Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 9

THẢO LUẬN

1. Nhận diện chính sách?


- cs 1: vị trí, vai trò, quyền lợi và nghĩa vụ của nhà giáo => Định danh đúng nhà
giáo
-cs 2: Tiêu chuẩn nhà giáo, tuyển dụng, sử dụng nhà giáo
2. Mối quan hệ giữa chính sách với văn bản quy phạm pháp luật?
3. ví dụ về chính sách tốt và không tốt
4. nếu bh ban hành văn bản quy phạm luật mà không thực hiện việc đánh giá
chính sách thì sẽ có hệ lụy gì
Biện pháp, Giải pháp, chính sách, nhiệm vụ, chủ trương, đường lối
VẤN ĐỀ 2: XÁC ĐỊNH VẤN ĐỀ BẤT CẬP VÀ MỤC TIÊU CỦA CHÍNH
SÁCH
1. Hướng dẫn xác định vấn đề bất cập
=> để thực hiện được nhiệm vụ này các chủ thể phải thu được các thông tin về
thực tiễn:
- Hiện trạng của vấn đề:
+ Thực tế có hay không có bất cập?
+ Tồn tại bất cập đang diễn ra nhiều hay ít?
+ Biểu hiện cụ thể của những tồn tại bất cập đó?
+ Xu hướng phát triển của tồn tại bất cập?
Ví dụ: chủ đề về thực phẩm.
MẤT VỆ SINH AN TOÀN THỰC PHẨM
+ hiện trạng vệ sinh an toàn thực phẩm hiện nay như thế nào?
+hiện nay ở VN thực phẩm bẩn có tồn tại không?
+ biểu hiện của thực phẩm không an toàn: hàng hóa đắt, không được bảo quản,
không rõ xuất xứ, sử dụng các chất cấm trong thực phẩm.
+ xu hướng phát triển: số liệu chứng minh qua các năm.
- Hậu quả của tồn tại bất cập
+ Gây ra hậu quả là gì?
+ Hậu quả đối với ai? Bao gồm đối tượng chịu tác động trực tiếp và gián tiếp?
Ví dụ:
- đối tượng tác động trực tiếp: người tiêu dùng (- hậu quả về sức khỏe, thống kê
số liệu ngộ độc, các bệnh nan y, ảnh hưởng tâm lý và kinh tế), người sản xuất
kinh doanh thực phẩm bẩn đó (vi phạm pháp luật, uy tín, kinh tế)
- Đối tượng tác động gián tiếp: các hộ kinh doanh chân chính. Theo chiều tiêu
cực họ không bán được hàng, mất trật tự xã hội, gây hoang mang, lo sợ cho
người dân, giảm sút chất lượng lao động, gánh nặng cho y tế… cạnh tranh
không lành mạnh dẫn đến tình hình tội phạm gia tăng; Nhà nước….
Ví dụ: Bạo lực gia đình diễn ra phổ biến, nghiêm trọng.
Ví dụ: lạm dụng rượu bia
- đối tượng tác động trực tiếp: người sử dụng và người sản xuất, bán rượu bia.
Hậu quả: sức khỏe, kinh tế, tâm lý
- đối tượng tác động gián tiếp: Nhà nước (khó khăn trong việc quản lý, nuôi bộ
máy chuyên làm nhiệm vụ khắc phục hậu quả). xã hội chịu tác động gì? Mất trật
tự xã hội, an toàn giao thông, y tế, giáo dục, văn hóa, sức lao động, chất lượng
dân số…
LƯU Ý:
- Sau khi tìm hiểu kĩ những tác động tiêu cực, các chủ thể cần có câu hỏi
sàng lọc cuối cùng: tồn tại bất cập này có đem lại lợi ích cho xã hội không? là
lợi ích chính đáng hay không chính đáng?
- Phải rà soát đầy đủ các đối tượng bị ảnh hưởng để không bị sót, đặc biệt là
các nhóm yếu thế trong xã hội
Ví dụ: lạm dụng rượu bia
- lợi ích mà các doanh nghiệp thu được là chính đáng.
- Nhà nước thu được lợi từ việc mua bán rượu.
Ví dụ: MẠI DÂM
- Lợi ích kinh tế từ việc mại dâm là trái pháp luật nên lợi ích không chính đáng
- Nhà nước cấm mại dâm
- Nguyên nhân của bất cập:
+ Tại sao xuất phát từ nguyên nhân khách quan?
+ Tìm nguyên nhân về chủ quan tối ưu nhất là tìm câu hỏi tại sao đối với từng
đối tượng trực tiếp và gián tiếp.
 Các nguyên nhân:
 khách quan: điều kiện tự nhiên, điều kiện kinh tế - xã hội
 chủ quan: cá nhân, tổ chức, nhà nước (quy định pháp luật chưa hoàn
thiện, bộ máy nhà nước cồng kềnh yếu, sự quản lý, phối hợp còn kém,
thanh tra kiểm tra còn mang tính hình thức, trang thiết bị, cơ sở hạ tầng
còn kém…)
Ví dụ: Tắc nghẽn giao thông Hà Nội ngày càng gia tăng, phổ biến, nghiêm
trọng
- nguyên nhân khách quan gồm điều kiện tự nhiên: địa hình; điều kiện kinh tế xã
hội
- nguyên nhân chủ quan: chính sách công (nhà nước)
Kết thức bước 1 các chủ thể phải gọi tên được chính xác vấn đề bất cập
2. Xác định mục tiêu của chính sách
a. khái niệm mục tiêu của chính sách
- Là sự mong muốn của nhà nước giải quyết được tồn tại hay bất cập trong 1
khoảng thời gian nhất định với nguồn lực có hạn.
- Để thiết kế mục tiêu các chủ thể phải bám sát vào thông tin phần hậu quả ở
bước 1. (chỉ thiết kế được mục tiêu khi biết được hậu quả)
b. Cơ cấu của mục tiêu:
+ Mục tiêu tổng quát
+ Mục tiêu cụ thể
c. một số tiêu chí để thiết kế mục tiêu cụ thể:
+ giảm dần số lượng theo tỉ lệ:
Ví dụ: 90% thực phẩm an toàn vào năm 2033, chia lộ trình 5 năm tỉ lệ giảm dần.
+ phạm vi lãnh thổ, vùng miền
Ví dụ: chính sách xóa đói giảm nghèo.
+ dựa vào đối tượng để chia.
Ví dụ: bạo lực học đường (độ tuổi)
3. tiêu chí của một mục tiêu tốt
Tiêu chí SMART:
- cụ thể, đo được, có thể đạt được, thích hợp, phù hợp về thời gian
*một số công thức mẫu để thiết kế mục tiêu:
- phấn đấu từ năm … đến năm… đạt được… % điều gì
- phấn đấu từ năm … đến năm… ngăn chặn, giảm dần và đẩy lùi… % tình trạng
THẢO LUẬN
Thực hành xác định về vấn đề bấp cập
Vận dụng lý thuyết cuả bước một trong quy trình đánh giá tác động của chính
sách để giải quyết những vấn đề sau
1. Xâm hại trên không gian mạng
2. Tắc nghẽn giao thông tại các đô thị lớn
Bước 2: xác định mục tiêu của chính sách
VẦN ĐỀ 3: XÁC ĐỊNH CÁC PHƯƠNG ÁN CHÍNH SÁCH
các loại phương án chính sách
3 loại:
1. Giữ nguyên hiện trạng
- phương án này được hiểu là nhà nước không sử dụng bất kì biện pháp nào để
can thiệp vào vấn đề bấp cập, mà để các chủ thể gây ra bấp cập tự giải quyết vấn
đề với nhau hoặc là nội dung vấn đề bấp cập đã được
Có hai tình huống sau:
- Vấn đề tồn tại bấp cập hiện nay chưa đc quy định bởi pháp luật, phương án giữ
nguyên hiện trạng đc hiểu là các chủ thể tự giải quyết vấn đề với nhau
- Vấn đề bấp cập đã được pháp luật quy định thì giữ nguyên hiện trạng được
hiểu là các các nhân tổ chức tiếp tục thực hiện những quy định pháp luật đó mà
không ban hành quy định mới.
Vai trò của phương án giữ nguyên hiện trạng:
- Đây là phương án bắt buộc phải có trong báo cáo đánh giá tác động chính sách.
Vì xuất phát từ tầm quan trọng của phương án này là cung cấp một mốc chuẩn
hay đường cơ sở để các chủ thể so sánh xem tồn tại bấp cập sau này không còn
nữa là do nhà nước can thiệp hay các chủ thể tự giải quyết.
- Làm cho nhà nước đỡ tốn kém nguồn lực trong khi tồn tại bấp cập tự giải
quyết được
2. Nhà nước can thiệp gián tiếp (Chưa ban hành pháp luật)
- Về bản chất nhà nước can thiệp gián tiếp được hiểu là nhà nước sử dụng các
biện pháp quản lý của mình mà chưa bằng pháp luật để can thiệp vào tồn tại bấp
cập.
Lưu ý: để tìm được các giải pháp nằm trong phương án này thì người đánh giá
tác động chính sách phải bám sát vào thông tin của phần nguyên nhân trong
bước 1. (bao nhiêu nguyên nhân thì bấy nhiêu giải pháp)
Mội số giải pháp mẫu:
- Các tổ chức tự đặt ra quy định trong nội bộ bằng quy chế, quy định, nội quy
- Thực hiện các chương trình, dự án mang tính chất cộng đồng
- Tuyên truyền phổ biến, giáo dục để nâng cao ý thức cho người dân
- Các biện pháp về kinh tế: ưu đãi tài chính, lập quỹ… (trừ chế tài phản biện)
- Sử dụng các biện pháp về kĩ thuật. ví dụ: dán nhẵn, in trên vỏ bao bì cảnh bảo
tác hại…
- Ngoài ra lệ thuộc vào tính chất đặc thù của lĩnh vực mà có thể có thêm nhiều
giải pháp nằm trong phương án can thiệp gián tiếp phù hợp với đặc thù của lĩnh
vực đó.
3. Nhà nước can thiệp trực tiếp bằng pháp luật
- Bản chất: được hiểu là nhà nước sử dụng công cụ pháp luật để can thiệp trực
tiếp, điều chỉnh vào hành vi của người gây ra bất cập bằng cách mô tả cụ thể
cách thức mà họ phải thực hiện hoặc không thực hiện hoặc được thực hiện
(nghĩa vụ, cấm đoán, trao quyền). Trong đó còn chỉ rõ cách thức trình tự, thủ
tục để người dân thực hiện nghĩa vụ (thủ tục hành chính). Ngoài ra phương án
này còn có cơ chế để phát hiện vi phạm thông qua công cụ kiểm tra, thanh tra,
giám sát từ đó có cơ sở để áp dụng chế tài cho hành vi vi phạm.
Ưu và khuyết của các phương án
1. giữ nguyên hiện trạng
Ưu điểm Nhược điểm
- không có sự tốn kém các nguồn - Khả năng đạt được mục tiêu
lực của chính sách không cao
- khuyến - Không tạo nên sự sáng tạo, có
khả năng trì trệ, lạc hậu
2. Nhà nước can thiệp gián tiếp
Ưu điểm Nhược điểm
- Đa dạng trong các biện pháp có - Để đạt được mục tiêu thường
thể sử dụng chậm chễ
- Đỡ tốn kém các nguồn lực - Thiếu căn cứ pháp lý để giải
- Dễ thực hiện, dễ huy động quyết tranh chấp trong quá
nguồn lực của xã hội trình thực hiện
- Khó khăn trong kiểm soát đối
với quá trình thực hiện các giải
pháp.
3. Nhà nước can thiệp trực tiếp
Ưu điểm Nhược điểm
- Mục tiêu nhanh chóng đạt được - Kém linh hoạt và nhanh lạc hậu
- Có căn cứ pháp lý để giải quyết trước sự thay đổi của xã hội
tranh chấp xảy ra - Tốn kém trong khâu tổ chức
- Công cụ để kiểm soát hiệu quả thực hiện.
đối với các đối tượng. - Tạo ra rào càn ra nhập thị
trường của các tổ chức và cá
nhân
- Không khuyến khích sự sáng
tạo
- Chồng chất nhiều quy định
THẢO LUẬN VẤN ĐỀ 3:
Chuyển toàn bộ nguyên nhân thành giải pháp bằng cách sử dụng từ ngược lại.
Phương án 1: giữa nguyên hiện trạng
- nhà nước không sử dụng bất kì biện pháp nào để giải quyết… mà để các chủ
thể tự giải quyết…
Xác định các nguyên nhân và xây dựng các phương án giải quyết bất cập sau
đây
1. Mất vệ sinh an toàn thực phẩm
2. Bạo lực học đường

VẤN ĐỀ 4: ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG CÁC PHƯƠNG ÁN


Khái niệm Đánh giá tác động
Là sự mô tả, lượng hóa các tác động có thể xảy ra khi thực hiện một phương án
chính sách. So sánh và lựa chọn phương án có thể đạt được mục tiêu với chi phí
thấp nhất
Tầm quan trọng:
- Giúp đảm bảo lợi ích của phương án lớn hơn chi phí mà quy định dự kiến
sẽ tạo ra cho nền kinh tế, xã hội và môi trường
- Giusp lựa chọn được phương án tốt nhất tiết kiệm nguồn lực xã hội
*Các nhóm đối tượng bị tác động
Cơ quan nhà nước
- Cơ quan trong hệ thống cơ quan lập pháp như quốc hội, hội đồng nhân dân các
cấp
- cơ quan trong hệ thống cơ quan hành pháp, như chính
I. Đánh giá tác động về kinh tế
- Bao gồm: sản xuất, kinh doanh, tiêu dùng, môi trường đầu tư và kinh doanh,
khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp, tổ chức và cá nhân
a. nhóm nhà nước
b. nhóm người dân
- Các chi phí và lợi ích
II. Đánh giá tác động về xã hội
- bao gồm: dân số, tài sản, sức khỏe, việc làm, môi trường, y tế, giáo dục, đi lại,
giảm nghèo, giá trị văn hóa truyền thống, gắn kết công đồng, xã hội và các vấn
đề khác.

Vấn đề 4: Đánh giá tác động chính sách (tiếp)


3. Tác động về giới
- Tác động về giới của chính sách được hiểu là những ảnh hưởng và hệ quả do
chính sách và các giải pháp thực hiện chính sách có thể gây ra (tích cực hoặc
tiêu cực) đối với sự bình đẳng của mỗi giới (nam, nữ) về cơ hội, điều kiện, năng
lực thực hiện các quyền, lợi ích. Những tác động này có thể về phương diện kinh
tế và xã hội.
- ngoài nam và nữ, khi đánh giá tác động về giới, cần phải đưa những người
thuộc nhóm cần bảo vệ và đặc biệt hoặc nhóm yếu thế nhìn từ góc độ giới vào
quá trình tham vấn chính sách, cụ thể:
+ Người mẹ mang thai, nuôi con nhỏ đến 36 tháng tuổi, bố hoặc mẹ đơn thân
nuôi con nhỏ:
+ Phụ nữ nghèo cư trú ở vùng sâu, vùng xa là đồng bào dân tộc thiểu số
+ các đối tượng yếu thế khác như người cao tuổi, người khuyết tật, nạn nhân của
bao lực giới, bạo lực gia đình, người thuộc nhóm LGBT, người nhiễm HIV/AS
Nội dung đánh giá tác động đặc thù
- thứ nhất phải đánh giá xem xác chính sách, giải pháp thực hiện có tác động
tích cực đến việc thúc đẩy bình đẳng trên thực tế giữa các giới về:
+ vị trí
+ cơ hội
+ điều kiện tiếp cận, sử dụng và hưởng thụ lợi ích từ các quyền bình đẳng không
+ đặc biệt lưu ý đến tác động của chính sách đối với việc khắc phục từng bước
và bền vững các nguyên nhân của bất bình đẳng giới, phân biệt đối xử giới…
- Thứ hai, do Luật bình đẳng giới thừa nhận nguyên tắc các biện pháp thúc đẩy
bình đẳng giới và biện pháp bảo vệ….
4. Tác động của thủ tục hành chính

5. tác động đối với hệ thống pháp luật

THẢO LUẬN VẤN ĐỀ 4:


Thực hành bước 4 đánh giá tác động các phương án chính sách
Mất vệ sinh an toàn thực phẩm
Chọn những chính sách lớn.
- Sửa và bổ sung luật an toàn thực phẩm
+ tác động đến ai, tác động theo chiều nào tích cực/ tiêu cực
Tác động về kinh tế
Tác động về xã hội đối với chính sách khuyến khích đầu tư nước ngoài trong
sản xuất nông sản sạch

You might also like