Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 3

CHỦ ĐỀ TÍCH HỢP VẺ ĐẸP ĐẤT NƯỚC CON NGƯỜI VN

Từ hình ảnh mùa xuân của thiên nhiên ở khổ đầu, thì khổ hai đã cho ta thấy
được những cảm xúc của tác giả khi đứng trước mùa xuân của đất nước, đồng thời
cho ta thấy được vẻ đẹp đất nước và của những con người VN ta:
“Mùa xuân người cầm súng
Lộc giắt đầy trên lưng
Mùa xuân người ra đồng
Lộc trải dài nương mạ”
Mùa xuân đất nước được nhà thơ Thanh Hải cảm nhận qua hai hình ảnh
“người cầm súng” và “người ra đồng”. Người cầm súng ở đây là những người chiến
sĩ ở tiền tuyến, ngày đêm canh gác, bảo vệ hoà bình cho đất nước, Tổ quốc và
nhân dân ta, Còn người ra đồng là những người nông dân ở hậu phương mang lại
ám no cho nhân dân, luôn tích cực sản xuất để xây dựng và phát triển đất nước.
Tác giả đã rất khéo léo và tinh tế khi kết hợp hai hình ảnh trên, đó là hai hình ảnh
tiêu biểu của công cuộc cách mạng đổi mới đất nước mang lại mùa xuân cho đất
nước. Những người nông dân ở hậu phương không quản cực nhọc để làm ra lương
thực thực phẩm đóng góp cho những người chiến sĩ ra tiền tuyến bảo vệ quê
hương, đất nước. Quả là hai hình ảnh tho sáng tạo. Nhưng có lẽ sáng tạo nhất
chính là điệp từ “Lộc” ở đầu câu thơ hai và bốn. Chúng vừa có nghĩa thực mà cũng
vừa có nghĩa ẩn dụ. “Lộc” có nghĩa là chồi non, nhành lá non, cũng có thể hiểu là
cành lá nguỵ trang trên lưng những người chiến sĩ. Lộc là những nương mạ trải dài
một màu xanh mướt. Màu xanh của đám nương mạ cho thấy một vụ mùa thắng lợi
của những người nông dân, nó còn tượng trưng cho niềm tim vào tương lai phát
triển của đất nước ta. Mùa xuân lúc này đang trải dài từ hậu phương ra tới tiền
tuyến. Như vậy dù cho hiểu ở nghĩa nào, “Lộc” cũng chính là những điều vô cùng
tốt đẹp, hạnh phúc.
“Tất cả như hối hả
Tất cả như xôn xao.”
Ở hai câu thơ cuối cho thấy được không khí của cả đất nước khi bước vào
mùa xuân. ĐIệp ngữ “Tất cả” nhằm nhấn mạnh tất cả mọi người, tất cả các tầng
lớp, giai cấp đều đang rộn ràng, hân hoan đón xuân về. Với cặp từ láy “hối hả”, “xôn
xao” càng khiến cho bức tranh mùa xuân của đất nước thêm nhịp điệu khuẩn
trương, tấc bậc, rộn rã của nhân dân VN ta. Vậy là với nghệ thuật ẩn dụ, từ láy, điệp
ngữ cùng với những hình ảnh gợi cảm, tinh tế. Nhà thơ Thanh Hải đã cho người
đọc thấy được bức tranh đất nước ta đang bước vào mùa xuân nhộn nhịp sống
động. Vẻ đẹp của thiên nhiên và con người lao động làm cho nhà thơ như say sưa,
ngây ngất vô cùng.
Khác với hai khổ đầu, ở khổ thơ thứ ba, giọng thơ dường như đã trầm hẳn lại
như đang rơi vào trầm lắng suy tư cùng với niềm tin về tương lai rộng mở và sự
vững chãi của đất nước ta sau mấy ngàn năm gây dựng đất nước, đồng thời cho ta
thấy sự kiên cường, bất khuất của dân tộc ta:
“Đất nước bốn ngàn năm
Vất vả và gian lao
Đất nước như vì sao
Cứ đi lên phía trước.”
Thanh Hải muốn khẳng định lại quãng thời gian “bốn ngàn năm” xây dựng đất
nước và giữ nước. Tính từ “gian lao” và từ láy “vất vả” đã cho ta liên tưởng tới
chặng đường xây dựng, giữ nước không ít khó khắn, phải trải qua biết bao thăng
trầm, thử thách. Giọng thơ nghe vô cùng tự hào với sức mạnh, ý chí, bản lĩnh về
dân tộc của mình. Ở hai câu thơ cuối, nhà thơ Thanh Hải đã sử dụng biện pháo so
sánh đất nước với vì sao vô cùng sáng tạo, đặc sắc. Vì sao chính là nguồn sáng, là
hiện thân lấp lánh giữa một bầu trời vĩnh hằng. Nhà thơ muốn ngợi ca đất nước ta
mãi trường tồn như vì sao ấy, sẽ luôn toả sáng và luôn hướng về một tương lai tươi
sáng, phát triển. Cùng với niềm tin tưởng đất nước trong tương lai sẽ ngày càng lớn
mạnh, sánh vai cùng các cường quốc trên thế giới. ĐIệp từ “Đất nước” lần nữa
vang lên nhưng lần này nó đi chung với cụm từ “cứ đi lên”. Thanh Hải như muốn
khẳng định cho dù có bao nhiêu thử thách, khó khăn thì đất nước ta sẽ vẫn mãi toả
sáng và phát triển hơn nữa, câu thơ thể hiện một niềm tin, một ý chí quyết tâm, khí
thế mạnh mẽ, dường như không có gì có thể cản bước được. Như vậy là với nghệ
thuật điệp ngữ, so sánh kết hợp với ngôn ngữ thơ giàu hình ảnh, tự nhiên, giản dị,
trong sáng mà cũng hàm chứa nhiều ý nghĩa sâu xa. Khổ thơ đã tái hiện thành công
tình yêu Tổ quốc bằng giọng văn tha thiết, đầy tự hào. Đồng thời cho thấy niềm tin
vào một tương lai tươi sáng của đất nước Việt Nam ta.
Trong suốt 4000 năm vất vả đương đầu với nhiều kẻ địch, đất nước đã
trải qua những thăng trầm, bao lần bị vùi dập nhưng nhà thơ vẫn giữ niềm tin vào
đất nước vẫn cứ như vì sao, vững vàng tiến lên phía trước, khẳng định vẻ đẹp và
sự mạnh mẽ của mình. Ca ngợi về sức sống bền bỉ của dân tộc cũng là cảm hứng
chung của tất cả thế hệ nhà thơ, nhà văn. Chúng ta dễ dàng bắt gặp điều đó trên
trang thơ của nhà thơ Nguyễn Đình Thi. Trong bài thơ Đất nước, ông Nguyễn Đình
Thi đã viết:
“Súng nổ rung trời giận dữ
Người lên như nước vỡ bờ
Nước Việt Nam từ máu lửa
Rũ bùn đứng dậy sáng lòa.”
Hai câu đầu tái hiện sinh động không khí của cuộc chiến, cùng với khí phách
anh hùng của con người Việt Nam. Câu thơ thứ nhất ngập tràn tiếng rung, khiến
người đọc cảm nhận được sự dữ dội. Động từ "rung" không chỉ là sự rung chuyển
của đất trời, sự mạnh mẽ do tiếng súng mà còn diễn tả niềm căm thù tột cùng đối
với quân thù. Nguyễn Đình Thi đã sử dụng biện pháp nhân hoá và so sánh tài tình,
ông khiến cho người đọc, ngay lập tức sau khi đọc song hai câu đầu, cảm nhận
được sự khốc liệt và sự mạnh mẽ, khí thế của quân đội ta phải ngập trời đất. Đến
tận cuối bài thơ, tác giả mới gọi tên Việt Nam với sự tự do, tự chủ, sự kiêu hãnh.
Ông cảm nhận được hình ảnh đất nước trong lòng. Từ máu lửa và bùn đen đã bật
dậy và sáng lòa, rực rỡ huy hoàng. Câu thơ giàu giá trị biểu tượng và tính khái quát,
cộng với tính nghệ thuật rất cao. Nhịp thơ 2/2/2 đều đều với giọng thơ hào hùng, sôi
nỗi ngợi ca sự vươn lên của dân tộc bởi một sức sống kỳ vĩ và bất tử. Bài thơ kết
thúc bằng ánh sáng, thể hiện niềm tin và khát vọng mạnh mẽ, vinh quang. Đất nước
đã ghi lại và vẽ nên một hình ảnh đất nước Việt Nam với bao thăng trầm, khói lửa
để đến được ngày độc lập. Đất nước xứng đáng được coi là cuốn biên niên sử
nước ta bằng thơ. Đây chính là sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa lịch sử dân tộc và
sáng tạo tài năng nghệ thuật của tác giả Nguyễn Đình Thi.
Hai bài thơ với hai thời kì khác nhau, nếu ĐN được viết trong thời kì kháng
chiến chống Pháp lần hai thì MXNN được viết vào năm 1980, đất nước vừa thống
nhất, đang xây dựng cuộc sống mới với nhiều khó khăn, gian khổ và thử thách.
Nhưng điểm chung của hai bài thơ trên là đều cho ta thấy được những vẻ đẹp rực
rỡ của dân tộc Việt Nam ta. Đồng thời cũng thể hiện niềm tự hào vô bờ bến của hai
tác giả với sức sống bền bỉ, mạnh mẽ của nhân dân ta trong suốt những năm kháng
chiến gian khổ, đương đầu với mọi thế lực quân thù
Bằng các phép tu từ so sánh, nhân hoá, điệp ngữ, từ ngữ giàu hình ảnh, giàu
giá trị gợi tả, hai khổ thơ hai và ba của bài thơ MXNN đã giúp người đọc cảm nhận
được những cảm xúc của nhà thơ trước mùa xuân của đất nước. Từ đó, thấy được
những niềm tin, niềm tự hào khi đất nước bước vào xuân. Qua đó thấy được niềm
tự hào, yêu đời thiết tha, yêu que hương đất nước của nhà thơ ở những giây phút
cuối đời. Những khổ thơ này không chỉ là một cái nhìn sâu sắc và tâm huyết về quá
khứ và tương lai của đất nước, mà còn là một tác phẩm nghệ thuật tuyệt vời ca
ngợi về đất nước và cả nhân dân VN ta đầy tự hào. Nhà thơ Thanh Hải đã thành
công trong việc khắc họa hình ảnh đất nước và những con người Việt Nam hiên
ngang, bất khuất và kiên trung. Khép lại hai khổ thơ như tiếng lòng của TH. Đó là
niềm tin, niềm tự hào về dân tộc và về đất nước ngày càng phát triển. Ở chúng ta,
cũng phải trân trọng những tình cảm này của tác giả, hãy góp phần chung tay xây
dựng đất nước từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường vì một đất nước ngày càng giàu
mạnh.

You might also like