học đối phó

You might also like

Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 2

THÓI QUEN HỌC ĐỐI PHÓ

Đã có người từng nói răng “ Những thói quen bạn hình thành hôm nay sẽ
tác động đến cuộc đời bạn ngày mai”. Thật vậy, có những thói quen dường như
là chiếc chìa khóa mở ra thành công nhưng lại có những thói quen làm ta rơi
xuống vực sâu của tương lai. Mình viết bài này trao đổi đôi điều với bạn để
chúng ta cùng nhau từ bỏ một thói quen có hại là học đối phó- một hiện tượng
gần dây xuất hiện rất nhiều ở giới trẻ.

Học đối phó ở đây được hiểu là học chỉ để vượt qua kỳ thi kiến thức thực sự
không còn lưu lại trong đầu sau khi thi, nước đến chân mới lao đầu ôn thi khiến
bị quá tải về kiến thức gây ra nhiều áp lực mà thực tế lại không đem đến lợi ích
gì cho người đọc. Một vấn đề nổi lên là việc nhiều học sinh hiện nay chọn hình
thức học đối phó học chỉ học cho xong mà không hề có hứng thú say mê với
việc học. Thay vì nỗ lực học để nắm bắt kiến thức hay xây dựng kỹ năng quản
lý thời gian, nhiều học sinh chỉ chờ đợi cuối giờ, ôn bài cuồn cuộn một cách cận
kề thời gian kiểm tra.

Trước hết , điều này dẫn đến việc học sinh không chỉ làm việc trong môi
trường căng thẳng mà còn gây ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe vì thiếu giấc
ngủ đầy đủ, lo âu về kết quả học tập, và phụ thuộc vào những biện pháp đối phó
ngắn hạn. Ngoài ra vì học đối phó nên hầu như bản thân người học sẽ không thể
tiếp thu bất kỳ kiến thức nào sẽ có khả năng gây ra những tiêu cực như quay
cóp, chạy điểm. Việc học đối phó lâu dài sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến cuộc
sống của các em học sinh do việc học ngày càng trở nên nhàm chán nặng nề và
vô vị khiến các em lười học ngồi vào bàn học mắt díu lại tinh thần học đi
xuống.

Hơn nữa, một số học sinh hiện nay không có kế hoạch học tập cụ thể và
định hướng rõ ràng cho bản thân. Họ chỉ tìm cách vượt qua những thách thức
ngắn hạn mà không đặt ra mục tiêu dài hạn. Khi không được hỗ trợ đầy đủ và
nguồn động viên từ giáo viên và gia đình, học sinh có thể trở nên mất động lực
và không nhìn thấy giá trị của việc học tập.

Để khắc phục những vấn đề này, cần thiết phải tăng cường vai trò của
giáo viên và gia đình trong việc giúp học sinh hình thành phương pháp học mới
hiệu quả. Giáo viên cần sử dụng các phương pháp giảng dạy sáng tạo, khuyến
khích học sinh xây dựng kỹ năng quản lý thời gian và thúc đẩy lòng tự tin và sự
độc lập sự yêu thích thúc đẩy sự hiếu kỳ lòng khám phá cái mới cái hay trong
từng môn học. Gia đình cũng cần tham gia vào việc định hình mục tiêu học tập
cho học sinh và định rõ trách nhiệm cá nhân.
Cuối cùng, học sinh cũng cần có lòng kiên trì và sự tận tụy chăm chỉ
trong việc học tập. Học đối phó được hình thành trong một khoảng thời gian do
sự chểnh mảng ham chơi và lười biếng khiến cho học sinh sinh viên sẽ phải vắt
chân lên cổ chạy nước rút khi mà kỳ thi ngay gần kề. Học sinh cần nhận ra rằng,
việc học là không chỉ là việc đạt được kết quả cao, mà còn là việc hoàn thiện
bản thân và phát triển các kỹ năng sống cần thiết cho tương lai.

Tóm lại, hiện tượng học đối phó của học sinh hiện nay cần phải được loại
bỏ và thay thế bằng phương pháp học tập mới. Mong rằng sự hỗ trợ và sự tập
trung từ giáo viên, gia đình và bản thân học sinh sẽ tìm ra phương hướng cách
học tập hiệu quả để giúp học sinh vượt qua những khó khăn và phát triển bản
thân một cách toàn diện giúp loại bỏ cách học đối phó.

You might also like