Download as doc, pdf, or txt
Download as doc, pdf, or txt
You are on page 1of 176

MỤC LỤC

NỘI DUNG TRANG

CHƯƠNG I: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ KẾ TOÁN.................................2


1.1 Khái niệm và bản chất của kế toán..............................................................2
1.1.1 Khái niệm kế toán........................................................................................2
1.1.2 Bản chất của kế toán.....................................................................................2
1.2 Chức năng và vai trò của kế toán................................................................2
1.2.1 Chức năng của kế toán.................................................................................2
1.2.2 Vai trò cuả kế toán........................................................................................3
1.3. Yêu cầu và nhiệm vụ của kế toán................................................................3
1.3.1 Yêu cầu của kế toán......................................................................................3
1.3.2 Nhiệm vụ của kế toán...................................................................................4
1.4. Các nguyên tắc của kế toán và các khái niệm cơ bản của kế toán...........4
1.4.1 Các nguyên tắc của kế toán..........................................................................4
1.4.2. Các khái niệm cơ bản của kế toán...............................................................5
1.5. Đối tượng của kế toán..................................................................................6
1.5.1. Khái quát đối tượng của kế toán..................................................................6
1.5.2. Tài sản và phân loại tài sản trong doanh nghiệp.........................................6
1.5.3. Nguồn vốnvà phân loại nguồn vốn trong doanh nghiệp.............................8
1.5.4. Mối quan hệ giữa tài sản và nguồn vốn.....................................................10
1.5.5. Sự vận động của tài sản (sự tuần hoàn của tài sản)...................................10
1.6. Phân loại kế toán........................................................................................11
1.7. Khái quát các phương pháp của kế toán..................................................12
CHƯƠNG II: PHƯƠNG PHÁP CHỨNG TỪ KẾ TOÁN.................................19
2. 1 Nội dung, ý nghĩa và tác dụng của phương pháp chứng từ....................19
2.1.1 Nội dung của phương pháp chứng từ.........................................................19
2.1.2 Ý nghĩa của phương pháp chứng từ kế toán...............................................19
2.2. Chứng từ kế toán........................................................................................20
2.2.1. Khái niệm..................................................................................................20
2.2.2 Yếu tố cấu thành chứng từ..........................................................................20
1
2.2.3 Phân loại chứng từ......................................................................................26
2.3 Trình tự xử lý và luân chuyển chứng từ....................................................29
2.3.1.Lập hoặc tiếp nhận chứng từ bên ngoài......................................................30
2.3.2. Kiểm tra chứng từ......................................................................................30
2.3.3. Sử dụng chứng từ......................................................................................30
2.3.4. Bảo quản và lưu trữ chứng từ....................................................................30
2.4. Quy định về biểu mẫu chứng từ kế toán và danh mục chứng từ kế toán
.............................................................................................................................31
CHƯƠNG III: PHƯƠNG PHÁP TÍNH GIÁ......................................................38
3.1. Nội dung và ý nghĩa của phương pháp tính giá.......................................38
3.1.1. Nội dung của phương pháp tính giá..........................................................38
3.1.2.Ý nghĩa của phương pháp tính giá.............................................................38
3.2. Yêu cầu và nguyên tắc tính giá..................................................................38
3.2.1 Yêu cầu tính giá..........................................................................................38
3.2.2. Nguyên tắc tính giá....................................................................................39
3.3. Tính giá một số đối tượng kế toán chủ yếu..............................................40
3.3.1. Tính giá tài sản cố định.............................................................................40
3.3.2. Tính giá sản phẩm sản xuất.......................................................................43
3.3.3. Tính giá nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ, hàng hóa...............................45
CHƯƠNG IV: PHƯƠNG PHÁP ĐỐI ỨNG TÀI KHOẢN...............................59
4.1. Khái niệm, nội dung, ý nghĩa, tác dụng của phương pháp đối ứng tài
khoản..................................................................................................................59
4.1.1. Khái niệm đối ứng tài khoản.....................................................................59
4.1.2 Nội dung của phương pháp đối ứng tài khoản...........................................59
4.1.3. Ý nghĩa, tác dụng của phương pháp đối ứng tài khoản.............................59
4.2. Tài khoản kế toán.......................................................................................60
4.2.1 Khái niệm tài khoản...................................................................................60
4.2.2 Kết cấu của tài khoản.................................................................................60
4.2.3. Nguyên tắc ghi chép vào tài khoản kế toán...............................................61
4.2.4. Tài khoản cấp 1 và tài khoản cấp 2, kế toán tổng hợp và kế toán chi tiết.66
2
4.3. Các quan hệ đối ứng tài khoản..................................................................68
4.3.1 Khái niệm...................................................................................................68
4.3.2. Các quan hệ đối ứng tài khoản..................................................................68
4.4. Phương pháp phản ánh các nghiệp vụ kinh tế vào tài khoản kế toán...69
4.4.1. Phương pháp ghi kép (ghi sổ kép).............................................................69
4.4.2. Phương pháp ghi đơn................................................................................71
4.5. Hệ thống tài khoản kế toán thống nhất....................................................71
4.6. Khóa tài khoản, kết chuyển tài khoản, mở lại tài khoản........................81
4.6.1. Khóa tài khoản...........................................................................................81
4.6.2. Kết chuyển tài khoản................................................................................82
4.6.3. Mở lại tài khoản.........................................................................................83
CHƯƠNG V: PHƯƠNG PHÁP TỔNG HỢP CÂN ĐỐI KẾ TOÁN................89
5.1. Khái niệm, ý nghĩa, nội dung của phương pháp tổng hợp cân đối kế
toán.....................................................................................................................89
5.1.1. Khái niệm phương pháp tổng hợp cân đối kế toán....................................89
5.1.2. Ý nghĩa của phương pháp tổng hợp cân đối kế toán.................................89
5.1.3. Nội dung của phương pháp tổng hợp cân đối kế toán...............................89
5.2. Hệ thống bảng tổng hợp cân đối kế toán..................................................89
5.2.1. Hệ thống báo cáo tài chính........................................................................89
5.2.2. Hệ thống báo cáo quản trị..........................................................................91
5.3. Bảng cân đối kế toán..................................................................................91
5.3.1. Khái niệm và tác dụng của bảng cân đối kế toán......................................91
5.3.2. Nội dung, kết cấu và tính chất của bảng cân đối kế toán..........................92
5.4. Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh..................................................105
5.4.1. Khái niệm báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh..................................105
5.4.2. Tác dụng của báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh..............................105
5.4.3. Kết cấu của báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh................................106
5.5. Báo cáo lưu chuyển tiền tệ.......................................................................108
5.5.1. Khái niệm báo cáo lưu chuyển tiền tệ.....................................................108
5.5.2. Tác dụng của báo cáo lưu chuyển tiền tệ................................................108
3
5.5.3. Kết cấu của Báo cáo lưu chuyển tiền tệ..................................................109
5.6. Bản thuyết minh báo cáo tài chính.........................................................115
5.6.1. Khái niệm bản thuyết minh báo cáo tài chính.........................................115
5.6.2. Kết cấu của Thuyết minh báo cáo tài chính............................................115
CHƯƠNG VI: KẾ TOÁN CÁC QUÁ TRÌNH KINH DOANH CHỦ YẾU....122
6.1. Khái quát về quá trình kinh doanh và nội dung của kế toán quá trình
kinh doanh........................................................................................................122
6.1.1. Khái quát về quá trình kinh doanh..........................................................122
6.1.2. Nội dung của kế toán quá trình kinh doanh trong doanh nghiệp sản xuất
...........................................................................................................................122
6.2. Kế toán quá trình cung cấp (mua hàng).................................................122
6.2.1. Nhiệm vụ hạch toán quá trình cung cấp..................................................123
6.2.2. Phương pháp kế toán quá trình cung cấp trong doanh nghiệp sản xuất. .123
6.3. Kế toán quá trình sản xuất......................................................................129
6.3.1. Nhiệm vụ hạch toán.................................................................................129
6.3.2. Phương pháp hạch toán quá trình sản xuất..............................................129
6.4. Kế toán quá trình tiêu thụ.......................................................................133
6.4.1. Nhiệm vụ kế toán quá trình tiêu thụ........................................................133
6.4.2. Phương pháp kế toán tiêu thụ sản phẩm..................................................133
6.5. Kế toán kết quả tiêu thụ sản phẩm trong các doanh nghiệp sản xuất.140
6.5.1.Cách xác định kết quả tiêu thụ sản phẩm.................................................140
6.5.2. Kế toán xác định kết quả tiêu thụ............................................................140
CHƯƠNG VII: SỔ KẾ TOÁN, HÌNH THỨC HẠCH TOÁN KẾ TOÁN......146
7.1. Sổ kế toán..................................................................................................146
7.1.1. Khái niệm sổ kế toán...............................................................................146
7.1.2. Các loại sổ kế toán...................................................................................146
7.1.3. Kỹ thuật ghi sổ kế toán:...........................................................................150
7.1.4. Kỹ thuật chữa sổ kế toán.........................................................................151
7.2. Hình thức hạch toán kế toán (Hình thức tổ chức sổ kế toán)...............154
7.2.1. Khái niệm hình thức hạch toán kế toán...................................................154
4
7.2.2. Các hình thức hạch toán kế toán.............................................................154
CHƯƠNG VIII: BỘ MÁY KẾ TOÁN.............................................................168
8.1 Đơn vị kế toán............................................................................................168
8.1.1.Khái niệm về đơn vị kế toán.....................................................................168
8.1.2.Phần hành kế toán.....................................................................................168
8.1.3 Bộ máy kế toán.........................................................................................169
8.1.4 Kế toán trưởng..........................................................................................170
8.2. Mô hình tổ chức bộ máy kế toán.............................................................170
8.2.1.Hình thức tổ chức công tác kế toán tập trung...........................................170
8.2.2 Hình thức tổ chức công tác kế toán phân tán...........................................171
8.2.3. Hình thức tổ công tác kế toán vừa tập chung vừa phân tán....................173

5
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

BHTN Bảo hiểm thất nghiệp


BHXH Bảo hiểm xã hội
BHYT: Bảo hiểm y tế
CNV: Công nhân viên
CPSX: Chi phí sản xuất
DDCK: Dở dang cuối kỳ
DDĐK: Dở dang đầu kỳ
DN: Doanh nghiệp
ĐG: Đơn giá
ĐTLĐ Đối tượng lao động
GTGT: Giá trị gia tăng
GTSP: Giá trị sản phẩm
KPCĐ Kinh phí công đoàn
NVL: Nguyên vật liệu
SDCK Số dư cuối kỳ
SDĐK: Số dư đầu kỳ
SL: Số lượng
SPSG: Số phát sinh giảm
SPST: Số phát sinh tăng
SXKD: Sản xuất kinh doanh
TGNH: Tiền gửi ngân hàng
TS: Tài sản
TK: Tài khoản
TLLĐ Tư liệu lao động
TM: Tiền mặt
TSCĐ: Tài sản cố định
VL: Vật liệu
XDCB: Xây dựng cơ bản

6
DANH MỤC BẢNG BIỂU

Bảng Tên bảng Trang


Bảng 2.1: Danh mục chứng từ kế toán theo thông tư 200………... 32

Bảng 3.1: Tính giá thành sản phẩm………………………………. 45

Bảng 3.2: Tính giá vật liệu, dụng cụ mua vào…………………….. 48

Bảng 4.1: Danh mục hệ thống tài khoản kế toán doanh nghiệp….. 72

7
DANH MỤC SƠ ĐỒ

Sơ đồ Tên sơ đồ Trang
Sơ đồ 7.1: Hình thức nhật ký sổ cái…………………………….. 155

Sơ đồ 7.2: Hình thức chứng từ ghi sổ…………………………… 156

Sơ đồ7.3: Hình thức nhật ký chung………………………….... 158

Sơ đồ 7.4: Hình thức nhật ký chứng từ…………………………… 159

Sơ đồ 7.5: Hình thức kế toán trên máy vi tính…………………... 161

Sơ đồ 8.1: Tổ chức bộ máy kế toán tập trung…………………… 171

Sơ đồ 8.2: Tổ chức bộ máy phân tán…………………………… 172

Sơ đồ 8.3: Tổ chức bộ máy tập trung kết hợp phân tán………… 174

8
LỜI NÓI ĐẦU
Để đáp ứng kịp thời nhu cầu về tài liệu cho việc giảng dạy, học tập của
sinh viên hệ cao đẳng, góp phần nâng cao chất lượng đào tạo của môn học
Nguyên lý kế toán nói riêng và của nhà trường nói chung, nhóm tác giả ban
Kinh tế đã biên soạn bài giảng “ Nguyên lý kế toán”.
Cuốn sách đề cập đến những vấn đề cơ bản về nguyên lý kế toán. Sinh
viên có thể nắm được nguyên lý kế toán thông qua các nội dung tổng hợp lý
thuyết, các bài tập mẫu với hướng dẫn giải cụ thể, đồng thời có thể tự ôn tập,
kiểm tra và nâng cao trình độ thông qua hệ thống bài tập thực hành .
Nội dung cuốn sách gồm có 8 chương, nội dung này sẽ được bố cục theo
kết cấu xử lý công việc của một người bắt đầu với công việc kế toán, cụ thể như
sau:
Chương 1: Những vấn đề chung về kế toán
Chương 2: Phương pháp chứng từ kế toán
Chương 3: Phương pháp tính giá
Chương 4: Phương pháp đối ứng tài khoản
Chương 5: Phương pháp tổng hợp cân đối kế toán
Chương 6: Kế toán các quá trình kinh doanh chủ yếu
Chương 7: Sổ kế toán, hình thức hạch toán kế toán
Chương 8: Bộ máy kế toán và mô hình tổ chức bộ máy kế toán

9
CHƯƠNG I: BẢN CHẤT CỦA HẠCH TOÁN KẾ TOÁN
1.1 Khái niệm và bản chất của kế toán
1.1.1 Khái niệm kế toán
Trên thế giới cũng như ở Việt Nam đã có nhiều quan điểm về kế toán,
trong giai đoạn hiện nay tại Việt Nam kế toán được hiểu như sau: Kế toán là
việc thu thập, xử lý, kiểm tra, phân tích thông tin và cung cấp thông tin kinh tế
tài chính dưới hình thức giá trị, hiện vật và thời gian lao động, chủ yếu dưới
hình thức giá trị .

1.1.2 Bản chất của kế toán


Hạch toán kế toán (kế toán) là một môn khoa học phản ánh và kiểm tra
các mặt hoạt động kinh tế tài chính ở tất cả các đơn vị, các tổ chức kinh tế xã
hội. Có thể hiểu bản chất của hạch toán cụ thể như sau:
- Đó là một hệ thống bao gồm nhiều bộ phận được gắn kết mật thiết với
nhau để qua đó thu thập thông tin rời rạc và tạo ra thông tin có hệ thống và tổng
hợp, có tính hữu dụng.
- Đó là một hệ thống thông tin về các hoạt động kinh tế - tài chính, một
trong những hoạt động có ảnh hưởng trực tiếp đến sự tồn tại và phát triển của
một tổ chức mà chủ yếu là các doanh nghiệp.
- Đó là một hệ thống thông tin thuộc về một tổ chức cụ thể nhất định mà
cơ cấu tổ chức vận hành hệ thống phụ thuộc vào quy mô, đặc điểm hoạt động và
yêu cầu quản lý của tổ chức đó.
- Đó là một hệ thống thông tin phải có tính hữu dụng cho các đối tượng sử
dụng ở bên trong đơn vị, nhằm thực hiện các chức năng quản trị và cho các đối
tượng bên ngoài có thể hiểu và đánh giá đúng tình hình tài chính và tình hình
kinh doanh của đơn vị nhằm thực hiện các quyết định kinh doanh.
1.1.3. Các loại hạch toán trong quản lý kinh tế
Để quan sát phản ánh và giám đốc các quá trình sản xuất kinh doanh và sử
dụng vốn một cách đầy đủ kịp thời chính xác phục vụ nhạy bén việc chỉ đạo và

10
quản lý kinh tế đòi hỏi phải sử dụng các loại hạch toán khác nhau. Mỗi loại hạch
toán có đặc điểm và nhiệm vụ riêng.
- Hạch toán nghiệp vụ kỹ thuật
Là dang hạch toán cung cấp những thông tin rời rạc của từng loại hoạt
động mang tính chất kĩ thuật sản xuất. Tùy theo tính chất của đối tượng cần
thông tin mà hạch toán nghiệp vụ kĩ thuật sử dụng thước đo phù hợp. Tài liệu
hạch toán nghiệp vụ thường rất đơn giản, được thu thập bằng phương pháp quan
sát trực tiếp. Hạch toán nghiệp vụ ít sử dụng chỉ tiêu hạch toán tổng hợp.
- Hạch toán thống kê
Hạch toán thống kê (hay còn được gọi là thống kê) là dạng hạch toán cung
cấp những thông tin số lớn trong mối quan hệ với mặt chất của chất lượng cần
thông tin, gắn liền với thời gian và địa điểm cụ thể nhằm rút ra xu thế và quy
luật phát triển của đối tượng. Tùy theo đối tượng cần thông tin mà hạch toán
thống kê sử dụng thước đo phù hợp.
- Hạch toán kế toán
Hạch toán kế toán ( hay còn được gọi là kế toán) là hạch toán phản ánh
một cách thường xuyên, liên tục và có hệ thống toàn bộ các hiện tượng kinh tế -
tài chính phát sinh trong đơn vị thông qua ba thước đo: tiền, hiện vật và thời
gian lao động, trong đó thước đo bằng tiền là chủ yếu.
1.2 Chức năng và vai trò của kế toán
1.2.1 Chức năng của kế toán
Kế toán có 2 chức năng: Chức năng thông tin và chức năng kiểm tra
- Chức năng thông tin:
Chức năng thông tin thể hiện ở chỗ: kế toán thực hiện việc theo dõi toàn
bộ các hoạt động động kinh tế tài chính phát sinh, thông qua việc tính toán, ghi
chép, phân loại, xử lý và tổng hợp các dữ liệu liên đến quá trình hoạt động diễn
ra ở đơn vị.
- Chức năng kiểm tra:
Biểu hiện của chức năng này là thông qua số liệu đã được phản ánh, kế
toán có thể thực hiện được việc kiểm tra một cách có hệ thống toàn bộ quá trình
và kết quả hoạt động của đơn vị, làm cơ sở cho việc đánh giá đúng đắn, kiểm
11
soát chặt chẽ tình hình chấp hành luật pháp, mục tiêu đề ra nhằm giúp cho hoạt
động ngày càng mang lại hiệu quả.

1.2.2 Vai trò của kế toán


Vai trò của kế toán liên quan đến nhiều mặt hoạt động quản lý và gắn liền
với nhiều đối tượng khác nhau ở bên trong và bên ngoài đơn vị, vai trò của kế
toán được trình bày một cách tổng quát như sau:
- Đối với các đối tượng ở bên trong đơn vị kế toán (các nhà quản trị): Kế
toán là công cụ quan trọng, có tác động trực tiếp và ảnh hưởng lớn đến khả năng
và hiệu quả thực hiện các chức năng quản trị ở đơn vị.
- Đối với các đối tượng ở bên ngoài đơn vị kế toán: kế toán là một phương
tiện không thể thiếu được để các đối tượng này nắm bắt, tìm hiểu, phân tích
đánh giá, kiểm soát hoạt động kinh tế của đơn vị kế toán.

1.3. Yêu cầu và nhiệm vụ của kế toán


1.3.1 Yêu cầu của kế toán
Theo luật kế toán yêu cầu cơ bản của kế toán là: Đầy đủ, kịp thời, rõ ràng,
dễ hiểu, trung thực, liên tục, có hệ thống.
- Đầy đủ: kế toán phải phản ánh đầy đủ các nghiệp vụ kinh tế, tài chính
phát sinh vào chứng từ, sổ kế toán và báo cáo tài chính.
- Kịp thời: kế toán phải được phản ánh kịp thời, đúng thời gian quy định
thông tin, số liệu kế toán.
- Rõ ràng, dễ hiểu: kế toán phải phản ánh rõ ràng, dễ hiễu và chính xác
thông tin, số liệu kế toán.
- Trung thực: Thông tin kế toán phải phản ánh trung thực hiện trạng, bản
chất sự việc, nội dung và giá trị của nghiệp vụ kinh tế tài chính.
- Liên tục: Thông tin kế toán phải được phản ánh liên tục từ khi phát sinh
đến khi kết thúc hoạt động kinh tế, tài chính, từ khi thành lập đến khi chấm dứt
hoạt động của doanh nghiệp, số liệu kế toán phản ánh kỳ này phải kế tiếp theo
số liệu kế toán của kỳ trước.

12
- Có hệ thống: Thông tin kế toán phải được phân loại, sắp xếp theo trình
tự, có hệ thống và có thể so sánh được.

1.3.2 Nhiệm vụ của kế toán


Theo luật kế toán qui định, nhiệm vụ kế toán được cụ thể như sau:
-Thu thập, xử lý thông tin số liệu kế toán theo đối tượng và nội dung công
việc kế toán theo chuẩn mực và chế độ kế toán.
- Kiểm tra, giám sát các khoản thu chi tài chính, các nghĩa vụ thu nộp,
thanh toán nợ, kiểm tra việc sử dụng quản lý tài sản và nguồn hình thành TS,
phát hiện và ngăn ngừa các hành vi vi phạm pháp luật về kế toán, tài chính.
- Phân tích thông tin, số liệu kế toán, tham mưu đề xuất các giải pháp
phục vụ yêu cầu quản trị và ra quyết định kinh tế tái chính của đơn vị kế toán.
- Cung cấp thông tin, số liệu kế toán theo yêu cầu qui định của pháp luật.

1.4. Các nguyên tắc của kế toán và các khái niệm cơ bản của kế toán
1.4.1 Các nguyên tắc của kế toán
- Cơ sở dồn tích: theo nguyên tắc này, mọi nghiệp vụ kế toán tài chính
của doanh nghiệp liên quan đến tài sản, nợ phải trả, nguồn vốn chủ sở hữu,
doanh thu, chi phí phải được ghi sổ kế toán vào thời điểm phát sinh, không căn
cứ vào thời điểm thu tiền hoặc chi tiền. Báo cáo tài chính được lập trên cở dồn
tích phản ánh tình hình tài chính của doanh nghiệp trong quá khứ, hiện tại và
tương lai.
- Hoạt động liên tục: báo cáo tài chính phải được lập trên cơ sở giả định
là doanh nghiệp đang hoạt động liên tục và sẽ tiếp tục hoạt động kinh doanh
bình thường trong tương lai gần.
- Giá gốc: tài sản được ghi nhận theo giá gốc, giá gốc của tài sản được
tính theo số tiền hoặc tương đương tiền đã trả, phải trả hoặc tính theo giá trị hợp
lý của tài sản đó vào thời điểm tài sản được ghi nhận. Mọi tài sản mà doanh
nghiệp mua vào được tính theo giá vốn thực tế không chịu ảnh hưởng của giá thị
trường.

13
- Phù hợp: việc ghi nhận doanh thu và chi phí phải phù hợp với nhau. Khi
ghi nhận một khoản doanh thu thì phải ghi nhận một khoản chi phí tương ứng có
liên quan đến việc tạo ra doanh thu đó.
- Nhất quán: các chính sách và phương pháp kế toán doanh nghiệp đã
chọn phải được áp dụng thống nhất ít nhất trong một kỳ kế toán năm. Trường
hợp có thay đổi chính sách và phương pháp kế toán đã chọn thì phải giải trình lý
do và ảnh hưởng của sự thay đổi đó trong phần thuyết minh báo cáo tài chính.
- Thận trọng: thận trọng là việc xem xét, cân nhắc, phán đoán cần thiết
để lập các ước tính kế toán trong điều kiện không chắc chắn.
+ Phải lập các khoản dự phòng nhưng không lập quá lớn.
+ Không đánh giá cao hơn giá trị của tài sản và các khoản thu nhập.
+ Không đánh giá thấp hơn giá trị của các khoản nợ phải trả và chi phí.
+ Doanh thu và thu nhập được ghi nhận khi có bằng chứng chắc chắn về
khả năng thu được lợi ích kinh tế, còn chi phí phải được ghi nhận khi có bằng
chứng về khả năng phát sinh chi phí. Chỉ được ghi nhận một khoản lãi khi có
chứng từ minh chứng chắc chắn. Ngược lại phải công nhận một khoản lỗ ngay
khi có chứng từ có thể.

1.4.2. Các khái niệm cơ bản của kế toán


- Đơn vị kế toán: là giới hạn về mặt phạm vi phải tổ chức công tác kế
toán để cung cấp thông tin cho các đối tượng sử dụng. Đơn vị kế toán là một
thực thể kinh tế có tài sản riêng, chịu trách nhiệm quản lý, sử dụng và kiểm soát
tài sản đó và phải lập báo cáo tài chính. Trong một đơn vị pháp lý có thể bao
gồm nhiều đơn vị kế toán và ngược lại một đơn vị kế toán cũng có thể bao gồm
nhiều thực thể pháp lý bên trong.
- Kỳ kế toán: là độ dài của khoảng thời gian mà cuối kỳ phải lập báo cáo.
Kỳ kế toán chủ yếu được xác định theo năm dương lịch hoặc quý, tháng. Kỳ kế
toán năm được gọi là niên độ kế toán, ngày bắt đầu và kết thúc niên độ kế toán
do chế độ kế toán từng quốc gia quy định.

14
- Đơn vị tiền tệ (đồng tiền kế toán): Các nghiệp vụ kinh tế cần được ghi
chép, phản ánh bằng một đồng tiền thống nhất, đồng tiền được dùng trong ghi
chép của đơn vị kế toán được gọi là đồng tiền kế toán hay đơn vị tiền tệ. Đơn vị
tiền tệ được sử dụng là đồng tiền quốc gia mà đơn vị đang hoạt động và đó là
đồng tiền cố định.

1.5. Đối tượng của kế toán


1.5.1. Khái quát đối tượng của kế toán
Đối tượng của kế toán là tài sản, nguồn hình thành tài sản, sự vận động
của tài sản qua các quá trình hoạt động của một đơn vị kế toán.

1.5.2. Tài sản và phân loại tài sản trong doanh nghiệp
1.5.2.1. Khái niệm tài sản

Tài sản là tất cả nguồn lực kinh tế mà đơn vị kế toán đang nắm giữ, được
sử dụng vào hoạt động của đơn vị, thỏa mãn đồng thời các điều kiện sau:
- Đơn vị có quyền sở hữu hoặc quyền kiểm soát và sử dụng trong thời
gian dài.
- Có giá phí xác định.
- Chắc chắn thu được lợi ích kinh tế trong tương lai từ việc sử dụng tài
sản này.

1.5.2.2. Phân loại tài sản trong doanh nghiệp

Căn cứ vào thời gian đầu tư, sử dụng và thu hồi, toàn bộ tài sản của doanh
nghiệp chia thành 2 loại: tài sản ngắn hạn và tài sản dài hạn.
a.Tài sản ngắn hạn
- Tài sản ngắn hạn là những tài sản thuộc quyền sở hữu của đơn vị, có
thời gian đầu tư, sử dụng, luân chuyển, thu hồi trong một năm hay một chu kỳ
kinh doanh.
- Tài sản ngắn hạn của doanh nghiệp bao gồm:
+ Tiền: bao gồm tiền mặt, tiền gửi ngân hàng kho bạc và tiền đang
chuyển.
15
+ Các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn: là những khoản đầu tư về vốn
nhằm mục đích sinh lời, có thời gian thu hồi gốc và lãi trong vòng một năm như:
đầu tư chứng khoán ngắn hạn, góp vốn liên doanh ngắn hạn, cho vay ngắn
hạn…
+ Các khoản phải thu ngắn hạn: là lợi ích của đơn vị hiện đang bị các đối
tượng khác tạm thời chiếm dụng như; phải thu của khách hàng, phải thu nội bộ,
phải thu khác, thuế GTGT được khầu trừ.
+ Hàng tồn kho: là các loại tài sản được dự trữ cho sản xuất hoặc cho kinh
doanh thương mại bao gồm: vật liệu, công cụ dụng cụ, hàng hóa, sản phẩm dở
dang, hàng gửi đi bán, thành phẩm.
+ Tài sản ngắn hạn khác: ký quỹ ký cược ngắn hạn, tạm ứng, chi phí trả
trước ngắn hạn.
b. Tài sản dài hạn
- Tài sản dài hạn là những tài sản được đầu tư, có thời gian sử dụng và thu
hồi trên một năm.
- Tài sản dài hạn gồm:
+ Tài sản cố định (TSCĐ): TSCĐ là những tài sản có thể có hình thái vật
chất cụ thể và cũng có thể chỉ tồn tại dưới hình thái giá trị được sử dụng để thực
hiện một hoặc một số chức năng nhất định trong quá trình hoạt động của đơn vị,
có giá trị lớn và sử dụng được trong thời gian dài. Theo quy định hiện nay tiêu
chuẩn của TSCĐ được xác định như sau:
1) Chắc chắn thu được lợi ích kinh tế trong tương lai từ việc sử dụng tài
sản đó.
2) Nguyên giá tài sản phải được xác định một cách đáng tin cậy và có giá
trị từ 30 triệu đồng trở lên
3) Có thời gian sử dụng trên một năm.

16
Đầu tư tài chính dài hạn: là những khoản đầu tư về vốn nhằm mục đích
sinh lời có thời gian thu hồi gốc và lãi trên một năm như: đầu tư vào công ty
con, công ty liên doanh, liên kết, góp vốn liên doanh dài hạn, cho vay dài hạn.
+ Các khoản phải thu dài hạn: là lợi ích của đơn vị hiện đang bị các đối
tượng khác tạm thời chiếm dụng có thời hạn thu hồi trên một năm như; phải thu
của khách hàng dài hạn, trả trước dài hạn cho người bán.
+ Bất động sản đầu tư: là bất động sản, bao gồm: quyền sử dụng đất, nhà
hoặc một phần của nhà hoặc cả nhà và đất, cơ sở hạ tầng do người chủ sở hữu
hoặc người đi thuê tài sản theo hợp đồng thuê tài chính nắm giữ nhằm mục đích
thu lợi từ việc cho thuê hoặc chờ tăng giá mà không phải để sử dụng cho mục
đích quản lý hoặc để bán trong kỳ kinh doanh hoạt động kinh doanh thông
thường.
+ Tài sản dài hạn khác: ký quỹ ký cược dài hạn, chi phí trả trước dài
hạn…

1.5.3. Nguồn vốn và phân loại nguồn vốn trong doanh nghiệp
1.5.3.1. Khái niệm nguồn vốn

Nguồn vốn là những quan hệ tài chính mà thông qua đó đơn vị có thể khai
thác hay huy động một số tiền nhất định để đầu tư tài sản. Nguồn vốn cho biết
tài sản của đơn vị do đâu mà có và đơn vị phải có trách nhiệm pháp lý gì đối với
tài sản của mình.

1.5.3.2. Phân loại nguồn vốn trong doanh nghiệp

Nguồn vốn trong doanh nghiệp phân thành 2 loại là: vốn chủ sở hữu và nợ
phải trả.
a.Vốn chủ sở hữu
- Vốn chủ sở hữu: là số tiền do các nhà đầu tư, các sáng lập viên đóng góp
hoặc được hình thành từ kết quả hoạt động. Đây không phải là một khoản nợ và
do đó doanh nghiệp không phải có trách nhiệm thanh toán
- Vốn chủ sở hữu thường bao gồm 3 loại sau:
17
+ Vốn góp: là số tiền do các chủ sở hữu đóng góp ban đầu khi thành lập
doanh nghiệp hoặc được bổ sung trong quá trình hoạt động
+ Lợi nhuận chưa phân phối: là kết quả hoạt động của đơn vị kế toán,
trong khi chưa phân phối được sử dụng cho hoạt động của đơn vị
+ Vốn chủ sở hữu khác: bao gồm các nguồn vốn và các quỹ chuyên dùng
của đơn vị kế toán được hình thành chủ yếu từ việc phân phối lợi nhuận.
b. Nợ phải trả
- Là khoản tiền vốn của cá nhân, đơn vị khác mà doanh nghiệp sử dụng
tạm thời làm vốn của mình trong một thời gian nhất định và có nghĩa vụ phải
hoàn trả.
- Nợ phải trả theo nội dung gồm: vay ngắn hạn, dài hạn, phải trả người
bán, phải trả công nhân viên, phải trả phải nộp khác, phải trả nội bộ, thuế và các
khoản phải nộp nhà nước.
- Nợ phải trả theo thời gian nợ thì được chia làm 2 loại: nợ ngắn hạn và nợ
dài hạn
+ Nợ ngắn hạn: Là khoản nợ phải trả mà doanh nghiệp có trách nhiệm
hoàn trả trong vòng một năm hoặc một chu kỳ kinh doanh. Nợ ngắn hạn bao
gồm vay ngắn hạn, phải trả người bán, phải trả, phải nộp thuế cho Nhà nước,
phải trả lương cho công nhân viên, phải trả trong nội bộ, phải trả khác
+ Nợ dài hạn: Là khoản nợ phải trả mà doanh nghiệp có trách nhiệm hoàn
trả trong vòng trên một năm hoặc hơn một chu kỳ kinh doanh. Nợ dài hạn bao
gồm: vay dài hạn ,nợ thuê tài chính

1.5.4. Mối quan hệ giữa tài sản và nguồn vốn


Giữa tài sản và nguồn vốn có mối quan hệ chặt chẽ với nhau
- Nguồn vốn là nguồn gốc của tài sản, nguồn vốn là nguồn hình thành nên
tài sản.

18
- Về mặt lượng, tại bất cứ thời điểm nào tổng tài sản bao giờ cũng bằng
tổng nguồn vốn. Mối quan hệ này được thể hiện bằng các phương trình kế toán
sau đây
TỔNG TÀI SẢN = TỔNG NGUỒN VỐN
TỒNG TÀI SẢN = NỢ PHẢI TRẢ + NGUỒN VỐN CHỦ SỞ HỮU

1.5.5. Sự vận động của tài sản (sự tuần hoàn của tài sản)
Tài sản của doanh nghiệp khi tham gia vào quá trình sản xuất kinh doanh
sẽ thay đổi hình thái, quy mô và được kế toán phản ánh sự biến động đó trên sổ
sách và báo các tài chính. Sự biến động của tài sản về mặt hình thái có tính chất
chu kỳ gọi là sự tuần hoàn của tài sản. Tuy nhiên sự tuần hoàn của tài sản có sự
khác nhau ở các loại hình doanh nghiệp khác nhau.
- Doanh nghiệp thương mại: tài sản vận động theo 2 giai đoạn: giai đoạn
dự trữ và giai đoạn tiêu thụ (giai đoạn bán hàng) và được thể hiện qua mô hình
sau:
T – H – T’
Doanh nghiệp thương mại dùng tiền mua hàng hóa dự trữ sau đó đem bán,
thu tiền về, tiền thu về lớn hơn tiền bỏ ra ban đầu.
- Doanh nghiệp tín dụng TS được vận động theo mô hình sau:
T – T’
Doanh nghiệp tín dụng dùng tiền đem cho các cá nhân, tổ chức vay và thu
về tiền gốc và lãi từ việc cho vay
- Doanh nghiệp sản xuất: tài sản được vận động chủ yếu qua 3 giai đoạn:
giai đoạn cung cấp, giai đoạn sản xuất và giai đọan tiêu thụ, mô hình vận động
của tài sản như sau:
T – H- SX- H’- T’
+ Giai đoạn cung cấp: Doanh nghiệp sản xuất dùng tiền mua vật tư, máy
móc thiết bị

19
+ Giai đoạn sản xuất xuất: Doanh nghiệp tiến hành sản xuất tạo ra sản
phẩm
+ Giai đoạn tiêu thụ: sản phẩm sản xuất ra được bán ra và thu tiền về,
tiền thu về lớn hơn tiền bỏ ra, đây là lãi của các doanh nghiệp sản xuất.

1.6. Phân loại kế toán


Có nhiều tiêu thức để phân loại kế toán song thường căn cứ vào đối tượng
sử dụng thông tin kế toán để phân loại kế toán, theo luật kế toán Việt Nam kế
toán được phân thành: kế toán tài chính và kế toán quản trị.
- Kế toán tài chính: Là công việc thu thập, xử lý, kiểm tra, phân tích và
cung cấp thông tin kinh tế, tài chính bằng cách báo cáo tài chính cho đối tượng
có nhu cầu sử dụng thông tin của đơn vị kinh tế.
- Kế toán quản trị: Là công việc thu thập, xử lý, kiểm tra, phân tích và
cung cấp thông tin kinh tế, tài chính theo yêu cầu quản trị và quyết định kinh tế
tài chính nội bộ đơn vị kế toán
- Mối quan hệ giữa kế toán tài chính và kế toán quản trị
+ Giống nhau: đều là những bộ phận trong hệ thống thông tin kế toán, cả
hai cùng có chung đối tượng thông tin, cùng quan tâm đến tất cả các nghiệp vụ
kinh tế tài chính phát sinh, cùng dựa vào một hệ thống ghi chép ban đầu.
+ Khác nhau:
Kế toán tài chính:
Phản ánh những sự kiện đã xảy ra
Thông tin gắn liền với phạm vi toàn doanh nghiệp
Thông tin mang tính pháp lệnh và tổng quát.
Đối tượng cung cấp thông tin: cho người ngoài đơn vị và bên trong đơn vị (Cho
mọi đối tượng quan tâm thông qua báo cáo tài chính).
Thông tin do kế toán tài chính cung cấp là thông tin về tài sản, công nợ.
Kế toán quản trị:

20
Phản ánh những sự kiện đang và sắp xảy ra(thông tin định hướng cho tương lai)
thông tin đi vào từng bộ phận, từng chức năng hoạt động cụ thể.

1.7. Khái quát các phương pháp của kế toán


Để phản ánh hoạt động tài chính của đơn vị, kế toán sử dụng một hệ thống
bao gồm nhiều phương pháp, đó là: phương pháp chứng từ, phương pháp đối
ứng tài khoản, phương pháp tính giá, phương pháp tổng hợp cân đối kế toán.
1.7.1. Phương pháp chứng từ: là phương pháp thông tin và kiểm tra về sự phát
sinh và hoàn thành của các nghiệp vụ kinh tế phát sinh.
1.7.2. Phương pháp đối ứng tài khoản: là phương pháp thông tin và kiểm tra
quá trình vận động của từng đối tượng kế toán.
1.7.3 Phương pháp tính giá: là phương pháp thông tin và kiểm tra về chi phí
trực tiếp, chi phí gián tiếp của từng đối tượng kế toán.
1.7.4 Phương pháp tổng hợp cân đối kế toán: là phương pháp kế toán tổng hợp
số liệu kế toán theo những chỉ tiêu kinh tế nhất định phục vụ cho yêu cầu quản
trị và của người sử dụng thông tin.

21
BÀI TẬP VÍ DỤ VÀ BÀI TẬP THỰC HÀNH CHƯƠNG 1
I. Bài tập ví dụ:
Bài 1:
Hãy lựa chọn những sự kiện thuộc đối tượng theo dõi của kế toán trong
các sự kiện được cho sau đây:
1. Trong tháng qua, công ty có quá nhiều nhân viên đi làm trễ.
2. Các khoản chi phí phát sinh tại công ty.
3. Quyết định bổ nhiệm một phó phòng kế toán trong công ty.
4. Mua nguyên vật liệu nhập kho chưa thanh toán tiền cho người bán.
5. Chi phí phát sinh liên quan đến quá trình lắp đặt chạy thử TSCĐ thanh toán
bằng tiền mặt.
6. Nhận góp vốn liên doanh bằng TSCĐ.
7. Phó giám đốc xin nghỉ phép vì công việc gia đình.
8. Nhân viên của công ty vừa mua điện thoại di động mới để dùng cho cá nhân.
9. Xuất hàng hóa trong kho bán chưa thu tiền.
10. Giám đốc thương lượng hợp đồng mua nguyên vật liệu phục vụ sản xuất
trong công ty.
11. Nhân viên công ty không thực hiện đúng quy chế làm việc tại công ty.
12. Cách thức nhân viên sử dụng thu nhập của mình.
13. Nhận được đơn đặt hàng của khách hàng.
14. Xuất nguyên vật liệu phục vụ sản xuất.
15. Các mâu thuẫn thường xảy ra trong quá trình làm việc của cán bộ công nhân
viên trong công ty.
16. Một nhân viên công ty xin thôi việc.
17. Mua công cụ dụng cụ thanh toán bằng chuyển khoản.
18. Tình hình mua sắm tài sản cố định của các đối tác có mối quan hệ mua bán
với đơn vị.
22
19. Ký quỹ mở L/C để nhập lô nguyên vật liệu.
20. Thanh toán nợ ngắn hạn bằng tiền mặt.
21. Họp trong Ban Giám đốc để thống nhất cách thức phân phối lãi tại đơn vị.
22. Tiền lương phải trả cho công nhân trực tiếp sản xuất.
23. Nhân viên A trả nợ cho nhân viên C trong công ty.
24. Xuất kho công cụ dụng cụ sử dụng ở bộ phận trực tiếp sản xuất sản phẩm.
25. Nhân viên A vay nợ của ngân hàng.
26. Xuất kho thành phẩm đi tiêu thụ trực tiếp.
27. Góp vốn liên doanh bằng chuyển khoản.
28. Nộp ngân sách nhà nước bằng tiền mặt.
29. Nhân viên A xin nghỉ phép đi du lịch nước ngoài.
30. Khách hàng trả nợ cho doanh nghiệp bằng tiền mặt.
31. Nhân viên A dự kiến đi công tác 3 nước Châu Âu vào tháng tới.
32. Quan hệ công việc giữa nhân viên và các cấp quản trị trong công ty còn thấp.
Lời giải:
Những sự kiện thuộc đối tượng theo dõi của kế toán gồm:
1. Các khoản chi phí phát sinh tại công ty.
2. Mua nguyên vật liệu nhập kho chưa thanh toán tiền cho người bán.
3. Chi phí phát sinh liên quan đến quá trình lắp đặt chạy thử TSCĐ thanh toán
bằng tiền mặt.
4. Nhận góp vốn liên doanh bằng TSCĐ.
5. Xuất hàng hóa trong kho bán chưa thu tiền.
6. Xuất nguyên vật liệu phục vụ sản xuất.
7. Mua công cụ dụng cụ thanh toán bằng chuyển khoản.
8. Ký quỹ mở L/C để nhập lô nguyên vật liệu.
9. Thanh toán nợ ngắn hạn bằng tiền mặt.

23
10. Tiền lương phải trả cho công nhân trực tiếp sản xuất.
11. Xuất kho công cụ dụng cụ sử dụng ở bộ phận trực tiếp sản xuất sản phẩm.
12. Xuất kho thành phẩm đi tiêu thụ trực tiếp.
13. Góp vốn liên doanh bằng chuyển khoản.
14. Nộp ngân sách Nhà nước bằng tiền mặt.
15. Khách hàng trả nợ cho doanh nghiệp bằng tiền mặt.
Bài 2: Tại một doanh nghiệp sản xuất,vào ngày 31/12/200N có các tài liệu sau:
(đơn vị tính: triệu đồng)
Chỉ tiêu Số tiền Chỉ tiêu Số tiền
Phụ tùng thay thế 1000 Vốn đầu tư của chủ sở hữu 1.100.000
Phải trả cho người bán 6.000 Kho tàng 230.000
Tạm ứng 2.000 Vật liệu phụ 5.000
Vay và nợ thuê tài chính 235.000 Phải nộp Nhà nước 6.000
Máy móc thiết bị 400.000 Thành phẩm 195.000
Sản phẩm dở dang 7.000 Phương tiện vận tải 120.000
Nguyên vật liệu chính 48.000 Nhà xưởng x
Phải thu của khách hàng 4.000 Các khoản phải trả khác 3.000
Tiền mặt 10.000 Các khoản phải thu khác 2.000
Quỹ đầu tư phát triển 4.000 Nguồn vốn đầu tư XDCB 20.000
Phải trả người lao động 3.000 Quỹ khen thưởng – phúc lợi 12.000
Xây dựng cơ bản dở dang 8.000 Các loại công cụ, dụng cụ 20.000
Lợi nhuận sau thuế chưa phân 15.000 Hàng đang gửi bán 12.000
phối
Tiền gửi ngân hàng 40.000
Hãy phân biệt tài sản và nguồn vốn. Xác định x = ?

24
Lời giải: (đơn vị tính: 1000 đồng)
a. Phân biệt tài sản và nguồn vốn
A.Tài sản ngắn hạn C. Nợ phải trả
Tiền mặt: 10.000 Vay và nợ thuê tài chính: 235.000
Tiền gửi ngân hàng: 40.000 Phải trả cho người bán: 6.000
Phải thu khách hàng: 4.000 Phải nộp cho Nhà nước: 6.000
Phải thu khác: 2.000 Phải trả công nhân viên: 3.000
Tạm ứng: 2.000 Phải trả khác: 3.000
Nguyên vật liệu chính: 48.000
Vật liệu phụ: 5.000
Công cụ dụng cụ: 20.000
Phụ tùng thay thế: 1.000
Sản phẩm dở dang: 7.000
Thành phẩm: 195.000
Hàng gởi đi bán: 12.000
B. Tài sản dài hạn D.Vốn chủ sở hữu
Máy móc thiết bị: 400.000 Nguồn vốn chủ sở hữu: 1.100.000
Kho tàng: 230.000 Quỹ đầu tư phát triển: 4.000
Phương tiện vận tải: 120.000 Lợi nhuận chưa phân phối: 15.000
Nhà xưởng: x Quỹ khen thưởng phúc lợi: 12.000
Xây dựng cơ bản dở dang: 8.000 Nguồn vốn đầu tư XDCB: 20.000

b. Tìm X:
Tìm x
Tổng Tài sản = x + 1.104.000
Tổng nguồn vốn = 1.404.000
x = 300.000

25
II. Bài tập thực hành
Bài 1:
I. Tài liệu:
Cho tình hình tài sản và nguồn vốn của DN đầu tháng 01/200N như sau
(1.000đ)

Máy móc, thiết bị 500.000 Vốn chủ sở hữu 900.000

Nguyên vật liệu 100.000 Tiền đóng ký quỹ 22.000

Tạm ứng CNV 500 Thiết bị quản lý 100.000

Nhà văn phòng 90.000 Lợi nhuận chưa phân phối 15.000

Phải trả CNV 6.000 Tiền mặt tại quỹ 13.500

Tiền gửi ngân hàng 100.000 Thuế phải nộp Ngân sách 18.000

Vay dài hạn 60.000 Phải trả người bán 10.000

Hàng hóa tồn kho 20.000 Quỹ dự phòng tài chính 20.000

Người mua ứng trước 5.000 Phải thu khách hàng 15.000

Quỹ đầu tư phát triển 10.000 Quỹ khen thưởng phúc lợi 2.000

Nguồn vốn XDCB 50.000 Vay ngắn hạn 20.000

Nhà kho, nhà xưởng 90.000 Cho vay ngắn hạn 5.000

Ứng trước cho người bán 5.000 Công cụ, dụng cụ 20.000

II.Yêu cầu:
1. Phân loại tài sản và nguồn vốn doanh nghiệp.
2. Cho biết tổng giá trị tài sản và tổng giá trị nguồn vốn của doanh nghiệp.

26
Bài số 2:
Các thành viên M, N, P và Q hợp tác với nhau để thành lập Công ty ABC.
Số vốn góp của mỗi thành viên lần lượt như sau (1.000đ):
1. Thành viên M
- Ô tô vận tải: 450.000
- Quầy hàng: 190.000
- Tiền mặt: 300.000
- Thiết bị văn phòng: 48.000
Đồng thời, công ty chấp nhận trả thay cho thành viên M khoản vay dài hạn
190.000
2. Thành viên N
- Tiền mặt: 350.000
- Ô tô con: 550.000
- Khoản nợ phải thu khách hàng: 125.000
Đồng thời, công ty ABC chấp nhận trả thay cho thành viên N một khoản vay
ngắn hạn 180.000.
3. Thành viên P
- Máy móc, thiết bị sản xuất: 850.000
- Nhà văn phòng: 750.000
- Tiền mặt: 410.000
4. Thành viên Q
- Nguyên vật liệu: 220.000
- Quyền sử dụng đất: 650.000
- Tiền mặt: 320.000
Đồng thời, công ty ABC chấp nhận trả nợ thay cho thành viên Q một
khoản nợ người bán 165.000
Yêu cầu:
1. Phân loại tài sản và nguồn vốn của công ty ABC.
2. Cho biết các chỉ tiêu tài sản, nợ phải trả và vốn chủ sở hữu của công ty. Xác
định vốn chủ sở hữu của từng thành viên.

27
CHƯƠNG II: PHƯƠNG PHÁP CHỨNG TỪ KẾ TOÁN
2. 1 Nội dung, ý nghĩa và tác dụng của phương pháp chứng từ.
2.1.1 Nội dung của phương pháp chứng từ.
Phương pháp chứng từ là phương pháp kế toán phản ánh các nghiệp vụ
kinh tế tài chính phát sinh và thực sự hoàn thành bằng các chứng từ kế toán, theo
thời gian và địa điểm phát sinh nghiệp vụ kinh tế nhằm cung cấp kịp thời thông
tin cho các cấp quản lý liên quan đồng thời làm cơ sở pháp lý cho việc ghi sổ kế
toán.
Theo đó, phương pháp chứng từ là phương pháp đầu tiên và quan trọng
của hệ thống phương pháp hạch toán kế toán. Nội dung của phương pháp chứng
từ kế toán bao gồm 2 yếu tố cơ bản:
- Thứ nhất, phản ánh nguyên trạng các nghiệp vụ kinh tế tài chính phát
sinh thuộc đối tượng hạch toán kế toán phù hợp với đặc điểm của từng đối tượng
và sự vận động của nó. Với nội dung này, phương pháp chứng từ có hình thức
biểu hiện là hệ thống bản chứng từ để chứng minh hợp pháp việc hình thành các
nghiệp vụ kinh tế tài chính và phản ánh bằng cách ghi chép rõ ràng, đầy đủ,
chính xác, trung thực và khách quan các nghiệp vụ theo thời gian và địa điểm
phát sinh vào bản chứng từ. Bản chứng từ này sẽ làm căn cứ ghi sổ kế toán
- Thứ hai, thông tin kịp thời về tình trạng và sự vận động của từng đối
tượng hạch toán kế toán theo yêu cầu của nhà quản lý. Với hình thức biểu hiện
là quy trình luân chuyển chứng từ. Theo đó, chứng từ được luân chuyển giữa các
bộ phận liên quan có nhu cầu về thông tin của các nghiệp vụ phát sinh được
phản ánh trong bản chứng từ, giúp các bộ phận liên quan đó thu nhập, xử lý và
cung cấp những thông tin ban đầu về sự vận động của các đối tượng hạch toán
kế toán cho nhà quản lý.

2.1.2 Ý nghĩa của phương pháp chứng từ kế toán


- Là phương pháp thích hợp nhất nhằm phản ánh tình hình trạng thái và sự
vận động của các đối tượng hạch toán kế toán.
- Là bằng chứng chứng minh tính hợp pháp của việc hoàn thành các
nghiệp vụ kinh tế thuộc đối tượng hạch toán kế toán. Qua đó, làm căn cứ cho
28
việc bảo vệ tài sản của đơn vị, giải quyết các mối quan hệ kinh tế pháp lý thuộc
đối tượng hạch toán kế toán, phục vụ cho công tác kiểm tra, thanh tra
- Là phương tiện thông tin nhanh cho các nhà quản lý và công tác phân
tích hoạt động kinh doanh tại đơn vị
- Là cơ sở để phân loại, tông hợp các nghiệp vụ kinh tế để vào sổ kế toán
theo dõi từng đối tượng hạch toán cụ thể.

2.2. Chứng từ kế toán


2.2.1. Khái niệm
Theo Luật kế toán: Chứng từ kế toán là những giấy tờ và vật mang tin
phản ánh nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh và đã hoàn thành làm căn cứ ghi
sổ kế toán

2.2.2 Yếu tố cấu thành chứng từ


Yếu tố cấu thành chứng từ là các yếu tố bắt buộc phải có trong tất cả các
loại chứng từ, là căn cứ chủ yếu đảm bảo sự chứng minh về tính hợp pháp, hợp
lệ của chứng từ, cơ sở để chứng từ thực hiện chức năng thông tin về kết quả của
nghiệp vụ . Các yếu tố cơ bản bao gồm
+ Tên gọi và số hiệu chứng từ: Khái quát loại nghiệp vụ được chứng từ
phản ánh
+ Tên, địa chỉ của đơn vị, cá nhân có liên quan đến nghiệp vụ: bao gồm
tên, địa chỉ của đơn vị cá nhận lập và nhận chứng từ.
+ Ngày, tháng và năm lập chứng từ: ngày tháng ghi trên chứng từ là yếu
tố quan trọng chứng minh tính hợp lý về mặt thời gian, là căn cứ để xác định
thời gian ghi sổ kế toán, thời gian lưu trữ và hủy chứng từ.
+ Nội dung kinh tế cụ thể của nghiệp vụ: cần ghi đầy đủ, ngắn gọn nhưng
phải đảm bảo tính thông dụng và dễ hiểu.
+ Quy mô của nghiệp vụ về số lượng, giá trị (chỉ tiêu giá trị được viết
đồng thời bằng số và bằng chữ)
+ Tên, chữ ký của người chịu trách nhiệm thi hành và phê duyệt nghiệp
vụ: trên chứng từ tối thiểu phải có hai chữ ký, nhưng đối tượng thực hiện nghiệp

29
phải ký trực tiếp không được ký qua giấy than. Trong trường hợp liên quan đến
tư cách pháp nhân của đơn vị kế toán thì phải có tên, chữ ký của người đại diện
theo pháp luật của đơn vị và đóng dấu đơn vị.
- Các yếu tố bổ sung: Là yếu tố có vai trò thông tin thêm nhằm làm rõ các
đặc điểm cá biệt, của từng loại nghiệp vụ hay góp phần giảm nhẹ hoặc đơn giản
hóa công tác kế toán

2.2.2.1. Tên và số hiệu chứng từ kế toán

- Tên chứng từ là một cụm từ thường thể hiện nội dung khái quát của
nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh.
Ví dụ: Nhìn vào “hóa đơn bán hàng” ta có thể nhận thấy nội dung khái
quát của nghiệp vụ là nhằm chứng minh một nghiệp vụ bán hàng đã phát sinh,
chứ không phải là một nghiệp vụ thu – chi tiền.
- Số hiệu chứng từ thực chất là số thứ tự chứng từ. Việc thiết kế số hiệu
chứng từ phải tuân theo những quy định cụ thể đối với từng ngành nghề, từng
lĩnh vực hoạt động của đơn vị.

2.2.2.2. Ngày, tháng, năm lập chứng từ kế toán

Là yếu tố xác định về thời gian, thứ tự nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát
sinh, đây cũng là một yếu tố quan trọng phục vụ cho việc quản lý chứng từ,
thanh tra tài chính. Ngoài ra đây cũng là yếu tố có ý nghĩa hết sức quan trọng
phục vụ cho việc quản lý chứng từ và thanh tra tài chính.

2.2.2.3.Tên, địa chỉ của các bên lập và nhận chứng từ kế toán.

Yếu tố này là cơ sở cho việc xác định trách nhiệm vật chất đối với nghiệp
vụ kinh tế, tài chính phát sinh. Đồng thời là cơ sở cho việc xác minh, đối chiếu
và kiểm tra về các nghiệp vụ kinh tế, tài chính khi có tranh chấp xảy ra.

2.2.2.4. Nội dung kinh tế của chứng từ kế toán

Đây là yếu tố cơ bản nhất của chứng từ. Nội dung kinh tế của chứng từ là
nội dung của nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh, nó có tác dụng giải thích rõ

30
ràng hơn về ý nghĩa kinh tế của nghiệp vụ, tạo điều kiện thuận lợi cho việc kiểm
tra, thanh tra tính hợp lý của chứng từ.
Nội dung nghiệp vụ kinh tế, tài chính được diễn giải ngắn gọn, rõ ràng
bằng chữ, không tẩy, không xóa, sửa chữa trên chứng từ. Các từ ngữ sử dụng rõ
ràng dễ hiểu

2.2.2.5.Chỉ tiêu số lượng, đơn giá, số tiền và đơn vị tính

Yếu tố này trước tiên có tác dụng phân biệt ranh giới giữa chứng từ kế
toán với chứng từ khác sử dụng trong các lĩnh vực thanh tra, tài chính và kỹ
thuật
Đơn vị tính sử dụng trong kế toán phải đúng theo quy định của nhà nước

2.2.2.6. Chữ ký, họ tên của người liên quan

Yếu tố này nhằm đảm bảo tính pháp lý và gắn liền với trách nhiệm vật
chất trong từng nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh.
Mỗi nghiệp vụ kinh tế, tài chính thường gắn liền với việc thay đổi trách
nhiệm vật chất của đối tượng này sang đối tượng khác, bộ phận này sang bộ
phận khác
Sau đây là một số mẫu biểu chứng từ

31
Cơ quan Tài chính CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
............................... Độc lập -Tự do - Hạnh phúc Mẫu số C2-01a/NS
(TT số 08/2013/TT-BTC ngày
LỆNH CHI TIỀN 10/01/2013 của Bộ Tài Chính)
Thực chi  Tạm (Đánh
ứng dấuChuyển tương 
X vào ôkhoản Tiền mặt 
ứng) Số: PHẦN GHI ĐỊNH KHOẢN
Căn cứ Thông tri duyệt y dự toán số.................................................................... Nợ TK: ...................................

Yêu cầu Kho bạc Nhà nước................................................................................... Có TK: ................................


Chi Ngân sách..............................Tài khoản:........................................................ Mã ĐBHC:...........................
Mã cấp NS..........Mã TCNS.......................Tên CTMT, DA: ..............................
............................................................................. Mã CTMT, DA:................
Mã Mã
Mã Mã
Nội dung chi ngành nguồn Số tiền
NDKT Chương
KT NSNN

Tổng cộng
Tổng số tiền ghi bằng chữ: ..............................................................................................................................
Đơn vị nhận tiền/Người nhận tiền:..................................................................................................................
Số CMND:........................................Cấp ngày: .............................Nơi cấp: ..................................................
Mã ĐVQHNS: ......................................................Tài khoản: ........................................................................
Tại KBNN(NH):..............................................................................................................................................
CƠ QUAN TÀI CHÍNH NGƯỜI NHẬN KHO BẠC NHÀ NƯỚC
(UBND xã) TIỀN Ngày.......tháng......năm ............
Ngày.......tháng......năm ...... (Ký, ghi rõ họ tên) Thủ quỹ Kế toán Kế toán trưởng Giám đốc
......
Kế toán trưởng
Thủtrưởng

32
Mẫu số 01 – TT
Đơn vị: ...............................
(Ban hành theo TT số: 200/2014/QĐ-BTC
Địa chỉ: ..............................
ngày 22/12/2014 của Bộ trưởng BTC)
PHIẾU THU
Ngày ...... tháng ...... năm 20......
Quyển số: ...............................
Số: .........................................
Nợ: ........................................
Có: .........................................
Họ và tên người nộp tiền: .......................................................................................
Địa chỉ: ...................................................................................................................
Lý do nộp: ...............................................................................................................
Số tiền: ........................................................... (Viết bằng chữ): ............................
..............
Kèm theo: ........................................................... Chứng từ gốc:............................
..................
Ngày ......... tháng ........ năm 20......
Giám đốc Kế toán trưởng Người nộp tiền Người lập phiếu Thủ quỹ
(Ký, họ tên, đóng dấu) (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) (Ký, họ tên)
Đã nhận đủ số tiền (viết bằng chữ): ........................................................................
+ Tỷ giá ngoại tệ (vàng bạc, đá quý): .....................................................................
+ Số tiền quy đổi: ...................................................................................................

33
Đơn vị:................... Mẫu số 02 - VT
Địa chỉ:………….. (Ban hành theo Thông tư số: 200/2014/TT-BTC
Ngày 22/12/2014 của BTC)

PHIẾU XUẤT KHO


Ngày .......tháng .......năm .......
Số:............................................

Nợ:...............
Có:...............
- Họ và tên người nhận hàng:.....................Địa chỉ (bộ phận):................................
- Lý do xuất kho:......................................................................................................
- Xuất tại kho (ngăn lô):.................................Địa điểm...........................................
Tên, nhãn hiệu, quycách, Mã Đơn Số lượng Đơn Thành
ST phẩm chất vật tư, dụng số vị Yêu Thực giá tiền
T cụ,sản phẩm, hàng hoá tính cầu xuất
A B C D 1 2 3 4

Cộng X X x x X
- Tổng số tiền (viết bằng chữ):.................................................................................
- Số chứng từ gốc kèm theo:....................................................................................
Ngày .... tháng ....năm...
Người lập phiếu Người nhận hàng Thủ kho Kế toán trưởng Giám đốc

(Ký, họ tên) (Ký, họ tên) (Ký, họ (Hoặc bộ phận có (Ký, họ tên)


tên) nhu cầu nhập)
(Ký, họ tên)

34
TÊN CỤC THUẾ:................
Mẫu số: 01GTKT3/001
HÓA ĐƠN GIÁ TRỊ GIA TĂNG
Ký hiệu:
Liên 1: Lưu Số: 0000001
Ngày………tháng………năm 20.....
Đơn vị bán hàng:.............................................................................................................................................
Mã số thuế:......................................................................................................................................................
Địa chỉ:............................................................................................................................................................
Điện thoại:........................................................Số tài khoản...........................................................................
Họ tên người mua hàng...................................................................................................................................
Tên đơn vị........................................................................................................................................................
Mã số thuế:......................................................................................................................................................
Địa chỉ..............................................................................................................................................................
Số tài khoản......................................................................................................................................................
STT Tên hàng hóa, dịch vụ Đơn vị Số lượng Đơn giá Thành tiền
tính
1 2 3 4 5 6=4x5

Cộng tiền hàng: ...............................


Thuế suất GTGT:...........%, Tiền thuế GTGT: ……………………
Tổng cộng tiền thanh toán ………………………………………………………….
………………................
Số tiền viết bằng
chữ:............................................................................................................................................

Người mua hàng Người bán hàng


(Ký, ghi rõ họ, tên) (Ký, đóng dấu, ghi rõ họ, tên)

(Cần kiểm tra, đối chiếu khi lập, giao, nhận hóa đơn)
(In tại Công ty in......., Mã số thuế............)
Ghi chú:
- Liên 1: Lưu
- Liên 2: Giao người mua
- Liên 3:.....
2.2.3 Phân loại chứng từ
Chứng từ kế toán sử dụng trong đơn vị rất đa dạng và liên quan đến nhiều
đối tượng kế toán khác nhau. Do vậy để hiểu được chứng từ và sử dụng chúng

35
một cách tốt nhất thì việc phân loại chứng từ là điều hết sức cần thiết. Dưới đây
là các cách phân loại chứng từ.

2.2.3.1. Phân loại theo công dụng của chứng từ

Phân loại theo công dụng của chứng từ người ta chia thành chứng từ gốc
và chứng từ tổng hợp
Chứng từ gốc: là chứng từ được lập trực tiếp ngay khi nghiệp vụ kinh tế
phát sinh là chứng từ có giá trị pháp lý quan trọng nhất. Ví dụ như Hóa đơn
GTGT, phiếu nhập kho, phiếu thu…
Chứng từ gốc được chia thành hai loại nhỏ
Chứng từ mệnh lệnh: Loại chứng từ này có tác dụng truyền đạt những chỉ
thị hoặc mệnh lệnh công tác nào đó. Loại chứng từ này không được dùng để ghi
vào sổ sách kế toán. Ví dụ Lệnh chi tiền, Lệnh xuất kho vật tư
Chứng từ chấp hành: Đây là loại chứng từ xác minh rằng chứng từ mệnh
lệnh đã được thực hiện. Loại chứng từ này dùng để làm cơ sở để ghi vào sổ sách
kế toán.VD Phiếu thu, phiếu chi, phiếu nhập kho, phiếu xuất kho, …
Chứng từ tổng hợp: là loại chứng từ dùng để tập hợp số liệu của các
chứng từ gốc cùng loại, cùng nội dung nghiệp vụ để trên cơ sở đó kế toán ghi
chép số liệu vào sổ kế toán. Chứng từ tổng hợp không có giá trị pháp lý như
chứng từ gốc. Nó chỉ có giá trị khi có các chứng từ gốc liên quan đi kèm

2.2.3.2. Phân loại theo địa điểm lập chứng từ

Theo địa điểm lập chứng từ người ta thường chia chúng thành chứng từ
bên trong và chứng từ bên ngoài. Trong đó
Chứng từ bên trong : Là loại chứng từ được lập trong phạm vi đơn vị,
tùy theo trách nhiệm vật chất của các bên liên quan đến các nghiệp vụ kinh tế
phản ánh trên loại chứng từ này, được chia thành hai loại
+ Chứng từ thể hiện quan hệ kinh tế chỉ trong phạm vi nội bộ đơn vị. Ví
dụ: Phiếu xuất vật tư cho phân xưởng sản xuất, Bảng kê thanh toán lương, Biên
bản kiểm kê nội bộ.

36
+ Chứng từ thể hiện quan hệ kinh tế giữa đơn vị với đơn vị khác. Ví dụ
Hóa đơn bán hàng, Biên bản bàn giao tài sản.
Chứng từ bên ngoài: Là loại chứng từ được lập từ các đơn vị khác nhưng
thể hiện mối quan hệ với đơn vị mình. Ví dụ: Hóa đơn mua hàng, Hóa đơn thanh
toán vận chuyển thuê ngoài..
Cách phân biệt này tạo điều kiện thuận lợi cho việc kiểm tra, đối chiếu và
xử lý các nghiệp vụ kinh tế, tài chính

2.2.3.3. Phân loại theo tính chất pháp lý

Theo cách phân loại này, chứng từ phân loại thành chứng từ bắt buộc và
chứng từ hướng dẫn
Chứng từ bắt buộc: là chứng từ phản ánh các quan hệ kinh tế giữa các
pháp nhân hoặc do yêu cầu quản lý chặt chẽ mang tính chất rộng rãi. Ví dụ như
hóa đơn GTGT. Đối với loại chứng từ bắt buộc, Nhà nước tiêu chuẩn hóa về quy
cách, biểu mẫu chỉ tiêu phản ánh trong các chứng từ, mục đích và phương pháp
lập chứng từ. Loại chứng từ bắt buộc được áp dụng thống nhất cho các lĩnh vực
kinh tế và các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế.
Chứng từ hướng dẫn là những chứng từ Nhà nước chỉ hướng dẫn các chỉ
tiêu đặc trưng làm cơ sở để các đơn vị dựa trên đó mà vận dụng một cách thích
hợp theo từng tình huống cụ thể. Chẳng hạn như phiếu xuất kho, phiếu nhập kho

2.2.3.4. Phân loại theo trình độ khái quát của tài liệu trong bản chứng từ

Theo trình độ khái quát của tài liệu trong bản chứng từ, chứng từ được
chia thành chứng từ ban đầu và chứng từ tổng hợp
Chứng từ ban đầu còn gọi là chứng từ gốc: Là chứng từ được lập khi
nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh, là “tấm hình” chụp toàn bộ những dữ liệu
mô tả về nghiệp vụ kinh tế, tài chính thực tế xảy ra. Ví dụ: Hóa đơn bán hàng,
Phiếu chi…
Chứng từ tổng hợp: là phương tiện tổng hợp các nghiệp vụ kinh tế, tài
chính phát sinh cùng loại, nhằm giảm nhẹ khối lượng công tác kế toán ghi sổ.

37
Loại chứng từ này không có ý nghĩa nếu đứng độc lập một mình và chỉ được
xem là công cụ thông tin. Ví dụ: Bảng kê chứng từ, bảng tổng hợp chứng từ
Cách phân loại này giúp cho việc lựa chọn chứng từ trong công tác kế
toán cũng như trong công tác thanh tra, kiểm tra.
2.2.3.5. Phân loại chứng từ theo nội dung kinh tế ghi trên chứng từ.
Theo nội dung của nghiệp vụ kinh tế phản ánh trên chứng từ, hệ thống
chứng từ được chia thành nhiều loại
Chứng từ về lao động tiền lương
Chứng từ về hàng tồn kho
Chứng từ về tiền tệ
Chứng từ về bán hàng
Chứng từ về tài sản cố định
Các loại chứng từ khác
Cách phân loại này thuận lợi cho việc lưu trữ chứng từ và xác định thời
hạn lưu trữ cho từng loại chứng từ.

2.2.3.6. Phân loại theo tính chất và hình thức của chứng từ

- Chứng từ thông thường (chứng từ bằng giấy)


- Chứng từ điện tử: là các từ kế toán được thể hiện dưới dạng dữ liệu điện tử,
được mã hóa mà không bị thay đổi trong quá trình truyền mạng máy tính hoặc
trên vật mang tin như băng từ, đĩa từ, các loại thẻ thanh toán.

2.3 Trình tự xử lý và luân chuyển chứng từ


Trình tự luân chuyển chứng từ kế toán bao gồm các bước sau:
- Lập, tiếp nhận, xử lý chứng từ kế toán;
- Kiểm tra chứng từ
- Sử dụng chứng từ;
- Lưu trữ, bảo quản chứng từ kế toán.

38
2.3.1.Lập hoặc tiếp nhận chứng từ bên ngoài
Các nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh liên quan đến hoạt động của
đơn vị kế toán đều phải lập chứng từ. Mỗi nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh
chỉ được lập chứng từ một lần.
Khi lập chứng từ cần chú ý
+ Lập rõ ràng, đầy đủ, kịp thời, chính xác theo nội dung quy định trên
mẫu in. Trường hợp chưa có mẫu quy định, đơn vị lập đầy đủ các nội dung cơ
bản theo quyy định của luật kế toán.
+ Khi viết phải dùng một loại mực (không dùng mực đỏ), số và chữ viết
liên tục không được ngăt, không viết tắt, tẩy xóa, phải gạch chéo phần trống
+Khi viết sai vào mẫu chứng từ hủy bỏ bằng cách gạch chéo và chứng từ
viết sai, không được xé rời khỏi cuống chứng từ.
+ Chứng từ kế toán phải lập đầy đủ số liên quy định

2.3.2. Kiểm tra chứng từ


Nhằm đảm bảo tính hợp lệ, hợp pháp cũng như tính chính xác của các từ
trước khi ghi vào sổ kế toán. Chúng ta cần kiểm tra các mặt sau
Nội dung nghiệp vụ kinh tế phản ánh trong chứng từ hợp pháp không?
Chứng từ có đầy đủ yếu tố cần thiết đã quy định không?
Việc tính toán trong chứng từ có chính xác, rõ ràng không?

2.3.3. Sử dụng chứng từ


Chứng từ sau khi được kiểm tra xong được sử dụng như sau:
+ Cung cấp nhanh những thông tin cần thiết cho quản lý nghiệp vụ cua
các bộ phận có liên quan.
+ Phân loại chứng từ theo nội dung, tính chất nghiệp vụ và đối tượng kế
toán
+ Lập định khoản và vào sổ

39
2.3.4. Bảo quản và lưu trữ chứng từ
Chứng từ sau khi đã sử dụng để ghi sổ kế toán phải được sắp xếp, bảo
quản và lưu trữ theo quy định hiện hành của nhà nước về việc bảo quản và lưu
trữ.
Mục đích của việc bảo quản lưu trữ chứng từ
+ Truy tìm bằng chứng về một nghiệp vụ kinh tế, tài chính đã phát sinh
trong quá khứ.
+Tổng hợp và phân tích chuỗi số liệu thống kê đánh giá quá trình hoạt
động và phát triển của đơn vị qua các năm.
+Phục hồi hiện trạng các nghiệp vụ kinh tế, tài chính đã phát sinh trong
quá khứ khi cần thiết.
+ Cơ sở phát lý cho các vụ tranh chấp xuất hiện sau khi các nghiệp vụ
kinh tế tài chính đã được đưa vào lưu trữ một thời gian.

2.4. Quy định về biểu mẫu chứng từ kế toán và danh mục chứng từ kế toán
Doanh nghiệp được chủ động xây dựng, thiết kế biểu mẫu chứng từ kế
toán phù hợp với đặc điểm hoạt động và yêu cầu quản lý của mình nhưng phải
đáp ứng được các yêu cầu của Luật kế toán và đảm bảo nguyên tắc rõ ràng,
minh bạch, kịp thời, dễ kiểm tra, kiểm soát và đối chiếu.
Trường hợp không tự xây dựng và thiết kế biểu mẫu chứng từ cho riêng
mình, DN có thể áp dụng hệ thống biểu mẫu và hướng dẫn nội dung ghi chép
chứng từ kế toán theo hướng dẫn Phụ lục 3 Thông tư 200/2014/TT-BTC.
Mọi chứng từ kế toán phải có đủ chữ ký theo chức danh quy định trên
chứng từ mới có giá trị thực hiện.
Các doanh nghiệp phải mở sổ đăng ký mẫu chữ ký của thủ quỹ, thủ kho,
các nhân viên kế toán, kế toán trưởng (và người được uỷ quyền), Tổng Giám
đốc (và người được uỷ quyền). Sổ đăng ký mẫu chữ ký phải đánh số trang, đóng
dấu giáp lai do Thủ trưởng đơn vị (hoặc người được uỷ quyền) quản lý để tiện
kiểm tra khi cần. Mỗi người phải ký ba chữ ký mẫu trong sổ đăng ký.

40
Các chứng từ kế toán ghi bằng tiếng nước ngoài, khi sử dụng để ghi sổ kế
toán ở Việt Nam phải được dịch ra tiếng Việt. ... Người dịch phải ký, ghi rõ họ
tên và chịu trách nhiệm về nội dung dịch ra tiếng Việt. Bản chứng từ dịch ra
tiếng Việt phải đính kèm với bản chứng từ gốc

41
Bảng 2.1: Danh mục chứng từ kế toán theo thông tư 200
TT TÊN CHỨNG TỪ SỐ HIỆU TÍNH CHẤT
BB HD
(*) (*)

A.CHỨNG TỪ KẾ TOÁN BAN HÀNH THEO QUYẾT ĐỊNH NÀY


I. Lao động tiền lương
1 Bảng chấm công 01a-LĐTL x
2 Bảng chấm công làm thêm giờ 01b-LĐTL x
3 Bảng thanh toán tiền lương 02-LĐTL x
4 Bảng thanh toán tiền thưởng 03-LĐTL x
5 Giấy đi đường 04-LĐTL x
6 Phiếu xác nhận sản phẩm hoặc công việc hoàn thành 05-LĐTL x
7 Bảng thanh toán tiền làm thêm giờ 06-LĐTL x
8 Bảng thanh toán tiền thuê ngoài 07-LĐTL x
9 Hợp đồng giao khoán 08-LĐTL x
10 Biên bản thanh lý (nghiệm thu) hợp đồng giao khoán 09-LĐTL x
11 Bảng kê trích nộp các khoản theo lương 10-LĐTL x
12 Bảng phân bổ tiền lương và bảo hiểm xã hội 11-LĐTL x
II. Hàng tồn kho
1 Phiếu nhập kho 01-VT x
2 Phiếu xuất kho 02-VT x
3 Biên bản kiểm nghiệm vật tư, công cụ, sản phẩm, hàng 03-VT x
hoá
4 Phiếu báo vật tư còn lại cuối kỳ 04-VT x
5 Biên bản kiểm kê vật tư, công cụ, sản phẩm, hàng hoá 05-VT x
6 Bảng kê mua hàng 06-VT x
7 Bảng phân bổ nguyên liệu, vật liệu, công cụ, dụng cụ 07-VT x
III. Bán hàng
1 Bảng thanh toán hàng đại lý, ký gửi 01-BH x
2 Thẻ quầy hàng 02-BH x
IV. Tiền tệ
1 Phiếu thu 01-TT x
2 Phiếu chi 02-TT x

42
3 Giấy đề nghị tạm ứng 03-TT x
4 Giấy thanh toán tiền tạm ứng 04-TT x
5 Giấy đề nghị thanh toán 05-TT x
6 Biên lai thu tiền 06-TT x
7 Bảng kê vàng, bạc, kim khí quý, đá quý 07-TT x
8 Bảng kiểm kê quỹ (dùng cho VND) 08a-TT x
9 Bảng kiểm kê quỹ (dùng cho ngoại tệ, vàng bạc, kim 08b-TT x
khí quý, đá quý)
10 Bảng kê chi tiền 09-TT x
V. Tài sản cố định
1 Biên bản giao nhận TSCĐ 01-TSCĐ x
2 Biên bản thanh lý TSCĐ 02-TSCĐ x
3 Biên bản bàn giao TSCĐ sửa chữa lớn hoàn thành 03-TSCĐ x
4 Biên bản đánh giá lại TSCĐ 04-TSCĐ x
5 Biên bản kiểm kê TSCĐ 05-TSCĐ x
6 Bảng tính và phân bổ khấu hao TSCĐ 06-TSCĐ x

B. CHỨNG TỪ BAN HÀNH THEO CÁC VĂN BẢN PHÁP LUẬT KHÁC
1 Giấy chứng nhận nghỉ ốm hưởng BHXH x
2 Danh sách người nghỉ hưởng trợ cấp ốm đau, thai sản x
3 Hoá đơn Giá trị gia tăng 01GTKT- x
4 Hoá đơn bán hàng thông thường 02GTGT- x
5 Phiếu xuất kho kiêm vận chuyển nội bộ 03 PXK- x
6 Phiếu xuất kho hàng gửi đại lý 04 HDL- x
7 Hoá đơn dịch vụ cho thuê tài chính 05 TTC- x
8 Bảng kê thu mua hàng hoá mua vào không có hoá đơn 04/GTGT x
9 ..........................

43
VÍ DỤ VÀ BÀI TẬP THỰC HÀNH
Ví dụ
Công ty TNHH MTV Phúc Duy 2. Địa chỉ Thôn Đức Sơn, xã Đức Mạnh,
huyện Đắk Mil, tỉnh Đắk Nông. Mã số thuế: 6400000774 chuyên kinh doanh
xăng dầu, phát sinh các nghiệp vụ sau:

1. Ngày 20/02/2016, Công ty bán dầu DO-0,05%S cho Xí nghiệp tư doanh


Thành Công và đã thanh toán bằng tiền mặt. Kế toán lập hóa đơn GTGT số 6147
ngày 20/02/2016, số tiền đã bao gồm thuế GTGT là 4.273.500 đồng.

2. Ngày 25/02/2016, Xuất bán 410 lít xăng A92 với đơn giá bán 15.200 đồng/lít
và 5 lít dầu DO-0,05%S với đơn giá 11.100đ cho Công ty TNHH TM DV
Hoàng ANh. Khách hàng đã thanh toán bằng tiền mặt

3. Ngày 28/02/2016, Công ty bán xăng A92 cho Công ty TNHH TM DV Hoàng
Quyền chưa thanh toán tiền. Kế toán lập hóa đơn GTGT số 6157 ngày
28/02/2016, số tiền đã bao gồm thuế GTGT là 1.587.300 đồng.

4.Ngày 29/02/2016, Công ty bán dầu Do – 0,05% cho Công ty TNHH TM DV


Nhật Vĩnh và đã thanh toán bằng tiền mặt. Kế toán lập hóa đơn GTGT số 6171
ngày 29/02/2016, số tiền đã bao gồm thuế GTGT là 1.709.400 đồng.

Yêu cầu.

Anh chị hãy lập hóa đơn GTGT ở nghiệp vụ kinh tế 02. Biết doanh
nghiệp tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ, thuế suất thuế GTGT 10%

Lời giải

44
HÓA ĐƠN GIÁ TRỊ GIA TĂNG Mẫu số: 01GTKT2/002
Liên 1: lưu Ký hiệu: PD/14P
Ngày 25 tháng 02 năm 2016 Số: 0006147

Đơn vị bán hàng: CÔNG TY TNHH MTV PHÚC DUY 2


Mã số thuế: 6400000774
Địa chỉ: Thôn Đức Sơn, xã Đức Mạnh, huyện Đắk Mil, tỉnh Đắk Nông
Điện thoại; 05013 746352 Fax: 05013 746686
Số tài khoản: 63510000130269 tại BIDV Đắk Nông

Họ tên người mua hàng: Công ty TNHH TM DV Hoàng Anh


Mã số thuế:
Địa chỉ:
Hình thức thanh toán: TM Số tài khoản:………………………………………..

STT Tên hang hóa, dịch vụ Đvt Số lượng Đơn giá Thành tiền

01 Dầu DO – 0,05%S Lít 5 11.100 55.500

02 Xăng A92 Lít 410 15.200 6.232.000

Cộng tiền hàng: 6.287.500

Thuế suất GTGT: 10% Tiền thuế GTGT: 628.750

Tổng cộng tiền thanh toán: 6.916.250

45
Bài 1
Doanh nghiệp A bán cho Công ty B một số sản phẩm, thanh toán sau một
tháng. Hợp đồng hai bên đã ký kết xong bao gồm:
Tivi 50 chiếc, giá vốn 4 triệu, giá bán bao gồm thuế GTGT 10% là 4,7
triệu
Casette 100 chiếc, giá vốn 1 triệu, giá bán cả thuế GTGT 10% là 1,32
triệu đồng
Tủ lạnh 80 chiếc, giá vốn 3 triệu, giá bán cả thuế GTGT 10% là 3,74 triệu
đồng
Yêu cầu
1.Lập “ Hóa đơn GTGT” tại doanh nghiệp A
2.Lập “ Phiếu nhập kho” tại công ty B
Biết Hình thức thanh toán: Chuyển khoản, doanh nghiệp A, công ty B tính
thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ. Mẫu chứng từ theo TT 200/2014/QĐ-
BTC
Bài 2: Tại một doanh nghiệp có các tài liệu liên quan đến hoạt động kinh doanh
được kế toán tập hợp như sau:
Tiền mặt tồn quỹ đầu kỳ là 500.000 đồng
Trong kỳ phát sinh các nghiệp vụ sau:
+ Xuất kho thành phẩm ra bán, số lượng 5000kg, giá xuất kho 3.000đ/kg, giá
bán chưa thuế GTGT 4.000đ/kg. Đã thu bằng tiền mặt
+ Chi tiền mặt trả chi phí vận chuyển hàng bán là 500.000 đồng
+ Nhập kho 300kg sản phẩm hoàn thành với giá thành sản xuất là 2.950 đ/kg
+ Xuất kho thành phẩm ra bán, số lượng 20.000kg, giá xuất kho 1.000đ/kg, giá
bán chưa thuế GTGT 10% là 3.000đ/kg. Người mua đã nhận hàng nhưng chưa
thanh toán tiền
+ Tính lương phải trả cho nhân viên trực tiếp sản xuất 55.000.000đ, nhân viên
quản lý 30.000.000đ . Đơn vị xuất quỹ tiền mặt để chi trả lương, kế toán đã viết
phiếu chi
+ Thu nợ của khách hàng bằng tiền mặt đợt 1 là 50%

46
+ Chi trả nợ cho người bán 25.000.000 đồng bằng tiền mặt.
Yêu cầu:
Anh ( chị) hãy nêu và vào chứng từ phát sinh ở các nghiệp vụ nêu trên.
Biết doanh nghiệp tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ

47
CHƯƠNG III: PHƯƠNG PHÁP TÍNH GIÁ
3.1. Nội dung và ý nghĩa của phương pháp tính giá
3.1.1. Nội dung của phương pháp tính giá
Trong quá trình hoạt động, tài sản của đơn vị không ngừng vận động, biến
đổi cả về hình thái vật chất và lượng giá trị. Để ghi nhận giá trị của tài sản vào
chứng từ, sổ sách và báo cáo kế toán cần sử dụng phương pháp tính giá. Tính giá
là một phương pháp kế toán để quy đổi hình thức biểu hiện của các đối tượng kế
toán từ các thước đo khác nhau về một thước đo chung là sử dụng thước đo tiền
tệ để xác định giá trị ghi sổ của các đối tượng cần tính giá theo những nguyên
tắc nhất định.
Phương pháp tính giá được thể hiện qua hai hình thức cụ thể là: các thẻ,
sổ, bảng hoặc phiếu tính giá và trình tự tính giá. Các thẻ, sổ, bảng hoặc phiếu
tính giá được sử dụng để tổng hợp chi phí cấu thành giá của từng loại tài sản cần
tính giá. Trình tự tính giá là những bước công việc được sắp xếp theo trình tự
nhất định để tiến hành tính giá.

3.1.2.Ý nghĩa của phương pháp tính giá


Phương pháp tính giá có ý nghĩa quan trọng trong hạch toán và trong
công tác quản lý, cụ thể:
- Phương pháp tính giá giúp kế toán xác định được giá trị thực tế của tài
sản hình thành trong đơn vị, giúp phản ánh các nghiệp vụ kinh tế tài chính phát
sinh vào chứng từ, sổ sách và tổng hợp lên báo cáo kế toán.
- Phương pháp tính giá giúp kế toán tính toán được hao phí và kết quả
của quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh trong kỳ và tổng hợp được giá trị
của toàn bộ tài sản trong đơn vị giúp công tác quản lý và sử dụng tài sản của
doanh nghiệp có hiệu quả.

3.2. Yêu cầu và nguyên tắc tính giá


3.2.1 Yêu cầu tính giá
Tính giá phải đảm bảo hai yêu cầu cơ bản là chính xác và nhất quán
-Tính chính xác: Thông tin cung cấp cho việc tính giá cần phải chính xác,
chân thực và tính giá phải phù hợp với giá cả tương đương hiện thời và phù hợp
48
với số lượng, chất lượng của tài sản. Nếu việc tính giá không chính xác, thông
tin để tính giá không sát thực tế sẽ ảnh hưởng đến quyết định trong kinh doanh.
-Tính thống nhất: Việc tính giá phải thống nhất về phương pháp tính toán
giữa các doanh nghiệp khác nhau trong nền kinh tế quốc dân và giữa các thời kỳ
khác nhau. Có như vậy số liệu tính toán mới đảm bảo tính so sánh được giữa các
thời kỳ và các doanh nghiệp với nhau. Qua đó đánh giá được hiệu quả kinh
doanh của từng doanh nghiệp, từng thời kỳ khác nhau.

3.2.2. Nguyên tắc tính giá


Nguyên tắc tính giá là nguyên tắc chung và xuyên suốt trong tính giá tài
sản. Theo nguyên tắc này, giá trị của tài sản được phản ánh theo giá gốc, tức là
toàn bộ chi phí mà doanh nghiệp đã chi ra để có được tài sản đó. Bên cạnh đó
khi tính giá còn phải tuân thủ các nguyên tắc cụ thể như sau:
Nguyên tắc 1: Xác định đối tượng tính giá phù hợp
Đối tượng tính giá phải phù hợp với đối tượng thu mua, sản xuất và tiêu
thụ. Đối tượng có thể là từng loại vật tư, hàng hóa , tài sản mua vào, từng loại
sản phẩm và dịch vụ thực hiện. Tuy nhiên trong những điều kiện nhất định, đối
tượng tính giá có thể mở rộng hoặc thu hẹp. Đối tượng tính giá có thể là từng
nhóm sản phẩm hoặc từng lô hàng
Nguyên tắc 2: Phân loại chi phí hợp lý
Do các loại chi phí cấu thành nên giá của các loại tài sản đa dạng nhiều
loại vì vậy cần phải phân loại các chi phí hợp lý để tạo điều kiện cho việc tính
giá. Chi phí được chia làm 4 loại sau
- Chi phí thu mua: Bao gồm toàn bộ các khoản chi phí phát sinh liên quan
đến việc thu mua vật tư, tài sản và hàng hóa như chi phí vận chuyển, bốc dỡ, bảo
quản…
- Chi phí sản xuất: Là toàn bộ chi phí liên quan đến việc sản xuất, chế tạo
sản phẩm, thực hiện lao vụ dịch vụ trong phạm vi phân xưởng, bộ phận sản xuất.
Bao gồm

49
+ Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp: Chi phí về nguyên vật liệu chính, phụ,
nhiên liệu mà đơn vị bỏ ra có liện quan trực tiếp đến việc sản xuất và chế tạo sản
phẩm hay thực hiện các lao vụ, dịch vụ.
+ Chi phí nhân công trực tiếp: Là số thù lao phải trả cho lao động trực tiếp
chế tạo sản phẩm hay thực hiện lao vụ, dịch vụ cùng với các khoản trích cho các
quỹ BHXH, BHYT, KPCĐ, BHTN.
+ Chi phí sản xuất chung: chi phí phát sinh trong phạm vi phân xưởng
hoặc bộ phận sản xuất.
- Chi phí bán hàng: Chi phí phát sinh liên quan đến việc tiêu thụ sản
phẩm, hàng hóa, dịch vụ như trả lương nhân viên bán hàng, chi phí đóng gói..
- Chi phí quản lý doanh nghiệp: Là toàn bộ chi phí mà doanh nghiệp bỏ ra
có liên quan đến việc quản lý, điều hành hoạt động sản xuất kinh doanh.
Nguyên tắc 3: Lựa chọn tiêu thức phân bổ
Có rất nhiều khoản chi phí liên quan trực tiếp đến nhiều đối tượng tính giá
mà không thể tách riêng cho từng đối tượng để tính giá. Vì vậy phải lựa chọn
tiêu thức phân bổ hợp lý sao cho sát với mức tiêu hao thực tế nhất.
Việc lựa chọn tiêu thức phân bổ nào cần căn cứ vào điều kiện cụ thể, dựa
trên quan hệ của chi phí với đối tượng tính giá. Ví dụ như chi phí vận chuyển
bốc dỡ có thể phân bổ theo trọng lượng hay số lượng vật tư mua vào.

3.3. Tính giá một số đối tượng kế toán chủ yếu


3.3.1. Tính giá tài sản cố định
Nguyên giá TSCĐ là toàn bộ các chi phí mà doanh nghiệp phải bỏ ra để
có được TSCĐ tính đến thời điểm đưa tài sản đó vào trạng thái sẵn sàng sử dụng

50
3.3.1.1. Tài sản cố định hữu hình

- Tài sản cố định hữu hình hình thành do mua sắm


Nguyên giá = Giá mua + Chi phí trước khi
sử dụng

- Giá mua tùy thuộc vào loại hình doanh nghiệp lựa chọn phương pháp tính thuế
GTGT
+ Giá mua là giá đã bao gồm thuế GTGT ( DN áp dụng phương pháp tính
thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp).
+Giá mua là giá chưa bao gồm thuế GTGT ( DN áp dụng phương pháp
tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ).
- Chi phí trước đi sử dụng thường bao gồm:
+ Lãi tiền vay đầu tư tài sản cố định khi chưa đưa tài sản cố định vào sử
dụng.
+ Các chi phí vận chuyển, bốc dỡ, sửa chữa, tân trang, chỉnh lý, chạy thử,
thuế và lệ phí trước bạ nếu có...
- Tài sản cố định hữu hình do doanh nghiệp tự xây dựng, chế tạo:

- Tài sản cố định hình thành có nguồn gốc từ việc nhận góp vốn hay nhận lại
vốn góp liên doanh, được biếu tặng:

- Tài sản cố định hữu hình được cấp trên cấp, điều chuyển đến:

3.3.1.2. Tài sản cố định vô hình

Là những tài sản cố định không có hình thái vật chất, thường bao gồm:

51
- Quyền sử dụng đất: Nguyên giá của TSCĐ là quyền sử dụng đất là toàn bộ
các khoản mà đơn vị đã chi để có quyền sử dụng đất hợp pháp, bao gồm cả các
khoản chi có liên quan đến việc đền bù, giải phóng mặt bằng, san lấp mặt bằng,
lệ phí trước bạ,...
- Quyền phát hành, bản quyền, bằng sáng chế. Nguyên giá là toàn bộ các khoản
mà đơn vị đã chi để có quyền phát hành, bản quyền, bằng sáng chế.
- Nhãn hiệu hàng hoá: Nguyên giá là toàn bộ các khoản mà đơn vị đã chi thực
tế để có nhãn hiệu hàng hoá.
- Phần mềm máy vi tính: Nguyên giá là toàn bộ các khoản mà đơn vị đã chi để
có phần mềm máy tính.
Một cách chung nhất, nguyên giá tài sản cố định vô hình là toàn bộ các khoản
chi thực tế mà doanh nghiệp đã phải chi ra để có được tài sản cố định ấy.
Ví dụ 1:
Công ty Mai Lan mua một ôtô với giá mua 500 triệu, thuế GTGT là 10%.
Chi phí vận chuyển xe về công ty là 5 triệu,
Yêu cầu: Xác định nguyên giá TSCĐ biết công ty tính thuế GTGT theo phương
pháp khấu trừ
Nguyên giá = Giá mua + Chi phí trước khi sử dụng
Nguyên giá = 500.000.000 + 5.000.000
= 505.000.000đ
Ví dụ 2:
Doanh nghiệp mua một thiết bị sản xuất với giá mua chưa có thuế GTGT
là 100.000.000đ, thuế suất thuế GTGT là 10%. Chi phí thuê vận chuyển thiết bị
về doanh nghiệp là 2.000.000đ. Chi phí thuê cẩu thiết bị lên và xuống ô tô là
1.000.000đ. Chí phí thuê chuyên gia hướng dẫn vận hành là 5.000.000đ. Chi phí
vận hành thử thiết bị 13.500.000đ, quá trình chạy thử thiết bị thu được một số
sản phẩm giá bán ước tính là 8.500.000đ.
Yêu cầu: Tính giá thực tế thiết bị sản xuất trên khi mua về (nguyên giá).
Giải

52
a) Trường hợp doanh nghiệp tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ trị giá
thực tế của thiết bị mua về là giá chưa có thuế GTGT:
100.000.000 + 2.000.000 + 1.000.000 +5.000.000 +(13.500.000 - 8.500.000)
= 113.000.000đ.
b) Trường hợp doanh nghiệp tính thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp trị giá
thực tế của thiết bị mua về là giá bao gồm cả thuế GTGT:
(100.000.000 + 10% x 100.000.000) + 2.000.000 + 100.000 + 5.000.000 +
(13.500.000 - 8.500.000) = 123.000.000đ.

3.3.2. Tính giá sản phẩm sản xuất


Quá trình sản xuất là quá trình kết hợp 3 yếu tố sản xuất cơ bản: ĐTLĐ,
TLLĐ và sức lao động để tạo ra các sản phẩm dịch vụ .Vậy thực chất việc tính
giá thành các sản phẩm dịch vụ là việc xác định lượng hao phí các yếu tố sản
xuất để tạo ra sản phẩm dịch vụ đó theo thước đo giá trị.
Trình tự như sau:
Bước 1 : Tập hợp chi phí sản xuất phát sinh trong kỳ theo từng khoản mục:
+ Chi phí nguyên liệu, vật liệu trực tiếp: là những chi phí về việc sử dụng
nguyên liệu, vật liệu cho trực tiếp sản xuất sản phẩm.
+ Chi phí nhân công trực tiếp: là những chi phí về việc sử dụng người lao
động cho trực tiếp sản xuất sản phẩm.
+ Chi phí sản xuất chung: là những chi phí liên quan đến hoạt động quản
lý sản xuất hoặc phục vụ sản xuất ở phân xưởng (tổ, đội,...) như chi phí nhân
viên phân xưởng, chi phí vật liệu phục vụ sản xuất, chi phí dụng cụ lao động, chi
phí khấu hao TSCĐ ở phân xưởng, chi phí dịch vụ mua ngoài và các chi phí
khác bằng tiền dùng cho sản xuất ở phân xưởng.
Bước 2: Phân bổ những chi phí sản xuất chung cho các đối tượng có liên quan:
Chi phí sản xuất chung liên quan đến nhiều đối tượng vì vậy mà cần phân bổ
cho từng đối tượng theo tiêu thức thích hợp.
Khi đó, tiêu thức phân bổ có thể lựa chọn là: chi phí nhân công trực tiếp,
chi phí nguyên vật liêu trực tiếp, số giờ máy chạy,...

53
Bước 3: Xác định giá trị sản phẩm dở dang cuối kỳ: Xác định giá trị sản phẩm
dở dang cuối kỳ theo một trong các phương pháp:
+ Xác định giá trị sản phẩm dở dang theo chi phí nguyên vật liệu trực tiếp
(hoặc chi phí nguyên liệu, vật liệu trực tiếp).
+ Xác định giá trị sản phẩm dở dang theo sản lượng hoàn hành tương
đương.
+ Xác định giá trị sản phẩm dở dang theo chi phí định mức hoặc kế hoạch.

Bước 4: Tính ra tổng giá thành và giá thành đơn vị sản phẩm, dịch vụ hoàn
thành.
Tổng giá thành
Giá thành đơn vị =
Số lượng sản phẩm, dịch vụ

Tổng giá thành = Chi phí sản xuất + Chi phí sản xuất - Chi phí sản xuất
sản xuất dở dang đầu kỳ phát sinh trong kỳ dở dang cuối kỳ
Kết quả tính toán có thể được thể hiện trên bảng tính giá thành sản phẩm,
dịch vụ hoàn thành như ví dụ sau:
Ví dụ 3: Một doanh nghiệp sản xuất trong tháng tin có tài liệu về tình
hình sản xuất sản phẩm M như sau (đơn vị tính: 1.000đ).
1. Đầu tháng, chi phí sản xuất sản phẩm M dở dang là: 200.000.
Trong đó:
- Chỉ phí nguyên vật liệu trực tiếp: 130.000
- Chi phí nhân công trực tiếp: 50.000
- Chi phí sản xuất chung : 20.000
2. Trong tháng, chi phí sản xuất sản phẩm M phát sinh tập hợp được là:
2.800.000. Trong đó:
- Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp: 2.000.000
- Chi phí nhân công trực tiếp: 500.000
- Chi phí sản xuất chung : 300.000

54
3. Cuối tháng, hoàn thành nhập kho 1000 kg sản phẩm M, còn dở dang
một số sản phẩm M với chi phí sản xuất sản phẩm M dở dang là: 550.000. Trong
đó:
- Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp: 380.000
- Chi phí nhân công trực tiếp: 100.000
- Chi phí sản xuất chung : 70.000
Yêu cầu:
Lập Bảng tính giá thành thực tế sản phẩm M sản xuất hoàn thành trong
tháng.
Giải:
Bảng 3.1: Tính giá thành sản phẩm
Sản phẩm: M Sản lượng: 1.000 kg

ĐVT: 1.000đồng

3.3.3. Tính giá hàng tồn kho.


3.3.3.1. Phương pháp quản lý hàng tồn kho

Việc tính giá vật liệu trong doanh nghiệp phụ thuộc vào phương thức
quản lý hàng tồn kho. Hiện nay, tại Khoản 13 Điều 23 thông tư 200/2014/ TT-
BTC quy định có 2 phương pháp kế toán hàng tồn kho như sau
a. Phương pháp kiểm kê định kỳ
Phương pháp kiểm kê định kỳ là phương pháp không theo dõi thường
xuyên liên tục, số lượng và giá trị xuất, tồn của hàng tồn kho trong kỳ mà định
kỳ hoặc cuối kỳ đi kiểm kê để xác định số lượng và đánh giá giá trị tồn kho cuối
kỳ. Từ đó, kế toán căn cứ vào kết quả kiểm kê để xác định số lượng và giá trị
xuất kho trong kỳ.

55
Tổng giá trị (số lượng) xuất kho trong kỳ = Giá trị (số lượng) hàng tồn
kho đầu kỳ + Tổng giá trị (số lượng) hàng nhập kho trong kỳ - Tổng giá trị
(số lượng) hàng tồn kho cuối kỳ.
b. Phương pháp kê khai thường xuyên
Là phương pháp theo dõi và phản ánh thường xuyên, liên tục, có hệ
thống tình hình nhập, xuất, tồn vật tư, hàng hoá trên sổ kế toán. Vì vậy, giá trị
hàng tồn kho trên sổ kế toán có thể được xác định ở bất kỳ thời điểm nào trong
kỳ kế toán. Cuối kỳ kế toán, căn cứ vào số liệu kiểm kê thực tế hàng hoá tồn
kho, so sánh, đối chiếu với số liệu hàng tồn kho trên sổ kế toán.
Giá trị (số lượng) tồn cuối kỳ = Tổng giá trị (số lượng) tồn đầu kỳ + tổng
giá trị (số lượng) nhập trong kỳ - tổng giá trị (số lượng) xuất trong kỳ

3.3.3.2. Tính giá hàng tồn kho nhập kho

* Tính giá hàng tồn kho mua ngoài


Trị giá nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ, hàng hóa mua vào được xác định như
sau:
Trị giá = Giá mua + Chi phí mua - Các khoản giảm giá,
NVL,CCDC chiết khấu

Trong đó
- Giá mua: Tùy thuộc vào phương pháp tính thuế GTGT của đơn vị mà giá mua
là giá chưa bao gồm thuế hay bao gồm thuế.
- Chi phí mua bao gồm: chi phí vận chuyển, bốc dỡ, chi phí lưu kho bãi, chi phí
giao dịch,... Các chi phí này có thể đã có thuế GTGT hoặc chưa có thuế GTGT
tuỳ thuộc vào phương pháp tính thuế GTGT của đơn vị và tài sản mua vào có
chịu thuế GTGT không, dùng vào hoạt động gì...
- Khoản giảm trừ
+ Chiết khấu thương mại: là khoản đơn vị bán giảm giá niêm yết cho
khách hàng mua hàng với khối lượng lớn
+ Giảm giá hàng bán: Là khoản giảm trừ cho người mua trên giá đã thỏa
thuận ghi trên hóa đơn do hàng hóa kém phẩm chất hoặc sai quy cách, lạc hậu
thị hiếu

56
+ Hàng bán bị trả lại: Là giá trị khối lượng hàng bán công ty đã xác định
tiêu thụ nhưng bị khách hàng trả lại và từ chối thanh toán do vi phạm các điều
kiện đã cam kết trong hợp đồng kinh tế như: hàng kém phẩm chất, sai quy cách
chủng loại.
Ví dụ 4: Doanh nghiệp HY mua vật liệu, dụng cụ phục vụ cho sản xuất
sản phẩm thuộc diện chịu thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ:
+ Vật liệu A: 1.000 tấn, đơn giá mua chưa thuế GTGT là 200.000đ/tấn,
thuế suất thuế GTGT là: 10%.
+ Dụng cụ B: 500 tấn, đơn giá mua chưa thuế GTGT là 100.000đ/tấn,
thuế suất thuế GTGT: 10%.
Chi phí vận chuyển số vật liệu trên (giá chưa thuế: 1.000đ/tấn) là:
1.500.000đ, thuế GTGT 5%.
Yêu cầu:
Tính toán và lập bảng tính giá thực tế vật liệu mua vào cho vật liệu A và
dụng cụ B. Biết chi phí vận chuyển phân bổ cho hai loại trên theo tiêu thức số
lượng
Giải.
- Giá mua vật liệu, dụng cụ là giá không có thuế GTGT:
+ Vật liệu A: 1.000 x 200.000 = 200.000.000đ
+ Dụng cụ B: 500 x 100.000 = 50.000.000đ
- Chi phí vận chuyển cũng không gồm thuế GTGT và được Phân bổ cho
vật liệu, dụng cụ theo tiêu thức sỏ lượng như sau:
+ Vật liệu A : 1.000/ (1.000+500) x 1.500.000 = 1.000.000đ
+ Dụng cụ B : 1.500.000 - 1.000.000 = 500.000đ
- Tổng hợp và tính giá thực tế mua của vật liệu, dụng cụ
+ Vật liệu A : 200.000.000 + 1.000.000 = 201.000.000đ
+ Dụng cụ B : 50.000.000 + 500.000 = 50.500.000đ
Kết quả tính toán trên được thể hiện trên Bảng 3.2 Tính giá thực tế vật
liệu mua vào như sau:

57
Bảng 3.2: Tính giá thực tế vật liệu, dụng cụ mua vào
(Vật liệu A và dụng cụ B)
ĐVT: 1.000đ
Vật liệu A Dụng cụ B
Số Đơn Thành Số Đơn Thành
Chỉ tiêu Tổng lượng giá tiền lượng giá tiền
Giá mua 250.000 1.000 200 200.000 500 100 50.000
Chi phí mua 1.500 1.000 1 1.000 500 1 500
Giá trị thực tế 251.500 1.000 201 201.000 500 101 50.500
* Tính giá hàng tồn kho trong các trường hợp khác.

+ Do DN tự sản xuất ra
Giá thực tế = Toàn bộ chi phí hợp lý, hợp lệ để sản xuất ra
+ Thuê ngoài gia công chế biến
Giá thực tế = Chi phí gia công chế biến + Chi phí vận chuyển, bốc dỡ
+ Nhận viện trợ, biếu tặng
Giá thực tế = Giá trị tương đương ngoài thị trường của mặt hàng cùng loại
+ Nhận vốn góp của các bên tham gia vào liên doanh, liên kết
Giá thực tế = Giá thỏa thuận giữa bên nhận vốn góp và bên góp vốn hoặc do cơ
quan thẩm quyền định giá

3.3.3.4. Tính giá hàng tồn kho xuất kho

Việc xuất kho vật tư, hàng hoá có nhiều trường hợp khác nhau nhưng theo
thông tư 200/2014/TT-BTC trị giá thực tế xuất kho được xác định theo một
trong các phương pháp sau:
a.Phương pháp bình quân gia quyền
Theo phương pháp này giá xuất kho hàng hóa, vật tư theo đơn giá bình quân
Giá thực tế NVL, hàng hóa xuất kho = Số lượng xuất kho x đơn giá bình quân
 Phương pháp bình quân cả kỳ dự trữ
Theo phương pháp này đơn giá xuất kho được xác định vào thời
điểm cuối kỳ theo công thức:

58
Trị giá thực tế Trị giá thực tế
+
tồn đầu kỳ nhập trong kỳ
Đơn giá
=
xuất kho
Số lượng thực tế Số lượng thực tế
+
tồn đầu kỳ nhập trong kỳ

Từ đó tính trị giá thực tế xuất kho được xác định là:
Trị giá thực tế = Số lượng x Đơn giá
xuất kho xuất kho bình quân
Phương pháp này thích hợp với những doanh nghiệp có ít doanh số nhưng
số lần nhập và xuất hàng nhiều, căn cứ vào giá thực tế tồn đầu kỳ và nhập trong
kỳ để xác định đơn giá bình quân
Ví dụ 5:
Có tài liệu về tình hình nhập xuất tồn kho vật liệu A trong tháng tại một doanh
nghiệp như sau:
- Ngày 1/3: Tồn kho 100kg, đơn giá: 200.000đ/kg
- Ngày 6/3: Nhập kho 350 kg, đơn giá: 200.000đ/kg
- Ngày 14/3: Xuất kho 80 kg
- Ngày 20/3: Nhập kho 400 kg, đơn giá: 220.000đ/kg
- Ngày 26/3: Xuất kho 250 kg
- Ngày 28/3: Nhập kho 150 kg, đơn giá: 240.000đ/kg
Yêu cầu:
Tính trị giá thực tế vật liệu A xuất kho trong tháng.
Giải:
Đơn vị áp dụng phương pháp kê khai thường xuyên
- Xác định đơn giá xuất kho:
(100x200.000)+(350x200.000+400x220.000+150x240.000)
Đơn giá = 100+(350+400+150)

Đơn giá = 214.000đ

59
- Tính trị giá xuất kho:

Đơn vị áp dụng phương pháp kiểm kê định kỳ. Biết số lượng tồn kho cuối kỳ
là 670 kg
Giá trị tồn đầu kỳ = 100 x 200.000 = 20.000.000đ
Giá trị nhập trong kỳ = 350 x 200.000 + 400 x 220.000 + 150 x 240.000
= 194.000.000
Giá trị vật liệu tồn kho cuối kỳ = 670 x 214.000 = 143.380.000
Giá trị vật liệu xuất kho = 20.000.000 + 194.000.000 – 143.380.000
= 70.620.000đ
Phương pháp này tính toán đơn giản nhưng khối lượng công việc dẫn vào
cuối tháng và chỉ đến cuối tháng khi có thông tin về tổng trị giá nhập kho trong
kỳ mới xác định được đơn giá xuất kho nên tính kịp thời của thông tin bị hạn
chế.
 Phương pháp bình quân liên hoàn
Theo phương pháp này đơn giá xuất kho được xác định theo từng thời điểm
sau mỗi lần nhập (còn gọi là phương pháp bình quân sau mỗi lần nhập).
Công thức xác định đơn giá xuất kho:

Từ đó xác định trị giá thực tế xuất kho theo từng lần như sau:

Ví dụ 6: Tài liệu ở ví dụ 5. Tính trị giá xuất kho vật liệu A theo phương pháp
bình quân liên hoàn như sau:

60
Đơn vị áp dụng phương pháp kê khai thường xuyên
- Ngày 14/3:

Đơn giá xuất kho sau 200.000x100+200.000x350


=
lần nhập ngày 6/3 100+350
= 200.000đ/kg

Trị giá xuất kho ngày 14/03 = 200.000 x 80 = 16.000.000đ

- Ngày 26/3:
Đơn giá xuất kho sau lần (200.000 x 1000)+(200.000 x 350)-( 200.000 x 80)+220.000x400
=
nhập ngày 20/3
1000 + 400

= 210.389,6 đồng/kg
Trị giá xuất kho ngày 26/3: 210.389,6 x 250 = 52.597.400đ
Tổng trị giá xuất kho tháng 3: 16.000.000 + 52.597.400 = 68.597.400đ.
Như vậy phương pháp này khắc phục được nhược điểm của phương pháp
bình quân cả kỳ dự trữ, cho phép xác định được trị giá thực tế xuất kho ngay tại
thời điểm xuất kho nhưng khối lượng tính toán nhiều và phức tạp hơn do phải
xác định đơn giá theo từng lần nhập.
b. Phương pháp nhập trước xuất trước

Phương pháp này giả định rằng lô hàng nào nhập kho trước tiên thì sẽ
xuất kho trước tiên, xuất hết số nhập trước mới xuất đến số nhập liền sau cho
đến khi đủ số lượng cần xuất. Theo đó, trị giá thực tế xuất kho được xác định
bằng số lượng xuất kho và đơn giá của nhưng lần nhập cũ nhất. Trong đó lô
hàng tổn kho đầu kỳ được coi là lô cũ nhất. Phương pháp này thích hợp trong
trường hợp giá cả ổn định hoặc có xu hướng giảm
Thường được các doanh nghiệp kinh doanh về thuốc và mỹ phẩm…..áp
dụng
Ưu điểm: Có thể tính được ngay trị giá vốn hàng xuất kho từng lần xuất
hàng, do vậy đảm bảo cung cấp kịp thời cho kế toán ghi chép các khâu tiếp theo
cũng như cho quản lý. Trị giá vốn của hàng tồn kho sẽ tương đối sát với giá thị
61
trường của mặt hàng đó. Vì vậy chỉ tiêu hàng tồn kho trên báo cáo tài chính có ý
nghĩa thực tế hơn
Nhược điểm: Làm cho doanh thu hiện tại không phù hợp với những khoản
chi phí hiện tại. Theo phương pháp này doanh thu hiện tại được tạo ra bởi giá trị
sản phẩm vật tư hàng hóa đã có được từ cách đó rất lâu. Đồng thời số lượng
chủng loại mặt hàng nhiều, phát sinh nhập xuất liên tục dẫn đến những chi phí
cho việc hạch toán cũng như khối lượng công việc sẽ tăng lên nhiều.
Ví dụ 7:
Tài liệu ở ví dụ 5. Tính trị giá xuất kho vật liệu A theo phương pháp nhập trước
xuất trước như sau:
Đơn vị áp dụng phương pháp kê khai thường xuyên
- Trị giá xuất kho ngày 14/3: 200.000 x 80 =16.000.000đ
-Trị giá xuất kho ngày 26/3: 200.000 x 20 + 200.000 x 230 = 50.000.000đ
- Tổng trị giá xuất kho tháng : 16.000.000 + 50.000.000 = 66.000.000đ
Đơn vị áp dụng phương pháp kiểm kê định kỳ
Giá trị tồn đầu kỳ = 100 x 200.000 = 20.000.000đ
Giá trị nhập trong kỳ = 350 x 200.000 + 400 x 220.000 + 150 x 240.000
= 194.000.000
Giá trị vật liệu tồn kho cuối kỳ = 150 x 240.00 +400 x 220.000 + 120 x 200.000
= 148.000.000
Giá trị vật liệu xuất kho = 20.000.000 + 194.000.000 – 148.000.000 =
66.000.000đ
c. Phương pháp thực tế đích danh (phương pháp trực tiếp)

Theo phương pháp này, khi nhập kho, thủ kho phải để riêng từng lô hàng
của từng đợt nhập, có niêm yết từng đợt nhập riêng. Khi xuất kho được ghi rõ
xuất của đợt nhập nào, từ đó kế toán tính trị giá thực tế xuất kho theo đơn giá
của chính lô hàng đó được theo dõi riêng từ khi nhập đến khi xuất. Việc áp dụng
phương pháp này đòi hỏi những điều kiện khắt khe, chỉ những doanh nghiệp
kinh doanh có ít mặt hàng, hàng tồn kho có giá trị lớn, mặt hàng ổn định và loại
hàng tồn kho nhận diện được thì mới có thể áp dụng phương pháp này.
62
Ưu điểm: Đây là phương án tốt nhất, nó tuân thủ nguyên tắc phù hợp của
kế toán, chi phí thực tế phù hợp với doanh thu thực tế. Giá trị của hàng xuất kho
đem bán phù hợp với doanh thu mà nó bỏ ra.
Nhược điểm: Việc áp dụng phương pháp này đòi hỏi những điều kiện khắt
khe chỉ những doanh nghiệp kinh doanh có ít loại hàng, hàng tồn kho có giá trị
lớn, mặt hàng ổn định. Đối với doanh nghiệp có nhiều loại hàng thì không thể áp
dụng được phương pháp này.
Ví dụ 8:
Có tài liệu về tình hình nhập xuất tồn kho vật. liệu A trong tháng tại một
doanh nghiệp như sau:
- Ngày 1/3: Tồn kho l.000kg, đơn giá: 200.000đ/kg (xếp ở vị trí X trong kho).
- Ngày 6/3: Nhập kho 350 kg, đơn giá: 210.000đ/kg (xếp ở vị trí Y trong kho).
- Ngày 20/3: Nhập kho 400 kg, đơn giá: 220.000đ/kg (xếp ở vị trí Z trong kho).
- Ngày 26/3: Xuất kho 600 kg trong đó (xuất 400kg của đợt nhập ngày 20/3 và
200 kg trong số tồn kho).
Yêu cầu: Tính trị giá thực tế vật liệu A toàn bộ ở vị trí Z và phần còn lại X?
Giải:
Trị giá xuất kho vật liệu A: 400 kg x 220.000đ/kg = 88.000.000đ
200kg x 200.000 = 40.000.000đ
Tổng trị giá xuất kho = 128.000.000đ
d. Phương pháp giá bán lẻ

Đây là phương pháp mới bổ sung theo thông tư 200 và được áp dụng cho loại
hình kinh doanh như ở các siêu thị
Phương pháp này thường được dùng trong ngành bán lẻ để tính giá trị của
hàng tồn kho với số lượng lớn các mặt hàng thay đổi nhanh chóng và có lợi
nhuận biên tương tự mà không thể sử dụng các phương pháp tính giá gốc khác.
Giá gốc hàng tồn kho được xác định bằng cách lấy giá bán của hàng tồn kho trừ
đi lợi nhuận biên theo tỷ lệ phần trăm hợp lý. Tỷ lệ được sử dụng có tính đến các
mặt hàng đó bị hạ giá xuống thấp hơn giá bán ban đầu của nó. Thông thường
mỗi bộ phận bán lẻ sẽ sử dụng một tỷ lệ phần trăm bình quân riêng.
63
Chi phí mua hàng trong kỳ được tính cho hàng tiêu thụ trong kỳ và hàng
tồn kho cuối kỳ. Việc lựa chọn tiêu thức phân bổ chi phí mua hàng tùy thuộc
tình hình cụ thể của từng doanh nghiệp nhưng phải thực hiện theo nguyên tắc
nhất quán
Phương pháp giá bán lẻ được áp dụng cho một số đơn vị đặc thù (ví dụ
như các đơn vị kinh doanh siêu thị hoặc tương tự)
Đặc điểm của loại hình kinh doanh siêu thị là chủng loại mặt hàng rất lớn,
mỗi mặt hàng lại có số lượng lớn. Khi bán hàng, các siêu thị không thể tính ngay
giá vốn của hàng bán vì chủng loại và số lượng các mặt hàng bán ra hàng ngày
rất nhiều, lượng khách hàng đông. Vì vậy, các siêu thị thường xây dựng một tỷ
lệ lợi nhuận biên trên giá vốn hàng mua vào để xác định ra giá bán hàng hóa
(tức là doanh thu). Sau đó, căn cứ doanh số bán ra và tỷ lệ lợi nhuận biên, siêu
thị sẽ xác định giá vốn hàng đã bán và giá trị hàng còn tồn kho.
Ví dụ
Chúng ta có giá gốc của hàng tồn đầu kỳ là 1.000, siêu thị có thể xây
dựng một lợi nhuận nhất định để tính ra giá bán, ví dụ lợi nhuận định mức lúc
đầu kỳ xây dựng là 40% thì giá bán là 1400, sau đó siêu thị trong kỳ nhập hàng,
giá gốc tồn kho mua trong kỳ là 3.000, lợi nhuận định mức 20%, suy ra giá bán
là 3.600. Giả định rằng nếu doanh nghiệp này tiêu thụ hết hàng tồn kho trong kỳ
thì siêu thị có doanh só là 5.000 nếu bán hết cả hàng tồn đầu kỳ và hàng nhập
trong kỳ nhưng thực tế siêu thị này không đạt mức phân phối này mà chỉ đạt
mức phân phối 4.500, doanh số thực sự là 4.500. Do không đạt được mức doanh
số 5.000 mà chỉ đạt doanh số 4.500 nên chúng ta suy ra còn tồn hàng tồn kho
chưa tiêu thụ hết nhưng không biết giá gốc của lượng hàng tồn kho đó mà chỉ
biết nếu đem số hàng đó đi bán thì mang lại doanh số là 500.
Giá gốc của lượng hàng tồn kho= doanh thu dự kiến/(giá gốc của hàng tồn
kho đầu kỳ + giá gốc của hàng nhập trong kỳ)= 5.000/4.000 = 1,25
Hay tỷ lệ lợi nhuận định mức bình quân của kỳ kế toán là 25%
Giá gốc hàng tồn kho chưa tiêu thụ trong kỳ = 500/1,25=400
Xuất trong kỳ = tồn đầu kỳ + mua trong kỳ - tồn cuối kỳ
64
= 1000+3000-400= 3.600
Ta ghi nhận giá vốn xuất hàng tiêu thụ trong kỳ là 3.600 thay vì cứ xuất hàng
tốn kho ra là chúng ta ghi nhận giá vốn

65
BÀI TẬP VÍ DỤ VÀ THỰC HÀNH
Bài tập 1
Tại 1 DN có tình hình nguyên vật liệu chính A trong tháng 5/2015 như sau:
Đơn vị tính: đồng

THÀNH
TRÍCH YẾU SL ĐG
TIỀN

01/05/2015 – Tồn kho NVL chính A 300 4.000 1.200.000

03/05/2015 – Nhập kho NVL chính A 700 3.900 2.730.000

05/05/2015 – Xuất kho NVL chính A để sản xuất SP 800

10/05/2015- Nhập kho NVL chính A 1.000 4.040 4.040.000

13/05/2015 – Nhập kho NVL chính A 200 4.050 810.000

15/05/2015 – Xuất kho NVL chính A để sản xuất SP 700

20/05/2015- xuất kho NVL chính A để sản xuất SP 300

25/05/2015 – Nhập kho NVL chính A 500 4.500 2.250.000

Yêu cầu: Hãy xác định giá trị xuất kho của NVL chính A trong tháng 05/2015
theo các phương pháp FIFO, bình quân gia quyền liên hoàn và bình quân gia
quyền cả kỳ (cho cả 2 phương pháp kế toán hàng tồn kho: kê khai thường xuyên
và kiểm kê định kỳ).
Bài tập 2 : Tại một doanh nghiệp sản xuất có tình hình sau đây:
Vật liệu A tồn kho đầu kỳ: 2.000kg × 10.050đ/kg
Trong kỳ phát sinh các nghiệp vụ nhập, xuất vật liệu như sau:
+ Mua nhập kho 3.000kg, giá mua: 10.000đ/kg, thuế GTGT 10% trên giá mua,
chi phí vận chuyển 300.000đ, trả bằng tiền mặt toàn bộ.

66
+ Xuất 3.500kg để sản xuất sản phẩm.
+ Mua nhập kho 4.000kg, giá mua 9.950đ/kg, thuế GTGT 10% trên giá mua,
chưa trả tiền người bán, chi phí vận chuyển 520.000đ trả bằng tiền mặt.
+ Xuất 4.000kg để sản xuất sản phẩm.
+ Mua nhập kho 1.000kg, giá mua 10.050đ/kg, thuế GTGT 10% trên giá mua đã
trả bằng tiền gửi ngân hàng, chi phí vận chuyển 100.000đ trả bằng tiền mặt.
Yêu cầu:
1.Hãy xác định trị giá vật liệu A nhập kho ở các nghiệp vụ phát sinh nêu trên
2. Xác định giá xuất kho vật liệu A được tính theo phương pháp FIFO và bình
quân gia quyền
Biết : DN hạch toán hàng tồn kho theo phương pháp kê khai thường xuyên, tính
thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ
Bài tập 3: Công ty X là một đơn SXKD tổng hợp, hạch toán hàng tồn kho theo
phương pháp kê khai thường xuyên và tính thuế GTGT theo phương pháp khấu
trừ. Trích tài liệu về vật liệu X trong tháng 2/N như sau:
Tồn kho đầu tháng: 6.000m, đơn giá 10.000 đồng/m.
Trong tháng 2/N, vật liệu X biến động như sau:
+ Ngày 3, xuất kho 2.000m để sản xuất sản phẩm.
+ Ngày 6, xuất kho 1.000m cho nhu cầu chung ở phân xưởng.
+ Ngày 7, nhập kho 5.000m, giá mua ghi trên hoá đơn thuế GTGT phải trả cho
công ty K là 56.100.000 đồng (trong đó thuế GTGT là 5.100.000 đồng). Chi phí
vận chuyển, bốc dỡ chi bằng tiền mặt cả thuế GTGT 5% là 630.000 đồng. Tiền
mua vật liệu doanh nghiệp đã trả bằng chuyển khoản sau khi trừ chiết khấu
thanh toán 1% được hưởng.
+ Ngày 10, xuất kho 3.000m để góp vốn liên kết dài hạn với công ty Y. Giá trị
vốn góp được ghi nhận là 35.000.000 đồng.
+ Ngày 12, dùng tiền vay ngắn hạn thu mua 5.000m nhập kho, giá mua chưa
thuế GTGT ghi trên hoá đơn 10.000 đồng/m, thuế GTGT 1.000 đồng/m. Chi phí
vận chuyển phải trả cho công ty M cả thuế GTGT 5% là 2.100.000 đồng.

67
+ Ngày 14, nhận vốn góp liên doanh từ công ty Q là 2.000m, giá trị vốn góp
được ghi nhận là 23.600.000 đồng.
+ Ngày 15, xuất kho 7.000m để tiếp tục chế biến sản phẩm.
+ Ngày 20, mua của công ty V 1.000m, giá mua chưa thuế GTGT ghi trên hoá
đơn là 10.300 đồng/m, thuế GTGT 10%, hàng đã kiểm nhận và nhập kho đủ,
chưa trả tiền cho công ty V. Chi phí vận chuyển (bao gồm cả thuế GTGT 10%)
chi hộ cho công ty V bằng tiền mặt là 1.100.000 đồng.
+ Ngày 25, xuất kho 2.000m để sản xuất sản phẩm.
+ Ngày 27, xuất 1.000m phục vụ ở bộ phận bán hàng là 500m, ở bộ phận quản
lý doanh nghiệp là 500m.
+ Ngày 28, kiểm kê kho vật liệu, còn 3.000m tồn kho.
Yêu cầu:
– Tính giá thực tế vật liệu nhập kho
- Tính giá thực tế vật liệu xuất kho theo các phương pháp sau: nhập
trước xuất trước, bình quân gia quyền liên hoàn.

68
CHƯƠNG IV: PHƯƠNG PHÁP ĐỐI ỨNG TÀI KHOẢN
4.1. Khái niệm, nội dung, ý nghĩa, tác dụng của phương pháp đối ứng tài
khoản
4.1.1. Khái niệm đối ứng tài khoản
Đối ứng tài khoản là phương pháp phản ánh sự biến động của tài sản,
nguồn vốn và các quá trình hoạt động được thể hiện trong mỗi nghiệp vụ kinh tế
phát sinh.
Đối ứng tài khoản là phương pháp thông tin và kiểm tra quá trình hoạt
động của mỗi loại tài sản, nguồn vốn và quá trình kinh doanh theo mối quan hệ
biện chứng được phản ánh trong mỗi loại nghiệp vụ kinh tế phát sinh.

4.1.2 Nội dung của phương pháp đối ứng tài khoản
Phương pháp đối ứng tài khoản được cấu thành bởi 2 yếu tố: tài khoản kế
toán và các quan hệ đối ứng tài khoản.

4.1.3. Ý nghĩa, tác dụng của phương pháp đối ứng tài khoản
4.1.3.1. Ý nghĩa của phương pháp đối ứng tài khoản

Phương pháp đối ứng tài khoản là cầu nối giữa việc lập chứng từ với báo
cáo tài chính (việc tổng hợp tình hình của đơn vị). Phương pháp đối ứng tài
khoản có vai trò quan trọng trong việc quản lý tài sản của đơn vị kế toán, là công
việc không thể thiếu trước khi lập báo cáo tài chính.

4.1.3.2. Tác dụng của phương pháp đối ứng tài khoản

Phương pháp đối ứng tài khoản có vai trò rất quan trọng trong việc cung
cấp thông tin cho quản lý và trong hệ thống kế toán: Phương pháp đối ứng tài
khoản giúp phân loại được tài sản theo lọai và theo nguồn hình thành, phản ánh
được số hiện có và sự biến động của mỗi loại tài sản, nguồn vốn trong quá trình
hoạt động của đơn vị.

69
4.2. Tài khoản kế toán
4.2.1 Khái niệm tài khoản
Tài khoản kế toán là phương pháp phân loại nghiệp vụ kinh tế phát sinh
theo từng đối tượng kế toán để phản ánh một cách thường xuyên liên tục và có
hệ thống số hiện có và tình hình biến động của từng đối tượng kế toán.

4.2.2 Kết cấu của tài khoản


4.2.2.1 Dạng đơn giản của tài khoản

Dạng đơn giản của tài khoản gồm 3 yếu tố: Tên gọi, bên Nợ, bên Có.
Dạng tài khoản này được gọi là tài khoản chữ T. Kết cấu dạng chữ T, như sau:

Nợ TÊN TÀI KHOẢN Có

+ Tên gọi: tên gọi của tài khoản là tên của đối tượng của kế toán được tài
khoản phản ánh(tên của tài sản, nguồn vốn,..) và phù hợp với nội dung kinh tế
của đối tượng kế toán.
+ Bên trái của TK gọi là Nợ (debits)
+ Bên phải của TK gọi là Có (Credits)
Nợ và Có chỉ mang tính quy ước để ghi chép chứ không bao hàm ý nghĩa về mặt
kinh tế và chỉ có ý nghĩa khi gắn với từng tài khoản.

4.2.2.2. Dạng đầy đủ của tài khoản

Trong thực tế tài khoản được biểu hiện dưới dạng số tờ rời hoặc đóng thành
quyển như sổ cái và các sổ chi tiết (mẫu như sau):

70
TÊN TÀI KHOẢN:
SỐ HIỆU:

Chứng từ Diễn giải TK đối ứng Số tiền

Ngày Số hiệu Nợ Có

4.2.3. Nguyên tắc ghi chép vào tài khoản kế toán


4.2.3.1. Nguyên tắc chung ghi chép vào các TK kế toán

- Số ghi tăng (số phát sinh tăng) được ghi ở một bên của tài khoản.
- Số ghi giảm (số phát sinh giảm) được ghi ở bên kia.
- Ghi Nợ tài khoản là ghi số tiền vào bên Nợ của tài khoản (bên trái).
- Ghi Có của tài khoản là ghi số tiền vào bên Có của tài khoản (bên phải).
- Số dư của tài khoản (dư cuối kỳ) là số chênh lệch giữa số ghi bên Nợ và
bên Có và giữa số ghi bên Có và bên Nợ. Khi tổng số tiền bên nợ của một tài
khoản lớn hơn tổng số tiền bên có của nó ta có số dư Nợ, ngược lại ta có số dư
Có.
- Số dư cuối kỳ được tính như sau:
Số dư cuối kỳ (SDCK) = Số dư đầu kỳ (SDĐK) + Số phát sinh tăng (SPST) –
Số phát sinh giảm (SPSG)

4.2.3.2. Nguyên tắc ghi vào từng loại tài khoản

Tài khoản kế toán có nhiều loại song có thể chia tài khoản kế toán thành
các loại sau:
- Loại tài khoản phản ánh tài sản
- Loại tài khoản phản ánh nguồn vốn
- Loại tài khoản phản ánh doanh thu (thu nhập)
- Loại tài khoản phản ánh chi phí

71
- Loại tài khoản xác định kết quả kinh doanh
- Nguyên tắc ghi chép vào từng loại tài khoản như sau:
a. Nguyên tắc ghi vào tài khoản tài sản:
- Số dư đầu kỳ: là giá trị hiện có đầu kỳ và được ghi ở bên Nợ của tài
khoản
- Số phát sinh tăng: là các nghiệp vụ kinh tế làm tăng tài sản, được ghi ở
bên Nợ tài khoản.
- Số phát sinh giảm: là các nghiệp vụ làm giảm tài sản trong kỳ, được ghi
ở bên Có tài khoản.
- Số dư cuối kỳ ghi cùng bên với số dư đầu kỳ (bên Nợ)
Có thể khái quát hóa nguyên tắc ghi vào tài khoản tài sản theo sơ đồ sau:

TÀI KHOẢN TÀI SẢN

Số dư đầu kỳ:
Số phát sinh tăng Số phát sinh giảm

Cộng PS tăng Cộng PS giảm

Số dư cuối kỳ:

Ví dụ: Lấy tài khoản tiền mặt để minh họa nguyên tắc ghi vào tài khoản tài sản
Giả sử tại doanh nghiệp X có tài liệu liên quan đến tiền mặt của doanh nghiệp
như sau:
- Số dư đầu kỳ của khoản tiền mặt tại quỹ là: 100.000.000 đ
- Các nghiệp vụ kinh tế phát sinh trong kỳ liên quan đến tiền mặt:
1.Thu tiền nợ của khách hàng nhập quỹ tiền mặt: 20.000.000 đ
2.Rút tiền gửi ngân hàng nhập về quỹ tiền mặt: 50.000.000 đ
3.Chi tạm ứng hộ CNV bằng tiền mặt: 5.000.000 đ
4. Trả nợ cho người bán bằng tiền mặt: 20.000.000đ

72
Tình hình trên được phản ánh vào tài khoản tiền mặt như sau:

TÀI KHOẢN: TIỀN MẶT


SDĐK: 100.000.000
(1) 20.000.000 5.000.000 (3)
(2) 50.000.000 20.000.000 (4)
CPS: 70.000.000 CPS: 25.000.000
SDCK: 145.000.000
b. Nguyên tắc ghi chép vào tài khoản phản ánh nguồn vốn
- Số dư đầu kỳ: là giá trị hiện có nguồn vốn đầu kỳ ghi ở bên Có tài khoản.
- Số phát sinh tăng: là những nghiệp vụ kinh tế làm tăng nguồn vốn trong kỳ,
ghi bên Có tài khoản.
- Số phát sinh giảm: là những nghiệp vụ cụ thể làm giảm nguồn vốn trong kỳ,
ghi bên nợ tài khoản.
- Số dư cuối kỳ: là giá trị nguồn vốn hiện có cuối kỳ được ghi cùng bên với bên
số dư đầu kỳ
Nguyên tắc ghi chép vào tài khoản phản ánh nguồn vốn ngược với tài
khoản tài sản, được khái quát trên sơ đồ sau:
TÀI KHOẢN NGUỒN VỐN
Số dư đầu kỳ:
Số phát sinh giảm Số phát sinh tăng
Cộng PS giảm Cộng PS tăng
Số dư cuối kỳ:
Ví dụ: Lấy khoản Vay và nợ thuê tài chính để minh họa cho nguyên tắc ghi
vào tài khoản nguồn vốn.
Số dư 1/3/200N, khoản vay ngân hàng X là 300.000.000đ
Ngày 5/3/200N, vay của ngân hàng X để trả người bán: 200.000.000đ

73
Ngày 10/3/200N, rút tiền gửi để trả tiền vay ngân hàng X: 100.000.000đ
Tình hình trên vào tài khoản Vay và nợ thuê tài chính như sau (dạng chữ T)

Nợ TK: Vay và nợ thuê tài chính Có

SDĐK: 300.000.000
(2) 100000000 200000000 (1)

Cộng PS 100000000 Cộng PS: 200.000.000

SDCK: 400.000.000

c. Nguyên tắc phản ánh vào các tài khoản: Doanh thu, Chi phí, Xác định kết
quả hoạt động:
- Nguyên tắc phản ánh vào các tài khoản Doanh thu
+ Các khoản ghi giảm doanh thu (thu nhập) cũng như kết chuyển doanh
thu thuần (thu nhập) vào lúc cuối kỳ được ghi vào bên trái của tài khoản doanh
thu (thu nhập), tức bên Nợ.
+ Tổng phát sinh tăng doanh thu (thu nhập) được ghi vào bên phải của tài
khoản doanh thu (thu nhập), tức bên Có
+ Tài khoản doanh thu (thu nhập) không có số dư
Có thể tóm tắt nguyên tắc ghi chép vào tài khoản doanh thu (thu nhập) như sau

TÀI KHOẢN DOANH THU (THU NHẬP)

- Các khoản ghi giảm Tổng phát sinh tăng doanh


doanh thu (thu nhập) thu (thu nhập)
- Kết chuyển doanh thu
thuần (thu nhập thuần)

Cộng PS giảm Cộng PS tăng

74
- Nguyên tắc phản ánh vào tài khoản Chi phí
+ Chi phí hoạt động sản xuất kinh doanh, hoạt động tài chính và hoạt
động khác phát sinh được tập hợp vào bên nợ của tài khoản
+ Các khoản ghi giảm chi phí từng hoạt động và kết chuyển chi phí vào
lúc cuối kỳ được ghi vào bên phải của tài khoản, tức bên có
+ Các tài khoản chi phí không có số dư cuối kỳ
Có thể khái quát nguyên tắc ghi chép vào loại tài khoản chi phí trên sơ đồ
chữ T như sau:

TÀI KHOẢN CHI PHÍ

Tập hợp chi phí hoạt động Các khoản ghi giảm chi phí
SXKD hoạt động tài chính
và hoạt động hoạt động
khác phát sinh

Cộng phát sinh tăng Cộng phát sinh giảm

- Nguyên tắc ghi chép vào tài khoản Xác định kết quả hoạt động
Có thể khái quát nguyên tắc ghi chép vào loại tài khoản Xác định kết quả
hoạt động trên sơ đồ chữ T như sau

TÀI KHOẢN XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG

- Kết chuyển chi phí từng - Kết chuyển doanh thu, thu
hoạt động nhập từng hoạt động

- Kết chuyển lãi - Kết chuyển lỗ

75
4.2.4. Tài khoản cấp 1 và tài khoản cấp 2, kế toán tổng hợp và kế toán chi tiết.
4.2.4.1. Tài khoản cấp 1và tài khoản cấp 2 ( Tài khoản tổng hợp và tài khoản
chi tiết)

Để quản lý kinh tế quy mô trên toàn doanh nghiệp trước hết yêu cầu kế
toán cung cấp những thông tin chung về đối tượng kế toán, những chỉ tiêu này
do tài khoản cấp 1 (tài khoản tổng hợp cung cấp). Tuy vậy, trong quản lý kinh tế
nhất là khâu quản lý nghiệp vụ đòi hỏi những chỉ tiêu có mức độ chi tiết hơn do
vậy cùng với tài khoản cấp 1 phải có tài khoản cấp 2 (tài khoản chi tiết):
- Tài khoản cấp 1 (tài khoản tổng hợp)
+ Tài khoản cấp 1 còn được gọi là tài khoản tổng hợp, là các tài khoản được mở
ra để phản ánh thông tin tổng hợp về đối tượng kế toán. Ví dụ: tài khoản Nguyên
vật liệu, tài khoản Tài sản cố định hữu hình…. Tài khoản cấp 1 được biểu hiện
dưới hình thức sổ cái

SỔ CÁI
Năm: ………….
Tên tài khoản:………Số hiệu……….

Ngày Chứng từ Diễn giải Số hiệu Số phát sinh


Tháng TKĐƯ

Năm Nợ Có

Số Ngày
tháng

Số trang trước chuyển sang

Phát sinh trong kỳ

Cộng chuyển sang trang


sau

- Tài khoản cấp 2 (tài khoản phân tích)


76
+ Là các tài khoản được mở ra để phản ánh chi tiết các đối tượng kế toán đã
phản ánh trong tài khoản cấp 1. Ví dụ: tài khoản tiền mặt có các tài khoản cấp 2
là: tài khoản Tiền mặt bằng tiền Việt Nam, tài khoản Tiền mặt bằng ngoại tệ ),
tài khoản Tiền mặt bằng vàng bạc, đá quý.
+ Trong thực tế tài khoản cấp 2 được thể hiện dươi dạng sổ chi tiết
SỔ CHI TIẾT
TÊN SỔ: ……………

Chứng từ Diễn giải TK đối ứng Số tiền Chi tiết

Số Ngày Mục Mục Mục Mục

- Mối quan hệ giữa tài khoản cấp 1 và tài khoản cấp 2:


+ Tổng cộng số phát sinh, số dư của các tài khoản cấp 2 phải bằng số phát sinh,
số dư của tài khoản cấp 1 đã mở ra các tài khoản cấp 2 đó.

4.2.6.2. Kế toán tổng hợp, kế toán chi tiết

- Kế toán tổng hợp:


Kế toán tổng hợp là phản ánh và giám đốc các đối tượng kế toán một cách
tổng quát theo những nghiệp vụ kinh tế phát sinh trong doanh nghiệp.
- Kế toán chi tiết:
Là việc phản ánh chi tiết, tỉ mỉ từng loại tài sản, từng loại nguồn vốn cũng
như các đối tượng kế toán khác theo yêu cầu quản lý cụ thể của đơn vị.
- Mối quan hệ giữa kế toán tổng hợp và kế toán chi tiết:
Giữa kế toán tổng hợp và kế toán chi tiết có mối quan hệ mật thiết với
nhau:

77
+ Kế toán tổng hợp và kế toán chi tiết cùng có chung một đối tượng phản ánh.
+ Kế toán tổng hợp được thể hiện trên hệ thống tài khoản cấp 1
+ Kế toán tổng hợp dùng thước đo giá trị
+Kế toán tổng hợp thu thập các thông tin mang tính pháp lý (bắt buộc)
+ Kế toán chi tiết được thể hiện trên hệ thống tài khoản cấp 2 hay sổ chi tiết
+Kế toán chi tiết dùng cả 3 loại thước đo: tiền, hiện vật, thời gian lao động.
+Kế toán chi tiết thu thập các thông tin phụ thuộc vào quá trình ra quyết định
quản lý của doanh nghiệp.

4.3. Các quan hệ đối ứng tài khoản


4.3.1 Khái niệm
Các quan hệ đối ứng tài khoản là quan hệ giữa tài khoản với nhau biểu thị
mối quan hệ giữa tài sản với tài sản giữa nguồn vốn với nguồn vốn, giữa tài sản
với nguồn vốn.

4.3.2. Các quan hệ đối ứng tài khoản


Các quan hệ đối ứng tài khoản rất nhiều song có thể quy về 4 loại như sau:
- Loại 1: Nghiệp vụ kinh tế phát sinh làm tăng tài sản này và làm giảm tài sản
khác
Ví dụ: Rút tiền gửi NH về quỹ tiền mặt
- Loại 2: Nghiệp vụ kinh tế phát sinh làm tăng nguổn vốn này và làm giảm
nguồn vốn khác
Ví dụ: Vay ngắn hạn ngân hàng trả cho người bán
- Loại 3: Nghiệp vụ kinh tế phát sinh làm tăng 1 khoản tài sản đồng thời làm
tăng 1 khoản nguồn vốn
Ví dụ: Được nhà nước cấp vốn kinh doanh bằng tài sản cố định hữu hình
- Loại 4: Nghiệp vụ kinh tế phát sinh làm giảm 1 khoản tài sản đồng thời làm
giảm 1 khoản nguồn vốn tương ứng.
Ví dụ: Rút TGNH để trả người bán:

78
4.4. Phương pháp phản ánh các nghiệp vụ kinh tế vào tài khoản kế toán
Các nghiệp vụ kinh tế phát sinh phải được phản ánh vào tài khoản kế toán
theo những phương pháp nhất định. Có 2 phương pháp phản ánh các nghiệp vụ
kinh tế phát sinh vào tài khoản đó là: phương pháp ghi kép (ghi sổ kép) và
phương pháp ghi đơn.

4.4.1. Phương pháp ghi kép (ghi sổ kép)


4.4.1.1 Khái niệm

Ghi kép hay còn gọi là ghi sổ kép là phương pháp phản ánh nghiệp vụ
kinh tế phát sinh vào ít nhất 2 tài khoản kế toán có liên quan theo mối quan hệ
khách quan giữa các đối tượng kế toán và theo đúng mối quan hệ giữa các tài
khoản kế toán. Ghi kép là ghi vào bên Nợ của tài khoản này và vào bên Có của
tài khoản kia.

4.4.1.2. Ví dụ về ghi kép

Rút tiền gửi ngân hàng về quỹ TM 500 triệu đồng. Nghiệp vụ này được
ghi sổ kép như sau:
TK Tiền gửi ngân hàng TK Tiền mặt
500.000.000 (1) 500.000.000

4.4.1.3. Quy trình ghi sổ kép

Quy trình ghi sổ kép gồm 2 bước: Định khoản và sau đó ghi vào sổ
a. Định khoản:
- Khái niệm định khoản: là việc xác định xem nghiệp vụ kinh tế phát sinh được
ghi vào những tài khoản nào và được ghi với số tiền là bao nhiêu. Định khoản là
việc xác định xem tài khản nào ghi nợ , tài khoản nào ghi Có, số tiền là bao
nhiêu căn cứ vào nội dung nghiệp vụ kinh tế phát sinh.
- Ví dụ về định khoản:

79
Rút tiền gửi ngân hàng về quỹ TM 500 triệu đồng. Nghiệp vụ này được
định khoản như sau:
Nợ TK Tiền mặt: 500.000.000
Có TK Tiền gửi ngân hàng: 500.000.000
- Phân loại định khoản: có 2 loại định khoản: định khoản giản đơn và định
khoản phức tạp.
+ Định khoản giản đơn: là loại định khoản nêu lên quan hệ đối ứng của 2 tài
khoản kế toán
Ví dụ: Nợ TK Tiền mặt: 500.000.000
Có TK Tiền mặt: 500.000.000
+ Định khoản phức tạp: là loại định khoản nêu lên qaun hệ đối ứng từ 3 tài
khoản trở lên, và gồm 2 loại: định khoản phức tạp thông thường, định khoản
phức tạp đặc biệt
Định khoản phức tạp thông thường: Là loại định khoản nêu lên quan hệ
đối ứng mà trong đó ghi Nợ một tài khoản đối ứng với Có nhiều tài khoản và
ngược lại.
Ví dụ:
Nợ TK nguyên vật liệu: 700.000.000
Có TK tiền mặt: 200.000.000
Có TK phải trả người bán: 500.000.000
Hoặc: Nợ TK nguyên vật liệu: 500.000.000
Có TK tiền mặt: 200.000.000
Có TK vay và nợ thuê tài chính: 700.000.000
Định khoản phức tạp đặc biệt: Là loại định khoản phức tạp mà trong đó
nhiều tài khoản Nợ đối ứng với nhiều tài khoản Có.

80
Ví dụ: mua NVL nhập kho, giá mua chưa thuế 100 triệu đồng, thuế GTGT 10%,
thanh toán 50% bằng tiền mặt, 50% bằng chuyển khoản (công ty được khấu trừ
thuế GTGT).
Nợ TK Nguyên vật liệu: 100.000.000
Nợ TK Thuế GTGT được khấu trừ: 10.000.000
Có TK Tiền mặt: 55.000.000
Có TK Tiền gửi ngân hàng: 55.000.00
- Một số quy định khi định khoản kế toán
+ Khi định khoản tài khoản Nợ ghi trước, tài khản Có ghi sau
+Trong một định khoản, tổng số tiền ghi Nợ phải bằng tổng số tiền ghi Có
+ Có thể tách các định khoản phức tạp thành các định khoản giản đơn, và ngược
lại có thể gộp các định khoản giản đơn thành các định khoản phức tạp.
b. Ghi sổ: là ghi vào các sổ có liên quan trên cơ sở đã định khoản. Kế toán căn
cứ vào hình thức tổ chức sổ của đơn vị để lựa chọn các sổ kế toán thích hợp.

4.4.2. Phương pháp ghi đơn


Ghi đơn là phương pháp phản ánh nghiệp vụ kinh tế phát sinh vào 1 tài
khoản kế toán. Ghi đơn là ghi vào bên Nợ của một tài khoản hay vào bên Có của
một tài khoản.
Phương pháp ghi đơn chỉ được áp dụng ở các đơn vị Hành chính sự
nghiệp khi nhận kinh phí cấp phát của nhà nước...

4.5. Hệ thống tài khoản kế toán thống nhất


Để đảm bảo tính thống nhất trong việc ghi chép nhà nước đã ban hành hệ
thống tài khoản kế toán thống nhất.
- Hệ thống tài khoản thống nhất là một bộ phận quan trọng trong hệ thồng
chế độ kế toán được nhà nước quy định áp dụng trong nền kinh tế. Hệ thống tài
khoản là danh mục các tài khoản kế toán mà các đơn vị phải sử dụng để phản
ánh cá đối tượng kế toán của đơn vị kế toán.
- Hệ thống tài khoản kế toán thống nhất quy định các nội dung cơ bản sau:
81
+ Số lượng, tên gọi, và số hiệu của các tài khoản: Hệ thống tài khoản
được chia làm nhiều loại trong từng loại bao gồm nhiều tài khoản cấp 1 và cấp 2
khác nhau, mỗi tài khoản kí hiệu bằng một con số: Tài khoản cấp 1, có 3 chữ số:
Tài khoản cấp 2, có 4 chữ số: Số thứ nhất: là loại TK ; Số thứ hai: là nhóm
TK ;Số thứ ba là thứ tự TK trong nhóm.
+ Nội dung kinh tế, công dụng kinh tế của từng tài khoản cấp 1 và 2
+ Kết cấu của từng tài khoản
+Một số quan hệ đối ứng chủ yếu của từng tài khoản
Ngày 22 tháng 12 năm 2014 Bộ Tài chính đã ban hành danh mục hệ thống
tài khoản kế toán áp dụng cho các doanh nghiệp, sau đây là danh mục hệ thống
tài khoản kế toán theo Thông tư 200 của Bộ Tài chính.

4.6. Khóa tài khoản, kết chuyển tài khoản, mở lại tài khoản
4.6.1. Khóa tài khoản
- Khóa tài khoản hay còn gọi là khóa sổ: là chấm dứt việc ghi vào một tài khoản
tại thời điểm đó và còn được gọi là tất toán hay bình toán.
- Việc khóa tài khoản thường được tiến hành vào cuối kỳ kế toán trước khi lập
báo cáo kế toán.
- Muốn khóa sổ phải cộng số phát sinh trong kỳ và tính số dư cuối kỳ.
- Ví dụ: Ta khóa tài khoản tiền mặt trên đây:
TÀI KHOẢN: TIỀN MẶT

SDĐK: 100.000.000
(1) 20.000.000 5.000.000 (3)
(2) 50.000.000 20.000.000 (4)

CPS: 70.000.000 CPS: 25.000.000

SDCK: (khóa)145.000.000

82
4.6.2. Kết chuyển tài khoản
- Kết chuyển tài khoản là việc chuyển số tiền phát sinh từ tài khoản này
sang một tài khoản khác.
- Việc kết chuyển tài khoản thường được thực hiện vào cuối kỳ kế toán,
để tập hợp chi phí sản xuất kinh doanh phục vụ việc tính giá thành hay để xác
định kết quả sản xuất kinh doanh.
- Có 2 trường hợp kết chuyển:
+Từ bên nợ tài khoản này sang bên nợ của tài khoản khác
+ Từ bên có của tài khoản này sang bên có của tài khoản khác
Ví dụ 1: Cuối kỳ kế toán kết chuyển chi phí Nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí
Nhân công trực tiếp, chi phí Sản xuất chung vào tài khoản Chi phí sản xuất kinh
doanh dở dang
Nợ TK 154
Có TK 621
Có TK 622
Có TK 627
Ví dụ 2: Kết chuyển doanh thu, thu nhập khác vào tài khoản 911
Nợ TK 511
Nợ TK 515
Nợ TK 711
Có TK 911

4.6.3. Mở lại tài khoản


- Vào đầu kỳ sau hoặc năm sau kế toán phải mở sổ kế toán theo danh mục
đã quy định.
- Mở lại tài khoản là đem số dư của tài khoản ở cuối kỳ trước ghi vào số
dư đầu kỳ này.

83
BÀI TẬP VÍ DỤ VÀ BÀI TẬP THỰC HÀNH CHƯƠNG 4
I. Bài tập ví dụ:
Bài 1: Hãy định khoản các nghiệp vụ kinh tế phát sinh sau:
1.Doanh nghiệp rút tiền gửi ngân hàng về nhập quỹ tiền mặt 10 triệu đồng.
2.Doanh nghiệp được người mua trả nợ bằng tiền mặt 30 triệu đồng.
3.Doanh nghiệp dùng tiền gửi ngân hàng trả nợ cho người bán 20 triệu đồng.
4.Doanh nghiệp dùng tiền mặt trả nợ vay ngắn hạn ngân hàng 30 triệu đồng.
5.Doanh nghiệp vay ngắn hạn ngân hàng 20 triệu đồng để trả nợ cho người bán.
6.Doanh nghiệp mua một số nguyên vật liệu trị giá 25 triệu đồng chưa trả tiền
người bán.
7.Doanh nghiệp dùng tiền mặt mua một số công cụ trị giá 5 triệu đồng.
8.Doanh nghiệp được cấp một tài sản cố định hữu hình trị giá 50 triệu đồng.
9.Doanh nghiệp xuất nguyên liệu cho sản xuất sản phẩm trị giá 20 triệu đồng.
10.Doanh nghiệp dùng lãi chưa phân phối bổ sung nguồn vốn kinh doanh 25
triệu đồng.
Lời giải:

1. Nợ TK 111: 10.000.000 6.Nợ TK 152: 25.000.000


Có TK 112: 10.000.000 Có TK 331: 25.000.000
2.Nợ TK 111: 30.000.000 7.Nợ TK 153: 5.000.000
Có TK 131: 30.000.000 Có TK 111: 5.000.000
3.Nợ TK 331: 20.000.000 8. Nợ TK 211: 50.000.000
Có TK 112: 20.000.000 Có TK 411: 50.000.000
4.Nợ TK 341: 30.000.000 9.Nợ TK 621: 20.000.000
Có TK 111: 30.000.000 Có TK 152: 20.000.000
5.Nợ TK 331: 20.000.000 10. Nợ TK 421: 25.000.000
Có TK 311: 20.000.000 Có TK 411: 25.000.000

84
Bài 2: Tình hình tài sản và nguồn vốn của một doanh nghiệp tính đến ngày
31/12/200N như sau (đơn vị : ngàn đồng).
1.Tiền mặt: 80.000
2.Phải thu khách hàng: 120.000
3.Công cụ dụng cụ: 600.000
4.Tài sản cố định hữu hình: 1.200.000
5.Vay và nợ thuê tài chính: 120.000
6.Phải trả người bán: 60.000
7.Phải trả, phải nộp khác: 20.000
8.Vốn đầu tư của chủ sở hữu: 1.800.000
I. Trong tháng 1/200N +1, tại doanh nghiệp có các nghiệp vụ kinh tế phát sinh
sau:
1.Khách hàng trả nợ cho doanh nghiệp bằng tiền mặt là 20.000.000 đồng.
2.Doanh nghiệp nhận vốn góp của của cổ đồng bằng dây chuyền sản xuất trị giá
200.000.000 đồng.
3.Xuất kho hàng hóa gởi đi bán trị giá: 100.000.000 đồng.
4.Nhập kho một công cụ, dụng cụ trị giá 10.000.000 đồng thanh toán bằng tiền
mặt.
5.Chi tiền mặt 20.000.000 đồng để thanh toán khoản nợ người bán và
10.000.000 đồng thanh toán khoản nợ khác.
6.Chỉ 20.000.000 đồng tiền mặt thanh toán khoản vay ngắn hạn.
Yêu cầu:
1. Mở tài khoản và ghi số dư đầu kỳ vào các tài khoản
2. Định khoản các nghiệp vụ kinh tế phát sinh và phản ánh vào các tài khoản
tương ứng.
Lời giải:

85
1 .Mở tài khoản và ghi số dư đầu kỳ vào các tài khoản được thực hiện ở sơ đồ tài
khoản dưới đây.
2. Định khoản các nghiệp vụ phát sinh:

1.Nợ TK 111: 20.0000.000 4. Nợ TK 153 : 10.000.000


Có TK 131 : 20.000.000 Có TK 111 : 10.000.000
2.Nợ TK 211 : 200.000.000 5.Nợ TK 331: 20.000.000
Có TK 411 : 200.000.000 Nợ TK 338 : 10.000.000
3.Nợ TK 157 : 100.000.000 Có TK 111: 30.000.000
Có TK156: 100.000.000 6. Nợ TK 341: 20.000.000
Có TK 111 : 20.000.000

86
Phản ánh vào sơ đồ tài khoản (ĐV: Ngàn đồng):
TK 111 TK131
SDĐK : 80.000 SDĐK :120.000
20.000(1)
(1) 20.000 10.000 (4)
30.000 (5)
20.000(6)
0 20.000
20.000 60.000
SDCK : 100.000
SDCK : 40.000

TK156 TK211
SDĐK : 600.000 SDDK :1.200.000
100.000(3) (2) 200.000
0 100.000 200.000 0
SDCK : 500.000 SDCK: 1.400.000

TK 157 TK153
SDĐK :0 SDDK :0
(3) 100.000 (4) 10.000 0
100.000 0 10.000 0
SDCK :100.00 SDCK :10.000

TK 341 TK331
SDĐK : 120.000 SDĐK : 60.000
(6)20.000 (5) 20.000 0
20.000 0 20.000 0
SDCK :100.000 SDCK : 40.000

TK338 TK411
SDĐK : 20.000 SDĐK:1.800.000
(5) 10.000 0 0 200.000(2)
10.000 0 0 200.000
SDCK : 10.000 SDCK:2.000.000

87
II. Bài tập thực hành:
Bài 1: Ghi vào tài khoản nguyên vật liệu tài liệu sau và xác định số dư của
tháng:
- Vật liệu tồn kho đầu tháng: 4.000.000đ
- Ngày 02 nhập kho VL có trị giá: 6.000.000đ
- Ngày 05 xuất kho VL để sản xuất sản phẩm có trị giá: 5.000.000đ
- Ngày 12 xuất kho VL để dùng ở phân xưởng có trị giá 2.000.000đ
- Ngày 17 nhập kho VL có trị giá 4.000.000đ
- Ngày 28 nhập kh VL có trị giá 3.000.000đ
Bài 2: Ghi vào tài khoản Phải trả cho người bán tài liệu sau và xác định số tiền
còn nợ người bán vào cuối tháng:
- Số tiền hiện đang nợ người bán vào đầu tháng là 6.000.000đ
- Ngày 05 vay ngắn hạn trả nợ người bán: 3.000.000đ
- Ngày 12 mua công cụ chưa trả tiền
cho người bán: 2.000.000đ
- Ngày 20 dùng TGNH đi trả nợ người bán: 5.000.000đ
- Ngày 25 chi tiền mặt để trả nợ người bán: 4.000.000đ
Bài 3: Căn cứ các định khoản sau đây hãy nêu nội dung các nghiệp vụ kinh tế
phát sinh của từng định khoản:

1. Nợ TK 153: 500.000 4. Nợ TK 421: 10.000.000


Có TK 111: 500.000 Có TK 414: 10.000.000
2. Nợ TK 112: 2.000.000 5. Nợ TK 112: 4.000.000
Có TK 111: 2.000.000 Có TK 131: 4.000.000
3. Nợ TK 333: 800.000 6. Nợ TK 211: 30.000.000
Có TK 111: 800.000 Có TK 411: 30.000.000

88
CHƯƠNG V: PHƯƠNG PHÁP TỔNG HỢP CÂN ĐỐI KẾ TOÁN
5.1. Khái niệm, ý nghĩa, nội dung của phương pháp tổng hợp cân đối kế
toán
5.1.1. Khái niệm phương pháp tổng hợp cân đối kế toán
Tổng hợp cân đối kế toán là phương pháp tổng hợp số liệu từ các sổ kế
toán theo các mối quan hệ cân đối của đối tượng kế toán, nhằm cung cấp thông
tin tài chính cho những người ra sử dụng thông tin kế toán.

5.1.2. Ý nghĩa của phương pháp tổng hợp cân đối kế toán
Phương pháp tổng hợp cân đối kế toán cung cấp những thông tin khái
quát, tổng hợp nhất về các đối tượng kế toán (tình hình tài sản, công nợ, nguồn
vốn, tiền tệ quá trình và kết quả kinh doanh và tình hình khác của doanh nghiệp)
mà các phương pháp: chứng từ, đối ứng tài khoản, tính giá không thể cung cấp
được, giúp cho việc kiểm tra đánh giá và ra quyết định của người sử dụng thông
tin kế toán.

5.1.3. Nội dung của phương pháp tổng hợp cân đối kế toán
Phương pháp tổng hợp cân đối kế toán được cấu thành bởi 2 yếu tố đó là:
hệ thống bảng tổng hợp cân đối kế toán (được gọi là báo cáo kế toán) và chế độ
báo cáo kế toán kèm theo.

5.2. Hệ thống bảng tổng hợp cân đối kế toán


Hệ thống bảng tổng hợp cân đối kế toán của các doanh nghiệp còn được
gọi là hệ thống báo cáo kế toán, bao gồm 2 loại: hệ thống báo cáo tài chính, hệ
thống báo cáo quản trị .

5.2.1. Hệ thống báo cáo tài chính


- Hệ thống báo cáo tài chính là một phần hệ thuộc hệ thống báo cáo kế
toán.
- Hệ thống báo cáo tài chính dùng để cung cấp thông tin về tài sản, nguồn
vốn, tình hình và kết quả hoạt động, các lượng tiền của doanh nghiệp cũng như
một số thông tin tài chính khác để phục vụ cho yêu cầu quản lý của chủ doanh
nghiệp, cơ quan nhà nước và nhu cầu hữu ích của người sử dụng .

89
- Báo cáo tài chính là báo cáo bắt buộc, được nhà nước quy định thống
nhất về danh mục, biểu mẫu và hệ thống các chỉ tiêu, phương pháp lập, nơi gửi
báo cáo và thời gian gửi báo cáo.
- Theo thời hạn lập báo cáo thì hệ thống báo cáo tài chính gồm báo cáo tài
chính năm, báo cáo tài chính giữa niên độ .
+ Báo cáo tài chính năm: là loại báo cáo được lập theo kỳ kế toán năm
(thời điểm cuối năm dương lịch hay hết 12 tháng tròn sau khi thông báo cho cơ
quan thuế). Báo cáo tài chính năm gồm:

Bảng cân đối kế toán Mẫu số B 01-DN

Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh Mẫu số B 02-DN

Báo cáo lưu chuyển tiền tệ Mẫu số B 03-DN

Bản thuyết minh báo cáo tài chính Mẫu số B 09-DN

Trong hệ thống báo cáo tài chính năm của doanh nghiệp thì Bảng cân đối
kế toán và Thuyết minh báo cáo tài chính còn được phân ra thành 2 loại: loại
cho doanh nghiệp đáp ứng giả định hoạt động liên tục và không đáp ứng giả
định hoạt động liên tục.
+ Báo cáo tài chính giữa niên độ là báo cáo được lập vào thời điểm cuối
từng quý, hết sáu tháng (còn được gọi là bán niên), báo cáo giữa niên độ gồm:
Báo cáo tài chính giữa niên độ dạng đầy đủ, Báo cáo tài chính giữa niên độ dạng
tóm lược.
Báo cáo tài chính giữa niên độ dạng đầy đủ, gồm:

Bảng cân đối kế toán giữa niên độ Mẫu số B 01a-DN

Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh giữa niên độ Mẫu số B 02a-DN

Báo cáo lưu chuyển tiền tệ giữa niên độ Mẫu số B 03a-DN

Bản thuyết minh báo cáo tài chính chọn lọc Mẫu số B 09a-DN

90
Báo cáo tài chính giữa niên độ dạng tóm lược, gồm:
Bảng cân đối kế toán giữa niên độ Mẫu số B 01b-DN

Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh giữa niên độ Mẫu số B 02-DN

Báo cáo lưu chuyển tiền tệ giữa niên độ Mẫu số B 03b-DN

Bản thyết minh báo cáo tài chính chọn lọc Mẫu số B 09b-DN

5.2.2. Hệ thống báo cáo quản trị.


- Báo cáo quản trị là những báo cáo phục vụ cho yêu cầu quản trị nội bộ
và điều hành hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Tên, nội dung
các chỉ tiêu trong báo cáo cũng như hình thức trình bày do bộ tài chính quy định.
- Báo cáo quản trị cung cấp thông tin theo yêu cầu của các nhà quản trị để
lập kế hoạch, đánh giá và kiểm soát hoạt động trong doanh nghiệp.
- Báo cáo quản trị được doanh nghiệp lập ra theo yêu cầu quản trị cụ thể
không mang tính pháp lệnh.

5.3. Bảng cân đối kế toán


5.3.1. Khái niệm và tác dụng của bảng cân đối kế toán
5.3.1.1. Khái niệm:
Bảng cân đối kế toán là báo cáo tài chính tổng hợp, phản ánh tổng quát
toàn bộ giá trị tài sản hiện có và nguồn hình thành tài sản đó của doanh nghiệp
tại một thời điểm nhất định.
5.3.1.2. Tác dụng:
Bảng cân đối kế toán là một báo cáo kế toán quan trọng trong hệ thống
báo cáo định kỳ.
- Căn cứ vào chỉ tiêu trong bảng cân đối doanh nghiệp có thể thấy được
toàn bộ tài sản, nguồn vốn hiện có của doanh nghiệp thông qua đó có thể đánh
giá khái quát tình hình tài chính, khả năng thanh toán của doanh nghiệp. Đồng
thời cũng qua số liệu của bảng cân đối, doanh nghiệp có thể biết được hiệu quả
của việc sử dụng vốn, hiệu quả sản xuất kinh doanh và triển vọng tương lai của
doanh nghiệp. Là căn cứ quan trọng giúp các cơ quan chức năng đánh giá, kiểm
91
tra tình hình chấp hành chính sách chế độ kinh tế tài chính của doanh nghiệp,
đồng thời là nguồn tài liệu quan trọng phục vụ cho việc tổng hợp một số chỉ tiêu
tổng hợp của toàn nghành và toàn bộ nền kinh tế quốc dân. Bảng cân đối kế toán
còn là tài liệu quan trọng của các nhà đầu tư tài chính các nhà cho vay và các đối
tượng khác biệt được khả năng thực lực tài chính của doanh nghiệp để có các
quyết định kinh tế đúng đắn.

5.3.2. Nội dung, kết cấu và tính chất của bảng cân đối kế toán
5.3.2.1. Nội dung, kết cấu của bảng cân đối kế toán

a. Nội dung:

- Bảng cân đối kế toán chia làm 2 phần: phần tài sản và phần nguồn vốn.
Phần tài sản phản ánh toàn bộ giá trị tài sản hiện có của doanh nghiệp tại thời
điểm lập báo cáo. Phần nguồn vốn phản ánh nguồn hình thành giá trị tài sản hiện
có của doanh nghiệp tại thời điểm lập báo cáo.
b.Kết cấu:
- Bảng cân đối kế toán được trình bày theo một trong 2 dạng sau đây:
+ Dạng báo cáo (Kiểu 1 bên): bảng cân đối kế toán trình bày theo thứ tự
từ trên xuống: phần trên phản ánh tài sản, còn phần dưới phản ánh nguồn vốn.
BẢNG CÂN ĐỐI KẾ TOÁN
Ngày …… tháng …… năm
Đơn vị tính:………..
TÀI SẢN Số cuối năm Số đầu năm
Loại A: Tài sản ngắn hạn
Loại B: Tài sản dài hạn
Tổng tài sản
NGUỒN VỐN
Loại A: Nợ phải trả
Loại B: Nguồn vốn chủ sở hữu
Tổng nguồn vốn

92
+ Dạng tài khoản (Kiểu 2 bên): bảng có 2 bên, phần bên trái phản ánh tài
sản và được gọi là bên Tài sản, phần bên phải phản ánh nguồn hình thành tài
sản và được gọi là bên Nguồn vốn.
BẢNG CÂN ĐỐI KẾ TOÁN
Ngày …… tháng …… năm
Đơn vị tính:………..

TÀI SẢN Số Số NGUỒN VỐN Số đầu Số


đầu cuối năm cuối
năm kỳ kỳ
Loại A: Tài sản ngắn hạn Loại A: Nợ phải trả
Loại B: Tài sản dài hạn Loại B: Nguồn vốn chủ
sở hữu
Tổng tài sản Tổng nguồn vốn

Trong mỗi phần phản ánh tài sản hoặc nguồn vốn có kết cấu gồm 5 cột:
cột chỉ tiêu, cột mã số, cột số thuyết minh, cột số đầu năm, số cuối năm hoặc
cột số cuối kỳ, số đầu năm.
Trong mỗi phần tài sản và nguồn vốn gồm 2 loại, mỗi loại gồm nhiều
mục, mỗi mục gồm nhiều khoản. Dưới đây là mẫu bảng cân đối kế toán
b.1Mẫu bảng cân đối kế toán năm của doanh nghiệp họat động liên tục
(dạng báo cáo)

93
Đơn vị báo cáo Mẫu số B 01- DN
Địa chỉ.......... ( Ban hành theo thông tư số
200/2014/TT- BTC ngày 22/12/2014)

BẢNG CÂN ĐỐI KẾ TOÁN


Tại ngày... tháng ... năm
( Áp dụng cho doanh nghiệp đáp ứng giả định họat động liên tục)
Đơn vị tính:..........

TÀI SẢN Mã số Số thuyết minh Số cuối năm Số đầu năm

1 2 3 4 5

A. TÀI SẢN NGẮN HẠN 100


I.Tiền và các khoản tương 110
đương tiền
1.Tiền 111
2.Các khoản tương đương tiền 112
II.Đầu tư tài chính ngắn hạn 120
1.Chứng khoán kinh doanh 121
2.Dự phòng giảm giá chứng 122
khoán kinh doanh (....) (....)
3.Đầu tư nắm giữ đến ngày 123
đáo hạn
III.Các khoản phải thu ngắn 130
hạn
1.Phải thu ngắn hạn của khách 131
hàng
2.Trả trước cho người bán
132
ngắn hạn
94
3.Phải thu nội bộ ngắn hạn
4.Phải thu theo tiến độ hợp 133
đồng xây dựng 134
5.Phải thu về cho vay ngắn
hạn 135
6.Phải thu ngắn hạn khác
7.Dự phòng phải thu ngắn hạn 136
khó đòi(*)
137
8.Tài sản thiếu chờ xử lý
IV.Hàng tồn kho 139
1. Hàng tồn kho 140

2.Dự phòng giảm giá HTK(*) 141

V.Tài sản ngắn hạn khác 149


(*) (*)
1.Chi phí trả trước ngắn hạn 150

2.Thuế GTGT được khấu trừ 151

3.Thuế và các khoản phải thu 152


nhà nước 153
4.Giao dịch và mua bán lại trái
phiếu chính phủ 154
5.Tài sản ngắn hạn khác 155
B.TÀI SẢN DÀI HẠN
I.Các khoản phải thu DH 200
1.Phải thu dài hạn của khách 210
hàng
211
2.Trả trước cho người bán DH
3. Vốn kinh doanh ở đơn vị
212
trực thuộc
213
4.Phải thu nội bộ DH

95
5.Phải thu về cho DH 214

6.Phải thu DH khác 215


216
7.Dự phòng phải thu DH khó
219
đòi(*)
II.Tài sản cố định
220 (*)
1.Tài sản cố định HH
- Nguyên giá 221
- Gía trị hao mòn lũy kế(*) 222
2.Tài sản cố định thuê tài 223
chính 224

- Nguyên giá
225
- Gía trị hao mòn lũy kế(*)
226
3. Tài sản cố định vô hình
- Nguyên giá
227
- Gía trị hao mòn lũy kế(*) 228
III.Bất động sản đầu tư 229
- Nguyên giá 230
- Gía trị hao mòn lũy kế(*) 231

IV.Tài sản dở dang dài hạn 232

1. Chi phí SXKDDD dài hạn


240
2. Chi phí XDCB dở dang
241 (*)
V. Đầu tư tài chính dài hạn
242
1. Đầu tư vào công ty con 250
2. Đầu tư vào công ty LDLK
3 Đầu tư góp vốn vào đơn vị 251
khác 252

4.Dự phòng đầu tư tài chính


dai hạn(*) 253

96
5.Đầu tư nắm giữ đến ngày 254
đáo hạn
VI.Tài sản dài hạn khác 255

1.Chi phí trả trước dài hạn


260
2.Tài sản thuế thu nhập hoãn
lại
261
3.Thiết bị, vật tư, phụ tùng
262
thay thế dài hạn
263
4.Tài sản dài hạn khác 268
Tổng cộng TS( 270= 100 + 270
200)

97
C. NỢ PHẢI TRẢ 300
I Nợ ngắn hạn 310
1.Phải trả người bán ngắn hạn 311
2.Người mua trả tiền trước
ngăn hạn 312
3.Thuế và các khoản phải nộp
nhà nước 313
4. Phải trả người lao động
5.Chi phí phải trả ngắn hạn 314
6.Phải trả nội bộ ngắn hạn 315
7.Phải trả theo tiến độ hợp 316
đồng xây dựng
317
8.Doanh thu chưa thực hiện
ngắn hạn
318
9.Phải trả NH khác
319
10.Vay và nợ thuê TCNH
320
11.Dự phòng phải trả NH
321
12.Qũy khen thưởng PL
322
13.Qũy bình ổn giá
323
14.Giao dịch mua bán lại trái
324
Phiếu Chính phủ

II. Nợ dài hạn 331


1.Phải trả người bán dài hạn 332
2.Người mua trả iền trước dài 333
hạn
3.Chi phí trả trước dài hạn 334
4.Phải trả nội bộ về vốn KD 335
5.Phải trạ nội bộ dài hạn 336

98
6.Doanh thu chưa thực hiện 337
dài hạn
7.Phải trả dài hạn khác 338
8.Vay và nợ tài chính dài hạn 339
9.Trái phiếu chuyển đổi 340
10.Cổ phiếu ưu đãi 341
11.Thuế thu nhập hoãn lại 342
12.Dự phòng phải trả dài hạn 343
13.Qũy phát triển khoa học và
CN

D. VỐN CHỦ SỞ HỮU 400

I.Vốn chủ sở hữu 410

1. Vốn góp của chủ sở hữu 411


- Cổ phiếu phổ thông có 411A
quyền biểu quyết 411B
- Cổ phiếu ưu đãi
2.Thặng dư vốn cổ phần 412
3.Quyền chọn chyển đổi trái 413
phiếu
4.Vốn khác của chủ sở hữu 414
5.Cổ phiếu quỹ 415
6.Chênh lệch đánh giá lại tài 416
sản
7.Chênh lệch tỷ giá hối đoái
417
8.Quỹ đầu tư phát triển
418
9.Quỹ hỗ trợ xắp xếp DN
419
10.Qũy khác thuộc vốn chủ

99
sở hữu 420
11.Lợi nhuận sau thuế chưa 421
phân phối
-LNSTCPP kỳ trước 421A
-LNSTCPP kỳ này 421B
12.Nguồn vốn đầu tư 422
XDCB 430
II.NGUỒN KINH PHÍ VÀ
QUỸ KHÁC
431
1.Nguồn kinh phí
432
2.Nguồn kinh phí đã hình
thành TSCĐ

Tổng cộng nguồn vốn 440

Người lập biểu Kế toán trưởng Giám đốc


( ký, họ tên) ( ký, họ tên) ( ký, họ tên, đóng dấu)
b.2 Mẫu bảng cân đối kế toán năm của doanh nghiệp không đáp ứng giả
định hoạt động liên tục

Đơn vị báo cáo Mẫu số B 01- DN


Địa chỉ.......... ( Ban hành theo thông tư số
200/2014/TT- BTC ngày 22/12/2014)

BẢNG CÂN ĐỐI KẾ TOÁN


Tại ngày... tháng ... năm
( Áp dụng cho doanh nghiệp không đáp ứng giả định họat động liên tục)

Đơn vị tính:..........

TÀI SẢN Mã số Số thuyết minh Số cuối năm Số đầu năm

100
1 2 3 4 5

A. TÀI SẢN 100


I.Tiền và các khoản tương 110
đương tiền
1.Tiền 111
2.Các khoản tương đương tiền 112
II.Đầu tư tài chính 120
1.Chứng khoán kinh doanh 121
2.Đầu tư nắm giữ đến ngày 122
đáo hạn
(....) (....)
3 Đầu tư vào công ty con 123
4. Đầu tư vào công ty LDLK 124
3 Đầu tư góp vốn vào đơn vị 125
khác
III.Các khoản phải thu ngắn
130
hạn
1.Phải thu ngắn hạn của khách
131
hàng
2.Trả trước cho người bán
132
3.Vốn kinh doanh ở đơn vị
133
trực thuộc
4.Phải thu nội bộ
134
5.Phải thu về cho vay
135
6.Phải thu theo tiến độ hợp
đồng xây dựng 136

7.Phải thu khác


8.Tài sản thiếu chờ xử lý 137

IV.Hàng tồn kho 138

101
V.Tài sản cố định 140
1.Tài sản cố định HH 150
(*) (*)
2.Tài sản cố định thuê tài 151
chính 152
3. Tài sản cố định vô hình
VI.Bất động sản đầu tư 150
VII Chi phí XDCB dở dang 153

VIII. Tài sản khác 160

1 Chi phí trả trước 170

2.Thuế GTGT được khấu trừ 180

3.Thuế và các khoản phải thu 181


nhà nước 182
4.Giao dịch mua bán lại trái
phiếu chính phủ 183
5.Tài sản thuế thu nhập hoãn
lại
184
6.Tài sản khác
B. NỢ PHẢI TRẢ 185

1 Phải trả người bán 186

2.Người mua trả tiền trước 300

3.Thuế và các khoản phải nộp 311


nhà nước 312
(*)
4.Phải trả người lao động 313

5. Chi phí phải trả 314

6.Phải trả nội bộ về vốn KD 315

7. Phải trả nội bộ khác 316

8.Phải trả theo tiến độ hợp 317


đồng xây dụng 318

102
9.Doanh thu chưa thực hiện
10 Phải trả khác 319
11 Vay và nợ thuê tài chính 320
12.Trái phiếu chyển đổi 339
13. Cổ phiếu ưu đãi 340
14.Thuế thu nhập hoãn lại 341
phải trả 321
15.Dự phòng phải trả
16.Quỹ khen thưởng phúc lợi 322
17.Quỹ phát triển khoa học và 343
công nghệ 323 (*)

18.Quỹ bình ổng giá


19.Giao dịch mua bán lại trái 324
phiếu chính phủ 400
C.VỐN CHỦ SỞ HỮU
I. Vốn chủ sở hữu 410
1.Vốn góp của chủ sở hữu 411
- Cổ phiếu phổ thông có 411A
quyền biểu quyết
411B
- Cổ phiếu ưu đãi
2.Thặng dư vốn cổ phần
412
3.Quyền chọn chuyển đổi trái
413
phiếu
414
4.Vốn khác của chủ sở hữu
5.Cổ phiếu quỹ 415
6.Quỹ đầu tư phát triển
418
7.Quỹ hỗ trợ xắp xếp doanh 419
nghiệp 420

103
8.Qũy khác thuộc vốn CSH
9. Lợi nhuận sau thuế chưa
phân phối 421
-LNSTCPP kỳ trước 421A
-LNSTCPP kỳ này
421B
12.Nguồn vốn đầu tư XDCB

II.Nguồn KINH PHÍ VÀ 422


QUỸ KHÁC
1.Nguồn kinh phí 430
431
2.Nguồn kinh phí đã hình
432
thành TSCĐ
Tổng cộng nguồn vốn
(440= 300+400)
Lập, ngày .... tháng.....năm....
Người lập biểu Kế toán trưởng Giám đốc
( ký, họ tên) ( ký, họ tên) ( ký, họ tên, đóng dấu)

5.3.2.2. Tính chất của bảng cân đối kế toán

Tính chất quan trọng nhất của bảng cân đối kế toán là tính cân đối, biểu
hiện của tính chất này là về mặt lượng luôn luôn có:
TỔNG CỘNG TÀI SẢN = TỔNG CỘNG NGUỒN VỐN
Hoặc (A+ B) TÀI SẢN = (C + D) NGUỒN VỐN

5.3.2.3. Các trường hợp biến động của bảng cân đối kế toán

Khi hoạt động kinh tế phát sinh sẽ làm cho bảng cân đối kế toán bị biến
động, về cơ bản có 4 trường hợp như sau:
- Trường hợp 1: Nghiệp vụ kinh tế phát sinh làm ảnh hưởng đến phần tài sản
của bảng làm cho một khoản tài sản này tăng lên đồng thời làm một khoản tài

104
sản khác giảm đi cùng một lượng tương ứng và làm tỷ trọng của từng khoản tài
sản thay đổi nhưng số tổng cộng của bảng không thay đổi.
Ví dụ: Rút tiền gửi ngân hàng về nhập quỹ tiền mặt 200.000.000đ
Nghiệp vụ này làm cho khoản tài sản “tiền mặt” tăng lên 200.000.000đ và
khoản tài sản” tiền gửi ngân hàng” giảm đi 200.000.000đ.
- Trường hợp 2: Nghiệp vụ kinh tế phát sinh làm ảnh hưởng đến phần nguồn
vốn làm cho một khoản nguồn vốn này tăng lên đồng thời làm một khoản
nguồn vốn khác giảm đi cùng một lượng tương ứng và làm tỷ trọng của từng
khoản nguồn vốn thay đổi nhưng số tổng cộng của bảng không thay đổi. Số tổng
cộng của tài sản không thay đổi.
Ví dụ: Vay ngắn hạn trả nợ cho người bán 100.000.000đ
Nghiệp vụ này làm cho khoản nguồn vốn “ vay và nợ thuê tài chính” tăng
lên 100.000.000đ và khoản nguồn vốn” phải trả cho người bán” giảm đi
100.000.000đ. Số tổng cộng của nguồn vốn không thay đổi.
- Trường hợp 3: Nghiệp vụ kinh tế phát sinh làm ảnh hưởng đến cả 2 phần,
phần nguồn vốn và phần tài sản của bảng làm cho một khoản tài sản này tăng
lên đồng thời làm cho một khoản nguồn vốn tương ứng cũng tăng lên một lượng
tương ứng và làm cho số tổng cộng của bảng thay đổi, tỷ trọng của các lọai tài
sản, nguồn vốn cũng thay đổi.
Ví dụ: Được cấp vốn kinh doanh bằng tài sản cố định 500.000.000đ
Nghiệp vụ kinh tế phát sinh làm ảnh hưởng đến cả 2 phần, phần nguồn
vốn và phần tài sản của bảng làm cho một khoản tài sản” Tài sản cố định hữu
hình” tăng lên 500.000.000đ đồng thời làm cho một khoản nguồn vốn tương ứng
là “vốn đầu tư của chủ sở hữu” cũng tăng lên một lượng tương ứng là
500.000.000đ và làm cho số tổng cộng của bảng tăng lên 500.000.000đ, tỷ trọng
của các loại tài sản, nguồn vốn cũng thay đổi.
- Trường hợp 4: Nghiệp vụ kinh tế phát sinh làm ảnh hưởng đến cả 2 phần,
phần nguồn vốn và phần tài sản của bảng, làm cho một khoản tài sản này giảm

105
đi đồng thời làm cho một khoản nguồn vốn tương ứng cũng giảm đi một lượng
tương ứng và làm tỷ trọng của các lọai tài sản, nguồn vốn thay đổi và số tổng
cộng của bảng thay đổi
Ví dụ: Rút tiền gửi ngân hàng trả nợ người bán 100.000.000đ
Nghiệp vụ kinh tế phát sinh làm ảnh hưởng đến cả 2 phần, phần nguồn
vốn và phần tài sản của bảng, làm cho một khoản tài sản là “ tiền gửi ngân
hàng” giảm đi 100.000.000đ đồng thời làm cho một khoản nguồn vốn tương ứng
là” phải trả người bán” giảm đi một lượng tương ứng 100.000.000đ và làm tỷ
trọng của các loại tài sản, nguồn vốn thay đổi và số tổng cộng của bảng giảm đi
100.000.000đ.

5.4. Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh


5.4.1. Khái niệm báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh
Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh là một báo cáo tài chính tổng hợp
phản ánh tổng quát tình hình và kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp,
chi tiết theo hoạt động kinh doanh và hoạt động khác.

5.4.2. Tác dụng của báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh
Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh cung cấp thông tin một cách đầy
đủ cho người sử dụng về tình hình và kết quả các hoạt động của doanh nghiệp
trong kỳ báo cáo để từ đó có thể đưa ra quyết định kinh tế liên quan đến hoạt
động sản xuất kinh doanh, hoạt động tài chính và hoạt động khác của doanh
nghiệp.

5.4.3. Kết cấu của báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh
Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh gồm có 5 cột
- Cột 1: Các chỉ tiêu báo cáo
- Cột 2: Mã số
- Cột 3: Số hiệu tương ứng với các chỉ tiêu của báo cáo này được thể hiện chỉ
tiêu trên Bản thuyết minh báo cáo tài chính.
- Cột 4: Tổng số phát sinh trong kỳ báo cáo năm

106
- Cột 5: Số liệu của năm trước
Theo chế độ kế toán Việt Nam( Ban hành theo thông tư số 200/ 2014/ TT-
BTC Ngày /12/2014) Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh năm có mẫu như
sau

107
Đơn vị báo cáo....... Mẫu số B 02- DN

Địa chỉ........ ( ban hành theo thông tư số


200/2014/TT- BTC ngày 22/12/2014)

BÁO CÁO KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH


Năm.............
Đơn vị tính.............

Chỉ tiêu Mã số Thuyết minh Năm nay Năm trước

1 2 3 4 5

1. Doanh thu bán hàng và cung cấp 01


dịch vụ

2. Các khoản giảm trừ doanh thu 02

3. Doanh thu thuần về bán hàng và 10


cung cấp dịch vụ (10=01 - 02)

4. Gía vốn hàng bán 11

5. Lợi nhận gộp về bán hàng và 20


ccdv ( 20= 10 -11)

6. Doanh thu hoạt động tài chính 21

- Trong đó: Chi phí lãi vay 23

7. Chi phí bán hàng 25

8. Chi phí quản lý DN... 26

9. Lợi nhuận thuần từ hoạt động 30


kinh doanh

10. Thu nhập khác 31

11. Chi phí khác 32

12. Lợi nhuận khác (40 = 31-32) 40

108
13. Tổng lợi nhuận kế toán trước 50
thuế (50= 30=40)

14. Chi phí thuế TNDN hiện hành 51

15. Chi phí thuế TNDN hoãn lại 52

16. Lợi nhuận sau thuế TNDN 60


( 60= 50-51-52)

18. Lãi cơ bản trên cổ phiếu(*) 70

19. Lãi cơ bản trên cổ phiếu(*) 71

(*) Chỉ áp dụng tại công ty cổ phần

Lập ngày tháng ..... năm .....


Người lập biểu kế toán trưởng giám đốc
( ký, họ tên) ( ký, họ tên) ( ký, họ tên, đóng dấu)

5.5. Báo cáo lưu chuyển tiền tệ


5.5.1. Khái niệm báo cáo lưu chuyển tiền tệ
Báo cáo lưu chuyển tiền tệ là một báo cáo tài chính tổng hợp phản ánh các
nguồn hình thành và sử dụng lượng tiền phát sinh trong kỳ báo cáo của doanh
nghiệp.

5.5.2. Tác dụng của báo cáo lưu chuyển tiền tệ


Báo cáo lưu chuyển tiền tệ cung cấp thông tin để cho người sử dụng đánh
giá được những vẩn đề sau đây:
- Khả năng tạo ra tiền: với lượng tiền thực thu được trong kỳ
- Biết được lượng tiền thu vào trong kỳ nhiều hay ít, từ hạt động nào, từ đó đánh
giá được khả năng tạo ra tiền trong tương lai.
- Đánh giá khả năng thanh toán
- Đánh giá khả năng đầu tư bằng tiền nhàn dỗi qua việc doanh nghiệp mua cổ
phiếu, trái phiếu, cho vay... trong kỳ kế toán
109
Báo cáo lưu chuyển tiền tệ còn là công cụ để lập dự toán tiền, xây dụng kế
hoạch về tình hình và kết quả tất các hoạt động của doanh nghiệp trong kỳ báo
cáo để từ đó có thể đưa ra quyết định kinh tế liên quan đến hoạt động sản xuất
kinh doanh, hoạt động tài chính và hoạt động khác của doanh nghiệp.

5.5.3. Kết cấu của Báo cáo lưu chuyển tiền tệ


Báo cáo lưu chuyển tiền tệ gồm 3 phần sau đây:
- Lưu chuyển tiền từ hoạt động kinh doanh
- Lưu chuyển tiền từ hoạt động đầu tư
- Lưu chuyển tiền từ hoạt động tài chính
Theo chế độ kế toán Việt Nam (Ban hành theo thông tư số 200/ 2014/ TT-BTC
Ngày /12/2014) Báo cáo lưu chuyển tiền tệ năm có mẫu như sau
Mẫu của Báo cáo lưu chuyển tiền tệ năm theo phương pháp trực tiếp

Đơn vị báo cáo....... Mẫu số B 03- DN

Địa chỉ........ ( ban hành theo thông tư số


200/2014/TT- BTC ngày 22/12/2014)

BÁO CÁO LƯU CHUYỂN TIỀN TỆ


(Theo phương pháp trực tiếp)(*)
Năm.......................

Chỉ tiêu Mã số Thuyết Năm Năm


minh trước nay

1 2 3 4 5

I. Lưu chuyển tiền từ hoạt động 20


kinh doanh

1. Tiền thu từ bán hàng, cung cấp 01


dịch vụ và doanh thu khác

110
2. Tiền chi trả cho người cung cấp 02
hàng hóa và dịch vụ

3. Tiền chi trả cho người lao động 03

4. Tiền lãi vay đã trả 04

5. Thuế thu nhập doanh nghiệp đã 05


nộp

6. Tiền thu khác từ hoạt động kinh 06


doanh

7. Tiền chi khác cho hoạt động kinh 07


doanh

II Lưu chuyển tiền từ hoạt động 30


đầu tư

1. Tiền chi để mua sắm, xây dựng 21


TSCĐ và các tài sản dài hạn khác

2. Tiền thu từ thanh lý, nhượng bán 22


TSCĐ và các tài sản dài hạn khác

3. Tiền chi cho vay, mua các công 23


cụ nợ của đơn vị khác

4. Tiền thu hồi cho vay, bán lại các 24


công cụ nợ của đơn vị khác

5. Tiền chi đầu tư góp vốn vào đơn


vị khác

6. Tiền thu hồi đầu tư góp vốn vào 26


đơn vị khác

7. Tiền thu lãi cho vay, cổ tức và lợi 27


nhuận được chia

III.Lưu chuyển tiền từ hoạt động 40

111
tài chính

1.Tiền thu từ phát hành cổ phiếu, 31


nhận vốn góp của chù sở hữu

2.Tiền trả lại vốn góp của chủ sở 32


hữu

3. Tiền thu từ đi vay 33

4. Tiền trả nợ gốc vay 34

5. Tiền trả nợ gốc thuê tài chính 35

6. Cổ tức, lợi nhuận đã trả cho chủ 36


sở hữu

IV. Lưu chuyển tiền trong kỳ 50


(50= 20 +30 + 40)

Tiền và tương đương tiền đầu kỳ 60

Ảnh hưởng của thay đổi tỷ giá hối 61


đoái quy đổi ngoại tệ

Tiền và tương đương tiền đầu


kỳ(70= 50+60- 61)

Lập ngày tháng ..... năm .....


Người lập biểu kế toán trưởng giám đốc
( ký, họ tên) ( ký, họ tên) ( ký, họ tên, đóng dấu)

112
+ Mẫu của Báo cáo lưu chuyển tiền tệ năm theo phương pháp gián tiếp
Đơn vị báo cáo....... Mẫu số B 03- DN

Địa chỉ........ ( ban hành theo thông tư số


200/2014/TT- BTC ngày 22/12/2014)

BÁO CÁO LƯU CHUYỂN TIỀN TỆ


(Theo phương pháp trực tiếp)(*)
Năm...........

Chỉ tiêu Mã số Thuyết Năm Năm


minh trước nay

1 2 3 4 5

I. Lưu chuyển tiền thuần từ hoạt


động kinh doanh

1.Lợi nhuận trước thuế 01

2.Điều chỉnh cho các khoản

- Khấu hao TSCĐ và BĐSĐT 02

- Các khoản dự phòng 03

- Lãi, lỗ chênh lệch tỷ giá hối đoái 04


do đánh giá lại các khản mục tiền tệ
có gốc ngoại tệ

- Lãi ,lỗ từ hoạt động đầu tư 05

- Chi phí lãi vay 06

-Các khoản điều chỉnh khác 07

3. Lợi nhuận từ hoạt động kinh 08


doanh trước thay đổi vốn lưu động

-Tăng giảm các khoản phai thu 09

113
-Tăng giảm hàng tồn kho 10

- Tăng giảm các khoản phải trả 11

- Tăng giảm chi phí trả trước 12

- Tăng giảm chi phí kinh doanh 13

- Tiền lãi vay đã trả

- Thuế TNDN đã nộp

- Tiền thu khác từ hoạt động kinh


doanh

Lưu chuyển tiền thuần từ hoạt 20


động kinh doanh

II Lưu chuyển tiền từ hoạt động


đầu tư

1. Tiền chi để mua sắm, xây dựng 21


TSCĐ và các tài sản dài hạn khác

2. Tiền thu từ thanh lý, nhượng bán 22


TSCĐ và các tài sản dài hạn khác

3. Tiền chi cho vay, mua các công 23


cụ nợ của đơn vị khác

4.Tiền thu hồi cho vay, bán lại các 24


công cụ nợ của đơn vị khác

5.Tiền chi đầu tư góp vốn vào đơn vị


khác

6. Tiền thu hồi đầu tư góp vốn vào 26


đơn vị khác

7. Tiền thu lãi cho vay, cổ tức và lợi 27


nhuận được chia

114
Lưu chuyển tiền từ hoạt động đầu

III.Lưu chuyển tiền từ hoạt động


tài chính

1.Tiền thu từ phát hành cổ phiếu, 31


nhận vốn góp của chù sở hữu

2.Tiền trả lại vốn góp của chu sở 32


hữu

3.Tiền thu từ đi vay 33

4.Tiền trả nợ gốc vay 34

5.Tiền trả nợ gốc thuê tài chính 35

6.Cổ tức, lợi nhuận đã trả cho chủ sở 36


hữu

Lưu chuyển tiền từ hoạt động tài 40


chính

Lưu chuyển tiền thuần trong kỳ 50


(50= 20 +30 + 40)

Tiền và tương đương tiền đầu kỳ 60

Ảnh hưởng của thay đổi tỷ giá hối 61


đoái quy đổi ngoại tệ

Tiền và tương đương tiền đầu kỳ


(70= 50+60=61)

Ngày….. tháng ..... năm .....


Người lập biểu Kế toán trưởng Giám đốc
( ký, họ tên) ( ký, họ tên) ( ký, họ tên, đóng dấu)

115
5.6. Bản thuyết minh báo cáo tài chính
5.6.1. Khái niệm bản thuyết minh báo cáo tài chính
Bản thuyết minh báo cáo tài chính là một bộ phận hợp thành không thể
tách rời của báo cáo tài chính doanh nghiệp dùng để mô tả mang tính tường
thuật hoặc phân tích chi tiết thông tin số liệu đã được trình bày trong Bảng cân
đối kế toán, Báo cáo kết quả kinh doanh, Báo cáo lưu chuyển tiền tệ cũng như
các thông tin cần thiềt khác theo cầu của chuẩn mực kế toán cụ thể.

5.6.2. Kết cấu của Thuyết minh báo cáo tài chính
Bản thuyết minh báo cáo tài chính gồm các phần sau đây:
I. Đặc điểm hoạt động của doanh nghiệp
II. Kỳ kế toán, đơn vị tiền tệ sử dụng trong kế toán
III. Chuẩn mực và chế độ kế toán áp dụng
IV. Các chính sách kế toán áp dụng (trong trường hợp doanh nghiệp hoạt động
liên tục).
V. Các chính sách kế toán áp dụng (trong trường hợp doanh nghiệp hoạt động
không liên tục).
VI. Thông tin bổ sung cho các khoản mục trình bày trong Bảng cân đối kế toán
VII. Thông tin bổ sung cho các khoản mục trình bày trong Báo cáo kết quả hoạt
động kinh doanh.
VIII. Thông tin bổ sung cho các khoản mục trình bày trong báo cáo Báo cáo lưu
chuyển tiền tệ.
IX. Những thông tin khác

116
BÀI TẬP VÍ DỤ VÀ BÀI TẬP THỰC HÀNH CHƯƠNG 5
I. Bài tập ví dụ
Bài 1: Giả sử doanh nghiệp A mới thành lập với số vốn ban đầu là 600 triệu
đồng bằng tiền mặt. Bảng cân đối kế toán của doanh nghiệp A vào ngày thành
lập như sau:
BẢNG CÂN ĐỐI KẾ TOÁN
Ngày 1/1/ 200N

(Đơn vị tính: 1.000 đồng)

Mã Số thuyết Số đầu Số cuối


TÀI SẢN số minh năm năm

1 2 3 4 5

A. TÀI SẢN NGẮN HẠN - 600.000

Tiền mặt 600.000

B. TÀI SẢN DÀI HẠN

Tổng cộng tài sản 600.000

NGUỒN VỐN

C. NỢ PHẢI TRẢ
D. VỐN CHỦ SỞ HỮU 600.000

I.Vốn chủ sở hữu


1. Vốn góp của chủ sở hữu 600.000

II. Nguồn kinh phí và quỹ khác

Tổng cộng nguồn vốn 600.000

* Giả sử trong tháng 1/200N có một nghiệp vụ phát sinh như sau:
1. Doanh nghiệp mua một văn phòng công ty trị giá 500 triệu đồng, thanh toán
20% bằng tiền mặt, số còn lại nợ chưa thanh toán.
2. Doanh nghiệp nhập kho 100 triệu hàng hóa thanh toán bằng tiền mặt.

117
3. Doanh nghiệp vay 200 triệu đồng thanh toán cho người bán.
4. Doanh nghiệp nộp 200 triệu đồng tiền mặt vào ngân hàng.
5. Doanh nghiệp thanh toán cho người bán 100 triệu đồng bằng tiền gửi ngân
hàng.
Yêu cầu: Lập bảng cân đối kế toán ngày 31/1/ 200N
Lời giải:
1. Doanh nghiệp này bắt đầu tiền hành mua một văn phòng công ty trị giá 500
triệu, thanh toán 20% bằng tiền mặt, số còn lại chưa thanh toán. Nghiệp vụ này
làm cho
- Tài sản cố định hữu hình tăng 500 triệu đồng.
- Tiền mặt (tài sản) giảm 100 triệu đồng.
- Nợ phải trả cho người bán (nguồn vốn) tăng 400 triệu.
2. Doanh nghiệp nhập kho 100 triệu hàng hóa thanh toán bằng tiền mặt.
Nghiệp vụ này làm cho:
- Hàng hóa (tài sản) tăng 100 triệu đồng.
- Tiền mặt (tài sản) giảm 100 triệu đồng.
3. Doanh nghiệp vay 200 triệu đồng để thanh toán cho người bán. Nghiệp vụ
này làm cho.
- Vay và nợ thuê tài chính (nguồn vốn) tăng 100 triệu đồng.
- Phải trả người bán (nguồn vốn) giảm 100 triệu đồng.
4. Doanh nghiệp nộp 200 triệu đồng tiền mặt vào ngân hàng. Nghiệp vụ này
làm cho.
- Tiền mặt(tài sản) giảm 200 triệu đồng.
- Tiền gửi ngân hàng(tài sản) tăng 200 triệu đồng.
5. Doanh nghiệp thanh toán cho người bán 100 triệu đồng bằng tiền gửi ngân
hàng. Nghiệp vụ này làm cho.
- Nợ người bán: nguồn vốn giảm 100 triệu đồng.

118
- Tiền gửi ngân hàng: tài sản giảm 100 triệu đồng.
Ta sẽ có bảng cân đồi kế toán của doanh nghiệp A.
BẢNG CÂN ĐỐI KẾ TOÁN
Ngày 31/1/ 200N

(Đơn vị tính: 1.000 đồng)

Mã số Số thuyết Số đầu năm Số cuối


TÀI SẢN minh năm

1 2 3 4 5

TÀI SẢN

A. TÀI SẢN NGẮN HẠN


Tiền mặt 100.000
Tiền gửi ngân hàng 500.000
Hàng tồn kho 200.000
TSCĐHH(VPCT) 100.000

Tổng cộng tài sản 900.000

NGUỒN VỐN

C. NỢ PHẢI TRẢ
I. Nợ ngắn hạn 300.000
1. Vay và nợ thuê tài chính 200.000
2. Phải trả người bán 100.000
II. Nợ dài hạn
D. VỐN CHỦ SỞ HỮU
I.Vốn chủ sở hữu 600.000
1. Vốn góp của chủ sở hữu
II. Nguồn kinh phí và quỹ khác

Tổng cộng nguồn vốn 900.000

119
Bài 2: Một công ty được thành lập với số vốn ban đầu như sau:
- Máy móc thiết bị do cổ đông góp vốn là 800 triệu đồng.
- Tiền do cổ đông góp đã chuyển vào tài khoản tiền gửi ngân hàng của doanh
nghiệp là 200 triệu đồng.
Hãy lập bảng cân đối kế toán của doanh nghiệp .
BẢNG CÂN ĐỐI KẾ TOÁN
Ngày 31/1/ 200N
(Đơn vị tính: 1.000 đồng)

TÀI SẢN Mã số Số thuyết Số đầu Số cuối


minh năm năm

1 2 3 4 5

TÀI SẢN

A. TÀI SẢN NGẮN HẠN 1.000.000


1.Tiền gửi ngân hàng 200.000
2. Máy móc thiết bị 800.000
B. TÀI SẢN DÀI HẠN

Tổng cộng tài sản 1.000.000

NGUỒN VỐN 1.000.000

C. NỢ PHẢI TRẢ 1000.000


D. VỐN CHỦ SỞ HỮU -
I.Vốn chủ sở hữu
1. Vốn góp của chủ sở hữu
II. Nguồn kinh phí và quỹ
khá

Tổng cộng nguồn vốn 1000.000

120
II. Bài tập thực hành:
Bài 1: Một doanh nghiệp được thành lập với số vốn ban đầu như sau:
- Tài sản cố định hữu hình do ngân sách cấp là 500 triệu đồng.
- Tiền do ngân sách cấp đã chuyển vào tài khoản tiền gửi ngân hàng của doanh
nghiệp là 200 triệu đồng.
Hãy lập bảng cân đối kế toán của doanh nghiệp.
Bài 2: Một doanh nghiệp được thành lập với số vốn ban đầu như sau:
- Tài sản cố định hữu hình do cổ đông góp vốn là 500 triệu đồng.
- Tiền do cổ đông góp đã chuyển vào tài khoản tiền gửi ngân hàng của doanh
nghiệp là 200 triệu đồng.
Trong kỳ có các nghiệp vụ kinh tế phát sinh:
3. Doanh nghiệp rút tiền gửi ngân hàng về nhập quỹ tiền mặt 10 triệu đồng.
4. Doanh nghiệp dùng tiền gửi ngân hàng mua nguyên vật liệu trị giá 20 triệu
đồng.
5. Doanh nghiệp mua công cụ dụng cụ trị giá 5 triệu đồng chưa trả tiền người
bán.
6. Doanh nghiệp dùng tiền mặt trả khoản phải trả công nhân viên 5 triệu đồng.
7. Doanh nghiệp vay ngắn hạn ngân hàng đầu tư thêm tài sản cố định trị giá 100
triệu đồng.
Yêu cầu:
Hãy lập bảng cân đối kế toán của doanh nghiệp lúc đầu kỳ và lập bảng
cân đối kế toán của doanh nghiệp sau khi có tình hình trên phát sinh.

121
Bài 3: Tình hình tài sản của một doanh nghiệp tính đến ngày 31/12/2005 như
sau: (đơn vị tính: triệu đồng).

Chỉ tiêu Số tiền Chỉ tiêu Số tiền

Tài sản cố định hữu hình 110 Vay và nợ thuê tài chính 30

Nguyên vật liệu 25 Quỹ khen thưởng phúc lợi 10

Công cụ, dụng cụ 5 Vốn đầu tư của chủ sở hữu 150

Thành phẩm 25 Lãi chưa phân phối 20

Tiền mặt 15 Người mua nợ 25

Tiền gửi ngân hàng 25 Nợ người bán 20

Hãy lập bảng cân đối kế toán của doanh nghiệp theo số liệu trên.

122
CHƯƠNG VI: HẠCH TOÁN CÁC QUÁ TRÌNH KINH DOANH
CHỦ YẾU
6.1. Khái quát về quá trình kinh doanh và nội dung của kế toán quá trình
kinh doanh
6.1.1. Khái quát về quá trình kinh doanh
Toàn bộ quá trình kinh doanh trong doanh nghiệp được phân chia thành
các giai đoạn khác nhau, song do tính chất và đặc điểm kinh doanh khác nhau
nên việc phân chia quá trình kinh doanh trong các đơn vị cũng khác nhau.
- Đối với doanh nghiệp sản xuất: quá trình kinh doanh được chia làm 3
giai đoạn: giai đoạn cung cấp, giai đoạn sản xuất và giai đoạn tiêu thụ
- Đối với các doanh nghiệp kinh doanh vật tư, hàng hóa: quá trình kinh
doanh gồm 2 giai đoạn là giai đoạn cung cấp (thu mua) và giai đoạn tiêu thụ.
- Đối với các đơn vị kinh doanh tiền tệ (các tổ chức tín dụng, tổ chức tài
chính, ngân hàng): quá trình kinh doanh có thể chia làm 2 giai đoạn là giai đoạn
cung cấp (huy động vốn nhàn rỗi) và giai đoạn tiêu thụ (cho vay)

6.1.2. Nội dung của kế toán quá trình kinh doanh trong doanh nghiệp sản
xuất
Công tác kế toán quá trình kinh doanh gồm
- Kế toán quá trình cung cấp (mua hàng)
- Kế toán quá trình sản xuất
- Kế toán quá trình tiêu thụ

6.2. Kế toán quá trình cung cấp (mua hàng)


Cung cấp là giai đoạn mở đầu trong toàn bộ quá trình kinh doanh, kết quả
của giai đọan này là tiền đề cho giai đoạn sau, cung cấp là quá trình chuẩn bị sản
xuất kinh doanh với việc mua sắm nguyên vật liệu, tài sản cố định và tuyển dụng
lao động.
Xét theo nghĩa hẹp quá trình cung cấp thường gắn với hoạt động mua
hàng: vật liệu, công cụ , dụng cụ cho sản xuất hay để bán

123
6.2.1. Nhiệm vụ hạch toán quá trình cung cấp
- Phản ánh chính xác số lượng, quy cách, chất lượng của các loại vật tư,
hàng hóa đã thu mua vào nhập kho, xuất kho
- Theo dõi giám đốc tình hình thanh toán với người bán
- Tính toán và tập hợp chi phí để tính giá thực tế nhập, xuất kho trong kỳ
- Giám sát tình hình cung cấp về mặt giá cả, chi phí, thời gian cung cấp
và tiến độ bàn giao, thanh toán tiền hàng.

6.2.2. Phương pháp kế toán quá trình cung cấp trong doanh nghiệp sản xuất
Phương pháp kế toán quá trình cung cấp phụ thuộc vào phương pháp
kiểm kê vật tư, hàng hóa (hàng tồn kho). Có 2 phương thức kiểm kê khác nhau:
có doanh nghiệp thực hiện kiểm kê theo từng nghiệp vụ nhập, xuất kho cũng có
doanh nghiệp chỉ kiểm kê một lần vào thời điểm cuối kỳ, tương ứng với 2
phương thức kiểm kê trên trong kế toán vật tư háng hóa có 2 phương pháp hạch
toán tổng hợp là kê khai thường xuyên và kiểm kê định kỳ
- Phương pháp kê khai thường xuyên: là phương pháp theo dõi, phản ánh
thường xuyên liên tục, có hệ thống tình hình nhập, xuất, tồn kho vật tư hàng hóa
trên sổ kế toán.
- Phương pháp kiểm kê định kỳ: là phương pháp hạch toán căn cứ vào kết
quả kiểm kê thực tế để phản ánh giá trị hàng tồn kho cuối kỳ trên sổ kế toán
tổng hợp và từ đó tính ra giá trị vật tư hàng hóa xuất trong kỳ theo công thức:
Giá trị vật tư hàng hóa xuất kho = Giá trị vật tư, hàng hóa tồn đầu kỳ + Giá
trị vật tư, hàng hóa mua vào trong kỳ - Giá trị vật tư, hàng hóa tồn cuối kỳ

6.2.2.1. Tài khoản sử dụng

Để theo dõi quá trình cung cấp, kế toán sử dụng các tài khoản sau:
- Tài khoản 152: Nguyên liệu, vật liệu
Tài khoản này dùng để theo dõi giá trị hiện có, sự biến động của các loại
nguyên vật liệu ở doanh nghiệp.

124
Kết cấu tài khoản này như sau
Bên Nợ:
- Gía trị thực tế nguyên vật liệu tăng trong kỳ
- Giá trị thực tế nguyên vật liệu tồn kho cuối kỳ (Áp dụng cho doanh
nghiệp hạch toán hàng tồn kho theo phương pháp kiểm kê định kỳ)
Bên Có:
- Giá trị thực tế nguyên vật liệu giảm trong kỳ
- Giá trị thực tế nguyên, vật liệu tồn kho đầu kỳ (Áp dụng cho doanh
nghiệp hạch toán hàng tồn kho theo phương pháp kiểm kê định kỳ)
Dư Nợ: (đầu kỳ hoặc cuối kỳ): Giá trị nguyên vật liệu tồn kho (đầu kỳ hoặc cuối
kỳ)
- Tài khoản 153 công cụ, dụng cụ:
Tài khoản dùng để phản ánh tình hình hiện có và sự biến động của các
loại công cụ, dụng cụ . Tài khoản này có kết cấu giống tài koản 152
- Tài khoản 611: Mua hàng
Tài khoản này dùng để phản ánh tình hình tăng giảm của nguyên vật liệu,
công cụ dụng cụ, hàng hóa của doanh nghiệp hạch toán hàng tồn kho theo
phương pháp kiểm kê định kỳ.
Kết cấu tài khoản này như sau
Bên Nợ:
- Gía trị thực tế nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ, hàng hóa tăng trong kỳ
- Giá trị thực tế nguyên vật liệu công cụ dụng cụ, hàng hóa tồn kho cuối
kỳ (Áp dụng cho doanh nghiệp hạch toán hàng tồn kho theo phương pháp kiểm
kê định kỳ)
Bên Có:
- Giá trị thực tế nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ, hàng hóa trong kỳ
giảm

125
- Giá trị thực tế nguyên vật liệu,công cụ dụng cụ, hàng hóa tồn kho đầu kỳ
(Áp dụng cho doanh nghiệp hạch toán hàng tồn kho theo phương pháp kiểm kê
định kỳ)
Tài khoản này không có số dư cuối kỳ
- Các tài khoản liên quan khác: 111; 1112; 1333; 331.....

6.2.2.2. Phương pháp hạch toán một số nghiệp vụ cơ bản:

a. Áp dụng cho doanh nghiệp hạch toán hàng tồn kho theo phương pháp kê
khai thường xuyên
1.Trường hợp mua nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ, đã kiểm nhận nhập kho,
chưa trả tiền cho người bán Thuế GTGT được khấu trừ:
Nợ TK 152: giá mua chưa có thuế GTGT.
Nợ TK153: giá mua chưa có thuế GTGT.
Nợ TK 133: thuế GTGT đầu vào.
Có TK331: tổng giá thanh toán.
2. Trường hợp mua nguyên vật liệu,công cụ dụng cụ, đã kiểm nhận nhập kho,
chưa trả tiền cho người bán Thuế GTGT không được khấu trừ:
Nợ TK 152: giá thanh toán.
Nợ TK153: giá thanh toán
Có TK331: giá thanh toán
3. Các chi phí thu mua thực tế phát sinh (vận chuyển, bốc dỡ...),
Nợ TK 152: chi phí thu mua vật liệu
Nợ TK153: chi phí thu mua công cụ, dụng cụ
Nợ TK133: số thuế giá trị gia tăng đầu vào được khấu trừ tính trên chi phí thu
mua
Có các tài khoản 111.112.331: tổng giá thanh toán.
Trường hợp thuế GTGT không được khấu trừ thì hạch toán như sau
Nợ TK 152:giá thanh toán.
126
Nợ TK 153: giá thanh toán
Có TK 331,111,112: giá thanh toán
4. Khi thanh toán tiền hàng, tiền vận chuyển...cho người bán, người vận chuyển,
bốc dỡ, kế toán ghi:
Nợ TK 331: số tiền đã thanh toán
Có TK 111.112
5. Trường hợp mua Nguyên vật liệu, Công cụ, dụng cụ, đã kiểm nhận nhập kho,
Thuế GTGT được khấu trừ thanh toán trực tiếp cho người bán, người vận
chuyển, bốc dỡ:
Nợ TK152, 153: Giá mua chưa có thuế GTGT.
Nợ TK 133: Thuế giá trị gia tăng đầu vào.
Có TK111: Giá thanh toán (thanh toán bằng tiền mặt)
Có TK 112: Thanh toán bằng tiền gửi ngân hàng (chuyển khoản)
Có TK 341: Vay để thanh toán
6. Trường hợp hàng đã mua hay chấp nhận mua, cuối kỳ đang đi đường, ghi
nhận giá trị hàng mua đang đi đường, thuế giá trị gia tăng đầu vào được khấu
trừ
Nợ TK 151: Trị giá hàng mua chưa có thuế GTGT
Nợ TK 133: Thuế giá trị gia tăng đầu vào
Có TK 331 111 1112: Giá thanh toán
7. Trường hợp hàng đang đi đường kỳ trước, về nhập kho kỳ này
Nợ TK liên quan TK 152, TK 153: Giá trị hàng nhập kho.
Có TK 151
Ví dụ: Tình hình thu mua và nhập kho vật liệu, công cụ tại một doanh nghiệp
hạch toán hàng tồn kho theo phương pháp kê khai thường xuyên thuế GTGT
được khấu trừ trong tháng 9/ 200N như sau: (đơn vị: triệu đồng).

127
1. Mua vật liệu chính, chưa thanh toán tiền cho người bán, trị giá thanh toán 110
(trong đó thuế GTGT 10). Hàng đã kiểm nhận, nhập kho.
2. Chi phí vận chuyển, bốc dỡ số vật liệu trên đã chi trả bằng tiền mặt: 2
3. Mua công cụ dụng cụ theo tổng giá thanh toán (cả thuế GTGT 10%) là 66 đã
thanh toán cho người bán bằng tiền gửi ngân hàng. Cuối tháng, số hàng này vẫn
chưa về đến đơn vị.
4. Dùng tiền mặt mua vật liệu phụ theo giá chưa có thuế GTGT là 15, thuế
GTGT 10%. Hàng đã kiểm nhận, nhập kho
Yêu cầu: Định khoản các nghiệp vụ kinh tế phát sinh
Các nghiệp vụ trên được định khoản như sau: (đơn vị: đ)
1. Nợ TK152(1): 100.000.000
Nợ TK 133:10.000.000
Có TK331: 110.000.000
2. Nợ TK 152: 2000.000
Có TK 111: 2000.0000
3. Nợ TK 157: 60.000.000
Nợ TK 133: 6000.000
Có TK112: 66.000.000
4. Nợ TK 152(2): 15.000.000
Nợ TK 133: 15.000.000
Có TK 111: 16500.000
b. Áp dụng cho doanh nghiệp hạch toán hàng tồn kho theo phương pháp
kiểm kê định kỳ
1. Đầu kỳ kết chyển giá trị nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ, tồn kho đầu kỳ
Nợ TK 611
Có TK 152,153

128
2. Trong kỳ nhập kho nguyên vật liệu và công cụ dụng cụ
- Thuế GTGT được khấu trừ
Nợ TK 611: giá mua chưa có thuế GTGT
Nợ TK 133: Thuế GTGT được khấu trừ
Có TK 111, 112,331: tổng giá thanh toán
-Thuế GTGT không được khấu trừ
Nợ TK 611: tổng giá thanh toán
Có TK 111, 112,331: tổng giá thanh toán
3. Cuối kỳ kết chyển giá trị nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ, tồn kho cuối kỳ
Nợ TK 152,153
Có TK 611
4. Gía trị nguyên vật liệu và công cụ dụng cụ xuất kho trong kỳ
Nợ TK 621,622,627,641,642
Có TK 611
Ví dụ: Tại một doanh nghiệp hạch toán hàng tồn kho theo phương pháp kiểm kê
định kỳ, thuế GTGT được khấu trừ, có tài liệu sau đây:
1. Tồn kho đầu tháng 50.000.000đ vật liệu A
2. Nhập kho trong tháng 100.000.000đ vật liệu A, thuế GTGT 10%, đã trả bằng
tiền gửi ngân hàng
3. Cuối kỳ kiểm kê còn tồn kho: 20.000.000đ vật liệu A
Yêu cầu: Định khoản, biết rằng giá trị vật liệu xuất kho trong kỳ dùng cho sản
xuất sản phẩm
1.Đầu kỳ kết chyển giá trị nguyên vật liệu tồn kho đầu kỳ
Nợ TK 611: 50.000.000
Có TK 152: 50.000.000

129
2. Trong kỳ nhập kho nguyên vật liệu

Nợ TK 611: 100.000.000
Nợ TK 133: 10.000.000
Có TK 112: 110.000.000
3.Cuối kỳ kết chuyển giá trị nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ, tồn kho cuối kỳ
Nợ TK 153: 20.000.000
Có TK 611: 20.000 000
4.Gía trị nguyên vật liệu và công cụ dụng cụ xuất kho trong kỳ
Nợ TK 621: 130.000.000
Có TK 611: 130.000.000

6.3. Kế toán quá trình sản xuất


Quá trình sản xuất là quá trình sử dụng các yếu tố đầu vào để sản xuất ra
sản phẩm và kết quả là sản xuất ra các loại sản phẩm hữu ích . Các chi phí mà
doanh nghiệp đã chi ra trong quá trình sản xuất gọi là chi phí sản xuất
Trong quá trình sản xuất đơn vị phải chi ra những khoản chi phí chủ yều
sau đây: chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp, chi phí sản
xuất chung.

6.3.1. Nhiệm vụ hạch toán


- Tập hợp và phân bổ chính xác, kịp thời các loại chi phí sản xuất theo các
đối tượng hạch toán chi phí và đối tượng giá thành.
- Tính toán chính xác giá thành sản xuất của sản phẩm, dịch vụ hoàn
thành. Đồng thời, phản ánh lượng sản phẩm, dịch vụ hoàn thành, nhập kho hay
tiêu thụ.

6.3.2. Phương pháp hạch toán quá trình sản xuất


6.3.2.1. Tài khoản sử dụng

Để theo dõi tổng hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm, kế toán
sử dụng các tài khoản chủ yếu sau:

130
- TK 154: chi phí sản xuất, kinh doanh dở dang
Tài khoản này dùng để tổng hợp chi phí sàn xuất phục vụ cho việc tính
giá thành sản phẩm ở doanh nghiệp hạch toán hàng tồn kho theo phương pháp
kê khai thường xuyên.
Kết cấu của tài khoản này như sau
Bên Nợ: Tập hợp chi phí sản xuất phát sinh trong kỳ.
Bên Có: Các khoản ghi giảm chi phí sản xuất và tổng giá thành công xưởng thực
tế của sản phẩm, lao vụ hoàn thành.
Dư Nợ (đầu kỳ hoặc cuối kỳ): chi phí sản xuất của sản phẩm, lao vụ dở dang
(đầu kỳ hoặc cuối kỳ).
- TK631: Giá thành sản xuất
Tài khoản này dùng để tổng hợp chi phí sản xuất phục vụ cho việc tính
giá thành sản phẩm ở doanh nghiệp hạh toán hàng tồn kho theo phương pháp
kiểm kê định kỳ.
- Tài khoản 621: chi phí nguyên vật liệu trực tiếp:
Tài khoản này dùng theo dõi giá trị nguyên vật liệu chính, vật liệu phụ,
nhiên liệu...sử dụng trực tiếp cho việc chế tạo sản phẩm hay thực hiện các lao
vụ, dịch vụ trong kỳ.
Kết cấu của tài khoản này như sau
Bên Nợ:
Tập hợp chi phí nguyên vật liệu trực tiếp phát sinh trong kỳ.
Bên Có:
- Các khoản ghi giảm chi phí nguyên vật liệu trực tiếp
- Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp được kết chuyển vào tài khoản tính giá thành.
Tài khoản này không có số dư và được mở chi tiết theo từng đối tượng tập
hợp chi phí (phân xưởng, bộ phận sản xuất sản phẩm, nhóm sản phẩm...)

131
- Tài khoản 622: Chi phí nhân công trực tiếp
Tài khoản này dùng theo dõi các khoản chi phí cho công nhân trực tiếp
sản xuất.
Kết cấu của tài khoản này như sau
Bên Nợ: tập hợp chi phí nhân công trực tiếp phát sinh trong kỳ
Bên Có: kết chuyển chi phí nhân công trực tiếp.
Tài khoản này không có số dư và cũng được mở chi tiết theo từng đối
tượng tập hợp chi phí (phân xưởng, bộ phận sản xuất, sản phẩm...)
- Tài khoản 627: Chi phí sản xuất chung
Tài khoản này dùng theo dõi các khoản chi phí sản xuất chung: Chi phí
sản xuất chung là những chi phí cần thiết còn lại để sản xuất sản phẩm hay thực
hiện lao vụ, dịch vụ sau chi phí nguyên, vật liệu và nhân công trực tiếp. Đây là
những chi phí phát sinh trong phạm vi phân xưởng, bộ phận sản xuất của doanh
nghiệp như chi phí nhân viên phân xưởng, chi phí vật liệu, dụng cụ...
Kết cấu của tài khoản này như sau
Bên Nợ:
Tập hợp chi phí sản xuất chung phát sinh.
Bên Có:
- Các khoản ghi giảm chi phí sản xuất chung
- Phân bổ chi phí sản xuất chung cho các đối tượng tính giá thành.
Tài khoản chi phí sản xuất chung không có số dư và được mở theo từng
phân xưởng, bộ phận sản xuất, trong đó được chi tiết theo từng nội dung chi phí
(vật liệu, nhân công...)
Ngoài các tài khoản trên, trong quá trình hạch toán kế toán còn sử dụng
các tài khoản khác liên quan.

132
6.3.2.2. Phương pháp hạch toán

1. Xuất nguyên vật liệu cho sản xuất sản phẩm


Nợ TK 621:
Có TK 152 (TK611)
2. Tập hợp chi phí nhân công trực tiếp liên quan đến từng đối tượng
Nợ TK622
Có TK334: Tiền lương và phụ cấp lương phải trả cho công nhân trực tiếp.
Có TK338: Trích các khoản theo lương cho công nhân trực tiếp sản xuất tính
vào chi phí theo tỷ lệ quy định.
Có TK 335: Trích trước tiền lương nghỉ phép của công nhân sản xuất trực tiếp
3. Tập hợp chi phí sản xuất chung phát sinh trong kỳ
Nợ TK 627:
Có TK 334: tiền lương và phụ cấp lương nhân viên quản lý phân xưởng.
Có TK 338: trích các khoản theo lương chonhân viên phân xưởngt tính vào chi
phí theo tỷ lệ quy định.
Có TK 152 (TK611): chi phí vật liệu cho phục vụ và quản lý sx.
Có TK 153 (TK611): chi phí dụng cụ dùng cho sản xuất.
Có TK 214: trích khấu hao TSCĐ của phân xưởng sản xuất.
Có TK 331: chi phí dịch vụ mua ngoài phải trả cho phân xưởng sản xuất.
Có TK 111, 112: chi phí khác bằng tiền cho phân xưởng sản xuất
3. Các khoản ghi giảm chi phí sản xuất (phế liệu thu hồi, vật tư xuất dùng không
hết nhập kho...)
Nợ TK 152 (TK611): thu hồi nhập kho vật liệu không dùng hết
Nợ TK 111, 112: bán phế liệu thu bằng tiền
Có TK 621: ghi giảm chi phí nguyên vật liệu trực tiếp.
Có TK627: ghi giảm chi phí sản xuất chung
133
4. Kết chuyển chi phí sản xuất (chi tiết cho từng đối tượng):
Nợ TK 154 (631)
Có TK 621
Có TK622
Có TK627
5. Giá thành phẩm, lao vụ hoàn thành theo giá thành công xưởng thực tế:

Giá thành công = Chi phí sản + Chi phí sản xuất - Chi phí sản
xưởng thực tế xuất dở dang trong kỳ xuất dở dang
đầu kỳ cuối kỳ

Nợ TK 155: nhập kho thành phẩm


Nợ TK 157: gửi đi tiêu thụ hoặc ký gửi, đại lý
Nợ TK 632: tiêu thụ trực tiếp
Có TK154: tổng giá thành thành phẩm, lao vụ hoàn thành.

6.4. Kế toán quá trình tiêu thụ


Tiêu thụ là giai đoạn cuối cùng của quá trình sản xuất kinh doanh, là quá
trình đơn vị giao hàng cho người mua, được người mua trả tiền hoặc chấp nhận
trả tiền

6.4.1. Nhiệm vụ kế toán quá trình tiêu thụ


- Hạch toán đầy đủ, chính xác tình hình tiêu thụ sản phẩm, hàng hóa, dịch
vụ cùng các chi phí phát sinh trong quá trình tiêu thụ.
- Xác định kịp thời kết quả tiêu thụ của từng mặt hàng, từng loại sản
phẩm, dịch vụ cũng như toàn bộ lợi nhuận về tiêu thụ sản phẩm, hàng hóa, dịch
vụ.

6.4.2. Phương pháp kế toán tiêu thụ sản phẩm


6.4.2.1. Tài khoản sử dụng

134
- TK 155: Thành phẩm
Tài khoản này dùng để phản ánh tình hình nhập, xuất tồn kho thành phẩm .
Nội dung, kết cấu của tài khoản này như sau:
Bên Nợ:
- Trị giá thành phẩm tăng thêm trong kỳ
- Trị giá thực tế thành phẩm tồn kho cuối kỳ (Áp dụng cho doanh
nghiệp hạch toán hàng tồn kho theo phương pháp kiểm kê định kỳ)
Bên Có:
- Trị giá thành phẩm giảm trong kỳ.
- Trị giá thực tế thành phẩm tồn kho đầu kỳ (Áp dụng cho doanh
nghiệp hạch toán hàng tồn kho theo phương pháp kiểm kê định kỳ)
Dư nợ: trị giá thành phẩm tồn kho.
- Tài khoản 157: Hàng gửi đi bán: Tài khoản này dùng để phản ánh giá trị hiện
có và sự biến động của hàng gửi đi bán
Nội dung, kết cấu của tài khoản này như sau
Bên Nợ: giá vốn của hàng gửi bán
Bên Có: giá vốn của hàng gửi bán được chấp nhận hoặc bị từ chối trả lại.
Dư Nợ: giá vốn của hàng gửi bán chưa được chấp nhận
-TK632: Giá vốn hàng bán
Tài khoản này dùng để phản ánh phản ánh trị giá vốn của hàng tiêu thụ
thực tế trong kỳ.
Nội dung, kết cấu của tài khoản này như sau(áp dụng cho doanh nghiệp
hạch toán hàng tồn kho theo phương pháp kê khai thường xuyên)
Bên Nợ: Trị giá vốn hàng tiêu thụ trong kỳ
Bên Có: Kết chuyển trị giá vốn hàng tiêu thụ
Tài khoản giá vốn hàng bán cuối kỳ không có số dư

135
- TK 511: Doanh thu bán hàng
Tài khoản này dùng để phản ánh tổng số doanh thu bán hàng thực tế và
các khoản giảm doanh thu.
Nội dung, kết cấu của tài khoản này như sau
Bên Nợ:
- Số thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế xuất khẩu phải nộp.
- Số chiết khấu thương mại, giảm giá hàng bán và doanh thu của hàng bán bị trả
lại.
- Kết chuyển doanh thu bán hàng thực tế trong kỳ
Bên Có
Tổng số doanh thu bán hàng thực tế trong kỳ.
Tài khoản này không có số dư

6.4.2.2. Phương pháp hạch toán một số nghiệp vụ cơ bản về tiêu thụ sản phẩm

a. Áp dụng cho doanh nghiệp hạch hàng tồn kho theo phương pháp kê khai
thường xuyên
* Phương thức tiêu thụ trực tiếp:
Tiêu thụ trực tiếp là phương thức giao hàng cho người mua trực tiếp tại
kho, tại các phân xưởng sản xuất (không qua kho) của doanh nghiệp. Sản phẩm
khi bàn giao cho khách hàng được chính thức coi là tiêu thụ và đơn vị bán mất
quyền sở hữu về số hàng này. Việc hạch toán được tiến hành như sau:
- Khi xuất kho sản phẩm, hàng hóa hay thực hiện các lao vụ, dịch vụ với
khách hàng, kế toán ghi:
Nợ TK 632 - giá vốn hàng bán
Có TK 155,156 - xuất kho thành phẩm, hàng hóa
Có TK 154 - xuất trực tiếp không qua kho
- Phản ánh doanh thu bán hàng:
+ Nếu DN tính thuế GTGT phương pháp khấu trừ, ghi:
136
Nợ TK 111, 112 - doanh thu bằng tiền đã thu
Nợ TK 131 - phải thu ở khách hàng
Có TK 511 - doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ
Có TK 33311 - thuế GTGT phải nộp
+ Nếu DN tính thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp, ghi:
Nợ TK 111, 112 - doanh thu bằng tiền đã thu
Nợ TK 131- phải thu ở khách hàng
Có TK 511 – doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ
+ Thuế GTGT phải nộp theo phương pháp trực tiếp, hoặc thiếu tiêu thụ đặc biệt,
thuế xuất khẩu phải nộp:
Nợ TK 511 – doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ
Có TK 3331, 3332, 3333 (chi tiết theo từng loại thuế)
* Phương thức chuyển hàng theo hợp đồng:
Theo phương thức này bên bán chuyển hàng cho bên mua theo địa chỉ ghi
trong hợp đồng. Số hàng chuyển đi này vẫn thuộc quyền sở hữu của doanh
nghiệp. Khi được người mua thanh toán hoặc chấp nhận thanh toán về số hàng
chuyển giao (một phần hay toàn bộ) thì số hàng chấp nhận này mới được coi là
tiêu thụ. Trình tự hạch toán như sau:
1. Khi xuất hàng chuyển đến cho người mua, kế toán ghi theo trị giá vốn thực tế
của hàng xuất, ghi:
Nợ TK 157 - hàng gửi bán
Có TK 154 - xuất trực tiếp không qua kho
Có TK 155 - xuất kho thành phẩm
2. Khi được khách hàng chấp nhận (một phần hay toàn bộ), ghi:
+ Phản ánh trị giá vốn của hàng được chấp nhận:
Nợ TK 632
Có TK 157

137
+ Phản ánh doanh thu bán hàng:
Nếu DN tính thuế GTGT phương pháp khấu trừ
Nợ TK 131, 111, 112: tổng giá thanh toán cửa hàng tiêu thụ
Có TK 511: doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ
Có TK 33311: thuế GTGT phải nộp
Nếu DN tính thuế GTGT phương pháp trực tiếp
Nợ TK 131, 111, 112: tổng giá thanh toán của hàng tiêu thụ
Có TK 511: doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ
3.Thuế GTGT phải nộp theo phương pháp trực tiếp, hoặc thuế TTĐB, thuế xuất
khẩu phải nộp:
Nợ TK 511: doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ
Có TK 3331, 3332, 3333 (chi tiết theo từng loại thuế)
* Tiêu thụ qua các đại lý ký gửi:
+ Hạch toán tại đơn vị có hàng ký gửi:
1. Xuất hàng giao cho bên đại lý:
Nợ TK 157 – hàng gửi đi bán
Có TK 155 – thành phẩm
Có TK 154 – chi phí SXKD dở dang
2. Khi bên nhận bán hàng đại lý ký gửi thanh quyết toán cho doanh nghiệp về
doanh thu của số hàng giao đại lý, ký gửi, ghi:
Nợ TK 111,112,131 (tổng giá thanh toán – hoa hồng)
Nợ TK 641 – chi phí bán hàng (số tiền hoa hồng phải trả)
Nợ TK 133 – thuế GTGT được khấu trừ (của hoa hồng, nếu có)
Có TK 511 – doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ
Có TK 3331 (33311) – số thuế GTGT phải nộp
3. Kết chuyển trị giá vốn của hàng đại lý, ký gửi tương ứng với doanh thu của số
sản phẩm hàng hóa gửi đại lý, ký gửi đã xác định tiêu thụ, ghi:
138
Nợ TK 632 – giá vốn hàng bán
Có TK 157 – hàng gửi bán
4. Đồng thời kết chuyển giá vốn của hàng gửi đại lý, ký gửi, xác định đã tiêu thụ
để tính kết quả hoạt động kinh doanh trong kỳ hạch toán ghi:
Nợ TK 911 – xác định kết quả kinh doanh
Có TK 632 – giá vốn hàng bán
5. Kết chuyển doanh thu thuần của hàng gửi đại lý, ký gửi, ghi:
Nợ TK 511 – doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ
Có TK 911 – xác định kết quả kinh doanh
* Phương thức bán hàng trả góp:
Theo phương thức này, khi giao hàng cho người mua thì lượng hàng
chuyển giao được coi là tiêu thụ, người mua sẽ thanh toán lần đầu ngay tại thời
điểm mua một phần. Số tiền còn lại người mua sẽ trả dần và phải chịu một tỷ lệ
lãi suất nhất định. Thông thường số tiền trả ở các kỳ bằng nhau, trong đó bao
gồm một phần doanh thu gốc và một phần lãi suất trả chậm. Trình tự hạch toán
được tiến hành như sau:
1. Khi xuất hàng giao cho người mua:
+ Phản ánh trị giá vốn của hàng tiêu thụ:
Nợ TK 632 – giá vốn hàng bán
Có TK 154,155,156
+ Phản ánh doanh thu bán hàng trả góp:
Nợ TK 111, 112 ; số tiền thu về bán hàng trả góp lần đầu tại thời điểm mua
Nợ TK 131: tổng số tiền bán hàng còn lại phải thu ở người mua
Có TK 511:doanh thu tính theo giá bán ở thời điểm giao hàng
Có TK 3331 (33311):số tiền thuế GTGT phải nộp tính trên giá bán trả một lần
(giá thanh toán ngay)
Có TK 3387: doanh thu chưa thực hiện (số lãi trả góp)

139
2. Định kỳ xác định số lãi trả góp là doanh thu hoạt động tài chính
Nợ TK 3387 – doanh thu chưa thực hiện
Có TK 515 – doanh thu hoạt động tài chính.
3. Phản ánh số tiền (doanh thu gốc và lãi suất trả chậm) ở các kỳ sau do người
mua thanh toán.
Nợ TK 111, 112
Có TK 131 – phải thu khách hàng
4. Kết chuyển doanh thu thuần để xác định kết quả:
Nợ TK 511
Có TK 911
b. Áp dụng cho doanh nghiệp hạch hàng tồn kho theo phương pháp kiểm
kê định kỳ
1. Đầu kỳ kết chuyển trị giá thực tế của thành phẩm, hàng gửi bán tồn kho đầu
kỳ
Nợ TK 632
Có TK155,157
2. Thành phẩm sản xuất song nhập kho trong kỳ
Nợ TK 632
Có TK631
3. Phản ánh doanh thu bán hàng trong kỳ(thuế GTGT được khấu trừ)
Nợ TK 111, 112: số tiền thu về bán hàng trả góp lần đầu tại thời điểm mua
Nợ TK 131: tổng số tiền bán hàng còn lại phải thu ở người mua
Có TK 511:doanh thu tính theo giá bán ở thời điểm giao hàng
Có TK 3331 (33311): số tiền thuế GTGT phải nộp
4. Cuối kỳ kết chyển giá trị thành phẩm, hàng gửi bán cuối kỳ
Nợ TK155,157
CóTK 632
140
5. Kết chuyển doanh thu thuần để xác định kết quả:
Nợ TK 511
Có TK 911
6. Giá vốn của sản phẩm tiêu thụ
Nợ TK 911
Có TK 632

6.5. Kế toán kết quả tiêu thụ sản phẩm trong các doanh nghiệp sản xuất
6.5.1. Cách xác định kết quả tiêu thụ sản phẩm
Kết quả = doanh thu thuần - giá vốn - chi phí - chi phí quản lý
tiêu thụ về bán hàng và hàng bán bán hàng doanh nghiệp
CCDV

Nếu kết quả tiêu thụ là một số dương là lãi.


Nếu kết quả tiêu thụ là một số âm là lỗ.

6.5.2. Kế toán xác định kết quả tiêu thụ


6.5.2.1. Tài khoản sử dụng để hạch toán

Để xác định kết quả tiêu thụ, kế toán sử dụng các tài khoản 911 (Xác định kết
quả kinh doanh) và các tài khoản liên quan khác.

6.5.2.2. Phương pháp hạch toán

- Cuối kỳ kết chuyển doanh thu thuần của sản phẩm hàng hóa đã tiêu thụ
Nợ TK 511
Có TK 911
- Cuối kỳ kết chuyển trị giá vốn của sản phẩm, hàng hóa đã tiêu thụ trong kỳ, chi
phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp.
Nợ TK 911
Có TK 632
Có TK 641
Có TK 642

141
- Cuối kỳ kết chuyển lãi
Nợ TK 911
Có TK 421
- Cuối kỳ kết chuyển lỗ
Nợ TK 421
Có TK 911

142
BÀI TẬP VÍ DỤ VÀ BÀI TẬP THỰC HÀNH CHƯƠNG 6
I. Bài tập ví dụ
Tại một nhà máy có một phân xưởng chuyên sản xuất một loại sản phẩm
A, hạch toán hàng tồn kho theo phương pháp kê khai thường xuyên, tính thuế
giá trị gia tăng theo phương pháp khấu trừ, trong tháng 9/ 200N có tài liệu như
sau: (đơn vị: đồng)
I. Số dư đầu kỳ của một số tài khoản:
- TK 152: 40.000.000
- TK 154: 17.000.000
II. Các nghiệp vụ phát sinh trong kỳ:
1. Mua vật liệu chính trị giá thanh toán 110.000.000 (trong đó thuế GTGT
10.000.000), đã trả bằng tiền gửi ngân hàng. Hàng đã nhập kho.
2. Xuất kho vật liệu để chế tạo sản phẩm, trị giá 90.000.000 trong đó vật liệu
chính
3. Tính ra tiền lương phải trả cho công nhân trực tiếp sản xuất 30.000.000, nhân
viên quản lý phân xưởng 5.000.000
4. Trích các khoản theo lương theo tỷ lệ quy định trên tổng số tiền lương tính
vào chi phí kinh doanh.
5. Các chi phí sản xuất chung khác thực tế phát sinh:
- Chi phí nhiên liệu: 5.000.000
- Chi phí trả trước phân bổ kỳ này: 6.000.000
- Chi phí khấu hao TSCĐ: 10.000.000
- Chi phí dịch vụ khác mua ngoài trả bằng tiền mặt: 3.990.000
6. Tổng số sản phẩm hoàn thành trong kỳ 800 chiếc; trong đó nhập kho 500
chiếc, gửi đi bán 300 chiếc, dở dang 200 chiếc (giá trị là 10 000. 000).
Yêu cầu: Tính giá thành và định khoản tình hình trên
Lời giải:

143
- Tính giá thành sản phẩm
+ Tổng giá thành sản phẩm = 17.000.000 + (90.000.000 + 37.200.000 +
31.190.000) – 10.000.000 = 165.390.000 đ
+ Giá thành đơn vị sản phẩm = 165.190.000: 800 = 206.737, 5 (đ/ sp)
- Định khoản
1.Nợ TK 152: 100.000.000
Nợ TK133: 10.000.000
Có TK 112: 110.000.000
2.Nợ TK 621(A): 90.000.000
Có TK 152: 90.000.000(1521: 85.000.000,1522: 5.000.000)
3.Nợ TK622(A): 30.000.000
Nợ TK627: 5.000.000
Có TK334: 35.000.000
3. Nợ TK622(A)_: 7200.000
Nợ TK 627: 1200.0000
Có TK 338: 8400.000
5.Nợ TK627:24.990.000
Có TK 152 (1523)): 5.000.000
Có TK 242: 6.000.000
Có TK214: 10.000.000
Có TK 111:3.990.000
- Kết chuyển chi phí cho sản phẩm sản xuất
6a. Nợ TK 154(A): 90.000.000
Có TK6219(A): 90.000.000
6b. Nợ TK 154(A): 37.200.000
Có TK622(A): 37.200.000

144
6c. Nợ TK154(A):31190000
Có TK 627(A): 31190.000
6d Giá trị sản phẩm nhập kho và gửi bán
Nợ TK155: 103.368.750
Nợ TK157:62.021.250
Có TK154:165.390.000
II.Bài tập thực hành
Bài 1:
Tại 1 DN có các số liệu liên quan đến tình hình sản xuất kinh doanh như sau:
- SD đầu tháng của TK 154: 4.000.000 đồng
Tình hình phát sinh trong tháng:
1. Xuất kho 50.000.000 đồng nguyên vật liệu sử dụng cho:
- Trực tiếp sản xuất sản phẩm: 40.000.000 đồng
- Phục vụ ợ phân xưởng sản xuất: 6.000.000 đồng
- Bộ phận bán hàng: 2.500.000 đồng
- Bộ phận quản lý doanh nghiệp: 1.500.000 đồng
2. Tiền lương phải thanh toán cho CNV là: 16.000.000 đồng, trong đó:
- Công nhân trực tiếp sản xuất sản phẩm: 8.000.000 đồng
- Nhân viên quản lý phân xưởng: 3.000.000 đồng
- Nhân viên bán hàng: 2.000.000 đồng
- Nhân viên quản lý doanh nghiệp: 3.000.000 đồng
3. Trích BHXH, BHYT, KPCĐ, BHTN theo tỷ lệ quy định 24% và tính vào
các chi phí liên quan.
4. Khấu hao TSCĐ là: 10.000.000 đồng, phân bổ cho:
- Phân xưởng sản xuất: 6.000.000 đồng
- Bộ phận bán hàng: 3.000.000 đồng

145
- Bộ phận quản lý doanh nghiệp: 1.000.000 đồng
5. Trong tháng sản xuất hoàn thành 1.000 sản phẩm, đã nập kho thành phẩm.
Cho biết chi phí sản xuất dở dang cuối tháng là 3.200.000 đồng.
6. Trong tháng xuất kho tiêu thụ 500 sản phẩm, giá bán một đơn vị sản phẩm
là x đồng/ sản phẩm. Biết rằng thuế GTGT của sản phẩm A là 10%.
Yêu cầu:
1. Định khoản các nghiệp vụ kinh tế phát sinh
2. Tính giá thành sản phẩm
Bài 2:
Tại một doanh nghiệp sản xuất kinh doanh, áp dụng phương pháp kê khai
thường xuyên và phương pháp tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ.
Trong kỳ có các nghiệp vụ kinh tế phát sinh như sau:
1. Nhập kho 4.000 sản phẩm A, giá thành nhập kho là 1.800đ/sản phẩm
2. Xuất kho 1.000 sản phẩm A gởi đi bán, giá bán 3.200 đồng/sản phẩm,
thuế GTGT là 10%.
3. Nhập kho 2.000 sản phẩm A, giá thành nhập kho là 1.900 đồng/sản phẩm
4. Xuất kho 2.000 sản phẩm A đem đi tiêu thụ trực tiếp, giá bán 3.300
đồng/sản phẩm bao gồm 10% thuế GTGT, khách hàng thanh toán 50% bằng tiền
mặt, 50% còn lại chưa thanh toán.
5. Một tuần sau người mua thông báo chấp nhận mua lô hàng mà doanh
nghiệp gởi đi bán ở nghiệp vụ số 1, nhưng tiền chưa thanh toán.
6. Tiền lương phải trả bộ phận bán hàng 500.000 đồng. Bộ phận quản lý
doanh nghiệp 500.000 đồng.
7. Trích khấu hao TSCĐ ở bộ phận bán hàng 200.000 đồng, bộ phận quản lý
doanh nghiệp 100.000 đồng.
8. Chi phí quảng cáo thanh toán bằng tiền mặt là 100.000 đồng.
9. Doanh nghiệp quyết định giảm giá hàng bán 100.000 đồng, giá chưa có
thuế GTGT do người mua phàn nàn về chất lượng.
146
Yêu cầu
1. Định khoản, vào sơ đồ tài khoản các nghiệp vụ kinh tế phát sinh (trị giá
vốn của thành phẩm xuất kho là 1.800 đồng/ sản phẩm).
2. Xác định kết quả kinh doanh của doanh nghiệp

147
CHƯƠNG VII: SỔ KẾ TOÁN VÀ HÌNH THỨC SỔ KẾ TOÁN
7.1. Sổ kế toán
7.1.1. Khái niệm sổ kế toán
Sổ kế toán là những tờ sổ theo mẫu nhất định có liên hệ chặt chẽ với nhau
dùng để ghi chép các nghiệp vụ kinh tế phát sinh theo đúng phương pháp kế
toán.

7.1.2. Các loại sổ kế toán


Căn cứ vào các đặc trưng khác nhau, sổ kế toán có thể phân loại theo nhiều cách

7.1.2.1. Theo phương pháp ghi chép

Sổ kế toán được chia làm ba loại:


- Sổ ghi theo thứ tự thời gian
- sổ ghi theo hệ thống
- Sổ liên hợp
Thuộc loại sổ ghi theo thứ tự thời gian có sổ đăng ký chứng từ ghi sổ, sổ
tiền mặt, các nhật ký chứng từ như sau:
CHỨNG TỪ GHI SỔ
Số...
Ngày...tháng...năm

SỐ HIỆU TÀI KHOẢN


TRÍCH YẾU
NỢ CÓ SỐ TIỀN GHI CHÚ

1 2 3 4 5

Cộng X X

Kèm theo..................chứng từ gốc


Người lập biểu Phụ trách kế toán

148
Thuộc loại ghi theo hệ thống có hệ thống sổ cái,các loại sổ chi tiết. Mẫu
sổ cái như sau:
SỔ CÁI
(Dùng cho hình thức kế toán chứng từ ghi sổ)

CHỨNG TỪ Số hiệu
Ngày GHI SỔ Diễn giải tài Số tiền
tháng khoản Ghi chú
Số Ngày Nợ Có
ghi sổ đối ứng
hiệu tháng

1 2 3 4 5 6 7 8

Thuộc loại sổ ghi liên hợp có: Nhật ký sổ cái


Mẫu nhật ký sổ cái như sau:

149
NHẬT KÝ – SỔ CÁI
Năm.....

Số hiệu
Ngày Số
Chứng từ TK đối Tài khoản Tài khoản
tháng Số thứ
Diễn ứng
ghi phát tự
Số Ngày giải
sổ sinh Nợ Có dòng Nợ Có Nợ Có
hiệu tháng

1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12

Số dư
đầu kỳ

Cộng
phát sinh
trong
tháng
Số dư
cuối
tháng

7.1.2.2. Theo nội dung ghi chép


Sổ kế toán được chia làm nhiều loại:
- Sổ tài sản cố định.
- Sổ vật liệu.
- Sổ chi phí sản xuất kinh doanh.

150
- Sổ tiêu thụ

7.1.2.3. Theo trình độ khái quát của nội dung phản ánh

Sổ kế toán chia làm hai loại:


- Sổ kế toán tổng hợp.
- Sổ kế toán chi tiết.

7.1.2.4. Theo hình thức cấu trúc

Sổ kế toán gồm sổ đối chiếu kiểu hai bên, sổ đối chiếu kiểu một bên, kiểu
nhiều cột và kiểu nhiều bàn cờ.
Mẫu sổ kiểu hai bên đã được giới thiệu ở mẫu sổ số 2, mẫu sổ kiểu 1 bên như
sau:
SỔ CÁI TÀI KHOẢN: TIỀN MẶT

Chứng từ TK đối
Nội dung Nợ Có
Số Ngày ứng

Sổ kiểu nhiều cột:


SỔ CÁI TÀI KHOẢN: TIỀN MẶT

Chứng từ Nội dung TK đối Nợ Có

Số Ngày ứng Khoản 1 Khoản 2 Khoản 3

151
7.1.2.5. Theo hình thức tổ chức sổ:

Sổ kế toán chia làm 2 loại:


- Sổ đóng thành quyển
- Sổ tờ rời

7.1.3. Kỹ thuật ghi sổ kế toán:


- Ghi sổ kế toán là: căn cứ vào chứng từ kế toán hợp lệ để ghi chép các
nghiệp vụ kinh tế phát sinh vào các sổ kế toán có liên quan.
- Kỹ thuật ghi sổ kế toán là: Tổng hợp các phương thức kỹ thuật để ghi lại
(chụp lại) tài liệu vào sổ kế toán theo quy trình xác định.

7.1.3.1. Một số nguyên tắc chung:

- Chữ cái, chữ số ghi chép phải rõ ràng, không tẩy xóa.
- Mực viết phải đảm bảo dễ đọc, dễ quản lý, tiện cho việc lưu trữ.
- Tài liệu kế toán cần nhiều bản, có thể dùng phương thức sao chụp, một
số yếu tố còn lại (như chữ ký) được ghi trực tiếp.

7.1.3.2. Một số nguyên tắc cụ thể:

a. Kỹ thuật ghi cột: Phải ghi đúng hàng quy định, không được ghi giữa các
hàng hoặc lệch hàng.
b. Kỹ thuật ghi hàng: Phải ghi đúng cột quy định, ngoài ra còn phải đảm bảo
phân bố chữ và số các cột cân đối, đặc biệt các chữ số trong các số cần ghi thẳng
cột theo đơn vị tính.
c. Kỹ thuật ghi kết hợp cột, hàng: Ngoài các yêu cầu trên cần đảm bảo quan
hệ cân đối các con số giữa các cột trong cùng hàng và các hàng khác nhau.
Theo thời điểm ghi sổ, kỹ thuật ghi sổ thực hiện khác nhau giữa mở sổ,
ghi sổ, khóa sổ, chữa sổ.
* Mở sổ:
- Đối với loại sổ tờ rời: Khi mang ra dùng thì trên góc bên phải có chữ ký
của kế toán trưởng và phải đóng dấu.
152
- Đối với loại đóng thành quyển: Phải có bìa và in nhãn, trên trang nhất
giá bìa phải ghi tên sổ, số trang, ngày bắt đầu ghi, người ghi sổ. Các trang sổ
phải đánh số và đóng dấu giáp lai. Đầu năm báo cáo phải mở sổ kế toán mới
theo đúng danh mục sổ kế toán đã quy định của doanh nghiệp và ghi số dư ngày
31/12 năm trước vào số dư đầu kỳ vào các sổ kế toán tương ứng.
* Ghi sổ:
Khi ghi sổ kế toán phải dùng loại mực tốt, không phai, không nhòe,
không được ghi cách dòng, dòng không ghi gạch bỏ, không để cách trang,
những trang thừa phải gạch bỏ. Khi hết trang phải cộng hết trang chuyển sang
trang sau, hết tháng phải cộng số phát sinh tháng, phát sinh lũy kế, kỳ quyết toán
phải cộng số phát sinh kỳ, số phát sinh lũy kế và số dư để chuyển kỳ sau.
Ghi tăng (để cộng thêm vào các con số đã ghi) được ghi bằng mực thường.
Ghi giảm (để trừ bớt số đã ghi) được ghi bằng mực đỏ hoặc đặt số phải ghi trong
khung chữ nhật.
* Khóa sổ:
Là cộng số phát sinh trong kỳ bên Nợ, bên Có và số dư ở thời điểm khóa
sổ: cuối kỳ khóa sổ cần có dấu hiệu gạch ngang.

7.1.4. Kỹ thuật chữa sổ kế toán


7.1.4.1. Phương pháp cải chính

Là phương pháp trực tiếp thay thế phần ghi sai bằng cách ghi đúng (áp
dụng khi phần ghi sai được phát hiện sớm). Chữa bằng cách xóa phần ghi sai
bằng mực đỏ một dòng, gạch ngang vào giữa dòng sai sao cho vẫn nhìn được
phần ghi sai. Sau đó ghi cải chính phần sai thành phần đúng có chữ ký của người
chữa sổ.

7.1.4.2. Phương pháp ghi bổ sung

- Áp dụng khi bỏ sót nghiệp vụ, hoặc ghi con số trong định khoản nhỏ hơn con
số cần ghi.
- Phương pháp chữa:
153
+ Trường hợp bỏ sót: Chữa bằng cách ghi bổ sung thêm một định khoản bằng số
đã ghi sót bằng
+ Trườg hợp con số trong sổ nhỏ hơn con số cần ghi. Chữa bằng cách ghi bổ
sung thêm một định khoản bằng số chênh lệch giữa số đúng với số sai.
Ví dụ:
Mua nguyên vật liệu nhập kho chưa thanh toán tiền cho người bán số tiền là
80.000 đồng. Kế toán đã định khoản sai sót như sau:
Nợ TK 152: 8.000
Có TK 331: 8.000
Trường hợp này phải định khoản bổ sung cùng quan hệ đối ứng với số tiền còn
thiếu.
Nợ TK 152: 72.000
Có TK 331: 72.000

7.1.4.3. Phương pháp điều chỉnh giảm bằng mực đỏ (ghi số âm)

- Phương pháp điều chỉnh giảm bằng mực đỏ còn gọi là phương pháp ghi
số âm, áp dụng khi số ghi sai lớn hơn số đúng(số trong sổ lớn hơn số ghi trong
chứng từ), ghi sai quan hệ tài khoản, ghi trùng hai lần
- Phương pháp ghi số âm được dùng để trừ bớt số đã ghi sai.
- Kỹ thuật ghi số âm là: dùng mực đỏ để viết con số hoặc để con số trong
dấu ngoặc đơn (x x)
- Phương pháp chữa:
+ Trường hợp số ghi sai lớn hơn số đúng (số đã ghi trong sổ lớn hơn số trong
chứng từ kế toán) chữa bằng cách ghi thêm một định khoản theo đúng quan hệ
đối ứng tài khoản cũ bằng mực đỏ bằng chênh lệch giữa số đúng và số sai.
Ví dụ: Mua nguyên vật liệu của người bán 12.000.000 đồng chưa trả tiền người
bán.

154
Kế toán định khoản sai như sau:
Nợ TK 152: 120.000.000
Có TK 331: 120.000.000
Chữa:
+ ghi thêm một định khoản:
Nợ TK 152: (108.000.000)
Có TK 131: (108.000.000)
+ Trường hợp ghi sai quan hệ tài khoản: chữa bằng cách ghi thêm một định
khoản sai bằng mực đỏ để xóa bớt bút toán đã ghi sai. Sau đó ghi lại một định
khoản mới đúng quan hệ tài khoản bằng mực thường.
Ví dụ: Mua nguyên vật liệu của người bán 12.000.000 đồng chưa trả tiền
người bán.
Kế toán định khoản sai như sau:
Nợ TK 152: 12.000.000
Có TK 131: 12.000.000
Chữa:
+ ghi thêm một định khoản:
Nợ TK 152: (12.000.000)
Có TK 131: (12.000.000)
+ Ghi lại bằng định khoản:
Nợ TK 152: 12.000.000
Có TK 331: 12.000.000
+ Trường hợp ghi trùng một nghiệp vụ 2 lần: chữa bằng cách ghi thêm một
định khoản nữa giống như định khoản đã ghi thừa bằng mực đỏ để trừ bớt lần đã
ghi thừa.
Ví dụ: Mua nguyên vật liệu của người bán 12.000.000 đồng chưa trả tiền
người bán.

155
- Kế toán định khoản đã ghi sổ sai như sau:
1. Nợ TK 152: 12.000.000
Có TK 331: 12.000.000
2. Nợ TK 152: 12.000.000
Có TK 331: 12.000.000
- Chữa như sau:
+ Ghi thêm định khoản:
Nợ TK 152: (12.000.000)
Có TK 331: (12.000.000)

7.2. Hình thức hạch toán kế toán (Hình thức tổ chức sổ kế toán)
7.2.1. Khái niệm hình thức hạch toán kế toán
Hình thức hạch toán kế toán còn được gọi là hình thức tổ chức sổ kế toán:
là tổ chức một hệ thống: bao gồm số lượng sổ, kết cấu các loại sổ, mối quan hệ
giữa các loại sổ dùng để chỉnh lý tổng hợp ghi chép, hệ thống hóa số liệu kế
toántheo một trình tự và phương pháp nhất định .

7.2.2. Các hình thức hạch toán kế toán


7.2.2.1. Hình thức kế toán Nhật ký sổ cái:

- Đặc điểm của hình thức này:


Sử dụng sổ Nhật ký sổ cái làm sổ kế toán tổng hợp quy nhất để kết hợp
ghi chép các nghiệp vụ kinh tế theo thứ tự thời gian và ghi theo hệ thống vào các
tài khoản kế toán.
- Sổ sách sử dụng:
+ Sổ nhật ký sổ cái
+ Các sổ chi tiết như: sổ tiền mặt, sổ kế toán chi tiết khác....
- Trình tự hạch toán :
Trình tự hạch toán của hình thức này được khái quát trên sơ đồ sau :

156
Sơ đồ 7.1 : Sơ đồ hình thức nhật ký sổ cái
Gỉai thích sơ đồ:
+ Hàng ngày, căn cứ vào chứng từ gốc hoặc bảng tổng hợp chứng từ gốc
kế toán ghi vào Nhật ký – sổ cái, sau đó ghi vào sổ, thẻ kế toán chi tiết. Nghiệp
vụ liên quau đến tiền mặt thì căn cứ vào chứng từ gốc bắng tiền mặt ghi vào sổ
tiến mặt
+ Cuối tháng, từ sổ chi tiết vào bảng tổng hợp chi tiết, từ sổ Nhật ký – sổ
cái và bảng tổng hợp chi tiết vào báo cáo kế toán
+ Tiến hành đối chiếu khớp đúng số liệu giữa sổ Nhật ký – sổ cái và bảng
tổng hợp chi tiết.
- Ưu nhược điểm của hình thức này: Ghi chép đơn giản, rõ ràng, dễ hiểu, dễ
đối chiếu kiểm tra. Nhược điểm của hình thức này là không nên áp dụng cho
những đơn vị sử dụng nhiều tài khoản kế toán.

7.2.2.2. Hình thức chứng từ ghi sổ:

- Đặc điểm: Mọi nghiệp vụ kinh tế phát sinh đều phải căn cứ vào chứng
từ gốc để lập ra chứng từ ghi sổ trước khi ghi sổ kế toán.
157
- Sổ sách sử dụng: Sổ đăng ký chứng từ ghi sổ, Sổ cái, Sổ quỹ và các sổ
chi tiết khác, Chứng từ ghi sổ
- Trình tự hạch toán: Trình tự hạch toán theo hình thức chứng từ ghi sổ
được khái quát trên sơ đồ sau

Chứng từ gốc

Sổ quỹ
Bảng tổng hợp
chứng từ gốc

Sổ đăng ký
chứng từ ghi Chứng từ ghi sổ Các sổ và thể kế
sổ toán chi tiết

Sổ cái
Bảng tổng hợp chi
tiết
Bảng cân đối tài khoản

Báo cáo kế toán

Sơ đồ 7.2 : Sơ đồ hình thức chứng từ ghi sổ


: Ghi hàng ngày
: Ghi cuối kỳ
: Đối chiếu
Giải thích sơ đồ:
+ Hàng ngày, căn cứ vào chứng từ gốc hoặc bảng tổng hợp chứng từ gốc,
kế toán lập chứng từ ghi sổ. Căn cứ vào chứng từ ghi sổ để vào Sổ đăng ký
chứng từ ghi sổ, sau đó được dùng để ghi vào sổ cái. Các chứng từ gốc sau khi
làm căn cứ lập chứng từ ghi sổ được dùng để ghi vào sổ, thẻ kế toán chi tiết.

158
+ Cuối tháng từ sổ chi tiết vào bảng tổng hợp chi tiết, từ Sổ cái vào bảng
cân đối tài khoản và từ bảng cân đối tài khoản và bảng tổng hợp chi tiết lập ra
các báo cáo kế toán
+ Đối chiếu số liệu giữa ghi trên Sổ cái và Bảng tổng hợp chi tiết
- Ưu nhược điểm của hình thức này:
+ Ưu điểm:
Hình thức này thích hợp với mọi loại hình quy mô đơn vị sản xuất kinh
doanh, các mẫu sổ đơn giản, dễ làm, dễ đối chiếu, kiểm tra. Trong điều kiện kế
toán thủ công, không đòi hỏi trình độ kế toán cao, dễ phân công công tác. Trong
điều kiện kế toán này ở trình độ hiện nay hình thức này cũng đơn giản, dễ áp
dụng máy vi tính vào công tác kế toán.
+ Nhược điểm:
Ghi chép trùng lặp, ảnh hưởng đến hiệu suất công tác kế toán, dễ sai sót,
nhầm lẫn, công việc dồn nhiều vào cuối tháng, cung cấp số liệu cho việc lập báo
cáo kế toán chậm.

7.2.2.3. Hình thức kế toán nhật ký chung

- Đặc điểm:
Sử dụng sổ nhật ký chung để ghi chép tất cả các nghiệp vụ kinh tế phát
sinh theo thứ tự thời gian và theo mối quan hệ đối ứng giữa các tài khoản kế
toán có liên quan trong nghiệp vụ kinh tế.
- Sổ sách sử dụng:
Sổ nhật ký chung
Sổ cái
Sổ nhật ký chuyên dùng (Nhật ký đặc biệt) và các sổ kế toán chi tiết
- Trình tự hạch toán: trình tự hạch toán của hình thức này được khái quát
trên sơ đồ sau

159
Sơ đồ 7.3: Sơ đồ hình thức nhật ký chung
Giải thích sơ đồ:
+ Hàng ngày, căn cứ vào các chứng từ được dùng làm căn cứ ghi sổ kế
toán, trước hết ghi nghiệp vụ phát sinh vào Nhật ký chung và các nghiệp vụ kinh
tế quy định ghi vào Nhật ký đặc biệt (nếu đã ghi vào nhật ký chung thì không
được ghi vào Nhật ký đặc biệt và ngược lại), sau đó căn cứ vào số liệu đã ghi
trên sổ Nhật ký chung và nhật ký đặc biệt để ghi vào sổ cái theo các tài khoản kế
toán phù hợp. Nếu đơn vị có mở sổ kế toán chi tiết thì đồng thời với việc ghi vào
sổ Nhật ký, các nghiệp vụ phát sinh được ghi vào các sổ chi tiết có liên quan.
+ Cuối tháng, cuối quí, cuối năm, cộng số liệu trên sổ cái, lập bảng cân
đối tài khoản. Sau khi đã kiểm tra, đối chiếu khớp đúng, số liệu ghi trên sổ cái
và bảng tổng hợp chi tiết (được lập từ các sổ kế toán chi tiết) được dùng để lập
báo cáo tài chính.
- Ưu điểm của hình thức này:

160
Hình thức này thích hợp với mọi loại hình quy mô đơn vị sản xuất kinh
doanh dễ làm, dễ đối chiếu, kiểm tra. Trong điều kiện kế toán máy ở trình độ
hiện nay hình thức này cũng đơn giản, dễ áp dụng máy vi tính vào công tác kế
toán.

7.2.2.4. Hình thức Nhật ký chứng từ

- Đặc điểm : Mọi nghiệp vụ kinh tế đều căn cứ chứng từ gốc để phân loại vào
các Nhật ký chứng từ theo thứ tự thời gian, cuối tháng căn cứ số liệu tổng hợp ở
từng Nhật ký chứng từ lần lượt ghi vào sổ cái.
- Sổ sách sử dụng: Các sổ nhật ký chứng từ và bảng kê. Sổ tiền mặt và một số sổ
chi tiết khác. Sổ cái
- Trình tự hạch toán:Trình tự hạch toán của hình thức này được khái quát trên
sơ đồ sau:

Sơ đồ 7.4 : Sơ đồ hình thức nhật ký chứng từ

161
Giải thích sơ đồ:
+ Hàng ngày, căn cứ vào các chứng từ gốc hợp lý, hợp pháp để ghi trực
tiếp vào các Nhật ký chứng từ hoặc bảng kê, sổ chi tiết liên quan. Đối với các
chứng từ liên quan đến các sổ và thẻ kế toán chi tiết, thì được ghi trực tiếp vào
các sổ, thẻ liên quan. Đối với các loại chi phí sản xuất, kinh doanh phát sinh
nhiều lần hoặc mang tính chất phân bổ, các chứng từ gốc trước hết được tập hợp
và phân loại trong các bảng phân bổ, sau đó lấy số liệu ghi vào các bảng kê và
Nhật ký chứng từ có liên quan.
+ Cuối tháng, khóa sổ, cộng số liệu trên các Nhật ký chứng từ, ghi trực
tiếp vào sổ cái. Cộng các sổ hoặc thẻ kế toán chi tiết và căn cứ vào sổ hoặc thẻ
kế toán chi tiết lập các bảng tổng hợp chi tiết theo từng tài khoản để đối chiếu
với sổ cái. Từ sổ cái và bảng tổng hợp chi tiết lập các báo cáo kế toán
- Ưu nhược điểm:
+ Ưu điểm: Giảm nhẹ khối lượng công việc, đồng thời nâng cao chất
lượng của công tác kế toán, cung cấp thông tin kịp thời cho yêu cầu quản lý và
lập báo cáo kế toán nhanh, thực hiện được việc phân công hợp lý của cán bộ kế
toán.
+ Nhược điểm: Trong nhật ký chứng từ kết cấu phức tạp, kết hợp nhiều
yếu tố nên đòi hỏi trình độ nghiệp vụ kế toán thành thạo, dùng nhiều sổ tờ mỏng
nên không thuận tiện cho cơ giới hóa kế toán.

7.2.2.5. Hình thức kế toán trên máy vi tính

- Đặc điểm: Người làm kế toán trên máy tính sẽ sử dụng những phần mềm
đã cài đặt sẵn trên máy. Các thủ tục kế toán sẽ tùy thuộc vào những quy ước của
phần mềm. Tùy những phần mềm có thể tự động hóa nhiều khâu công việc kế
toán,nhưng hoàn toàn không thay thế nhân viên kế toán.
- Sổ sách sử dụng: Sổ kế toán của hình thức này phụ thuộc vào việc tổ
chức sổ kế toán của doanh nghiệp dùng để làm cơ sở thiết kế phần mềm áp dụng
cho đơn vị.

162
- Trình tự hạch toán: Trình tự hạch toán của hình thức này theo sơ đồ như sau:

Chứng từ kế toán Sổ tổng hợp,sổ


Phần mềm chi tiết
kế toán

Bảng tổng hợp


chứng từ kế toán Báo cáo kế toán
cùng loại

Ghi hàng ngày


Ghi cuối kỳ
Đối chiếu
Sơ đồ7.5 : Hình thức kế toán trên máy vi tính
Giải thích sơ đồ:
+ Hàng ngày, kế toán căn cứ vào chứng từ kế toán hoặc bảng tổng hợp
chứng từ kế toán cùng loại đã được kiểm tra,được dùng làm căn cứ ghi sổ, xác
định tài khoản ghi Nợ và tài khoản ghi Có để nhập dữ liệu vào mày vi tính theo
các bảng, biễu đã được thiết kế sẵn trên phần mềm kế toán.
Theo quy trình của phần mềm kế toán, các thông tin được tự động nhập
vào sổ kế toán tổng hợp và các sổ chi tiết liên quan.
+ Cuối tháng(hoặc vào thời điểm cần thiết nào) kế toán thực hiện các thao
tác khóa sổ và lập báo cáo tài chính. Việc đối chiếu giữa số liệu tổng hợp và sổ
chi tiết được thực hiện tự động. Người làm kế toán có thể kiểm tra, đối chiếu
giữa sổ kế toán và báo cáo tài chính sau khi đã in ra giấy.
+ Cuối tháng, cuối năm, sổ kế toán tổng hợp và sổ kế toán chi tiết được in
ra giấy, đóng thành quyển.

163
BÀI TẬP VÍ DỤ, BÀI TẬP THỰC HÀNH CHƯƠNG VII
Bài tập ví dụ:
I. Tài liệu:
Công ty TVT hạch toán hàng tồn kho theo phương pháp kê khai thường xuyên
tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ có tài liệu sau đây( Đơn vị: triệu
đồng)
1. Ngày 5/7, rút tiền gửi ngân hàng về nhập quỹ tiền mặt 15, phiếu thu số 136.
2. Ngày 10/7, thanh toán lương tháng 6 cho công nhân viên bằng tiền mặt 15,
phiếu chi số 515.
3. Ngày 12/7, khách hàng thanh toán tiền hàng kỳ trước cho doanh nghiệp qua
ngân hàng 40, doanh nghiệp đã nhận được giấy báo có số 1798.
4. Ngày 14/7, mua chịu nguyên vật liệu nhập kho theo giá 60, hóa đơn số 289.
5. Ngày 15/7, vay ngắn hạn thanh toán cho người bán 60, hợp đồng tín dụng số
6766.
6. Ngày 18/7, trả trước tiền mua hàng cho người bán bằng chuyển khoản 35,
doanh nghiệp đã nhận được giấy báo Nợ số 536.
7. Ngày 19/ 7 nhận vốn góp liên doanh bằng một phương tiện vận tải theo giá
thỏa thuận 120, biên bản giao nhận số 92
II. Yêu cầu: Ghi sổ Nhật ký chung, Sổ cái TK 112 (dùng cho hình thức nhật ký
chung), Chứng từ ghi sổ.
III. Hướng dẫn giải
1. Ghi sổ Nhật ký chung

164
SỔ NHẬT KÝ CHUNG
(Đơn vị: triệu đồng)

Ngày Chứng từ Diễn giải Số hiệu Số phát sinh


tháng Số Ngày tài khoản Nợ Có
ghi sổ
Số trang trước chuyển sang xxx Xxx
136 5/7 Rút tiền gửi ngân hàng về 111 15
quỹ tiền mặt 112 15
515 10/7 Trả lương kỳ trước cho cán 334 15
bộ công nhân viên 111 15
01798 12/7 Người mua trả nợ 112 40
131 40
289 14/7 Mua nguyên vật liệu 152 60
331 60
6766 15/7 Vay thanh toán 331 60
341 60
536 18/7 Đặt trước tiền hàng 331 35
112 35
92 19/7 Nhận vốn góp liên doanh 211 120
411 120
Cộng chuyển sang trang sau Xxx Xxx

2.Ghi chứng từ ghi sổ

165
CHỨNG TỪ GHI SỔ
Số:
Ngày... tháng... năm...

Số hiệu tài
Trích yếu khoản Số tiền
Nợ Có

Rút tiền gửi ngân hàng về quỹ tiền mặt 111 112 15
Trả lương kỳ trước cho cán bộ công nhân viên 334 111 15
Người mua trả nợ
Mua nguyên vật liệu 112 131 40
Vay thanh toán 152 331 60
Đặt trước tiền hàng 331 341 60
Nhận vốn góp liên doanh 331 112 35
Cộng 211 411 120
xx Xx

3. Ghi sổ cái tài khoản 112 (theo hình thức Nhật ký chung)

166
SỔ CÁI
Tháng 7 năm N
Số hiệu: 112
ĐV: 1000.000Đ

Ngày Chứng từ Diễn giải Số Số tiến


tháng SH NT hiệu Nợ Có
ghi sổ TKĐ
Ư

SỐ DƯ ĐẦU THÁNG
136 5/7 Rút TGNH nhập quỹ tiền mặt 111 30
1798 12/7 Người mua trả nợ 131 15
536 18/7 Đặt trước tiền hàng 331 40
1966 26/7 Người mua đặt trước 131 35
Cộng số phát sinh 50 50
Số dư cuối tháng 90
70

167
Bài tập thực hành
I. Tài liệu
Doanh nghiệp TVT tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ, đầu
tháng 5/ 200N có số dư của các tài khoản như sau: (đơn vị: 1.000 VNĐ)

TK 111 : 300.000 TK 3 41 : 250.000

TK 112 : 500.000 TK 331 (Dư Có) : 200.000

TK 152 : 200.000 TK 333 : 100.000

TK 155 : 600.000 TK 334 : 60.000

TK 131 (dư Nợ) : 250.000 TK 411 : 2.250.000

TK 211 : 200.000 TK 421 (dư Có) : 190.000

Trong tháng 05/N có các nghiệp vụ kinh tế phát sinh như sau:
1. Ngày 2/5, khách hàng thanh toán số nợ kỳ trước bằng tiền mặt 100.000.
phiếu thu số 75.
2. Ngày 4/5, DN mua NVL theo giá có cả thuế GTGT 10% là 242.000, đã
thanh toán tiền cho người bán bằng chuyển khoản. Giấy báo Nợ số 105, phiếu
nhập kho số 90, hóa đơn số 325.
3. Ngày 7/5, DN gửi tiền mặt vào tài khoản tại ngân hàng 150.000 theo
phiếu chi số 91, giấy báo có số 101.
4. Ngày 11/5 DN thanh toán Nợ vay ngắn hạn đến hạn trả bằng chuyển
khoản 150.000. Giấy báo Nợ số 106.
5. Ngày 16/5 thanh toán bớt nợ cho người bán bằng tiền mặt 120.000. Phiếu
chi số 92.
6. Ngày 19/5 nộp thuế cho Nhà nước bằng chuyển khoản. Giấy báo Nợ số
107.
7. Ngày 21/5 thanh toán hết cho CNV bằng tiền mặt theo phiếu chi số 93

168
8. Ngày 27/5 mua 1 thiết bị văn phòng đã thanh toán bằng chuyển khoản
theo giấy báo Nợ số 108, hóa đơn số 515.110.000, trong đó thuế GTGT 10%.
9. Ngày 29/5 nhận vốn góp của Công ty Đào hoa bằng tiền mặt 600.000 theo
phiếu thu số 76.
10. Ngày 31/5 trích lợi nhuận lập quỹ dự phòng tài chính là 60.000 theo quyết
định số 45 của quản lý.
II. Yêu cầu:
1. Định khoản, phản ánh vào sơ đồ tài khỏan kế toán.
2. Ghi vào sổ kế toán sau: Nhật ký – Sổ cái; Sổ Nhật ký chung; Chứng từ -
Ghi sổ, Sổ cái tài khoản 111( theo hình thức Nhật ký chung)

169
CHƯƠNG VIII: BỘ MÁY KẾ TOÁN VÀ MÔ HÌNH TỔ CHỨC
BỘ MÁY KẾ TOÁN
8.1 Đơn vị kế toán
8.1.1.Khái niệm về đơn vị kế toán
Đơn vị kế toán là các đối tượng áp dụng luật kế toán có lập báo cáo tài chính,
bao gồm:
- Cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp, tổ chức có sử dụng kinh phí ngân
sách nhà nước
- Doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế được thành lập và hoạt động
theo pháp luật Việt Nam, chi nhánh, văn phòng đại diện của doanh nghiệp
nước ngoài hoạt động tại Việt Nam.
- Hợp tác xã
- Hộ kinh doanh cá thể, tổ hợp tác

Từ định nghĩa trên, có thể thấy rằng đơn vị kế toán trước hết phải là một tổ
chức hoạt động và quản lý trên các lĩnh vực. Vì có sự hoạt động và quản lý hoạt
động cho nên các tổ chức này luôn phải dùng đến một công cụ là kế toán để
phục vụ cho việc quản lý đó.
Nếu xét trên góc độ chức năng của kế toán, thì đơn vị kế toán phải là đơn vị
thực hiện đầy đủ các giai đoạn của quy trình hoạch toán kế toán, gồm: lập hoặc
tiếp nhận chứng từ, ghi sổ kế toán, xử lý số liệu kế toán và lập hệ thống báo cáo
kế toán. Một đơn vị kế toán với chức năng hoạt động như vậy cần phải tổ chức
bộ máy kế toán riêng có chức năng nhiệm vụ và quyền hạn nhất định.
Đơn vị kế toán phải là đơn vị độc lập có tư cách pháp nhân đầy đủ hoặc là
một đơn vị trực thuộc trong hệ thống phân cấp quản lý

8.1.2.Phần hành kế toán


Phần hành kế toán trong các đơn vị kế toán khác nhau sẽ có sự khác nhau
nhất định, chúng phụ thuộc vào lĩnh vực hoạt động, quy mô và chức năng hoạt
động của đơn vị. Trong doanh nghiệp, phần hành kế toán thường gồm
- Kế toán tài sản cố định
- Kế toán vật tư, sản phẩm, hàng hóa
170
- Kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương
- Kế toán tiền gửi ngân hàng
- Kế toán vốn và các quỹ chuyên dùng
- Kế toán tổng hợp
- Kế toán bán hàng
- Kế toán quỹ tiền mặt
- Kế toán thanh toán hay kế toán công nợ
- Kế toán xây dựng cơ bản
- Kế toán chi phí và giá thành

Mỗi doanh nghiệp thuộc các loại hình khác nhau trên nhiều lĩnh vực khác
nhau sẽ có một số phần hành ké toán chủ yếu khác nhau trong các phần hành kế
toán trên.

8.1.3 Bộ máy kế toán


Việc thực hiện chức năng nhiệm vụ kế toán trong đơn vị kế toán sẽ do bộ
máy kế toán đảm nhiệm. Do vậy các đơn vị kế toán nhất thiết phải tổ chức bộ
máy kế toán
Bộ máy kế toán là tập hợp các cán bộ nhân viên kế toán đảm nhận việc thực
hiện khối lượng công tác kế toán theo phần hành kế toán đã phân công với chức
năng thông tin và kiểm tra hoạt động của đơn vị. Để tổ chức bộ máy kế toán cần
phải căn cứ vào
- Khối lượng công tác kế toán và các phần hành kế toán đã xác định trên cơ
sở quy mô của doanh nghiệp
- Nhu cầu cung cấp thông tin của các cấp quản lý
- Đặc điểm về tổ chức sản xuất quản lý
- Điều kiện về cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ cho công tác kế toán.

Nội dung tổ chức bộ máy kế toán


- Xác định số lượng cán bộ kế toán viên với đầy đủ yêu cầu về trình độ
nghề nghiệp

171
- Bố trí và phân kế toán viên thực hiện tương ứng với các phần hành kế
toán đã xác định.
- Xác lập mối quan hệ giữa các bộ phận, các phần hành kế toán với nhau
cũng như giữa các phần hành kế toán với các phòng ban quản lý liên
quan.

8.1.4 Kế toán trưởng


Kế toán trưởng là một chức danh nghề nghiệp để dành cho các chuyên gia kế
toán có trình độ chuyên môn cao, có phẩm chất đạo đức tốt và có năng lực điều
hành, có khả năng tổ chức công tác kế toán trong đơn vị kế toán độc lập. Nội
dung kế toán trưởng
- Kế toán trưởng có nhiệm vụ tổ chức thực hiện công tác kế toán trong đơn vị kế
toán theo quy định về nhiệm vụ của kế toán.
- Kế toán trưởng của các cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp, tổ chức có sử dụng
hoặc không sử dụng kinh phí ngân sách của nhà nước và các doanh nghiệp nhà
nước có nhiệm vụ giúp người đại diện theo pháp luật của đơn vị kế toán giám
sát tài chính tại đơn vị kế toán
- Kế toán trưởng có quyền, phổ biến chủ trương và chỉ đạo thực hiện các chủ
trương về chuyên môn, ký duyệt các tài liệu kế toán, có quyền từ chối không ký
quyệt các tài liệu mà vấn đề tài chính không phù hợp với chế độ quy định.

8.2. Mô hình tổ chức bộ máy kế toán.


8.2.1.Hình thức tổ chức công tác kế toán tập trung.
Theo hình thức này, cả đơn vị chỉ lập một phòng kế toán duy nhất để thực
hiện toàn bộ công việc kế toán của đơn vị. Ở các bộ phận kinh doanh, dịch vụ,…
không có tổ chức kế toán riêng, chỉ bố trí nhân viên hạch toán làm nhiệm vụ
hướng dẫn, kiểm tra hạch toán ban đầu về các nghiệp vụ kinh tế - tài chính phát
sinh, chuyển chứng từ hạch toán ban đầu về phòng kế toán theo định kỳ để
phòng kế toán kiểm tra, ghi chép sổ kế toán.

172
Kế toán trưởng

Bộ phận Bộ phận Bộ phận KT Bộ phận vật


tài chính kiểm tra KT tổng hợp tư, tài sản

Bộ phận kế toán Bộ phận KT Bộ phận KT Bộ phận kế


tiền lương thanh toán CPSX& toán khác
GTSP

Các nhân viên kế toán


ở các bộ phận phụ thuộc

Sơ đồ 8.1: Mô hình tổ chức công tác kế toán tập trung

+ Ưu điểm: tập trung được thông tin phục vụ cho lãnh đạo nghiệp vụ, thuận tiện
cho việc phân công và chuyên môn hóa công tác kế toán, thuận tiện cho việc cơ
giới hóa công tác kế toán, giảm nhẹ biên chế bộ máy kế toán của đơn vị.
+ Nhược điểm: hạn chế việc kiểm tra, giám sát tại chỗ của kế toán đối với mọi
hoạt động của đơn vị; không cung cấp kịp thời thông tin phục vụ cho lãnh đạo
và quản lý ở từng đơn vị, bộ phận phụ thuộc.

8.2.2 Hình thức tổ chức công tác kế toán phân tán.


Theo hình thức này, ở đơn vị có phòng kế toán trung tâm, các đơn vị phụ
thuộc, các bộ phận đều có tổ chức kế toán riêng (viện nghiên cứu có trạm, trại
thí nghiệm, cơ quan hành chính có tổ chức bộ phận kinh doanh dịch vụ…).
- Tổ chức kế toán ở các đơn vị, các bộ phận phụ thuộc là đơn vị kế toán phụ
thuộc chịu trách nhiệm thực hiện toàn bộ công việc kế toán ở bộ phận mình,

173
kể cả phần kế toán tổng hợp và kế toán chi tiết, định kỳ phải lập các báo cáo
tài chính gửi về phòng kế toán trung tâm.
- Phòng kế toán trung tâm chịu trách nhiệm thực hiện toàn bộ các phần
hành công việc kế toán phát sinh tại đơn vị, hướng dẫn, kiểm tra công tác kế
toán ở bộ phận phụ thuộc, thu nhận, kiểm tra các báo cáo kế toán của bộ phận
phụ thuộc gửi lên và tổng hợp số liệu của đơn vị, bộ phận phụ thuộc cùng với
báo cáo của đơn vị chính để lập báo cáo kế toán toàn đơn vị.
Kế toán trưởng

Bộ phận tài Bộ phận kiểm Bộ phận KT Bộ phận KT


chính tra KT tổng hợp chung

Trưởng phòng KT ở bộ phận Trưởng phòng KT ở bộ phận


phụ thuộc phụ thuộc

Bộ phận KT Bộ phận KT Bộ phận KT Bộ phận KT


vật tư – tiền lương vật tư – tiền lương
TSCĐ TSCĐ

Bộ phận KT Bộ phận kế Bộ phận KT Bộ phận kế


CPSX & toán … CPSX & toán …
GTSP GTSP

Sơ đồ 8.2: Mô hình tổ chức công tác kế toán phân tán


Ưu điểm: tăng cường vai trò kiểm tra, giám sát tại chỗ của kế toán đối với hoạt
động sản xuất sự nghiệp, kinh doanh dịch vụ,.. ở từng đơn vị, bộ phận phụ
thuộc, cung cấp thông tin kịp thời phục vụ cho lãnh đạo và quản lý ở từng đơn
vị, bộ phận phù hợp với việc mở rộng phân cấp quản lý cho từng đơn vị,

174
Nhược điểm: không cung cấp thông tin kinh tế kịp thời cho lãnh đạo nghiệp vụ,
biên chế bộ máy kế toán chung toàn đơn vị nhiều hơn hình thức tổ chức công tác
kế toán tập trung.

8.2.3. Hình thức tổ công tác kế toán vừa tập chung vừa phân tán.
- Có thể minh họa một mô hình tổ chức công tác kế toán ở đơn vị HCSN theo
sơ đồ
- Thực chất, hình thức này là kết hợp hai hình thức nói trên nhằm phù hợp với
đặc điểm, tính chất của từng đơn vị.
Kế toán trưởng

Bộ phận Bộ phận kiểm Bộ phận KT Bộ phận


tài chính tra kế toán tổng hợp KT TSCĐ

Bộ phận KT Bộ phận KT Bộ phận KT Bộ phận


tiền lương thanh toán CPSX& GTSP kế toán ….

Trưởng phòng kế toán Trưởng phòng kế toán


ở bộ phận phụ thuộc ở bộ phận phụ thuộc

Bộ phận KT Bộ phận KT Bộ phận KT Bộ phận


tiền lương vật tư, TSCĐ chi phí … kế toán …

Sơ đồ 8.3: Mô hình tổ chức công tác kế toán tập trung kết hợp phân tán

175
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
A. Giáo trình và sách tham khảo
1.TS. Nguyễn Thế Ân (chủ biên) giáo trình lý thuyết hạch toán kế toán – Khoa
kế toán trường Đại học Kinh tế quốc dân. Nhà xuất bản giáo dục Hà Nội 2015
2. PGS.TS Võ Văn Nhị ( Chủ biên) Giáo trình nguyên lý kế toán. Khoa kế toán.
Bộ môn nguyên lý kế toán trường Đại học kinh tế thành phố Hồ Chí Minh.Nhà
xuất bản kinh tế TP.HCM 2015
3. PGS.TS Võ Văn Nhị ( Chủ biên) Giáo trình và bài tập nguyên lý kế toán
Khoa kế toán. Bộ môn nguyên lý kế toán trường Đại học kinh tế thành phố Hồ
Chí Minh.Nhà xuất bản kinh tế TP.HCM 2016
B. Các văn bản pháp lý
4. Các chuẩn mực kế toán Việt Nam và các thông tư hướng dẫn thực hiện
các chuẩn mực kế toán.
5.Hệ thốnng tài khoản kế toán – Bộ tài chính và thông tư 200/2014/TT-BTC
hướng dẫn chế độ kế toán doanh nghiệp .
6.Luật kế toán tại quốc hội thông qua ngày 17/6/2003

176

You might also like