Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 2

“Văn học đối với tôi là một hiện tượng đẹp đẽ nhất trên thế giới” (Pautopxky).

Kỳ diệu làm sao khi


cảm xúc được ngân lên thành thơ, thành nhạc, khi tiếng lòng ta được xuôi bóng trong những mảnh hồn thơ
ca. Thơ ca sinh ra để cho đời thêm hoa thơm trái ngọt, cho sự sống vút cao trên trang giấy vốn bằng
phẳng. Nó giống như những hạt nảy mầm trên đất mẹ rồi tỏa hương tô sắc cho cuộc sống thêm xinh tươi,
hương sắc ấy bay bổng vào lòng người khiến trái tim nảy nở, tân hồn nở hoa. Bàn về thơ, nhà phê bình
Nguyễn Minh Châu khẳng định: “Thơ khởi sự từ tâm hồn, vượt lên nhờ tầm nhìn và đọng lại nhờ tấm lòng
người viết”.
Người nghệ sĩ luôn có một tâm hồn nhạy cảm, họ luôn bị rung động trước cái đẹp, mọi vẻ đẹp man mác
của vũ trụ. Vậy nói ''Thơ khởi sự từ tâm hồn'' là như thế nào? Thơ là hình thức sáng tác văn học phản ánh
cuộc sống với những cảm xúc chất chứa, cô đọng, những tâm trạng dạt dào, những tưởng tượng mạnh mẽ,
trong ngôn ngữ hàm xúc, giàu hình ảnh, và nhất là có nhịp điệu. “Thơ khởi sự từ tâm hồn”- gốc rễ, ngọn
lửa tạo nên thơ chính là những cảm xúc từ tâm hồn, là những tình cảm được khơi nguồn từ chính nội tâm
người nghệ sĩ. Nếu bài thơ nào cũng được vẽ nên bởi tâm hồn người thì thơ không có gì khác biệt, thơ còn
phải là một sự nhìn xa trông rộng con mắt thi nhân “vượt lên bằng tầm nhìn”,đó là cái nhìn thể hiện ở tư
tưởng mới mẻ tiến bộ, mang tầm vóc của thời đại. Thơ tuy bắt đầu từ tình cảm, rung động suy tư của
người nghệ sĩ nhưng tác phẩm thơ chân chính bao giờ cũng mang tư tưởng khái quát, triết lí về con người,
cuộc đời và thời đại. Đó là cầu nối sự đồng cảm giữa tác giả và độc giả. Bởi ''Thơ là tiếng gọi đàn''. Đặc
biệt hơn ''Thơ đọng lại nhờ tấm lòng người viết'', tấm lòng đó là những giá trị cao đẹp, là sự nhân đạo thể
hiện ở người nghệ sĩ có tài, tâm và tầm. Nhận định của nhà phê bình Nguyễn Minh Châu đem đến cho bạn
đọc nhiều ý nghĩa sâu sắc, ý kiến đã bàn về đặc trưng của thơ ca và thiên chức của người nghệ sĩ trong
việc sáng tạo nên một bài thơ có giá trị.
Xuất phát từ đặc trưng thơ ca: thơ ca khởi phát từ tâm hồn người, đó là tiếng nói tình cảm, cảm xúc, là
khúc hát của tâm hồn. Cái vẻ đẹp mà thơ ca muốn khám phá ra chính là vẻ đẹp nội tâm con người, hiện
thực bên trong tâm hồn người với những rung cảm tinh tế sâu sắc trong cuốc sống muôn màu. Nói như
Diệp Tiếp “thơ là tiếng lòng” hay Lê Quý Đôn lại nói “thơ khởi phát tự lòng người”, còn Tố Hữu lại cho
rằng: “thơ là tiếng nói hồn nhiên nhất của tâm hồn con người”. Có thể nói, tình cảm là yếu tố sinh mệnh
của thơ ca, thiếu đi tình cảm thì có thể trở thành những người thợ làm những câu có vần chứ không làm
được nhà thơ. Cảm xúc trong thơ từ xa xưa đến tận bât giờ vẫn còn nguyên vẹn: “thân em như tấm lụa
đào/ Phất phơ giữa chợ biết vào tay ai”- bài ca dao là lời than thân của một người phụ nữ trong xã hội
phong kiến xưa ý thức được vẻ đẹp của bản thân nhưng cũng đây băn khoăn lo lắng cho số phận bấp bện,
lệ thuộc của mình, không biết dòng đời sẽ xô đẩy về đâu, hay Xuân Diệu với bản tình ca “Vội vàng”: “tôi
muốn tắt nắng đi/ cho màu đừng nhạt mất/ tôi muốn buộc gió lại/ cho hương đừng bay đi. Đứng trước
cảnh sắc đẹp đến ngây ngất của cuộc đời trần thế, người thi sĩ Xuận Diệu đã bày tỏ ước nguyện phi lí
muốn “tắt nắng, buộc gió” để chiếm trọn thiên nhiên cho riêng mình, đó là cái tình cảm đạt đến mãnh liệt,
là một sự rung động đến xuyến xao, là một trái tim đầy nhạy cảm, tất cả đã kết tinh nên những vần thơ
mang sức chứa tâm hồn người nghệ sĩ.
Xuất phát từ thiên chức người nghệ sĩ: Việc sáng tạo của nhà thơ có khuynh hướng tư tưởng, luôn xuất
phát từ nhu cầu giãi bày, thể hiện tâm tư, tình cảm vì thế nên nâng đỡ cho cái tốt không chỉ là thiên chức,
là trách nhiệm mà còn là mong mỏi, nhu cầu của người cầm bút. Bằng cái tâm, tầm tư tưởng bén nhạy,
người nghệ sĩ thấy được bản chất cuộc sống, khái quát thành những quy luật tâm lí, từ đó chuyển tải đến
người đọc những thông điệp ý nghĩa về cuộc sống và con người. Nhưng nó không phải là những gì tầm
thường mà phải thật phi thường, mới lạ. Có ai yêu những áng thơ mòn cũ, quen nhàm; có ai nhớ những
vần điệu nhạt nhẽo, sáo rỗng. Không đi theo con đường sáng tạo, nhà thơ sẽ chỉ còn lại một mình giữa sự
thờ ơ, quên lãng của người đọc. Như thế, cuộc đời cầm bút của người nghệ sĩ trở nên vô nghĩa. Bởi “điều
còn lại đối với mỗi nhà văn chính là cái giọng nói riêng của mình”. Giọng nói riêng không chỉ mang
phong cách sáng tạo mà còn hàm chưa trong nó một tầm nhìn xa rộng, có tư tưởng tiến bộ, mang một giá
trị to lớn có sức ảnh hưởng tác động đến cuộc sống của con người.
Xuất phát từ tấm lòng người thi sĩ: Có người đã mượn một câu thơ trong Truyện Kiều của Nguyễn Du: “
Chữ tâm kia mới bằng ba chữ tài”. Biết bao người đã nói đến cái “tâm” trong quá trình sáng tạo văn
chương, nghệ thuật của người nghệ sĩ. Tâm hồn, tấm lòng của người nghệ sĩ là hết sức quan trọng, cái
“tâm” ấy là yếu tố trước hết của nghệ thuật, là điều không thể thiếu trong tác phẩm của nghệ sĩ. Trong
văn chương, quả thực chữ tâm chiếm một vai trò rất lớn. Dù cái tâm có cao đến đâu, tâm lòng có rộng mở
đến chừng nào cũng không thể quên cái tâm của người nghệ sĩ.“Thơ sinh ra từ tình yêu và lòng căm thù,
từ nụ cười trong sáng hay từ những giọt nước mắt cay đắng”. Thơ ca cũng như văn chương, nghệ thuật
nói chung đều phải bắt nguồn từ tấm lòng của người nghệ sĩ, nó như cánh chim nâng đỡ tác phâm lên đỉnh
cao, cánh chim ấy mạnh mẽ bao nhiêu thì tác phẩm sẽ bay xa và bay cao bây nhiêu. Nguyễn Du viết
Truyện Kiều bằng tài năng vĩ đại, nhưng cũng chính là bằng “những điều trông thấy mà đau đớn lòng”
Có tài năng mà không có tâm huyết anh sẽ chỉ tạo ra những tác phẩm vô giá trị, có khi còn là “những
niềm tin mù quáng”, nói như Pôn Êluya.
Phải chăng, giá trị của một tác phẩm thơ ca được đúc kết bởi tâm hồn, tầm nhìn và tấm lòng của người
nghệ sĩ. Bước đi trên dải đường thơ ca ta dừng chân trước khúc ca đầy nao lòng “ Viếng lăng Bác_ Viễn
Phương”, bài thơ là một sự thể thể hiện sâu sắc cho nhận định của Nguyễn Minh Châu. Trong thơ của
Viễn Phương, ta cảm nhận được sự nhẹ nhàng, man mác và bâng khuâng của hồn thơ ông. Sự tinh tế trong
cách diễn đạt cảm xúc và hình ảnh thơ giản dị mà sâu sắc đã gây được sự xúc động đặc biệt cho người
đọc. Trong bài thơ Viếng lăng Bác, Viễn Phương đã bày tỏ niềm thành kính và nỗi xúc động khi được trở
về thăm lăng Bác bằng tình cảm chân thành và bình dị của một người con miền Nam đồng thời thể hiện
cái nhìn đầy xa xăm về Người, về dân tộc.
Điều cốt lõi để hình thành nên ngọn nguồn cảm xúc chính là “ khởi sự từ tâm hồn”, niềm cảm xúc dâng
trào khi ra thăm lăng Bác của Viễn Phương chính là sự

You might also like