Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 4

Nguyễn Thùy Dung

MSV: 2311710024
Ngày sinh: 14/10/2005
Lớp: TRI115(HKI-2324) k62.8 -KTCT

Câu 1: Ptich mâu thuẫn trong công thức chung của tư bản

Công thức chung của tư bản: T-H-T' (T’ = T + ∆T). ∆T xuất hiện từ

* Trong lưu thông: dù trao đổi ngang giá hay không ngang giá thì cũng không
tạo ra ∆T
- Trao đổi ngang giá: Chỉ là sự chuyển hoá hình thái giá trị từ H - T và ngược lại
T - H nhưng tiền không lớn lên, giá trị không tăng thêm, tổng giá trị và phần giá
trị của mỗi bên tham gia trao đổi trước và sau đều không thay đổi.
-Trao đổi không ngang giá: có ba trường hợp xảy ra
+ Trong trường hợp nhà tư bản bán hàng hóa cao hơn giá trị, nhưng đến lượt
anh ta lại là người đi mua (vì không có ai chỉ bán mà không mua) thì phải mua
hàng hóa cao hơn giá trị ấy. Hành vi bán hàng hóa cao hơn giá trị không mang
lại bất cứ chút thặng dư (∆T) nào.

+ Trường hợp nhà tư bản cố mua hàng hóa thấp hơn giá trị cũng không mang lại
chút thặng dư (∆T) nào, vì đến khi anh ta bán cũng buộc phải bán hàng hóa thấp
hơn giá trị
+ Trường hợp có một số kẻ lừa gạt chuyên mua rẻ, bán đắt thì cái ∆T hắn có là
do chiếm đoạt của người khác mà có. Cái hắn được là cái người khác mất đi,
nhưng trong toàn xã hội thì tổng giá trị của hàng hóa là không thay đổi.
=> Trong lưu thông, dù trao đổi ngang giá hay không ngang giá thì cũng không
tạo ra giá trị mới, do đó đều không tạo ra giá trị thặng dư cho các nhà tư bản.=> k
có giá trị thặng dư
K ngang giá:
Cao hơn giá trị hàng
Mua thấp hơn giá trị: gt hàng là 100 nhưng kì kèo mua 90
Mua rẻ bán đắt: giả sử hàng hoá 90 mua 100 bán 105
+ Ngoài lưu thông:
Nếu người trao đổi vẫn đứng 1 mình với hàng hóa của anh ta, thì giá trị của
hàng hóa ấy không hề tăng lên. Nếu người sản xuất muốn sáng tạo thêm thặng
dư thì phải bằng lao động của chính mình.Chẳng hạn da thuộc phải trở thành
giày da, ở đó giày da có giá trị lớn hơn da thuộc vì nó đã thu hút nhiều lao động
vào trong giày da. Còn giá trị của da thuộc vẫn không đổi
TH1: k có
TH2:

=> Mâu thuẫn trong công thức chung của tư bản: "Tư bản không thể xuất hiện
từ lưu thông và cũng không thể xuất hiện ở bên ngoài lưu thông. Nó phải xuất
hiện trong lưu thông, đồng thời không phải trong lưu thông".

Câu 2: Tại sao nói hàng hóa sức lao động lại là chìa khóa lí giải mâu thuẫn
trong công thức chung của tư bản
+ Sức lao động là toàn bộ những năng lực thể chất và tinh thần tồn tại trong một
cơ thể con người đang sống và được người đó đem ra vận dụng mỗi khi sản
xuất.
+ Hàng hóa sức lao động là sự tổng hợp về thể lực và trí lực của con người có
thể sử dụng trong quá trình lao động để tạo ra của cải vật chất.

Không phải sức lao động nào cũng trở thành hàng hóa. Trong xã hội nô lệ thì
sức lao động của nô lệ không phải là hàng hóa vì bản thân anh ta đã thuộc sở
hữu của chủ nô, anh ta không có quyền bán sức lao động. Người thợ thủ công tự
do tuy được tùy ý sử dụng sức lao động của mình nhưng sức lao động của anh
ta cũng không phải là hàng hóa vì anh ta chỉ sản xuất tự cung tự cấp nuôi sống
mình, chứ chưa buộc phải bán sức lao động để kiếm sống

Sức lao động chỉ trở thành hàng hóa khi đồng thời thỏa mãn hai điều kiện sau:

+ Người lao động phải được tự do về thân thể, làm chủ được sức lao động của
mình và có quyền bán sức sức lao động của mình như một hàng hóa.
+ Người lao động không có tư liệu sản xuất cần thiết để tự mình đứng ra tổ chức
sản xuất nên chỉ còn cách bán sức lao động cho người khác sử dụng.
Câu 3: Ptich quá trình sản xuất giá trị thặng dư qua 1 ví dụ cụ thể. Anh chị
rút ra kết luận gì
Sản xuất sợi của một nhà tư bản

Giả sử để sản xuất 10 kg sợi, cần 10 kg bông và giá 10 kg bông là 10 $.Để biến số bông
đó thành sợi, một công nhân phải lao động trong 6 giờ và hao mòn máy móc là 2 $;giá trị
sức lao động trong một ngày là 3 $ và ngày lao động là 12 giờ; trong một giờ lao động,
người công nhân tạo ra một lượng giá trị là 0,5 $; cuối cùng giả định trong quá trình sản
xuất, sợi đã hao phí theo thời gian lao động xã hội cần thiết.Với giả định như vậy, ta thấy
người công nhân chỉ cần 6 giờ lao động đầu tiên đã hoàn thành công việc và giá trị của
sợi được sản xuất ra là 15 $.Nhưng nếu quá trình lao động chỉ kéo dài đến cái điểm đủ bù
đắp lại giá trị sức lao động (6 giờ), tứclà bằng thời gian lao động tất yếu, thì chưa sản
xuất ra giá trị thặng dư, do đó tiền chưa biến thành tư bản.Trong thực tế quá trình lao
động không dừng lại ở điểm đó. Giá trị sức lao động mà nhà tư bản phải trả khi mua và
giá trị mà sức lao động đó có thể tạo ra cho nhà tư bản trong quá trình sản xuất là hai đại
lượng khác nhau
Nhà tư bản đã trả tiền mua sức lao động để sử dụng trong một ngày (12 giờ) nên công
nhân vẫn phải tiếp tục lao động trong 6 giờ nữa.
Chi phí sản xuất
Giá trị sản phẩm mới (20 kg sợi)
- Tiền mua bông (20 kg): 20$
- Tiền hao mòn máy móc: 4$
- Tiền mua SLĐ trong ngày: 3$
Tổng chi phí sản xuất: 27$
- Giá trị của bông chuyển vào sợi: 20$
- Giá trị của MM chuyển vào sợi: 4$
- Giá trị mới do lao động của công nhân tạo ra trong 12 giờ lao động: 6$
Tổng giá trị hàng hóa: 30$
Như vậy, toàn bộ chi phí sản xuất mà nhà tư bản bỏ ra là 27 $, còn giá trị của sản phẩm
mới (20 kg sợi) do công nhân sản xuất ra trong 12 giờ lao động là 30$. Vậy 27 $ ứng
trước đã chuyển hoá thành 30$, đã đem lại một giá trị thặng dư là 3$. Do đó tiền tệ ứng ra
ban đầu đã chuyển hoá thành tư bản.
Nghiên cứu quá trình sản xuất giá trị thặng dư, có thể rút ra những kết luận sau
đây:
-Một là, phân tích giá trị sản phẩm được sản xuất ra (20 kg sợi) ta thấy có hai phần: Giá
trị những tư liệu sản xuất nhờ lao động cụ thể của công nhân được bảo toàn và di chuyển
vào sản phẩm mới gọi là giá trị cũ (trong ví dụ là 24 $). Giá trị do lao động trừu tượng
của công nhân tạo ra trong quá trình sản xuất gọi là giá trị mới (trong ví dụ là 6 $). Phần
giá trị mới này lớn hơn giá trị sức lao động, nó bằng giá trị sức lao động cộng với giá trị
thặng dư.Vậy giá trị thặng dư là một bộ phận của giá trị mới dôi ra ngoài giá trị sức lao
động do công nhân làm thuê tạo ra và bị nhà tư bản chiếm không
(ký hiệu là m). Quá trình sản xuất ra giá trị thặng dư chỉ là quá trình tạo ra giá trị kéo dài
quá cái điểm mà ở đó giá trị sức lao động do nhà tư bản trả được hoàn lại bằng một vật
ngang giá mới.
-Hai là, ngày lao động của công nhân bao giờ cũng được chia thành hai phần:
+Thời gian lao động cần thiết: là thời gian người công nhân tạo ra một lượng giá trị
ngang với giá trị sức lao động của mình.
+Thời gian lao động thặng dư: là phần còn lại của ngày lao động và lao động trong
khoảng thời gian đó gọi là lao động thặng dư.
-Ba là, nghiên cứu quá trình sản xuất giá trị thặng dư, chúng ta thấy mâu thuẫn của công
thức chung của tư bản đã được giải quyết: việc chuyển hoá của tiền thành tư bản diễn ra
trong lưu thông, mà đồng thời không diễn ra trong lĩnh vực đó. Trong lưu thông nhà tư
bản mua được hàng hoá sức lao động và sử dụng hàng hoá đặc biệt đó trong sản xuất, tức
là ngoài lĩnh vực lưu thông để sản xuất ra giá trị thặng dư cho nhà tư bản. Nhờ đó, tiền
mới chuyển thành tư bản.
Việc nghiên cứu giá trị thặng dư đã vạch rõ bản chất bóc lột của chủ nghĩa tư bản. Trong
điều kiện hiện nay, do sự phát triển của công ty cổ phần, một bộ phận nhỏ công nhân
cũng có cổ phiếu và trở thành cổ đông, đã xuất hiện quan niệm cho rằng không còn bóc
lột giá trị thặng dư, chủ nghĩa tư bản ngày nay đã thay đổi bản chất. Một số học giả tư sản
đưa ra thuyết "Chủ nghĩa tư bản nhân dân”. Song, trên thực tế, công nhân chỉ có một số
cổ phiếu không đáng kể, họ chỉ là người sở hữu danh nghĩa không có vai trò chi phối
doanh nghiệp, phần lớn lợi tức cổ phần vẫn nằm trong tay các nhà tư bản, thu nhập của
công nhân chủ yếu vẫn là tiền lương.

You might also like