh quản D. thanh quản và phế quản.
Câu 64: Bệnh nào dưới đây được xem là một trong Tứ chứng nan y của nền Y học cổ?
A. Tiểu đường B. Ung thư C. Lao phổi D. Thống phong
Câu 65: Trong quá trình hô hấp, con người sử dụng khí gì và loại thải ra khí gì?
A. Sử dụng khí nitơ và loại thải khí cacbonic B. Sử dụng khí cacbonic và loại thải khí oxi
C. Sử dụng khí oxi và loại thải khí cacbonic D. Sử dụng khí oxi và loại thải khí nitơ
Câu 66: Bộ phận nào của đường hô hấp có vai trò chủ yếu là bảo vệ, diệt trừ các tác nhân gây hại?
A. Phế quản B. Khí quản C. Thanh quản D. Họng
Câu 67: Loại khí nào dưới đây không độc hại đối với con người?
A. N2 B. NO2 C. CO D. NO
Câu 68: Sản phẩm bài tiết của thận là gì?
A. Nước mắt B. Nước tiểu C. Phân D. Mồ hôi
Câu 69: Bộ phận nào có vai trò dẫn nước tiểu từ bể thận xuống bóng đái?
A. Ống dẫn nước tiểu B. Ống thận C. Ống đái D. Ống góp
Câu 70: Mỗi ngày, một người bình thường thải ra khoảng bao nhiêu lít nước tiểu?
A. 1,5 lít B. 2 lít C. 1 lít D. 0,5 lít
Câu 71: Việc làm nào dưới đây có hại cho hệ bài tiết?
A. Uống nhiều nước B. Nhịn tiểu C. Đi chân đất D. Không mắc màn khi ngủ
Câu 72: Ở người bình thường, mỗi quả thận chứa khoảng bao nhiêu đơn vị chức năng?
A. Một tỷ B. Một nghìn C. Một triệu D. Một trăm
Câu 73: Nước tiểu chứa trong bộ phận nào dưới đây là nước tiểu chính thức?
A. Tất cả các phương án còn lại B. Bể thận C. Ống thận D. Nang cầu thận
Câu 74: Cơ quan giữ vai trò quan trọng nhất trong hệ bài tiết nước tiểu là
A. bóng đái B. thận. C. ống dẫn nước tiểu. D. ống đái.
Câu 75: Các tế bào ống thận có thể bị đầu độc bởi tác nhân nào sau đây?
A. Thủy ngân B. Nước C. Glucozơ D. Vitamin
Câu 76: Bộ phận nào dưới đây nằm liền sát với ống đái?
A. Bàng quang B. Thận C. Ống dẫn nước tiểu D. Hậu môn
Câu 77: Chọn số liệu thích hợp điền vào chỗ chấm để hoàn thành câu sau: Ở người, thận thải khoảng … các sản
phẩm bài tiết hoà tan trong máu (trừ khí cacbonic).
A. 80% B. 70% C. 90% D. 60%
Câu 78: Cơ quan nào dưới đây không tham gia vào hoạt động bài tiết?
A. Ruột già B. Phổi C. Thận D. Da
Câu 79: Ở hệ thần kinh người, bộ phận ngoại trung ương không bao gồm thành phần nào dưới đây?
A. Tiểu não B. Trụ não C. Tủy sống D. Hạch thần kinh
Câu 80: Đồ uống nào dưới đây gây hại cho hệ thần kinh?
A. Nước khoáng B. Nước lọc C. Rượu D. Sinh tố chanh leo
Câu 81: Đơn vị cấu tạo nên hệ thần kinh là
A. hạch thần kinh. B. dây thần kinh. C. cúc xinap. D. nơron.
Câu 82: Tế bào nón tiếp nhận dạng kích thích nào dưới đây?
A. Ánh sáng yếu và ánh sáng mạnh B. Ánh sáng mạnh và màu sắc
C. Ánh sáng yếu và màu sắc D. Cả ánh sáng mạnh, ánh sáng yếu và màu sắc
Câu 83: Trong các bệnh về mắt, bệnh nào phổ biến nhất?
A. Đau mắt đỏ B. Đau mắt hột C. Đục thủy tinh thể D. Thoái hóa điểm vàng
Câu 84: Ban đêm, để dễ đi vào giấc ngủ, bạn không nên sử dụng đồ uống nào dưới đây?
A. Cà phê B. Trà atiso C. Nước rau má D. Nước khoáng
Câu 85: Tuyến nào dưới đây vừa có chức năng ngoại tiết, vừa có chức năng nội tiết?
A. Tuyến cận giáp B. Tuyến yên C. Tuyến trên thận D. Tuyến sinh dục
Câu 86: Trong cơ thể người, tuyến nội tiết nào đóng vai trò chỉ đạo hoạt động của hầu hết các tuyến nội tiết khác?
A. Tuyến sinh dục B. Tuyến yên C. Tuyến giáp D. Tuyến tụy
Câu 87: Tuyến nội tiết nào có khối lượng lớn nhất trong cơ thể người?
A. Tuyến giáp B. Tuyến tùng C. Tuyến yên D. Tuyến trên thận
Câu 88: Bệnh tiểu đường có liên quan đến sự thiếu hụt hoặc rối loạn hoạt tính của hoocmôn nào dưới đây?
A. GH B. Glucagon C. Insulin D. Adrenalin
Câu 89: Ở nữ giới, hoocmôn nào có tác dụng sinh lí tương tự như testosterone ở nam giới?
A. Adrenalin B. Insulin C. Prôgestêrôn D. Ơstrôgen
Câu 90: Ở cơ quan sinh dục nam, bộ phận nào là nơi sản xuất ra tinh trùng?
A. Ống dẫn tinh B. Túi tinh C. Tinh hoàn D. Mào tinh
Câu 91: Trong cơ quan sinh dục nữ, sự thụ tinh thường diễn ra ở đâu?
A. Âm đạo B. Ống dẫn trứng C. Buồng trứng D. Tử cung
Câu 92: Theo chiều lưng-bụng thì ống đái, âm đạo và trực tràng của người phụ nữ sắp xếp theo trật tự như thế nào?
A. Ống đái – âm đạo – trực tràng B. Âm đạo – Trực tràng - ống đái
C. Trực tràng – ống đái – âm đạo D. Trực tràng – âm đạo - ống đái
Câu 93: Ở nữ giới, trứng sau khi thụ tinh thường làm tổ ở đâu?
A. Buồng trứng B. Âm đạo C. Ống dẫn trứng D. Tử cung
Câu 94: Bệnh nào dưới đây thường gây tổn thương phủ tạng và hệ thần kinh?
A. Giang mai B. Lậu C. Lang ben D. Vảy nến
Câu 95: HIV có thể lây truyền qua con đường nào dưới đây?
A. Đường máu
B. Từ mẹ sang con
C. Tất cả các phương án còn lại
D. Qua quan hệ tình dục không an toàn
Câu 96: Ở đầu xương đùi, có mô xương xốp gồm các tế bào xương tạo thành các nan xương sắp xếp theo hình
vòng cung có tác dụng
A. bảo vệ thân xương. B. phân tán lực tác động.
C. tăng khả năng chịu lực của xương. D. giúp cơ thể di chuyển linh hoạt hơn.
Câu 97: Trong hoạt động miễn dịch của cơ thể người, sự kết hợp của cặp nhân tố nào dưới đây diễn ra theo cơ chế
chìa khóa và ổ khóa?
A. Kháng nguyên - kháng thể. B. Kháng nguyên - kháng sinh.
C. Kháng sinh - kháng thể. D. Vi khuẩn - protein độc.
Câu 98: Phổi có chức năng gì trong hệ hô hấp?
A. làm sạch, làm ấm, làm ẩm không khí.
B. phát âm.
C. trao đổi khí.
D. dẫn khí, làm sạch không khí, điều hòa lượng khí vào phổi.
Câu 99: Dinh dưỡng là
A. quá trình thu nhận, biến đổi và sử dụng chất dinh dưỡng.
B. quá trình đào thải chất độc hại ra khỏi cơ thể.
C. quá trình quá trình phân giải các chất hữu cơ trong tế bào, giải phóng năng lượng cung cấp cho các hoạt động
sống của cơ thể.
D. quá trình đào thải chất dinh dưỡng.
Câu 100: Nhiễm khuẩn khi bị tổn thương trên da có thể gây ra bệnh nào sau đây?
A. Loãng xương. B. Viêm cơ. C. Viêm khớp. D. Còi xương.
Câu 1. Hệ đảm nhận chức năng tiêu hóa và vận chuyển thức ăn, cũng như hấp thu các chất dinh dưỡng:
A. Hệ tuần hoàn. B. Hệ hô hấp. C. Hệ tiêu hóa. D. Hệ bài tiết.
Câu 2. Chức năng chính của xương là:
A. Nâng đỡ, tạo hình dạng, vận động. B. Tạo hình dáng, vận động.
C. Co bóp và vận động. D. Tạo hình dáng và dẫn truyền xung thần kinh.
Câu 3. Ngoài chức năng phân giải chất độc, gan còn có thể:
A. Ly giải hồng cầu và bạch cầu. B. Thải sản phẩm phân giải hồng cầu.
C. Tổng hợp các sản phẩm phân giải hồng cầu. D. Tiết dịch tiêu hóa.
Câu 4. Trong hệ nội tiết, phổi và đường dẫn khí có chức năng:
A. Thải khí CO2. B. Thải khí O2.
C. Sưởi ấm, làm ẩm, làm sạch không khí hít vào.D. Dẫn khí.
Câu 5. Chức năng chính của hệ thần kinh:
A. Dẫn truyền xung thần kinh. B. Lưu trữ, xử lí thần kinh.
C. Dẫn truyền nước tiểu. D. Lưu trữ và xử lí chất thải.
Câu 6. Cơ vân có chức năng
A. vận động, dự trữ và sinh nhiệt.
B. vận động, nâng đỡ cơ thể, bảo vệ các nội quan; sinh ra các tế bào máu; dự trữ và cân bằng chất khoáng.
C. kết nối các xương trong cơ thể với nhau, hỗ trợ cho các chuyển động của cơ thể.
D. kết nối xương với xương khác để tạo thành khớp, giữ vai trò quang trọng trong việc sắp xếp trật tự khớp xương
và điều khiển sự trượt, lướt trơn tru của bề mặt khớp.
Câu 7. Sự phù hợp giữa cấu tạo và chức năng của xương được thể hiện ở
A. vị trí và thành phần cấu tạo của xương.
B. hình dạng và vị trí của xương.
C. cấu trúc, vị trí và thành phần cấu tạo của xương.
D. thành phần hóa học, hình dạng và cấu trúc của xương.
Câu 8. Ở đầu xương đùi, có mô xương xốp gồm các tế bào xương tạo thành các nan xương sắp xếp theo hình vòng
cung có tác dụng
A. bảo vệ thân xương. B. phân tán lực tác động.
C. tăng khả năng chịu lực của xương. D. giúp cơ thể di chuyển linh hoạt hơn.
Câu 9. Phần thân xương đùi có mô cứng gồm các tế bào xương sắp xếp đồng tâm có tác dụng
A. bảo vệ đầu xương. B. phân tán lực tác động.
C. tăng khả năng chịu lực của xương. D. giúp cơ thể di chuyển linh hoạt hơn.
Câu 10. Đâu là ví dụ về chức năng bảo vệ của xương?
A. Phần thân xương đùi có mô cứng gồm các tế bào xương sắp xếp đồng tâm.
B. Đầu xương đùi, có mô xương xốp gồm các tế bào xương tạo thành các nan xương sắp xếp theo hình vòng cung.
C. Hộp sọ gồm các xương dẹt.
D. Cổ tay, cổ chân gồm các xương ngắn.
Câu 11. Trong các nhận định sau, có bao nhiêu nhận định đúng về việc luyện tập thể dục thể thao?
(1) Giúp tim đập nhanh hơn và máu chảy nhanh hơn nên cơ tim và thành mạch khỏe hơn.
(2) Làm tăng khối lượng và kích thước xương.
(3) Giúp duy trì cân nặng hợp lý.
(4) Tăng sức bền của cơ và tăng khối lượng cơ.
A. 1. B. 2. C. 3. D. 4.
Câu 12. Nhiễm khuẩn khi bị tổn thương trên da có thể gây ra bệnh nào sau đây?
A. Loãng xương. B. Viêm cơ. C. Viêm khớp. D. Còi xương.
Câu 13. Vận động sai tư thế không thể gây ra bệnh, tật nào sau đây?
A. Bong gân. B. Trật khớp. C. Gãy xương. D. Viêm cơ.
Câu 14. Dinh dưỡng là
A. quá trình thu nhận, biến đổi và sử dụng chất dinh dưỡng.
B. quá trình đào thải chất độc hại ra khỏi cơ thể.
C. quá trình quá trình phân giải các chất hữu cơ trong tế bào, giải phóng năng lượng cung cấp cho các hoạt động
sống của cơ thể.
D. quá trình đào thải chất dinh dưỡng.
Câu 15. Chất dinh dưỡng là
A. chất độc hại cần loại bỏ ra khỏi cơ thể.
B. tổng hợp các chất không cần thiết cho cơ thể.
C. quá trình quá trình phân giải các chất hữu cơ trong tế bào, giải phóng năng lượng cung cấp cho các hoạt động
sống của cơ thể.
D. những chất hay hợp chất trong thức ăn có vai trò cung cấp nguyên liệu, năng lượng cho tế bào để duy trì hoạt
động sống của cơ thể.
Câu 16. Trong các nguyên tắc sau đây, có bao nhiêu nguyên tắc đúng để xây dựng một chế độ dinh dưỡng hợp lý?
(1) Đủ về năng lượng, đủ và cân bằng về các nhóm chất dinh dưỡng.
(2) Phù hợp với nhu cầu của cơ thể.
(3) Đa dạng thực phẩm, phù hợp theo mùa và theo từng địa phương.
(4) Phù hợp với hoàn cảnh kinh tế của hộ gia đình.
A. 1. B. 2. C. 3. D. 4.
Câu 17. Cho các phát biểu sau khi nói về hệ tiêu hóa ở người:
(1) Tuyến tiêu hóa không thuộc hệ tiêu hóa ở người.
(2) Quá trình tiêu hóa hóa học giúp biến thức ăn thành các chất đơn giản.
(3) Sau khi được biến đổi thành các chất đơn giản, các chất này đi qua niêm mạc ruột non.
(4) Vai trò của sự tiêu hóa là biến thức ăn thành các chất dinh dưỡng đi nuôi dưỡng tất cả các tế bào trong cơ thể.
Trong các phát biểu trên, có bao nhiêu phát biểu đúng?
A. 1. B. 2. C. 3. D. 4.
Câu 18. Yêu cầu đầu tiên của một khẩu phần hợp lý là
A. cung cấp đủ năng lượng theo nhu cầu cơ thể.
B. cung cấp đủ các chất dinh dưỡng cần thiết.
C. các chất dinh dưỡng có tỷ lệ thích hợp.
D. cân đối giữa chất sinh năng lượng và không sinh năng lượng.
Câu 19. Vệ sinh an toàn thực phẩm được hiểu là
A. việc sử dụng thực phẩm đảm bảo vệ sinh.
B. không dùng thực phẩm có chứa các chất gây độc hại cho người sử dụng.
C. mọi biện pháp, mọi nỗ lực nhằm đảm bảo cho thực phẩm ăn vào không gây hại cho sức khỏe của người tiêu
dùng.
D. việc sử dụng thực phẩm tươi sạch không gây hại cho sức khỏe.
Câu 20. Theo khuyến nghị của Viện Dinh dưỡng Việt nam về ăn uống hợp lý cho người trưởng thành, nên
A. ăn theo sở thích cá nhân. B. nhịn ăn buổi sáng.
C. ăn nhiều vào buổi tối. D. ăn theo nhu cầu dinh dưỡng của cơ thể.
Câu 21. Chọn số đáp án đúng. Thực phẩm có thể bị ô nhiễm từ các nguồn nào sau đây:
1. Từ côn trùng, động vật có tác nhân gây bệnh.
2. Từ nguyện liệu bị ô nhiễm.
3. Từ trang thiết bị không đảm bảo vệ sinh.
4. Quá trình bảo quản không cẩn thận.
A. 1. B. 2. C. 3. D. 4.
Câu 22. Chọn đáp án đúng điền vào chỗ trống:
Khi sử dụng thực phẩm bị ô nhiễm hoặc chứa độc tố sẽ gây …
A. ngộ độc thực phẩm. B. bệnh tiêu chảy.
C. viêm dạ dày. D. giun sán.
Câu 23. Máu bao gồm
A. hồng cầu và tiểu cầu. B. huyết tương và các tế bào máu.
C. bạch cầu và hồng cầu. D. hồng cầu, bạch cầu và tiểu cầu.
Câu 24. Trong cơ thể có 2 loại miễn dịch đó là
A. miễn dịch tự nhiên, miễn dịch nhân tạo.
B. miễn dịch bẩm sinh, miễn dịch tập nhiễm.
C. miễn dịch bẩm sinh, miễn dịch chủ động.
D. miễn dịch chủ động, miễn dịch tập nhiễm.
Câu 25. Trong hoạt động miễn dịch của cơ thể người, sự kết hợp của cặp nhân tố nào dưới đây diễn ra theo cơ chế
chìa khóa và ổ khóa?
A. Kháng nguyên - kháng thể. B. Kháng nguyên - kháng sinh.
C. Kháng sinh - kháng thể. D. Vi khuẩn - protein độc.
Câu 26. Nhóm máu là
A. sự phân loại máu dựa trên sự khác biệt về kháng nguyên trên bề mặt hồng cầu.
B. sự phân loại máu dựa trên sự khác biệt về kháng thể trong huyết tương.
C. sự phân loại một cách ngẫu nhiên.
D. sự phân loại máu dựa trên sự khác biệt về kháng nguyên trên bề mặt hồng cầu và kháng thể trong huyết tương.
Câu 27. Nhóm máu mang kháng nguyên A có thể truyền được cho nhóm máu:
A. AB, A. B. O, A. C. B, A. D. AB, O.
Câu 28. Để phòng ngừa các bệnh tim mạch, chúng ta cần lưu ý điều gì?
1. Thường xuyên vận động và nâng cao dần sức chịu đựng.
2. Nói không với rượu, bia, thuốc lá, mỡ, nội tạng động vật và thực phẩm chế biến sẵn.
3. Ăn nhiều rau quả tươi, thực phẩm giàu Omega – 3.
4. Ăn nhiều muối trong khẩu phần ăn hàng ngày.
5. Đảm bảo môi trường sống sạch sẽ.
A. 3. B. 2. C. 5. D. 4.
Câu 29. Hệ hô hấp bao gồm
A. đường dẫn khí và phổi. B. mũi và phổi.
C. đường dẫn khí và cơ hoành. D. miệng và đường dẫn khí.
Câu 30. Khí quản có chức năng gì trong hệ hô hấp?
A. làm sạch, làm ấm, làm ẩm không khí.
B. dẫn khí, làm sạch không khí, điều hòa lượng khí vào phổi.
C. phát âm.
D. trao đổi khí.
Câu 31. Phế quản có chức năng gì trong hệ hô hấp?
A. làm sạch, làm ấm, làm ẩm không khí.
B. dẫn khí, điều hòa lượng khí vào phổi.
C. phát âm.
D. trao đổi khí.
Câu 32. Phổi có chức năng gì trong hệ hô hấp?
A. làm sạch, làm ấm, làm ẩm không khí.
B. dẫn khí, làm sạch không khí, điều hòa lượng khí vào phổi.
C. phát âm.
D. trao đổi khí.
Câu 33. Cho các biện pháp sau:
1. tiêm vaccine; 2. không hút thuốc;
3. ăn uống đủ chất; 4. đeo khẩu trang;
5. hút thuốc lá; 6. tập thể dục, thể thao;
Số biện pháp phòng bệnh về hô hấp phù hợp là
A. 3. B. 4. C. 5. D. 6.
Câu 34. Tuyến giữ vai trò quan trọng trong các tuyến sau
A. Tuyến tụy. B. Tuyến giáp. C. Tuyến yên. D. Tuyến trên thận.
Câu 35. Tuyến vừa có chức năng nội tiết và ngoại tiết là
A. Tuyến ức. B. Tuyến tụy. C. Tuyến giáp. D. Tuyến yên.
Câu 36. Điền vào chỗ trống: Để đề phòng bệnh nội tiết, mỗi cá nhân cần phải có chế độ ….…, lối sống lành mạnh
cũng như hạn chế tiêu thụ các chất béo, đường.
A. dinh dưỡng. B. ngủ.
C. vận động. D. kiểm tra sức khỏe.
Câu 37. Điền vào chỗ trống: Tuyến nội tiết là những tuyến …… trực tiếp vào máu đảm bảo duy trì ổn định môi
trường trong và điều hòa các quá trình sinh lí của cơ thể.
A. sản xuất. B. tiết hormone.
C. sản xuất và tiết hormone. D. xuất tiết các chất thần kinh.
Câu 38. Có bao nhiêu dưới đây đúng khi nói về hệ nội tiết ở người?
(1) Hệ nội tiết gồm các tuyến nội tiết sản xuất và tiết hormone trực tiếp vào máu.
(2) Tuyến tùng không phải là một tuyến nội tiết.
(3) Sử dụng thuốc bừa bãi có thể gây ảnh hưởng đến tuyến nội tiết.
(4) Tuyến sinh dục ở cả nam và nữ đều có những chức năng nội tiết giống nhau.
A. 1. B. 2. C. 3. D. 4.
Câu 39. Điền vào chỗ trống: Để đề phòng bệnh nội tiết, mỗi cá nhân cần phải có chế độ ….…, lối sống lành mạnh
cũng như hạn chế tiêu thụ các chất béo, đường.
A. dinh dưỡng. B. ngủ.
C. vận động. D. kiểm tra sức khỏe.
Câu 40. Điền vào chỗ trống: Bệnh nội tiết là do …….. như bướu cổ, đái tháo đường, hội chứng Cushing.
A. bất thường trong sinh trưởng.
B. bất thường trong máu.
C. bất thường tại một cơ quan nhất định.
D. bất thường do lối sống không lành mạnh.
Câu 41. Số bệnh được tính là bệnh nội tiết trong số các bệnh được liệt kê dưới đây là:
(1) Bệnh bướu cổ. (2) Bệnh giang mai.
(3) Bệnh lùn. (4) Hội chứng Cushing.
(5) Viêm gan B. (6) Vô sinh.
A. 1. B. 2. C. 3. D. 4.
Câu 42. Khẩu phần ăn thiếu iod có thể dẫn đến
A. Bệnh mù lòa. B. Bệnh bướu cổ.
C. Bệnh đái tháo đường. D. Vô sinh.
Câu 43. Lạm dụng quá nhiều đường có thể dẫn đến
A. Rối loạn chức năng điều tiết đường máu của tuyến ức.
B. Bệnh đái tháo đường.
C. Suy giảm sức khỏe nhưng không đáng kể.
D. Không gây ra bất kỳ tác hại nào với cơ thể.
Câu 44. Ngoài chức năng tiết hormone sinh dục, hệ sinh dục còn có chức năng
A. Sinh sản đảm bảo duy trì nòi giống qua các thế hệ.
B. Tiết ra hormone estrogen và progesterone ở nam.
C. Tiết ra hormone testosterone ở nữ.
D. Không còn chức năng nào khác ngoài chức năng đã nêu trên.
Câu 45. Hệ sinh dục nữ ngoài chức năng sản xuất trứng và tiết hormone sinh dục, còn có thể
A. Là nơi diễn ra quá trình thụ tinh, phát triển kinh nguyệt.
B. Là nơi diễn ra quá trình thụ tinh, phát triển của phôi thai.
C. Dự trữ trứng.
D. Tiết ra các chất nhờn làm giảm tính acid của dịch âm đạo.
Câu 46. Cơ quan thuộc hệ sinh dục của nữ
A. Ống dẫn tinh. B. Tuyến hành. C. Tuyến tiền liệt. D. Ống dẫn trứng.
Câu 47. Cơ quan không thuộc hệ sinh dục của nam
A. Dương vật. B. Tinh hoàn. C. Túi tinh. D. Tử cung.
Câu 48. Hiện tượng thụ tinh chỉ xảy ra khi
A. Tinh trùng gặp trứng vào đúng thời điểm thích hợp.
B. Tinh trùng được phóng ra khỏi đường dẫn tinh.
C. Niêm mạc bong tróc và thoát ra bên ngoài cùng dịch và máu.
D. Hợp tử di chuyển dọc thành tử cung xốp, dày và nhiều mạch máu để làm tổ.
Câu 49. Bệnh lây truyền qua đường tình dục là
A. Bệnh lây từ người qua người không qua quan hệ tình dục.
B. Bệnh lây từ người và người thông qua quan hệ tình dục an toàn.
C. Bệnh lây từ người qua người thông qua quan hệ tình dục không an toàn.
D. Bệnh lây từ người qua người thông qua việc quan hệ sử dụng các biện pháp an toàn tình dục.
Câu 50. Biện pháp quan hệ tình dục an toàn không bao gồm
A. Tiêm vaccine phòng bệnh.
B. Sử dụng chung các vật dụng dính máu.
C. Sử dụng bao cao su khi quan hệ.
D. Đến ngay các cơ sở y tế khi có dấu hiệu bất thường ở cơ quan sinh dục.
Câu 51. Quan hệ tình dục không an toàn có thể dẫn đến hậu quả
A. Mang thai ngoài ý muốn.
B. Không mắc các bệnh lây truyền qua đường tình dục.
C. Sức khỏe và tinh thần phát triển tốt.
D. Học tập vượt trội.
Câu 52. Bệnh lây truyền qua đường tình dục là
A. Viêm phổi. B. Giang mai. C. Sốt siêu vi. D. Viêm màng não mủ.
Câu 53. Có bao nhiêu ý đúng khi nói về bệnh lây truyền qua đường tình dục?
(1) Lây truyền từ vật sang người.
(2) Gồm các bệnh như giang mai, HIV/AIDS, viêm gan B,…
(3) Sùi mào gà không phải là một bệnh lây truyền qua đường tình dục.
(4) Có thể phòng tránh bệnh thông qua việc quan hệ tình dục an toàn.
A. 1. B. 2. C. 3. D. 4.
Câu 54. Có bao nhiêu ý đúng khi nói về các biện pháp có thể dùng để bảo vệ sức khỏe sinh sản vị thành niên?
(1) Tìm hiểu thông tin về sức khỏe sinh sản từ nguồn kiến thức bừa bãi.
(2) Không sử dụng chất kích thích hoặc xem phim ảnh có nội dung không phù hợp.
(3) Quan hệ tình dục bừa bãi.
(4) Có hành vi đúng mực với người khác giới, giữ gìn tình bạn trong sáng.
A. 1. B. 2. C. 3. D. 4.
Câu 55. Có bao nhiêu biện pháp phù hợp dùng để bảo vệ sức khỏe sinh sản tuổi vị thành niên?
(1) Sử dụng bao cao su.
(2) Sử dụng thuốc tránh thai hằng ngày bừa bãi.
(3) Tiêm ngừa vaccine phòng bệnh.
(4) Tìm hiểu thông tin về sức khỏe sinh sản ở các nguồn đáng tin cậy.
A. 1. B. 2. C. 3. D. 4.
II. PHẦN TỰ LUẬN
Câu 1. Kể tên và nêu chức năng của các cơ quan trong hệ tiêu hoá. Các cơ quan này phối hợp hoạt động trong quá
trình tiêu hóa và hấp thu chất dinh dưỡng như thế nào?
Chức năng các cơ quan của hệ tiêu hóa:
Cơ quan Chức năng
Ống tiêu Khoang miệng Nghiền nhỏ, đảo trộn thức ăn, giúp thức ăn thấm đều nước bọt.
hóa Cảm nhận vị thức ăn.
Hầu (họng) và Tham gia cử động nuốt, cử động nhu động đẩy thức ăn xuống dạ
thực quản dày.

Dạ dày Có tuyến vị tiết dịch vị.


Dự trữ, nghiền và đảo trộn thức ăn.

Ruột non Có tuyến ruột. Cử động nhu động đẩy thức ăn di chuyển. Hấp thu
các chất dinh dưỡng.
Ruột già Hấp thụ nước và một số chất. Cử động nhu ruột đẩy chất cặn bã
xuống trực tràng. Tạo phân.
Hậu môn Thải phân.
Tuyến Tuyến nước bọt Tiết nước bọt giúp làm ẩm thức ăn, chứa enzyme amylase giúp tiêu
tiêu hóa hóa một phần tinh bột.
Tuyến vị Tiết dịch vị chứa HCl và enzyme pepsinogen. HCl hoạt hóa
pepsinogen thành pepsin (tiêu hóa protein), tiêu diệt mầm bệnh.

Gan Tiết dịch mật, có chức năng nhũ tương hóa lipid.
Đào thải độc tố.

Túi mật Dự trữ dịch mật.


Tuyến tụy Tiết dịch tụy chứa các enzyme tiêu hóa protein, lipid và
carbohydrate.
Tuyến ruột Tiết dịch ruột chứa các enzyme tiêu hóa protein và carbohydrate.

Sự phối hợp của các cơ quan trong quá trình tiêu hóa và hấp thu chất dinh dưỡng: Thức ăn di chuyển qua ống tiêu
hóa, trải qua quá trình tiêu hóa cơ học (thức ăn được nghiền nhỏ, đảo trộn) và tiêu hóa hóa học (thức ăn được biến
đổi nhờ sự xúc tác của enzyme) thành các chất đơn giản. Những chất dinh dưỡng được hấp thu vào máu và mạch
bạch huyết ở ruột non. Những chất không được tiêu hóa và hấp thu được thải ra ngoài qua hậu môn.
Câu 2. Quan sát hình, thực hiện các yêu cầu sau:
a) Nêu các thành phần cấu tạo của máu và chức năng mỗi thành phần.
Thành phần Chức năng
của máu
Hồng cầu Vận chuyển khí oxygen và carbon dioxide đến các mô, tế bào trong cơ thể.

Bạch cầu Bảo vệ cơ thể: tham gia vào các phản ứng của hệ miễn dịch, nhận biết và vô hiệu
hóa những “kẻ tấn công” cơ thể như vi khuẩn, virus,…

Tiểu cầu Tham gia vào quá trình đông máu, bảo vệ cơ thể, tránh mất máu khi bị thương.

Huyết tương Duy trì máu ở trạng thái lỏng giúp máu dễ dàng lưu thông trong mạch; vận
chuyển các chất đến các mô trong cơ thể và lấy đi chất thải để bài tiết ra ngoài.

b) Chức năng của máu: Máu có chức năng vận chuyển các chất, bảo vệ cơ thể, duy trì cân bằng nội môi và giữ cho
thân nhiệt ổn định.
Câu 5. Lựa chọn một trong hai nội dung sau, hãy lập luận để bảo vệ ý kiến của mình về nội dung đó.
– Nên hay không nên hút thuốc lá.
– Nên hay không nên kinh doanh thuốc lá.
Không nên hút thuốc là vì: Khói thuốc lá chứa hàng ngàn hóa chất độc hại, chất gây nghiện (nicotine), chất gây ung
thư, khí CO và các loại khí độc khác làm giảm khả năng vận chuyển O2 của máu nên dẫn đến phá hủy hệ hô hấp,
gây bệnh hen suyễn, ung thư phổi, ung thư thanh quản, phổi tắc nghẽn mạn tính,… Đặc biệt, khói thuốc lá gây ảnh
hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe không chỉ của người hút thuốc lá mà còn của người không hút thuốc nhưng tiếp
xúc với khói thuốc đặc biệt là trẻ em, phụ nữ có thai và những người đang mặc các bệnh lí.
Câu 7. Quan sát hình hãy nêu tên các cơ quan và chức năng cấu tạo hệ bài tiết nước tiểu?
– Hệ bài tiết nước tiểu ở người gồm thận, ống dẫn nước tiểu, bàng quang và niệu đạo. Thận được cấu tạo gồm: lớp
vỏ thận, tủy thận, bể thận, ống dẫn nước tiểu;
– Chức năng:
+ Thận: Có chức năng lọc máu và hình thành nước tiểu. Mỗi cơ thể có hai quả thận (một quả thận trái và một quả
thận phải).
+ Ống dẫn nước tiểu: Có vai trò dẫn nước tiểu từ thận đến bàng quang.
+ Bàng quang: Cơ quan tích trữ nước tiểu.
+ Niệu đạo: Cơ quan đưa nước tiểu từ bàng quang ra ngoài cơ thể.
Câu 8. Hãy nêu một số biện pháp phòng tránh bệnh liên quan đến hệ bài tiết nước tiểu?
Một số biện pháp phòng tránh bệnh liên quan đến hệ bài tiết nước tiểu:
– Thực hiện chế độ dinh dưỡng hợp lí: hạn chế thức ăn chế biến sẵn chứa nhiều muối, hạn chế uống nước giải khát
có gas.
– Uống đủ nước.
– Rèn luyện thể dục, thể thao phù hợp.
– Không nhịn tiểu và giữ vệ sinh hệ bài tiết.
– Khám sức khỏe định kì, không tự ý dùng thuốc khi chưa có chỉ định của bác sĩ.
– Đảm bảo môi trường sống sạch sẽ, tránh tiếp xúc với mầm bệnh.
Câu 9. Hãy trình bày những hiểu biết của em về chất gây nghiện và giải thích nguyên nhân của hiện tượng nghiện
chất.
- Phần lớn các chất gây nghiện hệ thần kinh có bản chất hoá học, như nicotine trong thuốc lá, etanol trong
rượu. Đặc biệt, các chất ma tuý có ảnh hưởng vô cùng nguy hiểm đến cơ thể, khi bị nghiện rất khó cai, dễ
tái nghiện. Ma tuý không chỉ gây tổn thương hệ thần kinh, giảm sút sức khoẻ mà còn gây ra các tệ nạn xã
hội nghiêm trọng.
- Nguyên nhân của hiện tượng nghiện là do chất kích thích làm hệ thần kinh thay đổi chức năng bình thường
của cơ thể, làm cho cơ thể phụ thuộc hoặc có cảm giác thèm, nhớ, nghiện chất đó ở các mức độ khác nhau.
Câu 10. Nêu một số biện pháp giúp phòng bệnh về hệ thần kinh.
Một số biện pháp giúp phòng bệnh về hệ thần kinh:
– Thực hiện chế độ dinh dưỡng, lối sống lành mạnh.
– Luyện tập thể thao thường xuyên.
– Ngủ đúng giờ và đủ giấc.
– Tích cực tham gia hoạt động xã hội, giao tiếp, học tập.
– Không sử dụng chất kích thích.
Câu 12. Mang thai ngoài ý muốn có thể gây ra những hậu quả gì?
Mang thai ngoài ý muốn có thể gây ra những hậu quả sau:
– Đối với người mẹ:
+ Mang thai ngoài ý muốn gây cảm giác lo lắng hoặc sợ hãi, gây ảnh hưởng đến sức khỏe tinh thần và định hướng
tương lai của người phụ nữ.
+ Nếu mang thai ở tuổi vị thành niên – khi cơ thể chưa phát triển chưa hoàn thiện có thể dẫn đến các biến chứng
như sẩy thai, đẻ non, nhiễm độc thai nghén, băng huyết,... làm tăng nguy cơ tử vong của người mẹ.
+ Việc mang thai ngoài ý muốn có thể dẫn đến người mẹ nạo phá thai khiến người mẹ phải chịu những tổn thương
nặng nề về tâm lí và sức khỏe do những biến chứng do nạo phá thai gây ra như viêm nhiễm phần phụ; sót nhau;
băng huyết; tổn thương tử cung, âm đạo, vòi trứng dẫn đến vô sinh;…
– Đối với thai nhi:
+ Do sức khỏe và tâm lí người mẹ không ổn định nên dễ dẫn đến thai nhi bị chết lưu, đẻ non hoặc được sinh ra thì
thiếu cân, suy dinh dưỡng, mắc nhiều bệnh tật,...
+ Thiếu điều kiện nuôi dưỡng tốt nhất, bị tổn thương tình cảm,...
Câu 14. Trong các biện pháp bảo vệ hệ sinh dục, em đã thực hiện những biện pháp nào để bảo vệ sức khỏe bản
thân?
Để bảo vệ hệ sinh dục và sức khỏe bản thân, em đã thực hiện các biện pháp sau:
– Vệ sinh cá nhân: vệ sinh bộ phận sinh dục ngoài và cơ thể thường xuyên, không tiếp xúc với môi trường nước bị ô
nhiễm.
– Trong sinh hoạt và lao động: Sử dụng quần lót được làm bằng vải mềm, có khả năng thấm nước; thay giặt khăn,
quần áo hằng ngày bằng xà phòng và phơi ở nơi khô thoáng, sạch sẽ; không mặc các loại quần bó sát người; tránh
hoạt động quá mạnh, tránh sự va chạm hoặc tiếp xúc với các tác nhân gây tổn thương hệ sinh dục.
– Có lối sống lành mạnh: giữ tinh thần thoải mái, rèn luyện thể dục, thể thao; không quan hệ tình dục trước tuổi
trưởng thành; tránh xa các hình ảnh, sách báo không lành mạnh và các chất kích thích, gây nghiện.
– Chủ động tìm hiểu kiến thức liên quan đến sức khỏe sinh sản từ những nguồn tin cậy.

Câu 15. Nêu các biện pháp phòng tránh các bệnh lây truyền qua đường sinh dục.
Các biện pháp phòng tránh các bệnh lây truyền qua đường sinh dục:
– Cần quan hệ tình dục an toàn, sử dụng bao cao su khi quan hệ tình dục.
– Tiêm vaccine phòng bệnh.
– Không dùng chung các vật dụng dính máu hoặc dịch cơ thể và đến ngay cơ sở y tế khi có dấu hiệu bất thường ở
cơ quan sinh dục.
– Khám phụ khoa định kì.

TIẾNG ANH
- Write a formal Email:
Option 1: Help minority children learn.
Option 2: Help children in an orphanage
- A note: You are a runner at the Wide Run. Write a note to David
……………………………………………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………………………………………

You might also like