Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 3

TRƯỜNG ĐH VĂN LANG

KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH ĐỀ THI THỬ KẾT THÚC HỌC PHẦN
MÔN: TƯ DUY PHẢN BIỆN – K26
THỜI GIAN: 50 PHÚT
HỌC KỲ:2 - NĂM HỌC 2020 - 2021

Sinh viên làm bài trên file này lưu lại tên file Hovaten_MSSV và nộp bài bằng
file trên elearning.
Lưu ý:
KHÔNG nộp trên online Text mà phải nộp file
HỆ THỐNG SẼ TỰ ĐỘNG NGẮT khi hết giờ làm bài, vì vậy SV dành 2-3
phút trước khi hết giờ để nộp bài.

HỌ VÀ TÊN SINH VIÊN:


MSSV :

Câu 2 (2,5 điểm): Viết bổ sung Kết luận cho các câu sau đây:
1. “Có những sinh viên nghiên cứu khoa học rất giỏi”.

----------------------------------------------------------------------------------------------------------

----------------------------------------------------------------------------------------------------

2. “Hoặc là Bộ phận Marketing chạy chương trình giám giá cuối năm, hoặc là Bộ
phận Kho hủy hàng; Hôm qua, công ty quyết định bộ phận Marketing chạy chương
trình giảm giá cuối năm”.

----------------------------------------------------------------------------------------------------------

----------------------------------------------------------------------------------------------------

3. “Tất cả sinh viên ngành Quản trị kinh doanh Trường ĐH Văn Lang đều được học
môn Tư duy phản biện. Thịnh là sinh viên ngành Quản trị kinh doanh K25”.
----------------------------------------------------------------------------------------------------------

----------------------------------------------------------------------------------------------------

4. “Tất cả sinh viên năm nhất ngành Quản trị kinh doanh đều đã hoàn thành môn
phương pháp học tập ở bậc đại học, mà Ánh là sinh viên đại học năm 1 ngành quản trị
kinh doanh”.

----------------------------------------------------------------------------------------------------------

----------------------------------------------------------------------------------------------------

5. “Nếu ông ấy không tham ô thì ông ấy không bị cách chức và cũng không bị truy
tố”.

----------------------------------------------------------------------------------------------------------

----------------------------------------------------------------------------------------------------

Câu 3: (4 điểm)

Sống chung trước khi kết hôn ngày càng phổ biến trong giới trẻ hiện nay và
cũng có nhiều tranh cãi xoay quanh vấn đề này. Em hãy sử dụng phương
pháp 6 chiếc mũ tư duy, tham khảo đoạn trích dẫn dưới đây và kết hợp với
các phương pháp suy luận nhằm phân tích những góc nhìn khác nhau và đưa
ra nhận định của mình về vấn đề này.
Theo Wikipedia (trích ngày 02/01/2021)

Tiến sĩ triết học, chuyên gia nghiên cứu gia đình trẻ và trẻ em Nguyễn Linh
Khiếu cho rằng không nên dùng từ "sống thử", bởi khi các cặp đôi này sống chung
với nhau thì họ đã giống như là vợ chồng, "Đấy không phải là sống thử mà là
chung sống thật sự chứ không phải chuyện đùa. Tất cả từ tình cảm, tình dục, chi
tiêu là đều thật". Có điều sự chung sống này thiên về thỏa mãn dục vọng, tình cảm
tức thời, "thích thì chung sống, chán thì chia tay" chứ không đi liền với các nghĩa
vụ và trách nhiệm như hôn nhân thực sự. So với những đôi vợ chồng thực sự, các
cặp sống thử không được pháp luật cũng như xã hội thừa nhận (vì họ không có thủ
tục đăng ký kết hôn), do đó các cặp đôi sống thử không chịu bất kỳ sự ràng buộc
nào với nhau về nghĩa vụ gia đình cũng như trách nhiệm trước các quy định của
luật Hôn nhân, điều này dẫn tới những hậu quả tiêu cực khó lường trước.
Một thống kê ở Việt Nam năm 2015 cho thấy 85,7% sinh viên khi được hỏi đều
nhận định sống thử ảnh hưởng đến chuẩn mực văn hóa, đạo đức của người Việt;
96% cho rằng sẽ gây hậu quả về sức khỏe, tâm lý, kết quả học tập, đôi khi khá
nặng nề, nhất là đối với nữ.
Theo Hội kế hoạch hóa gia đình Việt Nam, tỷ lệ nạo phá thai ở Việt Nam đang ở
mức cao tại khu vực Đông Nam Á. Thống kê của Bệnh viện Phụ sản Trung
ương cho thấy, trong hơn 5.000 ca nạo phá thai mỗi năm có tới 30% thai phụ dưới
24 tuổi. Tại Bệnh viện Phụ sản Hà Nội, số phụ nữ dưới 20 tuổi nạo phá thai chiếm
khoảng 18%. Nguyên nhân chính trong các vụ phá thai của các nữ thanh niên trẻ là
do họ đã "sống thử" với người yêu, nhưng khi có thai thì chàng trai chối bỏ trách
nhiệm, không chịu kết hôn hoặc ép bạn gái phải phá thai.

You might also like