Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 70

SUY LUẬN

GV: Ths. Phạm Thị Minh Hải


Email: ptmhai@hcmulaw.edu.vn
SUY LUẬN LÀ GÌ
Có nhiều định nghĩa khác nhau về suy luận:
ĐN 1: Là hình thức cơ bản của tư duy mà từ 1
hay nhiều PĐ ta suy ra được PĐ mới.
ĐN 2: Là hình thức cơ bản của tư duy mà từ 1
hay nhiều tri thức ta suy ra được tri thức mới.
ĐN 3: Là hình thức cơ bản của tư duy mà từ 1
hay nhiều tư tưởng ta suy ra được tư tưởng
mới.
ĐN 4: Là hình thức cơ bản của tư duy mà từ 1
hay nhiều hiểu biết ta suy ra được hiểu biết mới.
Trong một ngôi đền cổ có ba vị thần giống
hệt nhau. Thần Thật thà luôn nói thật, thần
Dối trá luôn nói dối và thần Khôn ngoan
lúc nói thật lúc nói dối. Có một nhà hiền
triết đến thăm đền. Ông đã hỏi các vị thần
và nhận được câu trả lời khi hỏi thần bên
trái: - Ai ngồi cạnh ngài? - Đó là thần Thật
thà. Ông hỏi thần ngồi giữa: - Ngài là ai? -
Ta là thần Khôn ngoan. Sau cùng ông hỏi
thần bên phải: - Ai ngồi cạnh ngài? - Đó là
thần Dối trá.
HỎI: Ai là ai?
Suy luận từ một tư tưởng

Không Được ham muốn


được ham vợ của kẻ không
muốn vợ gần gũi
của kẻ gần Được ham muốn
gũi chồng của kẻ gần
(Giắc cơ) gũi
Suy luận từ nhiều phán đoán

1. Mọi người đều phải chết.


Gà không là người.
Vậy, gà không chết.

2. Học nhiều thì quên nhiều.


Học ít thì quên ít.
Vậy, không học thì không quên.
Suy luận từ nhiều phán đoán

3. Nếu có ghẻ thì ngứa.


Nếu ngứa thì phải gãi.
Nếu gãi thì đã ngứa.
Nếu đã ngứa thì thoải mái.
Vậy, nếu có ghẻ thì thoải mái.
Bản chất của suy luận:

• Là hoạt động nhận thức gián tiếp,


tức từ những gì đã biết tới biết
những gì chưa biết.
• Logic học quan tâm suy luận đó đúng
hay không đúng logic.
Cấu trúc
suy luận

Tiền đề Kết luận

Vận chuyển trái phép


ma túy là vi phạm Vậy, chắc chắn Năm
pháp luật. Năm Cam cam vi phạm pháp
vận chuyển trái phép luật.
ma túy.
Các loại suy
luận

Diễn dịch Quy nạp Tương tự


C -> R R-> C R->R
Mọi thứ hiếm đều đắt tiền.

Ngọc rẻ tiền là thứ hiếm.

Vậy, ngọc rẻ tiền đắt tiền.

Suy luận diễn dịch


Nam học Logic

Bình học Logic

Quang học Logic

Mà Nam, Quang, Bình là sinh viên Luật

Vậy, tất cả sinh viên Luật đều học Logic.

Suy luận quy nạp


Suy luận
tương tự
Suy luận
diễn dịch

Trực tiếp Gián tiếp


1 Tiền đề -> 1 Kết >1 Tiền đề -> 1
luận Kết luận

TAM ĐOẠN LUẬN


Suy luận diễn dịch trực tiếp từ 1 PĐ đơn)

1. Phép đổi chỗ (đảo ngược)


Tiền đề và kết luận cùng chất.
S của tiền đề là P của kết luận.
P của tiền đề là S của kết luận.
Ví dụ:
Một số hoa là vật có màu đỏ.

 Kết Luận: Một số vật có màu đỏ là hoa.
Suy luận diễn dịch trực tiếp từ 1 PĐ đơn)
1. Phép đổi chỗ (đảo ngược)
Quy tắc:
Hạn từ nào có ngoại diên không đầy đủ ở
tiền đề, thì không được có ngoại diên đầy đủ
ở kết luận.
Ví dụ: Mọi TP là hành vi nguy hiểm cho xã hội.

Vậy, mọi hành vi nguy hiểm cho xã hội là TP.
Vi phạm quy tắc
Suy luận diễn dịch trực tiếp từ 1 PĐ đơn)

2. Phép đổi chất (chuyển hóa)


Kết luận là phán đoán đơn khác chất, S của kết luận
cùng lượng, đồng nhất với S tiền đề, P của kết luận
là khái niệm mâu thuẫn với P của tiền đề.
Ví dụ:
Mọi người phải chết.
Vậy, mọi người không bất tử.
Suy luận diễn dịch trực tiếp từ 1 PĐ đơn)

3. Phép vừa đổi chất vừa đổi chỗ (đối lập vị từ)
Phán đoán kết luận khác về chất với phán đoán tiền
đề, S trong PĐ kết luận mâu thuẫn với P trong PĐ
tiền đề, P của PĐ kết luận là S trong PĐ tiền đề.
Ví dụ:
Một số luật sư không là người tốt nghiệp đại học
Luật.
Vậy, Một số người không tốt nghiệp đại học Luật là
luật sư.
Lưu ý: Dạng I không thể thực hiện được phép đổi
chất đổi chỗ
Rút ra kết luận theo 3 cách (đổi chỗ, đổi chất, vừa đổi
chất, vừa đổi chỗ) cho PĐ
“Mọi thông tin trên TTXVN là thông tin có thật.”

Phép đổi chỗ: Vậy, Một số thông tin có thật là thông tin
trên TTXVN.
Phép đổi chất: Vậy, mọi thông tin trên TTXVN không
là thông tin bịa đặt.
Phép vừa đổi chỗ vừa đổi chất: Vậy, một số thông tin
bịa đặt không là thông tin trên TTXVN.
Rút ra kết luận hợp logic từ các phán đoán sau:

1. Áo sơ mi trong cửa hàng này là hàng giảm


giá.
2. Một số Radio sản xuất sau năm 1975 là máy
móc không có chức năng ghi âm.
3. Mọi tử tù không là người chưa thành niên.
4. Một số văn bản quy phạm pháp luật là văn
bản tuân thủ hiến pháp.
Bài tập nhóm: Rút ra các kết luận hợp logic từ các tiền
đề đã cho dưới đây:

1. Người chưa đủ 6 tuổi là người không có năng lực hành vi


dân sự.
2. Một số người thành niên là người mất năng lực hành vi dân
sự.
3. Người dưới 18 tuổi không là đối tượng phải chịu án tử hình.
4. Có bị cáo không là người thành niên.
5. Không luật sư nào không tốt nghiệp đại học ngành luật.
6. Đa số đại biểu quốc hội là người am hiểu pháp luật.
7. Người dạy học ở bậc phổ thông không là lao động chân tay.
Lưu ý: nhóm bao nhiêu người làm bấy nhiêu câu.
Từ TĐ: Một số nghiên cứu về nhân bản là những vấn đề
được quan tâm đặc biệt của thế kỷ 21, những KL nào
đúng?

a. Vấn đề được quan tâm đặc biệt của thế kỷ 21 là nghiên


cứu về nhân bản
b. Trong số những vấn đề được quan tâm đặc biệt của
thế kỷ 21 có nghiên cứu về nhân bản.
c. Một số nghiên cứu về nhân bản không là những vấn đề
bị lãng quên của thế kỷ 21.
d. Một số nghiên cứu về nhân bản là những vấn đề được
đề cập đến từ thế kỷ 20.
e. Những vấn đề bị lãng quên ở thế kỷ 21 không là những
nghiên cứu về nhân bản.
Bất công ở bất cứ đâu cũng là mối đe dọa cho công lý ở mọi
nơi – Martin Luther King, những KL nào đúng?

a. Mối đe đoạ cho công lý ở mọi nơi chính là bất công


ở bất cứ đâu.
b. Bất công ở bất cứ đâu cũng không là sự đảm bảo
cho công lý ở mọi nơi.
c. Bình đẳng ở bất cứ nơi đâu cũng không là mối đe
doạ cho công lý ở mọi nơi.
d. Bất công ở mọi nơi chính là mối đe dọa cho công lý.
e. Bất công ở mọi nơi không là sự an toàn cho công lý
“Đa phần bị cáo là người thành niên”, những KL nào đúng?

a. Một số người thành niên là bị cáo.


b. Một số người chưa thành niên không là bị cáo.
c. Một số bị cáo không là người thành niên.
d. Mọi bị cáo không là người chưa thành niên.
e. Một số bị cáo không là người chưa thành niên.
f. Một số người chưa thành niên là bị cáo.
TAM ĐOẠN LUẬN

TĐL đơn
TĐL điều
2 LOẠI
kiện
TĐL phức
TĐL lựa
chọn
Tam đoạn luận đơn
Suy luận bao gồm 3 phán đoán đơn
Ví dụ:
Mọi người đều phải chết.
Sinh viên lớp này là người.
Vậy, sinh viên lớp này phải chết.
CÁC KHÁI NIỆM CẦN GHI NHỚ

Đại từ Tiểu từ


Hạn từ
Đ T

Trung từ Đại tiền đề Tiểu tiền đề


M ĐTĐ TTĐ
Tử tù không là người Số lượng hạn từ: 3
VTN. Đại từ: Là thuộc từ trong phán đoán
Tử tù là kẻ phạm kết luận -> PĐ chứa đại từ là Đại
tội. tiền đề.
Vậy, kẻ phạm tội
Tiểu từ: Là chủ từ trong phán đoán
ko là người VTN.
kết luận -> PĐ chứa tiểu từ là
Đại từ: Là thuộc từ
Tiểu tiền đề.
trong phán đoán
Trung từ: Hạn từ vừa xuất hiện ở
ĐTĐ lẫn TTĐ.
Tử tù không là người VTN.

Tử tù là kẻ phạm tội.

Vậy, kẻ phạm tội ko là người VTN.


Xác định đại từ, trung từ, tiểu từ, đại tiền đề,
tiểu tiền đề của các TĐL sau:
1. Mọi người đều phải chết
Socrates là người
Vậy, Socrates phải chết.
2. Vi phạm pháp luật là hành vi có lỗi.
Hành vi có lỗi ko là hành vi của người tâm thần.
Vậy, hành vi của người tâm thần ko VPPL.
3. Mọi VBPL đều tuân thủ hiến pháp.
Văn bản này không tuân thủ hiến pháp.
Vậy, văn bản này không là văn bản pháp luật.
Các loại hình của TĐL nhất quyết đơn

M Đ Đ M M Đ Đ M

T M T M M T M T
T Đ T Đ T Đ T Đ

1 2 3 4
Truy tố là nhằm đưa bị can ra xét xử. Truy
tố là hoạt động tố tụng. Vậy một số hoạt
động tố tụng là nhằm đưa bị can ra xét xử

M Đ

M T

T Đ
Mọi văn bản PL đều phải tuân theo hiến
pháp. Mà bộ luật hình sự là văn bản pháp
luật. Vậy, bộ luật hình sự phải tuân theo
hiến pháp.
M Đ

T M

T Đ
TĐL sau thuộc loại hình nào?
a) Mọi ng đều phải chết.SV lớp này là người. Vậy,
sinh viên lớp này phải chết.
b) Giết người là Hành vi nguy hiểm cho xã hội.
Hành vi nguy hiểm cho xã hội là hành vi cần bị
trừng trị. Vậy, hành vi cần bị trừng trị có giết người.
c) Ca sỹ thường hát hay. Tôi hát hay. Vậy, tôi là ca
sỹ.
d) Tử tù là kẻ phạm tội. Tử tù ko là người VTN.
Vậy, kẻ pt ko là ng VTN
CÁC QUY TẮC
CHUNG CỦA TAM
ĐOẠN LUẬN
A. QUY TẮC
ĐỐI VỚI HẠN
TỪ
QUY TẮC 1: Chỉ được
phép có 3 hạn từ

Vi phạm quy tắc này tạo ra những biến


tướng mà người ta gọi là ngụy biện.
Lưu ý: có 1 số tài liệu coi Suy luận nhiều hơn 3 hạn từ không phải là TĐL đơn.
Ví dụ:

Tôi viết blog. Blog của tôi nổi tiếng. Vậy, tôi
nổi tiếng.

Người phát biểu cố tình sử


dụng các khái niệm gần gũi
nhau, na ná nhau nhưng
không đồng nhất với nhau.
Ví dụ:
Viên chức ngoại giao không chịu chế tài của
pháp luật nước sở tại. Ông Aristotle là nhân
viên ngoại giao. Ông Aristotle không chịu chế
tài của pháp luật nước sở tại.

Người phát biểu cố tình sử


dụng các khái niệm gần gũi
nhau, na ná nhau nhưng
không đồng nhất với nhau.
Ví dụ:
Chất cay làm cho người ta say xỉn. Tương ớt là
chất cay. Vậy, tương ớt làm cho người ta say
xỉn.

Các khái niệm khác nhau


nhưng được diễn đạt bằng
hình thức ngôn ngữ giống
hệt nhau.
Ví dụ:
Vật chất tồn tại vĩnh viễn. Cái bánh mì này là
vật chất. Vậy, cái bánh mì này tồn tại vĩnh
viễn.

Các khái niệm khác nhau


nhưng được diễn đạt bằng
hình thức ngôn ngữ giống
hệt nhau.
QUY TẮC 2: Trung từ
phải có ngoại diên ít
nhất một lần đầy đủ

Cách xét dấu của trung từ M: Dựa vào dấu


của thuộc từ và chủ từ trong các Phán
Đoán tiền đề.
Ví dụ
Một số́ kẻ phạm tội là M- P
người chưa TN. Tử tù
là kẻ phạm tội. Vậy, S M-
có một số́ tử tù là
người chưa TN.
S P

Suy luận vi phạm


quy tắc 2
Ví dụ
Toàn thể sinh viên K35 M+ P
có mặt ở đây. Nam là
sinh viên K35. Vậy, S M-
Nam có mặt ở đây.
S P

Suy luận không vi


phạm quy tắc 2
QUY TẮC 3: Ngoại diên
của T hoặc Đ ở TĐ
mang dấu trừ thì ngoại
diên của chúng ở KL
cũng phải trừ theo.
Kẻ xu nịnh ko là người P+ M
tự trọng. Ông X là
người tự trọng. Vậy, S+
ông X ko là kẻ xu nịnh M
S+ P+

Suy luận không vi phạm


quy tắc 3
Mọi văn bản pháp M P-
luật đều tuân theo
hiến pháp. Bộ luật S+ M
hình sự là văn bản
pháp luật. Vậy, bộ luật S+ P-
hình sự tuân theo
hiến pháp
Suy luận không vi phạm
quy tắc 3
Làm thơ là hoạt động M Đ-
nghệ thuật. Làm thơ
cũng là lao động. Vậy M T-
lao động là hoạt động
nghệ thuật. T+ Đ-

Suy luận vi phạm quy tắc 3


Quy tắc 4: Nếu hai tiền đề là phán đoán phủ
định thì không thể rút ra kết luận.
Quy tắc 5: Nếu một trong hai tiền đề là phán
đoán phủ định thì kết luận phải là phán đoán
phủ định.
Quy tắc 6: Nếu hai tiền đề là phán đoán riêng
thì không thể rút ra kết luận.
Quy tắc 7: Nếu một trong hai tiền đề là phán
đoán riêng thì kết luận phải là phán đoán riêng.
Suy luận đúng hay sai logic?
Vợ tôi là phụ nữ. Em là phụ nữ. Vậy, em là vợ
tôi.
Suy luận đúng hay sai logic?
1. Mọi người đều phải chết. Gà không là người.
Vậy gà không chết.
2. Mọi người đều phải chết. Gà không là người.
Vậy gà chết.
1. Napoleon nói “Đa số người gác cổng là chiến
binh. Một số chiến binh hèn nhát”. Có người suy
ra: Vậy, một số người gác cổng là hèn nhát.
2. Hành vi của người tâm thần không vi phạm
pháp luật bởi vì vi phạm pháp luật là hành vi có
lỗi mà hành vi có lỗi không là hành vi của người
tâm thần.
3. Người chưa đủ 06 tuổi không có năng lực
hành vi dân sự. Người này không có năng lực
hành vi dân sự. Vậy, người này là người chưa
đủ 06 tuổi.
4. Napoleon nói “Đàn ông thống trị thế
giới. Đàn bà thống trị đàn ông”. Từ đây
có người suy ra: Đàn bà thống trị thế
giới.
5. Quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở là quyền
nhân thân. Quyền nhân thân là quyền dân sự
gắn với mỗi cá nhân. Vậy, trong số quyền dân
sự gắn với mỗi cá nhân có quyền bất khả xâm
phạm về chỗ ở.

Suy luận này: A. Đúng. B. Sai do 2 lần M


không chu diên. C. Sai do Đ ở tiền đề không
chu diên nhưng kết luận chu diên. D. Sai do Đ
ở tiền đề chu diên nhưng kết luận không chu
diên.
6. Không cư dân Pennsylvania nào không là
cư dân California. Mọi cư dân Scranton đều
là cư dân Pennsylvania. Do đó, không cư
dân Scranton nào là cư dân California.
7.Ngựa vằn là động vật ăn cỏ. Sư tử ăn thịt động
vật ăn cỏ. Vậy, sư tử ăn thịt ngựa vằn.

a) Sai do có 4 hạn từ


b) Sai do M hai lần không chu diên
c) Cả a,b đều sai.
8. Kenneth Roth, người đứng đầu tổ chức nhân
quyền Human Rights Watch, viết trên Twitter:
“Mọi tên độc tài đều giữ lấy quyền lực cho đến khi
không giữ nổi nữa”. Được biết, tổng thống Libya
Muammar Gaddafi là tên độc tài. Suy ra, tổng
thống Libya Muammar Gaddafi sẽ giữ lấy quyền
lực cho đến khi không giữ nổi nữa. Và, do đó,
nhân dân Libya phải chiến đấu đến cùng để giành
lấy chính quyền từ tay tên độc tài này.

a) B,c đều sai


b) Sai vì Đ TĐ – mà Đ KL +
c) Sai vì T TĐ – mà T KL +
9. Mọi SL đúng đắn đều có sức thuyết phục. Không
một sự ngụy biện nào có sức thuyết phục. Vậy,
không một sự ngụy biện nào là sự suy luận đúng
đắn.
A. Đúng.
B. Sai do 2 lần M không chu diên.
C. Sai do Đ ở tiền đề không chu diên nhưng kết luận
chu diên.
D. Sai do Đ ở tiền đề chu diên nhưng kết luận không
chu diên.
10. Sinh viên A học logic tại nhà. Một băng cướp xô cửa
xông vào, tướng cướp hỏi: Mày có phải là người không? A
bình tĩnh đáp: Dạ em là người. Vậy mày phải chết. Nói
đoạn, một trong các tên cướp vung mã tấu lên để lấy mạng
A. A thắc mắc: Tại sao khi không các anh lại buộc em phải
chết? Tướng cướp hùng hổ: Đừng có lôi thôi, vì mọi người
đều phải chết! Sau một hồi nghe A giải thích, tướng cướp
nói: Chà logic học hay hè!. SL của tướng cướp là:

a) Đúng quy tắc chung của TĐL đơn


b) Có tiền đề sai
c) Cả a,b đều đúng.
d) Cả a, b đều sai.
11. Vận chuyển trái phép chất ma tuý
là có hành vi trái pháp luật. Nam vận
chuyển chất ma tuý. Vậy, Nam có
hành vi vi phạm pháp luật.
a) Sai do có 4 hạn từ
b) Sai do M hai lần không chu diên
c) Cả a,b đều sai.
12. Xét tính đúng sai của các suy luận sau:
• Hình I dạng AIE
• Hình 2 dạng EIO
• Hình 3 dạng IAO
• Hình 4 dạng AI0
13. Vận chuyển trái phép chất ma tuý
là có hành vi vi phạm pháp luật. Nam
vận chuyển trái phép chất ma tuý.
Vậy, Nam có hành vi vi phạm pháp
luật.
a) Sai do có 4 hạn từ
b) Sai do M hai lần không chu diên
c) Cả a,b đều sai.
14. Vận chuyển trái phép chất ma tuý
là có hành vi vi phạm pháp luật. Nam
vận chuyển chất ma tuý. Vậy, Nam
có hành vi vi phạm pháp luật.
a) Sai do có 4 hạn từ
b) Sai do M hai lần không chu diên
c) Cả a,b đều sai.
15. “Đảng viên có nghĩa vụ thực hiện kế hoạch
hoá gia đình. Tôi không phải Đảng viên vì thế tôi
không có nghĩa vụ thực hiện kế hoạch hóa gia
đình.” Suy luận này:
A. Sai do T tiền đề không chu diên mà T kết luận
chu diên. B. Sai do Đ tiền đề không chu diên mà
Đ kết luận chu diên. C. Đúng quy tắc logic. D.
Suy luận sai vì M hai lần không chu diên.
1. Người gầy thường lười tập thể
thao. Bởi vậy, cô Hải cũng lười
tập thể thao.

2. A là sinh viên ngành luật. Vậy, A


TĐL tỉnh lược cũng phải học logic học.

3. Mọi kẻ cơ hội đều đáng khinh.


Mà hắn là kẻ cơ hội.
Cách khôi phục TĐL tỉnh lược
• Nếu kết luận bị lược bỏ: Căn cứ vào 2 tiền đề
để xác định trung từ -> suy ra TTĐ và ĐTĐ.
• Nếu kết luận không bị lược bỏ: Căn cứ vào KL
để xác định tiểu từ, đại từ -> TTĐ, ĐTĐ.
Bài Tập: Khôi phục TĐL tỉnh lược và xét
tính đúng sai của suy luận
1. Vì là con người, cho nên Socrate cũng có lúc
nhầm lẫn.
2. Mọi người đều phải chết. Mà anh cũng là
người…

You might also like