Sinh 6 Tiet 50,51

You might also like

Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 9

Ngày soạn: 03/03/2018

Ngày giảng: 05/03/2018 Tiết: 50


BÀI 42 : LỚP HAI LÁ MẦM VÀ LỚP MỘT LÁ MẦM
I. Mục tiêu bài học
1. Kiến thức
- Phân biệt 1 số đặc điểm hình thái của các cây thuộc lớp Hai lá mầm và lớp Một lá
mầm (về kiểu rễ, kiểu gân lá, số cánh hoa…).
- Căn cứ vào các đặc điểm qua mẫu vật có thể nhận dạng nhanh 1 cây thuộc lớp 2
lá mầm hay 1 lá mầm.
2. Kĩ năng
- Rèn kĩ năng quan sát, so sánh, tổng hợp kiến thức.
* Giáo dục kỹ năng sống:
- Kĩ năng hợp tác nhóm trong tìm hiểu đặc điểm cây thuộc lớp Hai lá mầm và lớp
Một lá mầm.
- Kĩ năng phân tích đối chiếu để tìm ra đặc điểm giống nhau và khác nhau giữa cây
thuộc lớp Hai lá mầm và lớp Một lá mầm.
- Kĩ năng đảm nhận trách nhiệm trong nhóm.
- Kĩ năng trình bày ngắn gọn, xúc tích, sáng tạo.
3. Thái độ
- Giáo dục ý thức bảo vệ cây xanh.
* Tích hợp giáo dục đạo đức: Giáo dục ý thức trách nhiệm bảo vệ thiên
nhiên, ý thức ứng phó với biến đổi khí hậu.
4. Các năng lực hướng tới:
* Năng lực chung:
- Năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực tư duy.
- Năng lực sử dụng ngôn ngữ, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác.
- Năng lực tự quản lí, năng lực sử dụng công nghệ thông tin và truyền thông
- Năng lực tính toán
* Năng lực chuyên biệt:
- Năng lực kiến thức Sinh học: Cấu tạo cơ thể thực vật, hoạt động sống của thực vật,
đa dạng sinh học…
- Năng lực nghiên cứu khoa học: quan sát, thu thập, phân loại,xử lí kết quả, đưa kết
luận…
II. Chuẩn bị
1. Giáo viên.
+ Tranh vẽ về kiểu rễ, các kiểu gân lá, bảng phụ.
+ Mẫu vật: Cây Hai lá mầm: dừa cạn, bưởi, cải
Cây Một lá mầm: rẻ quạt, hành, cỏ mần trầu, lúa
2. Học sinh.
+ Nghiên cứu bài và dự kiến trả lời câu hỏi.
+ Xem lại kiến thức về các kiểu rễ, các kiểu gân lá, các kiểu hạt
+ Mẫu vật: Cây cỏ mần trầu, cây rẻ quạt, cây lúa, Cây dừa cạn, cây cải, cây
III. Phương pháp, kĩ thuật dạy học
- Phương pháp trực quan, vấn đáp, trình bày một phút, hoạt động nhóm
- Kĩ thuật: đặt câu hỏi, chia nhóm
IV. Tiến trình giờ dạy - giáo dục
1. Ổn định lớp (1p)
2. Kiểm tra bài cũ (5p)
Câu hỏi: Đặc điểm chung của thực vật hạt kín?
 Gợi ý trả lời: Hạt kín là nhóm thực vật có hoa có:
- Cơ quan sinh dưỡng phát triển đa dạng, trong thân có mạch dẫn phát triển.
- Có hoa quả, hạt nằm trong quả được bảo vệ tốt hơn. Hoa quả có rất nhiều
dạng khác nhau .
- Môi trường sống đa dạng.
- Hạt kín là nhóm thực vật tiến hoá nhất trong các nhóm thực vật
3. Các hoạt động dạy học.
Hoạt động 1: Khởi động (5p)
GV: Cho HS quan sát 2 cây: Hành và bưởi
? Em thấy chúng có điểm khác nhau cơ bản nào?
HS: Trả lời các điểm khác cơ bản về kiểu rễ, gân lá, dạng thân...
GV: Ngành Hạt kín là nhóm thực vật lớn gồm rất nhiều loại cây khác nhau về hình
dạng bên ngoài cũng như cấu tạo bên trong. Để phân biệt các cây Hạt kín với nhau
các nhà khoa học đã chia chúng thành những nhóm nhỏ hơn đó là lớp. Mỗi lớp lại
gồm nhiều họ. Vậy các lớp trong ngành hạt kín phân biệt nhau ở đặc điểm nào ta học
bài hôm nay
Hoạt động 2: Hình thành kiến thức
- Mục tiêu: Phân biệt được 1 số đặc điểm hình thái của cây Hai lá mầm và cây Một lá
mầm. Biết các đặc điểm để phân biệt giữa lớp hai lá mầm và lớp một lá mầm
- Hình thức tổ chức: cá nhân kết hợp nhóm
- Thời gian: 20 phút
- Phương pháp dạy học: Vấn đáp - tìm tòi, trực quan, nhóm.
- Kĩ thuật dạy học: đặt câu hỏi, trình bày 1 phút, chia nhóm.
Hoạt động của thầy, trò Nội dung
1. Cây hai lá mầm và
- GV yêu cầu HS nhớ lại các kiến thức đã học  trả cây một lá mầm
lời câu hỏi:
+ Các cây hạt kín rất khác nhau thể hiện ở đặc
điểm nào ?
- GV gợi ý: đặc điểm hình thái của cả cơ quan sinh
dưỡng và cơ quan sinh sản.
- HS nêu các đặc điểm cơ quan sinh dưỡng và cơ
quan sinh sản của cây hạt kín.
- GV: Cho HS xem lại các hình ảnh về kiểu rễ, gân lá. - Cây 2 lá mầm: rễ cọc,
gân lá hình mạng, hoa có
 GV: giới thiệu mỗi loại rễ, gân lá như vậy gặp ở
4 hoặc 5 cánh.
các cây khác nhau trong lớp Hai lá mầm và lớp Một
- Cây 1 lá mầm: rễ chùm,
lá mầm
gân lá hình cung hoặc
- GV: giới thiệu tranh hình 42.1 SGK/137 để cả lớp
song song , hoa có 3 hoặc
quan sát chúng.
6 cánh.
- GV yêu cầu HS thảo luận nhóm hoàn thành bài tập:
Đặc điểm Cây hai lá mầm Cây một lá
mầm
Kiểu rễ
Kiểu gân lá
Số cánh hoa
Số lám mầm
trong phôi của
hạt……

- GV: gọi đại diện nhóm chữa bài  nhóm khác nhận
xét, bổ sung.
- GV: nhận xét  đưa ra bảng chuẩn kiến thức

Bảng chuẩn kiến thức


Đặc điểm Cây Một lá mầm Cây Hai lá mầm
Rễ Rễ chùm Rễ cọc
Dạng thân Thân cỏ, cột Thân gỗ, cỏ, leo
Kiểu gân lá Gân lá song song hoặc hình Gân lá hình mạng
cung
Số cánh hoa Hoa có 6 hoặc 3 cánh Hoa có 5 hoặc 4 cánh
Số lám mầm trong Phôi có một lá mầm Phôi có hai lá mầm
phôi của hạt

- GV: Dựa vào đặc điểm nào để phân biệt cây Hai lá
mầm và cây Một lá mầm?
- GV: gọi HS trả lời.
- HS trả lời:
- GV: Cây hai lá mầm khác cây một lá mầm ở điểm
nào? cho ví dụ?
- GV: Số lá mầm của phôi là tiêu chuẩn chính để phân
biệt 2 lớp nhưng lại khó nhận thấy, vì vậy người ta
phải dựa vào các dấu hiệu bên ngoài dễ nhận biết hơn
là hoa, rễ, lá.
- GV: Yêu cầu HS dựa vào kết quả hoạt động 1 thảo
luận nhóm theo bàn trong 3' thực hiện lệnh mục 2:
Từ bảng trên hãy suy ra đặc điểm phân biệt giữa hai 2. Đặc điểm phân biệt
lớp Hai lá mầm và lớp Một lá mầm? giữa lớp Hai lá mầm và
- HS thảo luận nhóm rút ra các đặc điểm phân biệt lớp Một lá mầm.
giữa hai lớp Hai lá mầm và lớp Một lá mầm
- GV: Gọi đại diện nhóm phát biểu  nhóm khác nhận
xét bổ sung. - Điểm phân biệt chủ yếu:
- GV: nhận xét  chốt kiến thức Số lá mầm của phôi
- GV: Yêu cầu kiểm tra lại nhận xét qua - Ngoài ra còn một vài
H 42.2/ sgk/ 138 hoặc qua mẫu thật. Sau đó HS xếp dấu hiệu phân biệt khác
các cây có trong H 42.2/ sgk/ 138 vào một trong 2 lớp như kiểu rễ, kiểu gân lá,
đã học. số cánh hoa, dạng thân
- GV nêu câu hỏi:
Vì sao em lại xếp các cây này vào lớp 1 lá mầm,
các cây kia vào lớp 2 lá mầm ?
- HS trả lời
- GV: hỏi tiếp: Lớp 2 lá mầm khác lớp 1 lá mầm ở
điểm nào ?
- GV: Đưa ra một số mẫu thật chuẩn bị từ trước cho
HS quan sát và trình bày những trường hợp ngoại lệ có
thể gặp trong thiên nhiên.
- Tích hợp: Hs tìm hiểu các nhóm thực vật,trên cơ sở
đó nhận thức sự đa dạng,phong phú của giới thực vật
và ý nghĩa của sự đa dạng phong phú đó trong đời
sống con người,và trong việc giảm nhẹ tác động của
biến đổi khí hậu--> Hs có ý thức bảo vệ sự đa dạng
của thực vật,tăng cường trồngcây.
- GV: ở địa phương em gặp rất nhiều loài cây thuộc
thuộc lớp Một lá mầm và Hai lá mầm. Theo em những
loại cây này có vai trò như thế nào trong thiên nhiên và
trong đời sống con người ?
- GV: rất nhiều cây thuộc lớp Một lá mầm và Hai lá
mầm có giá trị trong đời sống con người vì vậy chúng
ta phải bảo vệ và sử dụng hợp lí cây xanh ở địa
phương.
Hoạt động 3: Luyện tập (5p)
- Mục tiêu: Củng cố kiến thức của bài, kĩ năng trình bày trước tập thể.
- Hình thức tổ chức: cá nhân
- Thời gian: 15 phút
- Phương pháp dạy học: Vấn đáp - tìm tòi, trực quan.
- Kĩ thuật dạy học: đặt câu hỏi, trình bày 1 phút
+ GV: yêu cầu HS làm bài tập: chọn câu trả lời đúng
1. Nhóm cây nào sau thuộc loại Một lá mầm?
A. Cây mít, cây hành, cây lúa, cây lạc, cây cam
B. Cây lúa, cây ngô, cây tỏi tây, cây kê, cây hành.
C. Cây xoài, cây bưởi, cây lạc, cây phượng,cây hành.
D. Cây bưởi, cây ngô, cây lúa, cây cam, cây xoài.
2. Nhóm cây nào sau thuộc loại Hai lá mầm?
A. Cây đào,cây nhãn, cây hành, cây xoài, cây cam.
B. Cây xoài, cây bưởi, cây tỏi tây, cây cam, cây lạc.
C. Cây cam, cây lạc, cây mít, cây xoài, cây đào.
D. Cây ngô, cây lạc, cây lúa, cây kê, cây ớt.
+ GV: cho HS chơi trò đoán tên cây.
Hoạt động 4: Vận dụng (5p)
Mục tiêu: Vận dụng kiến thức đã học hoàn thành câu hỏi

Quan sát hình vẽ sau và điền vào chỗ ……


Hạt đỗ đen là hạt của cây ………….
Hạt Ngô là hạt của cây………..
Hãy giải thích tại sao lại xếp các hạt vào các lớp cây đó

Hoạt động 5: Tìm tòi – mở rộng (2p)


Mục tiêu: Vận dụng kiến thức liên môn để trình bày nội dung bài học.
- Bài tập về nhà:
Bài 1. Sưu tầm mẫu vật cây một lá mầm và cây Hai lá mầm . Dựa vào qua sát mẫu
vật, trình bày các đặc điểm phân biệt giữa hai lớp đó.
Bài 2. Hãy viết 1 đoạn văn ngắn (5 đến 10 câu) giới thiệu cây hạt kín
4. Hướng dẫn về nhà (2p)
- HS đọc mục em có biết
- Học thuộc bài, trả lời câu hỏi 1,2,3 SGK/139 và làm bài tập
- Chuẩn bị bài sau: ôn tập
* Yêu cầu : + Nghiên cứu bài.
+ Xem lại đặc điểm chính của các ngành thực vật đã học.
V. Rút kinh nghiệm
Ngày soạn: 02/3/2018
Ngày giảng: 10/03/2018 Tiết: 51

ÔN TẬP
I. Mục tiêu bài học
1. Kiến thức:
- Hệ thống lại kiến thức về : cấu tạo và chức năng các bộ phận của hoa, quả và hạt.
Các nhóm thực vật chính (rêu, quyết, hạt trần, hạt kín)
- Biết vận dụng kiến thức đó để giải thích 1 số biện pháp kĩ thuật trong trồng trọt.
2. Kĩ năng:
- Rèn luyện kĩ năng tổng hợp, khái quát hoá kiến thức.
* Giáo dục kỹ năng sống:
- Kĩ năng phản hồi, lắng nghe tích cực trong quá trình thảo luận.
- Kĩ năng thể hiện sự tự tin trong trình bày ý kiến cá nhân.
3. Thái độ:
- Giáo dục ý thức học tập, yêu thích môn học
4. Các năng lực hướng tới:
* Năng lực chung:
- Năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực tư duy.
- Năng lực sử dụng ngôn ngữ, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác.
- Năng lực tự quản lí.
* Năng lực chuyên biệt:
- Năng lực kiến thức Sinh học: Cấu tạo cơ thể thực vật, hoạt động sống của thực vật,
đa dạng sinh học.
- Năng lực nghiên cứu khoa học: quan sát, thu thập, xử lí kết quả, đưa kết luận…
II. Chuẩn bị
1. Giáo viên.
Hệ thống nội dung ôn tập. Bảng phụ
2. Học sinh.
Ôn lại kiến thức trong các bài từ 28  42 (3 chương : Hoa và sự sinh sản hữu
tính, quả và hạt, Các nhóm thực vật).
III. Phương pháp, kĩ thuật dạy học
- Vấn đáp - tìm tòi, Dạy học nhóm, trình bày một phút
IV. Tiến trình giờ dạy - giáo dục
1. Ổn định lớp (1p)
2. Kiểm tra bài cũ
- Kết hợp trong khi ôn tập
3. Các hoạt động dạy học.
Hoạt động 1. Ôn tập kiến thức của chương VI
Hoa và sự sinh sản hữu tính. (14p)
- Mục tiêu: Củng cố lại cấu tạo và chức năng của hoa, sự thụ phấn, thụ tinh, kết quả
và tạo hạt
- Hình thức tổ chức: nhóm
- Thời gian: 14 phút
- Phương pháp dạy học: Vấn đáp - tìm tòi.
- Kĩ thuật dạy học: đặt câu hỏi, trình bày 1 phút
Hoạt động của thầy, trò Nội dung
- GV yêu cầu HS thảo luận I. Hoa và sinh sản hữu tính
nhóm bàn trả lời các câu hỏi 1. Cấu tạo và chức năng của hoa:
sau: - Hoa gồm: đài, tràng, nhuỵ và nhị.
1. Hoa gồm những bộ phận + Đài và tràng làm thành bao hoa bảo vệ nhị và
nào? Chức năng của từng bộ nhuỵ.
phận? + Nhị và nhuỵ duy trì và bảo vệ nòi giống.
2. Phân biệt các loại hoa:
- Căn cứ vào bộ phận sinh sản chủ yếu của hoa để
phân biệt hoa đơn tính và hoa lưỡng tính.
2. Căn cứ vào đặc điểm nào 3. Phân biệt hoa tự thụ phấn và hoa giao phấn:
để phân biệt hoa lưỡng tính và - Hoa tự thụ phấn là hoa có hạt phấn rơi vào đầu
hoa đơn tính nhụy của chính hoa đó.
- Hoa giao phấn là hoa có hạt phấn rơi vào đầu
nhụy của hoa khác.
3. Phân biệt giữa hoa tự thụ 4. Đặc điểm của hoa thụ phấn nhờ sâu bọ, nhờ
phấn và hoa giao phấn ? gió:
- Có màu sắc sặc sỡ, có hương thơm, vị ngọt, hạt
4. Hoa thụ phấn sâu bọ, nhờ phấn to và có gai, đầu nhụy có chất dính.
gió có đặc điểm gì? - Hoa thường tập trung ở ngọn cây, bao hoa
thường tiêu giảm, chỉ nhị dài, bao phấn treo lủng
lẳng, hạt phấn nhiều, nhỏ, nhẹ, đầu nhụy dài, có
nhiều lông.
5. Phân biệt hoa tự thụ phấn và hoa giao phấn
Hoa tự thụ phấn: Là hoa có hạt phấn rơi vào đậu
5. Phân biệt hoa tự thụ phấn nhuỵ của chính hoa đó. Thực hiện ở hoa lưỡng
và hoa giao phấn ? tính.
- HS: Nhớ lại kiến thức, trả lời - Hoa giao phấn: Là những hoa có hạt phấn
 HS khác nhận xét, bổ sung. chuyển đến đầu nhuỵ của hoa khác. Thực hiện ở
- GV: nhận xét hoa đơn tính hoặc hoa lưỡng tính

Hoạt động 2. Ôn lại kiến thức về: Quả và hạt (10p)


- Mục tiêu: Củng cố lại kiến thức cơ bản về quả và hạt đã học, biết vận dụng kiến
thức giải thích cơ sở của biện pháp kĩ thuật trong trồng trọt.
- Hình thức tổ chức: cá nhân
- Thời gian: 10 phút
- Phương pháp dạy học: Vấn đáp - tìm tòi, trực quan.
- Kĩ thuật dạy học: đặt câu hỏi, trình bày 1 phút
Hoạt động của thầy, trò Nội dung
- GV: yêu cầu HS trả lời câu hỏi II. Quả và hạt
+ Quả và hạt có những cách phát tán nào? Nêu đặc 1. Phát tán của quả
điểm của quả và hạt thích nghi với các cách phát tán đó? và hạt
Cho VD ? - Phát tán nhờ gió
+ Hạt nảy mầm cần có những điều kiện nào ? Mô tả thí - Phát tán nhờ động
nghiệm chứng minh điều kiện nảy mầm của hạt ? vật
+ Vận dụng hiểu biết về các điều kiện nảy mầm của hạt - Tự phát tán
giải thích :
- Phải làm đát tơi xốp trước khi gieo hạt ? 2. Những điều kiện
- Phải gieo trồng đúng thời vụ ? cần cho hạt nảy mầm
- Phải bảo quản hạt giống tốt? - Điều kiện cần cho
- GV: gọi HS lần lượt trả lời các câu hỏi hạt nảy mầm: đủ nước,
- HS trả lời  HS khác nhận xét, bổ sung. không khí, nhiệt độ
thích hợp.
Hoạt động 3: Ôn lại kiến thức về các nhóm thực vật (16p)
- Mục tiêu: Củng cố các đặc điểm của cơ quan sinh dưỡng và cơ quan sinh sản của
rêu quyết, cây hạt kín và cây hạt trần
- Hình thức tổ chức: cá nhân
- Thời gian: 16 phút
- Phương pháp dạy học: Vấn đáp - tìm tòi.
- Kĩ thuật dạy học: đặt câu hỏi, trình bày 1 phút
Hoạt động của Thầy- Trò Nội dung
- GV: yêu cầu HS kể tên các nhóm III. Các nhóm thực vật
thực vật đã học? 1. Rêu
- HS kể tên: rêu, quyết, hạt trần, hạt - Có thân, lá đơn giản, chưa có mạch dẫn,
kín rễ giả.
- GV: yêu cầu HS nêu đặc điểm - Cơ quan sinh sản của rêu là túi bào tử
chung của từng nhóm. nằm ở ngọn cây, chúng sinh sản bằng bào
- HS nêu đặc điểm của từng nhóm. tử . Thụ tinh cần nước.
- GV: nêu câu hỏi: 2. Dương xỉ
1. So sánh đặc điểm cơ quan sinh - Có rễ, thân, lá thật và có mạch dẫn.
dưỡng và sinh sản của 4 nhóm thực - Cơ quan sinh dưỡng là túi bào tử nằm ở
vật đã học? mặt dưới của lá, chúng sinh sản bằng bào
2. Sinh sản bằng bằng hạt tiến bộ tử ( BT hình thành trước TT  Nguyên tản
hơn sinh sản bằng bào tử như thế  cây mới), TT cần nước.
nào? 3. Hạt trần
3. Ngành hạt kín được chia thành - Có rễ, thân, lá có cấu tạo phức tạp ,
mấy lớp? Phân biệt lớp 1 LM và lớp - Cơ quan sinh sản là nón (chưa có hoa và
2 LM? Cho VD? quả) sinh sản bằng hạt (nằm lộ trên các lá
- GV: gọi HS lần lượt trả lời các câu noãn hở  Hạt trần), thụ tinh không cần
hỏi. nước.
- 3 HS trả lời  HS khác nhận xét, 4. Hạt kín
bổ sung - Có rễ, thân, lá phát triển, đa dạng có mạch
4. Giữa Hạt trần và hạt kín có điểm dẫn.
gì phân biệt - Có hoa, quả , hạt (nằm trong quả  Hạt
kín) , chúng sinh sản bằng hạt, thụ tinh
không cần nước.
- Ngành hạt kín chia thành 2 lớp : Lớp 1
LM và lớp 2 LM, hai lớp này phân biệt
nhau ở số lá mầm trong phôi, ngoài ra còn
dựa vào kiểu rễ, dạng thân, gân lá, số cánh
hoa.
4. Củng cố (3p)
- GV nhắc lại nội dung chính trong bài ôn tập.
5. Hướng dẫn về nhà (1p)
- Xem lại nội dung kiến thức đã ôn tập. Chuẩn bị kiểm tra một tiết.
V. Rút kinh nghiệm

You might also like