File 20210511 043714 Nguyen Ly Ke Toan C3 Tai Khoan & Ghi So Kep

You might also like

Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 15

11-05-2021

1
11-05-2021

3.1. Tài khoản kế toán

3.2. Ghi sổ kép

3.3. Bài tập

3.1. Tài khoản kế toán


3.1.1. Khái niệm
Tài khoản là phương pháp phân loại và hệ thống hóa các
nghiệp vụ kinh tế, tài chính theo nội dung kinh tế.

Nghiệp vụ kinh tế nhiều sẽ mất nhiều thời


gian để ghi chép nếu dùng phương pháp
Bảng cân đối kế toán.
 Sử dụng phương pháp tài khoản, cuối kỳ
mới lập Bảng cân đối kế toán mới.
4

2
11-05-2021

3.1. Tài khoản kế toán


3.1.2. Nội dung
- Tài khoản mở cho từng đối tượng kế toán riêng biệt.

- Đối tượng kế toán luôn vận động theo 2 mặt đối lập nhau:
Tiền (Thu và Chi); Nợ vay (Vay và trả nợ) => Tài khoản chia 2 bên
để phản ánh, theo dõi và gọi là bên Nợ và bên Có.

- Căn cứ vào chứng từ kế toán để ghi nhận vào tài khoản kế


toán.
5

3.1. Tài khoản kế toán


3.1.3. Kết cấu tài khoản kế toán
Tài khoản …
Chứng từ Tài khoán Số tiền
Diễn giải
Số hiệu Ngày đối ứng Nợ Có
Số dư đầu kỳ
Số phát sinh

Cộng phát sinh


Số dư cuối kỳ
6

3
11-05-2021

3.1. Tài khoản kế toán


3.1.3. Kết cấu tài khoản kế toán
Nợ Tài khoản … Có

Quy ước
Quy ước

3.1. Tài khoản kế toán


3.1.4. Phân loại tài khoản kế toán
- Nhóm tài khoản tài sản: Tài khoản loại 1 (Tài sản ngắn hạn) và
loại 2 (tài khoản dài hạn).
- Nhóm tài khoản nguồn vốn: Tài khoản loại 3 (Nợ phải trả) và
loại 4 (Vốn chủ sở hữu).
- Nhóm tài khoản trung gian: Tài khoản loại 5 (doanh thu), loại 6
(Chi phí sản xuất, kinh doanh), loại 7 (Thu nhập khác), loại 8 (Chi phí
khác) và loại 9 (Xác định kết quả kinh doanh).
8

4
11-05-2021

3.1.5. Nguyên tắc ghi chép vào Tài khoản

Số dư cuối kỳ = Số dư đầu kỳ + Tổng phát sinh tăng – Tổng phát sinh giảm
9

Bài tập minh họa 1: Ngày 01/01/20X0, tiền mặt của doanh nghiệp
hiện có là 30.000.000 đồng. Trong tháng 01 có các nghiệp vụ kinh tế
phát sinh như sau:

(1) Rút tiền gửi ngân hàng nhập quỹ tiền mặt: 10.000.000 đồng.

(2) Bán hàng thu bằng tiền mặt: 20.000.000 đồng.

(3) Trả nợ người bán bằng tiền mặt: 15.000.000 đồng.

Yêu cầu: Phản ánh các nghiệp vụ kinh tế phát sinh trên vào tài
khoản tiền mặt.
10

5
11-05-2021

Đáp án minh họa 1: (Đơn vị tính: đồng)

Nợ Tài khoản 111 Có


Số dư đầu kỳ: 30.000.000

(1)10.000.000
15.000.000 (3)
(2) 20.000.000

30.000.000 15.000.000

Số dư cuối kỳ: 45.000.000


11

3.1.5. Nguyên tắc ghi chép vào Tài khoản

Số dư cuối kỳ = Số dư đầu kỳ + Tổng phát sinh tăng – Tổng phát sinh giảm
12

6
11-05-2021

Bài tập minh họa 2: Ngày 01/01/20X0, Doanh nghiệp đang nợ


người bán là 40.000.000 đồng. Trong tháng 01 có các nghiệp vụ kinh tế
phát sinh như sau:

(1) Vay ngắn hạn ngân hàng trả nợ cho người bán : 20.000.000 đồng.

(2) Dùng tiền mặt tại quỹ trả nợ cho người bán: 15.000.000 đồng.

(3) Mua một máy scan chưa trả tiền cho người bán: 25.000.000 đồng.

Yêu cầu: Phản ánh các nghiệp vụ kinh tế phát sinh trên vào tài
khoản nợ người bán.
13

Đáp án minh họa 2: (Đơn vị tính: đồng)

Nợ Tài khoản 331 Có


Số dư đầu kỳ: 40.000.000

(1) 20.000.000
25.000.000 (3)
(2) 15.000.000

35.000.000 25.000.000

Số dư cuối kỳ: 30.000.000


14

7
11-05-2021

3.1.5. Nguyên tắc ghi chép vào Tài khoản

Tài khoản loại 5, loại 7 không có số dư cuối kỳ


15

3.1.5. Nguyên tắc ghi chép vào Tài khoản

Tài khoản loại 6, loại 8 không có số dư cuối kỳ


16

8
11-05-2021

Bài tập minh họa 3: Trong tháng 01/20X0 doanh nghiệp phát sinh
các nghiệp vụ liên quan đến doanh thu và chi phí như sau:

(1) Bán hàng hóa thu bằng tiền mặt là 10.000.000 đồng. Trị giá
vốn của số hàng hóa bán này là 8.000.000 đồng.
(2) Bán thành phẩm thu bằng tiền gửi ngân hàng là 15.000.000
đồng. Trị giá vốn của thành phẩm bán này là 11.000.000 đồng.
(3) Chi phí bán hàng phát sinh trong tháng là 2.000.000 đồng.

Yêu cầu: Phản ánh các nghiệp vụ kinh tế phát sinh trên vào tài
khoản doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ, giá vốn hàng bán và
chi phí bán hàng. 17

Đáp án minh họa 3: (Đơn vị tính: đồng)


Nợ Tài khoản 511 Có Nợ Tài khoản 632 Có

Cuối tháng 10.000.000 (1) (1) 8.000.000 Cuối tháng


25.000.000 19.000.000
kết chuyển 15.000.000 (2) (2) 11.000.000 kết chuyển
25.000.000 25.000.000 19.000.000 19.000.000

Nợ Tài khoản 641 Có

Cuối tháng
(3) 2.000.000 2.000.000
kết chuyển
2.000.000 2.000.000
18

9
11-05-2021

3.2. Ghi sổ kép


3.2.1. Khái niệm
Mỗi nghiệp vụ kinh tế phát sinh bao giờ cũng liên quan đến ít nhất
2 đối tượng kế toán. Mỗi một đối tượng kế toán được mở 1 tài khoản
tương ứng. Như vậy một nghiệp vụ kinh tế phát sinh được phản ánh
vào ít nhất hai tài khoản liên quan.
Ghi sổ kép là công việc của kế toán dùng để ghi một nghiệp vụ
kinh tế phát sinh vào các tài khoản kế toán có liên quan theo đúng mối
quan hệ khách quan của các đối tượng kế toán.
19

Minh họa 1: Trong kỳ, doanh nghiệp phát sinh nghiệp vụ kinh tế
mua nguyên vật liệu chưa trả tiền cho người bán 20.000.000 đồng.

Đối tượng kế toán: - Nguyên vật liệu: giá trị tăng 20.000.000 đồng.
- Phải trả người bán: giá trị tăng 20.000.000 đồng

Định khoản / hạch toán:

Nợ TK 152 20.000.000
Có TK 331 20.000.000
20
20

10
11-05-2021

3.2. Ghi sổ kép


3.2.1. Khái niệm
Khi một nghiệp vụ kinh tế phát sinh có liên quan đến
hai tài khoản, nếu một trong hai tài khoản đã ghi Nợ thì tài
khoản còn lại phải ghi Có và ngược lại.
Quan hệ Nợ - Có giữa hai tài khoản trong cùng một
nghiệp vụ kinh tế gọi là quan hệ đối ứng tài khoản.
Quan hệ này có thể mở rộng cho ba tài khoản trở lên.

21

3.2. Ghi sổ kép


3.2.2. Các loại định khoản
Định khoản giản đơn Định khoản phức tạp

Nghiệp vụ kinh tế phát sinh


Nghiệp vụ kinh tế phát sinh chỉ
liên quan đến 3 tài khoản trở
liên quan đến 2 tài khoản, một
lên, trong một tài khoản ghi nợ
tài khoản ghi nợ và một tài
và nhiều tài khoản ghi có hoặc
khoản ghi có.
ngược lại.
22

11
11-05-2021

Minh họa 2 (định khoản giản đơn): Trong kỳ, doanh nghiệp
trả nợ người bán bằng tiền gửi ngân hàng: 30.000.000 đồng.

Nợ TK 331 30.000.000
Có TK 112 30.000.000

23

Minh họa 3 (định khoản phức tạp): Vay ngắn hạn ngân
hàng 100.000.000 đồng trong đó đã dùng để trả nợ cho người
bán là 60.000.000 đồng và số còn nhập quỹ tiền mặt.

Nợ TK 331 60.000.000
Nợ TK 111 40.000.000
Có TK 341 100.000.000
24

12
11-05-2021

3.3. Bài tập


Bài 3.3.1: Định khoản các nghiệp vụ sau đây. Giả sử tất cả các tài khoản đều có số dư hợp lý và
hợp lệ: (Đơn vị tính: đồng)

1. Rút tiền gửi ngân hàng về nhập quỹ tiền mặt 150.000.000 đồng.
2. Thu hồi tạm ứng bằng hàng hóa 20.000.000 đồng.
3. Vay ngân hàng để trả nợ người bán 200.000.000 đồng.
4. Nhận góp vốn bằng tài sản cố định hữu hình trị giá 450.000.000 đồng.
5. Chuyển khoản trả lương cho nhân viên 200.000.000 đồng.
6. Khách hàng thanh toán tiền hàng bằng chuyển khoản 250.000.000 đồng.
7. Mua nguyên liệu chưa thanh toán cho người bán 180.000.000 đồng.
8. Trả nợ nhà cung cấp bằng tiền mặt 150.000.000 đồng, tiền gửi ngân hàng 130.000.000 đồng.
9. Dùng lợi nhuận chưa phân phối trích bổ sung quỹ đầu tư phát triển 150.000.000 đồng.
10. Chi tạm ứng bằng tiền mặt cho nhân viên 70.000.000 đồng. 25

Bài 3.3.2: Một một doanh nghiệp áp dụng phương pháp kê khai thường xuyên hàng tồn kho,
trong kỳ có tình hình như sau: (Đơn vị tính: đồng)
1. Bán hàng thu tiền mặt 22.000.000 đồng, trong đó thuế giá trị gia tăng (GTGT) 2.000.000 đồng.
2. Đem tiền mặt gửi vào ngân hàng 30.000.000 đồng, chưa nhận được giấy báo Có.
3. Thu tiền mặt do bán tài sản cố định hữu hình 63.000.000 đồng.
4. Chi tiền mặt vận chuyển hàng hóa đem bán 300.000 đồng.
5. Chi tiền mặt tạm ứng cho nhân viên mua hàng 10.000.000 đồng.
6. Nhận được giấy báo có của ngân hàng về số tiền gửi ở nghiệp vụ 2.
7. Vay ngắn hạn ngân hàng về nhập quỹ tiền mặt 100.000.000 đồng.
8. Mua vật liệu nhập kho giá chưa thuế 50.000.000 đồng, thuế suất thuế GTGT 10% và được thanh
toán bằng tiền mặt.
9. Chi tiền mặt mua văn phòng phẩm về sử dụng ngay 360.000 đồng.
12. Rút tiền gửi ngân hàng về nhập quỹ tiền mặt 25.000.000 đồng, chi tiền mặt tạm ứng lương cho
nhân viên 20.000.000 đồng.
Yêu cầu: Định khoản các nghiệp vụ kinh tế phát sinh.
Giả sử: Tất cả các tài khoản đề có số dư hợp lý và hợp lệ. 26

13
11-05-2021

Bài 3.3.3: Tại doanh nghiệp có các tài liệu sau: (Đơn vị tính 1.000 đồng).
A - Số dư đầu kỳ của các tài khoản:

- TK Tiền mặt: 20.000 - TK Vay ngắn hạn 100.000


- TK Tiền gửi ngân hàng 200.000 - TK Phải trả người bán 70.000
- TK Phải thu của khách hàng 20.000 - TK Vay dài hạn 200.000
- TK Nguyên vật liệu 100.000 - TK Nguồn vốn kinh doanh 300.000
- TK Tài sản cố định hữu hình 350.000 - TK Phải trả công nhân viên 20.000
B - Các nghiệp vụ phát sinh trong kỳ:
1. Khách hàng trả tiền mua hàng chịu từ kỳ trước bằng tiền mặt 10.000
2. Dùng tiền gửi ngân hàng để mua tài sản cố định hữu hình 40.000.
3. Dùng tiền gửi ngân hàng trả nợ người bán 30.000 và rút về quỹ tiền mặt 20.000
4. Dùng tiền mặt trả lương cho công nhân viên 20.000
5. Vay ngắn hạn trả nợ người bán 20.000
6. Dùng tiền gửi ngân hàng trả vay ngắn hạn ngân hàng 50.000
7. Mua nguyên vật liệu nhập kho giá mua 20.000 chưa trả tiền người bán.
C - Yêu cầu:
Định khoản kế toán các nghiệp vụ phát sinh.
Phản ánh vào tài khoản kế toán.
Lập bảng cân đối phát sinh. 27
Lập Báo cáo tình hình tài chính.

Bài 3.3.4: Tại doanh nghiệp có các tài liệu sau: (Đơn vị tính 1.000 đồng).
A - Số dư đầu kỳ của các tài khoản:
Tiền mặt 1.000 Phải trả người bán 12.000 Trong đó:
Tiền gửi ngân hàng 30.000 Thuế phải nộp Nhà nước 3.000 - Phải thu khách hàng chi tiết như sau:
Phải thu khách hàng 9.000 Vay và nợ thuê tài chính 20.000 + Khách hàng X: 4.000
Hàng hóa 50.000 Vốn chủ sở hữu 100.000 + Khách hàng Y: 5.000
Tài sản cố định hữu hình 60.000 Lợi nhuận chưa phân phối 5.000 - Doanh nghiệp hiện tại chỉ mua hàng
Khấu hao tài sản cố định (10.000) từ duy nhất nhà cung cấp N.
B - Các nghiệp vụ phát sinh trong kỳ:
1. Rút tiền gửi ngân hàng về nhập quỹ tiền mặt 3.000.
2. Cho nhân viên tạm ứng 500 bằng tiền mặt.
3. Khách hàng Y trả nợ bằng tiền gửi ngân hàng 3.000.
4. Nhận vốn góp bằng tài sản cố định hữu hình nguyên giá 30.000
5. Ứng trước tiền hàng cho nhà cung cấp 6.000 bằng tiền gửi ngân hàng.
6. Chi tiền gửi ngân hàng nộp thuế Nhà nước 1.000.
C - Yêu cầu:
Định khoản kế toán các nghiệp vụ phát sinh.
Phản ánh vào tài khoản kế toán tiền mặt, tiền gửi ngân hàng, phải thu khách hàng, phải trả người bán.
Lập bảng cân đối phát sinh.
28
Lập Báo cáo tình hình tài chính.

14
11-05-2021

29

15

You might also like