Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 28

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP. HỒ CHÍ MINH


KHOA LUẬT QUỐC TẾ

NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG VỀ LUẬT DÂN SỰ,


TÀI SẢN VÀ THỪA KẾ

BUỔI THẢO LUẬN THÁNG THỨ HAI:


TÀI SẢN VÀ THỪA KẾ
LỚP: 152 - QT48 (2)
NHÓM: 2
Danh sách thành viên nhóm:
Họ và tên Mã số sinh viên

1. Lê Bảo Khánh Lâm


2353801015085
( nhóm trưởng)

2. Đoàn Bùi Ngẫu Nhiên 2353801015153

3. Dương Bảo Ngọc 2353801015126

4. Dương Thảo Ngân 2353801015111

5. Đường Thị Trúc Lan 2353801015086

6. Hồ Phương Nhi 2353801015143

7. Cao Thị Khánh Linh 2353801015088

8. Nguyễn Châu Minh Nguyệt 2353801015140

9. Nguyễn Thị Yến Ngọc 2353801015130

10. Phan Trần Na Na 2353801015108


MỤC LỤC
1.1 Có bao nhiêu hình thức sở hữu trong BLDS 2005? Nêu rõ các hình thức sở hữu trong
BLDS?...................................................................................................................................1

1.2. Có bao nhiêu hình thức sở hữu trong BLDS 2015? Nêu rõ các hình thức sở hữu trong
BLDS....................................................................................................................................1

1.3. Suy nghĩ của anh chị về những thay đổi về hình thức sở hữu giữa hai Bộ luật trên...........4

VẤN ĐỀ 2: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LIÊN QUAN ĐẾN CHẾ ĐỊNH THỪA KẾ..........................12

2.1. Nếu vào thời điểm xác lập di chúc, người lập di chúc không minh mẫn thì di chúc có giá
trị pháp lý không? Nêu cơ sở pháp lý khi trả lời...................................................................13

2.2. Liên quan đến vụ việc trong Quyết định số 382, theo Tòa phúc thẩm, khi lập di chúc năm
2005 cụ Như có minh mẫn không? Vì sao Tòa phúc thẩm đã quyết định như vậy?...............14

2.3. Trong vụ việc vừa nêu trên, theo Tòa giám đốc thẩm, khi lập di chúc năm 2005 cụ Như có
minh mẫn không? Vì sao Tòa giám đốc thẩm đã quyết định như vậy?.................................14

2.4. Suy nghĩ của anh/chị về hướng giải quyết trên của Tòa giám đốc thẩm.........................15

2.5. Liên quan đến vụ việc trong Quyết định số 545, theo Tòa phúc thẩm, khi lập di
chúc năm 2001 cụ Biết có minh mẫn không? Vì sao Tòa phúc thẩm đã quyết định
như vậy?...........................................................................................................................16

2.6. Trong vụ việc vừa nêu, theo Tòa giám đốc thẩm, khi lập di chúc năm 2001 cụ Biết có
minh mẫn không? Vì sao Tòa giám đốc thẩm đã quyết định như vậy?.................................17

2.7. Suy nghĩ của anh/chị về hướng giải quyết trên của Tòa giám đốc thẩm.........................17

2.8. Di tặng là gì? Nêu cơ sở pháp lý khi trả lời....................................................................18

2.9. Để có giá trị pháp lý, di tặng phải thỏa mãn những điều kiện gì? Nêu cơ ở pháp
lý khi trả lời.......................................................................................................................18

2.10. Trong Quyết định năm 2009, cụ Biết đã di tặng cho ai? Đoạn nào của Quyết định cho
câu trả lời?..........................................................................................................................19

2.11. Di tặng trên có được Tòa án chấp nhận không? Đoạn nào của Quyết định cho câu trả
lời?......................................................................................................................................19

2.12. Suy nghĩ của anh/chị về hướng giải quyết trên của Toà án liên quan đến di
tặng....................................................................................................................................19

2.13. Truất quyền thừa kế là gì? Nêu cơ sở pháp lý khi trả lời..............................................20
2.14. Trong Quyết định năm 2009, cụ Biết đã truất quyền thừa kế của ai? Đoạn nào của
Quyết định cho câu trả lời?..................................................................................................20

2.16 Suy nghĩ của anh/chị về hướng giải quyết trên của Tòa án liên quan đến truất
quyền thừa kế...................................................................................................................21

2.17. Cụ Biết đã định đoạt trong di chúc năm 2001 những tài sản nào? Đoạn nào của Quyết
định cho câu trả lời?............................................................................................................21

2.18. Theo Viện kiểm sát và Tòa dân sự, di chúc năm 2001 có giá trị pháp lý phần nào? Đoạn
nào của Quyết định cho câu trả lời?.....................................................................................22

2.19. Suy nghĩ của anh/chị về hướng giải quyết trên của Viện kiểm sát và Tòa dân sự..........22

2.20. Sự khác nhau giữa “Truất quyền thừa kế” và “Không được hưởng di sản” trong chế
định thừa kế. Nêu cơ sở pháp lý khi trả lời...........................................................................24

2.21. Trong Quyết định năm 2008, theo Viện kiểm sát và Tòa dân sự, bà Nga có
hành vi vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ nuôi dưỡng ông Bình không? Đoạn nào của
Quyết định cho câu trả lời?.............................................................................................24

2.22. Nếu có cơ sở khẳng định bà Nga có hành vi vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ nuôi dưỡng
ông Bình thì bà Nga có được hưởng thừa kế di sản của ông Bình không? Nêu cơ sở pháp lý
khi trả lời............................................................................................................................25

2.23. Suy nghĩ của anh/chị (nếu có) về hướng giải quyết trên của Tòa án liên quan đến hành vi
của bà Nga...........................................................................................................................25
VẤN ĐỀ 1:
HÌNH THỨC SỞ HỮU

1.3 Có bao nhiêu hình thức sở hữu trong BLDS 2005? Nêu rõ các hình thức sở
hữu trong BLDS?
Có 6 hình thức sở hữu trong Bộ luật Dân sự 2005:
Sở hữu Nhà nước (Điều 200 đến Điều 207, BLDS 2005).
Sở hữu tư nhân là sở hữu của cá nhân đối với tài sản hợp pháp của mình.
Sở hữu tư nhân bao gồm sở hữu cá thể, sở hữu tiểu chủ, sở hữu tư bản tư nhân.
(Điều 208 đến Điều 210, BLDS 2005).
Sở hữu tập thể là sở hữu của hợp tác xã hoặc các hình thức kinh tế tập thể ổn
định khác do cá nhân, hộ gia đình cùng góp vốn, góp sức hợp tác sản xuất, kinh doanh
nhằm thực hiện mục đích chung được quy định trong điều lệ, theo nguyên tắc tự
nguyện, bình đẳng, dân chủ, cùng quản lý và cùng hưởng lợi. (Điều 211 đến Điều
2013, BLDS 2005).
Sở hữu chung là sở hữu của nhiều chủ sở hữu đối với tài sản. Sở hữu chung bao
gồm sở hữu chung theo phần và sở hữu chung hợp nhất. Tài sản thuộc hình thức sở
hữu chung là tài sản chung. (Điều 214 đến Điều 226, BLDS 2005).
Sở hữu của các tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội là sở hữu của tổ
chức đó nhằm thực hiện mục đích chung quy định trong điều lệ. (Điều 227 đến Điều
229, BLDS 2005).
Sở hữu của các tổ chức chính trị xã hội – nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức
xã hội – nghề nghiệp là sở hữu của cả tổ chức đó nhằm thực hiện mục đích chung của
các thành viên được quy định trong điều lệ. (Điều 230 đến Điều 232, BLDS 2005).

1.2. Có bao nhiêu hình thức sở hữu trong BLDS 2015? Nêu rõ các hình thức sở
hữu trong BLDS.
Các hình thức sở hữu trong Bộ luật Dân sự năm 2015 được quy định tại mục 2
chương XIII, từ Điều 197 đến Điều 220. Trong đó ghi nhận ba hình thức sở hữu là sở
hữu toàn dân, sở hữu riêng và sở hữu chung.
Thứ nhất, về thức sở hữu toàn dân:

1
Theo quy định tài Điều 198 Bộ luật Dân sự năm 2015, ta có thể hiểu sở hữu
toàn dân là sở hữu chung của toàn dân do Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt
Nam là đại diện, thực hiện quyền của chủ sở hữu và do Chính phủ thống nhất quản lý,
bảo đảm sử dụng đúng mục đích, hiệu quả và tiết kiệm.
Bộ luật Dân sự năm 2015 đã cụ thể hóa các tài sản thuộc sở hữu toàn dân, bao
gồm: đất đai; tài nguyên nước, khoáng sản; nguồn lợi ở vùng biển, vùng trời; tài
nguyên thiên nhiên khác và các tài sản do Nhà nước đầu tư, quản lý1.
Việc thực hiện quyền chiếm hữu, sử dụng, định đoạt những loại tài sản đó phải
tuân theo quy định của pháp luật. Cụ thể, khi tài sản thuộc sở hữu toàn dân được đầu
tư vào doanh nghiệp, được giao cho các cơ quan nhà nước, đơn vị vũ trang nhân dân,
tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội – nghề nghiệp, tổ
chức xã hội – tổ chức xã hội – nghề nghiệp, Nhà nước sẽ thực hiện quyền của chủ sở
hữu, thực hiện việc kiểm tra, giám sát việc quản lý, sử dụng, còn cá nhân, đơn vị được
giao phải quản lý, sử dụng theo quy định của pháp luật2.
Thứ hai, về hình thức sở hữu chung:
Theo quy định tại Điều 207 Bộ luật Dân sự năm 2015, sở hữu chung là sở hữu
của nhiều chủ thể đối với tài sản, bao gồm sở hữu chung theo phần và sở hữu chung
hợp nhất. Căn cứ xác lập quyền sở hữu chung là dựa trên sự thỏa thuận, theo quy định
của pháp luật hoặc theo tập quán3.
Sở hữu chung theo phần là sở hữu chung mà trong đó phần quyền sở hữu của
mỗi chủ sở hữu được xác định đối với tài sản chung, được xác lập trên cơ sở tự
nguyện. Mỗi chủ sở hữu chỉ có quyền và nghĩa vụ tương ứng với số tài sản của mình
trong số tài sản chung nếu không có thỏa thuận gì khác4. Quy định về sở hữu chung
theo phần sẽ được áp dụng đối với trường hợp định đoạt tài sản thuộc sở hữu chung
của các thành viên trong gia đình (bất động sản, động sản có đăng ký, tài sản là nguồn
thu nhập chủ yếu của các thành viên trong gia đình) mà không có sự thỏa thuận5 và
trường hợp là sở hữu chung hỗn hợp6.

1
Điều 197 BLDS năm 2015.
2
Điều 200-202 BLDS năm 2015.
3
Điều 208 BLDS năm 2015.
4
Điều 209 BLDS năm 2015.
5
Khoản 2 Điều 212 BLDS năm 2015.
6
Điều 215 BLDS năm 2015.
2
Sở hữu chung hợp nhất là sở hữu chung mà trong đó, phần quyền sở hữu của
mỗi chủ sở hữu chung không được xác định đối với tài sản chung. Đối với tài sản
chung hợp nhất thì quyền và nghĩa vụ đối với tài sản của các chủ sở hữu đều ngang
nhau. Sở hữu chung hợp nhất bao gồm sở hữu chung hợp nhất có thể phân chia và sở
hữu đều ngang nhau. Sở hữu chung hợp nhất bao gồm sở hữu chung hợp nhất có thể
phân chia và sở hữu chung hợp nhất không phân chia7. Quy định về sở hữu chung hợp
nhất có thể phân chia sẽ được áp dụng trong trường hợp vợ chồng có thỏa thuận chia
tài sản trong thời kỳ hôn nhân hay trường hợp tài sản chung của vợ chồng được phân
chia theo quyết định của Tòa án8. Quy định về sở hữu chung hợp nhất không phân
chia được áp dụng đối với tài sản thuộc sở hữu chung của cộng đồng9 và phần diện
tích, trang thiết bị và các tài sản khác dùng chung trong nhà chung cư theo quy định
của Luật nhà ở10.
Đối với việc quản lý tài sản chung, mỗi chủ sở hữu chung theo phần có quyền
khai thác công dụng, hưởng hoa lợi, lợi tức từ tài sản chung tương ứng với phần quyền
sở hữu của mình, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc pháp luật có quy định khác.
Các chủ sở hữu chung hợp nhất có quyền ngang nhau trong việc khai thác công dụng,
hưởng hoa lợi, lợi tức từ tài sản chung, trừ trường hợp có thỏa thuận khác11.
Đối với việc định đoạt tài sản chung, mỗi chủ sở hữu chung theo phần có
quyền định đoạt phần quyền sở hữu của mình. Việc định đoạt tài sản chung hợp nhất
được thực hiện theo thỏa thuận của các chủ sở hữu chung hoặc theo quy định của pháp
luật12.
Đối với việc chia tài sản thuộc sở hữu chung, trường hợp sở hữu chung có thể
phân chia thì mỗi chủ sở hữu chung đều có quyền yêu cầu chia tài sản chung. Khi tài
sản chung không thể chia được bằng hiện vật, chủ sở hữu chung có yêu cầu chia có
quyền bán phần quyền sở hữu của mình, trừ trường hợp các chủ sở hữu chung có thỏa
thuận khác. Trường hợp có người yêu cầu một người trong số các chủ sở hữu chung
thực hiện nghĩa vụ thanh toán và chủ sở hữu chung đó không có tài sản riêng hoặc tài

7
Điều 210 BLDS năm 2015.
8
Điều 213 BLDS năm 2015.
9
Điều 211 BLDS năm 2015.
10
Điều 214 BLDS năm 2015.
11
Điều 217 BLDS năm 2015.
12
Điều 218 BLDS năm 2015.
3
sản riêng không đủ để thanh toán, người yêu cầu có quyền yêu cầu chia tài sản chung
và tham gia vào việc chia tài sản chung, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.
Nếu không thể chia phần quyền sở hữu bằng hiện vật hoặc việc chia này bị các chủ sở
hữu chung còn lại phản đối thì người có quyền có quyền yêu cầu người có nghĩa vụ
bán phần quyền sở hữu của mình để thực hiện nghĩa vụ thanh toán13.
Đối với việc chấm dứt sở hữu chung, sở hữu chung chấm dứt trong trường hợp
sau đây: tài sản chung đã được chia, một trong số các chủ sở hữu chung được hưởng
toàn bộ tài sản chung, tài sản chung không còn, trường hợp khác theo quy định của
luật14.
Thứ ba, về hình thức sở hữu riêng:
Sở hữu riêng là sở hữu của một cá nhân hoặc pháp nhân. Nếu một tổ chức không có tư
cách pháp nhân có tài sản thì đây không là tài sản thuộc sở hữu riêng của tổ chức đó
mà là tài sản chung của các thành viên trong tổ chức15. Tài sản hợp pháp thuộc sở hữu
riêng không bị hạn chế về giá trị và số lượng16. Chủ sở hữu có quyền chiếm hữu, sử
dụng định đoạt của mình nhằm phục vụ nhu cầu sinh hoạt, tiêu dùng, sản xuất, kinh
doanh và các mục đích khác không trái với quy định pháp luật. Việc thực hiện quyền
đối với tài sản thuộc sở hữu riêng không được ảnh hưởng hoặc gây hại đến lợi ích hợp
pháp của các cá nhân, tổ chức, dân tộc, quốc gia17…

1.3. Suy nghĩ của anh chị về những thay đổi về hình thức sở hữu giữa hai Bộ luật
trên

Tiêu chí đánh giá Bộ luật Dân sự 2005 Bộ luật Dân sự 2015

Quy định có 6 hình thức Theo Bộ luật Dân sự 2015


sở hữu: sở hữu nhà nước; có 3 hình thức sở hữu: sở

13
Điều 219 BLDS năm 2015.
14
Điều 220 BLDS năm 2015.
15
Lê Minh Hùng (2020), Giáo trình Pháp luật về tài sản, quyền sở hữu và quyền thừa kế, NXB Hồng Đức- Hội
Luật gia Việt Nam, tr. 185.
16
Điều 205 BLDS năm 2015.
17
Điều 206 BLDS năm 2015.

4
sở hữu tập thể; sở hữu tư hữu riêng; sở hữu chung;
nhân; sở hữu chung; sở sở hữu toàn dân. (Điều
hữu của tổ chức chính trị, 197 – Điều 220 Bộ luật
tổ chức chính trị - xã hội; Dân sự 2015)
sở hữu của tổ chức chính => Bộ luật Dân sự 2015
trị xã hội – nghề nghiệp, đã khắc phục những bất
tổ chức xã hội, tổ chức xã cập của Bộ luật Dân sự
hội nghề nghiệp (Điều 2005 bằng cách rút gọn số
200 – Điều 232 Bộ luật lượng các hình thức sở
Dân sự 2005) hữu.
=> Việc liệt kê như trên
có thể dẫn đến không thể
bao quát hết tất cả hình
thức sở hữu, nếu có một
hình thức mới xuất hiện
trong xã hội thì phải sửa
chữa, bổ sung luật và như
vậy thì tính ổn định của
Bộ luật Dân sự sẽ không
cao.
Số lượng
=> Bộ luật Dân sự 2005
không chỉ ra được sự khác
biệt cơ bản của các hình
thức sở hữu
=> “Theo quy định tại
Điều 208 Bộ luật Dân sự
2005 thì sở hữu tập thể là
một hình thức sở hữu độc
lập. Tuy nhiên đây chỉ là
sở hữu của pháp nhân là
hợp tác xã.”

5
- Bộ luật Dân sự 2005 quy - Bộ luật Dân sự 2015 đã
định hình thức sở hữu nhà quy định một hình thức sở
nước từ Điều 200 đến hữu mới là hình thức sở
Điều 207. hữu toàn dân (từ Điều 197
- Bộ luật Dân sự 2005 đã đến Điều 204) để thay thế
không đặt ra vấn đề về cho hình thức sở hữu nhà
thực hiện quyền sở hữu nước trong Bộ luật Dân
đối với tài sản mà nhà sự 2005. Việc thay đổi
nước giao cho tổ chức này là để phù hợp với
chính trị, tổ chức chính trị Hiến Pháp 2013. Theo đó,
Sở hữu toàn dân - xã hội, tổ chức chính trị tài sản thuộc sở hữu toàn
xã hội – nghề nghiệp, tổ dân được quy định tại
chức xã hội, tổ chức xã Điều 197 Bộ luật Dân sự
hội – nghề nghiệp dẫn đến 2015 đã quy định như
khó xử lý khi có sai phạm sau: “Đất đai, tài nguyên
thất thoát xảy ra. nước, tài nguyên khoáng
sản, nguồn lợi ở vùng
biển, vùng trời, tài nguyên
thiên nhiên khác và các
tài sản do Nhà nước đầu
tư, quản lý là tài sản công
thuộc sở hữu toàn dân do
Nhà nước đại diện chủ sở
hữu và thống nhất quản
lý.” Việc quy định như
vậy là phù hợp với tinh
thần của Điều 53 Hiến
Pháp 2013
- Bộ luật Dân sự 2015 bổ
sung quy định về việc
thực hiện quyền sở hữu

6
toàn dân đối với tài sản
được giao cho tổ chức
chính trị, tổ chức chính trị
- xã hội, tổ chức chính trị
xã hội – nghề nghiệp, tổ
chức xã hội, tổ chức xã
hội – nghề nghiệp (Điều
203)
=> Việc bổ sung này là
phù hợp vì trên thực tế có
một số tổ chức chính trị,
tổ chức chính trị - xã hội,
tổ chức chính trị xã hội –
nghề nghiệp, tổ chức xã
hội, tổ chức xã hội – nghề
nghiệp được giao quản lý,
sử dụng tài sản thuộc sở
hữu toàn dân nên phải có
cơ chế để Nhà nước kiểm
tra, giám sát đối với
những tổ chức nêu trên.
- Không đề cập đến hình - Là hình thức sở hữu
Sở hữu riêng thức sở hữu riêng mà xác mới được ghi nhận tại
định cụ thể chủ thể thực Điều 205, Điều 206
hiện quyền sở hữu như - Bộ luật Dân sự 2015
Nhà nước, cá nhân, tổ không xác định cụ thể chủ
chức chính trị, tổ chức thể thực hiện quyền sở
chính trị - xã hội,.. hữu như Bộ luật Dân sự
2005 mà chỉ quy định chỉ
cần một chủ thể thực hiện
quyền sở hữu thì đó chính

7
là sở hữu riêng.
Sở hữu chung - Được quy định từ Điều - Hình thức sở hữu chung
214 đến Điều 226 Bộ luật được quy định từ Điều
Dân sự 2005 207 đến Điều 220 Bộ luật
- Khoản 1 Điều 217 Bộ Dân sự 2015 đã kế thừa
luật Dân sự 2005 quy những ưu điểm của Bộ
định như sau: “…Sở hữu luật Dân sự 2005.
chung hợp nhất bao gồm - “Có những sửa đổi
sở hữu chung hợp nhất có mang tính kỹ thuật nhưng
thể phân chia và sở hữu không làm thay đổi nội
chung hợp nhất không dung điều luật, Bộ luật
phân chia.” Dân sự 2015 còn có
=> Bộ luật Dân sự 2005 những điểm sửa đổi, bổ
đã không quy định rõ sung làm thay đổi cách áp
trường hợp nào thì sở hữu dụng pháp luật”
chung hợp nhất có thể - Nhằm giải quyết những
phân chia, trường hợp nào vấn đề còn bị bỏ ngỏ
sở hữu chung hợp nhất trong Bộ luật Dân sự
không được phân chia dẫn 2005 thì Bộ luật Dân sự
đến nhiều khó khăn trong 2015 đã quy định một
việc áp dụng trên thực cách cụ thể như sau: tài
tiễn (ví dụ khó khăn trong sản thuộc sở hữu chung
việc chia tài sản chung của cộng đồng là sở hữu
của vợ chồng) chung hợp nhất không thể
- Khoản 1 Điều 224 Bộ phân chia (Điều 211), tài
luật Dân sự 2005 quy sản thuộc sở hữu chung
định: “… khi tài sản của vợ chồng là sở hữu
chung không thể chia chung hợp nhất có thể
được bằng hiện vật thì phân chia (Điều 213), tài
được trị giá thành tiền để sản chung trong nhà
chia.” chung cư là sở hữu chung

8
=> Quy định này tồn tại hợp nhất không được
một số bất cập nhất định, phân chia (Điều 214)
ví dụ như sẽ giao phần tài - Điều 218 Bộ luật Dân sự
sản cho ai trong số các 2015 bổ sung về việc xử
đồng sở hữu chung? lý đối với tài sản khi chủ
Trong trường hợp các sở hữu chung từ bỏ quyền
đồng sở hữu chủ còn lại sở hữu chung của mình
không có khả năng thanh hoặc chết mà không có
toán thì sẽ xử lý ra sao? người thừa kế
- Khoản 2 Điều 109 Bộ - Điều 219 Bộ luật Dân sự
luật Dân sự 2005 quy 2015 đã đưa ra cách xử lý
định như sau: “Việc định cho trường hợp tài sản
đoạt tài sản là tư liệu sản không thể chia bằng hiện
xuất, tài sản chung có giá vật thì “chủ sở hữu chung
trị lớn của hộ gia đình có yêu cầu chia có quyền
phải được các thành viên bán phần quyền sở hữu
từ đủ mười lăm tuổi trở của mình, trừ trường hợp
lên đồng ý; đối với các các chủ sở hữu chung có
loại tài sản chung khác thoả thuận khác”
phải được đa số thành - Điều 213 Bộ luật Dân sự
viên từ đủ mười lăm tuổi 2015 đã quy định thêm về
trở lên đồng ý.” sở hữu chung đối với vợ
=> Vậy tài sản nào được chồng nhằm phù hợp với
xem là tư liệu sản xuất? các quy định của Luật
Hay tài sản nào được xem Hôn nhân và Gia đình
là tài sản có giá trị lớn? 2014
Việc quy định mơ hồ, - Bộ luật Dân sự 2015 đã
không rõ ràng trong Bộ bổ sung quy định về sở
luật Dân sự 2005 đã ít hữu chung của các thành
nhiều gây ra sự khó khăn viên trong gia đình
trong quá trình áp dụng. => Đây là một quy định

9
=> Bộ luật Dân sự 2005 cần thiết, phù hợp với
quy định về chủ thể bày thực tiễn xã hội vì các
tỏ sự đồng thuận hay thành viên trong gia đình
không đồng thuận về việc thường có xu hướng gom
định đoạt tài sản chung có góp tài sản lại với nhau để
giá trị lớn của các chủ thể tiêu dùng cho một mục
trong hộ gia đình là các đích chung nào đó vì vậy
thành viên từ đủ mười cần có điều luật để điều
lăm tuổi trở lên là không chỉnh nhằm tránh những
xác đáng, vì độ tuổi từ đủ xung đột, tranh chấp
15 đến dưới 18 là độ tuổi không đáng có.
chưa đủ năng lực hành vi - Khoản 2 Điều 212 Bộ
dân sự đầy đủ, tâm sinh lý luật Dân sự 2015 đã có sự
chưa ổn định, dễ bị tác thay đổi nhất định về việc
động ảnh hưởng bởi định đoạt những tài sản có
người khác. Đây là độ giá trị lớn trong gia đình
tuổi còn khá trẻ để có thể “…Trường hợp định đoạt
ra quyết định về phần tài tài sản là bất động sản,
sản chung có giá trị lớn động sản có đăng ký, tài
của hộ gia đình. sản là nguồn thu nhập chủ
yếu của gia đình phải có
sự thỏa thuận của tất cả
các thành viên gia đình là
người thành niên có năng
lực hành vi dân sự đầy đủ,
trừ trường hợp luật có quy
định khác.”
=> Bộ luật Dân sự 2015
đã sửa đổi theo hướng “tài
sản là bất động sản, động
sản có đăng ký, tài sản là

10
nguồn thu nhập chủ yếu
của gia đình” các đồng sở
hữu chung nếu muốn định
đoạt thì phải được sự
đồng thuận của tất cả các
thành viên gia đình là
người thành niên có năng
lực hành vi dân sự đầy đủ
=> Bộ luật Dân sự 2015
quy định việc định đoạt
tài sản chung có giá trị
lớn của hộ gia đình phải
“có sự thỏa thuận của tất
cả các thành viên gia đình
là người thành niên có
năng lực hành vi dân sự
đầy đủ, trừ trường hợp
luật có quy định khác” là
phù hợp.

VẤN ĐỀ 2:

MỘT SỐ VẤN ĐỀ LIÊN QUAN ĐẾN CHẾ ĐỊNH THỪA KẾ


Tóm tắt Quyết định số 382/2008/DS-GĐT ngày 23-12-2008 của Tòa dân sự Tòa
án nhân dân tối cao.
Nguyên đơn: Bà Nga.
Bị đơn: Ông Truyền.

11
Nội dung: Ông Bình và bà Như ký tên, điểm chỉ vào giấy xác nhận chấm dứt nuôi con
nuôi giữa vợ chồng ông Bình, bà Như và bà Nga nhưng chưa có quyết định của Toà
nên không có hiệu lực pháp lý. Theo kháng nghị, việc bà Nga không được hưởng thừa
kế là không có căn cứ. Sau khi ông Bình chết, ngày 01/01/2015 bà Như viết di chúc
trong tình trạng minh mẫn được những người không có quyền và nghĩa vụ liên quan
đến di chúc làm chứng. Tuy nhiên, Tòa án cấp sơ thẩm và phúc thẩm không đồng ý
với giấy khám sức khỏe của Bệnh xá Công an tỉnh An Giang vì không có chức năng
khám sức khỏe lập di chúc là không có căn cứ. Việc tranh chấp trên là “tranh chấp về
thừa kế tài sản” chứ không phải là “tranh chấp về đòi lại tài sản”. Tòa án dân sự sơ
thẩm và phúc thẩm không yêu cầu ông Truyền nộp tiền tạm ứng án phí theo quy định
của pháp luật là thiếu sót.
Quyết định của Tòa án: Chấp nhận một phần kháng nghị của Viện trưởng Viện kiểm
sát nhân dân tối cao, hủy Bản án sơ thẩm và phúc thẩm, giao hồ sơ vụ án lại cho
TAND thành phố Long Xuyên, An Giang sơ thẩm lại vụ án.

Tóm tắt Quyết định số 545/2009/DS-GĐT ngày 26-10-2009 của Tòa dân sự Tòa
án nhân dân tối cao.
Nguyên đơn: Bà Đỗ Thị Nguyệt (Bổn)
Bị đơn: Bà Đỗ Minh Thuyết (Ánh)
Nội dung: Cụ Kiệt và cụ Biết là vợ chồng và có hai người con là bà Nguyệt và bà
Thuyết. Cụ Kiệt chết năm 1998 không để lại di chúc, cụ Biết chết năm 2001. Từ 1997
đến 2001, cụ Biết có lập các văn bản “Tờ truất quyền hưởng di sản” ngày 20/09/1997
truất quyền hưởng thừa kế của bà Nguyệt cùng chồng và con nuôi; “Tờ di chúc” ngày
15/09/2000 để lại toàn bộ tài sản cho vợ chồng bà Nguyệt và “Tờ di chúc” ngày
03/01/2001 để lại toàn bộ tài sản cho bà Thuyết, do cụ Biết đọc trong tình trạng còn
minh mẫn, không bị cưỡng ép, ông Thắng viết hộ, có điểm chỉ đồng thời ông Dầm
chứng kiến. Vợ chồng bà Nguyệt yêu cầu thừa kế di sản theo di chúc năm 2000; bà
Thuyết yêu cầu hưởng di sản theo di chúc năm 2001 hoặc để ông Hùng, ông Hoàng,
bà Diễm hưởng thừa kế theo di tặng 20/09/2000 vì thế xảy ra tranh chấp.\
Quyết định của các cấp xét xử:
Tại bản án dân sự sơ thẩm quyết định:

12
Bác yêu cầu xin hưởng di sản của vợ chồng bà Nguyệt; chấp nhận yêu cầu của bà
Thuyết.
Tại bản án dân sự phúc thẩm:
Bác yêu cầu hưởng di sản của bà Nguyệt; Bác yêu cầu hưởng tài sản theo ý chí của di
tặng 20/09/2000; chia di sản để lại cho bà Nguyệt và bà Thuyết.

2.1. Nếu vào thời điểm xác lập di chúc, người lập di chúc không minh mẫn thì di
chúc có giá trị pháp lý không? Nêu cơ sở pháp lý khi trả lời.
Để di chúc có giá trị pháp lý và phát sinh hiệu lực thì phải đảm bảo thỏa mãn
những điều kiện nhất định. Một trong những điều kiện đối với người lập di chúc chính
là “người lập di chúc là cá nhân và có năng lực để lập di chúc”. Theo đó, người có đủ
năng lực hành vi dân sự đầy đủ có quyền lập di chúc và để lại di sản theo ý chí,
nguyện vọng của mình (Điều 625 BLDS năm 2015). Tại khoản 1 Điều này có nêu:
“Người thành niên có đủ điều kiện theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 630 của Bộ
luật này có quyền lập di chúc để định đoạt tài sản của mình.”
Bên cạnh đó, cần lưu ý đến yếu tố "người lập di chúc hoàn toàn tự nguyện,
minh mẫn và sáng suốt". Ý chí chủ quan được thể hiện trong giao dịch dân sự này là
sự tự nguyện và điều này được pháp luật yêu cầu và bắt buộc đối với chủ thể khi xác
lập giao dịch. Đi đôi với sự tự nguyện là khả năng nhận thức của người đó vào lúc lập
di chúc, sự minh mẫn, sáng suốt là cơ sở để người đó xác lập di chúc theo đúng ý
muốn của mình, đảm bảo được quyền và lợi ích cho người được hưởng thừa kế theo di
chúc cũng như những chủ thể có liên quan khác.
Trong BLDS hiện hành cũng như bộ luật dân sự có hiệu lực trước đó, vào thời
điểm xác lập di chúc, việc người lập di chúc không còn minh mẫn thì di chúc có giá trị
pháp lý hay không thì không thì căn cứ tại điểm a khoản 1 Điều 630 BLDS năm 2015
quy định: “Người lập di chúc minh mẫn, sáng suốt trong khi lập di chúc; không bị lừa
dối, đe doạ, cưỡng ép”. Lúc này, hoàn toàn có cơ sở pháp lý để kết luận người xác lập
di chúc vào thời điểm không minh mẫn thì di chúc không có giá trị pháp lý do không
thỏa mãn điều kiện làm phát sinh hiệu lực của di chúc là người lập di chúc phải “minh

13
mẫn, sáng suốt trong khi lập di chúc”. Tương tự như trường hợp người có khó khăn
trong nhận thức và làm chủ hành vi, dù không có điều khoản nêu rõ việc họ thể xác
lập di chúc hay không nhưng như các căn cứ đã nêu tại Điều 625, điểm a, khoản 1,
Điều 630 BLDS năm 2015 thì “người có khó khăn và làm chủ hành vi không đủ điều
kiện về sự “minh mẫn, sáng suốt” nên không thể tự mình lập di chú” đồng nghĩa với
việc di chúc không làm phát sinh hiệu lực, không có giá trị pháp lý.

2.2. Liên quan đến vụ việc trong Quyết định số 382, theo Tòa phúc thẩm, khi lập
di chúc năm 2005 cụ Như có minh mẫn không? Vì sao Tòa phúc thẩm đã quyết
định như vậy?
Theo như Tòa phúc thẩm xác định trong Quyết định số 382, thì khi lập di chúc
vào năm 2005, cụ Như không còn minh mẫn. Lý do để Tòa phúc thẩm đưa ra quyết
định như trên vì Tòa căn cứ và cho rằng Bệnh xá Công an tỉnh An Giang không có
chức năng khám bệnh sức khỏe để lập di chúc. Nên Tòa “không công nhận di chúc
của bà Như lập vào ngày 1-1-2005 là di chúc hợp pháp”.

2.3. Trong vụ việc vừa nêu trên, theo Tòa giám đốc thẩm, khi lập di chúc năm
2005 cụ Như có minh mẫn không? Vì sao Tòa giám đốc thẩm đã quyết định như
vậy?
Trong vụ việc đề cập ở Quyết định số 382, khác với quyết định của Tòa phúc
thẩm,Tòa giám đốc thẩm kết luận di chúc cụ Như lập tại thời điểm năm 2005 là lúc cụ
Như vẫn còn minh mẫn. Việc Tòa đưa ra quyết định như vậy dựa trên các Điều 655,
656, 657 và 659 BLDS năm 1995 cũng như giấy chứng nhận khám sức khỏe về tình
trạng sức khỏe và tinh thần ngày 26-12-2004, trước ngày lập di chúc 5 ngày, lời khai
xác nhận của ông Ôn, ông Kiếm, ông Hiếu, từ đó xác định di chúc của bà Như lập vào
ngày 1-1-2005 là di chúc hợp pháp.

2.4. Suy nghĩ của anh/chị về hướng giải quyết trên của Tòa giám đốc thẩm.
Hướng giải quyết trên của Tòa giám đốc thẩm là hợp lý. Di chúc là việc mà
“một người khi còn sống có quyền thể hiện ý định dịch chuyển một phần hoặc toàn bộ
tài sản của mình cho người khác sau khi chết, theo ý chí, tự nguyện cá nhân và dưới

14
một hình thức pháp lý xác định”. Theo đó pháp luật dân sự ưu tiên và bảo vệ quyền
được định đoạt tài sản của cá nhân. Căn cứ tại Điều 624 Bộ luật Dân sự năm 2015
(Điều 649 Bộ luật Dân sự năm 1995, Điều 646 Bộ luật Dân sự năm 2005) cũng đã quy
định: “Di chúc là sự thể hiện ý chí của cá nhân nhằm chuyển tài sản của mình cho
người khác sau khi chết.” Như vậy, di chúc được xem là một giao dịch đơn phương và
mang tính tự nguyện. Tính tự nguyện được thể hiện cụ thể và rõ nét ở ý chí đơn
phương của người để lại tài sản chuyển giao thành di sản cho người được hưởng thừa
kế. Vì vậy, việc thỏa mãn về điều kiện trí tuệ (ý chí) thì phải xuất phát từ năng lực
hành vi dân sự của cá nhân người đó.
Bởi lẽ, “một khi di chúc có hiệu lực pháp lý thì sẽ làm chấm dứt quyền sở hữu
của người lập di chúc đối với tài sản, đồng thời làm phát sinh quyền thừa kế của cá
nhân, pháp nhân, người thừa kế không phải là cá nhân được chỉ định trong di chúc và
có thể làm mất quyền thừa kế của những người thừa kế theo pháp luật”18. Chính vì lẽ
đó, người lập di chúc phải đảm bảo được các điều kiện về trí lực, “minh mẫn, sáng
suốt”, là người có nhận thức, lý trí và ý chí để đưa ra những quyết định đúng đắn.
Việc Tòa giám đốc thẩm viện dẫn các căn cứ trên đã đảm bảo được một trong những
điều kiện quan trọng để xác định di chúc hợp pháp tại Điều 630 Bộ luật Dân sự năm
2015 (Điều 655 Bộ luật Dân sự năm 1995, 652 Bộ luật Dân sự năm 2005) quy định:
“a) Người lập di chúc minh mẫn, sáng suốt trong khi lập di chúc; không bị lừa dối, đe
doạ, cưỡng ép.”
Viện dẫn các điều kiện để di chúc có hiệu lực cần bao gồm: Thứ nhất, người
lập di chúc phải có năng lực để lập di chúc; Thứ hai, người lập di chúc phải hoàn toàn
tự nguyện, minh mẫn và sáng suốt; Thứ ba, nội dung của di chúc không vi phạm điều
cấm của luật và không vi phạm điều cấm của luật và không trái đạo đức xã hội; Thứ
tư, hình thức của di chúc đúng quy định của luật; Trong bốn điều kiện vừa nêu, đã có
hai điều kiện đối với người lập di chúc, có thể thấy rằng, pháp luật dân sự đòi hỏi việc
xác lập di chúc phải thoả mãn yêu cầu về người có năng lực hành vi dân sự để tiến
hành xác lập di chúc. Từ đó, dẫn đến việc trường hợp người lập di chúc vào thời điểm
không còn minh mẫn, sáng suốt thì di chúc đó không có giá trị pháp lý. Việc Toà giám
đốc thẩm xem xét lại quyết định của Toà cấp sơ thẩm và phúc thẩm về việc cho rằng
18
Lê Minh Hùng (2020), Giáo trình Pháp luật về tài sản, quyền sở hữu và quyền thừa kế, NXB Hồng Đức- Hội
Luật gia Việt Nam, tr. 444.

15
di chúc cụ Như lập vào thời điểm năm 2005 là không hợp lý khi viện dẫn Bệnh xá
không có chức năng khám bệnh. Bởi trạm xá, bệnh xá nói chung đều có chức năng
khám chữa bệnh, dù cơ sở vật chất không đảm bảo như các cơ sở y tế khác như bệnh
viện,... Nhưng đều có cơ sở để giám định về tình trạng sức khoẻ.
Theo quyết định của Toà giám đốc thẩm, không chỉ dựa trên cơ sở giám định
sức khoẻ, mà còn xem xét cả lời khai của người làm chứng về tình trạng của cụ Như
tại thời điểm lập di chúc. Việc pháp luật yêu cầu nghiêm ngặt về vấn đề của người lập
di chúc là vì đảm bảo vào thời điểm lập di chúc, sức khoẻ tâm thần của người lập di
chúc phải ở trong tình trạng hoàn toàn minh mẫn, sáng suốt. Sự sáng suốt minh mẫn là
điều kiện để di chúc khi được xác lập có hiệu lực. Đồng thời, chính sự minh mẫn mới
giúp cho người lập di chúc thể hiện đúng, đích thực ý chí của người lập di chúc19. Tóm
lại, trên thực tế Toà cần linh hoạt để giải quyết cho những trường hợp tương tự như
trên, luôn đề cao tính ý chí của người lập di chúc, tránh trường hợp rập khuôn, quá
quy phạm cứng nhắc trong xét xử.

2.5. Liên quan đến vụ việc trong Quyết định số 545, theo Tòa phúc thẩm, khi lập
di chúc năm 2001 cụ Biết có minh mẫn không? Vì sao Tòa phúc thẩm đã quyết
định như vậy?

Liên quan đến vụ việc trong Quyết định số 545, theo Tòa phúc thẩm, khi lập di
chúc năm 2001 cụ Biết có minh mẫn.

Vì theo “ Tòa án cấp phúc thẩm cho rằng cụ Biết lập di chúc ngày 3-1-2001 đã
84 tuổi; trước đó vào tháng 11, 12 năm 2000 cụ Biết phải nhập viện điều trị với triệu
chứng theo chuẩn đoán là “thiếu máu cơ tim, xuất huyết não, cao huyết áp; cụ Biết lập
di chúc ngày 3-1-2001 thì ngày 14-1-2001 cụ Biết chết, để cho rằng cụ Biết lập di
chúc trong tình trạng thiếu minh mẫn, sáng suốt là không có căn cứ”.

2.6. Trong vụ việc vừa nêu, theo Tòa giám đốc thẩm, khi lập di chúc năm 2001
cụ Biết có minh mẫn không? Vì sao Tòa giám đốc thẩm đã quyết định như vậy?
Theo Tòa giám đốc thẩm, khi lập di chúc năm 2001 cụ Biết có minh mẫn. Di
chúc lập ngày 3-1-2001 do cụ Biết đọc, ông Thắng viết hộ, cụ Biết điểm chỉ vào di
chúc, có ông Dầm chứng kiến, sau xong viết xong thì ông Thắng và ông Dầm ký tên

19
Lê Minh Hùng (2020), Giáo trình Pháp luật về tài sản, quyền sở hữu và quyền thừa kế, NXB Hồng Đức- Hội
Luật gia Việt Nam, tr. 456.

16
làm chứng vào bản di chúc. Lời khai của ông Dầm và ông Thắng đều xác nhận khi lập
di chúc, cụ Biết là người minh mẫn và đọc (nói) nội dung di chúc cho ông Thắng viết.
Mặt khác, ngày 4-1-2001 cụ Biết ký (điểm chỉ) hợp đồng cho bà Mỹ thuê vườn
cây với thời hạn 4 năm, theo lời khai của bà Mỹ thì trước ngày ký hợp đồng một tuần,
cụ Biết có gọi bà Mỹ đến để thỏa thuận về việc thuê vườn cây và khi cụ Biết điểm chỉ
vào bản hợp đồng thì cụ Biết là người minh mẫn, còn chỉ dẫn cho bà Mỹ cách chăm
sóc vườn cây. Do đó, có căn cứ xác định cụ Biết lập di chúc ngày 3-1-2001 trong tình
trạng minh mẫn.

2.7. Suy nghĩ của anh/chị về hướng giải quyết trên của Tòa giám đốc thẩm.
Hướng giải quyết của Tòa giám đốc thẩm là hợp lý. Vì:
Thỏa mãn quy định về di chúc hợp pháp tại khoản 1 Điều 630 BLDS
năm 2015. Về tình trạng sức khỏe của cụ Biết khi lập di chúc, theo Tòa giám đốc
thẩm, thì cụ hoàn toàn minh mẫn, sáng suốt khi lập di chúc. Như vậy, theo lẽ thường,
nếu không có bất cứ tác động hay bộc phát từ trong cơ thể gây bất lợi cho sức khỏe
thì cụ Biết không thể mất đi sự minh mẫn, tỉnh táo của mình; thỏa mãn quy định về
lập di chúc bằng văn bản có người làm chứng tại Điều 634 BLDS năm 2015. Trong
trường hợp của quyết định 545, thì cụ Biết không thể tự mình viết di chúc, cụ đọc và
ông Thắng là người viết di chúc, ông Dầm chứng kiến và cụ Biết có điểm chỉ lên bản
di chúc. Mặt khác, quá trình này có sự tham gia làm chứng của cả ông Thắng và ông
Dầm. Vậy nên có hai người làm chứng quá trình cụ Biết lập di chúc. Sau khi viết
xong, ông Thắng và ông Dầm ký tên làm chứng cho di chúc này. Di chúc này thỏa
mãn 3 điều kiện trong Điều 634 BLDS năm 2015. Mặt khác, hai người làm chứng
không phải là người thừa kế của cụ Biết theo đúng quy định tại Điều 632 BLDS
năm 2015.

2.8. Di tặng là gì? Nêu cơ sở pháp lý khi trả lời.


Theo Điều 646 Bộ luật Dân sự năm 2015 về Di tặng:
“1. Di tặng là việc người lập di chúc dành một phần di sản để tặng cho người
khác. Việc di tặng phải được ghi rõ trong di chúc…

17
3. Người được di tặng không phải thực hiện nghĩa vụ tài sản đối với phần được
di tặng, trừ trường hợp toàn bộ di sản không đủ để thanh toán nghĩa vụ tài sản của
người lập di chúc thì phần di tặng cũng được dùng để thực hiện phần nghĩa vụ còn lại
của người này.”

2.9. Để có giá trị pháp lý, di tặng phải thỏa mãn những điều kiện gì? Nêu cơ ở
pháp lý khi trả lời.

Di tặng phải được ghi rõ trong di chúc. Vì vậy, để có giá trị pháp lý, di tặng
phải thỏa mãn các điều kiện giống với điều kiện của di chúc như sau:

Theo khoản 2 và khoản 3 Điều 646 BLDS năm 2015 quy định về di tặng:

”2. Người được di tặng là cá nhân phải còn sống vào thời điểm mở thừa kế hoặc sinh
ra và còn sống sau thời điểm mở thừa kế nhưng đã thành thai trước khi người để lại
di sản chết. Trường hợp người được di tặng không phải là cá nhân thì phải tồn tại
vào thời điểm mở thừa kế.

3. Người được di tặng không phải thực hiện nghĩa vụ tài sản đối với phần được di
tặng, trừ trường hợp toàn bộ di sản không đủ để thanh toán nghĩa vụ tài sản của
người lập di chúc thì phần di tặng cũng được dùng để thực hiện phần nghĩa vụ còn lại
của người này”.

Theo Điều 631 BLDS 2015 quy định về nội dung của di chúc bằng:

“1. Di chúc gồm các nội dung chủ yếu sau:

a) Ngày, tháng, năm lập di chúc;

b) Họ, tên và nơi cư trú của người lập di chúc;

c) Họ, tên người, cơ quan, tổ chức được hưởng di sản;

d) Di sản để lại và nơi có di sản.

18
2. Ngoài các nội dung quy định tại khoản 1 Điều này, di chúc

có thể có các nội dung khác.

3. Di chúc không được viết tắt hoặc viết bằng ký hiệu, nếu di chúc gồm nhiều trang thì
mỗi trang phải được ghi số thứ tự và có chữ ký hoặc điểm chỉ của người lập di chúc.

Trường hợp di chúc có sự tẩy xóa, sửa chữa thì người tự viết di chúc hoặc người làm
chứng di chúc phải ký tên bên cạnh chỗ tẩy xóa, sửa chữa”.

Yêu cầu về hình thức của di chúc được quy định từ Điều 633 - Điều 636 của
BLDS năm 2015.

2.10. Trong Quyết định năm 2009, cụ Biết đã di tặng cho ai? Đoạn nào của Quyết
định cho câu trả lời?

Trong Quyết định năm 2009 không đề cập đến việc cụ Biết đã di tặng cho ai.
Quyết định chỉ nêu việc cụ Biết có để lại di chúc được lập trong trạng thái minh mẫn,
có người làm chứng, không đề cập đến việc di tặng tài sản cho ai.

2.11. Di tặng trên có được Tòa án chấp nhận không? Đoạn nào của Quyết định
cho câu trả lời?

Di tặng trên không được Tòa án chấp nhận, được thể hiện ở đoạn: “... tuy
không có thêm chứng cứ mới nhưng Tòa án nhân dân tỉnh Bình Dương vẫn không
chấp nhận di chúc của cụ Biết là di chúc hợp pháp phần di sản của cụ Biết là không
có căn cứ và chấp hành không nghiêm quyết định của Tòa án cấp giám đốc thẩm.”

2.12. Suy nghĩ của anh/chị về hướng giải quyết trên của Toà án liên quan đến di
tặng.

Hướng giải quyết trên của Toà án hoàn toàn hợp lý.

Căn cứ theo khoản 5 điều 643 BLDS 2015 thì khi một người để lại nhiều bản di
chúc đối với 1 tài sản thì chỉ bản di chúc sau cùng có hiệu lực. Vì vậy chỉ có “tờ di

19
chúc” lập ngày 03/01/2001 có hiệu lực pháp luật, mà trong tờ di chúc này không đề
cập tới di tặng. Tuy nhiên BLDS năm 2015 quy định, người để lại di sản chỉ “dành
một phần di sản để tặng người khác” nhưng BLDS năm 2015 không nói rõ “một phần
di sản” là như thế nào. Theo đó, cụ Biết đã di tặng toàn bộ di sản của mình và do đó
không phù hợp với quy định trên.

2.13. Truất quyền thừa kế là gì? Nêu cơ sở pháp lý khi trả lời.
Truất quyền thừa kế không phải là một thuật ngữ pháp lý mà nó chỉ được đề
cập đến tại Khoản 1 Điều 626 BLDS năm 2015 quy định về quyền của người lập di
chúc: “Người lập di chúc có quyền sau đây: 1. Chỉ định người thừa kế; truất quyền
hưởng di sản của người thừa kế.”
Qua đó có thể hiểu, truất quyền thừa kế là việc người để lại di sản thừa kế
không muốn để lại phần tài sản của mình cho một người nào đó và ý chí này được ghi
vào di chúc hợp pháp. Đây là quyền của người để lại di chúc. Đồng nghĩa với đó là
người bị truất quyền thừa kế là người không được hưởng di sản thừa kế theo di chúc.
Ngoài ra, việc truất quyền thừa kế một ai đó cũng liên quan đến việc chia di sản
thừa kế theo pháp luật. Cụ thể, tại khoản 3 Điều 651 Bộ luật Dân sự quy định: “
Người ở hàng thừa kế sau chỉ được hưởng thừa kế nếu không còn ai ở hàng thừa kế
trước do đã chết, không có quyền hưởng di sản, bị truất quyền hưởng di sản hoặc từ
chối nhận di sản.”
Có thể hiểu, nếu hàng thừa kế thứ nhất không còn ai (do bị truất quyền thừa kế,
đã chết, từ chối hoặc không được quyền nhận di sản) thì người ở hàng thừa kế thứ hai
sẽ được hưởng. Tương tự với các hàng thừa kế sau

2.14. Trong Quyết định năm 2009, cụ Biết đã truất quyền thừa kế của ai? Đoạn
nào của Quyết định cho câu trả lời?
Trong Quyết định năm 2009, cụ Biết đã truất quyền thừa kế của bà Nguyệt,
chồng bà Nguyệt và con nuôi của bà Nguyệt.
Đoạn trong Quyết định cho câu trả lời: Ngày 20-09-1997, cu Biết đã lập tờ
truất quyền hưởng thừa kế, có nội dung: Cụ Biết được cụ Kiệt giao quyền định đoạt
tài sản theo tờ ủy quyền ngày 16-07-1997, cụ Biết truất quyền hưởng thừa kế của bà
Nguyệt cùng chồng và con nuôi của bà Nguyệt đối với những tài sản chung và riêng
của cụ Kiệt, cụ Biết tại ấp Bình Phước.

20
2.16 Suy nghĩ của anh/chị về hướng giải quyết trên của Tòa án liên quan đến
truất quyền thừa kế

Theo em, hướng giải quyết trên của Tòa án liên quan đến truất quyền thừa kế là
không hợp lý vì:

Theo khoản 1 Điều 626 Bộ Luật dân sự 2015 và khoản 1 Điều 648 Bộ luật dân
sự 2005 quy định về quyền của người lập di chúc có ghi nhận: “Chỉ định người thừa
kế; truất quyền hưởng di sản của người thừa kế.” Như vậy, truất quyền thừa kế có thể
được hiểu là một loại quyền của người lập di chúc, được thực hiện khi người để lại di
sản thừa kế không muốn để lại phần tài sản của mình cho một người nào đó trong
hàng thừa kế. Hiện nay vẫn chưa có văn bản hay điều lệ cụ thể nào nhắc đến hình thức
của việc truất quyền thừa kế, việc truất quyền thừa kế có thể được ghi nhận trong nội
dung di chúc hoặc bằng văn bản cụ thể. Như vậy, việc cụ Biết lập văn bản “truất
quyền hưởng di sản” trong tình trạng minh mẫn, có ký ( điểm chỉ) và có người làm
chứng nên được Tòa án công nhận. Bên cạnh đó, do văn bản truất quyền hưởng di sản
vẫn chưa có quy định vụ thể nào về điều kiện có hiệu lực nên nếu văn bản trên không
được công chứng, chứng thực thì theo em cũng không nên vì thế mà tước bỏ hoàn
toàn nội dung của văn bản trên vì dù gì đây cũng là văn bản thể hiện ý chí của người
lập di sản, là một hình thức thể hiện mong muốn cuối cùng của người đó đối với tài
sản của mình. Do vậy, theo em hướng giải quyết trên của Tòa án về việc truất quyền
thừa kế là chưa đủ thỏa đáng, ảnh hưởng đến quyền và lợi ích hợp pháp của các bên
đương sự.

2.17. Cụ Biết đã định đoạt trong di chúc năm 2001 những tài sản nào? Đoạn nào
của Quyết định cho câu trả lời?
Cụ Biết đã định đoạt trong di chúc năm 2001 những tài sản: một căn nhà và đất
vườn cây ăn trái diện tích 6.278m2 là tài sản chung của cụ Kiệt và cụ Biết.
Đoạn trong Quyết định cho câu trả lời là: “Ngày 03/01/2001 cụ Biết lập di
chúc có nội dung: Sau khi cụ qua đời thì bà Thuyết được toàn quyền thừa hưởng phần
tài sản là nhà và đất vườn cây ăn trái diện tích 6.278m2”.

21
2.18. Theo Viện kiểm sát và Tòa dân sự, di chúc năm 2001 có giá trị pháp lý
phần nào? Đoạn nào của Quyết định cho câu trả lời?
Theo Viện kiểm sát và Tòa dân sự, di chúc năm 2001 có giá trị pháp lý phần tài
sản của cụ Biết trong khối tài sản chung với cụ Kiệt và phần tài sản của cụ Biết được
hưởng thừa kế di sản của cụ Kiệt; phần di sản của cụ Kiệt chia thừa kế theo pháp luật
cho bà Nguyệt, bà Thuyết.
Trích trong đoạn: “… Giao hồ sơ vụ án cho Tòa án nhân dân tỉnh Bình Dương
xét xử phúc thẩm lại vụ án, nếu không có chứng cứ mới thì phải công nhận di chúc
của cụ Biết lập ngày 03/1/2001 có hiệu lực đối với phần tài sản của cụ Biết trong khối
tài sản chung với cụ Kiệt và phần tài sản cụ Biết được hưởng thừa kế di sản của cụ
Kiệt; phần di sản của cụ Kiệt chia thừa kế theo pháp luật cho bà Nguyệt, bà Thuyết”.

2.19. Suy nghĩ của anh/chị về hướng giải quyết trên của Viện kiểm sát và Tòa dân
sự.
Hướng giải quyết trên của Viện kiểm sát và Tòa dân sự là hợp lý và phù hợp
với pháp luật hiện hành. Vì căn cứ theo Điều 652, BLDS năm 2005 quy định về di
chúc hợp pháp thì phải công nhận di chúc của cụ Biết là hợp pháp và có hiệu lực, vậy
phần di sản thừa kế của cụ Biết phải được chia theo di chúc. Còn phần tài sản của cụ
Kiệt thì phải chia theo pháp luật do cụ Kiệt chết không để lại di chúc.
Do trong đoạn trích của Quyết định 545/2009 không nêu rõ được mối quan hệ
giữa các bên được nêu tên, nên xin giả sử các trường hợp sau:
Trường hợp một, giả sử cụ Biết và cụ Kiệt là vợ chồng:
Bởi vì cụ Kiệt chết trước và không để lại di chúc, nên tài sản của cụ Kiệt được
chia theo pháp luật. Điều này đồng nghĩa với việc cụ Biết sẽ được hưởng một kỷ phần
thừa kế từ cụ Kiệt (cụ Biết thuộc hàng thừa kế thứ nhất theo pháp luật đối với cụ Kiệt,
theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 651 BLDS năm 2015: “Những người thừa kế
theo pháp luật được quy định theo thứ tự sau đây: a) Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ,
chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết”). Vậy nên,
việc Tòa xác định cụ Biết có quyền định đoạt phần tài sản cụ Biết được hưởng thừa kế
di sản từ cụ Kiệt là hợp lý.

22
Thêm vào đó, việc Tòa xác định di chúc của cụ Biết chỉ có hiệu lực một phần
cũng là điều hợp lý. Vì, cụ Biết để lại di chúc định đoạt toàn bộ khối tài sản chung của
vợ chồng. Tuy nhiên, theo điều Điều 66 Luật HN & GĐ 2014, cụ thể như sau:
“1. Khi một bên vợ, chồng chết hoặc bị Tòa án tuyên bố là đã chết thì bên còn
sống quản lý tài sản chung của vợ chồng, trừ trường hợp trong di chúc có chỉ định
người khác quản lý di sản hoặc những người thừa kế thỏa thuận cử người khác quản
lý di sản.
2. Khi có yêu cầu về chia di sản thì tài sản chung của vợ chồng được chia đôi,
trừ trường hợp vợ chồng có thỏa thuận về chế độ tài sản. Phần tài sản của vợ, chồng
chết hoặc bị Tòa án tuyên bố là đã chết được chia theo quy định của pháp luật về
thừa kế.”
Vậy nên trong trường hợp này khi cụ Biết chết, cụ Biết chỉ được quyền định
đoạt ½ khối tài sản trong tài sản chung của vợ chồng. Việc tòa xác định di chúc cụ
Biết chỉ có hiệu lực 1 phần đối với tài sản của cụ Biết trong khối tài sản chung của cụ
Kiệt và phần tài sản cụ Biết được hưởng thừa kế di sản từ cụ Kiệt là hợp lý.
Trường hợp hai, giả sử cụ Biết thuộc một trong các diện được hưởng thừa kế
theo pháp luật từ cụ Kiệt (trừ trường hợp là vợ chồng); Và cụ Biết và cụ Kiệt có khối
tài sản chung nào đó:
Việc tòa xác định di chúc cụ Biết chỉ có hiệu lực 1 phần đối với tài sản của cụ
Biết trong khối tài sản chung của cụ Kiệt và phần tài sản cụ Biết được hưởng thừa kế
di sản từ cụ Kiệt là hợp lý. Dựa trên viện dẫn tại khoản 1 Điều 218 BLDS năm 2015
quy định: “Mỗi chủ sở hữu chung theo phần có quyền định đoạt phần quyền sở hữu
của mình”. Vậy nên cụ Biết chỉ có quyền định đoạt phần tài sản của mình trong phần
tài sản chung với cụ Biết, chứ không thể định đoạt toàn bộ khối tài sản chung này.
Đồng thời, vì cụ Kiệt chết trước và không để lại di chúc, nên tài sản của cụ Kiệt
được chia theo pháp luật. Điều này đồng nghĩa với việc cụ Biết sẽ được hưởng một kỷ
phần thừa kế từ cụ Kiệt (vì cụ Biết thuộc một trong các diện được hưởng thừa kế theo
pháp luật từ cụ Kiệt). Nên, việc Tòa xác định cụ Biết có quyền định đoạt phần tài sản
cụ Biết được hưởng thừa kế di sản từ cụ Kiệt là hợp lý.

23
2.20. Sự khác nhau giữa “Truất quyền thừa kế” và “Không được hưởng di sản”
trong chế định thừa kế. Nêu cơ sở pháp lý khi trả lời.
Tiêu chí Truất quyền thừa kế Không được hưởng di
sản
Cơ sở pháp lý Điều 626 Bộ luật Dân sự Điều 621 Bộ luật Dân sự
năm 2015 năm 2015
Cơ sở áp dụng Dựa vào ý chí của người Pháp luật quy định họ
để lại di sản không được quyền hưởng
thừa kế do có hành vi trái
pháp luật, trái đạo đức mà
không phụ thuộc vào ý
chí của người để lại di sản
Ngoại lệ Không có ngoại lệ. Nếu Trong trường hợp không
người để lại di chúc hoàn được hưởng di sản, nếu
toàn truất quyền hưởng di người để lại di sản biết về
sản của người thừa kế, những hành vi của người
người đó chỉ có thể được thừa kế nhưng vẫn cho họ
hưởng di sản nếu di chúc hưởng theo di chúc thì
đó không có hiệu lực người thừa kế vẫn được
pháp luật hưởng các di sản đó theo
đúng di chúc.

2.21. Trong Quyết định năm 2008, theo Viện kiểm sát và Tòa dân sự, bà Nga có
hành vi vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ nuôi dưỡng ông Bình không? Đoạn nào
của Quyết định cho câu trả lời?

Trong Quyết định năm 2008, theo Viện kiểm sát và Tòa án dân sự, bà Nga
không có hành vi vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ nuôi dưỡng ông Bình.

Trong Quyết định có đoạn nêu: “Theo các tài liệu có trong hồ sơ thì chưa có cơ
sở để xác định bà Nga đã có hành vi bạc đãi cha mẹ, nên cũng không có cơ sở để xác

24
định bà Nga đã có hành vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ nuôi dưỡng ông Bình, bà Như
theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều 646 BLDS năm 1995”.20

2.22. Nếu có cơ sở khẳng định bà Nga có hành vi vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ
nuôi dưỡng ông Bình thì bà Nga có được hưởng thừa kế di sản của ông Bình
không? Nêu cơ sở pháp lý khi trả lời.
Tại điểm b Khoản 1 Điều 621 Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định về “Người
không được quyền hưởng di sản” có đề cập đến người vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ
nuôi dưỡng người để lại di sản. Như vậy, nếu bà Nga có hành vi vi phạm nghiêm
trọng nghĩa vụ nuôi dưỡng ông Bình thì bà Nga sẽ thuộc đối tượng không được quyền
hưởng di sản theo quy định của Bộ luật Dân sự và sẽ không được hưởng thừa kế di
sản của ông Bình.

2.23. Suy nghĩ của anh/chị (nếu có) về hướng giải quyết trên của Tòa án liên quan
đến hành vi của bà Nga.
Hướng giải quyết trên của Tòa án liên quan đến hành vi của bà Nga là hợp lý.
Bởi vì Tòa đã đề cập rằng, thủ tục chấm dứt con nuôi giữa vợ chồng ông Bình, bà Như
với bà Nga chưa có quyết định có hiệu lực pháp luật từ Tòa nên bà Nga vẫn là con
nuôi của hai vợ chồng ông bà. Tòa án cũng chưa có cơ sở xác định được hành vi vi
phạm nghiêm trọng nghĩa vụ nuôi dưỡng ông Bình. Bên cạnh đó, ông Bình chết không
để lại di chúc nên bà Như và bà Nga sẽ là những người hưởng thừa kế đương nhiên
theo pháp luật. Bà Như cũng không tước quyền hưởng thừa kế của bà Nga đối với di
sản của ông Bình nên bà Nga vẫn được nhận một phần di sản thừa kế từ cha mình.
Tòa án giải quyết theo hướng để bà Nga được hưởng di sản là bảo vệ được quyền và
lợi ích hợp pháp của bà Nga.

20
Đỗ Văn Đại, Luật thừa kế Việt Nam-Bản án và bình luận bản án, Nxb. Hồng Đức 2022
(xuất bản lần thứ năm)
25

You might also like