Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 3

CHỦ ĐỀ TÍCH HỢP THIÊN NHIÊN MÙA XUÂN

Thiên nhiên của ta có muôn màu, muôn vẻ, nó không chỉ để chúng ta
chiêm ngưỡng, tận hưởng mà còn để tô điểm thêm cho các câu thơ, câu thơ
của nhiều tác giả. Mùa xuân chính là mùa đặc sắc nhất trong năm, được
nhiều tác giả lấy ý tưởng để tô điểm cho các tác phẩm nghệ thuật của mình.
Và một trong những tác giả tiêu biểu ấy là nhà thơ Thanh Hải. Với bài thơ
“Mùa xuân nho nhỏ”, nhà thơ Thanh Hải đã vẽ ra một bức tranh mùa xuân
đậm chất xứ Huế với đầy màu sắc, nhịp điệu đồng thời cho ta thấy được khát
khao dâng hiến cho đời dù chỉ là những ngày tháng rất ngắn ngủi trước khi
ông qua đời cùng với những thông điệp sống vô cùng ý nghĩa. Đặc biệt qua
khổ một, tác phẩm đã vẽ lên một bức tranh thiên nhiên mùa xuân vô cùng
tươi đẹp, tràn đầy sắc xuân và mang đậm phong vị của vùng đất Huế.
Trong suốt mấy mươi năm cuộc đời, nhà thơ Thanh Hải luôn đóng góp,
cống hiến sức lực, tất cả những gì mình có cho quê hương đất nước. Cho
đến những giây phút cuối đời, ông vẫn luôn khao khát cống hiến của mình
vào trong công cuộc xây dựng đất nước. Bài thơ “Mùa xuân nho nhỏ’ được
ông sáng tác vào khoảng thời gian một tháng trước khi ông ra đi mãi mãi.
Nằm trên giường bệnh, ông vẫn luôn rất lạc quan, ông vẫn luôn muốn cống
hiến những gì đẹp nhất cho cuộc sống.
Mở đầu bài thơ chính là bức tranh thiên nhiên mùa xuân đầy màu sắc,
âm thanh, hình ảnh quên thuộc vô cùng đặc sắc ở nơi đấtt Huế mộng mơ,
quê hương của tác giả:
“Mọc giữa dòng sông xanh
Một bông hoa tím biếc”
Ở hai câu thơ đầu , mùa xuân hiện ra một cách nhẹ nhàng, ấm ấp
nhưng cũng không kém phần nhộn nhjp, rực rỡ đầy sắc màu. Sự kết hợp
giữa màu xanh của dòng sông và màu tìm của những bông hoa đậm màu xứ
Huế đã vẽ nên một bức tranh thiên nhiên mùa xuân tràn đầy sức sống. Cảnh
vật trời xuân trong nhà thơ Thanh Hải vừa bình dị, đơn sơ và cũng thật trầm
lặng làm sao. Tác giả đã sử dụng đảo ngữ từ “Mọc” ở đầu câu thơ để nhấn
mạnh vẻ đẹp nhẹ nhàng của thiên nhiên mùa xuân. Hai câu thơ đầu của bài
thơ đã gợi được sức sống, sự vươn mình trỗi dậy của thiên nhiên, đất trời.
“Ơi con chim chiền chiện
Hót chi mà vang trời”
Bên cạnh những hình ảnh, màu sắc đặc sắc ấy, hoà cùng với mùa xuân
còn có cả âm thanh tiếng chim chiền chiện vang vọng khắp trời. Tiếng chim
hoà cùng với hình ảnh dòng sông và bông hoa đã mở ra một không gian rộng
lớn tràn ngập không khí mùa xuân. Âm thanh này đã làm phá vỡ đi cái bầu
không khí trầm lặng lúc nãy và đem lại thêm sự nhộn nhịp, phấn khích trong
lòng của nhà thơ Thanh Hải. Tiếng chim lảnh lót đến nỗi khuấy động được cả
tâm hồn của nhà thơ, tạo nên những cảm xúc, tâm trạng vô cùng tuyệt vời.
Từ “Ơi” và “chi” ở đây là những lời kêu, lời gọi ngọt ngào, đầy rung động
trước vẻ đẹp tuyệt dịu của mùa xuân thiên nhiên và niềm háo hức trước
những tiếng chim chiền chiền, dấu hiệu của trời xuân đang hiện hữu trong
không gian.
“Từng giọt long lanh rơi
Tôi đưa tay tôi hứng”
Giọt ở đây có thể được hiểu là những giọt sương sương, giọt nắng
nhưng nó cũng được hiểu như là giọt âm thanh của những chú chim chiền
chiện. Tiếng chim lảnh lót vang xa để rồi rơi xuống hoá thành giọt rơi xuống
đọng lại trong tim của tác giả. Hình ảnh thơ cuối của khổ thơ trên cho thấy
một mùa xuân vô cùng nhẹ nhàng và lãng mạn. Hành động Thanh Hải dùng
tay “hứng” cho thấy được sự trân trọng, nâng niu vẻ đẹp thiên nhiên quê
hương của ông. Tác giả đã dùng nghệ thuật chuyển đổi cảm giác từ thính
giác sang thị giác rồi cuối cùng là xúc giác, từ nghe thấy tiếng chim hót vô
hình đã trở thành thứ có thể ân cần cần cầm được. Bằng những biện pháp
nghệ thuật như ẩn dụ, đảo ngữ kết hợp với hình ảnh thơ đặc sắc, thú vị,
Thanh Hải đã miêu tả một khung cảnh khoáng đạt, đầy màu sắc và tươi vui.
Thông qua đó, ông cũng thể hiện tình yêu thiên nhiên, yêu cuộc đời đắm say
và tâm trạng háo hức mong chờ khoảnh khắc đất trời vào xuân. Mùa xuân là
lúc vạn vật bung tỏa ra nét kiêu hãnh, rực rỡ nhất của mình. Nhà thơ đã cất
bút đầu tiên cho bức tranh nhẹ nhàng là thế với dòng sông xanh, với bông
hoa tím, với tiếng chim hót và với tất cả tình yêu mà ông dành cho nơi đây,
cho những ngày tháng còn lại của mình. Tuy không sử dụng cách miêu tả hoa
mĩ cầu kì nhưng tác giả Thanh Hải vẫn thể hiện được khoảnh khắc đất trời
mùa xuân một cách tuyệt đẹp, sáng bừng sức sống.
Nhan sắc của mùa xuân luôn mặn mà, kể cả khi còn trẻ lẫn về già, mùa
xuân luôn khoác trên mình một vẻ đẹp thiên nhiên tươi xanh, dịu dàng. Cũng
giống mùa xuân trong Cảnh ngày xuân của Nguyễn Du, trích một phần từ
Truyện Kiều, tuy là mùa xuân đã qua hơn 2 tháng nhưng sự mơn mởn của
mùa xuân vẫn đâm chồi khắp nơi. Những con én chao lượn trên bầu trời báo
hiệu mùa xuân đã đến và sẽ qua, cây cỏ hoa lá xanh tươi khắp nơi, xanh
mướt tận chân trời. Một bức tranh tuyệt đẹp về mùa xuân được khắc hoạ chỉ
trong bốn câu thơ đầu của bài thơ:
“Ngày xuân con én đưa thoi
Thiều quang chín chục đã ngoài sáu mươi
Cỏ non xanh tận chân trời
Cành lê trắng điểm một vài bông hoa.”
Hình ảnh những cánh én rộn ràng bay giữa bầu trời, tạo nên không
gian bao la, rộng lớn. Hình ảnh mùa xuân được làm rõ ở câu thơ thứ hai:
thiều quang – ánh sáng mùa xuân rực rỡ đẹp đẽ nhất. Cách tính thời gian của
Nguyễn Du thật đặc biệt, mùa xuân đã “chín chục đã ngoài sáu mươi” ấy là
khi mùa xuân đã bước sang tháng thứ ba, ánh nắng trở nên rực rỡ ấm áp
hơn. Bởi vậy làm cho không gian tràn ngập ánh sáng. Câu thơ không chỉ
miêu tả khung cảnh mà đằng sau đó còn thể hiện xúc cảm của con người.
Hình ảnh “con én đưa thoi” vừa gợi ra không gian bao la, rộng lớn vừa gợi lên
sự chảy trôi của thời gian. Mùa xuân ấm áp rực rỡ trôi qua quá nhanh khiến
con người không khỏi bâng khuâng tiếc nuối. Làm nền cho bức tranh mùa
xuân còn có thảm cỏ tươi non, mơn mởn trải dài tít tắp đến tận chân trời. Từ
đó làm cho không gian bầu trời mà không gian mặt đất cũng trở nên bao la,
rộng lớn hơn. Trên nền màu xanh non, ngập đầy sức sống ấy hiện lên một vài
bông hoa lê mỏng manh, thanh khiết. Ở đây màu sắc bức tranh có sự hài hòa
tuyệt đối, màu xanh non của cỏ kết hợp với màu trắng tinh khôi của hoa lê
càng làm nổi bật hơn sức sống, sự thanh tao của những cánh hoa lê. Hơn
nữa, Nguyễn Du còn tỏ ra đặc biệt tinh nhạy khi dùng động từ “điểm” khiến
cho khung cảnh có thần, có hồn chứ không hề tĩnh tại. Kết hợp với đảo ngữ
“trắng điểm” một lần nữa nhấn mạnh, tô đậm vào sắc trắng của hoa lê.
Nguyễn Du và Thanh Hải với hai mùa xuân khác sau, một người là vẽ nên
bức tranh mùa xuân thiên nhiên ở vùng đất Huế mộng mơ , một người tả
cảnh sắc xuân trong tiết thanh minh. Nhưng chung quy cả hai tác giả đều tôn
vinh lên vẻ đẹp thiên nhiên của mùa xuân, cho thấy sức sống tràn trề của
mùa xuân. Cả hai bức tranh mùa xuân ấy đều được phác họa bằng những
màu sắc khác nhau, nhưng vẫn gợi chung về vẻ tươi đẹp, xanh tươi, mang lại
không khí đầm ấm, yên vui cho mọi người.
Mùa xuân là chính là đề tài truyền thống trong thơ ca dân tộc VN ta.Vậy
là chỉ qua khổ đầu tiên của bài thơ mxnn, chúng ta được chiêm ngưỡng bức
tranh thiên nhiên mùa xuân tươi đẹp và tràn đầy sức sống nơi xứ Huế. Đối
mặt với bệnh tật, thậm chí phải đối mặt với cả cái chết, vậy mà nhà thơ vẫn
hướng đến một mùa xuân tươi trẻ, tràn đầy sức sống, thể hiện một tâm hồn
lạc quan yêu đời, một niềm khát khao cuộc sống vô bờ. Đọc những vầnthơ
của ông, người đọc trân trọng hơn, yêu hơn một tâm hồn nghệ sĩ, một tìnhyêu
quê hương, đất nước đến vô ngần. Đây quả là một mùa xuân nho nhỏ mà
nhà thơ Thanh Hải đã dành tặng cho đời vào những giây phút cuối của cuộc
đời mình.

You might also like