Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 25

TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA

THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

BÁO CÁO BÀI TẬP LỚN


MÔN HỌC: HỆ THỐNG PLC
LỚP:L01

GVHD: Võ Anh Huy


Sinh viên thực hiện: Nguyễn Chí Trọng
Mã số sinh viên: 1814483

18/12/2021
LỜI NÓI ĐẦU
Nước ta đang trong công cuộc công nghiệp hóa hiện đại hóa để từng bước bắt kịp
sự phát triển trong khu vực Đông Nam Á nói chung và thế giới nói chung về mọi mặt
kinh tế và xã hội. Việc nâng cấp các trang thiết bị máy móc phục vụ trong công nghiệp
ở nước ta nhằm nâng cao mức độ tự động hóa, tăng năng suất trong sản xuất. PLC là
một thiết bị điều khiển có thể lập trình được làm cho mạch điều khiển của hệ thống
gọn nhẹ, hoạt động chính xác và đáng tin cậy hơn và quan trọng là dễ thay đổi chương
trình điều khiển khi có yêu cầu không như hệ thống điều khiển cũ sử dụng role. PLC là
một thiết bị điều khiển trong công nghiệp đã và đang sử dụng rộng rãi.
Chính vì thế mà môn Hệ thống PLC là một môn học cơ bản và là nền tảng trong
chương trình đào tạo kĩ sư của ngành Cơ điện tử - Khoa Cơ Khí – Trường Đại học
Bách Khoa TP.HCM.
Môn Hệ thống PLC cung cấp kiến thức về việc thiết kế một hệ thống PLC, giải
quyết những vấn đề xảy ra với những đề xuất cách giải quyết một cách logic theo các
tính chất đặc thù của hệ thống. Bên cạnh đó môn học giúp chúng em có cái nhìn tổng
quan hơn, hiểu hơn về quá trình vận hành các thiết bị công nghiệp thực tế hiện tại và
phát triển trong tương lai.
Trong quá trình hoàn thành bài tập lớn, với trình độ kiến thức chuyên môn chưa
nhiều, kinh nghiệm thực tế còn ít, bài tập lớn này của em không thể tránh được những
thiếu sót. Do đó, em kính mong được sự chỉ bảo thêm của thầy để em được hoàn thiện
hơn.
Em xin chân thành cảm ơn thầy Võ Anh Huy đã tận hình giảng dạy, hướng dẫn
em trong quá trình học, thực hành và thực hiện bài tập lớn của môn học này.
Em xin chân thành cảm ơn!
Sinh viên thực hiện

Nguyễn Chí Trọng

1
MỤC LỤC
LỜI NÓI ĐẦU...............................................................................................................1
DANH MỤC HÌNH ẢNH.............................................................................................3
DANH MỤC BẢNG BIỂU...........................................................................................4
THIẾT KẾ HỆ THỐNG PLC CHO HỆ THỐNG BỒN PHẢN ỨNG.....................5
1. Hoạt động của hệ thống.........................................................................................5
2. Phân chia hệ thống thành các miền.......................................................................6
3. Thiết kế giao diện HMI.........................................................................................8
4. Lập trình điều khiển các cụm..............................................................................10
5. Chương trình điều khiển toàn bộ hệ thống..........................................................13

2
DANH MỤC HÌNH ẢNH
Hình 1. Hệ thống bồn trộn hóa chất........................................................................5
Hình 2. Màn hình HMI cài đặt hệ thống.................................................................8
Hình 3. Màn hình HMI mô phỏng hệ thống...........................................................8

3
DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 1. Các miền trong hệ thống...........................................................................6
Bảng 2. Mô tả các miền trong hệ thống..................................................................7

4
THIẾT KẾ HỆ THỐNG PLC
CHO HỆ THỐNG BỒN PHẢN ỨNG
1. Hoạt động của hệ thống

Hình 1. Hệ thống bồn trộn hóa chất


Đây là hệ thống bồn phản ứng hai chất lỏng A và B. Trước khi hoạt động, hệ
thống cần được cài đặt các thông số sau: Thể tích cấp liệu cần thiết, tỉ lệ thành phần
liệu A, tốc độ các bơm A và B, nhiệt độ cần thiết cho quá trình gia nhiệt và áp suất
giới hạn của bồn. Hệ thống bồn trộn hoạt động khi ta nhấn nút khởi động hệ thống.
Lúc này, motor trộn được nối điện và bắt đầu hoạt động. Sau khi motor hoạt động, van
cấp liệu A được mở và gửi tín hiệu để kích hoạt bơm cấp liệu A. Bơm cấp liệu A hoạt
động với tốc độ đã được cài đặt trước đến khi đủ thể tích liệu A. Sau khi bơm cấp liệu
A bơm xong, van cấp liệu B được mở và gửi tín hiệu để kích hoạt bơm cấp liệu B.
Bơm cấp liệu B hoạt động với tốc độ đã được cài đặt trước đến khi đủ thể tích liệu B.
Khi liệu A và B đã được trộn trong bồn, phản ứng hóa học giữa chúng tạo ra khí. Để

5
chuyển dịch cân bằng hóa học theo chiều tạo ra sản phẩm, khi áp suất đạt đến áp suất
cài đặt thì bơm chân không được mở để giảm áp suất. Đồng thời, trong quá trình này,
khí có mang theo nước được ngưng tụ lại và chảy về bồn ngưng. Nước từ bồn ngưng
được bơm về bồn phản ứng. Để chuyển dịch cân bằng hóa học theo chiều tạo ra sản
phẩm, khi áp suất đạt đến áp suất cài đặt thì bơm chân không được mở để giảm áp
suất. Van xả của hệ thống ngưng tụ cũng được mở cùng lúc bơm chân không để xả bớt
lượng nước ngưng tụ thừa. Sau khi bơm chân không đã hoạt động xong, bơm được
ngắt và hệ thống bơm ngưng tụ cũng được ngắt. Sau khi bơm chân không hoạt động
xong, hỗn hợp bắt đầu được gia nhiệt. Khi đó, van cấp khí được mở và gửi tín hiệu mở
bơm cấp khí. Đồng thời, bơm gia nhiệt được mở để bơm hỗn hợp qua hệ thống trao
đổi nhiệt và quay về bồn. Hỗn hợp liên tục được gia nhiệt đến khi đã đạt đủ nhiệt độ
được cài đặt trước thì ngừng bơm khí và chuyển sang giai đoạn xả liệu. Lúc này, bơm
gia nhiệt hoạt động với vai trò là bơm xả, van xả được mở để quá trình xả liệu bắt đầu.
Sau khi xả liệu xong, hệ thống bắt đầu lại từ đầu.
2. Phân chia hệ thống thành các miền
Từ hệ thống trên, ta chia hệ thống thành những miền như sau:
Miền Thiết bị sử dụng
Bơm cấp liệu A
Cụm bơm A
Van cấp liệu A
Bơm cấp liệu B
Cụm bơm B
Van cấp liệu B
Cụm trộn C Motor trộn
Bơm và van khí
Cụm gia nhiệt D Bơm gia nhiệt và xả
Cảm biến nhiệt
Bơm gia nhiệt và xả
Cụm xả E
Van xả
Bơm chân không
Cụm hút chân không F
Cảm biến áp suất
Cụm ngưng tụ G Bồn ngưng
Bơm xả 2

6
Van xả
Van hồi
Bảng 1. Các miền trong hệ thống
Các miền của hệ thống được mô tả như sau:
Miền Mô tả Miền tác động
Điều kiện hoạt động của cụm A:
 Van A mở
 Có thể tích cần nạp vào
A C
 Có tỉ lệ cần nạp liệu A
 Tốc độ bơm A
 Motor trộn đã mở
Điều kiện hoạt động của cụm B:
 Bơm A đã bơm xong
 Van B mở
B  Có thể tích cần nạp vào A
 Có tỉ lệ cần nạp liệu B
 Tốc độ bơm B
 Motor trộn đã mở
Điều kiện hoạt động của cụm C:
C
 Đã nhấn nút khởi động (Start)
Điều kiện hoạt động của cụm D:
D F
 Bơm chân không đã hoạt động xong
Điều kiện hoạt động của cụm E:
E  Hỗn hợp đã đủ nhiệt D
 Bơm xả mở
Điều kiện hoạt động của cụm F:
F  Bơm B đã bơm xong B
 Áp suất trong bồn đã đạt áp suất cài đặt
G Điều kiện hoạt động của cụm G: B, F
 Van hồi mở khi bơm B đã bơm xong

7
 Bơm xả 2 và van xả hoạt động khi áp suất
đạt áp suất cài đặt
Bảng 2. Mô tả các miền trong hệ thống
3. Thiết kế giao diện HMI
Giao diện HMI được thiết kế gồm hai màn hình sau:

Hình 2. Màn hình HMI cài đặt hệ thống


Tổng thể tích cần nạp, tỉ lệ thành phần A, nhiệt độ cần thiết, áp suất cài đặt và tốc
độ nạp liệu các chất lỏng được cài đặt bằng cách nhập giá trị vào từ bàn phím.
Nút BACK trên màn hình cài đặt dùng để chuyển sang màn hình mô phỏng.
Để mô phỏng hoạt động của hệ thống, ta thiết kế được màn hình HMI sau:

8
Hình 3. Màn hình HMI mô phỏng hệ thống
Trên màn hình mô phỏng, ta dùng nút START để bắt đầu hoạt động của hệ
thống, nút STOP là nút dừng khẩn cấp trong hệ thống, nút HOLD dùng để dừng hệ
thống trong khi hoạt động để kiểm tra hoặc tạm dừng để phục vụ việc khác.
Khi nhấn nút STOP, toàn bộ hệ thống dừng, ta cần mở van xả và bơm xả bằng
tay bằng cách tác động trực tiếp vào bơm và van xả. Trong quá trình mô phỏng, khi
đang dừng khẩn cấp, ta không thể tác động vào các hoạt động khác ngoài miền xả liệu
cũng như không thể chuyển sang miền khác trong khi vẫn chưa nhấn nút STOP một
lần nữa. Sau khi nhấn nút STOP một lần nữa, hệ thống hoạt động lại từ đầu.
Khi nhấn nút HOLD, toàn bộ hệ thống cũng dừng và không thể chuyển sang
trạng thái khác. Khi nhấn nút HOLD một lần nữa, chức năng tạm dừng được tắt và hệ
thống tiếp tục hoạt động.
Nút SETTING trên màn hình mô phỏng có tác dụng chuyển sang màn hình cài
đặt để ta thiết lập các thông số của hệ thống.
Trên màn hình, ta còn có các đèn báo để thể hiện hoạt động của các thiết bị trong
hệ thống như các bơm và van ở các miền nạp liệu, xả liệu, gia nhiệt, hút chân không và
ngưng tụ. Thiết bị nào hoạt động sẽ được biểu diễn bằng cách sáng đèn tại vị trí thiết
bị đó. Ngoài ra, ta còn có thanh thể tích thể hiện thể tích chất lỏng trong bồn. Cùng với
đó là các khung số để thể hiện nhiệt độ và thể tích hỗn hợp trong bồn. Cuối cùng là các
9
đèn báo tình trạng hoạt động của hệ thống với đèn WORK dùng để thể hiện trạng thái
hệ thống đang hoạt động, đèn STOP thể hiện trạng thái hệ thống đang dừng khẩn cấp,
và cuối cùng đèn HOLD thể hiện trạng thái tạm dừng của hệ thống.
4. Lập trình điều khiển các cụm
Đầu tiên, ta cần gán các giá trị cài đặt vào các thanh ghi như sau:
 Tổng thể tích chất lỏng cần nạp được gán vào thanh ghi D0
 Tỉ lệ thành phần chất lỏng A được gán vào thanh ghi D5
 Tỉ lệ thành phần chất lỏng B được tính bằng cách lấy 100 trừ giá trị tỉ lệ
thành phần chất lỏng A và gán vào thanh ghi D11

 Tốc độ bơm A được gán vào thanh ghi D17


 Tốc độ bơm B được gán vào thanh ghi D23
 Áp suất cài đặt được gán vào thanh ghi D121
 Nhiệt độ cần cho hỗn hợp được gán vào thanh ghi D126
Từ các giá trị trên, ta tiến hành tính toán các thông số để hệ thống hoạt động như
sau:
 Từ tốc độ bơm A đã nhập, ta tính tốc độ chạy theo đơn vị l/s bằng cách
chia 60 và ghi vào thanh ghi D39

 Từ tỉ lệ thành phần A và tổng thể tích cần nạp vào, ta tính được thể tích
cần thiết cho chất lỏng A bằng cách nhân tỉ lệ với thể tích cần nạp và chia
100. Ta gán giá trị này vào thanh ghi D51

10
 Từ thể tích cần thiết cho chất lỏng A, ta tính được thời gian cần thiết cho
bơm A hoạt động bằng cách chia thể tích cần thiết của chất lỏng A cho tốc
độ bơm A và gán vào thanh ghi D61

 Từ giá trị của timer T250 chạy theo giá trị của thanh ghi D61, ta tính toán
ra thể tích chất lỏng A đã được bơm và gán nó vào thanh ghi D91. Ta tiếp
tục sử dụng giá trị thanh ghi D91 để gán vào giá trị thanh ghi D101 phục
vụ cho việc hiển thị thể tích dung dịch trong màn hình HMI

 Sau đó, ta chuyển sang miền nạp liệu chất lỏng B. Từ tốc độ bơm B đã
nhập, ta tính tốc độ chạy theo đơn vị l/s bằng cách chia 60 và ghi vào
thanh ghi D45

 Tương tự đối với miền nạp liệu A, ta tính được thể tích cần thiết cho miền
nạp liệu B và gán giá trị này vào thanh ghi D56. Từ đó, ta tính được thời
gian cần thiết để nạp liệu B và gán vào thanh ghi D66

11
 Từ giá trị của timer T251 chạy theo giá trị của thanh ghi D66, ta tính toán
ra thể tích chất lỏng A đã được bơm và gán nó vào thanh ghi D96. Ta tiếp
tục sử dụng giá trị thanh ghi D96 để tính toán và gán giá trị tổng thể tích
vào thanh ghi D101 phục vụ cho việc hiển thị thể tích dung dịch trong
màn hình HMI

 Với cài đặt tốc độ bơm xả là 100l/s, ta tính toán thể tích xả như sau với
T254 là thời gian xả và gán giá trị thể tích này vào thanh ghi D146

12
Các thanh ghi được gán trên màn hình HMI như sau:

5. Chương trình điều khiển toàn bộ hệ thống


Từ các cụm trên, ta sử dụng thêm các lệnh khác để điều khiển toàn bộ hệ thống,
ta có chương trình hoàn chỉnh như sau:

13
14
15
16
17
18
19
20
21
22
23
24

You might also like