Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 31

Chương 6: Học thuyết thương mại quốc tế

Mục tiêu học tập (Learning Objectives)


LO6 - 1 Hiểu tại sao các quốc gia giao dịch với nhau.
LO6 - 2 Tóm tắt các lý thuyết khác nhau giải thích dòng chảy
thương mại giữa các quốc gia
LO6 - 3 Nhận thức được lý do tại sao nhiều nhà kinh tế tin rằng
thương mại tự do giữa các quốc gia sẽ nâng cao phúc lợi
kinh tế của các quốc gia tham gia vào hệ thống thương
mại tự do
LO6 - 4 Giải thích lập luận cho rằng chính phủ có thể đóng một vai
trò chủ động trong việc thúc đẩy lợi thế cạnh tranh quốc
gia trong một số ngành nhất định.
LO6 - 5 Hiểu được các ý nghĩa quan trọng của học thuyết kinh
doanh quốc tế với thực tế quản lý
Tình huống mở đầu - Thương mại toàn cầu trong ngành bán dẫn

 Ngành công nghiệp chất bán dẫn trên thế giới là một ngành công
nghệ cao. Nó xuất hiện trong hầu các sản phẩm công nghệ từ điện
thoại di động, ô tô, máy bay…
 Ngành công nghiệp này tạo ra khoảng một nghìn tỷ con chip mỗi
năm (khoảng 128 con chip/người dân)
 Trong ngành công nghiệp này Mỹ vẫn là quốc gia đóng vai trò
quan trọng. Ảnh hưởng của ngành công nghiệp này không đơn
thuần là vấn đề kinh tế mà còn liên quan đến quân sự
 Dưới thời chính quyền Trump, nước Mỹ đã có những hạn chế
trong việc Trung Quốc tiếp cận công nghệ của Mỹ. Trung Quốc
là nhà nhập khẩu chip lớn nhất thế giới. Nhưng chỉ chiếm 5%
năng lực sản xuất của thế giới.
 Điều này đã tạo nên hành động quyết liệt của Trung Quốc trong
việc giảm lệ thuộc vào NK chip từ nước ngoài.
Mở đầu
 Trong 70 năm qua đã có sự tăng trưởng mạnh mẽ của thương mại quốc
tế. Động lực của hoạt động này chính là lợi ích từ thương mại tự do.
 Thương mại tự do cho phép các quốc gia chuyên môn hóa sản xuất (và
xuất khẩu) các hàng hóa, dịch vụ mà họ sản xuất hiệu quả, trong khi
nhập khẩu hàng hóa và các dịch vụ mà họ sản xuất kém hiệu quả.
 Bằng cách này, hiệu quả sử dụng tài nguyên trong nền kinh tế toàn cầu
sẽ tăng lên, thương mại giữa các quốc gia dẫn đến tăng trưởng kinh tế
lớn hơn và mang lại lợi ích kinh tế cho tất cả các quốc gia tham gia.
 Những lập luận này đã được chấp nhận rộng rãi trên thế giới. Rào cản
thương mại dần được cắt giảm. Thế giới đã thành công trong việc thúc
đẩy tiến tới một chế độ thương mại tự do được điều hành bởi WTO.
 Tuy nhiên, kể từ năm 2017, Hoa Kỳ, dưới sự lãnh đạo của Donald
Trump đã chủ trương áp dụng một chế độ gọi là thương mại được quản
lý, những gì có thể được giao dịch, và bao nhiêu, không chỉ được xác
định bởi các nhân tố của thị trường, mà còn theo quy định và kết quả
thương lượng của chính phủ
 Nội dung chính của chương này sẽ thảo luận các vấn đề lý thuyết và
thực tiễn về lợi ích của thương mại tự do.
1. Tổng quan về học thuyết thương mại
 Để giải thích được lý do vì sao các quốc gia lại ủng hộ việc
mua bán hàng hoá, dịch vụ với nhau, cần nghiên cứu các lập
luận trong các học thuyết thương mại sau:
• Chủ nghĩa trọng thương
• Học thuyết lợi thế so sánh tuyệt đối
• Học thuyết lợi thế so sánh tương đối
• Học thuyết Heckscher – Ohlin
• Thuyết về chu kỳ đời sống sản phẩm
• Học thuyết Thương Mại mới
• Học thuyết Lợi thế cạnh tranh của Michael Porter
Tổng quan
 Lợi ích của của thương mại
• Điểm cơ bản nhất trong các học thuyết của Smith, Ricardo, và
Heckscher-Ohlin là chúng xác định rõ những lợi ích cụ thể của
thương mại quốc tế.
• Nếu mở rộng thương mại tự do sẽ giúp các nước đạt được hiệu quả
cao hơn, thông qua việc sử dụng tài nguyên hiệu quả hơn
• Việc hạn chế nhập khẩu có thể có lợi cho nhà sản xuất nội địa,
nhưng bất lợi cho người tiêu dùng và gây lãng phí nguồn lực
 Các mô hình thương mại quốc tế: Các học thuyết đã giúp giải
thích mô hình của thương mại quốc tế ở một mức độ nào đó.
 Học thuyết thương mại và chính sách của chính phủ:
• Mặc dù tất cả các học thuyết trên đều cho rằng thương mại quốc tế là có
lợi đối với một quốc gia, nhưng lại không đưa ra được các khuyến nghị
chung về chính sách của chính phủ.
• Chỉ có một số học thuyết đã cung cấp những gợi ý cho chính phủ về việc
phát triển các chính sách của mình.
(1) Chủ nghĩa trọng thương (mercantilism)
 Học thuyết đầu tiên về thương mại quốc tế, xuất hiện tại Anh vào giữa
thế kỷ 16. Trụ cột của học thuyết này là:
• Gắn liền của cải với quyền lực chính trị
• Cho rằng tiền tệ (vàng, bạc) là của cải của quốc gia, và thương mại phải hướng tới
việc tạo thặng dư về tiền bạc.
• Ủng hộ sự can thiệp của chính phủ mạnh mẽ của chính phủ để duy trì cán cân
thặng dư.
 Quan điểm chính của chủ nghĩa trọng thương là quốc gia sẽ thu được
nhiều lợi ích nhất khi duy trì thặng dư mậu dịch, nghĩa là xuất khẩu
nhiều hơn nhập khẩu. Bằng cách đó, một quốc gia có thể tích lũy vàng
và bạc, và vì vậy làm tăng của cải, uy tín, và sức mạnh quốc gia.
 Chủ nghĩa trọng thương đã bộc lộ nhiều hạn chế
• Thực tế không có quốc gia nào duy trì được thăng dư tuyệt đối
• Học thuyết này cho rằng thương mại là trò chơi tổng bằng 0.
 Chủ nghĩa trọng thương vẫn chưa mất hẳn, đôi lúc vẫn tồn tại trong thế
giới ngày nay.
(2) Học thuyết Lợi thế tuyệt đối (Absolute Advantage)
 Ra đời năm 1776 bởi Adam Smith, người đã phê phán giả định
của chủ nghĩa trọng thương cho rằng thương mại là trò chơi có
tổng bằng không.

 Lợi thế tuyệt đối – một quốc gia có lợi thế tuyệt đối trong sản
xuất một sản phẩm khi quốc gia này có thể sản xuất hiệu quả hơn
bất kỳ quốc gia nào khác
 Adam Smith cho rằng các quốc gia nên chuyên môn hoá trong sản xuất
những hàng hoá mà họ có lợi thế tuyệt đối và sau đó trao đổi chúng lấy
những hàng hoá khác được sản xuất tại các quốc gia khác

 Thương mại là một trò chơi có tổng dương


Nguồn lực cần thiết để sản xuất 1 tấn cacao và gạo Giả sử mỗi quốc gia có sẵn
Cacao Gạo 200 đơn vị nguồn lực
Ghana 10 20
Hàn Quốc 40 10
Sản xuất và tiêu dùng khi chưa có thương mại
Ghana 10.0 5.0
Hàn Quốc 2.5 10.0
Tổng sản lượng 12.5 15.0
Sản xuất khi đã có chuyên môn hóa
Ghana 20.0 0.0
Hàn Quốc 0.0 20.0
Tổng sản lượng 20.0 20.0
Tiêu dùng sau khi Ghana trao đổi 6 tấn cacao lấy 6 tấn
gạo của Hàn Quốc
Ghana 14.0 6.0
Hàn Quốc 6.0 14.0
Gia tăng tiêu dùng do kết quả của chuyên môn hóa và
thương mại
Ghana 4.0 1.0
Hàn Quốc 3.5 4.0
(3) Học thuyết Lợi thế so sánh (comparative advantage)
 Ra đời năm 1817 bởi David Ricardo người đã đưa học
thuyết của Adam Smith tiến xa hơn một bước nữa
 Ricardo xem xét nếu một quốc gia có lợi thế tuyệt đối trong
sản xuất tất cả các loại hàng hóa thì theo học thuyết lợi thế
tuyệt đối quốc gia đó có thể sẽ không được lợi gì từ thương
mại quốc tế  Ricardo đã chỉ ra rằng điều đó là không
đúng.
 Theo học thuyết của Ricardo về lợi thế so sánh, vẫn có ý
nghĩa (vẫn có lợi) khi một quốc gia chuyên môn hóa trong
sản xuất những hàng hóa mà họ có thể sản xuất một cách
hiệu quả nhất và mua những hàng hóa mà họ sản xuất kém
hiệu quả hơn so với quốc gia khác. Ngay cả nếu quốc gia đó
mua từ những quốc gia khác các hàng hóa, mà bản thân họ
có thể sản xuất hiệu quả hơn.
Nguồn lực cần thiết để sản xuất 1 tấn cacao và gạo Giả sử mỗi quốc gia có sẵn
Cacao Gạo 200 đơn vị nguồn lực
Ghana 10 13.33
Hàn Quốc 40 20
Sản xuất và tiêu dùng khi chưa có thương mại
Ghana 10.0 7.5
Hàn Quốc 2.5 5.0
Tổng sản lượng 12.5 12.5
Sản xuất khi đã có chuyên môn hóa
Ghana 15.0 3.75
Hàn Quốc 0.0 10.0
Tổng sản lượng 15.0 13.75
Tiêu dùng sau khi Ghana trao đổi 4 tấn cacao lấy 4 tấn
gạo của Hàn Quốc
Ghana 11.0 7.75
Hàn Quốc 4.0 6.0
Gia tăng tiêu dùng do kết quả của chuyên môn hóa và
thương mại
Ghana 1.0 0.25
Hàn Quốc 1.5 1.0
Các đặc điểm và giả định
 Kết luận rằng thương mại tự do có lợi cho tất cả các quốc gia tham gia
là một kết luận khá táo bạo, rút ra từ một mô hình đơn giản với rất
nhiều giả định không thực tế như sau:
1.Thế giới đơn giản chỉ có hai quốc gia và hai loại hàng hóa
2.Không có chi phí vận tải giữa các quốc gia.
3.Không có sự khác biệt về giá giữa các nguồn lực sản xuất tại các
quốc gia khác nhau.
4.Nguồn lực sản xuất có thể được di chuyển tự do từ hoạt động sản
xuất một loại hàng hóa này sang loại khác.
5.Suất sinh lợi không đổi theo quy mô. Trên thực tế, suất sinh lợi có
thể tăng hoặc giảm khi thực hiện chuyên môn hóa.
6.Mỗi quốc gia có một số lượng dự trữ tài nguyên cố định và thương
mại tự do không thay đổi hiệu quả khi sử dụng các tài nguyên đó.
7.Chúng ta giả định rằng không có bất cứ tác động nào của thương mại
đến phân phối thu nhập trong phạm vi một quốc gia.
 Bất chấp những thiếu sót của mô hình, những nghiên cứu cho thấy kết
luận cơ bản rằng các quốc gia sẽ xuất khẩu hàng hóa mà họ có thể sản
xuất một cách có hiệu quả nhất, đã được minh chứng bằng số liệu.
Những lý luận mở rộng của mô hình (xem xét 3 giả định)
 Các tài nguyên khó chuyển đổi
• Giả định của mô hình là tài nguyên dễ chuyển đổi
• Thực tế không phải lúc nào tài nguyên cũng dễ chuyển đổi. Quá
trình chuyển đổi có thể gây ra thiệt hại cho bộ phận có khả năng
chuyển đổi kém.
• Mặc dù học thuyết cho rằng những lợi ích của thương mại tự do là
lớn hơn đáng kể so với những chi phí phải bỏ ra, nhưng thực tế có
một số người sẽ phải gánh chịu những thiệt hại này.
• Chính phủ thường giúp làm dịu căng thẳng (giúp hạn chế thiệt hại)
trong thời kỳ quá độ bằng cách hỗ trợ đào tạo lại những người mất
việc do tác động của thương mại tự do.
• Cũng cần lưu ý rằng, thiệt hại gây ra bởi quá trình chuyển đổi sang
nền thương mại tự do chỉ diễn ra trong ngắn hạn, trong khi những
lợi ích đạt được khi chuyển đổi hoàn tất là rất lớn và lâu dài.
 Suất sinh lợi giảm dần
• Trong mô hình Lợi thế so sánh, giả định rằng suất sinh lợi không đổi
khi chuyên môn hóa.
• Có nghĩa là khi chuyên môn hóa đồng nghĩa rằng tài nguyên cần
thiết để sản xuất một loại hàng hóa là không đổi bất kể quốc gia đó
sản xuất ở bất cứ điểm nào trong đường giới hạn khả năng sản xuất.
• Trong thực tế khả năng suất sinh lợi giảm dần khi thực hiện chuyên
môn hóa là có thể xảy ra  Cần nhiều đơn vị tài nguyên hơn để sản
xuất thêm một đơn vị hàng hóa.
• Trong trường này, việc chuyên môn hóa vẫn được thực hiện cho đến
khi nào lợi ích nhận được từ thương mại không còn đủ bù đắp suất
sinh lợi bị mất đi  Kết luận cơ bản cho rằng thương mại tự do là
có lợi, vẫn có giá trị. Tuy nhiên vì suất sinh lợi có xu hướng giảm
dần, nên lợi ích mang lại có thể sẽ không lớn như trong trường hợp
suất sinh lợi không đổi.
 Các ảnh hưởng động và tăng trưởng kinh tế
• Giả định trong mô hình lợi thế so sánh là thương mại không làm
thay đổi kho tài nguyên quốc gia hay tính hiệu quả khi sử dụng
những tài nguyên này. Thực tế có thể khác với giả định.
• Đầu tiên, thương mại tự do có thể làm tăng nguồn tài nguyên của
một quốc gia (quốc gia có thể thu hút được nguồn lao động và vốn
từ nước ngoài)
• Thứ hai, thương mại tự do có thể cũng làm tăng hiệu quả sử dụng tài
nguyên quốc gia (lợi ích kinh tế của sản xuất quy mô lớn, tiếp cận
được với công nghệ tiên tiến hơn từ bên ngoài…)
• Mở cửa nền kinh tế đối với thương mại không chỉ tạo ra các dạng lợi
ích kinh tế tĩnh, mà còn tạo ra những lợi ích kinh tế động kích thích
tăng trưởng kinh tế  Luận điểm này ủng hộ mạnh mẽ hơn cho tự
do thương mại. Số liệu thực tế cũng chứng minh điều này.
• Tuy nhiên, bên cạnh mặt tích cực, Paul Samuelson, đã chỉ các hậu
quả bất lợi của lợi ích kinh tế động (xem trong tài liệu)
Kết luận
 Tự do thương mại luôn mang lại lợi ích nhưng không phải quá
nhiều lợi ích như Thuyết Lợi thế so sánh lập luận, do:
• Không thể tự do di chuyển nguồn lực từ hoạt động sản xuất này sang hoạt
động khác
• Lợi ích giảm dần khi chuyên môn hóa
 Nhưng thương mại tự do không chỉ đem lại các lợi ích tĩnh mà
còn mang lại các lợi ích động và tăng trưởng kinh tế
• Gia tăng nguồn lực từ bên ngoài, sử dụng nguồn lực hiệu quả hơn,
• Mang lại tốc độ tăng trưởng cao hơn
 Lợi ích động từ tự do thương mại có thể không phải luôn mạng
lại lợi ích cho các nước phát triển vì dẫn đến thu nhập thực ở các
quốc gia này giảm đi:
• Tại Mỹ, một số lĩnh vực sử dụng nhân công bên ngoài (dịch vụ như chăm
sóc khách hàng, công nghệ thông tin…) làm giảm thu nhập của công dân
Mỹ
• Tuy nhiên hạn chế tự do thương mại có thể mang lại nhiều tổn thất hơn
(3) Học thuyết Heckscher - Ohlin
 Học thuyết của Ricardo nhấn mạnh rằng lợi thế so sánh hình
thành từ những khác biệt về năng suất. Ricardo nhấn mạnh năng
suất lao động và lập luận rằng sự khác biệt về hiệu suất lao động
giữa các quốc gia chính là cơ sở cho quan điểm về lợi thế so
sánh.
 Nhà kinh tế học người Thụy Điển, Eli Heckscher (vào năm 1919)
và Bertil Ohlin (vào năm 1933) đã đưa ra một giải thích khác về
lợi thế so sánh.
• Họ lập luận rằng lợi thế so sánh hình thành từ những khác biệt quốc gia về
mức độ sẵn có của các yếu tố sản xuất.
• Mức độ sẵn có của các yếu tố sản xuất có nghĩa là mức độ dồi dào tài
nguyên của một quốc gia như đất đai, lao động và vốn.
• Các quốc gia có mức độ dổi dào về các yếu tố sản xuất khác nhau, và điều
đó giải thích tại sao các quốc gia có chi phí các yếu tố sản xuất khác nhau;
cụ thể là, yếu tố sản xuất càng dồi dào thì chi phí càng thấp.
• Học thuyết dự đoán rằng các quốc gia sẽ xuất khẩu những hàng hóa mà sử
dụng nhiều các yếu tố sản xuất dồi dào tại địa phương, và nhập khẩu
những hàng hóa mà sử dụng nhiều yếu tố sản xuất khan hiếm.
Nghịch lý Leontief
 Giống như học thuyết của Ricardo, học thuyết của Heckscher -
Ohlin cho rằng thương mại tự do là có lợi.
 Học thuyết của Heckscher - Ohlin dễ hiểu và phần lớn những nhà
kinh tế học đều thích áp dụng học thuyết này hơn là học thuyết
của Ricardo vì các giả thuyết ít và đơn giản hơn. Do tầm ảnh
hưởng đó, học thuyết này đã được kiểm chứng bởi nhiều kiểm tra
thực nghiệm khác nhau.
 Thực tế học thuyết vấp phải nghịch lý Leontief. Bằng số liệu thực
tế, nhà nghiên cứu này đã chỉ ra, những gì diễn ra trong thực tế
không giống như dự báo của học thuyết.
 Học thuyết Heckscher - Ohlin dễ tiếp cận nhưng không giải thích
các hiện tượng kinh tế tốt bằng thuyết lợi thế so sánh.
 Thiếu sót của học thuyết này là bỏ qua việc xem xét yếu tố công
nghệ. Học thuyết này sẽ có giá trị dự báo hơn nếu yếu tố công
nghệ được đưa vào xem xét.
(4) Học thuyết về vòng đời sản phẩm
 Học thuyết về vòng đời sản phẩm (product life-cycle theory) –
Khi các sản phẩm đã chín muồi, vị trí bán hàng và địa điểm sản
xuất tối ưu sẽ thay đổi, ảnh hưởng đến dòng chảy và xu hướng
thương mại (Raymond Vernon đưa ra giữa thập niên 60). Mô tả
của học thuyết gồm 3 bước:
• Một ngành công nghiệp sẽ khởi phát tại Mỹ, các công ty Mỹ sản xuất cho
thị trường trong nước và xuất sang các nước phát triển khác.
• Nhu cầu ở các nước phát triển gia tăng, các công ty xây dựng nhà máy ở
các nước phát triển khác để đáp ứng nhu cầu, và xuất sang các nước đang
phát triển.
• Các công ty di chuyển nhà máy sang các nước đang phát triển, và xuất
ngược trở lại thị trường Mỹ
 Học thuyết này có thể có ích trong việc giải thích mô hình
thương mại quốc tế trong một giai đoạn ngắn, khi mà nền kinh tế
Mỹ chiếm vị trí thống trị trên toàn cầu, nhưng trong thế giới hiện
đại ngày nay giá trị của học thuyết này rất hạn chế.
(5) Học thuyết thương mại mới
 Paul Krugman đặt ra vấn đề: Tại sao xe ô tô được sản xuất ở
Mỹ, châu Âu và Nhật Bản? Mỹ xuất xe sang Nhật trong khi
vẫn nhập xe của Nhật?
 Học thuyết thương mại mới giải thích lợi thế của một quốc
gia trong một ngành dựa trên tính kinh tế theo quy mô.
 Theo đó, sở dĩ một quốc gia trở thành nhà sản xuất và xuất
khẩu một mặt hàng là vì họ là người tiên phong, và đã giành
được lợi thế về tính kinh tế theo quy mô mà những người
theo sau không thể đạt được (do thị trường chỉ đủ lớn để
một/một vài nhà sản xuất đạt được lợi thế đó)
Học thuyết này đưa đến hai kết luận quan trọng:
 Tăng tính đa dạng của sản phẩm và giảm chi phí sản xuất: Thương mại
giúp mở rộng thị trường, từ đó giúp nhiều nhà sản xuất đạt được tính
kinh tế theo quy mô hơn, giúp tăng tính đa dạng của sản phẩm và giảm
chi phí  người tiêu dùng có nhiều lựa chọn hơn.
 Lợi thế theo quy mô, lợi thế của người đi tiên phong và mô hình của
thương mại quốc tế
• Những lợi thế của người đi trước là những lợi thế kinh tế và chiến lược mà những
người thâm nhập đầu tiên vào một ngành có được.
• Một trong những lợi thế quan trọng của người đi tiên phong là có thể giành được
lợi thế theo quy mô trước những người thâm nhập sau và vì vậy hưởng lợi từ cơ
cấu có quy chi phí thấp đó.
• Đối với những sản phẩm mà lợi thế theo quy mô đóng vai trò quan trọng và chiếm
một tỷ trọng đáng kể trong nhu cầu của thế giới, thì người đi tiên phong vào ngành
đó có thể giành được lợi thế chi phí nhờ vào quy mô sản xuất lớn mà những người
gia nhập sau gần như không thể có được.
• Do vậy, mô hình thương mại mà ta quan sát được đối với những sản phẩm này
phản ánh những lợi thế của người tiên phong. Các nước có thể chiếm ưu thế trong
xuất khẩu những hàng hóa nhất định bởi vì lợi thế theo quy mô đối với quá trình
sản xuất của họ là rất quan trọng. Các công ty đặt trụ sở tại các nước này là các
doanh nghiệp đầu tiên hưởng lợi từ lợi thế theo quy mô và mang lại cho họ lợi thế
của người đi trước.
Ý nghĩa của học thuyết Thương mại mới
 Quốc gia có thể có lợi ích từ thương mại ngay cả khi không
có lợi thế từ lợi thế nguồn lực hay công nghệ  Một quốc
gia có thể trở thành nước xuất khẩu chính cho một mặt hàng
nếu nó là quốc gia đầu tiên sản xuất sản phẩm đó
 Chính phủ nên xem xét bảo hộ các công ty và ngành trong
giai đoạn đầu đưa ra sản phẩm và những ngành công nghiệp
đòi hỏi tính kinh tế theo quy mô.
(6) Học thuyết lợi thế cạnh tranh của Porter
 Tại sao Đức lại thành công trong ngành công nghiệp sản
xuất máy in, Nhật Bản lại sản xuất robot trong khi Italia là
nhà xuất khẩu các sản phẩm gạch men?
 Michael Porter (1990) giải thích sự thành công của một số
quốc gia trong một số ngành dựa trên mô hình kim cương,
phân tích các cụm công nghiệp.
Chiến lược, cấu
 Nhận dạng 4 nhóm yếu tố: trúc công ty và
1. Nguồn lực Cạnh tranh
2. Điều kiện về nhu cầu
Nguồn Điều kiện
3. Công nghiệp hỗ trợ
lực về nhu cầu
4. Chiến lược, cấu trúc
công ty và cạnh tranh Công nghiệp
bổ trợ
<1> Yếu tố nguồn lực
 Các yếu tố này bao gồm:
• Yếu tố cơ bản: vốn, tài nguyên, lao động
• Yếu tố cao cấp: bí quyết công nghệ, cơ sở hạ tầng, nhân công trình độ cao
 Các yếu tố cao cấp đóng vai trò hết sức quan trọng trong lợi thế
cạnh tranh. Không giống như các yếu tố cơ bản sẵn có tự nhiên,
các yếu tố cao cấp lại là sản phẩm của đầu tư cá nhân, doanh
nghiệp và chính phủ. Do vậy, các khoản đầu tư của chính phủ
vào đào tạo để cải thiện trình độ kiến thức và kỹ năng chung của
dân chúng cũng như kích thích nghiên cứu chuyên sâu có thể
giúp nâng cấp các yếu tố cao cấp của một quốc gia
 Mối quan hệ giữa các yếu tố cao cấp và cơ bản rất phức tạp. Các
yếu tố cơ bản có thể cung cấp lợi thế ban đầu và sau đó sẽ được
củng cố và mở rộng thông qua đầu tư vào các yếu tố cao cấp.
Ngược lại, các bất lợi của các yếu tố cơ bản có thể tạo ra những
áp lực buộc phải đầu tư vào các yếu tố nâng cao.
 VD trường hợp của Nhật Bản
<2> Yếu tố cầu
 Thông thường, các doanh nghiệp tỏ ra nhạy cảm nhất với nhu cầu
của những khách hàng ở gần họ nhất.
 Do đó, những đặc điểm của nhu cầu thị trường nội địa đặc biệt
quan trọng trong việc định hình các thuộc tính của sản phẩm
được chế tạo trong nước và trong việc tạo động lực cho việc sáng
tạo, đổi mới và nâng cao chất lượng sản phẩm.
 Porter lập luận rằng các doanh nghiệp của một nước giành được
lợi thế cạnh tranh nếu người tiêu dùng trong nước họ sành điệu
và đòi hỏi cao.
 Những người tiêu dùng như vậy sẽ tạo áp lực lên các doanh
nghiệp trong nước phải nỗ lực để đáp ứng những tiêu chuẩn cao
vế chất lượng sản phẩm, cũng như sản xuất ra những mẫu mã
mới.
 VD: người mua máy ảnh sành sỏi và có kiến thức ở Nhật đã
khuyến khích ngành sản xuất máy ảnh Nhật Bản cải thiện chất
lượng hàng hóa và tung ra nhiều kiểu máy ảnh mới.
<3> Các ngành công nghiệp liên quan và phụ trợ
 Thuộc tính chung thứ ba của lợi thế cạnh tranh quốc gia về một ngành là sự hiện diện
của các ngành liên kết và phụ trợ có sức cạnh tranh quốc tế. Những lợi ích có được
do các ngành liên kết và phụ trợ đầu tư vào các yếu tố sản xuất cao cấp có thể sẽ lan
tỏa sang một ngành khác, từ đó giúp ngành này đạt được một vị trí cạnh tranh vững
mạnh trên thế giới
 Kết quả của quá trình này là các ngành thành công trong phạm vi một quốc gia có xu
hướng tập hợp với nhau thành các cụm gồm các ngành có liên quan. Ví dụ ngành dệt
may của Đức, bao gồm các ngành chế biến bông, len, sợi tổng hợp chất lượng cao,
kim máy may, và một loạt các ngành chế tạo máy móc liên quan tới ngành dệt.
 Sự phát triển của các ngành công nghiệp hỗ trợ giúp cho các công ty trong ngành dễ
dàng có được các yếu tố đầu vào - đầu ra.
 Ngoài ra, những cụm công nghiệp như vậy rất quan trọng bởi vì những kiến thức giá
trị có thể luân chuyển giữa các doanh nghiệp trong cùng một cụm
<4> Chiến lược, cấu trúc và năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp

 Thuộc tính thứ tư của lợi thế cạnh tranh quốc gia trong mô
hình của M.Porter là chiến lược, cấu trúc và khả năng cạnh
tranh của các doanh nghiệp trong phạm vi một quốc gia. Ở
đây, Porter chỉ ra hai điểm quan trọng.
• Thứ nhất, các quốc gia khác nhau có các đặc điểm về hệ tư tưởng
quản trị khác nhau có thể hoặc không thể giúp được cho họ trong
việc tạo dựng lợi thế cạnh tranh quốc gia.
• Điểm thứ hai là sự liên hệ chặt chẽ giữa mức độ cạnh tranh gay gắt
trong nước, sự sáng tạo và sự duy trì lâu dài của lợi thế cạnh tranh
trong một ngành. Mức độ cạnh tranh mạnh mẽ trong nước khiến các
doanh nghiệp phải tìm cách nâng cao hiệu quả sản xuất, từ đó làm
cho họ trở nên có sức cạnh tranh mạnh mẽ hơn trên thị trường thế
giới. Cạnh tranh trong nước tạo ra áp lực phải cải tiến, nâng cao chất
lượng, giảm chi phí và đầu tư nâng cấp các yếu tố sản xuất cao cấp.
Tất cả những điều này tạo ra sức mạnh cạnh tranh của doanh nghiệp
ở tầm cỡ thế giới. Ví dụ trường hợp của Nhật Bản
Đánh giá học thuyết này
 Theo Porter mức độ thành công mà một quốc gia có thể đạt được trên
thị trường thế giới trong một ngành nhất định là một hàm số chịu tác
động tổng hợp của 4 biến số. Sự hiện diện của tất cả bốn thuộc tính là
cần thiết để hình thành lên mô hình kim cương nhằm thúc đẩy năng lực
cạnh tranh (mặc dù vẫn tồn tại những ngoại lệ)
 Chính phủ có thể can thiệp một cách tích cực hoặc tiêu cực vào từng
thuộc tính trong thành phần của mô hình kim cương:
• Tính sẵn có của các yếu tố sản xuất có thể chịu tác động bởi các khoản trợ cấp,
các chính sách đối với thị trường vốn, các chính sách đối với giáo dục...
• Chính phủ có thể xác lập nhu cầu nội địa thông qua các tiêu chuẩn của sản phẩm
nội địa hoặc các quy định bắt buộc hoặc ảnh hưởng đến nhu cầu của người mua.
• Chính sách của chính phủ có thể tác động tới các ngành liên kết và phụ trợ thông
qua các quy định và thông qua các công cụ như các quy định trên thị trường vốn,
chính sách thuế, và luật chống độc quyền.
 Nếu hình này đúng có thể hy vọng rằng mô hình này sẽ dự đoán được
mô hình thương mại quốc tế trong thế giới thực. Các nước xuất khẩu
những sản phẩm của những ngành có bốn thành phần của mô hình kim
cương thuận lợi, và nhập khẩu trong những lĩnh vực, mà tại đó các
thành phần này không có điều kiện thuận lợi. Tuy nhiên chưa có kiểm
chứng cụ thể về điều này.
Ý nghĩa quản trị: (1) Vị trí, (2) Lợi thế của người tiên phong, (3) Chính sách
của Nhà nước (4) Những thay đổi trong chính sách của chính phủ
 Vị trí: Các quốc gia khác nhau có những lợi thế nhất định trong
các hoạt động sản xuất khác nhau  Doanh nghiệp nên phân bố
hoạt động sản xuất tới những quốc gia khác nhau, nơi mà hoạt
động sản xuất có thể được thực hiện một cách hiệu quả nhất.
 Lợi thế của người tiên phong, từ học thuyết thương mại mới:
• Các công ty xác lập được lợi thế của người tiên phong có thể có lợi
thế thương mại về sản phẩm đó trên phạm vi toàn cầu. Điều đó đặc
biệt đúng trong các ngành công nghiệp mà thị trường thế giới chỉ có
thể hỗ trợ cho một số ít DN.
• Đối với các công ty khác, cần phải chi các khoản đầu tư tài chính
cho nỗ lực giành lấy lợi thế của người tiên phong, ngay cả chịu thua
lỗ trong nhiều năm trước khi hoạt động kinh doanh có lãi  Phải
giành được nhu cầu thị trường sẵn có, giành được lợi thế về chi phí
theo quy mô, xây dựng thương hiệu bền vững đi trước các đối thủ
gia nhập sau, và cuối cùng xây dựng một lợi thế cạnh tranh bền
vững và dài hạn.
 Chính sách của nhà nước:
• Các học thuyết về thương mại quốc tế cũng có ý nghĩa quan trọng
đối với các doanh nghiệp quốc tế (xuất khẩu hoặc nhập khẩu). Các
doanh nghiệp có thế tác động mạnh mẽ đến các chính sách thương
mại của chính phủ, bằng các vận động hành lang nhằm đẩy mạnh
thương mại tự do hay hạn chế thương mại.
• Học thuyết về lợi thế cạnh tranh quốc gia của Porter cũng có ý nghĩa
đối với các chính sách. Các doanh nghiệp có thể vận động hành lang
để chính phủ áp dụng các chính sách ảnh hưởng có lợi cho mỗi yếu
tố của mô hình kim cương quốc gia.
 Những thay đổi trong chính sách của chính phủ, đầu tư
và chiến lược doanh nghiệp:
• Trong hầu hết ba thập kỷ qua, chính sách của chính phủ liên quan
đến thương mại quốc tế đã ổn định và rõ ràng hơn. Trật tự quốc tế
dựa trên các thỏa thuận chi phối thương mại thế giới đã được thiết
lập và đặt dưới sự kiểm soát của WTO, điều này giúp:
⁃ Tạo ra một môi trường KDQT rõ ràng hơn và ít rủi ro hơn cho các DN;
⁃ Các DN đã cấu hình chuỗi giá trị của họ để tận dụng trật tự này (sản xuất đã
được phân tán đến nhiều địa điểm khác nhau để thực hiện hiệu quả nhất).
• Bên cạnh xu thế trên, sự thay đổi trong chính sách thương mại do
Mỹ khởi xướng đã tạo ra sự không chắc chắn về tương lai, tăng rủi
ro của hoạt động kinh doanh quốc tế. Các DN đã đối phó bằng cách:
⁃ Giảm đầu tư của họ vào các dự án rủi ro
⁃ Đi nước đôi (đa dạng hoá thị trường hoặc nguồn cung ứng, kể cả mở rộng sản
xuất, tiêu thụ trong nước).
⁃ DN có thể và sẽ vận động hành lang để các chính phủ giải quyết các tranh chấp
và tạo ra một môi trường ổn định hơn và có thể dự đoán được.

You might also like