Tài Liệu Không Có Tiêu Đề

You might also like

Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 9

Hịch tướng sĩ

Tóm tắt
Trước sự chủ quan, không lo tập luyện của tướng sĩ, Trần Quốc Tuấn dẫn ra những
dẫn chứng về sự trung thành của các vị tướng thời trước đến những dẫn chứng gần
hơn trong lịch sử với chủ tướng của mình. Tác giả liệt kê hàng loạt những tội ác tày
trời, dã man của giặc. Đồng thời bộc lộ sự căm phẫn của bản thân và tinh thần quyết
tâm giết chết lũ giặc mọn đó. Trái ngược với sự lo lắng, quan tâm đến vận mệnh đất
nước; những điều tốt đẹp mà Trần Quốc Tuấn mang lại cho quân của mình thì binh
lính của ông lúc này chỉ lo ăn chơi hưởng lạc, quyến luyến vợ con. Khi ấy, Trần Quốc
Tuấn vô cùng đau xót. Ông đã chỉ rõ cho binh lính của mình thấy những hậu quả khôn
lường, nguy hiểm chắc chắn sẽ xảy ra nếu tình trạng trên cứ tiếp tục kéo dài mãi. Sau
khi thuyết phục được họ, Trần Quốc Tuấn đưa ra định hướng cho các tướng sĩ: đó là
phải chăm chỉ học tập theo cuốn Binh thư yếu lược để bảo vệ đất nước.Dặn các
tướng sĩ chuyên tập sách Binh thư yếu lược, theo lời dạy thì mới phải đạo thần chủ,
nhược bằng khinh bỏ sách này, trái lời dạy bảo của ta tức là nghịch thù.
Trước khi đọc 1
Hào khí Đông A (chữ A và chữ Đông trong chữ Hán ghép lại thành chữ Trần) là hào khí của
nhà Trần, thể hiện khí thế oai hùng, hào sảng, nhiệt huyết của nhà Trần. Hào khí Đông A là
kết tinh lòng yêu nước sâu sắc của những người con thời Trần.

- Ba lần chiến thắng Mông - Nguyên đã thể hiện tinh thần yêu nước tha thiết, lòng căm thù
giặc sâu sắc và ý chí chiến đấu mạnh mẽ của quân dân nhà Trần. Sự đoàn kết của quân,
dân, cả nước ấy chính là biểu hiện của hào khí Đông A trong ba lần kháng chiến chống
quân xâm lược Mông - Nguyên.

2.
- Tài và đức của Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn được thể hiện qua ba lần đánh tan
quân Mông - Nguyên, phụng sự hết lòng 4 đời vua Trần: Thái Tông, Thánh Tông, Nhân
Tông và Anh Tông.

- Luôn quan tâm đến đời sống cho binh lính và có cách dạy dỗ thuyết phục khi binh lính của
mình ăn chơi sa đọa, vong ân bội nghĩa
Trong khi đọc 1
Những nhân vật lịch sử được nêu ở phần 1 có điểm chung là tận trung với chủ, với đất
nước mà chấp nhận hi sinh bản thân mình, quyết không đầu hàng nối giáo cho giặc.

Trong khi đọc 2

- Trần Quốc Tuấn nói về giặc bằng những từ ngữ thể hiện thái độ khinh thường, căm phẫn
trước những hành động ngang nhiên, làm nhục đất nước mình, vơ vét của cải như: lưỡi cú
diều, thân dê chó, giả hiệu Vân Nam Vương mà thu bạc vàng, để vét của kho có hạn, ...

- Hình ảnh, câu văn so sánh để thể hiện sự canh cánh về đất nước: “Thật khác nào như
đem thịt mà nuôi hổ đói, sao cho khỏi để tai vạ về sau!”.

- Hình ảnh, câu văn, từ ngữ thể hiện sự căm thù giặc: tới bữa quên ăn, nửa đêm vỗ gối; ruột
đau như cắt, nước mắt đầm đìa; chỉ căm tức chưa xả thịt lột da, nuốt gan uống máu quân
thù.
- Tinh thần quyết tâm: Dẫu cho trăm thân này phơi ngoài nội cỏ, nghìn xác này gói trong da
ngựa, ta cũng vui lòng.
Trong khi đọc 3
Xét về góc độ vai vế: người trên nói với kẻ dưới.

- Xét về góc độ hoàn cảnh: lời của người đồng cảnh ngộ.
Sau khi đọc 1
Tóm tắt các phần của Hịch tướng sĩ:

Phần 1: Nêu những gương trung thần nghĩa sĩ trong sử sách để khích lệ ý chí lập công
danh, xả thân vì nước.

Phần 2: Tố cáo sự hống hách và tội ác của kẻ thù, đồng thời nói lên lòng căm thù giặc.

Phần 3: Phân tích phải trái, làm rõ đúng sai trong lối sống, trong hành động của các tướng
sĩ.

Phần 4: Nêu nhiệm vụ cụ thể, cấp bách, khích lộ tinh thần chiến đấu của tướng sĩ.

* Hệ thống luận điểm, lí lẽ, bằng chứng của văn bản


Sau khi đọc 2
Giọng điệu:

+ Khi cần thể hiện lòng trung với chủ, với nước: giọng điệu tha thiết.

+ Khi nói lí lẽ với các tướng sĩ: phân tích rõ ràng, giọng điệu mang tính khuyên bảo và răn
đe.

+ Khi kể về tội ác của kẻ thù: giọng căm phẫn, khinh bỉ, coi thường.

- Hình ảnh so sánh: So sánh việc để quân giặc ngang nhiên ở Đại Việt không khác nào đem
thịt mà nuôi hổ đói.

- Ẩn dụ: coi quân giặc là cú diều, dê chó nhằm thể hiện sự khinh thường.

- Tương phản:

+ Hình ảnh các trung thần xả thân vì chủ, vì nước và hình ảnh tướng sĩ Đại Việt ngang
nhiên nhìn quân giặc hống hách mà vẫn lo ăn chơi hưởng lạc.

+ Tương phản giữa kết quả của việc không biết nhục mà đánh giặc và kết quả của việc biết
rửa nhục cho nước, để đánh giặc.
Sau khi đọc 3
Sau khi đọc 4
Trần Quốc Tuấn đã sắp xếp hệ thống luận điểm hợp lí, thuyết phục:

- Khích lệ nhiều mặt để tập trung vào một hướng.

- Khích lệ từ ý chí lập công danh, lòng tự trọng cá nhân, tự tôn dân tộc đến lòng căm thù
giặc, tinh thần trung quân ái quốc, nghĩa tình cốt nhục... để cuối cùng khích lệ lòng yêu
nước bất khuất, quyết chiến quyết thắng kẻ thù xâm lược.
Sau khi đọc 5
Qua văn bản, Trần Quốc Tuấn đã thể hiện quan điểm về trách nhiệm của các tướng sĩ với
đất nước trong việc chống quân Mông - Nguyên: phải có lòng trung quân ái quốc; có lòng
căm thù giặc, thấy giặc ngang nhiên, hống hách thì cần phải biết nhục mà cố gắng luyện
binh để đánh giặc; có lòng yêu nước và quyết tâm chống giặc.
Sau khi đọc 6
Văn bản Hịch tướng sĩ là bản anh hùng ca thể hiện chí khí hào hùng, của anh hùng nhà
Trần. Bài hịch đã thể hiện lòng căm thù giặc sục sôi, nêu cao ý chí quyết chiến quyết thắng,
sẵn sàng xả thân để bảo vệ giang sơn, xã tắc. Lòng yêu nước, chí khí hào hùng ấy chính là
hào khí Đông A của quân dân nhà Trần, và được thể hiện trong Hịch tướng sĩ.
Sau khi đọc 7
Tình yêu nước là tình cảm đã có từ xa xưa, sẵn có trong mỗi con người. Đối với người Việt,
như trong văn bản Tinh thần yêu nước của nhân dân ta, Hồ Chí Minh cũng đã từng viết:
"Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước. Đó là một truyền thống quý báu của ta. Từ xưa đến
nay, mỗi khi Tổ quốc bị xâm lăng, thì tinh thần ấy lại sôi nổi, nó kết thành một làn sóng vô
cùng mạnh mẽ, to lớn, nó lướt qua mọi sự nguy hiểm, khó khăn, nó nhấn chìm tất cả lũ bán
nước và lũ cướp nước”. Qua văn bản Hịch tướng sĩ, ta càng cảm thấy biết ơn công lao to
lớn của những người đã cống hiến cho Tổ quốc.
Nam quốc sơn hà
Tóm tắt
Nam quốc sơn hà được xem là một bài thơ thần khẳng định chân lí độc lập của dân tộc.
Điều đó đã được khẳng định ngay từ câu thơ đầu tiên. Câu thơ thứ hai tiếp tục khẳng định
độc lập chủ quyền và tính chất chính nghĩa của việc phân chia lãnh thổ. Câu thơ thứ ba, tác
giả chỉ ra sự tàn bạo của bọn giặc với thái độ coi thường, coi chúng là “nghịch lỗ”. Cuối cùng
là hồi chuông cảnh tỉnh vang lên, một lời cảnh báo, lời hiệu triệu, lời tiên tri khẳng định, tự tin
về sự thắng lợi của quân dân ta.
Trước khi đọc 1
Nam quốc sơn hà là giống như một bản tuyên ngôn độc lập vậy khi đã khẳng định chủ
quyền của dân tộc và đe dọa, cảnh cáo giặc ngoại xâm sẽ chuốc lấy thất bại nếu như dám
đến xâm lược bờ cõi nước Nam bằng những lời lẽ đanh thép, thuyết phục
Trong khi đọc 1
Những câu văn cho thấy tác giả đã liên hệ với bối cảnh văn hóa, xã hội để hiểu câu thơ sâu
sắc hơn:

“ Trong chữ Hán, chữ "đế" và chữ "vương" đều dịch là "vua", đều là đại diện cho nước cho
dân. Tuy nhiên "đế" bao giờ cũng cao hơn "vương". Trong xã hội phong kiến Trung Hoa
thường tồn tại vị hoàng đế có uy quyền tuyệt đối trong một triều đại chính thống, còn lại
người đứng đầu các nước nhỏ yếu bốn phương nếu quy phục sẽ được phong vương. Tại
Việt Nam dưới thời Bắc thuộc, ngay cả thủ lĩnh các cuộc khởi nghĩa cũng chỉ gắn với chữ
"vương" như "Trưng Nữ Vương" (Trưng Trắc - Trưng Nhị), "Triệu Việt Vương" (Triệu Quang
Phục), Bố Cái Đại Vương (Phùng Hưng), "Tiền Ngô Vương" (Ngô Quyền)”.
Sau khi đọc 1

Sau khi đọc 2


Văn bản trên được viết ra nhằm mục đích chứng minh bài thơ Nam quốc sơn hà là bài thơ
thần khẳng định chân lí độc lập của đất nước.

- Quan điểm của tác giả khi bàn về bài thơ Nam quốc sơn hà: tôn trọng, muốn khẳng định
tính chân lí, thuyết phục của bài thơ.
Sau khi đọc 3

Các luận điểm trong văn bản được sắp xếp theo trình tự nội dung của các câu thơ trong bài
thơ Nam quốc sơn hà.
Cách sắp xếp ấy cho người khiến cho văn bản trở nên tuần tự và người đọc dễ nắm bắt
được nội dung, giúp họ hình dung một cách đầy đủ nhất về nội dung của bài thơ.
Sau khi đọc 4
Ở đoạn văn đầu tiên, tác giả đề cập đến sự phân biệt "đế" và "vương" trong xã hội phong
kiến Trung Hoa nhằm làm rõ chữ "đế" trong câu thơ "Nam quốc sơn hà Nam đế cư", giúp
người đọc hiểu được ý thực tự chủ và sự khẳng định chủ quyền đất nước trong câu thơ đầu
cũng như toàn bài thơ Nam quốc sơn hà.
Sau khi đọc 5
Tác giả cho rằng bài thơ Nam quốc sơn hà "xứng đáng được coi là bản tuyên ngôn độc lập
đầu tiên của dân tộc". Em đồng ý với ý kiến này. Vì xét về mặt thời gian, đây là bài thơ sớm
nhất khẳng định độc lập và chủ quyền của dân tộc Việt Nam, cũng như thời điểm mà nó ra
đời mang tính chất răn đe quân giặc đang xâm lược nước ta lúc bấy giờ.

Đất nước
Câu 1
Không gian của "những ngày thu đã xa" được tái hiện qua những hình ảnh trong văn bản:

+ Cái lạnh buổi sớm của Hà Nội

+ Gió heo may khắp các con phố dài

+ Hình ảnh người chiến sĩ ra đi, không ngoảnh lại nhìn người thân, quê nhà nhưng lòng vẫn
đau đau về quê hương, xứ sở.

- Những hình dung, tưởng tượng mà các hình ảnh thơ ấy gợi ra cho em một không gian Hà
Nội buổi sớm có chút se se lạnh, bầu trời có chút ảm đạm và hình ảnh tiễn biệt đầy những
lưu luyến pha lẫn nỗi buồn
Câu 2
Hình ảnh "mùa thu nay" khác với "những ngày thu đã xa":

+ Chủ thể trữ tình cảm thấy "vui".

+ Không gian cũng trở nên tươi tắn: được miêu tả qua những từ ngữ như "phấp phới", "áo
mới", "trong biếc", "nói cười thiết tha".

- Theo em, điều làm nên sự khác biệt đó chính là sự thành công của kháng chiến, khiến
nước Việt Nam giành được độc lập, tự do.
Câu 3
Biện pháp tu từ được sử dụng trong đoạn thơ: điệp cấu trúc (... đây là của chúng ta;
Những...).

→ Tác dụng: nhấn mạnh, khẳng định những hình ảnh thiên nhiên của đất nước Việt Nam là
của con người Việt Nam.

Câu 4Tiếng của "những buổi ngày xưa vọng nói về" gửi gắm đến chúng ta thông điệp hãy
nhớ đến sự hi sinh của các thế hệ đi trước. Từ đó, nuôi dưỡng niềm tự hào và lòng biết ơn.
Luyện tập trang 100
Câu 1
Lỗi sai: tách đoạn tùy tiện.

- Sửa lại: Ghép câu đầu tiên với đoạn văn phía dưới để trở hai đoạn trở thành một đoạn
văn.
b.

- Lỗi sai: không tách đoạn.

- Sửa lại: Tách phần từ câu "Sự nguy hiểm còn thể hiện qua những cái hút nước trên sông
với âm thanh ghê rợn "ặc ặc lên như vừa rót dầu sôi vào"" thành một đoạn văn riêng biệt
Câu 2

Lỗi sai:

+ Lỗi lạc chủ đề: Câu đầu tiên của đoạn văn thứ nhất không cùng chủ đề với các câu còn
lại.

+ Các câu trong đoạn 2 và đoạn 1 chưa được xếp theo một trình tự hợp lí.

- Sửa lại:

+ Bỏ câu đầu tiên của đoạn văn thứ nhất.

+ Ghép đoạn văn thứ hai vào sau câu "Đừng vội mừng, chỉ có 0.3% tổng lượng nước trên
trái đất là con người có thể dùng được, phần còn lại là nước mặn ở các đại dương" và để
câu cuối cùng của đoạn thứ nhất ra sau cùng.
Câu 3
Sự liên kết về nội dung và hình thức trong đoạn văn trên:

- Nội dung: những bức tranh về chủ đề Tuổi trẻ và đất nước.

- Hình thức:

+ Tất cả các câu văn trong đoạn đều nhằm miêu tả, làm rõ nội dung bức tranh.

+ Đoạn văn được sắp xếp theo trình tự hợp lí: Trình tự các câu văn tương ứng với trình tự
ảnh; có sử dụng các từ ngữ liên kết
Tôi cũng có 1 ước mơ
Câu 1
Văn bản viết ra nhằm mục đích khẳng định quyền bình đẳng của người da đen và kêu gọi
sự đấu tranh giành quyền bình đẳng cho người da đen.

- Quan điểm của Mác-tin Lu-thơ Kinh là người da đen được đối xử bình đẳng với người da
trắng, như trong Tuyên ngôn Độc lập Mỹ: "Tất cả mọi người sinh ra đều có quyền bình
đẳng".
Câu 2
Câu 3Không thể thay đổi trật tự các luận điểm trong văn bản trên. Vì các luận điểm được
trình bày theo thứ tự của một quá trình đấu tranh, mang tính liên kết cao.
Câu 4
Giấc mơ của nước Mỹ” là một đặc tính quốc gia của Hoa Kỳ, ở đó tập hợp các lý tưởng dân
chủ, quyền tự do, cơ hội và bình đẳng. Chính điều này đã cho thấy người da đen cũng được
bình đẳng như người da trắng. Nhưng thực tế, vào thời điểm văn bản Tôi có một giấc mơ ra
đời, người da đen chưa có được sự bình đẳng đó. Tác giả đã dựa vào giấc mơ Mỹ để lấy
tên cho bài nói của mình.
Câu 5
Một số yếu tố biểu cảm được sử dụng trong văn bản: Sử dụng những hình ảnh, câu văn có
sức truyền cảm. Cụ thể:

- Cuộc đấu tranh của chúng ta bao giờ cũng phải dựa trên nền tảng cao quý của nhân phẩm
và kỉ cương.

- Chúng ta sẽ không bao giờ hài lòng một khi, sau chặng đường dài mệt mỏi, ta vẫn không
thể tìm được chốn nghỉ chân trong quán trọ ven xa lộ hay khách sạn trong thành phố.

→ Những yếu tố biểu cảm ấy góp phần thể hiện trực tiếp suy nghĩ, tình cảm và những niềm
hi vọng của tác giả vào một “giấc mơ
Baid tập sáng tạo
Giống: đều ra đời vào khoảng thời gian cần đến sự khẳng định chủ quyền (khi quân phương
Bắc muốn thôn tính Đại Việt).

- Khác: Bối cảnh cụ thể.

+ Đối với Nam quốc sơn hà: Sau khi hội quân với Chiêm Thành và Chân Lạp, nhà Tống đưa
quân sang xâm chiếm Đại Việt. Bài thơ ra đời nhằm làm tăng sĩ khí của quân Đại Việt và
giảm nhuệ khí của quân giặc.
+ Đối với Bình Ngô đại cáo: Sau khi nghĩa quân Lam Sơn đánh đuổi được giặc Minh, Bình
Định Vương Lê Lợi lệnh cho Nguyễn Trãi viết Bình Ngô đại cáo để bố cáo thiên hạ.

→ Tác phẩm Bình Ngô đại cáo khẳng định độc lập chủ quyền ở nhiều lĩnh vực hơn so với
Nam quốc sơn hà.

You might also like